Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

2.1 Sự khác biệt giới trong nhận thức và mức độ quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.91 KB, 6 trang )

2.1 Sự khác biệt giới trong nhận thức và mức độ quan tâm đến vấn đề bạo lực
học đường.
Bạo lực học đường được định nghĩa là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành
niên trong môi trường giáo dục. “Bạo lực học đường” là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ,
thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường hay giữa thầy với trò
hoặc ngược lại. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho
người bị hại cảm thấy bất tiện được xem là Bạo lực học đường.
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bạo lực học đường là rất quan trọng, bởi có nhận
thức đúng đắn thì mới có những hành vi đúng đắn đối với hành vi của bản thân. Theo kết
quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được thì phần lớn số học sinh được hỏi hiểu thế nào về
bạo lực học đường đều cho rằng: “Bạo lực học đường là học sinh đánh nhau, gây tổn
thương thân thể nhau” chiếm tới 74.8%; 30.8% cho rằng “bạo lực học đường là giáo viên
đánh học sinh”, 27,9% cho rằng “bạo lực học đường là nói xấu bạn, làm mất danh dự
bạn, gây sợ hãi, xúc phạm nhau”. Thực chất những quan niệm đó chỉ là một phần của bạo
lực học đường, mà trong đó nó xuất hiện nhiều dưới hình thức là học sinh đánh nhau gây
tổn thương thân thể nhau, xúc phạm nhân phẩm.
Nhận thức quyết định không nhỏ đến hành vi của mỗi cá nhân theo kết quả nghiên
cứu thu được nhận thức về bạo lực học đường của hai giới.
Nhận thức về bạo lực học đường của hai giới nam và nữ là khác nhau đối với “bạo
lực học đường” đây cũng là một trong những lí do lí giải tại sao nam, nữ thực hiện hành
vi bạo lực học đường là khác nhau.
Kết quả khảo sát cho thấy nhận thức của cả hai giới về “bạo lực học đường” vẫn
chưa đầy đủ. Tuy nhiên thì có thể nhận thấy giới tính là nữ nhận thức về bạo lực học
đường chủ yếu là “học sinh đánh nhau, gây tổn thương thân thể nhau” chiếm 82,9% tuy
nhiên thì giới tính là nam nhận thức này chiếm phần lớn hơn trong tổng số nam được hỏi
là 84,6%. Nhận thức của hai giới chỉ có sự khác biệt không lớn. Một trong những thực
trạng hiện nay đó chính là tỷ lệ nữ gây bạo lực học đường nhiều hơn so với các năm
trước Nếu bạn vào trang google và gõ vào ô tìm kiếm từ khóa “nữ sinh đánh nhau” thì
trong thời gian 0,28 giây bạn sẽ có được kết quả là 1.830.000 kết quả, nếu tìm kiếm theo



từ khóa “video nữ sinh đánh nhau” và giới hạn cho các trang từ Việt Nam thì trong thời
gian 0,30 giây bạn sẽ có được 97.000 kết quả. Nữ sinh đánh nhau

Biểu đồ thể hiện thái độ của học sinh phân theo giới về vấn đề bạo lực học đường
Nhận thức của học sinh về vấn đề bạo lực học đường có ảnh hưởng rất lớn đến
những hành vi cũng như thái độ của chính các cá nhân này trước vấn đề bạo lực học
đường. Các hành vi bạo lực xuất hiện trong và ngoài trường học ngày một tăng, từ đầu
năm học 2009 – 2010 cả nước có khoảng 16000 vụ học sinh đánh nhau. Các nhà trường
đã xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm
học). Nhưng các biện pháp đó chưa mang lại hiệu quả cao vì sau thời gian nghỉ học đó thì
trẻ chưa có sự thay đổi về nhận thức và tiếp tục có những hành vi bạo lực. Trong môi
trường giáo dục mà hiện tượng bạo lực học đường đã và đang diễn ra đã gây ra những
ảnh hưởng không chỉ đến các đối tượng tham gia bạo lực mà cả những cá nhân không
tham gia. Ảnh hưởng không chỉ về thể xác mà còn ảnh hưởng cả về mặt tinh thần.
Tuy nhiên thái độ của mỗi giới là khác nhau về vấn đề bạo lực học đường hiện
nay, kết quả của khảo sát cho thấy hai giới đều quan tấm đến vấn đề bạo lực học đường
nhưng mức độ thì khác nhau, nam giới quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này có tới 55,2%
trả lời có quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường. Còn nữ giới lại quan tâm đến vấn đề
bạo lực này ít hơn 44,7%. Nhưng tỷ lệ nữ giới trả lời là lo lắng lại ở mức cao hơn so với
nam giới 21,1% so với 17,2%. Một trong những kết quả cần chú ý đó chính là việc đánh
giá của bản thân về bạo lực học đường thấy rằng bình thường chiếm tỷ lệ cũng không nhỏ
nữ giới là 23,7% còn nam giới là 13,8%. Chính do nhận thức như vậy nên việc lựa chọn
hành động cũng như lựa chọn cách thể hiện khi chứng kiến bạo lực là khác nhau giữa hai
giới.
Sự khác biệt trong đánh giá
về bạo lực học đường

Mức độ quan tâm đến
bạo lực học đường


Giới tính

Nam

Nữ


Không lo lắng

6.9%

2.6%

Bình thường

13.8%

23.7%

Lo lắng

17.2%

21.1%

Quan tâm

55.2%

44.7%


Khác

6.9%

7.9%

2.2 Sự khác biệt giới trong hành động khi chứng kiến bạo lực học đường

Biểu đồ: Thể hiện hành động của nam và nữ khi chứng kiến hành vi bạo lực học
đường
Có thể thấy rằng nữ giới tham gia cổ vũ reo hò nhiều hơn nam giới, hơn nữa tỷ lệ
nam giới thong báo cho ban quản lí lại nhiều hơn so với nữ giới 16,7% lựa chọn báo cho
ban quản lí còn nữ giới thì chỉ có 13,3% lựa chọn

Theo kết quả nghiên cứu số học sinh trong trường khi chứng kiến hành vi bạo lực
học đường thì chủ yếu là đứng xem 75% con số này nói lên một thực trạng đáng báo
động trong học sinh hiện nay: thái độ thờ ơ mặc cho hành vi bạo lực xảy ra. Bên cạnh đó
một số khác lại reo hò, cổ vũ cho các bạn học sinh gây bạo lực 14.6% một con số cũng
không hề nhỏ, cho thấy một điều nữa là nhận thức của các em còn hạn chề không nhận
thức được hậu quả, tác hại của hành vi bạo lực học đường. Tuy nhiên thì kết quả nghiên
cứu thu được 24.6% thông báo cho ban quản lí, bảo vệ, giáo viên… và có 15.4% có hành
động là can ngăn. Như vậy bên cạnh những học sinh không có biểu hiện hành động nhằm
ngăn chặn hành vi bạo lực học đường thì vẫn có những học sinh ý thức được hậu quả và
trách nhiệm của bản thân. Cần có những biện pháp tích cực hơn nữa nhằm giáo dục ý
thức, trách nhiệm cho các em, nhận thức được các vấn đề bởi các em là chủ nhân tương
lai của đất nước sau này. Nếu như phần lớn các em không phải là đứng xem mà quan tâm,
gần gũi với bạn của mình hơn thì sẽ không để xảy ra những xích mích, hiểu lầm giữa các



học sinh với nhau, sẽ không dẫn đến hành vi bạo lực gây ra những hậu quả không mong
muốn cho cả hai phía. Trách nhiệm về vấn nạn này không phải của riêng mình ai, mà là
của toàn xã hội. Không chỉ phụ thuộc vào riêng một người, một cơ quan, nhưng hơn ai
hết những người gần gũi các em chính là những nhân tố quan trọng nhất, gia đình, người
thân, bạn bè, thầy cô giáo là những người có vai trò và trách nhiệm đối với các em. Hơn
nữa giai đoạn này đang là giai đoạn phát triển tâm lý có ý nghĩa lớn trong quá trình hình
thành nhân cách cho trẻ em.
Dư luận xã hội đã và đang bức xúc với một thực trạng đáng buồn là thực trạng nữ
sinh đánh nhau xuất hiện và ngày một gia tăng trong những năm gần đây. Theo nghiên
cứu của chúng tôi thống kê được cho kết quả đáng báo động là có tới 68.9% số học sinh
trong mẫu được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng chứng kiến hành vi bạo lực của các học sinh
nữ, 22.2% thường xuyên chứng kiến, số chưa chứng kiến nhưng nghe nói đến chiếm
5.9%, số chưa chứng kiến và chưa nghe nói đến chỉ rất ít 3.0%. Những con số thống kê
trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn nữa về thực trạng của hành vi bạo lực học đường,
hiện tượng nữ sinh có hành vi bạo lực học đường dường như trở thành điều bình thường
trong bản thân mỗi cá nhân, hành vi mà tưởng rằng chỉ có những nam sinh thì giờ đây nó
lại đang tồn tại và được hầu hêt mọi người trong xã hội công nhận. Chính vì thực trạng
này mà nhóm chúng tôi đã đưa ra một giải pháp nhằm giảm thiểu thực trạng trên và xin
trình bày ở phần sau. Tương quan giữa giới tính người được hỏi khi chứng kiến bạo lực
học đường nữ thì có 28.9% số học sinh nam đã chứng kiến hành vi bạo lực của các bạn
nữ nhưng lại có tới 71.1% học sinh nữ trả lời đã chứng kiến hành vi bạo lực giữa các học
sinh nữ. Như vậy tình trạng bạo lực học đường giữa các nữ sinh chủ yếu diễn ra trong
nhóm các học sinh nữ, giải quyết nội bộ. Trước hành vi bạo lực của các nữ sinh thì có
15.5% học sinh quan niệm răng bình thường, một con số không nhỏ. 2.1% không quan
tâm đến thực trạng trên.

2.3 Biến giới tính và công cụ gây bạo lực học đường


Biểu đồ : Hình thức biểu hiện hành vi bạo lực học đường.


Học sinh trong trường THPT Bãi Cháy thừa nhận rằng biểu hiện của hành vi bạo
lực rất đa dạng, ngoài những hành vi gây tổn thương về thể chất, còn có một hình thức
khác tuy không gây đau đớn về thể chất nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến bản thân các em
là nạn nhân của bạo lực học đường như dọa nạt, xúc phạm đến nhân phẩm... có ảnh
hưởng tâm lí của học sinh dẫn đến tình trạng chán học, bỏ học...
Kết quả thu được trong cuộc khảo sát tại trường cho thấy: hình thức biểu hiện của
hành vi bạo lực bằng lời nói ( dọa nạt, nói xấu, chửi tục...) là 85.1%, tát, đấm, đá là trên
90%. Ngoài hai hình thức trên thì chiếm một tỉ lệ khá cao là xé quần áo 87.3%, túm tóc là
82.3%. Đặc biệt là hiện tượng quay video chiếm 65.4%. Chính những thành tựu mới của
khoa học, công nghệ đã và đang là công cụ để các em thực hiện hành vi bạo lực học
đường mang tính chất bạo lực về tinh thần. Thực tế cho thấy đó là sử dụng điện thoại di
động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách để làm nhục
nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình ngày một gia tăng.

Công cụ gây bạo lực rất đa dạng: Dùng lời nói, hành động: đá, đấm, tát, sử dụng
dụng cụ: dao, phớ, súng, và một trong những công cụ hiện nay được sử dụng thường
xuyên chính là quay video. Đây là một trong những phương tiện được sử dụng nó tác
động của nó không chỉ gây hậu quả về thể xác mà cả về tinh thần đối với cá nhân, nó
cũng tác động không nhỏ đến giới trẻ hiện nay. Những hình ảnh được truyền đi rất nhanh
nhờ mạng internet, gây những ảnh hưởng xấu, thực hiện những hành vi tương tự, có khi
còn nguy hiểm hơn. Những con số thống kê đã và đang đặt ra những dấu hỏi chấm lớn
đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Cần phải tăng cường hơn nữa công tác giáo
dục cũng như tuyên truyền nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường, thấy rõ hơn nữa
ý thức cũng như trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh.


Theo kết quả khảo sát thì việc lựa chọn công cụ cũng như hành vi gây bạo lực tùy
thuộc vào mỗi giới. Giữa nam và nữ có sự lựa chọn khác nhau, mỗi giới có những lựa
chọn riêng cho bản thân. Nam giới lựa chọn những công cụ gây bạo lực chủ yếu bằng

hành động: đá, đấm, tát… Nữ giới cũng lựa chọn những công cụ này nhưng một trong
những công cụ được nữ giới sử dụng chính là quay video.



×