Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học khu vực thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.74 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DUC TIỀU HOC
••

TRIỆU THỊ HƯƠNG

THựC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO
HỌC SINH TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC
KHU Vực THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. NGUYỄN THỊ XUÂN LAN

Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo
ThS. Nguyễn Thị Xuân Lan, người đã tận tâm, hướng dẫn, giúp đỡ em trong
suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các giáo viên trong ba
trường: Tiểu học Xuân Hòa A, Tiểu học Lưu Quý An, Tiểu học Trưng Nhị đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung cấp các thông tin, số liệu về trường
tiểu học.
Trong quá trình thực hiện khóa luận do điều kiện, năng lực và thời gian
còn nhiều hạn chế đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong nhận được sự góp ý và bổ sung của thày cô và các bạn để đề tài


thêm hoàn thiên.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Triệu Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “ Thực trạng giáo dục hành vi đạo
đức cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên
tỉnh Vĩnh Phúc” là kết quả mà tôi đã trực tiếp tìm tòi, nghiên cứu. Trong quá
trình nghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả để tham khảo. Đó chỉ
là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Tôi xin
cam đoan đây là kết quả của cá nhân tôi hoàn toàn không trùng khớp với kết
quả của các tác giả khác.
Neu sai tôi xin chịu hoàn toàn toàn mọi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Triệu Thị Hưong


DANH MỤC VIÉT TẮT

GS:

Giáo sư


GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

KHXH:

Khoa học Xã hội

NXB :

Nhà xuất bản

PGS:

Phó giáo sư

SL:

Số lần

SP:

Số phiếu

ThS:


Thạc sĩ

TS:

Tiến sĩ

MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài .....................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................4
4. Khách thể và đối tuợng nghiên cứu............................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học......................................................................................4
7. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................4
8. Phuơng pháp nghiên cứu ..............................................................................4
9. Dụ kiến cấu trúc khóa luận .........................................................................5
NỘI DUNG........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................6


MỤC LỤC
1.1.

Một số khái niệm cơ bản.........................................................................6

1.1.1. Đạo đức ...................................................................................................6
1.1.2. Hành vi đạo đức ......................................................................................7
1.1.3. Giáo dục đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức trong truờng tiểu học 9
1.1.4. Biện pháp giáo dục................................................................................13
1.2. Một số vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học ..............14

1.2.1. Đặc điểm hành vi đạo đức của học sinh tiểu học..................................14
1.3. Mục tiêu và nội dung giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.. 19
1.4. Một số con đuờng cơ bản giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh giai
đoạn hiện nay....................................................................................................22
1.4.1. Thông qua hoạt động dạy và học các môn học trong chuơng trình......22
1.4.2. Thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ...........................23
1.4.3. Thông qua hoạt động giáo dục của gia đình và các tổ chức, đoàn thể
ngoài xã hội ......................................................................................................23


CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC CHO HỌC
SINH TIỂU HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU vực
THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC ..................................................... 24
2.1. Mục tiêu khảo sát.................................................................................... 24
2.2. Đối tượng khảo sát.................................................................................. 24
2.3. Phưcmg pháp khảo sát ............................................................................ 24
2.4. Khái quát đặc điểm, tình hình giáo dục của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc ................................................................................................................. 24
2.5. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 25
2.5.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên một số trường tiểu học khu vực thị
xã Phúc Yên về việc giáo dục đạo đức cho học sinh ...................................... 25
2.5.2 Thực trạng thực hiện các nguyên tắc giáo dục trong việc giáo dục hành
vi đạo đức cho học sinh tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên............................. 27
2.5.3 Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục để giáo dục hành vi đạo
đức cho học sinh ở một số trường tiểu học khu vực Phúc Yên....................... 28
2.5.4 Thực trạng sử dụng các loại hình hoạt động để giáo dục hành vi đạo đức
cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu học khu vực Phúc Yên ................ 30
2.5.5 Thực trạng sử dụng các biện pháp và mức độ sử dụng các biện pháp
phối họp giáo dục hành vi đạo đức giữa gia đình và nhà trường ở một số trường
tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên.....................................................................31

2.5.6 Thực trạng biểu hiện hành vi đạo đức của học sinh ở một số trường tiểu
học khu vực thị xã Phúc Yên........................................................................... 34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY .................... 38
3.1 Khai thác hiệu quả, đúng đắn việc giáo dục hành vi đạo đức thông qua
các môn học đặc biệt là môn đạo đức.............................................................. 39


3.2 Phong phú hóa các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm tạo môi
trường thuận lợi để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh............................42
3.3.........................................................................................................Hu
y động mọi lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh......................45
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................53
PHỤ LỤC



MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một nhân tố quan trọng của nhân cách và được xem là khái
niệm luân thường đạo lý của của con người. Có thể nói đạo đức là cái tốt, cái
đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi.
Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lòi nói và hành vi tốt đẹp bên
ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ
đó có lòi nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn vói sự vật hiện tượng. Để có được nhận
thức đúng cần phải có giáo dục. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải
được giáo dục. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên"
(Hồ Chí Minh). Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng phải được
thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học.

Giáo dục đạo đức là một hoạt động quan họng và càn thiết trong nhà
trường tiểu học. Như đã biết, ttẻ tiểu học dễ dàng học được điều tốt và cũng dễ
dàng nhiễm điều xấu. Nếu ngay từ bậc học này không có sự đầu tư quan tâm
giáo dục đạo đức thì rất khó cho việc hình thành nhân cách người sau
này.Chính vì thế môn học đạo đức trong nhà trường tiểu học có nhiệm vụ cung
cấp những tri thức cơ bản ban đầu về phẩm chất đạo đức con người và rèn
luyện những hành vi ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức xã hội. Tuy nhiên
phương pháp giáo dục đạo đức vẫn còn nhiều lỗ hổng, sự kết họp giữa nhà
trường với gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ chưa được
nhịp nhàng, đồng bộ. Điều đó dẫn đến tình trạng đạo đức học sinh tiểu học
đang dần xuống cấp, từ chỗ không học bài, không làm bài tập, ý thức kém, bỏ
học,...
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh ừong giai đoạn hiện nay, việc nắm rõ thực trạng và đề ra

1


biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng của người cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên
tiểu học. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài này.
2. Lieh sử nghiên cứu của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề đạo đức ngày càng được quan tâm.
Bởi vì nhiệm vụ hàng đầu của Giáo dục hiện nay là không chỉ tạo ra những con
người có tài, mà còn phải đào tạo ra những con người có đạo đức, có phẩm chất
tốt đẹp. Đó là những con ngưòi thế hệ mới, đáp ứng được điều kiện, yêu cầu
của thời đại. Chính vì vậy mà giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học
đang được rất nhiều người quan tâm. Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về
vấn đề này như:
Giáo dục Xô viết trước đây đã xác định vấn đề giáo dục đạo đức nói

chung , vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh nói riêng là một trong
những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong nhà trường Xô viết, vấn đề này được
thể hiện trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: N.K.Kruxpkaia,
A.X.Makarenco,

A.V.Xukhômlinxki,

V.L.Pêtorova,

U.C.Marcơ,

T.A.Macrcova, A.M.Kalêxova. Trong các công trình nghiên cứu của mình các
tác giả nói trên đã chứng minh sự càn thiết của giáo dục hành vi đạo đức cho
học sinh, đặc biệt là các học sinh nhỏ tuổi, đồng thời cũng xác định rằng giáo
dục hành vi đạo đức là nền tảng giúp các em có các hành vi ứng xử đúng đắn
sau này trong các mối quan hệ của cuộc sống hiện thực, đồng thời cũng có điều
kiện lĩnh hội được những giá trị đạo đức ở các bậc học tiếp theo một cách đày
đủ và đúng đắn hon.
- Các công trình nghiên cứu của các tác giả nói trên cũng đề cập tới các
khía cạnh khác nhau của việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh
như: mối quan hệ và sự tác động qua lại của việc giáo dục hành vi

2


đạo đức với các thành tố khác của quá trình giáo dục toàn diện, các
cơ sở của việc giáo dục hành vi đạo đức và đưa ra các lời khuyên về
cách thức giáo dục hành vi đạo đức
- Ở Việt Nam vấn đề giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh cũng đã
được một số nhà giáo dục quan tâm nghiên cứu, có thể kể đến các tác

giả như: cố G.s Nguyễn Lân, cố G.s Đức Minh, G.s Phạm Minh Hạc,
PGS - TS Phạm Khắc Chương, P.G.S Mạc Văn Trang và một số nhà
nghiên cứu là tác giả của luận án tiến sĩ, thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề
giáo dục hành vi đạo đức và hành vi giao tiếp có văn hóa cho học
sinh Tiểu học như luận án tiến sĩ của tác giả Lưu Thu Thủy với đề tài:
“Giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh Tiểu học qua trò chơi” luận
án của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy với đề tài “ Giáo dục đạo đức
cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Nhìn
chung các tác giả và nhà giáo dục nói trên đều tập trung nghiên cứu
vào đối tượng là học sinh tiểu học. Các kết luận của họ về quy trình
giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục và các điều kiện giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa, hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học là
một cơ sở quan trọng giúp cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Vấn đề thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học đã
được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, về : “Thực
trạng giáo dục hành vỉ đạo đức cho học sinh tiểu học ở một số trường tiểu
học khu vực thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc” thi chưa có công trình nào đê
cập đen.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận, đề tài khảo sát thực ttạng về
giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học. Từ đó, đề xuất
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho học

3


sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục hành vi đạo đức cho học
sinh tiểu học ở nhà trường.

4.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục hành vi đạo đức cho
học sinh trong trường tiểu học hiện nay.
5. Phạm vỉ nghiên cứu
Ở một số trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc
6. Giả thuyấ khoa học
Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh trong các trường tiểu học
hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Nếu phát hiện đúng thực trạng và đề
xuất biện pháp hợp lí thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và
giáo dục hành vi văn hóa cho học sinh tiểu học nói riêng.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lí luận về hành vi đạo đức, giáo dục hành
vi đạo đức, giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng về giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh các
trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
- Tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng và đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu
học khu vực thị xã Phúc Yên - Vĩnh Phúc
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng họp, hệ
thống hóa một số tài liệu, văn bản, công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài để phục vụ cho cơ sở lí luận của đề tài.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.

4


- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp chuyên gia.

8.3. Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học.
9. Cẩu trúc khóa luân
Ngoài phàn mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội
dung của luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho học
sinh một số trường tiểu học khu vực Phúc Yên-Vĩnh Phúc Chương 3:
Một số biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh trong trường
tiểu học hiện nay.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUÂN

1.1.

Môt số khái niêm cơ bản
•«

Giáo dục đạo đức là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện, là một bộ
phận của quá trình sư phạm tổng thể; giúp học sinh hình thành ý thức đạo đức,
các phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện các hành vi và
thói quen đạo đức.
Để tiến hành nghiên cứu một cách có hiệu quả, trước hết chúng ta cần hiểu
rõ một số khái niệm: đạo đức, hành vi đạo đức.
1.1.1. Đao đức
Thông thường, người ta hiểu đạo đức là một bộ phận quan trọng trong các
hình thái ý thức xã hội.

Theo từ điển tiếng Việt - NXB KHXH - Hà Nội - 1988 : “ Đạo đức là
những phép tắc, căn cứ vào chế độ kinh tế và chế độ chính trị mà đặt ra để quy
định quan hệ giữa người với người,giữa cá nhân và xã hội, cốt để bảo vệ xã hội,
bảo vệ chế độ kinh tế và chế độ xã hội” [3]
Theo từ điển “ Bách khoa Việt Nam” Hà Nội 1995: “ Đạo đức là một trong
những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm các chuẩn mực xã hội
điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng
đồng. Căn cứ vào những chuẩn mực ấy người ta đánh giá hành vi của mỗi con
ngưòi theo các quan niệm về thiện và ác, về cái không được làm và về cái nghĩa
vụ phải làm. Khác hẳn với pháp luật, các chuẩn mực đạo đức không ghi thành
văn bản pháp quy có tính cưỡng chế, song đều được mọi ngưòi thực hiện do sự
thôi thúc của lương tâm cá nhân và dư luận xã hội”.[5]
Theo từ điển tiếng Việt - NXB Đà Nằng - 2002: “ Đạo đức là những tiêu
chuẩn, những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi,

6


quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội “[4].
Trần Hậu Kiểm và các cộng sự của ông nêu lên khái niệm về đạo đức như
sau: “ Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc,
quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ngưòi tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù họp với lợi ích, hạnh phúc của con người, giữa cá nhân và xã
hội” [6],
Như vậy, đạo đức là hệ thống những nguyên tắc, những chuẩn mực, những
quy tắc do xã hội đề ra nhằm mục đích đánh giá và điều chỉnh hành vi của mỗi
cá nhân trong quan hệ đối với chính bản thân mình, đối với cá nhân khác, đối
vói tự nhiên và đối vói xã hội, làm cho hành động của cá nhân phù họp với
quan niệm của xã hội.
Mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm trong đạo đức được thể hiện qua việc

chịu sự đánh giá của xã hội và của chính cá nhân đó về hành vi đạo đức mà cá
nhân đó thực hiện. Từ đó mà nhận thức được những giá trị đạo đức chân thực
và định hướng hành vi của mình phù họp với lợi ích của xã hội và cá nhân khác
. Người có đạo đức là người có những phẩm chất tốt đẹp, có thái độ hành vi cư
xử phù họp vói các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Đạo đức được duy trì và củng cố bằng sức mạnh của dư luận, của lương
tâm. Là một lĩnh vực của đòi sống ý thức xã hội, đạo đức bao gốm các chuẩn
mực, phẩm chất, nguyên tắc đạo đức, các cảm xúc, tình cảm và những hành vi
đạo đức.
1.1.2. Hành vỉ đao đức
Trong giáo dục học, hành vi đạo đức được quan niệm là những hành động được
thúc đẩy bằng các động cơ đạo đức, đem lại những kết quả có ý
nghĩa đạo đức và được đánh giá bằng phạm trù đạo đức. Hành vi đạo đức bao
gồm hai thành phần:
- Hành động đem lại kết quả có ý nghĩ đạo đức với tư cách là một biểu

7


hiện bên ngoài.
- Thái độ (mục tiêu, ý định, động cơ) thấm nhuần ý thức đạo đức, với tư
cách là một kích thích bên trong
PGS Mạc Văn Trang cho rằng cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức gồm
các thành phần:
- Ý thức cá nhân về chuẩn mực đạo đức cần tuân theo
- Những sức mạnh thúc đẩy tới hành động ( nhu cầu, tình cảm, ý
muốn,...)
- Những yếu tố tâm lý tham gia vào quá trình điều khiển thực hiện hành
vi đạo đức (ý chí, kỹ năng, thói quen.,..)
- Tất cả các thành phần này tạo nên cơ cấu một chỉnh thể, điều chỉnh

hành vi đạo đức của mỗi con ngưòi.
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thấy các cư xử, ứng xử của mỗi người
vừa có nét giống nhau, lại vừa có những nét khác nhau. Điều đó tạo nên sự
phong phú, đa dạng của bộ mặt đạo đức trong xã hội. Cách cư xử bên ngoài của
mỗi thành viên trong xã hội đều được phản ánh thông qua lăng kính ý thức của
họ, vì vậy hành vi của mỗi ngưòi bao giờ cũng bao gồm các nhân tố tổng họp
như trí tuệ, tình cảm, tri thức, ý thức, kinh nghiệm,... Hành vi ấy là sự thống
nhất của cái phổ biến, cái đặc thù trong cái đơn nhất. Do đó nó thường mang
tính đặc trưng trong nhân cách của mỗi người.
Mặt khác, hành vi đạo đức thường không tồn tại như một hành vi đơn độc
mà thường trở thành hệ thống các hành vi tuân theo tiêu chuẩn phù hợp với
những tư tưởng và quan niệmđạo đức nhất định. Từ đây chúng ta có thể khẳng
định rằng, hành vi đạo đức bao giờ cũng mang tính lịch sử xã hội, nó luôn biến
đổi cùng sự phát triển của xã hội và gắn bó với các giai cấp, các cộng đồng
người và có những nền đạo đức khác nhau.

8


Dựa vào sự phân tích trên, chúng ta có thể xác định khái niệm hành vi
đạo đức trong phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:
-

Hành vi đạo đức được hiểu là những biểu hiện bên ngoài của hoạt
động, nhưng được điều chỉnh bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ
thể, của nhân cách. Vì vậy, giáo dục đạo đức cần phải hướng tói sự
thống nhất giữa ý thức và hành vi của người được giáo dục. Tức là
vấn đề hình thành hành vi càn được xem xét là hai mặt thống nhất của
quá trình giáo dục.


-

Hành vi đạo đức được thực hiện bỏi các chủ thể có ý thức, vói mục
đích nhất định, thể hiện ở các mặt: thông tin, bày tỏ thái độ, cảm xúc
và tác động qua lại với nhau.

-

Hành vi đạo đức chịu sự quy định của các chuẩn mực xã hội, được
xây dựng từ hệ thống những giá trị do một nền văn hóa lựa chọn để
định hướng.

Tôi sử dụng khái niệm “ hành vi đạo đức” trên làm công cụ cho việc
nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh ở một số
trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên
1.1.3. Giáo dục đạo đức và giáo dục hành vi đạo đức trong trường tim học
1.1.3.1. Giáo dục đạo đức
Có thể nói, nhân cách của học sinh thể hiện trước hết ở bộ mặt đạo đức.
vì thế giáo dục đạo đức là một bộ phận cực kì quan trọng của quá trình sư
phạm. Giáo dục đạo đức là hình thành cho con người những quan điểm cơ bản
nhất, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Nhờ đó
con người thể hiện khả năng của mình trong việc lựa chọn, đánh giá đúng đắn
các hiện tượng đạo đức xã hội, cũng như tự đánh giá, suy nghĩ hành vi của bản
thân mình và tự giác có nhu cầu thực hiện những hành vi đạo đức phù hợp vói

9


chuẩn mực. Vì vậy công tác giáo dục đạo đức góp phần quan trọng vào việc
hình thành, phát triển nhân cách con người phù họp với từng giai đoạn phát

triển của xã hội con ngưòi.
Khác với chuẩn mực đạo đức của giai cấp phong kiến, ngày nay giáo dục
đạo đức cho thế hệ trẻ chính là giáo dục lòng trung thành với Đảng, yêu quê
hương đất nước, hiếu với dân, có lòng vị tha, có lòng nhân ái, cân cù liêm khiết
và chính trực, là giáo dục thế hệ trẻ biết cùng chung sống trên cùng một mảnh
đất hòa bình, tự do. Ở đó, mỗi cá nhân là một hạt nhân tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mỗi người biết làm chủ cuộc sống và vận
mệnh của mình trong vận mệnh của dân tộc. Đó chính là tạo ra sự thống nhất
cao giữa giá trị đạo đức cá nhân với giá trị đạo đức của xã hội trong mọi giai
đoạn. Giáo dục đạo đức phải luôn luôn gắn chặt vói giáo dục tư tưởng chính trị,
giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông ta và giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc, giáo dục pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Vì vậy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ngày càng mang ý
nghĩa quan trọng và to lớn. Nó phải được xem là một bộ phận quan trọng, có
tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa.
Với mục đích và nội dung như trên việc giáo dục đạo đức cho học sinh
ừong các trường tiểu học phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau:
-

Đảm bảo tính thống nhất giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục
ừong quá trình sư phạm tổng thể.

-

Đảm bảo tính thực tiễn của quá trình giáo dục

-

Đảm bảo các chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận


Tóm lại, để giáo dục đạo đức cho học sinh càn phải giải quyết đồng bộ
nhiều vấn đề nhằm giúp học sinh có ý thức vầ phẩm chất đó, có thái độ và thói
quen hành vi tương ứng. Giáo dục đạo đức không chỉ là để học sinh biết và

10


thừa nhận những chuẩn mực đạo đức mà còn phải thực hiện hành vi đạo đức
đó, làm mọi việc theo sự hiểu biết của mình cùng với động cơ và tình cảm tích
cực.
Như vậy, ta có thể hiểu giáo dục đạo đức “ là quá trình biến những hệ
thống chuẩn mực đạo đức, từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội thành những
đòi hỏi bên trong của cá nhân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người
được giáo dục.”[2]
1.1.3.2. Giáo dục hành vi đạo đức
Giáo dục hành vi đức cho học sinh tiểu học là một quá trình khỏ khăn,
phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian, phải kiên trì nhẫn nại, phải rèn luyện công
phu ở mọi lúc, mọi nơi, mọi chỗ.
Việc giáo dục hành vi đạo đức cần được bắt đầu từ việc cung cấp cho các
em hệ thống tri thức đạo đức, tức là cần làm cho các em hiểu được đạo lý đòi
hỏi ở các em điều gì, phải làm gì và không được làm gì đồng thòi làm cho các
em hiểu và nắm được các chuẩn mực đạo đức, các nguyên tắc đạo đức được
quy định trong xã hội, hiểu được tính đứng đắn cũng như sự cần thiết phải tuân
thủ của các chuẩn mực này.
Dựa trên cơ sở hiểu và nắm được các tri thức đạo đức, cần tạo cho các
em lòng tin về lợi ích của các chuẩn mực đạo đức này đối vói mỗi ngưòi và đối
với xã hội. Điều này sẽ giúp các em thừa nhận và tôn trọng triệt để các chuẩn
mực.
Đồng thời với hai vấn đề trên, để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh,
chúng ta cần đặc biệt quan tâm tói việc xây dựng cho các em động cơ đạo đức

vững bền, và hệ thống những kích thích liên tục thúc đẩy hành vi của các em.
Trong những yếu tố quan trọng tham gia vào việc tạo ra động cơ đạo đức chính
là thái độ tích cực của bản thân các em trong mối quan hệ vói mọi ngưòi trong

11


xã hội, đây chính là tình cảm đạo đức. Chính tình cảm đạo đức này đã khơi dậy
những nhu càu đạo đức, thúc đẩy các em hành động một cách có lương tâm
trong mối quan hệ của mình với mọi người, đồng thời nó cũng giúp các em điều
chỉnh hành vi đạo đức của bản thân.
Hành vi đạo đức không chỉ dừng lại ở mức độ thực hiện một thiện chí
nào đó, mà nó cần phải được trở thành những hành động tự động hóa, trở thành
thói quen đạo đức.
Song muốn tạo ở các em thói quen đạo đức, bắt buộc phải tổ chức cho
các em hoạt động đa dạng, phong phú, đây chính là tạo điều kiện cho các em
rèn luyện hành vi đạo đức của mình. Trong giáo dục hành vi đạo đức vai trò
của cha mẹ học sinh và của của các nhà sư phạm là vô cùng quan trọng. Vì gia
đình và các nhà giáo dục chính là những người trực tiếp hướng dẫn, tổ chức
động viên, khích lệ cũng như kiểm tra theo dõi việc rèn luyện hành vi của các
em ở nhà cũng như ở trường.
Tóm lại, giáo dục hành vi đạo đức giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng
các giá trị đạo đức, biết hành động theo lé phải, công bằng và nhân đạo, biết
sống vì mọi người, vì gia đình, vì sự tiến bộ của xã hội và sự phồn vinh của đất
nước. Đạo đức bao giờ cũng phải là những hành vi cụ thể được biểu hiện trong
cuộc sống hàng ngày.
Vậy, với cách hiểu như trên, nội hàm của khái niệm giáo dục hành vi
đạo đức cho học sinh được xác định là: quá trình tổ chức các hoạt động nhằm
hình thành và rèn luyện cho học sih các thói quen hành vi, cách ứng xử với mọi
người trong xã hội.

1.1.4. Biện pháp giáo dục
Biện pháp giáo dục là một trong các thành tố của quá trình giáo dục, có

12


quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là
phương pháp giáo dục, điều này đã được các nhà giáo dục học khẳng định.
Trong quan hệ với phương pháp giáo dục, biện pháp giáo dục là yếu tố hợp
thành của phương pháp giáo dục, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục. Tuy
nhiên, trong từng tình huống cụ thể phương pháp giáo dục và biện pháp giáo
dục có thể chuyển hóa lẫn nhau.
Phương pháp giáo dục được định nghĩa là phương thức hoạt động gắn bó
với nhau của người giáo dục và người được giáo dục nhằm giải quyết những
nhiệm vụ hình thành nhân cách con người. Trong đó, người giáo dục giữ vai trò
là người điều khiển, còn người được giáo dục giữ vai trò là chủ thể tích cực của
quá trình hình thành nhân cách.
Các biện pháp giáo dục trẻ có mục đích là hướng tói việc tạo những cơ
sở ban đàu cho nhân cách trẻ.
Các biện pháp giáo dục gắn liền với nội dung giáo dục, nghĩa là gắn liền
với nội dung hoạt động của trẻ. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh qua quá
trình hoạt động. Dựa vào các hoạt động của trẻ, nhà giáo dục có thể lựa chọn
các biện pháp giáo dục, sao cho tác động giáo dục phù hợp với mức độ phát
triển của trẻ để tạo được hứng thú, hình thành động cơ đúng cho hành vi.
Các biện pháp giáo dục có liên hệ chặt chẽ đến các phương tiện giáo dục.
Đó là các hình thức hoạt động khác nhau của người được giáo dục và các vật
thể, các ấn phẩm văn hóa vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình
giáo dục.
Các biện pháp giáo dục có liên quan chặt chẽ đến các hình thức tổ chức
giáo dục. Qua trình giáo dục được thực hiện trong các hình thức tổ chức khác

nhau, trong mỗi hình thức đó có sử dụng các phương pháp và biện pháp giáo
dục khác nhau.

13


Dựa vào cách hiểu trên, chúng tôi xác định khái niệm:” Biện pháp giáo
dục hành vi đạo đức là cách thức tổ chức các hoạt động hàng ngày ( vui chơi,
học tập, lao động, sinh hoạt,...) cho học sinh của các lực lượng giáo dục nhằm
mục đích chuyển nội dung giáo dục ( các chuẩn mực đạo đức) thành hành vi (
tri thức, kỹ năng, thái độ) của ttẻ.”
Việc lựa chọn các biện pháp giáo dục để thực hiện phải dựa vào mục
đích, nội dung, các phương tiện giáo dục và đặc điểm phát triển của ttẻ.
Muốn thực hiện các biện pháp giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh
tiểu học được hiệu quả, chúng ta cần phải nắm vững mục tiêu giáo dục và phải
hiểu một số đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này.
1.2. Một số vẩn đề giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học
1.2.1. Đăc điểm hành vi đao đức của hoc sinh tiểu hoc
• • • •

1.2.1.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học
-

Trẻ em lứa tuổi này thiểu hiểu biết về mọi mặt, nhất là thực tể cuộc sổng

Đặc điểm này thì ai cũng nhận thấy, nhưng không phải ai cũng có thể
nhận thức đày đủ được ý nghĩa của nó. Không ít người tưởng trẻ em cũng hiểu
biết như người lớn nên không giảng giải cặn kẽ, hoặc diễn đạt một sự vật nào
đó quá phức tạp, quá khó làm cho trẻ không hiểu được. Nhiều người thì ngược
lại, lại cho rằng trẻ em không biết gì mà giáo dục trẻ một cách sai lầm như: áp

đặt, nuông chiều quá đáng, cấm đoán, coi thường, đánh mắng hoặc làm thay
mọi việc cho trẻ.
Quan điểm đúng đắn nhất là hãy coi trẻ là một con người nhỏ, một công
dân tương lai, một chủ thể của chính sự phát triển nhân cách của chúng.
-

Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng và có ước mơ, hoài
bão lớn.

14


Đặc điểm trên của trẻ vừa có mặt tích cực, vừa có sự hạn chế về tâm lý.
Trong công tác giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ, chúng ta cần khai thác mặt
tích cực để phát triển hoài bão, mơ ước của trẻ để các em hướng tới cái đẹp, cái
nhân văn.
Ngoài ra, cần chú ý đề phòng và ngăn ngừa tính liều lĩnh, sự thiếu thận
trọng của các em trong các hoạt động.
-

Trẻ em ở lứa tuổi này tính thiểu kiên trì, thiếu bền bỉ.

Các em thiếu kiên trì do cơ thể các em chưa phát triển hoàn thiện dẫn tới
các em dễ mệt mỏi và do các em chưa có nhận thức sâu về xã hội nên chưa có
động lực thực hiện hoạt động. Vì vậy, cần có những yêu càu về rèn luyện đạo
đức cho trẻ một cách phù hợp, các yêu cầu mệnh lệnh đề ra cho các em cũng
cần ngắn gọn, dễ hiểu, chính xác.
-

Tính dễ hưng phẩn nhưng cũng dễ chán nản


Đây là một đặc điểm cần lưu tâm khi giáo dục đạo đức cho trẻ. Các yêu
càu về chuẩn mực đạo đức cho trẻ càn đưa ra một cách từ từ, nâng cao dàn theo
thời gian và giáo dục bằng các hành động mẫu, và được thường xuyên chỉ dẫn,
nhắc nhở đi đôi với sự giải thích, tán thành hay phê bình.
- Giàu xúc cảm, cả tin, dễ chia sẻ với bạn bè và người mình tin yêu
Ở lứa tuổi này, đối với ưẻ, thày cô giáo là những người có uy tín tuyệt
đối. Học sinh sẽ ngoan ngoãn nghe theo những điều, những yêu cầu mà giáo
viên đưa ra.Trong công tác giáo dục đạo đức cần dựa vào đặc điểm này để rèn
luyện cho các em thói quen hành vi đạo đức cần thiết như: gặp thầy cô giáo,
ngưòi lớn tuổi thì chào hỏi theo đúng phép tắc, nói năng thưa gửi, lễ phép với
ngưòi lớn.
- về đặc điểm hoạt động của trẻ ở lứa tuổi này là hiểu động và thích

15


các hoạt động vui chơi, giải trí. Cử động và hoạt động trở thành nhu
cầu, nhưng các thao tác của chân tay còn vụng về và khả năng kiềm
chế của trẻ còn hạn chế.
Nhu cầu phát triển về các mặt khiến trẻ em ở lứa tuổi này ưa thích hoạt
động, vì vậy để thỏa mãn nhu cầu hoạt động của các em chúng ta nên hướng
các em vào các hoạt động có ích như các hoạt động lao động tự phục vụ bản
thân, các hoạt động giúp đỡ gia đình mà kết quả dễ nhìn thấy như: quét nhà, lau
dọn bát đũa, bàn ghế, tưới cây, chăm sóc vật nuôi... Tuy nhiên, cần chú ý tránh
các hoạt động đơn điệu làm các em chóng chán, cần thực hiện các hoạt động
phong phú và đa dạng để thu hút hứng thú của các em.
- Nhận thức và tư duy của trẻ chủ yểu là nhận thức cảm tính, nhận thức
lý tính chưa phát triển. Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư duy
trừu tượng còn hạn chế. Năng lực tập trung chú ỷ chưa lâu dài. Trí

nhớ tốt, nhưng chủ yểu là ghi nhớ máy móc.
Do đặc điểm nhận thức và tư duy nêu trên, các em rất hay bắt chước, từ
bắt chước những người thân đến những người xung quanh đặc biệt là những
người mà các em yêu quý, hâm mộ. Tuy nhiên, học sinh thường có những sai
lệch về hành vi đạo đức, do vốn kinh nghiệm còn ít ỏi, nhận thức lý tính chưa
cao nên các em thường không biết chọn lọc để bắt chước đúng, dẫn đến tình
trạng bắt chước tràn lan mà không có sự phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Vì
vậy, những người xung quanh các em đặc biệt là các thầy cô cần là tấm gương
tốt, có những hành vi đạo đức chuẩn mực cho các em noi theo
Với các đặc điểm trên, ta thấy giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ ở giai
đoạn này là rất thuận lợi. Các nhà giáo dục không nên bỏ lỡ thời cơ giáo dục
đạo đức tốt cho các em, nếu lên các lớp trên sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều.
1.2.1.2. Đặc điểm hành vỉ đạo đức của học sinh tiểu học

16


Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học do hạn chế về lứa tuổi, đặc điểm tư duy và
mức độ phát triển ý thức nên quá trình hình thành hành vi đạo đức cho trẻ có
một số khác biệt so với lứa tuổi sau này. Cụ thể là:
- Thứ nhất, động cơ hành vi thường không được trẻ ý thức ngay từ
đầu.Nhưng nó vẫn được phản ánh vào tâm lý dưới hình thức những sắc thái
cảm xúc và có khả năng thúc đẩy hoạt động. Xúc cảm đóng vai ừò tín hiệu bên
trong, làm cho các quá trình đang diễn ra bên ừong được điều chỉnh và sự trải
nghiệm trực tiếp sinh ra từ bên trong là động cơ thúc đẩy hành vi.
- Thứ hai, bản chất của việc hình thành hành vi có ý thức khắc phục sự
phụ thuộc của trẻ vào hoàn cảnh cụ thể trực quan. Hoạt động của trẻ lứa tuổi
này thường do hoàn cảnh xung quanh chứ không phải bản thân trẻ làm chủ và
điều khiển. Để ý thức được động cơ đã thúc đẩy hành động buộc trẻ phải đi
theo con đường vòng, qua các hoạt động học tập và vui chơi. Trong các loại

hình hoạt động này hàm ý nhân cách dễ bộc lộ ra và động cơ của hoạt động
cũng dễ lộ ra hơn. Thông qua các hoạt động của đứa trẻ, các hành vi được hình
thành. Giáo dục sẽ có hiệu quả nếu nó được tổ chức dưói các hình thức học tập
và cả các hoạt động vui chơi, bởi ở lứa tuổi này các hoạt động vui chơi vẫn còn
chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của trẻ.
- Thứ ba, hành vi có ý thức ở trẻ được hình thành trên cơ sở củng cố biểu
tượng đứng về hành vi cho trẻ. Trẻ sẽ có ý thức hơn khi từng bước được cung
cấp những tri thức cơ bản về hành vi, ý nghĩa xã hội của hành vi và khi trẻ được
trực tiếp tham gia vào việc kiểm tra, đánh giá.
Một điều không thể không nói đến là : khi trẻ em bắt đàu đến trường tiểu
học, trình độ được giáo dục về các hành vi và chuẩn mực đạo đức ở mỗi gia
đình là khác nhau, đặc biệt là hành vi văn hóa. Nguyên nhân là do đặc điểm,
hoàn cảnh của mỗi gia đình, do sự quan tâm giáo dục con cái của các bậc cha

17


×