Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận cao học Phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện thái thụy, tỉn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.38 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn:
- Về lý luận, hợp tác xã (HTX) là một tổ chức kinh tế vừa có ý nghĩa kinh tế
vừa mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Có thể nói, ý tưởng HTX là một ý
tưởng hợp tác kinh tế vĩ đại của các bậc tiền bối. Ý tưởng này đã hình thành
một cách tự nhiên từ những địi hỏi, nhu cầu thực tế của con người trong hoạt
động kinh tế. Những lý luận về kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã đã
được Mác, Ăngghen, LêNin nghiên cứu và đi vào hoạt động thực tiễn của
nước Nga. Dựa trên cơ sở lý luận đó cùng với việc hiểu được vị trí, vai trị, ý
nghĩa của “Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế”. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển nền
kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường, HTX cũng được đổi mới cả về
nội dung, hình thức hoạt động, biểu hiện cụ thể ở việc ban hành Luật HTX
(năm 1996). Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới
của các HTX nơng nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn làm cho hiệu quả sản
xuất kinh doanh thấp. Tổng kết 5 năm thực hiện chuyển đổi HTX theo Luật
HTX (1996), Hội nghị Trung ương 5 khóa IX (3/2002) đã ra Nghị quyết về:
Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, trong đó
nhấn mạnh Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho HTX nông nghiệp phát
triển. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng và thực tiễn hoạt động của HTX kiểu
mới, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI (ngày 26/11/2003) đã thông qua Luật
HTX mới (Luật HTX năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004).
- Về thực tiễn, sau 7 năm hoạt động theo tinh thần của Luật HTX mới
2003, các HTX đã có những bước phát triển nhưng chưa đều, chưa thực sự đi
sâu, đi sát vào đời sống của người lao động nhất là các hợp tác xã nông

1


nghiệp (HTX NN) ở các địa phương. Điều đó cho thấy, để phát triển HTX,


trong đó có HTXNN, cần tiếp tục nghiên cứu, đổi mới chính sách.
Huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình – được biết đến là một huyện thuần
nơng và phát triển kinh tế nơng nghiệp có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh
tế xã hội của huyện. Để phát triển nơng nghiệp thì một yếu tố giữ vai trị quan
trọng đó chính là hoạt động của các HTXNN. Từ khi triển khai thực hiện Luật
HTX năm 1996 và năm 2003 đến nay, HTX nông nghiệp ở huyện Thái Thụy
có bước phát triển mới, đã đáp ứng được một phần nhu cầu của nông dân, của
hộ sản xuất - kinh doanh nơng nghiệp, đóng góp quan trọng vào quá trình
phát triển kinh tế-xã hội của địa bàn. Tuy nhiên, HTX nơng nghiệp ở huyện
Thái Thụy cũng cịn tồn tại một số yếu kém như: Hầu hết các HTXNN kiểu
mới đều thiếu vốn, trong lúc các thủ tục để vay vốn còn nhiều bất cập; cơ sở
vật chất, kỹ thuật của các HTXNN vừa thiếu, vừa lạc hậu nên gây nhiều khó
khăn trong việc mở rộng hoạt động SXKD; thiếu cán bộ có năng lực quản lý,
có tâm huyết và khả năng điều hành các hoạt động; phương hướng kinh doanh
khơng ổn định. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của HTX còn thấp, thu nhập của
người lao động trong các HTX còn thấp, sức hấp dẫn của các HTXNN chưa
cao, HTX nông nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vai trị
kinh tế-xã hội vốn có của nó…
Như vậy, sự tồn tại của các HTX nơng nghiệp kiểu mới là cần thiết
nhất là trong quá trình huyện đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn. Nhưng không phải là sự tồn tại
một cách hình thức mà phải thực sự hoạt động có hiệu quả thì người nơng dân
mới thấy hết được ý nghĩa, vai trị của nó. Vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra
đối với huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình là phải đánh giá đúng tình hình và
kết quả hoạt động của các HTX, rút ra những kinh nghiệm và đề ra những giải

2


pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế của các HTX nông nghiệp

kiểu mới.
Đề tài “Phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”, để nhìn lại quá trình
hoạt động của HTX DVNN trong những năm qua, rút ra những hạn chế, những
bài học thành cơng. Từ đó, đề ra các giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu,
các yêu cầu đặt ra đối với hoạt động của một HTX DVNN. Hướng tới mục tiêu
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong những năm sắp tới của huyện.
2. Tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài
Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả HTX nông nghiệp là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm. Trong suốt quá trình
cách mạng XHCN ở nước ta, vấn đề HTX nông nghiệp là chủ đề được nhiều
cơ quan khoa học, nhiều nhà nghiên cứu xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi
và mức độ khác nhau. Có thể nêu một số cơng trình tiêu biểu như:
- Lương Xn Quỳ, Nguyễn Thế Nhã, “Đổi mới tổ chức và quản lý
HTX trong nông nghiệp nông thôn”, Nxb Nông nghiệp, 1999. Các tác giả đã
khái qt tồn bộ q trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các
HTX trong nông thôn Việt Nam từ trước đến khi chuyển sang kinh tế thị
trường và phân tích thực trạng mơ hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa
phương tiêu biểu. Trên cơ sở đó phác họa một số phương hướng và giải pháp
chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, “ Kinh tế hợp
tác, hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông
nghiệp, 2001. Các tác giả đã hệ thống hóa q trình hình thành, phát triển các
lọai hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên thế giới và ở Việt Nam với những
thành cơng và tồn tại, từ đó nêu lên định hướng phát triển phù hợp đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

3



- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003. Các tác
giả tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác,
HTX; sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mơ hình kinh tế hợp tác,
HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta, đề
xuất những giải pháp phát triển các mơ hình kinh tế hợp tác, HTX trong nơng
nghiệp, nơng thôn Việt Nam hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Minh Tâm, năm 2000, về
“Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng
và giải pháp”. Tác giả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của kinh tế
hợp tác xã ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp phát triển.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thùy Hương, năm 2003, về
“Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thực trạng và giải pháp”. Tác
giả trình bày vai trị, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập
thể; đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn
tỉnh Hải Dương.
- PGS.TS. Vũ Văn Phúc, “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”;
Tạp chí Lý luận chính trị, số 1/2002.
- Nguyễn Văn Tuất, “ Hợp tác xã nơng nghiệp các tỉnh đồng bằng
sơng Cửu Long- Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số
3.
Một số bài viết của các tác giả như: Trần Ngọc Dũng, Mai Cơng Hịa,
Hồng Việt…
Nhìn chung, các cơng trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của
hợp tác xã nơng nghiệp; trong đó, các cơng trình nghiên cứu trước năm 2001
chủ yếu đi vào làm rõ những yếu kém của mơ hình hợp tác xã kiểu cũ, luận
giải sự cần thiết, thực trạng chuyển đổi mơ hình HTX theo Luật HTX (1996);

4



các cơng trình nghiên cứu sau năm 2001, nghiêng về nghiên cứu sự phát triển
của kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.
Cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về HTX dịch vụ nông
nghiệp trên địa bàn Thái Thụy, Thái Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là vận dụng lý luận cơ bản về HTX và
HTXNN để đánh giá tình hình phát triển HTX DVNN của huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình, từ đó đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm phát triển HTX
DVNN của huyện Thái Thụy trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích đó, khóa luận có những nhiệm vụ:
- Luận giải cơ sở lý luận về phát triển HTX, HTX nông nghiệp kiểu mới, HTX
DVNN.
- Khái quát và đánh giá thực trạng phát triển HTX DVNN trên địa bàn huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
- Phân tích phương hướng, đề xuất các giải pháp phát triển HTX DVNN trên
địa bàn huyện Thái Thụy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là HTX DVNN trên địa bàn huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Giới hạn nghiên cứu từ năm 2008 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu để tài
Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm, những tổng kết kinh nghiệm của Đảng
và chính sách pháp luật của Nhà nước; kế thừa có chọn lọc các cơng trình
nghiên cứu khoa học có nội dung nghiên cứu gần với đề tài.
Tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để nghiên cứu đề tài:
phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề; phương pháp trừu tượng
hóa khoa học; phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn; phương pháp điều
tra; phương pháp thống kê…
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận

- Phác họa bức tranh nhiều chiều về HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.

5


- Đánh giá, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa HTX
DVNN ở huyện Thái Thụy trong thời gian tới theo đúng định hướng, vai trị
của nó, để thúc đẩy nông nghiệp của huyện ngày càng phát triển, góp phần
nâng cao đời sống của nơng dân huyện nhà.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, để tài được
kết cấu thành ba chương, 7 tiết
Chương 1: Một số lý luận chung về phát triển HTX nông nghiệp
kiểu mới ở nước ta.
Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp trên địa bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

6


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP
KIỂU MỚI Ở NƯỚC TA
Kết cấu chương này gồm 3 tiết, tập trung làm rõ một số lý luận chung về
HTX nông nghiệp kiểu mới ở nước ta: các quan điểm về HTX nông nghiệp
kiểu mới, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở nước ta và kinh nghiểm phát triển

HTX nông nghiệp kiểu mới ở một số địa phương trong cả nước. Những nội
1.1

dung đó tơi đã trình bày cụ thể trong đề tài. Ở đây tơi xin trình bày khái qt.
Quan điểm về HTX nơng nghiệp kiểu mới.
Trong tiết này tôi đã nghiên cứu các quan điểm khac nhau về HTX
nông nghiệp kiểu mới. Cụ thể:
1.1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin về HTX NN
- Trong lý luận “hiệp tác” của mình, Mác đã làm rõ các nội dung sau:
+ Thứ nhất, hiệp tác là một hiện tượng khách quan của xã hội loài
người và đã xuất hiện rất sớm kể từ khởi đầu nền văn minh của lồi người và
khơng ngừng phát triển theo sự phát triển của LLSX.
+ Thứ hai, hiệp tác diễn ra đồng thời với q trình phân cơng lao động.
+ Thứ ba, hiệp tác mang lại nhiều lợi ích.
- Phát triển lý luận về hợp tác của C. Mác, Lênin đã luận giải sự cần thiết, các
tiền đề của kinh tế hợp tác và các nguyên tắc hợp tác dưới CNXH.
1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về HTX NN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sớm, có thể là người Việt Nam đầu tiên,
nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế về hợp tác xã và truyền bá vào
nước ta. Trong lý luận của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày các quan
niệm về HTX một cách hệ thống: vai trò trung tâm của xã viên trong HTX, lợi
ích của xã viên khi tham gia vào HTX và các nguyên tắc trong HTX.
1.1.3 Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX và HTX
nông nghiệp kiểu mới.
- Quan điểm của Đảng qua các kì đại hội (từ đại hội VI đến nay)

7


+ Thứ nhất, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX thời gian tới phải phát

triển đa dạng về hình thức, khơng giới hạn quy mơ, lĩnh vực và địa bàn, bao
gồm nhiều hình thức sở hữu, với nhiều trình độ khác nhau, từ tổ hợp tác đến
HTX và lên đến trình độ cao là liên hiệp HTX.
+ Thứ hai, kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải là một tổ chức kinh
tế kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội của các thành viên và
lợi ích tập thể
+ Thứ ba, khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục phát triển rộng rãi các
hình thức kinh tế tập thể trong tất cả các ngành, lĩnh vực và địa bàn, trong đó
trọng tâm là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
+ Thứ tư: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và
phát huy vai trị của các đồn thể nhân dân trong phát triển kinh tế tập thể.
+ Thứ năm, phát triển HTX phải theo phương châm tích cực, chủ động,
nhưng phải vững chắc.
- Chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong nền
kinh tế thị trường.
+ Chính sách cán bộ đào tạo nguồn nhân lực
+ Chính sách đất
+ Chính sách tài chính, tín dụng
+ Chính sách hỗ trợ về khoa học-cơng nghệ
+ Chính sách hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường
+ Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
1.2 HTX nông nghiệp kiểu mới ở nước ta
1.2.1 Khái niệm về HTX, HTX NN và HTX DVNN
- Điều 1 của HTX sửa đổi bổ sung năm 2003 được nêu như sau: “HTX là tổ
chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi
chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra
theo qui định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên
tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất

8



kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có
tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong
phạm vị vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui
định của pháp luật.”
- Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nơng dân và những người
lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo
quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm
giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia
đình các xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành - nghề khác; cải
thiện đời sống xã viên; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- HTX DV nông nghiệp là một tổ chức kinh tế của những người có nhu cầu, lợi
ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo Luật HTX và điều lệ mẫu
HTX để kinh doanh các dịch vụ phục vụ đầu vào, đầu ra của quá trình sản
xuất nơng nghiệp cũng như nâng cao đời sống xã viên và cộng đồng dân cư ở
khu vực nông thôn.
1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển HTX DVNN và những đặc trưng chủ yếu của
HTX DVNN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
- Sự cần thiết phải phát triển HTX DVNN
+ Thứ nhất, phát triển HTX DVNN là tất yếu trong q trình phát triển
nơng nghiệp trong nền KTTT định hướng XHCN.
+ Thứ hai, phát triển HTX DVNN là do yêu cầu cần thúc đẩy phân
cơng lao động, chun mơn hóa, cung cấp yếu tố đầu vào có chất lượng cho
cơng nghiệp chế biến nơng sản, phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất và lưu
thơng hàng hóa, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự
cấp trong nông nghiệp hiện nay.
+ Thứ ba, phát triển HTX DVNN là do yêu cầu đẩy nhanh q trình

CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn

9


+ Thứ tư, phát triển HTX DVNN là do yêu cầu huy động và sử dụng tốt
các nguồn lực kinh tế ở khu vực nông thôn.
- Những đặc trưng chủ yếu của HTX DVNN
+ Thứ nhất, HTX DV nông nghiệp đầu tư kinh doanh đa lĩnh vực, đa
ngành nghề, từ dịch vụ đầu vào đến đầu ra của quá trình sản xuất nông nghiệp
và phục vụ đời sống xã viên, cộng đồng dân cư.
+ Thứ hai, địa bàn hoạt động và đối tượng phục vụ chủ yếu ở nông
thôn.
+ Thứ ba, sự phát triển đã đạt đến một trình độ nhất định, có phương
pháp tổ chức và quản lý đa dạng, phù hợp.
1.3 Kinh nghiệm phát triển HTX nông nghiệp kiểu mới ở một số địa phương
trong cả nước
Trong tiết này tơi đã đi tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển của một số
HTX NN kiểu mới trong cả nước. Đó là kinh nghiệm của các tỉnh Bình
Thuận, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho
việc xây dựng và phát triển các HTX DVNN huyện Thái Thụy, tỉnh Thái
Bình.
Chương 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HTXDV NN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
Chương 2 gồm 2 tiết, đề cập đến các nội dung sau:
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng tới sự
phát triển của HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy.
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn
huyện Thái Thụy

- Vị trí địa lý: Thái Thụy là vùng đồng bằng ven biển, nằm ở vị trí
đơng bắc tỉnh Thái Bình.

10


- Điều kiện thời tiết - khí hậu, thuỷ văn: Huyện Thái Thụy tỉnh Thái
Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đơng Bắc Việt Nam,
khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp huyện.
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên 256,83 km2, trong đó có 15.423
ha đất nơng nghiệp, và 1.189 ha mặt nước nuôi trồng thủy hải sản.
- Tài nguyên nước: Thái Thụy được bao bọc bở 3 mặt sông và một mặt
biển.
- Dân số và lao động: Theo Niêm giám thống kê tỉnh Thái Bình 2003,
dân số Thái Thụy có 266.513 người, mật độ bình quân 1.038 người/km2.
2.1.2 Tình hình phát triển KTXH trên địa bàn huyện Thái Thụy
trong giai đoạn hiện nay
* Thành tựu
- Về kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất năm 2011 ước đạt 2.958 tỷ đồng, đạt 96,95% kế
hoạch, tăng 10,12% so với năm 2010; Trong đó:
Giá trị sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp ước đạt 1.127 tỷ đồng, đạt 100% KH, tăng
4,58%.
Giá trị sản xuất CN, TTCN, XDCB ước đạt 1.010 tỷ đồng, đạt 94,22%KH, tăng
15,56 %.
Giá trị Thương mại, Dịch vụ ước đạt 821,1 tỷ đồng, đạt 96,36% KH, tăng
11,78%.
Cơ cấu kinh tế năm 2011: Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 38,1%; Công
nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 34,1%; Thương mại, Dịch vụ chiếm 27,8%.
- Về văn hóa – xã hội: sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ

vững và phát triển.
- Về An ninh quc phũng: Các lực lợng vũ trang huyện duy trì nghiêm
chế độ trực sẵn sàng chiến đấu.

11


* Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế huyện cịn một số
hạn chế sau:
- Cơng tác lập quy hoạch, công tác dồn điền đổi thửa đất nụng nghip
tin thc hin chm.
- Công tác quy hoạch vùng sản xuất đặc biệt là quy vùng diện tích lúa
gieo thẳng vẫn còn manh mún.
- Sn xut Cụng nghip, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ lẻ, công nghệ
sản xuất lạc hậu Khai thác, dịch vụ vận tải biển gặp nhiều khó khăn.
- Một số trường học, trạm y tế cịn nợ chuẩn, tình trạng dạy chéo ban
chưa được khắc phục.
2.2 Thực trạng phát triển HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy
Trong tiết này tơi xin trình bày các nội dung sau:
2.2.1 Cơ cấu tổ chức
- Số lượng HTX, số xã viên:số lượng hộ được giao ruộng tăng những
số hộ có ruộng vào HTX lại giảm.
- Tổ chức bộ máy
+ Về cán bộ HTX: Bao gồm ban quản trị, ban kiểm soát, kế toán, kho
quỹ, các tổ đội dịch vụ.
+ Trình độ cán bộ HTX: tỉ lệ cán bộ có trình độ đại học giữa 2 nhiệm kì
có xu hướng giảm ở hầu hết các chức vụ. Chủ nhiệm HTX có trình độ đại học
giảm từ 21% (2001 – 2005) xuống cịn 15,2% (2006 – 2010); kế tốn trưởng
giảm 11,3% (2001 – 2005) xuống 6,1% (2006 – 2010); kho quỹ từ 1,6%
(2001- 2005) nhưng đến nhiệm kì (2006 – 2010) thì đã khơng có cán bộ kho

quỹ nào có trình độ đại học. Cán bộ chưa qua đào tạo lại có xu hướng giảm ở
tất cả các chức vụ trong 2 nhiệm kì.
+ Các tổ đội dịch vụ gồm:

12


Đội thuỷ nông, đội Bảo vệ thực vật, đội thú y, riêng khâu KHKT hầu hết do
ban quản trị các HTX làm trực tiếp, 1 số HTX có khuyến nơng viên kết hợp.
2.2.2 Hoạt động của HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy
- Các khâu dịch vụ
+ Dịch vụ tưới tiêu: Là khâu dịch vụ chủ yếu và quan trọng nhất trong
các HTX DVNN huyện Thái Thụy. Từ năm 2008 nhà nước đã cấp bù, miễn
giảm một phần kinh phí cho thủy lợi phí nhưng thủy lợi phí nội đồng xã HTX
vẫn phải xây dựng định mức thu của dân.
+ Khâu BVTV: Các HTX thành lập tổ BVTV có từ 1 - 4 người có 1 tổ
trưởng hoạt động theo quy chế điều hành và nội quy của HTX. Công việc chủ yếu
là phun trừ cho mạ, tổ chức diệt chuột, diệt ốc bươu vàng, dịch vụ thuốc trừ sâu
cho xã viên...
+ Khâu chuyển giao khoa học kỹ thuật: ở khâu này hầu hết các HTX
không thành lập tổ đội mà BQT trực tiếp thực hiện. Nội dung công việc là quy
hoạch vùng sản xuất, xây dựng đề án sản xuất, mơ hình cây con mới, chuyển giao
tiến bộ KHKT và hỗ trợ các hộ tiếp thu cây con mới, tổ chức cho cán bộ, xã viên
đi học tập tham quam mơ hình cây con mới.
+ Dịch vụ Thú y: Đây là khâu dịch vụ yếu nhất trong 4 khâu dịch vụ bắt
buộc của HTX dịch vụ nông nghiệp nhưng hoạt động chưa được hiệu quả.
+ Các khâu dịch vụ khác: dịch vụ giống, vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản
phẩm
Số lượng HTX tham gia vào các khâu dịch vụ: từ năm 2006 đến nay,
khơng cịn HTX nào làm 7 khâu dịch vụ, chủ yếu các HTX làm 4 khâu dịch vụ.

- Thực trạng vốn quỹ của HTX

13


+ Nguồn vốn kinh doanh và các quỹ của HTX: vốn góp của các HTX
chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ chiếm khoảng 0,18% đến 0,2 %, còn lại nguồn vốn hoạt
động là do vốn tích lũy tạo lên. Tỉ lệ các đơn vị góp vốn cũng thấp, cao nhất là
0,4% (2005) và thấp nhất là 0,04% (2011). Theo thống kê thì số lượng người góp
vốn cũng rất thấp là 151 người (2010), 130 người (2011).
+ Doanh thu và chi phí:
Năm 2008 qua tổng hợp 57 HTX có 50 HTX hạch tốn có lãi, 7 HTX
hạch tốn lỗ là (Thái Sơn, Bích Du, Thụy Thanh, Thụy Liên II, Thụy Lương,
Tam Tri).
Năm 2010 qua tổng hợp 65 HTX có 61 HTX hạch tốn có lãi, 4 HTX hạch
tốn lỗ là (Thụy Dương, Nghĩa Trình, Các Đơng, Trà Bơi).
Năm 2011tổng số 63 HTX tổng hợp có 59 HTX hạch tốn có lãi, có 4
HTX hạch tốn lỗ là( Thái Dương, Nghĩa Trình, Trà Bôi, Các Đông ).
- Phân loại kết quả hoạt động
Tỉ lệ các loại HTX ít có sự thay đổi nhưng vẫn giữ xu hướng HTX loại khá
chiếm tỉ lệ cao nhất và có xu hướng tăng dần, cao nhất là năm 2011 chiếm 49,2%;
các HTX loại tốt luôn giao động trong khoảng tỉ lệ từ 28 % đến 33%; các HTX
loại yếu có xu hướng giảm dần.
- Lương của cán bộ HTX: đều được tính dựa trên doanh thu và kết quả
sản xuất kinh doanh.
2.2.3 Đánh giá chung về sự phát triển của HTX DVNN trên địa bàn
huyện Thái Thụy trong giai đoạn hiện nay
* Thành tựu
- Đánh giá chung:


14


+ Số lượng HTX năm 2010 tăng so với năm 2008 là 4 HTX, số hộ xã
viên tăng là 5.275
+ Tổ chức bộ máy HTX gọn nhẹ nếu khơng tính ban kiểm sốt HTX thì số
cán bộ HTX mới so với HTX cũ giảm 50 người.
+ Ban kiểm soát được hình thành bước đầu phát huy được vai trị giám sát
trong HTX,
+ Các tổ đội dịch vụ mang tính chuyên mơn, mỗi tổ đội, mỗi khâu cơng
việc đều có hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
+ Đội ngũ cán bộ HTX hoạt động nhịp nhàng và khoa học, nâng cao được
vai trò trong chỉ đạo sản xuất kinh doanh được xã viên tin tưởng.
+ Qua sự hoạt động của các HTX dịch vụ nơng nghiệp đã góp phần làm
chuyển biến nhận thức của các hộ gia đình xã viên về vai trò của HTX với kinh tế
hộ.
+ HTX DVNN đã góp phần giải quyết một lượng nhất định cơng ăn
việc làm cho các hộ xã viên cũng như người lao động
- Về chính trị: Thơng qua HTX, các chính sách của Đảng và Nhà nước được phổ
biến đến xã viên và nông dân.
- Về xã hội: mục tiêu phát triển kinh tế hợp tác, HTX không chỉ nhằm mục tiêu
kinh tế mà cịn có mục tiêu xã hội theo đúng định hướng của Đảng. Các tổ
chức kinh tế hợp tác khơng chỉ gắn bó về kinh tế, mà cịn phát triển trên cơ sở
tình làng, nghĩa xóm, dịng họ.
• Tồn tại
- Các xã viên tự nguyện hoặc gia nhập theo phong trào
- Đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý hiện nay vẫn cịn một bộ phận lớn
cán bộ HTX chưa qua đào tạo

15



- thực chất HTX nơng nghiệp với vai trị dịch vụ cho kinh tế hộ là chính, khơng lấy
lãi là mục tiêu hoạt động mà hiệu quả hoạt động của HTX được thể hiện trong sự
phát triển của kinh tế hộ
- Hầu hết cán bộ kiểm soát HTX chưa qua đào tạo
- Sự hợp tác, liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã với các thành phần kinh tế
khác cịn hạn chế
- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chức năng chưa quan tâm đúng
mức đến công tác chỉ đạo việc phát triển HTX.
• Nguyên nhân
- Nguồn vốn của các HTX hạn chế, khơng có khả năng kinh doanh với
khối lượng, quy mơ lớn.
- Trình độ cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh cịn thấp, khơng năng động,
thiếu nghiêm trọng thông tin về thị trường.

16


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HTX DVNN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Chương 3 gồm 2 tiết, với những nội dung chính sau:
3.1 Phương hướng phát triển HTX DV nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay.
- Hình thành HTX chuyên khâu, thành lập cụm HTX, phân loại đánh
giá mơ hình HTX.
- Phát triển HTX DVNN gắn chặt với thị trường, phù hợp với nền KTTT
định hướng XHCN, tôn trọng nguyên tắc của quá trình hợp tác.

- Phát triển HTX DVNN cần coi trọng phát triển các ngành nghề phi nông
nghiệp ở nông thôn.
3.2 Giải pháp phát triển HTX DV NN trên địa bàn huyện Thái Thụy
trong giai đoạn hiện nay
- Nhóm giải pháp về tiếp tục đổi mới và nâng cao nhận thức về HTX
- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX DVNN
- Đánh giá, phân loại chính xác, cụ thể từng HTX DVNN.
- Tăng cường công tác, giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý sai phạm đối
với các HTX DVNN trên địa bàn huyện
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước nhằm
hỗ trợ phát triển hợp tác xã kiểu dịch vụ nông nghiệp

PHẦN KẾT LUẬN
17


Việt Nam bước vào thời kì quá độ xây dựng CNXH với khởi điểm là
một nước nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.
Việc phát triển kinh tế hàng hóa là cần thiết, là nhiệm vụ lâu dài và có tính
chiến lược. Sự ra đời của HTX chính là hình thức biểu hiện quan hệ hợp tác
trong sản xuất và đời sống giúp cho những người tiểu nông, những người sản
xuất nhỏ, hợp tác với nhau để tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Điều này
lại càng có ý nghĩa đối với một địa phương chuyên sản xuất nông nghiệp như
huyện Thái Thụy. Khóa luận “Phát triển HTX dịch vụ nơng nghiệp trên địa
bàn huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” đã phân tích
và góp phần luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở Thái
Thụy trong việc phát triển kinh tế tập thể.
HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy có những đặc trưng riêng
của nó là chuyên đảm nhận dịch vụ nông nghiệp ở các khâu như: bảo vệ thực

vật, bao tiêu sản phẩm, vật tư nông nghiệp, kho lạnh, thủy lợi, giống...cho xã
viên, có những khâu mà nếu chỉ từng hộ gia đình làm riêng lẻ thì sẽ khơng
làm được, hoặc khơng hiệu quả. Mục đích chính của HTX DVNN không phải
là đứng ra “làm hộ” xã viên mà hoạt động là phải có lãi và lãi đó được chia
cho xã viên, được tích lũy mở rộng sản xuất thì hoạt động của HTX mới thực
sự có hiệu quả nhưng các HTX DVNN trên địa bàn huyện vẫn chưa làm được
điều này. Nếu xét tồn diện thì HTX DV nơng nghiệp trên địa bàn huyện
cũng đã góp phần phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm và nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện.
HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy là lực lượng nòng cốt trong khu
vực kinh tế tập thể. Trong bài khóa luận tác giả đã phân tích điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội của huyện, phân tích những khía cạnh để phát triển HTX DV nông

18


nghiệp về nguồn vốn, cán bộ HTX, các khâu dịch vụ trong HTX, lợi nhuận, lương
cán bộ...Từ đó, tác giả đánh giá những thành tựu, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân
của những hạn chế đó. Cuối cùng tác giả đã nêu lên phương hướng và giải pháp
để phát triển HTX DVNN trên địa bàn huyện Thái Thụy trong giai đoạn hiện nay.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Trung ương, của tỉnh ủy mà trực
tiếp là Đảng ủy, UBND huyện Thái Thụy cùng với sự nỗ lực, tích cực, chủ động
đổi mới của các cán bộ HTX, của toàn thể xã viên, HTX DVNN huyện Thái Thụy
sẽ có những bước chuyển mạnh mẽ trong những năm tới.

19


PHẦN KIẾN NGHỊ
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tơi xin kiến nghị các cấp chính quyền nội

dung sau:
1. Đề nghị UBND tỉnh, đề nghị BHXH Việt Nam, Bộ lao động và TBXH cho
cán bộ HTX nông nghiệp được đóng BHXH lui lại từ năm 1995 như cán bộ HTX tín
dụng và giáo viên mầm non.
2. Có sự can thiệp của các cấp, các ngành liên quan tạo điều kiện để HTX DVNN
được vay vốn phát triển kinh tế, đầu tư hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng trong công tác
quản lý điều hành HTX. Nhà nước tăng cường xúc tiến thương mại tìm thị trường đầu ra
cho sản phẩm nông nghiệp gắn liền phát triển công nghiệp chế biến với sản xuất nông
nghiệp từng bước tạo vùng sản xuất tập chung chuyên canh cho sản phẩm chất lượng có
giá trị kinh tế cao.
3. Quy định rõ trách nhiệm của các HTX DVNN trong việc cung cấp dịch vụ cho
xã viên cũng như trách nhiệm của xã viên trong việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của
HTX.
4. Quy định rõ trách nhiệm góp vốn và các hình thức góp vốn của xã viên.

20



×