Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

TIỂU LUẬN nội DUNG lý LUẬN và THỰC TIỄN của tác PHẨM KINH tế và CHÍNH TRỊ TRONG THỜI đại CHUYÊN CHÍNH vô sản của lê NIN và ý NGHĨA TRONG THỜI đại NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.16 KB, 8 trang )

NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TÁC PHẨM “KINH TẾ VÀ
CHÍNH TRỊ TRONG THỜI ĐẠI CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN” CỦA LÊNIN.
Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY.

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày thành lập chính quyền xô viết (ngày 711-1917 ngày 7-11 1919) Lênin đã viết tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong
thời đại chuyên chính vô sản”. Đây là một trong những thời kỳ nghiêm trọng
nhất đối với nhà nước xô viết, khi mà cuộc đấu tranh chống thù trong giặc
ngoài mang một tính chất đặc biệt gay gắt.
Mùa hè năm 1919, Anh, Pháp, Mỹ, và các nước khác của khối đồng minh
mở cuộc tấn công quân sự mới chống nước Nga xô viết. Dựa vào sự giúp đỡ
của Mỹ, Anh, Pháp, chúng âm mưu lôi kéo tất cả các nhà nước tư sản nhỏ
lân cận vào cuộc chiến chống nước Nga xô viết. Bọn bạch vệ và các lực
lượng phản động trong nước, tay sai củachế độ Nga hoàng dựa vào sự ủng
hộ của chủ nghĩa đế quốc đã nổi dậy, âm mưu lật đổ chính quyền xô viết,
xoá bỏ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa. Dựa vào sự giúp đỡ của Anh,
Mỹ, Pháp trong một thời gian ngắn Đê-ni-kin (tên đầu sỏ bạch vệ) đã tập
hợp lực lượng một đạo quân lớn và bắt đầu tấn công ở khắp mặt trận phía
nam. Bọn bạch vệ và bọn can thiệp được bọn cu- lắc vùng sông đôn và vùng
cu-ban ủng hộ. Đội quân của Đê-ni-kin dựa vào bọn dân chủ lập hiến bon
men sê vích, bọn dân tộc chủ nghĩa tư sản và tất cả những kẻ chống lại chính
quyền xô viết, chúng nhanh chóng đã tiến sâu vào đất nước. Đến nửa đầu
tháng mười chúng đã chiếm được một phần quan trọng lãnh thổ U-CRAINA, chiếm các thành phố Cuốc-xcơ và Ô ri ôn tạo ra một thế uy hiếp trực
tiếp đối với Tu La thủ đô Mác-xcơ-va ,đồng thời quân đội của I-uđê ních
(tướng của quân đội Nga Hoàng tổng chỉ huy quân đội tây bắc của bọn bạch
vệ) chỉ huy. Chúng bắt đầu uy hiếp Pê-tơ-grát, tình hình đó đưa nước Nga xô


viết vào thế cực kỳ nguy hiểm. Nhân dân Xô viết phải đẩy lùi cuộc tấn công
mãnh liệt của kẻ thù trong hoàn cảnh có những khó khăn rất lớn về kinh tế.
Miền trong nước Nga bị cắt rời khỏi các căn cứ nguyên liệu và lương thực


chủ yếu. Tình trạng giao thông bị rối loạn, nạn thiếu lương thực, thiếu nhiên
liệu, các bệnh dịch hoành hành khắp nơi. Trong điều kiện đó Lê-nin cùng
với Đảng bôn sê vích và nhân dân Xô viết phải dốc toàn bộ lực lượng để
chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ nhà nước non trẻ. Do vậy, ý định của Lênin trong việc viết một cuốn sách nhỏ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề kinh
tế, chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản và những vấn đề xung quanh
thời kỳ quá độ không thực hiện được.
Tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” gồm có
Phần mở đầu và 5 phần
Lời mở đầu Lê-nin giới thiệu đây là tư tưởng chính yếu nhất của một cuốn
sách đang sơ thảo, với một mục đích nho nhỏ: nêu vấn và đưa ra những nét
chính để các đồng chí cộng sản ở các nước thảo luận (tư tưởng chính của 2
chương trong 4 chương chủ yếu của cuốn sách mà v.i.Lênin dự định viết)
Phần1: Thời kỳ quá độ và bản chất của nó.
Phần 2: Kết cấu kinh tế- xã hội của thời kỳ quá độ và nhiệm vụ chủ yếu của
nhà nước chuyên chính vô sản.
Phần 3: Tình hình sản xuất và phân phối lương thực: Những con số nói lên
đặc điểm kinh tế gai cấp chủ yếu của nước Nga trong thời kỳ quá độ.
Phần 4: Đấu tranh xoá bỏ sự khác biệt giai cấp và chính sách của nhà nước
chuyên chính vô sản.
Phần 5 : Kết cấu giai cấp- xã hội và nhiệm vụ cơ bản của chuyên chính vô
sản. Sự khác nhau giữa chủ nghĩa vô sản và chủ nghĩa tư sản. ý nghĩa lịc sử
của chuyên chính vô sản.
2. Nội dung của tác phẩm


Lê-nin đã trình bày một cách ngắn gọn những tư tưởng mà ông cho là chính
yếu nhất trong những vấn đề đã nêu ở trên trong một bài báo lấy tên : “Kinh
tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản” với mục đích là nêu ra
những nét chính về những vấn đề đó để các đảng viên trong Đảng thảo luận.
Bài báo đó được đăng trên báo sự thật số 250 ngày 7-11-1919. Tuy là một

bài báo, song nó là một tác phẩm lý luận quan trọng chứa đựng nhiều tư
tưởng quan điểm lớn có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn đối với các đảng
cộng sản và các nhà nước chuyên chính vô sản trong thời kỳ quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Về thời kỳ quá độ: Tính tất yếu, bản chất và mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ
quá độ.
Ngay vào đầu tác phẩm, Lê-nin đã khẳng định một cách rõ ràng tính tất yếu
và tính phổ biến của thời kỳ quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã
hội đối với tất cả các nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề lý luận
hết sức quan trọng, nó đặt cơ sở vững chắc cho các Đảng cộng sản và các
nhà nước vô sản trong việc đề ra đường lối chính sách xây dựng chủ nghĩa
xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
C.Mác là người đầu tiên trình bày tư tưởng về thời kỳ quá độ trong tác phẩm
phê phán cương lĩnh Gô-Ta. Viết năm 1875, trong đó C.Mác viết “ Giữa xã
hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời
kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn
là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản” 1.C.Mác đã chỉ ra trong
thời kỳ quá độ xã hội cộng sản đã xuất hiện nhưng không phải là xã hội chủ
nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa do đó là một xã
hội về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết


của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra.
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của nhà
nước xô viết, Lê-nin không chỉ khẳng định rằng “ Giữa chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định” 2, mà còn chứng minh
một cách thuyết phục khẳng định ấy. ở đây Lê-nin đã vận dụng một cách
triệt để và sáng tạo phép biện chứng của sự phát triển để xem xét sự chuyển

biến về chất từ xã hội tư bản chủ nghia sang xã hội chủ nghĩa. Theo đó, xã
hội cộng sản chủ nghĩa là cái mới nhưng xã hội ấy không ra đời từ hư vô mà
nó được sinh ra từ xã hội tư bản chủ nghĩa. Bước nhảy về chất từ xã hội tư
bản chủ nghĩa lên chế độ cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể xảy ra và giành
thắng lợi khi có sự tích luỹ dần dần những yếu tố của xã hội cộng sản và sự
xoá bỏ từng bước những yếu tố tàn dư của chủ nghĩa tư bản. Thực tiễn cách
mạng vô sản Nga đã chứng tỏ rằng khong phải là quá trình diễn ra trong
ngày một ngày hai, và diễn ra tự phát mà là kết quả của sự cải biến lâu dài
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá …của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động. Quá trình đó chính là thời kỳ quá độ. Theo Lê -nin thời
kỳ quá độ không những là tất yếu mà còn là hiển nhiên trong bước chuyển
biến từ xã hội tư bản lên xã hội xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm viết “Không
riêng gì đối với một người mác xít mà đối với bất cứ một người nàodddax
hiểu theo cách này hay cách khác thuyết tiến hoá, thì tính tất yếu của cả một
thời đại lịch sử mang những đặc điểm ấy của một thời kỳ quá độ, tự nó cũng
đã là hiển nhiên rồi”3. Như vậy, thời kỳ quá độ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước, giai cấp công nhân, và nhân dân lao
động nước đó.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập tập 19, Nxb CTQG H,1995 tr47
2 Lê-nin, toàn tập tập 39, Nxb Tiến bộ M 1977 tr 309


3 Lê-nin, toàn tập tập 39, Nxb Tiến bộ M 1977 tr310

Bằng việc khẳng định và chứng minh tính tất yếu phổ bíên của thời kỳ quá
độ Lê- nin một mặt chỉ ra bộ mặt cơ hội, phản động của phái tiểu tư sản
trong quốc tế II, như Mac-Đô-nan, Lông –ghê, Cau-xky…do muốn từ bỏ
đấu tranh giai cấp, từ bỏ chuyên chính vô sản
và mơ tưởng tìm cách điều hoà, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp những người cơ
hội trong Quốc tế II đã dứt khoát không thừa nhận thời kỳ quá độ từ chủ

nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản, thông qua việc chỉ ra chân tướng của
bọn cơ hội, Lê- nin không những bảo vệ tính đúng đắn khoa học của chủ
nghĩa Mác mà còn góp phần quan trọng khắc phục những nhận thức, quan
điểm sai lầm, tư tưởng nôn nóng chủ quan, duy tâm, duy ý chí đồng thời
khắc phục tư tưởng hoài nghi, bi quan trong Đảng viên và công nhân về chủ
nghĩa xã hội.
Mặt khác, thông qua việc chỉ ra tính tất yếu của thời kỳ quá độ, Lê-nin đã
chuẩn bị về mặt tư tưởng, về chiến lược sách lược cho Đảng bôn sê vích và
giai cấp công nhân Nga trong công cuộc đấu tranh cải biến xã hội tiến lên
chủ nghĩa xã hội. Không những khẳng định tính tất yếu của thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Lê-nin còn chỉ ra những đặc điểm
cơ bản nhất về kinh tế, chính trị, xã hội …của thời kỳ ấy.
Theo Lenin bất kỳ nước nào kể cả nước Nga, quá độ lên chủ nghĩa cộng
sản đều có những đặc điểm riêng.Nhưng những đặc điểm riêng đó không
phải là cái chủ yếu nhất.Qua đó Lê nin chỉ ra đặc điểm Kinh tế- xã hội phổ
biến của thời kỳ quá độ.
Về mặt kinh tế: Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế còn tồn tại những hình


thức cơ bản là: chủ nghĩa tư bản, tiểu sản xuất hàng hoá, chủ nghĩa cộng sản.
Về mặt xã hội: Trong thời kỳ quá độ còn tồn tại những lực lượng xã hội,
những giai cấp cơ bản là: giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản, nông dân và
giai cấp vô sản.
Lê nin chỉ ra , sự tồn tại của các thành phần kinh tế và các giai cấp cơ
bản ấy là tất yếu đối với tất cả các nước lên chủ nghĩa xã hội.Theo đó thời
kỳ quá độ là thời kỳ đan xen giữa những yếu tố của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản. Do vậy, đặc điểm bao trùm của thời kỳ quá độ “ Không thể
nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy
chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ
nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng

sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu.”4
Từ đặc điểm bao trùm đó, nhiệm vụ cơ bản của chuyên chính vô sản là:
Cải tạo nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và
trấn áp sự phản kháng của giai cấp tư sản, giữ vững thành quả cách mạng.
Việc nhận thức được đặc điểm kinh tế và chính trị của thời kỳ quá độ đã
giúp Lê nin và đảng Bôn- sê- vích đề ra được đường lối cách mạng đúng
đắn. Nhờ đó nước Nga không những dẹp được thù trong giặc ngoài mà còn
nhanh chóng thoát khỏi thời kỳ khó khăn nhất về kinh tế xã hội, chính sách
kinh tế kinh tế mới mà cốt lõi của nó là thực hiện kinh tế nhiều thành phần
là biểu hiện sinh động của việc nhận thức sâu sắc đặc điểm kinh tế của thời
kỳ quá độ. Chính sách ấy thực tế đã đem lại sự hồi sinh cho nước Nga sau
những năm đầu cách mạng. Sức sản xuất được giải phóng, năng suất lao
động tăng lên….góp phần quan trọng tạo cơ sở vật chất ban đầu cho công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Nga. Điều đó không chỉ rõ ý nghĩa đối với
nước Nga , việc nhận thức đúng đắn đặc điểm kinh tế chính trị của thời kỳ
quá độ còn là bài học hết sức quan trọng đôí với tất cả các nước đi lên chủ


nghĩa xã hội.
Lê nin đã nêu lên những vấn đề có tính phổ biến về giai cấp và đấu
tranh giai cấp trong thời kỳ qúa độ.

4 Lê nin toàn tập tập 39. Nxb tiến bộ M.1977. Tr 309_310

Trước hết , Lê nin chỉ ra tính tất yếu của đấu tranh
giai cấp trong thời kỳ quá độ, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đấu
tranh giai cấp vẫn diễn ra là vì: “Bọn bốc lột đã bị đánh bại nhưng chưa bị
tiêu diệt.
Chúng vẫn còn có một cơ sở quốc tế, tức là bọn tư bản quốc tế, mà chúng là
một chi nhánh. Chúng vẫn còn có một phần tư liệu sản xuất, vẫn còn có

tiền , vẫn còn có những mối quan hệ xã hội rất rộng rãi ” 5 Cũng theo Lê nin
“Chính vì chúng đã thất bại, lên sức phản kháng của chúng cũng tăng lên
gấp trăm nghìn lần”6. Do đó, cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản trong thời kỳ quá độ chưa kết thúc , mà trái lại nó trở
nên vô cùng
ác liệt hơn. Mặt khác Lê nin chỉ ra, trong thời kỳ quá độ : “ Nền kinh tế nông
dân hiện
vẫn là một nền tiểu sản xuất hàng hoá. Đó là một cơ sở vô cùng rộng lớn của
chủ nghĩa tư
bản, một cơ sở có những lối rẽ rất sâu và rất chắc. Chính trên cơ sở ấy mà
chủ nghĩa tư bản đựoc duy trì và phục hồi lại trong cuộc đấu tranh ác liệt
nhất chống chủ nghĩa cộng sản.” 7
Chúng ta thấy rằng từ sự phân tích một cách khoa học của Lê nin về tính
tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nó


không những vạch ra tính chất cải lương, phản động của bọn cơ hội xét lại
mơ tuởng rằng không cần phải đấu tranh giai cấp, cố gắng tìm cách điều hoà,
xoa dịu làm cho cuộc đấu tranh bớt gay gắt, mà còn khắc phục tư tuởng mơ
hồ, hữu khuynh, phủ nhận đấu tranh giai cấp trong đảng viên và công nhân.
Không những chỉ ra tính tất yếu của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ
quá độ, Lê nin còn đề cập đến điều kiện nhiệm vụ và hình thức của cuộc đấu
tranh ấy. Lê nin cho rằng trong thời kỳ quá độ các giai cấp vẫn tồn tại nhưng
bộ mặt của mỗi giai cấp đã có sự thay đổi , quan hệ giữa các giai cấp cũng
biến đổi. Sau khi lật đổ giai cấp tư sản chủ yếu của xã hội . Đó là những điều
kiện hết sức quan trọng đảm bảo cho cuộc đấu tranh giai cấp dành thắng lợi.
Nhiệm vụ của cuộc đấu tranh giai cấp được Lê nin chỉ ra là : “Giai cấp vô
sản nắm lấy chính quyền nước nhà, sử dụng những tư liệu sản xuất đã được
xã hội hoá, lãnh đạo các phần tử và các giai cấp dao động trung gian, trấn áp
sức phản kháng ngày càng tăng của bọn bóc lột. Tất cả những cái đó là

những nhiệm vụ đặc biệt của cuộc đấu tranh giai cấp, những nhiệm vụ mà
trước kia giai cấp vô sản không đề ra và không thể nào đề ra được” 8 Do
nhiệm vụ đấu tranh đã thay đổi
5 Lê nin toàn tập, tập 39, Nxb tiến bộ 1977 trang 319
6 Sđd trang 319
7 Sđd trang 312
8. Sđd trang 319



×