1
Nội dung: Vấn đề con người trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản” – Ý nghĩa và giá trị hiện thực của nó đối với việc xây dựng và
phát triển con người ở nước ta hiện nay.
Những năm giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất cơ bản đã hoàn thành ở châu Âu. Cuộc cách mạng đó đã thúc đẩy
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển
mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp tư sản
và giai cấp vô sản ngày càng mâu thuẫn gay gắt với nhau. Và những cuộc đấu
tranh của giai cấp vô sản trong những năm 40 của thế kỷ XIX cho thấy vai trò
và sức mạnh của giai cấp công nhân ngày càng lớn. Tuy nhiên, các cuộc đấu
tranh đó cơ bản đều thất bại, nhưng ý thức chính trị của giai cấp cơng nhân đã
được xác định. Đó là ý thức giành chính quyền, ý thức xố bỏ chế độ tư hữu.
Cùng với q trình đấu tranh đó làm xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng
rất đa dạng và phức tạp. Trong đó, tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng
của Xanh-xi-Mông, Phuriê và Ô-oen ảnh hưởng nhiều nhất đến phong trào
công nhân và nó trở thành một trong những tiền đề lý luận hình thành nên học
thuyết Mác sau này. Mặc dù tư tưởng của các ơng có điểm tiến bộ là mong
muốn xây dựng một xã hội công bằng, bác ái, mọi người đều có quyền bình
đẳng như nhau, nhưng cịn nhiều điểm hạn chế: khơng giải thích được bản
chất thối nát của chế độ tư bản chủ nghĩa đương thời; chưa vạch ra được quy
luật vận động phát triển của xã hội, nhất là từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội; chưa nhận thấy vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Họ
cho rằng con đường đi tới chế độ cơng bằng, bình đẳng, bác ái không phải là
cách mạng xã hội, mà là con đường giáo dục, nêu gương… những hạn chế
này không những không đáp ứng được yêu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp
cơng nhân mà cịn kìm hãm phong trào ấy. Sự lớn mạnh của giai cấp công
2
nhân và phong trào đấu tranh của họ đòi hỏi bức thiết phải có một hệ thống lý
luận khoa học dẫn đường và đẩy lùi ảnh hưởng của các trào lưu khác.
Vào thời kỳ này ở châu Âu xuất hiện nhiều tổ chức của giai cấp cơng
nhân, song chưa có tổ chức nào thể hiện rõ tính chất của một tổ chức chính trị.
Một trong những tổ chức được C.Mác quan tâm nhiều nhất là “Liên đồn
những người chính nghĩa”, thành lập 1836, do Dép Môn lãnh đạo. Đây là một
tổ chức mang tính quốc tế bao gồm những phần tử tiên tiến của giai cấp công
nhân ở nhiều quốc gia bị nhà nước tư sản trục xuất ra nước ngoài, sống lưu
vong ở Pháp. Tổ chức này chịu ảnh hưởng tư tưởng của các nhà không tưởng.
Mùa xuân năm 1847 C.Mác và Ph. Ăngghen chính thức tham gia Liên đoàn.
Tại Đại hội toàn thể Liên đoàn (mùa hè năm 1847), C.Mác và Ph. Ăngghen
trình bày rõ những quan điểm chính trị của mình, Đại hội thảo luận và thừa
nhận những quan điểm đó. Đại hội đổi tên “Liên đồn những người chính
nghĩa” thành “Liên đồn những người cộng sản”, đổi khẩu hiệu, chương trình
hành động “Tất cả mọi người đều là anh em” thành khẩu hiệu “Vô sản các
nước đoàn kết lại”. Đại hội coi đây là đại hội lần thứ nhất và tuyên bố mục
đích: “Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới – xã hội khơng có
giai cấp”. Đại hội giao cho C.Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo Cương lĩnh và
Điều lệ của Liên đoàn. Cuối tháng 11, đầu tháng 12 năm 1847, Đại hội lần
thứ hai đã thảo luận và thông qua cương lĩnh, điều lệ của Liên đoàn. Trên cơ
sở sự nhất trí ấy C.Mác và Ph. Ăngghen được Đại hội uỷ nhiệm đã hoàn chỉnh
Cương lĩnh của Liên đoàn và đổi thành “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”,
ngày 24 tháng 2 năm 1848 Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời.
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” của C.Mác và Ph.
Ăngghen in trong C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội,
1995, tập 4, từ trang 595 - 646. Bản in này theo đúng nguyên văn tiếng Đức
xuất bản lần đầu tiên năm 1890, có đối chiếu với các lần xuất bản năm 1848,
3
1872 và 1883. Tác phẩm này được dịch dựa vào bản tiếng Nga bộ Toàn tập
C.Mác và Ph. Ăng-ghen, tập 4, do Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia Liên
xơ xuất bản tại Mátxcơva năm 1955. Ngồi phần chính văn, Hội đồng xuất
bản còn in kèm theo phần chú thích và các bản chỉ dẫn do Viện nghiên cứu
chủ nghĩa Mác – Lênin Liên xô trước đây biên soạn.
Việc tuyên bố Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đánh dấu sự ra đời của
một học thuyết cách mạng – Học thuyết Mác. Lần đầu tiên trong lịch sử loài
người thực hiện được cuộc cách mạng tư tưởng với đỉnh cao của trí tuệ, khám
phá và hệ thống hố những quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự ra đời “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đáp ứng những đòi hỏi về tư
tưởng, lý luận và thực tiễn của phong trào công nhân. Đây là cương lĩnh đầu
tiên của chủ nghĩa cộng sản khoa học, đồng thời là sự thể hiện của học thuyết
triết học mới của chủ nghĩa Mác – chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, phép
biện chứng cách mạng, quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử. Tuyên ngôn
của Đảng cộng sản đã trình bày tồn bộ những cơ sở của chủ nghĩa Mác, đánh
dấu sự hoàn thành giai đoạn khởi thảo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, trên cơ sở phân tích bản chất
của chủ nghĩa tư bản là một xã hội dựa trên sự áp bức, bóc lột đối với người
lao động, bằng phương pháp duy vật biện chứng, C.Mác và Ph. Ăngghen đã
đánh giá một cách khách quan và toàn diện vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư
bản, một giai đoạn phát triển tất yếu của lồi người. Các ơng cũng nêu lên
tính tất yếu của q trình vận động, phát sinh, phát triển và diệt vong của chủ
nghĩa tư bản. Đồng thời phát hiện ra được sứ mệnh lịch sử thế giới của giai
cấp vô sản là thủ tiêu giai cấp tư sản và xã hội tư bản, xây dựng một xã hội
mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
4
Một trong những giá trị cao đẹp và vĩnh hằng nhất trong tác phẩm
Tuyên ngôn Đảng cộng sản là việc C.Mác và Ph. Ăngghen đã phác hoạ ra mơ
hình xã hội mà trong đó con người được giải phóng hồn tồn khỏi áp bức,
bóc lột , bất cơng, có điều kiện phát triển toàn diện bản thân.
Vấn đề con người và giải phóng con người là một trong những nội
dung cơ bản nhất mà triết học tập trung giải quyết. Tuy nhiên, ở mỗi thời đại
lịch sử vấn đề đó được đặt ra và giải quyết trong những bối cảnh và nội dung
khác nhau tuỳ thuộc vào thế giới quan và nhân sinh quan của các nhà triết
học.
Thời cổ đại, sản xuất chưa phát triển, con người sống chủ yếu phụ
thuộc vào tự nhiên, săn bắt, hái lượm. Do vậy, quan niệm của các nhà triết
học về vấn đề con người còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn, các nhà triết học Ấn
Độ thường là những nhà đạo sỹ, nên quan niệm của họ về con người bao giờ
cũng gắn liền với kiếp nghiệp, định mệnh do trời sắp đặt. Còn ở Trung Quốc,
các nhà triết học lý giải vấn đề con người tuy có sắc thái riêng, nhưng cũng
khơng qua khỏi vòng luân lý của đạo và trời. Vượt lên thế giới quan duy tâm,
tôn giáo, các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại có nhiều tư tưởng tiến bộ về
con người, tiêu biểu như Hêraclít cho rằng linh hồn của con người là do lửa
tạo thành, còn Đêmơcrít cho rằng con người và linh hồn của con người được
cấu tạo từ nguyên tử và khoảng không. Song, nhìn chung quan niệm về con
người trong thời kỳ cổ đại còn đơn sơ, mộc mạc, chứa đựng nhiều yếu tố duy
tâm, tôn giáo, con người vẫn sống trong thế giới tối tăm, hà khắc.
Bước sang thời trung cổ, do ảnh hưhưởng nặng nề của thế giới quan tôn
giáo và trình độ sản xuất thấp kém, tự nhiên tự cung, tự cấp khép kín. Con
người vừa thốt khỏi kiếp nơ lệ, tự do thể xác chưa được bao lâu thì rơi vào
tay các lãnh chúa và sự mê muội bởi tôn giáo.Do vậy, họ coi con ngưngười
5
như là một sinh vật thụ động, chỉ biết thờ phụng chúa, khát khao hạnh phúc
mơ hồ, viển vông trong tuyệt vọng.
Đến thời kỳ phục hưng và cận đại, sự phát triển to lớn của sản xuất và
khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con ngngười. Vì vậy, thời này ở
Italia, đã dấy lên khẩu hiệu “con ngưngười hãy thờ phụng chính bản thân
mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”. Hình ảnh bức tượng “người
khổng lồ” của nhà điêu khắc Mikenlan Giêlô trở thành biểu tượng của con
người thời phục hưng và cận đại. Đó là con người tràn đầy sức sống và hoài
bão tự do. Giờ đây, không phải quan hệ giữa chúa và thế giới mà chính là vấn
đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của các quan niệm
triết học. Nhiều nhà tư tưởng đã ý thức được sự cần thiết phải xây dựng một
“triết học thực tiễn, nhờ đó con người hiểu biết sức mạnh…của tất cả các sự
vật khác xung quanh ta cũng thấu đáo như những công việc của những người
thợ thủ công, bằng cách đó, chúng ta có thể sử dụng chúng trong các hoạt
động của mình, đồng thời biến thành những chủ nhân và chúa tể của giới tự
nhiên”1. Triết học Tây Âu thời kỳ này phản ánh rõ cuộc đấu tranh của giai cấp
tư sản nhằm giải thoát con người khỏi cuộc sống đen tối mà các tôn giáo thời
trung cổ áp đặt cho họ. Vì thế từ thời phục hưng, các tư tưởng nhân đạo đặc
biệt được quan tâm, phát triển. Hơn nữa, với nhiều khám phá trong lĩnh vực
tâm sinh lý học, các triết gia thế kỷ XV – XVIII ngày càng nhận thấy vai trò
của thể xác con người đối với việc phát triển trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên,
ở đây con người mới được đề cập chủ yếu ở khía cạnh cá thể, cịn bản chất xã
hội của con người chưa được đề cao.
Khi mà trên thực tế người ta bất lực, khơng thể giải phóng khỏi sự áp
bức, bóc lột, bất cơng thì các tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đã xuất
hiện. Mặc dù, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa khơng tưởng có bước phát triển
1
1. Đềcáctơ: Tuyển tập, Nxb Tư tưởng, Mátxcơva, 1950, tr 305.
6
mới, nhưng nó chỉ dừng lại ở động thái thể hiện sự bất bình đẳng của đơng
đảo người lao động trước những thủ đoạn bóc lột dã man và tàn bạo của giai
cấp tư sản mới lên mà thôi. Do vậy, nó khơng được xã hội chấp nhận. Tiếp
thụ tư tưởng này, giai cấp vô sản không chỉ không được hưởng lợi từ sự phát
triển chung của xã hội, mà họ cịn lâm vào hồn cảnh ngày càng khó khăn
hơn, cùng quẩn hơn. C.Mác nói: “Người cơng nhân hiện đại, trái lại, đã không
vươn lên được cùng với sự tiến bộ của cơng nghiệp, mà cịn ln ln rơi
xuống thấp hơn, dưới cả những điều kiện sinh sống của chính giai cấp họ.
Người lao động trở thành một người nghèo khổ, và nạn nghèo khổ còn tăng
lên nhanh hơn là dân số và của cải”2 hay “…người công nhân chỉ sống để làm
tăng thêm tư bản, và chỉ sống trong chừng mực mà lợi ích của giai cấp thống
trị địi hỏi”3. Như vậy,các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mặc dù đã nhận
thức được mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp trong xã hội tư sản, và biết
giai cấp vô sản là bộ phận bị áp bức, chịu nhiều đau khổ nhất, và họ cũng đã
đưa ra được kế hoạch để bảo vệ lợi ích của giai cấp cơng nhân. Tuy nhiên, họ
khơng tìm ra được những điều kiện vật chất, những cơ sở kinh tế-xã hội để
biến những kế hoạch đó thành hiện thực. Theo C.Mác, “Họ đã lấy tài ba cá
nhân của họ để thay thế cho hoạt động xã hội; lấy những điều kiện tưởng
tượng thay thế cho những điều kiện lịch sử của sự giải phóng; đem một tổ
chức xã hội do bản thân họ hoàn toàn tạo ra, thay thế cho sự tổ chức một cách
tuần tự và tự phát giai cấp vô sản thành giai cấp” 4. Vì vậy, những dự đốn và
kế hoạch của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng về giải phóng giai cấp
cơng nhân và xây dựng một xã hội mới rút cục chỉ là những giấc mơ viển
vơng, mang tính chủ quan mà thơi.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 612.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Sđd, tập 4, tr 617.
4
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Sđd, tập 4, tr 640.
2
3
7
Như vậy, lịng khao khát tự do, bình đẳng về tài sản, công lý và cộng
bằng xã hội, ước mơ về xã hội khơng có bóc lột và lao động cưỡng bức và
khơng có cảnh nghèo khổ là đặc điểm của nhiều tư tưởng về nhân quyền xuất
hiện từ lâu trong lịch sử. Nhưng chỉ đến khi C.Mác và Ph. Ăngghen xuất hiện,
hai ông mới làm một cuộc cách mạng sâu sắc trong lịch sử với việc phát hiện
ra xu thế phát triển khách quan của đời sống xã hội, giải đáp một cách khoa
học những vấn đề mà các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng nêu ra nhưng
chưa giải đáp nổi. C,Mác và Ph. Ăngghen trải qua một q trình nghiên cứu,
thử nghiệm đầy khó khăn, gian khổ. Hành trình tư tưởng đó được ghi nhận
trong hàng loạt các tác phẩm: “Lời tựa cuốn Phê phán triết học pháp quyền
của Hê-ghen”, “Bản thảo kinh tế-triết học 1844”, “Tình cảnh giai cấp công
nhân Anh”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Nguyên lý của chủ nghĩa cộng
sản”… cho đến đầu năm 1848, sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
đánh dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng đó.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu C.Mác và Ph. Ăngghen đề cập trong tác
phẩm là sau khi giành được chính quyền, giai cấp cơng nhân phải từng bước
xố bỏ chế độ tư hữu, vì theo các ơng chính đây là nguồn gốc của mọi áp bức
bất công. “Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một
luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu” 5 hay “Cách mạng cộng sản
chủ nghĩa là sự đoạn tuyệt triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của
quá khứ”6. Ở đây, chúng ta phải hiểu xố bỏ chế độ tư hữu có nghĩa là xoá bỏ
chế độ chiếm hữu tư sản và các chế độ chiếm hữu trước đó về tư liệu sản xuất.
C.Mác và Ph. Ăngghen giải thích rằng: “Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ
của ai cái khả chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ
tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác” 7.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 616.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 626.
7
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 618.
5
6
8
Như vậy, xố bỏ chế độ tư hữu có nghĩa là xoá bỏ chế độ sở hữu tư sản –
nguồn gốc đẻ ra nạn người bóc lột người và nạn dân tộc này áp bức, nơ dịch
dân tộc khác. Đó là cơ sở để dẫn tới việc lao động sống của người công nhân
chỉ là “một phương thức để tăng thêm lao động tích luỹ” – tăng thêm tư bản.
Và vì thế, đó chính là nguồn gốc đẻ ra nạn người bóc lột người. Hai ơng xác
định, mục đích của việc xố bỏ chế độ chiếm hữu chính là để giải phóng lực
lượng sản xuất, và để “tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất” 8.
Chỉ khi lực lượng sản xuất được giải phóng thì mới có năng suất cao, sản
phẩm xã hội dồi dào. Đó là con đường, là điều kiện tất yếu để xây dựng xã
hội mới.
Những người công nhân làm thuê dưới chế độ tư bản đã bị bọn tư sản
biến thành những công cụ kiếm tiền cho chúng, thành những cái máy, mất hết
sự độc lập và cá tính “Trong xã hội tư sản, tư bản có tính độc lập và cá tính,
cịn cá nhân người lao động lại mất tính độc lập và cá tính” 9. Như vậy xố bỏ
xã hội cũ, xây dựng xã hội mới chính là xố bỏ cái cá tính tư sản, cái tự do tư
sản, thứ tự do bóc lột sức lao động của người khác để hình thành một xã hội
mới mà ở đó mọi người được tự do, bình đẳng, tự do định đoạt số phận của
mình và đây cũng chính là điều kiện, là mục tiêu cao cả nhất cho sự phát
chung của xã hội. Do vậy, phải “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai
cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát
triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người”10. Ở đây, vấn đề giải phóng con người theo C.Mác và Ph. Ăngghen
khơng chỉ dừng lại ở việc xố bỏ áp bức, bóc lột, thiết lập những quan hệ tự
do, cơng bằng giữa người với người, mang lại những cơ sở vật chất và tinh
thần bảo đảm cuộc sống con người, mà xa hơn và nhân văn hơn là giáo dục và
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 626
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 617.
10
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 628.
8
9
9
tạo ra các điều kiện thuận lợi cho mỗi người có thể phát triển tồn diện những
khả năng của mình. Để đạt tới mục tiêu cao cả đó, C.Mác và Ph. Ăngghen đã
sử dụng đến phương thức đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, thậm chí cịn
phải thực hiện một sự chuyên chính nhất định để bảo vệ mục tiêu giải phóng
xã hội, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Đó là một thứ bạo lực tiến
bộ, cách mạng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chính điều chân lý thiêng
liêng cao cả đó mà C.Mác và Ph. Ăngghen mạnh dạn tuyên bố: “Những người
cộng sản coi là điều đáng khinh bỉ, nếu giấu giếm những quan điểm và ý định
của mình. Họ cơng khai tun bố rằng mục đích của họ chỉ có thể đạt được
bằng cách dùng bạo lực lật đổ toàn bộ trật tự xã hội hiện hành”11.
Bằng phương pháp duy vật biện chứng, C.Mác và Ph. Ăngghen đã
chứng minh một cách khoa học về sự diệt vong không thể tránh khỏi của chủ
nghĩa tư bản, về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang một hình
thái kinh tế – xã hội cao hơn, đó là chủ nghĩa cộng sản. Hai ơng chỉ ra rằng
bước q độ đó diễn ra không phải tự phát mà phải bằng con đường cách
mạng lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản và xoá bỏ các quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu C.Mác và Ph. Ăngghen đã phát
hiện ra lực lượng xã hội có khả năng thực hiện bước q độ đó là giai cấp vơ
sản. Giai cấp có sứ mệnh lịch sử đào huyệt chơn chủ nghĩa tư bản và xây
dựng một xã hội tốt đẹp hơn – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Theo C.Mác và Ph. Ăngghen giai cấp công nhân là giai cấp tiêu biểu cho lực
lượng sản xuất tiến bộ nhất, là giai cấp được rèn luyện trong nền đại cơng
nghiệp, là sản phẩm của chính bản thân nền đại công nghiệp, cho nên giai cấp
vô sản là giai cấp tiên tiến nhất, có tinh thần triệt để cách mạng nhất, có khả
năng hành động cách mạng kiên quyết nhất, có tính tổ chức và kỷ luật cao
nhất, là giai cấp duy nhất đóng vai trị lãnh đạo cách mạng. C.Mác và Ph.
11
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 646.
10
Ăngghen chỉ rõ: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư
sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai
cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp,
cịn giai cấp vơ sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”12.
Tuy nhiên, để thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó, theo C.Mác và Ph.
Ăngghen điều kiện tiên quyết là giai cấp vô sản phải tổ chức ra chính đảng
độc lập của mình. Vì chỉ khi nào giai cấp vơ sản tổ chức được chính đảng
chính trị độc lập của mình, thì khi đó cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mới
chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, có tổ chức, có lãnh đạo.
C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: Trong cuộc đấu tranh của mình, chống
quyền lực liên hợp của các giai cấp có của, giai cấp vơ sản chỉ khi được tổ
chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các chính đảng cũ do các
giai cấp của nó lập nên, thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp.
Nhờ có sự tiếp cận lịch sử – lơgíc đó, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chăm
lo đến những điều kiện, nhân tố để giai cấp vơ sản có khả năng đương đầu với
giai cấp tư sản để thực hiện mục tiêu độc lập, tự do thực sự cho con người. Đó
là giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại, phải chuyển kiểu
đấu tranh từ tự phát thành tự giác và nhất thiết phải có lý luận tiền phong soi
đường và phải có bộ phận tiên tiến nhất của giai cấp cách mạng lãnh đạo.
Theo C.Mác và Ph. Ăngghen: “Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ
phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận
luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên, về mặt lý luận, họ hơn bộ phận cịn lại
của giai cấp vơ sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả
của phong trào vô sản”13. Như vậy, giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân bị
áp bức dưới sự soi sáng của chủ nghĩa Mác và sự tiên phong của Đảng cộng
sản thực hiện một cuộc đấu tranh sống còn với những cản trở cuối cùng trong
12
13
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 610.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 614-615.
11
lịch sử để giả phóng tồn ven con người. Đó là sự vận động, phát triển hợp
quy luật, đúng tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại. “Giai cấp tư sản sản
sinh ra những người đào huyệt chơn chính nó. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản
và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”14.
Q trình luận giải về mơ hình xã hội, C.Mác và Ph. Ăngghen còn chỉ
ra rằng, sự phát triển đồng đều và cân bằng giữa các vùng miền, đặc biệt giữa
thành thị và nông thôn là một trong những đặc trưng của xã hội tương lai.
“Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm
mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn” 15. Trên thực tế thường đi
cùng với sự phát kinh tế là sự gia tăng chênh lệch giàu nghèo, nhất là giữa
khu vực thành thị và nông thôn. Điều này đã được minh chứng rõ nét trong xã
hội tư bản rất nhiều người khơng được hưởng lợi, thậm chí cịn bị thiệt thịi từ
sự phát triển đó. Do vậy, bảo đảm phát triển đồng đều và cân bằng là trong
những yếu tố quan trọng để có sự bình đẳng và công bằng cho mọi thành viên
trong xã hội mới.
Bên cạnh đó, hai ơng cịn đề cập đến vấn đề giáo dục và các mối quan
hệ trong gia đình. C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: sự khác biệt về thu
nhập, trong những điều kiện nào đó có thể chuyển đổi, nhưng sự khác biệt về
học vấn thì sẽ kéo dài cả thế hệ. Sự phân tầng về học vấn là nguyên nhân
quan trọng nhất làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng trong xã hội. Do vậy trong
xã hội mới phải tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội như nhau trong giáo
dục, học hành, đặc biệt là đối với trẻ em “Giáo dục công cộng và không mất
tiền cho tất cả trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các cơng xưởng
như hiện nay…”16. Cịn đối với các quan hệ trong gia đình, Tun ngơn của
Đảng cộng sản đã nêu rõ bản chất quan hệ gia đình tư sản dựa trên tư bản, lợi
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 613.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 627-628.
16
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 628.
14
15
12
nhuận cá nhân, đặc biệt người phụ nữ bị coi như một cơng cụ sản xuất. “Gia
đình tư sản hiện nay dựa trên cơ sở nào? Dựa trên tư bản, trên lợi nhuận cá
nhân…Đối với người tư sản, vợ hắn chẳng qua chỉ là một cơng cụ sản xuất”17.
Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn có một xã hội phát triển văn minh
thì các mối quan hệ gia đình phải được tạo lập trên cơ sở bình đẳng, đó cũng
là một đặc trưng của xã hội tương lai. Còn trên phạm vi quốc tế, để xây dựng
mối quan hệ bình đẳng giữa các dân tộc cũng phải xuất phát từ điều kiện “xố
bỏ nạn người bóc lột người” để tiến tới xoá bỏ “nạn dân tộc này bóc lột dân
tộc khác”. Bởi, nguyên nhân của sự bất bình đẳng, áp bức của dân tộc này đối
với dân tộc khác nằm trong chính sự bất bình đẳng, đối kháng lợi ích của nội
bộ mỗi dân tộc. Chính vì thế mà “Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong
nội bộ dân tộc khơng cịn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc đồng thời cũng
mất theo”18.
Như vậy, thông qua Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.
Ăngghen nhằm hướng tới mục đích giải phóng triệt để con người, tạo mọi
điều kiện để con người được sống tự do, bình đẳng, được phát triển tồn diện
cá nhân. Đây chính là giá trị cao nhất và tập trung nhất của tác phẩm. Và đây
cũng là ước mơ, là khát vọng từ ngàn đời nay của các thế hệ con người trong
lịch sử phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, điều khác biệt căn bản ở đây là
quan điểm xem xét, đánh giá con người, giải phóng con người, cũng như chủ
trương xây dựng con người mới trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản không
phải là sự ban tặng của thượng đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó, mà
trước hết là kết quả có tính quy luật của tiến trình vận động xã hội, cùng với
nó là kết quả của cuộc đấu tranh khơng mệt mỏi của con người chống các thế
lực áp bức, bóc lột, chống lại các giai cấp phản động, chinh phục thiên nhiên
và bảo về môi trường sống. Nằm trong quy luật chung ấy, chính sự phát triển
17
18
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 620 và 623.
. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb CTQG, Sự thật, Hà Nội, 1995, tập 4, tr 624.
13
của chủ nghĩa tư bản cũng là một mắc xích, một nấc thang quan trọng trong
tiến trình đi tới tự do, bình đẳng và giải phóng con người. Bởi vì, chính sự
phát triển của nền đại cơng nghiệp dưới chế độ tư bản, một mặt đã thúc đẩy sự
lớn mạnh, trưởng thành cả về số lượng và chất lượng của giai cấp cơng nhân.
Mặt khác, cũng chính nền đại cơng nghiệp này cùng với phương thức thống
trị xã hội lại là động lực thúc đẩy giai cấp cơng nhân đồn kết lại và làm cho
các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Và cuối cùng, bản thân nền đại công
nghiệp đó, cùng tất cả các lực lượng sản xuất, kỹ năng lao động và các nguồn
lực vật chất mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cũng chính là sự chuẩn bị những
điều kiện cơ sở vạt chất cần thiết cho nền sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Đó
cũng là những điều kiện, những động lực thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện
mục tiêu giải phóng con người áp bức, bóc lột, bất cơng, mang lại cho nhân
loại sự tự do, bình đẳng, hạnh phúc và phát triển tồn diện. Chính trong mục
tiêu ấy đã hàm chứa tính nhân văn cao cả của Tun ngơn của Đảng cộng sản
nói riêng, học thuyết Mác – Lênin nói chung, mà khơng có bất cứ một học
thuyết nào khác có thể làm được, cũng như khơng có bất cư một âm mưu, thủ
đoạn nào có thể đánh đổ nổi.
Tuy nhiên, trước sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay,
học thuyết Mác – Lênin nói chung, vấn đề con người trong Tun ngơn của
Đảng cơng sản nói riêng đang chịu sự tác động khá lớn từ nhiều phía. Trước
hết, do sự điểu chỉnh, thích nghi và tiếp tục phát triển về nhiều mặt của chủ
nghĩa tư bản nên các nhu cầu cơ bản của giai cấp công nhân, nhân dân lao
động đang được đáp ứng ở mức độ nhất định, làm cho con người dễ chịu hơn
với xã hội tư bản. Hai là từ ngay trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, mơ hình
chủ nghĩa xã hội hiện thực bị sụp đổ do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn
đề con người phát triển triển một cách tự do, tuỳ tiện, dẫn đến tư tưởng hồi
nghi khả năng giải phóng con người của chủ nghĩa xã hội. Lợi dụng sự thoái
14
trào của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa bá quyền, nước lớn áp đặt các giá trị văn
hoá, giá trị người theo ý đồ của họ. Thêm nữa, các nhân tố tạo nên sức mạnh
để giải phóng và phát triển con người trong thời điểm hiện nay có sự sa sút
sức chiến đấu, đó là sự phân hố giai cấp cơng nhân, vai trị lãnh đạo của
Đảng cộng sản bị mờ nhạt, suy yếu…Đây chính là một trong những trở ngại
trực tiếp trong q trình tiến tới giải phóng triệt để con người.
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời cách đây hơn 160 năm. Lúc đó
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới chỉ được dựng lên một khn hình
dựa theo suy luận lơgíc khoa học, chứ chưa trở thành hiện thực. Cho nên, hình
ảnh con người cộng sản chủ nghĩa chưa được cụ thể và hoàn chỉnh. Sự phát
triển của chủ nghĩa xã hội qua từng giai đoạn và ở mỗi quốc gia dân tộc cũng
khác nhau. Do vậy, tìm một mơ hình con người xã hội chủ nghĩa, cộng sản
chủ nghĩa cho mỗi nước đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là công
việc của Đảng cộng sản ở từng nước.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc tư tưởng về giải phóng và phát triển con
người của C.Mác và Ph. Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản nói
riêng và học thuyết Mác – Lênin nói chung, trong suốt q trình lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như cơng cuộc đổi mới, xây dựng và
phát triển đất nước hiện nay, Đảng ta luôn xác định vấn đề con người là gốc
rễ, cội nguồn của mọi công việc; vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự
nghiệp cách mạng.
Ngay trong bản chính cương vắn tắt đầu tiên năm 1930, Đảng ta đã
khẳng định: mục đích tiến hành cách mạng là để đánh đổ để quốc và phong
kiến, giải phóng dân tộc, giải phóng con người cần lao khỏi áp bức, bóc lột và
đi tới chủ nghĩa cộng sản.
Tư tưởng đó được Đảng ta nhận thức và phát triển ngày càng sâu sắc
hơn trong q trình lãnh đạo cách mạng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua các
15
kỳ đại hội của Đảng. Tại Đại hội III, Đảng ta xác định “con người là vốn quý
nhất”, đến Đại hội IV, luận điểm đó được Đảng ta phát triển thành “con người
mới – con người làm chủ tập thể”. Đại hội V tiếp tục phát triển luận điểm con
người mới, đồng thời nhấn mạnh lòng nhân ái là truyền thống đặc trưng của
nhân dân ta. Đến Đại hội VI, VII, nhất là từ Hội nghị lần thứ tư (khoá VII),
nhận thức về vai trò nhân tố con người của Đảng ta được nâng lên một tầm
cao mới. Tại hội nghị này, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “chúng ta
cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con
người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hoá, mọi
nền văn minh của quốc gia”. Đặc biệt, trong cương lĩnh xây dựng đất (1991)
Đảng ta xác định: “nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực
con người Việt Nam, trong đó có tiềm lực trí tuệ” và “đặt con người vào vị trí
trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội”. Tại Đại hội VIII, Đảng
ta khẳng định: “phát triển đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hố,
hiện đại hố”. Trên nền tảng tư duy đó, Đại hội xác định: “Nâng cao dân trí,
bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố
quyết định thắng lợi của công cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố” 19. Quan
điểm của đại hội là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng
định những quan điểm cơ bản về con người và phát huy vai trị nhân tố con
người trong sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội xác
định, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế – xã
hội.
Xác định con người là động lực phát triển kinh tế – xã hội, Đại hội chỉ
rõ: “nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
19. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,Nxb CTQG, H,1996,
tr21.
19
16
kinh tế nhanh và bền vững”20, “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại
đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí
thức do Đảng lãnh đạo kết hợp hài hồ các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội
phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của xã
hội”21, “Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt
Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và
động lực của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố”22.
Xác định con người là mục tiêu của phát triển kinh tế – xã hội, trên cơ
sở nhất quán những nội dung cụ thể được trình bày trong Nghị quyết Trung
ương 5 khố VIII, Đại hội IX xác định: “Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ,
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan
dung, tơn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hố, quan hệ hài hồ trong gia
đình, cộng đồng và xã hội, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát
huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”23.
Như vậy, Đại hội IX bổ sung, làm rõ thêm về con người phát triển tồn
diện, có yếu tố mới như: trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo, quan hệ hài hồ
trong gia đình, cộng đồng và xã hội, ý chí tự lực tự cường xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Nhất quán với quan điểm của các kỳ đại hội, nhất là quan điểm của Đại
hội IX, Đại hội X Đảng ta tiếp tục kế thừa và phát triển các quan điểm lý luận
về con người, Đại hội chỉ rõ: “Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, dựa vào
nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân…” 24, “Phải gắn
20. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr 108-109.
21, 22. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb CTQG, HN,
2001, tr 86, 91.
20
21
22
23. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,Nxb CTQG, HN, 2001, tr
114.
24
24, 25, 26. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN,
2006, tr 71, 178-179, 95.
23
17
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển toàn diện con người,
thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội, tạo nhiều việc làm, cải thiện
đời sống, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xố đói, giảm nghèo” 25,
“Đổi mới tồn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao”26.
Đảng ta xác định, tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia
và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà
nước và toàn dân, trong đó qn đội và cơng an nhân dân là lực lượng nịng
cốt. Vì vậy, việc xây dựng qn đội nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ
nói riêng có ý nghiã hết sức quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Tại Đại hội
VI Đảng ta xác định: “Xây dựng quân đội nhân dân chính quy ngày càng hiện
đại có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, có tổ chức hợp lý, cân đối, gọn và
mạnh, có kỷ luật chặt chẽ, có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu
cao”27.
Đến Đại hội VII và Đại hội VIII, Đảng ta tiếp tục xác định: “Xây dựng
các lực lượng vũ trang nhân dân có chất lượng ngày càng cao, xây dựng quân
đội nhân dân cách mạng chính quy, từng bước hiện đại, tinh nhuệ, với cơ cấu
tổ chức và quân số hợp lý, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến
đấu”28 , “xây dựng lực lượng quân đội và công an nhân dân cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”29.
27. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb CTQG, HN, 1986, tr 38.
25
26
28. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb CTQG, HN, 1991, tr 85-86
29. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, HN, 1996, tr 119.
30. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN, 2001, tr 40-41 và 118.
27
28
29
18
Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định phương hướng xây dựng quân đội
và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đồng
thời đặt ra một số tiêu chí cơ bản trong xây dựng quân đội để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, đó là: “Có bản
lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân
dân; có trình độ học vấn và chun mơn nghiệp vụ ngày càng cao; quý trọng và
hết lòng phục vụ nhân dân; có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị,
kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang; có năng lực chỉ huy và tác chiến thắng
lợi trong bất cứ tình huống nào; có trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức chiến đấu
ngày càng cao, thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành
động xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh
quốc gia, ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo
đảm tốt trật tự an toàn xã hội”30. Đại hội IX còn khẳng định: tăng cường sức
mạnh chiến đấu của quân đội ta hiện nay là một yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp
thiết. Trước hết cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu là: “Thường xuyên
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân
đội nhân dân và công an nhân dân, đối với sự nghiệp quốc phịng và an ninh”31,
“Khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ,
kiến thức lãnh đạo, quản lý và công tác vận động nhân dân…”32, “Xây dựng đội
ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các cấp, vững vàng về
chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và
năng lực hoạt động thực tiễn sáng tạo, gắn bó với nhân dân”33.
30
30, 31, 32, 33. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, HN, 2001, tr 40-41
và118, 41-42 và119, 53-54, 141.
32
34. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN, 2006, tr 108-109.
31
33
19
Nhất quán với các quan điểm trên đây, căn cứ vào yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước trong điều kiện mới, tại Đại hội X Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “Xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân vững
mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, anh ninh kinh tế, anh ninh tư tưởng văn hố
và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an tồn xã hội; giữ vững ổn định
chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt
động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”34.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đặt ra, Đại hội X xác định các nhiệm
vụ và giải pháp cơ bản sau đây:
Một là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, cơng chức và cho tồn dân,
có nội dung phù hợp với từng đói tượng và đưa vào chương trình chính khố
trong các nhà trường theo cấp học, bậc học.
Hai là, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường sức mạnh
quốc phòng và an ninh trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng của đất nước.
Ba là, xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Bốn là, xây dựng, bổ sung cơ chế lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nước đối với hoạt động quốc phòng, an ninh.
Những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp về quốc phịng và an ninh nói
chung và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ lực lượng vũ trang nói riêng do
các kỳ đại hội, nhất là Đại hội IX và Đại hội X của Đảng ta đề ra mang nhiều
nội dung và tư tưởng mới, cao hơn trước, ngày càng thể hiện rõ nét tư duy
34
20
mới của Đảng ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đó là kết
quả biện chứng, tổng hợp từ những đánh giá tổng quát của Đảng ta về tình
hình thế giới, khu vực và đất nước trong thế kỷ 20, dự báo tình hình những
năm đầu thế kỷ 21. Đặc biệt, những quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp ấy
được rút ra trực tiếp từ những đánh giá của Đảng ta về kết quả 20 năm đổi
mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN vừa qua, đồng thời dự báo
những âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống
phá cách mạng nước ta trong những năm tới.
Quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh những quan điểm, nhiệm
vụ và giải pháp về quốc phòng và an ninh do các kỳ đại hội, nhất là Đại hội
IX và Đại hội X đề ra là nghĩa vụ thiêng liêng, là trọng trách nặng nề của toàn
Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Mỗi chúng ta nỗ lực thực hiện đầy đủ những
quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp ấy là thiết thực góp phần vào thực hiện
thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong tình hình
mới.