Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Chiến lược xâm nhập thị trường bia rượu, nước giải khát việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.53 KB, 30 trang )

PHỤ LỤC
I Lời mở đầu
II Tổng quan lý thuyết
I.1
I.2
I.3
II.
II.1
II.1.1
II.1.2
II.2
II.2.1
II.2.2
II.3
II.3.1
II.3.2
II.4
II.4.1
II.4.2
II.4.3
II.4.4
II.4.5
II.5

Tính hấp dẫn của thị trường
Cơ hội nghành kinh doanh
Phân tích rủi ro quốc gia
Giải quyết vấn đề
Đánh giá tính hấp dẫn cảu thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam
Nguồn lực của thị trường bia rượu
Thị trường bia rượu nước giải khát Việt Nam


Cơ hội thị trường
Bản mô tả sản phẩm, dịch vụ
Đánh giá cơ hội thị trường
Cơ hội nghành
Các nhân tố bên ngoài
Các nhân tố bên trong
Phân tích rủi ro quốc gia
Rủi ro kinh tế
Rủi ro pháp luật
Rủi ro lãi suất
Rủi ro đặc thù
Các rủi ro khác
Chiến lược xâm nhập thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam


I.LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay nước giải khát và bia rượu được đại đa số người Việt Nam biết đến như
một nhu cầu thiết yếu hàng ngày, xuất hiện trong các bữa tiệc, làm việc, đi
chơi…..có thể nói thị trường nước ngọt, bia rượu diễn ra tại việt nam ngày càng trở
nên hấp dẫn hơn và được quan tâm nhiều hơn. Vậy tính hấp dẫn cả thị trường này
là gì mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam lại hướng tới. Liệu thị trường bia rượu,
nước giải khát mang lại cho các doanh nghiệp cơ hội gì? Và nhưng rủi ro quốc gia
mà họ phải đối mặt là gi? Bài thảo luận của nhóm 6 về đề tài này sẽ giúp chúng ta


tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, đồng thời nhóm sẽ đưa ra ý kiến việc lựa chọn
chiến lược xâm nhập thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam?

II.TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Tính hấp dẫn của thị trường.

2.1.2 Nguồn lực: Quốc gia này có phải là nguồn quan trọng của:
- Lao động có trình độ.
- Nguyên vật liệu thô.
- Phụ kiện.
- Lao động.
- Sáng tạo công nghệ.
- Học hỏi, kinh nghiệm.
2.1.2 Thị trường: Nhu cầu này có quan trọng ở quốc gia đó hay không?


- Tốc độ tăng trưởng.
- Quy mô.
- Chất lượng khách hàng.
2.1.3. Cạnh tranh : Khả năng sinh lợi ngắn hạn? Khả năng sinh lợi dài hạn?
- Sức ép của đối thủ cạnh tranh.
- Rào cản gia nhập.
- Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng.
- Sự có mặt ở quốc gia này là cần thiết đối với năng lực cạnh tranh toàn cầu?
2.1.4. Khuyến khích đầu tư.
- Chất lượng của hạ tầng và các dịch vụ hỗ
- Vị trí.
- Thuế.
- Trợ cấp, bảo hộ.
- Hạ tầng.
- Các cam kết của chính phủ.
2.2. Cơ hội ngành kinh doanh.


2.3. Phân tích rủi ro quốc gia.
Khái niệm: Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự iện về kinh tế,

chính trị, ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư.
Rủi ro quốc gia cũng bao gồm khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ
chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp
tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ.
2.3.1Rủi ro kinh tế: một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỉ le tăng
trưởng mà tạo ra một sự thay đổi chủ yếu trong thu nhập kì vọng của một đầu tư.tủi
ro này phát sinh từ khả năng tiềm tàng của nhưng thay đổi bất lợi trong mục tiêu
của các chính sách kinh tế chủ yếu hay phát sinh từ một từ một thay đổi đáng kể
trong lợi thế so sánh của một quốc gia.
+ Economic growth.


+Variability.
+Inflation.
+Cost of inputs.
+Exchange rates.
2.3.2 Rủi ro chính trị: liên quan đến một thay đổi trong thể ché chính trị xuất phát
từ một sự thay đổi trong quyền lực kiểm soát chính phủ, cơ cấu xã hội hay các
nhân tố phi kinh tế khác. Loại rủi ro này bao hàm khả năng tiềm tàng đối với xung
đột bên trong và bên ngoài, rủi ro sung công. Đánh giá rủi ro này phải đòi hỏi phân
tích nhiều nhân tố, bao gồm các mối quan hệ của đảng khác nhau trong một quốc
gia, quá trình ra quyết định trong chính phủ và lịch sử quốc gia đó
2.3.3 Rủi ro cho các nhà đầu tư.
+Giảm giá trị tài sản ( chiến tranh, bạo động).
+Mất tài sản (sung công quỹ).
+Tài sản khó chuyển giao ( tranfer, freezer).
2.3.4 Rủi ro cho nhân viên.
+Bị bắt cóc.
+Gangsterism.
+ Bị lạm dụng.

2.3.5Operation exposure.
+Market disruption.
+Labour unrest.
+Racketing.
+Supplies shortage.


2.3.6 Rủi ro hoạt động.
+ Infrastructure.
- Fower, Telecommunication, transper.
- Supplies.
+ Regulations.
- Nationalistic preferences.
- Constraints on local capital, local content,
- Taxes.
2.3.7Rủi ro cạnh tranh.
+ Rủi ro trong kinh doanh.
- Tham nhũng.
- Carels.
- Networks.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
3.1 Đánh giá tính hấp dẫn của thị trường bia rượu, nước giải khát Việt Nam
3.1.1Nguồn lực của thị trường bia rượu nước giải khát
Đánh giá về năng lực sản xuất nước giải khát nói chung của Việt Nam một cách
khá chi tiết cho đến nay chưa có một báo cáo cụ thể nào. Theo thống kê đến 2012
cả nước có 134 doanh nghiệp sản xuất, gồm các doanh nghiệp trong nước và có
vốn FDI, trong đó có 10 doanh nghiệp được coi là dẫn đầu như Công ty quốc tế
IBC ,Tập đoàn Tân Hiệp Phát, Coca – Cola Việt Nam, Công ty CN chế biến thực



phẩm quốc tế, Công ty cổ phần Sài Gòn–Tribeco, Công ty TNHH Red Bull VN
(FDI)… Việc có mặt khoảng 50% số doanh nghiệp trong tốp dẫn đầu thị trường
nước giải khát là các doanh nghiệp FDI và hàng trăm các doanh nghiệp trong nước
khác,chứng

tỏ

sức

thu

hút

to

lớn

của

thị

trường

này

Xét về trình độ máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất nước giải khát ở Việt Nam
thì máy móc, thiết bị đang được sử dụng có đến 52% là lạc hậu và rất lạc hậu, 38%
trung bình, chỉ có 10% hiện đại. Tỉ lệ sử dụng công nghệ cao mới chỉ có 2%. Tuy
nhiên, Việt Nam có thuận lợi về nguồn “đầu vào”, đó là nguồn trái cây tươi , trong

đó ở miền Tây Bắc bộ có 87 nguồn, Đông Bắc bộ 14 nguồn, đồng bằng Bắc bộ 17
nguồn, Bắc Trung bộ 22 nguồn, duyên hải Nam Trung bộ 56 nguồn, cao nguyên
Nam Trung bộ 24 nguồn, Đông Nam bộ 13 nguồn và Đồng bằng sông Cửu Long
54 nguồn. Ngoài ra, Việt Nam còn có các nguồn nông sản khác như đậu tương
đang được dùng vào chế biến nước bổ dưỡng như sữa đậu nành Vinasoy, Fami của
Công ty CP Sữa đậu nành Việt Nam .
Theo một báo cáo của tổ chức Business Monitor International – BMI, tốc độ tăng
trưởng kinh doanh NGK trong 5 năm từ 2013 đến dự báo 2017 sẽ có mức tăng
khoảng 20% khi thu nhập đầu người dân tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải
thiện. Chính vì vậy mà trong năm 2010 vừa qua, việc nhập khẩu NGK về Việt
Nam, nhất là các loại NGK có gas như sản phẩm Coca – Cola , Redbull…đã xảy
ra. Điều này cũng cho thấy năng lực sản xuất trong nước về một số loại sản
phẩmcònthấphơnnhucầu.
3.1.2 Thị trường bia rượu nước giải khát ở Việt Nam
Với 3 tỷ lít bia được tiêu thụ mỗi năm, Việt Nam dễ dàng trở thành đích ngắm của
các doanh nghiệp, bất chấp những bất lợi có thể xảy ra một khi thuế suất đánh vào
mặt hàng bia bị nâng lên và lệnh cấm cán bộ công chức nhà nước tiêu thụ rượu bia
trong thời gian làm việc đã được ban hành từ lâu.


Thị trường màu mỡ
Dù kinh tế ảm đạm, tăng trưởng GDP giảm sút, sức tiêu thụ các ngành hàng nhìn
chung yếu, số lượng các doanh nghiệp phá sản, giải thể đều tăng mạnh, ngành bia
vẫn tăng trưởng đều đặn với mức 10%/năm trong khi người Việt luôn nằm trong
top 25 nước uống bia khủng khiếp nhất thế giới, thứ 3 của châu Á, và nhiều năm
dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Năm 2013, thị trường Việt đã tiêu thụ tới 3 tỷ lít
bia với quy mô thị trường lên tới 3,67 tỷ USD Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng năm 2013 là
12%. Ước tính trong năm 2014 mức tiêu thụ và tỷ lệ tăng trưởng của mặt hàng bia
tại Việt Nam sẽ có thể tăng thêm khoảng 5% dù cho nền kinh tế vẫn gặp khá nhiều
khó khăn. Thậm chí, có những ý kiến cho rằng, vốn là một mặt hàng “giải sầu”,

kinh tế càng khó khăn, nỗi lo càng lớn thì con người lại càng có xu hướng tìm đến
bia rượu để giải quyết tâm tình. Hơn nữa, “giao dịch trên bàn nhậu”, bất kể nội
dung là gì, đã trở thành thói quen ăn sâu vào cung cách làm việc ở Việt Nam.
Cùng với sức tiêu thụ khổng lồ của thị trường, đã có rất nhiều các thương hiệu bia
trong nước đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy
và các doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm cách chen chân vào thị trường đang
được coi là khá màu mỡ này.
Khi dân số Việt Nam đã vươn tới con số 90 triệu người, đa phần là trẻ, đó chính là
động lực của tăng trưởng. Với dự báo thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt gần
4.500 đô la Mỹ vào năm 2020, người Việt có xu hướng chi tiêu thoải mái hơn. Thị
trường nước giải khát không cồn tăng trưởng thuộc loại cao nhất trên thế giới,
nhưng ở Việt Nam, người tiêu dùng mới tiêu thụ khoảng 20 lít nước đóng
chai/người/năm, chỉ bằng một nửa so với mức trung bình trên thế giới.


Theo Euromonitor, quy mô thị trường đồ uống của Việt Nam năm 2012 có giá trị
khoảng 54,000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 22% trong giai đoạn
từ 2007-2012. Từ nay đến năm 2015, con số này sẽ ở mức 20%. Ngành trà đóng
chai đã có tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ cao nhất với tỷ lệ tăng trưởng kép là
48.2%/năm trong giai đoạn 2007-2012. Cũng theo Euromonitor, doanh số của
nước uống đóng chai, trà đóng chai và nước trái cây được mong đợi sẽ tiếp tục
tăng bởi những ích lợi cho sức khỏe và tính tiện lợi.
Nhìn rộng hơn, từ bàn đạp Việt Nam, các nhà đầu tư có cơ hội tiếp cận một thị
trường chung ASEAN lớn hơn với 600 triệu dân. Chưa hết, các hiệp định mậu dịch
tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sẽ ký kết sẽ mở cánh cửa vào thị trường rộng lớn
hơn nữa. Và không ngạc nhiên khi Việt Nam trở thành điểm hẹn của các nhà đầu
tư quốc tế, trong đó có ngành đồ uống.
Thị trường nước giải khát: Miếng bánh vẫn còn lớn
Theo những số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiên Thương mại và Đầu tư TP
HCM, trong cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mặt hàng nước giải khát hầu như

không bị tác động. Các nhãn hàng nước giải khát vẫn có doanh số tăng trưởng
khoảng 800%/năm. Đồ uống cũng là mặt hàng duy nhất đang giữ phong độ quảng
bá thương hiệu trong lúc các ngành hàng khác đều cắt giảm tối đa chi phí.Tuy
nhiên, do thiếu kiểm soát nên thị trường nước giải khát đang đứng trước hiện trạng
thực, giả lẫn lộn. Từ thực tế này cho thấy, nếu các DN sản xuất nước giải khát
trong nước không có cái nhìn nghiêm túc và chiến lược, sẽ mất thị phần ngay trên
“sân nhà”.
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2435 phê duyệt quy hoạch phát triển
ngành bia – rượu-nước giải khát đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2010, ngành này
sẽ đạt sản lượng 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công nghiệp, 2 tỷ lít nước giải khát,


kim ngạch xuất khẩu 70-80 triệu USD. Nhà nước khuyến khích các thành phần
kinh tế đầu tư sản xuất nước giải khát với thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Theo thống kê chưa đầy đủ, có tới
50% trong tổng số 400 cơ sở sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sở dĩ có tình trạng nhiều sản phẩm “lập lờ đánh lận
con đen” là bởi các quy định của pháp luật về quản lý mặt hàng này còn nhiều lỏng
lẻo.
Theo quy định tại Luật Chất lượng hàng hóa, Pháp lệnh An toàn vệ sinh thực
phẩm, Nghị định 89 về ghi nhãn hàng hóa thì các hoạt động sản xuất kinh doanh
nước giải khát là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Để được sản xuất mặt hàng
này, cơ sở sản xuất phải có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện
vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi xuất phát từ công nghệ sản xuất nước giải khát hiện
nay là công nghệ pha chế hương liệu. Cho dù có là trà, cam, táo, nho hay thảo mộc
chăng nữa, nếu thiếu chất tạo màu, tạo mùi thì không thể giữ hương vị để cả năm,
phơi mưa phơi nắng trên quầy kệ bán ngoài đường mà không bị hư hỏng. Các công
đoạn pha chế cũng ngày càng đơn giản, khi các hương liệu tạo màu, tạo mùi, dịch
quả, luôn có sẵn đủ các hương vị theo trái cây tự nhiên. Sản phẩm cao cấp thì dùng
thêm đường trái cây vào cùng với đường kính để nước có hương vị thơm ngon

hơn.
Theo TS Hồ Sĩ Thắng – Phó tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng
VN, “nếu để các DN tự công bố, cơ quan quản lý nhà nước hậu kiểm thì rõ ràng
chúng ta không có đủ lực lượng để làm việc này. Với thực trạng hiện nay, cần phải
thay đổi nội dung và phương thức quản lý. Theo đó, đối với thực phẩm có nguy cơ
cao như nước giải khát thì thay vì để cho nhà sản xuất tự công bố chất lượng,
chúng ta cần tiến hành chứng nhận hợp quy, để các tổ chức chuyên môn đánh giá
xem có đủ điều kiện không, trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp giấy


phép để sản xuất. Định kỳ tiến hành thanh tra giám sát”. Ngoài ra, TS Thắng còn
cho cho rằng, thay vì quản lý bằng tiêu chuẩn, bằng văn bản pháp luật thì ngành
chức năng phải xây dựng các tiêu chuẩn an toàn quốc gia, quy định các tiêu chuẩn
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nước giải khát. Sản phẩm
nào có chứng nhận hợp quy định mới được phép lưu thông.
Thị trường còn nhiều tiềm năng
Trên thị trường nước giải khát hiện nay, Tân Hiệp Phát là Cty nước giải khát lớn,
sở hữu nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như Trà thảo mộc Dr. Thanh, Trà Xanh 0 độ,
Nước tăng lực Number One, Café VIP... Tân Hiệp Phát được đánh giá là Cty tiên
phong trong ngành thức uống có lợi cho sức khỏe, thân thuộc và gần gũi với người
Việt.
Đáng chú ý, nhiều DN VN sản xuất nước giải khát đang triển khai những sản phẩm
với thành phần tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thực
tế của người dân trong nước. Các công ty sản xuất nước uống đã đầu tư dây chuyền
sản xuất ngày càng hiện đại, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời những sản phẩm
mới như trà xanh, trà thảo mộc không đường dành cho người mắc bệnh tiểu đường
hay không thích thức uống có đường... Mức tăng trưởng này cũng chưa thể đáp
ứng nhu cầu còn quá lớn trong thời điểm hiện nay. Ông Nguyễn Thanh Phong –
Cục phó Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, miếng bánh của thị
trường nước giải khát VN còn khá nhiều đối với DN trong nước. Tuy nhiên, theo

ông Phong, không vì thế mà DN VN lơ là việc nâng cao chất lượng, nhằm đem đến
những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Sự cạnh tranh trên thị trường đồ
uống ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi DN không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu,
nhằm đưa ra những sản phẩm mới có chất luợng cao.
Cạnh tranh của thị trường


Việc giảm thuế nhập khẩu từ 45% đối với bia, 30% đối với nước giải khát có gas
xuống 0% khi Việt Nam gia nhập TPP đang đặt ngành bia, nước giải khát trong
nước trước cuộc cạnh tranh cực kỳ khốc liệt.
Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, 4 công ty bia lớn nhất VN tính tới thời
điểm này là Sabeco (bia Sài Gòn, bia 333), Habeco (bia Hà Nội), VBL (Heineken,
Tiger...) và Carlsberg. Trong đó, năng lực sản xuất của Sabeco và các công ty con,
công ty liên kết là 1,7 tỉ lít/năm.
Công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International năm 2011 ước khoảng
80% thị phần bia Việt Nam đang nằm trong tay 3 hãng Sabeco, Habeco và VBL.
Một lãnh đạo Hiệp hội Bia rượu – nước giải khát VN (VBA) cũng lạc quan cho
rằng: “Thị trường bia VN đã ổn định ở thế chân vạc với 3 đối thủ chính là bia Sài
Gòn, bia Hà Nội và VBL”.
Nhưng thực tế, mọi việc không đơn giản như vậy. Hiện có khoảng 30 thương hiệu
bia quốc tế đang có mặt tại VN. Đó là chưa kể sự xuất hiện rầm rộ của
bia Sapporo đến từ Nhật trong thời gian qua và sự âm thầm mở rộng thị phần của
Carlsberg tại thị trường VN trong mấy năm gần đây. Cuối năm 2011, hãng bia
Carlsberg (Đan Mạch) chính thức sở hữu toàn bộ Huda Beer. Carlsberg cũng đang
sở hữu 55% nhà máy bia tại Bà Rịa-Vũng Tàu có công suất 50 triệu lít/năm trong
liên doanh với Habeco.
Trong liên doanh Nhà máy bia Đông Nam Á (Halida) với Công ty bia Việt Hà,
Carlsberg sở hữu 60 và 30% trong liên doanh với Công ty bia Hạ Long. Với
Habeco, Carlsberg đang sở hữu 17,23% vốn điều lệ nhưng đang “đánh tiếng” tăng
phần vốn nắm giữ trong Habeco lên 30%.

Điều đáng nói là ngay từ đầu, việc quá chú trọng định vị dòng bia bình dân cho sản
phẩm của mình, các doanh nghiệp (DN) bia nội đã để phân khúc bia cao cấp rơi
vào tay nhà đầu tư ngoại. Trong khi đây chính là dòng sản phẩm mang lại giá trị
lợi nhuận cao. Thực tế cho thấy, tuy sản lượng chỉ b một nửa so với Sabeco, song


lợi nhuận mà Heineken thu về lại không kém Sabeco là mấy, khoảng trên 2.000 tỉ
đồng mỗi năm.
Tương tự trong lĩnh vực nước giải khát, nhiều công ty ngoại tranh thủ mua vào các
công ty nội địa đã có thương hiệu hoặc đã xây dựng thành công hệ thống phân
phối để thâm nhập thị trường nhanh hơn. Uni-President đã thâu tóm thành công
Tribico và hiện nắm giữ Nhà máy Tribico Bình Dương với công suất 40 triệu
thùng/năm. Kirin Holdings của Nhật Bản đã thâu tóm Intefoods, công ty sở hữu
thương hiệu trà bí đao Wonderfarm ở Việt Nam, thành công.
Ngoài Tân Hiệp Phát nổi đình nổi đám với trà xanh không độ, hầu hết DN nước
giải khát nội ngay từ đầu cũng đã định vị cho mình ở phân khúc bình dân. Bidrico
là một ví dụ. Sản phẩm nước giải khát đóng chai và lon của Bidrico (Công ty
TNHH Tân Hoàng Minh) đã từng đóng đô ở thị trường nông thôn 20 năm. Theo
ông Nguyễn Đặng Hiến, Giám đốc Bidrico, 70% doanh số của công ty là từ thị
trường nông thôn.
Thách thức trên sân nhà
Như vậy có thể thấy, dù đang chiếm ưu thế (ở phân khúc bình dân) nhưng cạnh
tranh tại thị trường nội địa trên lĩnh vực bia, nước giải khát hiện tại đã khá gay gắt.
Vì vậy việc giảm thuế xuống 0% khi VN tham gia TPP đang gây nên những lo
ngại thực sự cho các DN ngành này.
Sabeco ban đầu đã định vị và đang dẫn đầu thị trường dòng bia phổ thông. Song
tại đại hội đồng cổ đông thường niên của DN này vừa được tổ chức vào tháng
3.2013 tại TP.HCM, một trong 6 kế hoạch được lãnh đạo Sabeco triển khai là quốc
tế hóa thương hiệu bia Sài Gòn.
Cụ thể, công ty này tung 2 sản phẩm bia lon mới là Sài Gòn Special và Sài Gòn

Lager với gam màu xanh lá cây, khá gần với màu sắc của nhãn hàng Heineken.
Đây cũng là chiến lược được coi là “bịt lỗ hổng” phân khúc cao cấp nhằm cạnh
tranh trước mắt là bia Heineken của Sabeco. Tuy nhiên, còn quá sớm để đưa ra dự


báo cho tương lai của dòng sản phẩm quốc tế hóa này.
Mức tiêu thụ bia của người Việt Nam đã tăng hơn 200% trong 10 năm qua và hiện
đã vượt mức 3 tỉ lít/năm. Lợi thế của các công ty bia – nước giải khát nội là sự có
mặt lâu đời và đã đi vào tiềm thức của người dân. Nhưng nhu cầu tiêu dùng ở phân
khúc cao ngày càng lớn và tâm lý “sính ngoại” là không thể phủ nhận, nhất là
trong lĩnh vực đồ uống, cùng với việc thuế giảm về 0% là một thách thức lớn cho
DN nội trên chính sân nhà khi VN tham gia TTP.
Khuyến khích đầu tư vào thị trường
Trong quy hoạch được Bộ Công Thương phê duyệt mục tiêu tốc độ tăng trưởng
giá trị sản xuất toàn ngành rượu bia nước giải khát Việt Nam giai đoạn 2006-2010
đạt 12%/năm, giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm và giai đoạn 2016-2025 đạt
8%/năm. Đến năm 2010 sản lượng sản xuất đạt 2,5 tỷ lít bia, 80 triệu lít rượu công
nghiệp, 2 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 70-80 triệu USD. Đến năm
2015, sản lượng sản xuất đạt 4 tỷ lít bia, 188 triệu lít rượu công nghiệp, 4 tỷ lít
nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu từ 140-150 triệu USD. Đến năm 2025, sản
lượng sản xuất đạt 6 tỷ lít bia, 440 triệu lít rượu công nghiệp, 11 tỷ lít nước giải
khát.
Đối với ngành bia, sẽ tập trung cải tạo, mở rộng, đồng bộ hóa thiết bị để nâng cao
hiệu quả sản xuất. Xây dựng mới các nhà máy có quy mô công suất từ 100 triệu
lít/năm trở lên kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết để sản xuất
bia cao cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó phải xây dựng
và phát triển thương hiệu nhằm tăng năng lực cạnh tranh.
Đối với ngành rượu, khuyến khích phát triển sản xuất rượu quy mô công nghiệp
chất lượng cao với công nghệ hiện đại. Tăng cường hợp tác với các hãng rượu lớn
trên thế giới để sản xuất rượu chất lượng cao thay thế nhập khẩu và xuất khẩu.

Khuyến khích các làng nghề xây dựng cơ sở sản xuất rượu với quy mô công


nghiệp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ được bản
sắc truyền thống. Ngoài ra còn khuyến khích phát triển sản xuất rượu vang gắn với
phát triển các vùng nguyên liệu ở địa phương. Khuyến khích phát triển sản xuất
rượu quy mô công nghiệp chất lượng cao, giảm dần rượu nấu thủ công quy mô gia
đình. Giải pháp kết hợp này vừa giúp sản phẩm rượu có chất lượng cao, sản lượng
lớn, vừa không mất đi hương vị truyền thống đặc trưng, và đảm bảo VSATTP,
tránh sự độc hại của hình thức nấu rượu thủ công.
Đối với ngành nước giải khát, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản
xuất bằng thiết bị, công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi
trường. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước gắn với
việc xây dựng vùng nguyên liệu tại các địa phương. Trong đó, ưu tiên các doanh
nghiệp sản xuất nước giải khát từ hoa quả tươi và các loại nước giải khát bổ
dưỡng.
Để phục vụ mục tiêu quy hoạch phát triển ngành rượu bia nước giải khát cần 75
ngàn tỷ đồng. Theo đó, nguồn vốn đầu tư cho ngành giai đoạn 2008-2010 đã hơn
12,5 ngàn tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 sẽ là 22,7 ngàn tỷ đồng và giai đoạn 20162025 sẽ trên 39 ngàn tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ mọi thành phần
xã hội, vốn vay của các ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ nguồn
phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN...
Theo ông Nguyễn Quang Minh – Tổng giám đốc Tổng công ty Rượu bia nước
giải khát Sài Gòn để thực hiện được mục tiêu và định hướng phát triển ngành bia –
rượu – nước giải khát, cần có sự phát triển đồng bộ giữa các Bộ, ngành trung
ương, trên cơ sở phân định rõ chức năng, trách nhiệm của từng cấp. Việc quy
hoạch phải đảm bảo sản lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, phát triển mạnh
các thương hiệu hiện có, tăng cường hợp tác quốc tế để có sản phẩm cao cấp phục


vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó, mục tiêu của việc quy hoạch ngành bia – rượu – nước giải khát
nhằm phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm và môi trường sinh thái, phát triển ngành dựa trên cơ sở huy động nguồn lực
từ tất cả các thành phần kinh tế, dưới mọi hình thức đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội; áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, tập trung xây dựng một số
thương hiệu mạnh quốc gia để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
3.2 Cơ hội thị trường
3.2.1.

Bản mô tả sản phẩm/ dịch vụ :

- Là một trong những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của con người, sản phẩm nước
giải khát của Việt Nam đang có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian gần đây.
Xét trên phương diện cạnh tranh, thị trường nước giải khát đang có những biểu
hiện đáng quan tâm.
Theo một báo cáo gần đây của Cục quản lý cạnh tranh, trên thị trường nước giải
khát (NGK) Việt Nam hiện có khoảng 300 loại NGK với nhiều tính năng, tác dụng
khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh, tăng cường sức khỏe…
Tạm thời chúng ta có thể phân loại NGK theo 03 nhóm sau đây:
- Nhóm nước ngọt có gas như Coca – Cola, Pepsi, 7-Up, Mirinda, Twister, Sting,
Cola Number One, Cream Soda Number One, Soda…
- Nhóm nước ngọt không có gas như nước ép trái cây, sữa đậu nành, Trà xanh
Không độ, nước yến, cà phê đóng lon, nước tăng lực Number One…
- Nhóm nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai, đóng bình như La Vie, Aquafina,
Vĩnh Hảo…
Tổng sản lượng các loại nước giải khát nói trên đã đạt 3.013 ngàn lít năm 2010,


năm 2011 đạt 3.907 ngàn lít và năm 2012 đạt 4.055 ngàn lít . Nếu so với mặt hàng

bia, mức bình quân đầu người mới đạt gần 30 lít/năm 2012, thì bình quân đầu
người về nước giải khát đã cao gấp rưỡi, đạt 45,6 lít/người/năm 2012
3.2.2. Đánh giá cơ hội:
Việt Nam là một thị trường tiềm năng với rất nhiều các ưu điểm, là cơ hội tốt để
phát triển ngành công nghiệp bia rượu, nước giải khát.
- Thứ nhất, Việt Nam là một nước có nền kinh tế ổn định. Nền kinh tế” ở đây
không có nghĩa chỉ là các biến số vĩ mô có thể đo đếm được như tăng trưởng GDP
hay lạm phát, nó bao gồm cả yếu tố chính trị. Một thể chế chính trị ổn định đã và
đang là ưu thế đặc biệt của VN, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc chiến tranh địa –
chính trị vẫn đang diễn ra ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
- Thứ hai, Việt Nam có cơ cấu dân số vàng, với hơn 50% số dân đang trong độ tuổi
lao động, chiếm khoảng hơn 4,5 triệu dân. Dân số vàng, nói ngắn gọn là động lực
tăng trưởng của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
- Yếu tố thứ ba khiến thị trường Việt Nam trở thành trọng điểm của các tập đoàn
tiêu dùng đồ uống, nước giải khát chính là Việt Nam đã chính thức bước qua nhóm
quốc gia có thu nhập trung bình, đồng nghĩa sức mua, lượng tiêu thụ của những
người đang trog độ tuổi lao động đã được cải thiện và ngày càng tăng lên.
Với những yếu tố đó, trong những năm qua khi kinh tế khủng hoảng, thị trường
thực phẩm đồ uống của VN vẫn không ngừng tăng trưởng. Riêng thị trường đồ
uống có sức tăng trưởng trung bình ngành từ 20-40%, là mức tăng được đánh giá “
tạm thời có sự chùng xuống” so với trước đây, song vẫn có những DN cá biệt đạt
mức tăng trưởng tới 800% ( nguồn: Hiệp hội Bia- Rượu – Nước giải khát Việt
Nam)
Điều đồ cho thấy sức mua và khả năng tiêu thụ của người Việt Nam, với các sản


phẩm đồ uống từ bình dân, trung và cao cấp, không nhỏ.
3.3 Cơ hội của ngành
Ngành đồ uống Việt Nam những năm trở lại đây luôn duy trì tốc độ tăng
trưởng cao.

Mỗi năm, ngành này đóng góp cho ngân sách hàng chục nghìn tỷ đồng, giải quyết
việc làm cho hàng triệu lao động. Nhiều sản phẩm đồ uống không chỉ có chỗ đứng
vững chắc tại thị trường trong nước mà còn khẳng định được vị thế ở thị trường
nước ngoài. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập toàn cầu, sự phát triển, thâm nhập
sâu của đồ uống nước ngoài vào Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức
lớn đối ngành đồ uống nước ta. Những vấn đề trên đã được đưa ra thảo luận tại hội
thảo “Ngành Đồ uống Việt Nam hội nhập và thách thức” mới đây do Hiệp hội Bia
– Rượu –Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức.
Nhiều triển vọng
Tình hình sản xuất đồ uống Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng đều đặn,
đem lại nguồn thu lớn cho các đơn vị. Cụ thể, năm 2012, tổng sản lượng nước giải
khát ngành đạt 4,226 tỷ lít. Doanh thu sản lượng đồ uống, nước giải khát ngành đạt
7 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống đạt
9,6%.
Tại Hội thảo, có rất nhiều ý kiến, tham luận được đưa ra bàn thảo xoay quanh câu
chuyện về cơ hội và thách thức của ngành đồ uống Việt Nam. Đa phần các ý kiến
và tham luận đều cho rằng, ngành đồ uống của Việt Nam đang rất phát triển, có
nhiều cơ hội lớn để vươn ra thế giới bằng nhiều sản phẩm chất lượng, uy tín, có
thương hiệu.


Thị trường đồ uống ở Việt Nam hiện luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Nhiều
sản phẩm của ngành đã chiếm được vị trí nhất định ở thị ở thị trường trong nước
và thế giới. Triển vọng của ngành đồ uống vẫn còn khá sáng sủa, tiếp tục thu hút
khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Theo dự báo của Tổ chức giám sát kinh doanh
quốc tế, giai đoạn 2011 -2016, ngành đồ uống không cồn ở Việt Nam sẽ đạt tốc độ
tăng trưởng doanh thu 8,2 %, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt 6,3%. Bên cạnh đó,
xu thế tiêu dùng đồ uống trong tương lai có nguồn gốc từ tự nhiên, giàu chất dinh
dưỡng ngày càng được coi trọng. Đây là những cơ hội thuận lợi cho ngành công
nghiệp đồ uống Việt Nam những năm tới.

3.3.1Các nhân tố bên ngoài
a.Bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và đặc biệt với việc
chính thức trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), đã tạo ra nhiều cơ hội đối với ngành Bia - Rượu - Nước giải khát ở Việt
Nam.
-

Cơ hội mà hội nhập mạng lại cho các ngành kinh tế nói chung và ngành BiaRượu- Nước giải khát nói riêng đó là sự mở cửa thị trường các nước, tự do
hóa thương mại, không bị phân biệt đối xử, thuế nhập khẩu vào các nước
thành viên của WTO sẽ được giảm đáng kể, tăng khả năng xuất khẩu cho

-

sản phẩm, nguyên liệu của ngành.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, sản phẩm bia, rượu, nước giải
khát các nước sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt
Nam sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng

-

cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ được biết đến và được đánh giá cao hơn. Bên


cạnh đó, sức ép của hội nhập làm cho các chính sách kinh tế, các cơ quan
quản lý Nhà nước hoàn thiện hoạt động, xóa bỏ những rào cản bất hợp lý
trong thương mại quốc tế, góp phần làm trong sạch bộ máy Nhà nước, nâng
cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của Chính phủ, tạo được hệ
thống chính sách minh bạch. Những yếu tố đó sẽ tạo thuận lợi cho thu hút

đầu tư nước ngoài vào ngành.
b. Tình hình kinh tế và trong nước.
- Trước hết, Việt Nam là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm ở
mức cao ( từ 7% - 8%/năm trong 5 năm gần đây), mặc dù năm 2008,2009 đang bị
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới nhưng dự kiến sẽ lấy đà tăng trưởng sau
năm 2010 và tiếp tục phát triển với tốc độ cao trong 10 năm nữa.
- Cùng với tăng trưởng kinh tế đời sống và thu nhập của người dân ngày càng
được cải thiện, nhu cầu về bia, rượu, nước giải khát sẽ ngày một tăng cao.
- Với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, con người than thiện và đặc biệt có hệ thống
chính trị ổn định, Việt Nam đang là điểm đến cho du khách. Sản phẩm bia, rượu,
nước giải khát có mối lien hệ khá chặt chẽ đến các hoạt động vui chơi, giải trí…
nên sự phát triển trong ngành dịch vụ, du lịch sẽ làm tăng nhu cầu về sản phẩm của
ngành Bia- Rượu-Nước giải khát.
c.Dân số, thị hiếu, phong tục tâp quán của người dân.
- Cơ hội cho ngành đó là nước ta có dân số khá đông,tính đến năm 2008 là xấp xỉ
86 triệu dân, trong đó tỷ lệ dân số trẻ cao, có đến 85% dân số dưới độ tuổi 40, nhu
cầu về sản phẩm của ngành lớn và xu thế tiêu dùng của sản phẩm trong tương lai.
- Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của tôn giáo nên lượng tiêu thụ rượu bia
khá cao. Đặc biệt đối với rượu, người Việt Nam không chỉ uống nhiều vào các dịp


lễ tết, hội hè mà còn có thói quen dùng bia ,rượu cả trong ngày thường
d. Sự phát triển của khoa học – công nghệ.
Sự phát triển của khoa học- công nghệ đã tạo ra các máy móc thiết bị hiện đại,
nguồn nguyên liệu phong phú hơn và chất lượng cao hơn… Nếu áp dụng được
những tiến bộ này vào sản xuất, ngành Bia- Rượu- Nước giải khát sẽ có được
nhiều sản phẩm tốt với chủng loại và mẫu mã phong phú hơn tăng năng suất lao
động , giảm mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả
hoạt động.
e. Điều kiện tự nhiên.

Cơ hội cho ngành đó là nước ta có khí hậu nhiệt đới với nhiều loại hoa quả hương
vị độc đáo, cùng với nguồn nước khoáng thiên nhiên dồi dào phong phú. Đây thực
sự là nguồn nguyên liệu vô cùng quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của tiểu ngành công nghiệp sản xuất nước hoa quả và nước khoáng. Hơn nữa với
khí hậu nóng và khô, nhu cầu về bia rượu,nước giải khát ở Việt Nam là rất lớn.
f. Chính sách pháp luật của nhà nước.
Các chính sách, luật đầu tư nước ngoài,luật khuyến khích đầu tư trong nước , tạo
điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế đầu tư vào ngành Bia- Rượu- Nước
giải khát. Các tiêu chuẩn về chất lượng đối với sản phẩm nước uống đóng chai, sản
phẩm rượu trắng, rượu màu, rượu mùi…tạo cơ sở cho việc nâng cao và kiểm soát
chất lượng sản phẩm, tăng cường kiểm soát về mặt đầu tư, hạn chế phát triển tràn
lan các cơ sở sản xuất rượu.
3.3.2 Các yếu tố bên trong.
a.Yếu tố vốn.


- Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát có số lượng nhà máy khá lớn tuy
nhiên về trang thiết bị thì không đồng đều. Những nhà máy có công suất lớn
của ngành đều được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ và khá hiện đại. Chẳng
hạn như trong ngành bia, các nhà máy công suất trên 50 triệu lít/năm, thiết bị được
đầu tư khá đồng bộ tiên tiến, hệ thống lọc, dây chuyền rửa chai, chiết lon, chiết
chai…Hay trong ngành nước giải khát, các công ty có công suất lớn hoặc có vốn
đầu tư nước ngoài sản xuất nước ngọt đều có dây chuyền sản xuất tiên tiến, có
công ty còn đầu tư dây chuyền sản xuất vỏ chai ngay tại nhà máy.
b. Yếu tố lao động
Lao động là yếu tố đầu vào của sản xuất. Theo quan niệm truyền thống, lao động
là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng số lượng
người hay thời gian lao động. Tuy nhiên, các quan niệm hiện đại lại thường nhấn
mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát ở nước ta có số lao động khá lớn, đến nay có

khoảng hơn 37.000 lao động.
c.Chất lượng và thương hiệu
Thương hiệu là tất cả sự cảm nhận của người tiêu dùng hay khách hàng
mục tiêu về sản phẩm hay doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh mang đến cho
doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và
doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm,
thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.


Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm
của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với
sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn
nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm
năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh
tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu
giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh
và mở rộng thị trường.
Có một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc
trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm,
thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài… Một trong những khó khăn hiện nay của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của
họ trong việc thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Ngoài ra, nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp khi đã thực hiện đăng
ký sẽ được đặt dưới sự bảo hộ của pháp luật, chống lại những tranh chấp thương
mại và các hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả.
Trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về
thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây.
3.4 Phân tích rủi ro quốc gia
3.4.1Rủi ro kinh tế

Sau giai đoạn tăng trưởng cao, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu suy giảm kể từ năm
2008 do những bất ổn vĩ mô trong nước và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội tăng
8,4%, năm 2006 là 8,2% và năm 2007 là 8,5%, nhưng năm 2008 chỉ còn 6,2%


và năm 2009 là 5,32%.
Tăng trưởng kinh tế đã nâng mức thu nhập bình quân đầu người tăng từ 637
USD1 năm 2005 lên trên 1.000 USD2 hiện nay. Sản phẩm nước giải khát và bia
rượu được cho là phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của người dân vì một khi
thu nhập tăng, ngân sách chi tiêu cho các loại đồ uống nói riêng được nới rộng,
thị
hiếu trong việc lựa chọn đồ uống cũng khác.
Bên cạnh đó, mức độ hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ. Người dân dần quen
với những mẫu mã, thương hiệu nổi tiếng. Doanh nghiệp không theo kịp xu
hướng này, không có chiến lược về thương hiệu hoặc định vị sai sản phẩm sẽ
gặp rất nhiều khó khăn.
Các công ty bia rượu và nước giải khát cần ý thức rất rõ những thay đổi này và
đã điều chỉnh định hướng kinh doanh phù hợp với tình hình mới.
3.4.2 Rủi ro về luật pháp
Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này chịu sự điều chỉnh của pháp luật về
công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán như Luật Doanh
nghiệp và Luật Chứng khoán. Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này
đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế bất cứ sự thay đổi về luật pháp ít nhiều
ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty.
Để hạn chế rủi ro này, các Công ty cần chú trọng nghiên cứu, cập nhật các văn
bản, chính sách mới để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho phù hợp.
1
2



×