Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đồ án môn Phân tích hoạt động kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.35 KB, 71 trang )

ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1. Mục đích và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế là quá trình phân chia, phân giải các hiện
tượng và kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các
phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy
luật và xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng nghiên cứu.
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tùy từng trường hợp phân tích cụ thể của phân tích mà xác định đối
tượng phân tích một cách cụ thể. Có thể phát biểu một cách khái quát về đối
tượng của phân tích kinh tế doanh nghiệp như sau: đó là nghiên cứu quá
trình và kết quả sán xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu
kinh tế trong mối quan hệ biện chứng với các thành phần, bộ phận, nhân tố.
1.2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế.
Phân tích hoạt động kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một nhà quản lí doanh nghiệp, bao giờ bạn cũng muốn doanh nghiệp
của mình hoạt động một cách thường xuyên, liên tục, hiệu quả và không
ngừng phát triển. Muốn vậy phải thường xuyên đưa ra những quyết định về
chiến lược phát triển, về quản lí điều hành với chất lượng cao. Để có thể đưa
ra những quyết định chất lượng cao đấy thì những người quản lí cần phải có
nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các vấn đề kinh tế, xã hội, kĩ thuật có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Người ta thấy
rằng bộ 3 biện chứng trong các hoạt động nói chung, hoạt động kinh tế nói
riêng là: nhận thức – quyết định – hành động thì nhận thức đóng vai trò
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620



1


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

quyết định. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp là công cụ của
hoạt động nhận thức về các vấn đề kinh tế doanh nghiệp. Do vậy, nó có ý
nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung và cá nhân người lãnh
đạo nói riêng.
1.3.Mục đích phân tích.
Việc xác định mục đích phân tích có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doang nghiệp. Nó vừa là kim chỉ nam
định hướng hoạt động, vừa là thước đo đánh giá kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Tùy vào trường hợp cụ thể phân tích để xác định mục đích phân tích cụ
thể. Mục đích chung thường gặp ở tất cả các trường hợp phân tích bao gồm:
+ Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua việc đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế.
+ Xác định các thành phần, bộ phận, nhân tố cấu thành lên chỉ tiêu phân
tích và tính toán mức độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích.
+ Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp qua đó để nhận thức đúng đắn về năng lực tiềm năng của
doanh nghiệp.
+ Đề xuất biện pháp và phương hướng nhằm khai thác triệt để các tiềm
năng của doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Là cơ sở xây dựng các kế hoạch tài chính cảu doanh nghiệp, chiến lược
phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Tóm lại, có thể phát biểu ngắn gọn mục đích của phân tích hoạt động kinh
tế là nhằm xác định tiềm năng của doanh nghiệp và đề xuất các biện pháp

nhằm khai thác triệt để các tiềm năng đấy.
1.4. Nguyên tắc phân tích.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

2


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Dù phân tích ở quy mô nào thì việc phân tích cũng phải tuân thủ các
nguyên tắc sau đây:
+ Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đi
sâu phân tích từng nhân tố.
+ Phân tích phải đảm bảo tính khách quan tức là phải tôn trọng sự thật
khách quan, không được xuyên tạc bóp méo sự thật khách quan trong quá
trình phản ánh phân tích.
+ Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, sâu sắc, triệt để.
+ Phân tích phải thực hiện trong mối liên hệ qua lại giữa các hiện tượng
kinh tế.
+ Tùy theo nguồn lực phân tích mà xác định quy mô, mức độ phân tích
cho phù hợp.

2. Các phương pháp phân tích.
2.1. Phương pháp so sánh.
2.1.1. Phương pháp so sánh tuyệt đối.
Được thực hiện bằng cách lấy mức độ của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kì nghiên
cứu trừ đi trị số tương ứng của chúng ở kì gốc. Kết quả so sánh gọi là chênh
lệch tuyệt đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu hoặc

nhân tố và được ghi vào cột chênh lệch trong bảng phân tích.
x = x 1 - x0
trong đó: x: chênh lệch tuyệt đối của x.
x1: quy mô của x ở kì nghiên cứu.
x0: quy mô của x ở kì gốc.
2.1.2. Phương pháp so sánh tương đối.

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

3


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Trong phân tích, phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy lấy mức đọ
của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kì nghiên cứu chia cho trị số tương ứng của
chúng ở kì gốc rồi nhân với 100%.
tx = (x1/x2)*100%
Kết quả so sánh phản ánh xu hướng và tốc độ biến động của chỉ tiêu hoặc
nhân tố và được ghi vào cột so sánh. Trong phân tích thường sử dụng các
lioaj số tương đối sau:
- Số tương đối kế hoạch.
- Số tương đối động thái.
- Số tương đối kết cấu.
2.1.3. Phương pháp so sánh bằng số bình quân.
Cho biết mức độ mà đơn vị đạt được so với số bình quân chung của tổng
thể, của ngành.
2.2. Phương pháp chi tiết.

Về mặt cơ bản, phương pháp chi tiết phản ánh tư duy cách thức phân
chia, phân giải chỉ tiêu phân tích. Trong thực tế, có nhiều cách để phân chia ,
phân giải chỉ tiêu cụ thể dưới đây giới thiệu 3 phương pháp phân tích chủ
yếu:
2.2.1.Phương pháp chi tiết theo thời gian.
Theo phương pháp này để phân tích về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong
một thời kì dài( năm) người ta chia chỉ tiêu đấy thành các bộ phận nhỏ hơn
theo thời gian ( quý, tháng) để nghiên cứu.
Cơ sở lí luận của phương pháp này là kết quả có được về một chỉ tiêu
trong một thời kì là do sự tích lũy của nó trong nhều giai đoạn khác nhau mà
ở mỗi giai đoạn ấy sự cố gắng của doanh nghiệp là khác nhau. Các tác động

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

4


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

có tính quy luật khách quan cũng khác nhau. Do vậy, cần phân tích chi tiết
theo thời gian để nhận thức đầy đủ hơn về chỉ tiêu và về doanh nghiệp.
Mục đích và ý nghĩa của phương pháp này là:
+ Đánh giá nhịp điệu, tính ổn định trong đk chỉ tiêu.
+ Xác định các quy luật khách quan và đặc tính của chúng ở mỗi gai
đoạn, qua đó xác định tính mùa vụ của hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích chi tiết mỗi giai đoạn để nhận thức thực trạng và tiềm năng
của từng giai đoạn.
+ Đề xuất các biện pháp khai thác tiềm năng trong mỗi giai đoạn theo

hướng phù hợp với các quy luật khách quan, tập trung nguồn lực cho các
giai đoạn có tính mùa vụ và tận dụng các giai đoạn mà doanh nghiệp ít căng
thẳng để củng cố nâng cao các nguồn lực của doanh nghiệp.
2.2.2. Phương pháp chi tiết theo không gian.
Theo phương pháp này để phân tích một chỉ tiêu nào đó do phạm vi
không gian là toàn doanh nghiệp người ta chia chỉ tiêu ấy thành các bộ phân
để nhỏ hơn để nghiên cứu ( VD: chia giá trị sản xuất của doanh nghiệp thành
các bộ phận nhỏ hơn là giá trị sản xuất của các phân xưởng,...).
Cơ sở lí luận của phương pháp này là có nhiều chỉ tiêu kinh tế của doanh
nghiệp được hình thành là do sự tích lũy về lượng của nhiều bộ phận không
gian nhỏ hơn trong doanh nghiệp mà ở mỗi bộ phận không gian nhỏ hơn ấy
có sự khác nhau về năng lực, điều kiên sự cố gắng, sáng tạo cũng như tính
phù hợp của công tác quản lí, do vậy cần phân tích chi tiết theo không gian
để hiểu sâu sắc hơn về chỉ tiêu và doanh nghiệp.
Mục tiêu của phương pháp này là:
+ Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu của mỗi bộ phận không gian qua
dó xác định vai trò tầm quan trọng của mỗi bộ phận không gian.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

5


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

+ Đánh giá tính phù hợp của các quyết định quản lí đói với mỗi bộ phận
không gian, nhằm phát hiện tiềm năng trong quản lí.
+ Phân tích chi tiết từng đơn vị không gian để phát hiện tiềm năng của
chúng, đặc biệt chú ý đến những sáng kiến cải tiến, các kinh nghiệm sản

xuất, quản lí tiên tiến nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi bộ phận
không gian theo hướng cải tiến công tác quản lí, để đảm bảo tính phù hợp
cao nhất đối các bộ phận không gian. Cần phổ biến rộng rãi những sáng kiến
cải tiến, xác định và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các phong trào
thi đua.
2.2.3. Phương pháp chi tiết theo nhân tố cấu thành.
Trong một số trường hợp, để phân tích được một chỉ tiêu kinh tế nào đó
cảu doanh nghiệp, người ta dựa vào phương trình kinh tế trong đó có mối
quan hệ cấu thành chỉ tiêu từ nhiều thành phần, nhân tố khác nhau.
Cơ sở lí luận của phương pháp này là có nhiều chỉ tiêu được cấu thành bởi
nhiều nhân tố khác hẳn nhau . Do vậy, việc phân tích chi tiết cho nhiều nhân
tố giúp ta hiểu sâu sắc hơn về chỉ tiêu và doanh nghiệp.
Mục đích phân tích của phương pháp này là:
+ Đánh giá biến động của từng nhân tố và xác định mức độ ảnh hưởng của
chúng, qua đó mà xác định trọng tâm phân tích.
+ Phân tích chi tiết từng nhân tố cấu thành để thấy được nguyên nhân gây
biến động riêng của chúng và qua tính chất của các nguyên nhân này mà xác
định tiềm năng của các nhân tố.
+ Đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm khai thác triệt để hiệu quả tiềm năng
của mỗi nhân tố trong thời gian tới.
2.3. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần, bộ
phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

6


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


2.3.1. Phương pháp cân đối.
- Điều kiện áp dụng phương pháp này: Dùng để tính toán xác định mức
độ ảnh hưởng của các thành phần, bộ phận đến chỉ tiêu phân tích khi giữa
chúng có mối quan hệ tổng số.
- Nội dung cơ bản của phương pháp này: Trong quan hệ tổng số mức độ
ảnh hưởng tuyệt đối của mọi bộ phận được xác định về mặt trị số bằng chính
chênh lệch của chúng.
Chỉ tiêu tổng thể: y
Chỉ tiêu cá thể: a, b, c
+ Phương trình kinh tế: y = a + b + c
Giá trị chỉ tiêu kì gốc: y0 = a0 + b0 - c0
Giá trị chỉ tiêu kì nghiên cứu: y1 = a1 + b1 - c1
+ Xác định đối tượng phân tích: y = y1 – y0
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
* Ảnh hưởng của nhân tố a đến y:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: ya = a1 - a0
- Ảnh hưởng tương đối: ya = (ya.100)/y0 (%)
* Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: yb = b1 - b0
- Ảnh hưởng tương đối: yb = (yb.100)/y0 (%)
* Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
- Ảnh hưởng tuyệt đối: yc = c1 - c0
- Ảnh hưởng tương đối: yc = (yc.100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
ya + yb + yc = y
ya + yb + yc = y = ( y.100)/y0 (%)
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620


7


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

- Kết quả tính toán sử dụng phương pháp cân đối được đưa vào bảng mẫu
phân tích có tên gọi là bảng “ Bảng quan hệ các tổng số”.
2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn.
- Điều kiện áp dụng: Dùng để tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của
các thành phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có
mối quan hệ phức tạp (quan hệ tích số, thương số, tích số và thương số kết
hợp với tổng số, hiệu số).
- Nội dung phương pháp:
+ Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích
trong đó đặc biệt chú trọng đến trật tự sắp xếp các nhân tố. Chúng phải được
sắp xếp theo nguyên tắc: nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng
đứng sau. Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau
và cùng phản ánh về một nội dung kinh tế nhất định theo quan hệ nhân quả.
+ Tiến hành thay thế liên hoàn các nhân tố, trong đó:
- Thay thế liên hoàn có nghĩa là thay thế trị số của nhân tố vốn đang ở
kì gốc bằng trị số tương ứng của chúng ở kì nghiên cứu.
- Việc thay thế được gọi là liên hoàn có nghĩa là việc thay thế được
tiến hanh theo đứng trật tự sắp xếp các nhân tố trong phương trình kinh tế.
Nhân tố đứng trước thì thay thế trước nhân tố đứng sau thay thế sau, mỗi lần
thay thế chỉ thay thế một nhân tố và do vậy, trong phương trình kinh tế có
bao nhiêu nhân tố thì sẽ có bấy nhiêu lần thay thế. Việc thay thế nhân tố
đứng sau phải trên cơ sở của việc thay thế nhân tố đứng trước có nghĩa là
phải giữ nguyên trị số của các nhân tố đứng trước đã thay thế ở những lần
trước đó. Nói cách khác theo cách này người ta cho các nhân tố lần lượt biến

động theo đúng trật tự sắp xếp các nhân tố, nhân tố đứng trước biến động

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

8


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

trước, biến động xong rồi thì mới đến các nhân tố liền kề sau nó biến động
và cứ thế biến động cho đến nhân tố cuối cùng.
- Việc tính toán trong phân tích có sử dụng phương pháp này thường được
tập hợp vào bảng mẫu có tên gọi là “ Bảng quan hệ tích số”.
2.3.3. Phương pháp chênh lệch.
- Điều kiện áp dụng: Dùng để tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của các
thành phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối
quan hệ phức tạp ( quan hệ tích số, thương số, tích số và thương số kết hợp
với tổng số, hiệu số).
- Nội dung phương pháp:
+ Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích
trong đó đặc biệt chú trọng đến trật tự sắp xếp các nhân tố. Chúng phải được
sắp xếp theo nguyên tắc: nhân tố số lượng đứng trước, nhân tố chất lượng
đứng sau. Các nhân tố đứng liền kề nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau
và cùng phản ánh về một nội dung kinh tế nhất định theo quan hệ nhân quả.
+ Tính mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: Mức độ
ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích cũng sẽ được
tính bằng cách lấy chênh lệch của nhân tố đó nhân với giá trị kì nghiên cứu
của các nhân tố đứng trước và giá trị kì gốc của các nhân tố đứng sau nó

trong phương trình kinh tế.
Trong bài phân tích của mình em đã sử dụng các phương pháp phân tích:
- Phương pháp so sánh tuyệt đối
-

Phương pháp so sánh bằng số tương đối động thái.

-

Phương pháp cân đối

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

9


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

PHẦN II
NỘI DUNG PHÂN TÍCH

1. Đánh giá chunh tình hình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp
1.1. Mục đích, ý nghĩa.
1.1.1. Mục đích.
Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh là một trong những công
việc cần thiết và quan trọng của doanh nghiệp. Nhìn chung, việc đánh giá
chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là vì các mục đích

sau:
- Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao thông qua việc đánh giá
các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp.
- Đánh giá về việc thực hiện các chế độ đối với người lao động, việc chấp
hành các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước.
- Xác định các nhân tố gây ảnh hưởng và tính toán mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến kết quả và hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu.
- Phân tích các nguyên nhân dẫn tới sự biến động của các nhân tố, làm
ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và xu hướng của hiện tượng kinh tế, từ đó
xác định thực trạng của doanh nghiệp, các yếu tố doanh nghiệp làm tốt và
các yếu tố doanh nghiệp làm chưa tốt.
- Đề xuất các phương hướng và biện pháp để cải tiến công tác, khai thác
các khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh và hạn chế loại bỏ các yếu tố tiêu cực.

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

10


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

- Kết quả của việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp trong kì sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đề ra chiến lược phát triển
trong thời gian tới.
1.1.2. Ý nghĩa.
Việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết

sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá, người ta có
thể xác định được mối quan hệ cấu thành, quan hệ nhân quả,.... qua đó mà
phát hiện ra quy luật tạo thành, quy luật phát triển của các hiện tượng và kết
quả kinh tế. Từ đó, sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, nó còn giúp nhà quản lí
thấy rõ kết quả các hoạt động của doanh nghiệp, thấy được điểm mạnh và
điểm yếu của doanh nghiệp; từ đó mà đề xuất ra các biện pháp thích hợp.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá thông qua một
số chỉ tiêu chủ yếu, các chỉ tiêu này được chia thành 4 nhóm như sau:
Nhóm 1. Giá trị sản xuất.
Nhóm này thể hiện tổng giá trị hàng hóa sản xuất ra trong kì.
Nhóm 2. Nhóm chỉ tiêu về lao động, tiền lương. Bao gồm các chỉ tiêu
như:
a. Tổng số lao động.
b. Năng suất lao động.
c. Tổng quỹ lương.
d. Tiền lương bình quân.
Nhóm 3. Nhóm chỉ tiêu hành chính. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
a. Tổng doanh thu.
b. Tổng chi phí.
c. Lợi nhuận.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

11


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


Nhóm 4. Nhóm các chỉ tiêu quan hệ với ngân sách.
Bao gồm các chỉ tiêu sau:
a. Thuế VAT.
b. Thuế TNDN.
c. Thuế XNK.
d. Thuế thu nhập cá nhân.
e. BHXH.
1.2.Lập bảng phân tích.
Bảng phân tích có tên gọi “ Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của
doanh nghiệp”.
1.3. Nhận xét chung qua bảng.
Nhìn chung qua bảng “ Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của
doanh nghiệp” ta thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều có biến động tăng so với kì
gốc. Các chỉ tiêu có biến động tăng giữa 2 kì khá nhiều là BHXH, thuế thu
nhập cá nhân, thuế XNK, tổng quỹ lương. Trong đó, chỉ tiêu biến động
nhiều nhất là BHXH đạt 122,14% so với kì gốc, tăng 22,14% tức là tăng
946.005 (103đ). Các chỉ tiêu tiền lương bình quân, tổng thu, tổng chi có mức
độ tăng vừa phải. Còn các chỉ tiêu lợi nhuận, thuế VAT, thuế TNDN lại có
biến động giảm. Trong đó, chỉ tiêu thuế VAT biến động nhiều nhất, thuế
VAT đạt 88,34% so với kì gốc, giảm 11,66% tương ứng 582.353 (103đ).
Qua sự biến động của các chỉ tiêu trên, ta thấy, trong kì nghiên cứu,
doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi nhưng lại không được hiệu quả như kì gốc,
tốc độ tăng chi phí giữa hai kì lớn hơn tốc độ tăng doanh thu giữa hai kì, vì
vậy đã làm cho lợi nhuận có biến động giảm. Điều này đòi hỏi trong thời
gian tới doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu
chi phí, cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dù, lợi nhuận giảm nhưng
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620


12


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

các khoản thuế mà doanh nghiệp nộp cho ngân sách vẫn đầy đủ, tuy có giảm
so với kì trước, nó thể hiện doanh nghiệp luôn chấp hành tốt các chế độ
chính sách đối với Nhà nước và người lao động.
1.4. Phân tích chi tiết.
a) Giá trị sản xuất.
Từ bảng phân tích ta thấy, giá trị sản xuất của doanh nghiệp kì nghiên cứu
là 414.255.648 (103đ), kì gốc là 375.547.623 (103đ), tăng là 38.708.025
(103đ) tương ứng 10,31% so với kì gốc, đây là một trong những nhân tố
quan trọng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biến động
trên có thể do các nguyên nhân sau:
1. Doanh nghiệp đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất mới.
2. Chính sách hỗ trợ sản xuất của Nhà nước.
3. Năng suất lao động của công nhân trong kì nghiên cứu tăng lên.
4. Doanh nghiệp tổ chức được quy trình sản xuất hợp lí.
5. Chi phí nguyên liệu ở kì nghiên cứu tăng so với kì gốc.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp đưa vào hoạt động một dây
chuyền sản xuất mới.
Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành mở rộng chủng loại sản
phẩm vì vậy doanh nghiệp đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất mới,
hiện đại, toàn bộ là được nhập khẩu ở nước ngoài về đồng thời cho thay thế
một số máy móc cũ kĩ, lạc hậu ở các phân xưởng khác. Để đưa dây chuyền
này vào hoạt động được hiệu quả, doanh nghiệp phải thực hiện việc tuyển
dụng và đào tạo kĩ càng cho người lao động nắm bắt được quy trình sản

xuất, rồi đưa ra sự phân bổ hợp lí mỗi bộ phận công nhân vào từng khâu,
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

13


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

từng giai đoạn sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh với công
suất lớn nhất, nhờ vậy số sản phẩm mỗi công nhân làm ra nhiều hơn, dẫn
đến năng suất lao động tăng, giá trị sản suất của doanh nghiệp trong kì
nghiên cứu tăng. Việc tăng sản lượng này đã giúp cho doanh nghiệp đáp ứng
tốt nhu cầu của thị trường, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là nguyên
nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Tổ chức các buổi hướng dẫn người lao động để nắm bắt quy trình công
nghệ mới.
- Tổ chức tuyển dụng người lao động có trình độ phù hợp để nhanh chóng
nắm bắt kĩ thuật công nghệ sản xuất mới này.
- Thường xuyên có sự kiểm tra, lau chùi và bảo dưỡng máy móc nhằm kéo
dài tuổi thọ của nó.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Chính sách hỗ trợ sản xuất của Nhà nước.
Trong kì nghiên cứu, nhằm khuyến khích sức sản xuất của các doanh
nghiệp, Ngân hàng trung ương giảm mức lãi suất cho vay, tăng cung nguồn
vốn vay cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ mở rộng quy mô sản
xuất. Nhờ có chính sách này của Nhà nước mà doanh nghiệp đã có đủ nguồn
vốn để mở rộng thêm một dây chuyền sản xuất nữa cũng như sắm sửa thêm
một số máy móc mới, góp phần phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất của

doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
b) Lao động – tiền lương
* Tổng số lao động
Từ bảng phân tích ta thấy, tổng số lao động ở kì nghiên cứu tăng so với kì
gốc 5 người, tương ứng tăng 1,79% về mặt tương đối. Biến động trên có thể
do các nguyên nhân sau:
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

14


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1. Doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực khác.
2. Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp tuyển thêm lao động để sản xuất, kịp tiến
độ giao hàng theo các đơn đặt hàng đã nhận của khách hàng.
3. Tuyển thêm lao động để chuẩn bị thay thế cho số lao động sắp nghỉ hưu.
4. Do việc thay đổi cơ cấu nhân sự, bổ sung thêm một số vị trí ở bộ phận
quản lí.
5. Nhu cầu thị trường về các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
tăng cao.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp mở rộng kinh doanh sang lĩnh
vực khác.
Trong kì nghiên cứu, ngoài việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản
phẩm, còn thực hiện mở rộng lĩnh vực kinh doanh như đầu tư góp vốn liên
doanh với doanh nghiệp khác, đầu tư tài chính,...Việc mở rộng này là một

điều tất yếu đối với doanh nghiệp, là cách tốt để doanh nghiệp san sẻ các rủi
ro giữa các loại hình kinh doanh nhằm tìm kiếm được mức lợi nhuận lớn
nhất. Để đảm bảo cho việc mở rộng diễn ra một cách thuận lợi, doanh
nghiệp đã tuyển chọn thêm một số lao động có trình độ chuyên môn cao đáp
ứng yêu cầu của công việc, số lao động này đã được doanh nghiệp sử dụng
trong kì nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh của
mình, điều này làm cho số lao động của doanh nghiệp tăng lên. Đây là
nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Tiến hành việc tuyển chọn kĩ lưỡng, đưa ra các yêu cầu tuyển chọn phù
hợp với công việc được tuyển.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

15


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

- Đề ra những chỉ tiêu mà công việc đòi hỏi để ngươi lao động phấn đấu.
- Đưa ra các chính sách ưu đãi nhân tài để giữ chân những lao động giỏi ở
lại doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp tuyển thêm lao
động để sản xuất, kịp tiến độ giao hàng theo các đơn đặt hàng đã nhận của
khách hàng.
Ngay ở đầu kì nghiên cứu, do làm tốt công tác marketing, sản phẩm của
doanh nghiệp được thị trường biết đến rộng rãi, nhu cầu sản phẩm trên thị
trường tăng cao, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng với khối lượng
lớn và thời gian giao hàng gấp rút, trong khi đó với số lượng lao động hiện

tại doanh nghiệp sẽ không đủ nguồn nhân lực để thực hiện. Vì vậy, doanh
nghiệp đã tiến hành tuyển thêm nhiều lao động hơn để bổ sung nguồn nhân
lực đang thiếu, gấp rút thực hiện các đơn đặt hàng đã nhận, kịp thời giao
hàng đúng thời điểm, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp với khách
hàng và tăng doanh thu. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tuyển dụng để tuyển được những
lao động đáp ứng được yêu cầu.
- Biết cân đối hợp lí số lao động hợp lí để đảm bảo đủ số lao động, tránh
thuê quá nhiều gây ra lãng phí mà hiệu quả không cao.
* Năng suất lao động
Từ bảng phân tích ta thấy, năng suất lao động ở kì nghiên cứu là
1.458.647(103đ/ người/năm) , kì gốc là 1.346.049(103đ/ người/năm), như vậy
tăng so với kì gốc là 112.598 (103đ/ người/năm), tương ứng là 8,37% về mặt
tương đối. Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

16


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

1. Nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại và
đúng phẩm chất đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, làm
cho năng suất lao động của doanh nghiệp tăng.
2. Do ý thức làm việc của người lao động được nâng cao .
3. Tay nghề của người lao động được nâng cao qua các lần được đào tạo và

hướng dẫn nâng cao tay nghề.
4. Cải thiện môi trường làm việc, sửa sang phân xưởng làm việc thông
thoáng và sạch sẽ hơn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất
5. Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp có nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Nguồn nguyên liệu được cung cấp đầy đủ, kịp
thời, đúng chủng loại và đúng phẩm chất đảm bảo cho hoạt động sản xuất
không bị gián đoạn, làm cho năng suất lao động của doanh nghiệp tăng.
Ngay từ đầu kì nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường và định lượng
nhu cầu sản xuất của mình, doanh nghiệp đã chủ động xúc tiến việc kí kết
hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu chính trên thị trường đồng thời
tổ chức hợp lí hóa trong quá trình thu mua nguyên liệu, tiến hành vận
chuyển và phân phối nguyên liệu cho các phân xưởng đúng lúc, đủ số lượng
chất lượng, nhờ vậy giảm được thời gian chờ đợi, tránh việc gián đoạn trong
sản xuất góp phần làm cho năng suất lao động tăng. Đây là nguyên nhân chủ
quan tích cực.
Biện pháp:
- Chủ động trong việc tìm nguồn cung nguyên liệu.
- Bố trí hợp lí hóa giữa khâu thu mua vận chuyển và phân phối đến từng
phân xưởng.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

17


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


- Đầu tư hệ thống phương tiện vận tải thích hợp nhằm đảm bảo cho
nguyên liệu được vận chuyển một cách an toàn nhất.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Do ý thức làm việc của người lao động nâng
cao.
Ở đầu kì nghiên cứu, doanh nghiệp đã sa thải một số công nhân có tinh
thần trách nhiệm làm việc kém như thường xuyên đến muộn, chốn việc, la
cà, đánh bạc,...Đồng thời, đề ra chương trình thi đua sản xuất đối với từng
bộ phận, từng cá nhân; cá nhân có thành tích tốt trong lao động sẽ được khen
thưởng, tặng quà; còn đối với cá nhân yếu kém thì sẽ có biện pháp nhắc nhở,
giáo dục nếu còn tiếp tục thì sẽ bị đuổi việc. Ngoài ra, doanh nghiệp còn
tăng chính sách đãi ngộ đối với người lao động có thành tích tốt. Những biện
pháp này đã có tác động tốt, tạo ra động lực cho người lao động tự động thay
đổi tác phong làm việc, ý thức làm việc sao cho đạt kết quả tốt nhất. Nhờ
vậy, trong kì nghiên cứu, năng suất lao động của doanh nghiệp tăng so với kì
gốc. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
* Tổng quỹ lương
Từ bảng phân tích ta thấy, tổng quỹ lương ở kì nghiên cứu là 32.297.095
(103đ) , kì gốc là 36.454.497 (103đ), kì nghiên cứu đạt 112,87% tức là tăng
12,87% so với kì gốc, tương ứng là 4.157.402 (103đ). Biến động trên có thể
do các nguyên nhân sau:
1. Hệ số lương theo quy định của Nhà nước kì nghiên cứu tăng so với kì
gốc.
2. Trong kì nghiên cứu, khối lượng công việc lớn, doanh nghiệp tiến hành
tăng ca sản xuất, làm tăng số giờ lao động dẫn đến tăng số tiền lương phải
trả cho công nhân viên.
3. Trong kì nghiên cứu, nhiều công nhân được nâng bậc thợ.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620


18


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

4. Ở kì nghiên cứu, tiền thưởng cho công nhân viên tăng.
5. Tăng các khoản tiền trợ cấp cho công nhân.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Hệ số lương theo quy định của Nhà nước kì
nghiên cứu tăng so với kì gốc.
Ở đầu kì nghiên cứu, ngoài việc điều chỉnh mức lương tối thiểu Chính
phủ còn tiến hành nâng bậc hệ số lương. Điều này đã làm cho mức lương
của đại bộ phận người lao động trong doanh nghiệp tăng, đặc biệt là đối với
những công việc đòi hỏi trình độ, kiến thức chuyên sâu, từ đó làm cho tổng
quỹ lương của doanh nghiệp tăng. Việc tăng quỹ lương tác động làm tăng
chi phí của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Trong kì nghiên cứu, khối lượng công việc lớn,
doanh nghiệp tiến hành tăng ca sản xuất, làm tăng số giờ lao động dẫn đến
tăng số tiền lương phải trả cho công nhân viên.
Trong kì nghiên cứu, cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, doanh
nghiệp đã xúc tiến kí kết được nhiều hợp đồng lớn. Trong số đó, phần lớn
các hợp đồng có thời hạn giao hàng ngắn, tương đối gấp do nhu cầu của
khách hàng về hàng hóa trên thị trường tăng cao. Tuy nhiên doanh nghiệp
vẫn chấp nhận kí kết hợp đồng để giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài. Nhằm
giao hàng hàng được đúng với hợp đồng, doanh nghiệp đã tiến hành việc
tăng ca sản xuất và để khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân doanh
nghiệp trả tiền lương tăng ca cao hơn. Điều này đã làm cho tiền lương trả
cho công nhân tăng lên, dẫn đến tổng quỹ lương của doanh nghiệp tăng.Việc
này tuy làm cho chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng lên nhưng lại giúp

doanh nghiệp nâng cao được uy tín với khách hàng và là cơ sở cho các đơn
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

19


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

đặt hàng sau này, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây là nguyên nhân
chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Cần bố trí hợp lí số giờ tăng ca, số giờ nghỉ giữa ca để đảm bảo cho
công nhân có đủ thời gian ngủ nghỉ tái hồi phục sức khỏe.
- Có chế độ khen thưởng cho công nhân nào có năng lao động cao, có ý
thức tự giác trong công viêc.
- Phê bình và khiển trách những công nhân nào có ý thức kém; bố trí
tốt công tác tổ chức tại nơi làm việc.
* Tiền lương bình quân
Từ bảng phân tích ta thấy, tiền lương bình quân ở kì nghiên cứu là 10.697
(103đ/người/tháng), ở kì gốc là 9.647 (103đ/người/tháng), kì nghiên cứu đạt
110,88% so với kì gốc, tức là tăng 10,88% tương ứng là 1.050
(103đ/người/tháng). Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1. Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng số lao động có
trình độ kĩ thuật cao và giảm số lao động giản đơn.
2. Ảnh hưởng của lạm phát làm đồng tiền trượt giá.
3. Trong kì nghiên cứu, số giờ tăng ca của công nhân tăng.
4. Năng suất lao động kì nghiên cứu tăng so với kì gốc.
5. Tổng quỹ lương tăng

Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu lao động theo
hướng tăng số lao động có trình độ kĩ thuật cao và giảm số lao động giản
đơn.

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

20


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp đưa vào sản xuất một dây chuyền sản
xuất mới, được nhập khẩu từ nước ngoài về. Nhằm đưa hệ thống dây chuyền
này vào sản xuất được hiệu quả, trước hết doanh nghiệp đã phải thuê một số
chuyên gia từ nước ngoài về để điều hành hệ thống, hướng dẫn cho công
nhân kịp thời tiếp thu công nghệ hiện đại và giám sát quá trình sản xuất của
dây chuyền, ngoài ra doanh nghiệp cũng phải thuê một số lớn các công nhân
có trình độ kĩ thuật, tay nghề bền vững, được đào tạo bài bản qua trường lớp
để tham gia sản xuất trên dây chuyền này. Đồng thời, trong kì doanh nghiệp
còn mở rộng kinh doanh sanh lĩnh vực khác, vì vậy doanh nghiệp cần phải
tiến hành tuyển dụng các bộ phận nhân viên có trình độ, bằng cấp, am hiểu
về việc kinh doanh trên lĩnh vực đó. Chính vì thế mà đã làm cho kết cấu lao
động của doanh nghiệp thay đổi theo hướng lao động kĩ thuật cao tăng lên,
lao động giảm đơn có xu hướng giảm xuống. Và tiền lương trả cho lao động
kĩ thuật cao cao hơn vì vậy làm tiền lương bình quân của doanh nghiệp tăng.
Nhưng nhờ vào việc sử dụng lượng lao động cao này mà giá trị sản xuất của

doanh nghiệp tăng trong kì, chất lượng sản phẩm được nâng cao từ đó làm
tăng doanh thu của doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Tổ chức tốt công tác tuyển dụng để tuyển đúng người, đúng việc.
- Tuyển dụng ở mức vừa phải tránh việc dư thừa .
- Trả lương theo đúng năng lực, mức độ đóng góp của người lao động vào
hoạt động của doanh nghiệp.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Ảnh hưởng của lạm phát làm đồng tiền trượt
giá.
Ở cuối kì gốc, tình hình lạm phát sảy ra làm giá cả hàng hóa tăng. Để
đảm bảo mức sống cho người dân, chính phủ đã quyết định tăng mức lương
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

21


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

tối thiểu cho người lao động vào đầu kì nghiên cứu. Do để thực hiện chính
sách này doanh nghiệp phải tăng mức lương cơ bản cho người lao động nên
làm cho mức tiền lương bình quân tăng, từ đó làm tăng chi phí sản xuất của
doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực.
c) Chỉ tiêu tài chính.
* Tổng thu
Từ bảng phân tích ta thấy, tổng thu ở kì nghiên cứu là 367.859.015 (103đ), ở
kì gốc là 333.110.741(103đ), kì nghiên cứu đạt 110,43% so với kì gốc, tức
là tăng 10,43% so với kì gốc, tương ứng tăng 37.748.274 (103đ). Biến động
trên có thể do các nguyên nhân sau:

1. Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp có khoản thu từ chênh lệch giá trị tài
sản cố định góp vốn liên doanh.
2. Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp ở kì nghiên cứu được mở rộng,
thực hiện tốt công tác quản lí nên thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó
làm tăng khối lượng hàng bán ra.
3. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng.
4. Giá bán các sản phẩm của doanh nghiệp kì nghiên cứu tăng so với kì
gốc.
5. Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp thu được các khoản thu khó đòi từ năm
trước.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp có khoản
thu từ chênh lệch giá trị tài sản cố định góp vốn liên doanh.
Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp có tiến hành việc mở rộng hoạt động
kinh doanh, nhận góp vốn liên doanh từ một số doanh nghiệp khác bằng tài
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

22


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

sản cố định. Sau khi tiến hành đánh giá lại tài sản, giá trị đánh giá lại cao
hơn giá trị của tài sản được ghi trong sổ sách, ngay trong kì phần chênh lệch
này đã được ghi nhận vào khoản thu nhập khác, vì vậy đã làm tăng tổng thu
cuar doanh nghiệp trong kì. Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp ở kì

nghiên cứu được mở rộng, thực hiện tốt công tác quản lí nên thu hút được
nhiều khách hàng hơn, từ đó làm tăng khối lượng hàng bán ra.
Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành sản xuất một số sản phẩm
mới, để đưa các sản phẩm này ra lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp đã
cho mở thêm một số cửa hàng mới để giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm mới
này, đồng thời tiến hành hoạt động quảng cáo trên Internet hay các phương
tiện truyền thông khác, mở các kiot bán hàng di động, tặng quà, khuyến
mại,... cho khách hàng. Nhờ vậy, sản phẩm của doanh nghiệp đã được đông
đảo người tiêu dùng biết đến, cùng với việc áp dụng quy trình công nghệ
mới vào trong sản xuất đã nâng cao chất lượng của sản phẩm, tạo được lòng
tin đối với người tiêu dùng, từ đó dẫn đến khối lượng hàng bán ra nhiều hơn,
doanh thu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
- Liên tục nghiên cứu, phát triển mẫu mã của sản phẩm để phù hợp với
thị hiếu của người tiêu dùng.
- Mở rộng đa dạng các phương thức bán hàng.
- Hoàn thiện công tác bán hàng, nâng cao trình độ của nhân viên bán
hàng đặc biệt là thái độ phục vụ đối với khách hàng nhằm tạo cho họ sự
thoải mái nhất.
* Tổng chi

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

23


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


Từ bảng phân tích ta thấy, tổng thu ở kì nghiên cứu đạt 110,81% so với kì
gôc, tức là tăng 10,81% so với kì gốc, tương ứng tăng 35.062.048 ( 103đ).
Biến động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1. Giá nguyên liệu đầu vào tăng, làm tăng tổng chi phí của doanh nghiệp.
2. Công tác quản lí và phân bổ một số khoản chi phí quản lí doanh nghiệp
bất hợp lí.
3. Chi phí vận chuyển thuê ngoài tăng.
4. Chi phí các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, nhiên
liệu tăng.
5. Ở kì nghiên cứu, doanh nghiệp có kí được một số hợp đồng xuất khẩu
lớn, để đảm bảo có đủ vốn cho hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải đi
vay ngân hàng do đó mất thêm chi phí trả lãi tiền vay.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân
thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
+ Xét nguyên nhân thứ nhất: Giá nguyên liệu đầu vào tăng, làm tăng tổng
chi phí của doanh nghiệp.
Trong kì nghiên cứu, do nguồn cung nguyên liệu bất ổn định làm cho giá
nguyên liệu trên thị trường tăng, trong khi đó nhu cầu nguyên liệu sản xuất
của doanh nghiệp tăng cao do đầu kì kí kết được một số hợp đồng với số
lượng lớn. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, có đủ số
sản phẩm để giao cho khách hàng, doanh nghiệp phải thu mua nguyên liệu
với giá cao vì vậy làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng. Đây là
nguyên nhân khách quan tiêu cực.
+ Xét nguyên nhân thứ hai: Công tác quản lí và phân bổ một số khoản chi
phí quản lí doanh nghiệp bất hợp lí.

Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620


24


ĐỒ ÁN MÔN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

Theo thống kê ở cuối kì nghiên cứu, có một số khoản chi phí mà bộ phận
quản lí của doanh nghiệp phân bổ không được hợp lí như công tác phí quá
nhiều, không phù hợp với tính chất công việc được giao; hay lãng phí trong
việc tổ chức hội nghị, hội thảo; khoản trích tiền thưởng cho bộ phận quản lí
quá nhiều không đúng với thành tích, kết quả mà họ mang lại,... Tất cả các
khoản chi phí này đã làm cho chi phí quản lí của doanh nghiệp tăng, làm cho
chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu
cực.
Biện pháp:
- Cắt giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết.
- Điều chỉnh mức phân bổ chi phí cho hội họp tiếp khách, mức lương thưởng
cho nhân viên.
* Lợi nhuận
Từ bảng phân tích ta thấy, lợi nhuận ở kì nghiên cứu đạt 96,52% so với kì
gốc, tức là giảm 3,48% so với kì gốc, tương ứng giảm 313.774 (103đ). Biến
động trên có thể do các nguyên nhân sau:
1.Trong kì nghiên cứu, doanh nghiệp phải thanh toán một số khoản vay
lớn ở kì trước.
2. Do biến động giá nhiên liệu trên thị trường làm cho giá các dịch vụ thuê
ngoài tăng và chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp tăng.
3. Chi phí hoạt động tài chính tăng.
4. Chi phí quản lí doanh nghiệp trong kì nghiên cứu tăng .
5. Thu nhập từ các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kì nghiên cứu
giảm.
Giả định trong năm nguyên nhân trên nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân

thứ hai là hai nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động này.
Họ và tên: Phạm Thị Huề
Lớp KTN51-ĐH1
Mã sinh viên: 40620

25


×