Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ tác ĐỘNG của CHUYỂN DỊCH cơ cấu LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP đến bảo đảm NGUỒN NHÂN lực CHO KHU vực PHÒNG THỦ TỈNH BÌNH DƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.65 KB, 89 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nói chung, chuyển dịch cơ cấu
lao động (CDCCLĐ) nói riêng là một tất yếu khách quan, phản ánh trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) và phân công lao động xã hội. Hình
thức, quy mô và bước đi của quá trình CDCCLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trong đó, đặc điểm, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi
khu vực và mỗi tỉnh, thành phố là quan trọng nhất.
Bình Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc
khu vực miền Đông Nam Bộ. Từ khi tỉnh được tái lập năm 1997 đến nay,
GDP của tỉnh gia tăng trung bình 15,4%/ năm giai đoạn 2001 - 2005 cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp từ 31,1% năm
1997 lên 63,8% năm 2005. Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp với tốc độ
nhanh đã thúc đẩy sự CDCCLĐ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH). Tiền đề cho sự phát triển đó ngoài yếu tố khách quan thì chủ
trương xây dựng, phát triển khu công nghiệp (KCN) của lãnh đạo tỉnh và ủy
ban nhân dân tỉnh mang tính chất đột phá đã tạo ra bước ngoặt, tác động đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập
cho một lực lượng lao động đáng kể trong cả nước và tỉnh Bình Dương nói
riêng. Đây chính là nguòn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong cả hiện tại và
tương lai cho KVPT tỉnh Bình Dương.
Song, thực trạng CDCCLĐ trên địa bàn tỉnh còn những bất cập. Đó là:
Chưa sử dụng triệt để lực lượng lao động địa phương, chưa có đủ lực lượng lao
động được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn cao đáp ứng đòi hỏi của
KCN; số lao động ngoài tỉnh (do nhiều lý do) chưa thực sự gắn bó với doanh
nghiệp. Đặc biệt là công tác huấn luyện dự bị động viên cho công nhân trong
các doanh nghiệp không được tiến hành thường xuyên và trải khắp trong KCN.

3



Xuất phát từ thực tế, khả năng, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh từ nay đến năm 2020 và thực trạng CDCCLĐ trong tỉnh. Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của KCN tập trung, trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên
cứu tìm ra những giải pháp tối ưu để đẩy nhanh CDCCLĐ, nhằm sử dụng lao
động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển KCN và tăng cường lực lượng
củng cố KVPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề
tài “Tác động của CDCCLĐ trong phát triển khu công nghiệp đến bảo đảm
nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương hiện nay” làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có quan hệ biện chứng với CDCCLĐ,
nhằm khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực lao động và các nguồn lực
khác của tỉnh. Vấn đề CDCCLĐ đã được Đảng, Nhà nước ta đề cập trong
nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho đến nay đã có
nhiều tác giả và công trình nghiên cứu phân tích vấn đề này ở nhiều góc độ
khác nhau như:
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế
quốc dân” của GS, TS Ngô Đình Giao, Nxb CTQG, năm 1994.
“Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và tác động của
nó đến củng cố quốc phòng nước ta hiện nay” Luận án tiến sĩ kinh tế của Phạm
Anh Tuấn.
“Vấn đề lao động và việc làm” của GS, TS Đỗ Thế Tùng năm 1996
“Phát triển nguồn nhân lực để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước” của PGS, TS Phan Thanh Phố, Tạp chí kinh tế và phát triển số 5/1995.
“Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn”
của Hoàng Kim Ngọc, Tạp chí lao động và xã hội số tháng 2/2001.

4


“Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực cho nhu cầu quân sự những

thập niên đầu thế kỷ XXI” của thượng tá Phạm Đức Nhuấn, tạp chí giáo dục lý
luận chính trị quân sự, số (72) 2/2002. Học viện chính trị quân sự.
“Tác động của đào tạo nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH, HĐH
đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay” luận văn thạc sĩ của Bùi Thúc
Vịnh
“Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
của GS, TSKH Vũ Huy Chương (chủ biên), Nxb CTQG, Hà nội 2002
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng đã có một số bài viết liên quan
như:
“Một số giải pháp chủ yếu để phát triển công nghiệp Bình Dương thời
kỳ 2001-2005” của Bùi Đức Xuân
“Bình Dương phát triển mô hình kinh tế khu công nghiệp” của
Nguyễn Văn Bình
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình Dương theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Quế.
Ngoài ra còn nhiều bài viết khác có liên quan, song các đề tài nói trên
chỉ đề cập một số khía cạnh của vấn đề này, chưa thành một đề tài độc lập
được trình bày một cách có hệ thống. Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ đề tác giả
đặt ra trong phạm vi tỉnh, đặc biệt là tỉnh Bình Dương đến nay chưa có.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn tác động của CDCCLĐ trong phát triển
KCN đến đảm bảo nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở đó
đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực,
hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình CDCCLĐ đến đảm bảo nguồn
nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương hiện nay.

5



* Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về sự tác động của CDCCLĐ trong
phát triển KCN đến đảm bảo nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương.
Xác định quan điểm và các giải pháp cơ bản, nhằm thúc đẩy CDCCLĐ
trong phát triển KCN gắn với đảm bảo nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình
Dương hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung của CDCCLĐ và thực trạng của
quá trình này ở Bình Dương. Đề tài lấy CDCCLĐ trong phát triển KCN tác
động đến vấn đề đảm bảo nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương hiện
nay làm đối tượng nghiên cứu.
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu và đưa ra những quan điểm giải pháp cơ bản, liên
quan đến CDCCLĐ trong phát triển KCN nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho
KVPT tỉnh Bình Dương đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, các nghị quyết
về phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Dương.
* Phương pháp nghiên cứu:
Vận dụng phương pháp luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin kết hợp
với các phương pháp lôgíc, lịch sử, điều tra, thống kê, so sánh. Ngoài ra tác
giả còn sử dụng các phương pháp khảo sát, chuyên gia...Từ đó tác giả hệ
thống khái quát rút ra những vấn đề cơ bản để giải quyết mục đích và các
nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

6



6. Đóng góp mới của luận văn
Làm rõ sự tác động của CDCCLĐ trong phát triển KCN đến đảm bảo
nguồn nhân lực cho KVPT tỉnh Bình Dương hiện nay.
Đưa ra quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh CDCCLĐ, tạo
ra nguồn nhân lực xây dựng KVPT Tỉnh vững chắc hơn trong tương lai.

7


7. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm rõ cơ sở khoa học, về
sự tác động của CDCCLĐ trong phát triển KCN, đến đảm bảo nguồn nhân
lực cho KVPT tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo và giảng dạy bộ môn kinh
tế chính trị và kinh tế quân sự trong các nhà trường quân đội
8. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN
KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO
KHU VỰC VỰC PHÒNG THỦ TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát triển khu
công nghiệp ở Bình Dương hiện nay

1.1.1. Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát
triển khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương
Bàn về CCLĐ, theo Mác có nghĩa là bàn về cấu trúc bên trong của quá
trình phân công lao động xã hội. Đó là các quan hệ tỷ lệ cũng như xu hướng
vận động, phát triển nguồn lao động giữa các ngành kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ...), các vùng kinh tế (đồng bằng, trung du, miền núi, ven
biển...) và các thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể, cá thể tiểu chủ, tư bản
Nhà nước...)
Sự hình thành và phát triển CCLĐ thường gắn với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội từng nước, từng vùng và từng doanh nghiệp trong từng
thời gian nhất định. CCLĐ tồn tại, biến đổi thích ứng với sự biến động của
các điều kiện đó.
Mọi sự biến đổi của CCLĐ không thể áp đặt chủ quan theo ý muốn của
con người, mà phải dựa vào sự thay đổi của các yếu tố khách quan và các mục
tiêu kinh tế - xã hội được đặt ra.
Từ đó có thể hiểu: CCLĐ là mối quan hệ tỉ lệ về số lượng và chất
lượng lao động trong các ngành, các vùng các thành phần kinh tế; phản ánh
trình độ phát triển của LLSX, của phân công lao động xã hội; biểu hiện xu thế
phát triển của các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế.

9


CCLĐ biểu hiện sự gắn bó hữu cơ với nhau trong hệ thống phân công
lao động xã hội. Việc nghiên cứu lao động phải gắn với điều kiện không gian
thời gian cụ thể, mới có thể xác định được một cách khoa học CCLĐ đang tồn
tại và xu hướng vận động của nó. Từ đó, đưa ra cách thức tổ chức và phân bố
các yếu tố cơ bản của LLSX.
Thông qua việc nghiên cứu quan niệm về CCLĐ có thể đưa ra khái
niệm: CDCCLĐ trong phát triển KCN ở tỉnh Bình Dương là quá trình Tỉnh

Uỷ, UBND Tỉnh chủ động làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của kết
cấu lao động theo một chủ đích và một phương hướng nhất định nhằm đáp ứng
nguồn nhân lực cho sự phát triển nhanh của KCN và củng cố KVPT của Tỉnh.
Nội hàm của khái niệm về CDCCLĐ ở Bình Dương chỉ rõ:
Một là, quá trình Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Bình Dương chủ động tác động
làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ vốn có của CCLĐ theo một quy hoạch
được vạch ra, thống nhất với quy hoạch chung của quốc gia.
Hai là, mục tiêu của sự chuyển dịch là nhằm chủ động đáp ứng nguồn
nhân lực cho nhu cầu phát triển nhanh các KCN trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Ba là, thông qua đó không ngừng nâng cao số và chất lượng các lực
lượng đáp ứng cho KVPT Tỉnh, trong thời bình cũng như khi có tình huống
tác chiến xảy ra.
Các vấn đề trên có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, vấn đề này là
tiền đề của vấn đề kia hợp thành một chỉnh thể thống nhất tạo ra sự CDCCLĐ
ngày càng mạnh mẽ ở tỉnh Bình Dương, một trong những tỉnh thuộc trọng
điểm phát triển kinh tế phía Nam của nước ta.
1.1.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát triển khu
công nghiệp ở Bình Dương hiện nay

10


Quá trình CDCCLĐ trong phát triển khu công nghiệp ở Bình Dương
bắt nguồn từ những lí do cơ bản sau:
Một là, do yêu cầu phát huy vai trò của lao động trong sản xuất công
nghiệp ở KCN.
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò
to lớn của lao động. Theo Mác: lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa
con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động chính mình, con

người làm trung gian điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên.
Ông còn cho rằng: con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự
nhiên cung cấp...con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của
mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một
quy luật và bất ý chí của họ phải phục tùng nó. Trong bộ tư bản, Mác còn phân
tích một cách khoa học vai trò của tư bản khả biến đối với việc tạo ra giá trị
và giá trị thặng dư.
Lênin cũng đánh giá cao vai trò của lao động, Ông cho rằng: LLSX hàng
đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động.
Kế thừa và phát huy những di sản quý báu của các nhà kinh điển chủ
nghĩa Mác-Lênin và chọn lọc những kiến thức, những thành quả của kinh tế
học hiện đại, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn nước ta. Đảng và Nhà nước
ta luôn quan tâm đến con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn
diện. Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng ta khẳng
định “Phát huy yếu tố con người và lấy con người làm mục đích cao nhất
của mọi hoạt động” [10, tr.9].
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VII, đã đặt con người vào vị trí trung tâm, lấy mục
tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đại hội
đã khẳng định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thống
yêu nước, cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công

11


nghệ...đó là nguồn lực quan trọng nhất. Đến đại hội lần thứ VIII, một lần nữa
Đảng ta lại khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố
cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [13, tr.35].
CNH, HĐH phát triển theo con đường rút ngắn hiện đại ở nước ta nói
chung và mỗi địa phương nói riêng phụ thuộc khá lớn vào việc khai thác, sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực, bao gồm nguồn tài nguyên, nguồn vốn, khoa
học công nghệ, đặc biệt là nguồn lao động. Trong đó, nguồn lực lao động có ý
nghĩa quyết định, bởi vì mọi hoạt động sản xuất vật chất và tinh thần, rút cuộc
đều là hoạt động của người lao động. Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã khẳng định: “Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển
đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH” [14, tr.201].
Quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn liền với việc
hình thành KCN tập trung ở Bình Dương hiện nay, càng đòi hỏi phải có lực
lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ luật, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ
luật cao. Do vậy với tư cách là người lao động, hơn bao giờ hết phải có nhận
thức sâu sắc để không ngừng bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, chuyên
môn nghề nghiệp là yêu cầu cấp bách để sử dụng và tiếp thu có hiệu quả
những thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến của thế giới, góp phần làm
thay đổi CCLĐ phù hợp với quan điểm đại hội Đảng lần thứ IX: “Con đường
CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt” [14, tr.91].
Tốc độ phát triển nhanh của sản xuất công nghiệp ở Bình Dương hiện
nay đã tạo ra “cơn sốt” về lao động, kể cả số lượng lẫn chuyên môn cao. Hơn
200 nghìn lao động công nghiệp và hơn 100 nghìn lao động các ngành nghề
trong tỉnh ít được đào tạo và đào tạo không cơ bản, là một trở ngại lớn cho
KCN hiện nay. Đặc biệt là tình trạng thiếu lao động trong các doanh nghiệp,
sau dịp tết nguyên đán hàng năm, vì số công nhân ở các địa phương khác đến
làm việc, sau khi nghỉ tết không quay trở lại. Trong năm 2006, Bình Dương

12


có nhu cầu tuyển mới thêm 40 nghìn lao động nhưng khả năng cung ứng lao
động tại chỗ và nguồn lao động nhập cư khá bấp bênh.
Tình trạng này đặt ra yêu cầu đối với ban quản lý KCN, các doanh

nghiệp cần phối hợp với các ban ngành trong tỉnh, các trung tâm dạy nghề
trong và ngoài tỉnh đưa ra chiến lược đào tạo và sử dụng nguồn lao động (đặc
biệt là nguồn lao động tại chỗ) có hiệu quả cao, nhằm thoả mãn nhu cầu lao
động cần thiết trong KCN.
Hai là, do yêu cầu đẩy nhanh nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, một
nội dung của CNH, HĐH
Với điểm xuất phát là một nước nông nghiệp đang ở thời kỳ đầu của
quá trình CNH, HĐH. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã chú
trọng đến việc CDCCLĐ nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống cho nhân dân bằng nhiều chủ trương, chính sách. Do đó, CCLĐ trong
nước đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch
vụ; giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch này
diễn ra còn chậm, chưa đồng đều so với khả năng thực tế [45].
Từ số liệu phụ lục 1 cho thấy, tỷ trọng lao động trong ngành nông
nghiệp có xu hướng giảm xuống, nhưng tốc độ giảm không đều giữa các năm
và tốc độ giảm chậm. Tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp xây dựng
tăng chậm và không đều. Có năm còn không tăng thêm (2004 = 17,4%; 2005
= 17%) tuy nhiên số giảm này chỉ là tương đối. Nhìn chung tỷ trọng lao động
trong ngành nông nghiệp hiện nay ở nước ta còn cao, chiếm trên 50% lực
lượng lao động cả nước.
Việc hình thành KCN tập trung, khu chế xuất đã thu hút một số lao
động có trình độ phổ thông dịch chuyển từ nông thôn, nông nghiệp vào KCN
may mặc, dệt, lắp ráp, điện tử...Trong khu vực, kinh tế Nhà nước từ 12.300
doanh nghiệp, qua sắp xếp chỉ còn 6000 doanh nghiệp. Việc sắp xếp lại doanh
nghiệp Nhà nước tuy đã góp phần thay đổi một bước cơ cấu và chất lượng lao

13


động, nhưng số lao động dôi dư sau sắp xếp hiện nay đang là một thách thức

lớn cho tất cả các địa phương.
Như vậy cho đến nay CCLĐ đang còn mất cân đối giữa các ngành, các
khu vực (giữa sản xuất và phi sản xuất), giữa các vùng (đô thị và nông thôn)
giữa các thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể và tư nhân...) đã gây ra những
khó khăn cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra sự mất cân đối về
phân bố lao động giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế trong
quá trình CNH, HĐH.
Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, Bình Dương vẫn còn là tỉnh
thuần nông. Từ một tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp là chủ yếu, ngày nay
Bình Dương đã vươn lên trở thành một trong những nơi có tốc độ phát triển
công nghiệp nhanh nhất cả nước. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, nhiều khu
công nghiệp tập trung liên tiếp hình thành, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu
tư và nguồn lao động trong và ngoài tỉnh. Việc phát triển KCN tập trung góp
phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh theo hướng
tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ giảm dần tỷ trọng nông nghiệp để thực
hiện mục tiêu chung của đất nước: đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp. Đồng thời, việc phát triển công nghiệp về các vùng nông
thôn trong tỉnh, còn tạo ra nhiều việc làm để chuyển từ lao động nông nghiệp,
nông thôn sang lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
CDCCLĐ là hệ quả tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bình
Dương là một tỉnh hiện đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc độ
nhanh và tích cực, từ ngành nông nghiệp có năng suất lao động thấp sang
ngành công nghiệp và dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Đặc biệt là sự
hình thành và phát triển nhanh KCN tập trung đã, đang và sẽ thu hút một lực
lượng lao động lớn của xã hội.
Ba là, do yêu cầu phát triển KCN hiện nay ở Bình Dương

14



Theo định nghĩa của bách khoa toàn thư Wikiedia. Khu công nghiệp là
khu vực đất đai dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể
nào đó, nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục
tiêu kinh tế - xã hội, môi trường. Khu công nghiệp thường được Nhà nước cấp
phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng.
Ở nước ta, theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp
cao được ban hành kém theo nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 gọi chung là khu
công nghiệp. Theo đó, khái niệm về khu công nghiệp được hiểu là:
KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác
định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ
quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Khu công nghiệp là một mô hình quản lý kinh tế hiện đại. Qua 15 năm
hình thành và phát triển các KCN ở nước ta cho thấy, nhiều KCN (bao gồm
cả khu chế xuất) đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế đất nước.
Trong năm 2005 tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN đạt khoảng
14 tỷ USD, chiếm gần 30% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp
và tăng 25% so với năm trước, cao gần gấp rưỡi mức tăng trưởng chung của
toàn ngành.
Ở Bình Dương, nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của khu
công nghiệp trong sự nghiệp CNH, HĐH quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ IX: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước.
Phát triển có hiệu quả KCN, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ
cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”[14, tr.174].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân
tỉnh, tháng 9/1995 KCN đầu tiên “Sóng Thần” được hình thành. Đến nay,
Bình Dương đã có 12 KCN được hình thành và đi vào hoạt động được thành

15



lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 2.431 ha và 23 cụm công nghiệp
diện tích 3.573 ha. Tính đến tháng 11/2004 Bình Dương có 2.754 dự án đầu
tư trong nước với tổng số vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng và 871 dự án đầu
tư nước ngoài 4,1 tỷ USD đã lấp đầy hơn 80% diện tích, Nhiều KCN có diện
tích đất cho thuê tới 95%, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bình
Dương với các ngành nghề: Dệt may, da giày, chế biên thủy hải sản, vật liệu
xây dựng, xe đạp, cơ khí, điện, điện tử...Đã có 434 doanh nghiệp trong các
KCN đi vào hoạt động có doanh thu và hàng năm đều tăng vốn mở rộng sản
xuất kinh doanh. Riêng năm 2004 các doanh nghiệp trong KCN đạt doanh thu
1.605 triệu USD. Tính chung giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 của Bình
Dương đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 63,3% GDP.
Cùng với cả nước, bên cạnh 12 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện nay các
chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN mới như: Mai Trung, Việt Hương II,
Mỹ Phước II, III đã và đang triển khai nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật như đường giao thông, hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, nhà máy
xử lý nước thải...để sớm đưa vào hoạt động.
Đặc biệt đề án phát triển khu liên hiệp công nghiệp - dịch vụ và đô thị
Bình Dương đã được chính phủ phê duyệt ngày 19/3/2003 tại công văn số
295/CP -CN do phó thủ tướng thường trực Nguyễn Tấn Dũng ký. Đề án này
được triển khai trong những năm tới trên diện tích quy hoạch là 4.196 ha.
Trong đó sẽ có 2.200 ha dành cho việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp,
bao gồm khu công nghiệp tập trung là 1900 ha và 300 ha dành cho phát triển
khu công nghệ có hàm lượng chất xám cao. Với hàng nghìn dự án đầu tư công
nghiệp sẽ cần từ 150 ngàn đến 200 ngàn lao động và hàng trăm cơ sở dịch vụ
đô thị sẽ thu hút từ 200 ngàn đến 300 ngàn lao động. Sự phát triển của khu
liên hiệp sẽ là một nguồn công việc to lớn, có thể thu hút lực lượng lao

16



động từ mọi miền đất nước và cả những chuyên gia nước ngoài đến làm
việc và định cư.
Các KCN mở ra ở Bình Dương đã và sẽ tạo việc làm tăng thu nhập cho
hàng trăm ngàn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp vốn rất thiếu việc
làm; góp phàn giải quyết sức lao động xã hội, đồng thời tạo ra mức tăng
trưởng kinh tế cao của tỉnh trong những năm vừa qua. Hiện nay, với số lượng
lao động hiện có trong toàn tỉnh (khoảng 600.000 người) thì việc đáp ứng nhu
cầu lao động cho các KCN là hết sức khó khăn. Hơn nữa, công tác đào tạo
nghề để cung cấp cho thị trường lao động (đặc biệt là các KCN) một đội ngũ
người lao động có tri thức, có tay nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ công
nhân cả trước mắt và lâu dài còn nhiều bất cập. Số đông công nhân đến làm
việc tại các KCN trong tỉnh là những người chưa qua trường lớp dạy nghề nào
và đa số là người từ địa phương khác đến làm việc.
Bốn là, do yêu cầu của việc ứng dụng và phát triển khoa học - công
nghệ hiện đại.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang diễn ra
nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến các châu lục trên thế giới. Quy mô GDP
và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển chủ yếu dựa vào lao động
trí tuệ và công nghệ cao. Đến lượt nó, sự phát triển của các nước này sẽ tạo ra
nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia khác, cho phép duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, đẩy mạnh CDCCLĐ hợp lý, tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải
thiện đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, để làm được điều đó, đòi hỏi
các quốc gia đang phát triển phải thay đổi cơ cấu và chất lượng nguồn lực con
người trên cơ sở đầu tư phát triển con người, tạo lập kỹ năng, tay nghề, năng
lực sáng tạo để làm ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Người lao
động với tư cách là người cung ứng sức lao động cần nhanh chóng tri thức

17



hóa để có sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động và có khả năng thích
ứng cao trong giai đoạn mới- giai đoạn kinh tế tri thức hiện nay.
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp CNH,
HĐH. Thực trạng về trình độ công nghệ của tỉnh Bình Dương hiện nay còn
rất thấp; 30% doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có trình độ tiên tiến. Còn 70% doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp
trong nước và có trình độ trung bình và lạc hậu (theo đánh giá của ban quản lý
các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương). Trình độ công nghệ lạc hậu là nguyên
nhân chính làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thấp,
chất lượng sản phẩm kém, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm công
nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, đây cũng là thử thách lớn đối với
các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới.
Trước thực trạng và yêu cầu cấp bách đó, tỉnh Bình Dương có chủ
trương: phải thực hiện cho được bước nhảy vọt về khoa học công nghệ trong
lĩnh vực công nghiệp của tỉnh nhà. Hướng chính là hiện đại hóa từng phần,
từng công đoạn quan trọng trong dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh trên thị trường trong và
ngoài nước. Thông qua đầu tư nước ngoài để đi thẳng vào công nghệ hiện đại.
Nhập khẩu công nghệ và thiết bị có cân nhắc loại bỏ ngay từ đầu các công
nghệ đã lạc hậu hoặc sắp lạc hậu. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng tích lũy để tái
sản xuất mở rộng, ưu tiên một phần vốn của Nhà nước để nghiên cứu khoa
học và vận dụng kết quả vào nghiên cứu sản xuất, trước hết là các ngành công
nghiệp then chốt thuộc thế mạnh của địa phương, cho phép các doanh nghiệp
khấu hao tài sản cố định nhanh để thu hồi vốn, thay công nghệ mới, ưu tiên
cho các doanh nghiệp vay vốn để đổi mới công nghệ. Căn cứ vào các chính

18



sách vĩ mô của Nhà nước về công nghệ, tỉnh cần soạn thảo một chính sách
đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và hàng thay thế hàng
nhập khẩu để khuyến khích họ đầu tư đổi mới công nghệ trước. Phát động
phong trào thi đua về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp, có
chế độ khen thưởng kịp thời và thoả đáng cho các tổ chức, cá nhân đạt nhiều
thành tích trong phong trào này.
Để phát triển các KCN trong tỉnh lên một tầm cao mới, việc ứng dụng
và phát triển khoa học - công nghệ hiện đại là yêu cầu bức thiết đặt ra trong
giai đoạn hiện nay. Muốn vậy, điều trước tiên phải tính đến là đội ngũ lao
động trong tỉnh, đặc biệt là đội ngũ công nhân đã và sẽ làm việc trong KCN.
Họ phải có một trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định để
kịp thời nắm bắt và ứng dụng khoa học - công nghệ mới vào lao động sản
xuất trong các nhà máy xí nghiệp. Đội ngũ công nhân này có thể đang làm
việc trong KCN, trong các nhà máy xí nghiệp hoặc chuyển từ các ngành kinh
tế khác sang. Vì vậy, họ phải được đào tạo và đào tạo lại trong các nhà trường
hoặc các trung tâm dạy nghề một cách cơ bản. Có như thế mới có một đội ngũ
công nhân, đáp ứng yêu cầu cho chủ trương đổi mới công nghệ của tỉnh Bình
Dương trong hiện tại và tương lai.
Năm là, do yêu cầu của sự hình thành và phát triển thị trường sức lao
động trong nước.
Thị trường sức lao động là thị trường mà ở đó cung cầu về sức lao động
biểu hiện thông qua hợp đồng lao động được ký kết giữa người cung sức lao
động và người sử dụng sức lao động.
Thị trường sức lao động là nơi gắn kết giữa cung sức lao động với cầu
sức lao động cùng với các thông số như số lượng, chất lượng và CCLĐ để
người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm. Trong mối quan hệ gắn kết giữa
cung sức lao động với cầu sức lao động và giải quyết việc làm phải dựa trên
cơ sở và xoay quanh sức lao động. Mọi sự thay đổi của cầu sức lao động về số


19


lượng, chất lượng và CCLĐ giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế,
trên thị trường sức lao động phải được nhận biết, phân tích xem xét và điều
chỉnh trong cung sức lao động. Đây là sự thay đổi căn bản nhất trong cung
sức lao động của nền kinh tế hiện đại so với nền kinh tế truyền thống. Thông
qua thị trường sức lao động sẽ giúp người lao động nắm bắt được những yêu
cầu thông tin theo định hướng cầu sức lao động để từ đó mà điều chỉnh khả
năng cung sức lao động cho phù hợp.
Thực tế cho thấy nước ta là nước đang phát triển, các yếu tố thị trường
chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, thị trường sức lao động còn sơ khai, còn tồn tại
song hành hai khu vực kinh tế (truyền thống và hiện đại) đang diễn ra sự
chuyển hóa về tỷ trọng với nhau:
Khu vực kinh tế truyền thống vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, là nơi thu hút
nhiều lao động, nhất là nông nghiệp, nông thôn, song cũng đang có xu hướng
giảm dần. Khu vực kinh tế hiện đại (nơi có thị trường sức lao động phát triển)
đang có sự biến động cả về quy mô và tốc độ, ngày càng thu hút nhiều sức lao
động hơn, trước hết là ở các vùng đô thị, KCN tập trung. Khu vực kinh tế này,
cần sức lao động cũng có những thay đổi lớn và nhanh chóng, đòi hỏi cần có
sự điều chỉnh CCLĐ cho phù hợp.
Thị trường sức lao động giữa các vùng phát triển chưa đồng đều, hệ
thống tổ chức cung ứng sức lao động chưa phát triển và hoạt động chưa có
hiệu quả, nên chưa trở thành cầu nối, gắn kết giữa cung sức lao động và cầu
sức lao động. Điều đó biểu hiện: Việc tuyển dụng chủ yếu qua quan hệ cá
nhân; thông tin thị trường sức lao động còn yếu kém; công tác dự báo chưa
được coi trọng...đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho cung,
cầu sức lao động không ăn khớp với nhau trong CDCCLĐ giữa các ngành,
các vùng và các thành phần kinh tế.

Có thể nói, việc tổ chức và phát huy tốt vai trò của thị trường sức lao
động sẽ thúc đẩy việc phân bố và sử dụng sức lao động một cách có hiệu quả,

20


khắc phục từng bước sự mất cân bằng giữa cung, cầu sức lao động theo
hướng nâng cao chất lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu của khoa học
công nghệ hiện đại.
Việc phát triển KCN ở Bình Dương đã và đang thu hút hàng trăm ngàn
lao động từ trong tỉnh và các địa phương khác đổ về. Chủ yếu là số lao động
xuất thân từ lao động nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh và các tỉnh khác
(trong đó đa số là ở các tỉnh khác) tìm đến đăng ký lao động trong các nhà
máy, xí nghiệp trong các KCN (có cả lao động người nước ngoài) đã tạo nên
thị trường sức lao động đang hoạt động rất sôi động tại tỉnh Bình Dương. Có
thể nói, thị trường sức lao động ở Bình Dương được hình thành sớm và hoạt
động có hiệu quả so với các tỉnh, thành trong cả nước. Từ đây có thể rút ra
những bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy thị trường sức lao động
trong nước phát triển.
1.1.3. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát triển
khu công nghiệp
CDCCLĐ không hoàn toàn chủ quan, mà phụ thuộc vào nhiều nhân tố
khách quan và điều kiện của mỗi nước, mỗi địa phương như đã trình bày ở
phần trên. Nói cách khác, sự vận động và phát triển của CDCCLĐ tuân theo
xu hướng khách quan nhất định. Những xu hướng cơ bản của CDCCLĐ là:
Thứ nhất: Chuyển từ lao động thủ công năng suất thấp sang lao động
cơ khí có năng suất lao động cao.
Đây là xu hướng chuyển dịch phản ánh sự biến đổi về chất của nguồn
lao động. Để xác lập CCLĐ phù hợp với việc sử dụng công cụ cơ khí, máy
móc cần phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có trình độ tay

nghề, chuyên môn, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia
thực hành trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học có tay nghề cao. Xây dựng
mối quan hệ giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Xóa bỏ mọi định kiến

21


bảo thủ, trì trệ trong sản xuất, xem nhẹ khoa học công nghệ ở một số ngành,
vùng hiện nay. Thiết lập một cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần
kinh tế phù hợp, tạo điều kiện áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ
vào quá trình sản xuất.
Thứ hai: Chuyển từ lao động nông nghiệp là chủ yếu sang lao động
công nghiệp, dịch vụ.
Xu hướng khách quan này bắt nguồn từ chỗ: chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và CCLĐ có mối quan hệ biện chứng, vừa là điều kiện, tiền đề, vừa là kết quả
của nhau. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tốc độ nhanh và hiệu quả
sẽ tạo điều kiện, tiền đề thuận lợi cho CDCCLĐ. Song tính hiện thực của việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói trên phải được thực hiện thông qua nguồn lực
lao động, thông qua kết quả của việc CDCCLĐ. Thực chất của xu hướng nói
trên là giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công
nghiệp và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Đây là xu hướng nhằm tạo ra một CCLĐ có chất lượng cao theo hướng
CNH, HĐH, từng bước tiếp cận trình độ kinh tế tri thức xu hướng này được
thực hiện đảm bảo nâng cao chất lượng cơ cấu ngành kinh tế, làm cho nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững.
Thứ ba: Chuyển từ lao động phân tán sang lao động tập trung
chuyên môn hóa.
Kinh nghiệm các nước cho thấy lao động phi tập trung quy mô nhỏ đã
cản trở đến việc sản xuất hàng hóa, cản trở đến việc áp dụng tiến bộ khoa học
- công nghệ. Bởi vậy, muốn phát triển kinh tế cần phải chuyển dịch lao động

theo hướng tập trung chuyên môn hóa kết hợp với nhiều quy mô khác nhau để
hình thành vùng kinh tế có lượng lao động tập trung trên cơ sở chuyên ngành,
chuyên nghề, chuyên môn, tạo điều kiện gắn liền với tiến bộ khoa học công
nghệ, tạo điều kiện mở rộng và nâng cao chất lượng thị trường sức lao động.

22


1.1.4 Một số nét về tỉnh Bình dương và những nhân tố ảnh hưởng
đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong phát triển khu công nghiệp trên
địa bàn Tỉnh
* Một số nét về tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng
Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu). Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp
thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành
phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.
2

Tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 2.716km với dân số 1030700
người, mật độ trung bình 382 người/km 2, lao động trong độ tuổi chiếm 72%
dân số. Về chất lượng lao động, công nhân kỹ thuật trung học, cao đẳng và
đại học chiếm 0,5% số lao động. Hàng năm có từ 15.000-20.000 lao động trẻ
tham gia lực lượng lao động, CCLĐ được phân bố như sau (tính đến 2005):
Lao động trong công nghiệp- xây dựng: chiếm 60,5%
Lao động trong nông nghiệp: chiếm 21%
Lao động trong dịch vụ: chiếm 18,5%
Về thổ nhưỡng, đa phần là đất xám có độ cao trung bình từ 25-30mét
so với mặt nước biển, địa hình khá bằng phẳng (độ dốc 2-5%) áp lực chịu nén
trên 2kg/cm2 là điều kiện rất thích hợp để xây dựng các công trình kiến trúc,

giảm được chi phí trong xây dựng.
Đất xây dựng công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị được quy hoạch trên
40.000ha, trong đó sử dụng là 21.000ha, dự kiến quy hoạch để mở rộng các
KCN (trong đó đất trồng cây hàng năm 40.000ha, cây lâu năm 114.000 ha,
chủ yếu là trồng cây cao su, điều và cây ăn trái).
Về thủy văn, Bình Dương có mạng lưới sông ngòi khá dày trong đó có
2 con sông lớn chảy qua là sông Sài Gòn hướng Tây Nam và sông Đồng Nai

23


hướng Đông Bắc. Đây là hai con sông cung cấp nguồn nước đồng thời là
đường giao thông rất thuận lợi đi các nơi.
Về tài nguyên, tỉnh có 86 điểm khai thác mỏ khoáng sản, chủ yếu là
đất cao lanh, đá xây dựng có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đây là tiềm
năng thế mạnh của tỉnh để phát triển ngành nghề gốm sứ, xây dựng và các
ngành nghề khác.
Trữ lượng đất cao lanh 150 triệu tấn, tập trung ở 2 huyện Dĩ An và Tân
Uyên.
Trữ lượng đất sét làm gạch ngói 250 triệu m3, đá xây dựng 1,3 tỷ m3
Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác như đất sét chịu lửa, banxít
vàng, sa khoáng, cát xây dựng... các KCN Bình Dương được quy hoạch và
xây dựng chủ yếu tập trung ở 2 huyện Thuận An và Dĩ An thuộc phía Nam
của tỉnh nơi có nền đất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình và vị trí địa
lý thuận lợi cho giao thông. Ngoài ra tỉnh dự kiến quy hoạch thêm một số
vùng thuộc phía Bắc thị xã Thủ Dầu một và huyện Bến Cát. Nơi có những
điều kiện địa lý, thổ nhưỡng thích hợp cho việc thành lập các KCN tập trung.
Đặc điểm của Bình Dương khi còn là một bộ phận của tỉnh Sông Bé
thu nhập chủ yếu của tỉnh dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và cây cao su.
Công nghiệp hầu như chưa có gì đáng kể, chỉ là những mặt hàng thủ công mỹ

nghệ và gốm sứ. Từ đó xuất phát điểm về công nghiệp là rất thấp, khi Đảng
khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới với phương châm thực hiện CNH,
HĐH đất nước. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sông Bé lúc bấy giờ quán triệt rất
sâu sắc Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, ra sức phấn đấu đưa
nền kinh tế tỉnh nhà đi lên theo con đường CNH, HĐH. Tỉnh đã có nhiều
chính sách, Nghị quyết khuyến khích và kêu gọi đầu tư. Khi đó tỉnh đã quy
hoạch 13 KCN tập trung với diện tích dự kiến 6200 ha, tận dụng những tiềm
năng và thế mạnh của tỉnh mở ra thời kỳ phát triển mới.

24


Năm 1997 Bình Dương được tách ra từ tỉnh Sông Bé, từ khi được tái
lập, tỉnh đã nhanh chóng kế thừa những kết quả về phát triển KCN của tỉnh
Sông Bé để lại. Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương kiên trì thực hiện
đường lối CNH, HĐH, đặc biệt là thực hiện quá trình xây dựng và phát triển
các KCN để tạo điều kiện cho việc thu hút vốn đầu tư làm bước khởi đầu cho
quá trình CNH, HĐH của Tỉnh.
Với lợi thế là một tỉnh nằm cạnh thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm
công nghiệp, có Cảng lớn, có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Các KCN Bình
Dương có vị trí thuận tiện cho các tuyến đường giao thông thủy, bộ, hàng
không, chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất 15-20km; cách cảng Sài Gòn từ 9
-15km. Ngay trong tỉnh có ga hàng hóa xe lửa Sóng Thần nằm gần KCN là
đầu mối giao lưu hàng hóa với khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh
đó, đất đai quy hoạch xây dựng các KCN là địa bàn có điều kiện thổ nhưỡng
thuận lợi cho việc xây dựng các công trình kiến trúc, các kết cấu hạ tầng
KCN. Với những lợi thế trên phát triển các KCN tập trung sẽ mang lại hiệu
quả là một điều chắc chắn.
Cùng với những lợi thế mà Bình Dương có được so với các tỉnh thành
phố khác, việc phát triển các KCN ở Bình Dương còn gặp những khó khăn đó

là:
Thứ nhất, Bình Dương chưa có được những kinh nghiệm trong việc
thành lập các KCN so với thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, bởi vậy công
tác kêu gọi đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài còn hạn chế.
Thứ hai, Bình Dương không có thế mạnh về đội ngũ cán bộ khoa học kỹ
thuật, thiếu những công nhân lành nghề và có kỹ thuật kỹ thuật cao, mà chủ yếu là
những lao động xuất thân từ nông nghiệp, chưa quen với lao động công nghiệp.

25


Thứ ba, Bình Dương là một tỉnh đô thị loại 5 nên việc đầu tư cơ sở hạ
tầng còn nhiều thiếu thốn, ảnh hưởng tới tâm lý các nhà đầu tư.
Thứ tư, là một tỉnh có dân số thấp, việc cung ứng lao động cho các
KCN trong tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Với những điều kiện thuận lợi và khó khăn đó, vấn đề đặt ra cho Bình
Dương là làm thế nào để đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển KCN. Đây là vấn
đề mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương luôn quan tâm và trăn trở. Phát
triển KCN là một yêu cầu bức xúc trong tiến trình thực hiện CNH, HĐH của
Tỉnh. Chính vì điều đó, trong nghị quyết của Tỉnh đảng bộ, Nghị quyết của
hội đồng nhân dân Tỉnh và chương trình công tác của ủy ban nhân dân, luôn
quán triệt nhất quán phương châm “trải chiếu hoa để mời gọi các nhà đầu tư,
trải thảm đỏ để đón những nhà trí thức”.
Từ việc vận dụng được những lợi thế về tiềm lực, Đảng và chính quyền
Tỉnh đã có những chủ trương đúng đắn và nhất quán đi đôi với những việc
làm cụ thể, nhất là cải cách thủ tục hành chính và phong cách làm việc của
các cấp lãnh đạo. Bình Dương đã tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ hấp dẫn thực
sự các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương để tìm hiểu cơ hội và
đâu tư sản xuất kinh doanh, chỉ trong một thời gian ngắn Bình Dương đã trở
thành một địa điểm được nhiều nhà đầu tư lưu tâm và hợp tác.

Cho đến nay, quá trình CNH, HĐH ở Bình Dương đã đạt được nhiều
nhiều kết quả đáng khích lệ. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công
nghiệp trong tỉnh, tập trung nhất là hình thành và phát triển các KCN, đã giúp
Bình Dương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Từ
một tỉnh thuần nông, chỉ sau hơn 15 năm tập trung đầu tư, xây dựng và phát
triển các KCN, Bình Dương đã được cả nước biết đến là một tỉnh có nền công
nghiệp phát triển với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 đạt hơn 32 nghìn

26


tỷ đồng, tỷ trọng công nghiệp chiếm 63,8% GDP và nói đến Bình Dương hiện
nay, mọi người đều biết đó là tỉnh của các KCN.
Với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN điều quan trọng nhất đối với
Bình Dương hiện nay là phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đáp ứng
cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong các KCN. Nguồn nhân lực trước đây
chưa được chuẩn bị và cho đến hiện nay và tương lai đang còn thiếu nhiều
cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu đặt ra cho Bình Dương là phải có
những chủ trương chính sách đúng đắn, phù hợp trong CDCCLĐ, nhằm khai
thác, sử dụng tối đa nguồn lao động trong tỉnh và thu hút nguồn lao động từ
bên ngoài để thoả mãn nhu cầu sản xuất công nghiệp nói chung và các KCN
trong tỉnh nói riêng.
* Những nhân tố ảnh hưởng:
Một là, trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của khu công nghiệp.
Trong bộ tư bản, khi nghiên cứu tích lũy tư bản, Mác đã đề cập đến mối
quan hệ giữa sự tăng lên của cấu tạo hữu cơ tư bản với sự biến đổi của quy
mô, cơ cấu và chất lượng lao động. Theo ông, cấu tạo hữu cơ tư bản tăng lên
phản ánh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại,
làm cho việc thu hút lao động về số lượng sẽ giảm tương đối, đồng thời
CCLĐ cũng thay đổi theo hướng tỷ trọng lao động giản đơn giảm xuống và tỷ

trọng lao động phức tạp tăng lên trong tổng số lao động xã hội, trong từng
thời kỳ tương ứng. Từ ý tưởng trên có thể thấy CDCCLĐ theo hướng CNH,
HĐH nói chung và trong phát triển KCN ở tỉnh Bình Dương nói riêng không
thể không xem xét một cách nghiêm túc mối quan hệ tác động giữa nó với
trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật.
Phát triển các KCN về thực chất là tiến hành CNH, HĐH trong lĩnh vực
công nghiệp, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thay thế lao động thủ

27


×