Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CUỘC đấu TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA DUY tâm TRONG TRIẾT học ở tây âu THỜI kỳ PHỤC HƯNG và cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.1 KB, 22 trang )

1

CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ
NGHĨA DUY TÂM TRONG TRIẾT HỌC Ở TÂY ÂU
THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng và cận đại phản ánh cuộc đấu
tranh của giai cấp tư sản nhằm giải phóng con người khỏi sự chật hẹp của tôn giáo
và thần học trong xã hội phong kiến, đề cao tư tưởng nhân đạo. Tuy nhiên, con
người ở đây mới được đề cặp đến như những cá thể, bản chất xã hội của con người
chưa giải quyết được một cách cơ bản.
Các nhà triết học thời kỳ phục hưng thường đồng thời là nhà khoa học tự
nhiên như Brunô, Ganilê, Đềcáctơ, Lépnít... Do ảnh hưởng của sản xuất cơ khí,
máy móc, công trường thủ công, phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học, trong triết học thời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình máy móc rất phát
triển. Đây cũng là hinh thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật. Sự thống trị của tư
tưởng tự nhiên thần luận trong triết học là biểu hiện sự phức tạp của cuộc đấu tranh
giữa triết học và khoa học chân chính.
Nghiên cứu và bước đầu chỉ ra những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy, chỉ ra sự liên minh của khoa học với chủ
nghĩa duy vật trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, sự khôi
phục lại của những giá trị tư tưởng và triết học cổ đại, đề cao giá trị và sức mạnh
con người, vươn lên làm chủ tự nhiên và xã hội.
Nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm của
thời kỳ Phục hưng và Cận đại cho ta cơ sở tiếp cận chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc


2


và phép biện chứng của Hêghen và những căn cứ khẳng định triết học Mác Lênin là
cách mạng khoa học nhất trong thời đại ngày nay, góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh chống lại bọn cơ hội xét lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đường
lối của Đảng và Nhà nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về triết học Phục hưng và Cận đại dưới
nhiều góc độ khác nhau. các giáo trình triết học Mác Lênin đều có chương viết về
triết học thời kỳ Phục hưng và Cận đại, nhất là giáo trình lịch sử triết học của Giáo
sư Tiến sỹ Nguyễn Hữu Vui nhà xuất bản Giáo dục và Đào tạo đã trình bầy triết
học Phục hưng và Cận đại một cách cơ bản và hệ thống.
Tuy vậy, chưa có công trình khoa học hay giáo trình nào nghiên cứu chỉ ra
những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm trong triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại với tính cách như một
chuyên đề độc lập .
Nghiên cứu chỉ ra những nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm, chỉ ra sự liên minh của khoa học với chủ nghĩa duy
vật trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, sự khôi phục lại của
những giá trị tư tưởng và triết học cổ đại, đề cao giá trị và sức mạnh con người,
vươn lên làm chủ tự nhiên và xã hội, hình thành những căn cứ khẳng định triết học
Mác Lênin là cách mạng khoa học nhất đang là vấn đề cấp thiết hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm của
thời kỳ Phục hưng và Cận đại cho ta những hiểu biết về sự phát triển của tư tưởng
triết học nhân loại, cơ sở tiếp cận chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc và phép biện
chứng của Hêghen và những căn cứ khẳng định triết học Mác Lênin là cách mạng
khoa học nhất trong thời đại ngày nay, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống


3

lại bọn cơ hội xét lại các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối của Đảng
và Nhà nước ta.
* Nhiệm vụ
Làm rõ một số nội dung cơ bản của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm,
Chỉ ra sự liên minh của khoa học với chủ nghĩa duy vật trong cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghĩa duy tâm tôn giáo.
Làm rõ sự khôi phục lại của những giá trị tư tưởng và triết học cổ đại. đề cao
giá trị và sức mạnh con người, vươn lên làm chủ tự nhiên và xã hội.
Hình thành những căn cứ khẳng định triết học Mác Lênin là cách mạng khoa
học nhất đang là vấn đề cấp thiết hiện nay
4. Cơ sở lí luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận là quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác về triết
học thời kỳ Phục hưng và Cận đại, những quan điểm, chủ trương chính sách của
Đảng, Nhà nước, những công trình khoa học nghiên cứu về triết học Phục hưng và
cận đại.
Phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái
quát hoá, trừu tượng hoá.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dậy
triết học.


4

PHẦN THỨ NHẤT

ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC
PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI.
Bắt đầu từ thế kỷ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với đạo luật hà khắc Trung

cổ bước vào thời kỳ tan rã. Nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc kém phát triển được
thay bằng sản xuất công trường thủ công năng xuất cao hơn. Tìm ra châu Mỹ và
các đường biển đến các miền đất mới đã tạo điều kiện phát triển sản xuất theo con
đường tư bản chủ nghĩa, trao đổi hàng hoá giữa các nước phát triển. Trong xã hội
Tây Âu thời kỳ này có sự phân hoá giai cấp mạnh mẽ nhiều nông dân ra thành thị
làm thuê và trở thành tiền thân của giai cấp công nhân sau này. Sự phát triển của
sản xuất trở thành tất yếu quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ
nghĩa là nền tảng thực tiễn của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng .
Những thành tựu về tư tưởng, văn hoá Hy Lạp và La mã cổ đại, toán học của Ta
lét, Pitago, hình học Ơclít, vật lý học của Acsimét được khôi phục sau đêm trường
trung cổ . Sự phát triển của khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, đã tạo điều kiện
cho sự thống trị của phương pháp tư duy siêu hình .
Sự thống trị của tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo có ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của triết học thời kỳ Phục hưng. Chính dưới vỏ bọc thần học, nhiều nhà tư
tưởng như: Nicôlai Kuzan, Lépnít...đã xây dựng nhiều quan niệm triết học sâu sắc.
Dưới hình thức hư ảo và thần bí, nhưng các quan niệm tôn giáo đã đề cao giá trị
sức mạnh con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
1. Đặc điểm triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng
Triết học Tây Âu Phục hưng là ngọn cờ lý luận của của giai cấp tư sản trong
cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ chế độ xã hội phong kiến xây dựng chế độ tư bản chủ
nghĩa. Trong triết học xung đột gay gắt giữa các tư tưởng triết học duy vật và khoa
học với các quan niệm tôn giáo và thần học. Đấu tranh giữa CNDV và CNDT gắn


5
liền với cuộc đấu tranh của khoa học nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và
thần học.
Triết học thời kỳ này gắn với khoa học và giải phóng con người, đề cao sức
mạnh con người. Quan hệ giữa con người và thế giới trở thành vấn đề trung tâm
của triết học.

Triết học Tây Âu thời kỳ này phản ánh cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản
nhằm giải phóng con người khỏi sự chật hẹp của tôn giáo và thần học trong xã hội
phong kiến, đề cao tư tưởng nhân đạo. Tuy nhiên, con người ở đây mới được đề
cặp đến như những cá thể, bản chất xã hội của con người chưa giải quyết được một
cách cơ bản.
Các nhà triết học thời kỳ phục hưng thường đồng thời là nhà khoa học tự
nhiên như Brunô, Ganilê, Đềcáctơ, Lépnít... Do ảnh hưởng của sản xuất cơ khí,
máy móc, công trường thủ công, phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu khoa
học, trong triết học thời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình máy móc rất phát
triển. Đây cũng là hinh thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật. Sự thống trị của tư
tưởng tự nhiên thần luận trong triết học là biểu hiện sự phức tạp của cuộc đấu tranh
giữa triết học và khoa học chân chính.
PHẦN THỨ HAI

CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY
TÂM TRONG TRIẾT HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG.
Nicôlai Kuzan (1401 – 1464 )
Nicôlai Kuzan là người đầu tiên phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ mở
đầu thời kỳ Phục hưng.
Các tác phẩm nổi tiếng của ông là: "Về sự dốt nát, Về tri thức học "....Ông xây
dựng hệ thống thần học mới thay thế cho hệ thống thần học cũ của các nhà triết học
Trung cổ.
Ông đưa ra quan điểm tự nhiên thần luận cho rằng: Thượng đế là tự nhiên,
thượng đế chính là sự tồn tại của tự nhiên trong thế giới. Thượng đế không phải là
một vật hay cá nhân cụ thể mà là bản chất vô hạn của giới tự nhiên. Mối quan hệ


6
gữa Thượng đế và giới tự nhiên giống như mối quan hệ giữa bản chất và những
hiện tượng phong phú vô cùng vô tận mà nó biểu hiện ra của bản chất.

Đề cao con người, Nicôlai kuzan coi con người là sản phẩm tối cao và tinh tuý
nhất trong những sáng tạo của Thượng đế. Con người chính là phần tinh tuý nhất
của giới tự nhiên do Thượng đế sáng tạo ra, con người còn là biểu hiện ra của
thượng đế và thuộc về thế giới. Con người bao quát và là biểu hiện dưới dạng tiềm
tàng của toàn bộ thế giới và Thượng đế....Nội tâm và những triển vọng của con
người là tất cả thế giới và Thượng đế.
Nicôlai kuzan khẳng định tính tương đối của nhận thức con người. Ông là người
đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng của quá trình nhận thức trong triết học sau
này.
Nicôlai Côpécníc (1473 – 1543 )
Côpécníc là một trong những người đầu tiên nhận ra những hạn chế sai lầm của
thuyết địa tâm của Phtôlêmê"coi trái đất là trung tâm của vũ trụ". Ông cho rằng
thuyết địa tâm không giải thích được nhiều hiện tượng thiên văn và còn là chỗ dựa
cho thần học và tôn giáo chống lại khoa học và chủ nghĩa duy vật.
Ông đưa ra thuyết nhật tâm coi mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Các hành tinh
khác kể cả trái đất cũng xoay quanh mặt trời .Thuyết nhật tâm của Côpecníc có ý
nghĩa to lớn trong chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và khôi phục sự phát triển
của khoa học mở ra giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học và triết học thời kỳ
Phục hưng.
Ăng ghen nhận xét: tác phẩm bất hủ trong đó Côpécníc - tuy với một thái độ rụt
rè..nhưng đã thách thức quyền uy của Giáo hội trong các vấn đề của tự nhiên. Từ
đó trở đi khoa học tự nhiên bắt đầu được giải phóng khỏi thần học.

Lêôna Đờ Vanhxi
Là một nhà danh họa lớn người Italia, Lêôna, Đờvanhxi còn là một nhà toán
học , cơ học và một kỹ sư có tài trên nhiều lĩnh vực. Triết học của Ông có khuynh
hướng nhân đạo chủ nghĩa. Ông phê phán mạnh mẽ giáo hội và tôn giáo, không coi


7

Thượng đế là đấng tối cao sáng tạo ra thế giới trong bẩy ngày như sự khẳng định
của Kinh thánh. Trong triết học ông là ngừơi có quan điểm của các nhà triết học tự
nhiên thần luận.
Lêôna Đờvanhxi xây dựng một hệ thống thế giới quan mới khoa học thực sự
dựa trên cơ sở của kinh nghiệm và khoa học thực nghiệm. Lêôna Đơvanhxi đặc
biệt đề cao vai trò của kinh nhgiệm trong nhận thức. Ông khẳng định khoa học nào
chưa được kiểm nghiệm của kinh nghiệm, tri thức nào không xuất phát từ cảm giác
của chúng ta đều là sai lầm, ông cũng là người đề cao vai trò của tri thức lý luận.
Tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân đạo chủ nghĩa Ông khẳng định con người là
vũ khí vĩ đại nhất của tạo hoá. Con người có thể sáng tạo ra các sự vật hiện tượng
mới từ tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của con người.
Ông là người rất đề cao nghệ thuật coi hoạt động nghệ thuật của con người là
phương thức nhận thức Thượng đế “Thượng đế như người thợ cả và hoạ sỹ tối
cao”. Tư tưởng nhân văn trong triết học của Ông đã làm đảo lộn nhân sinh quan và
vũ trụ quan của Kitô giáo, không lấy Thượng đế làm trung tâm và thước đo, mà lấy
con người làm trung tâm và thước đo tất thảy moi vật.
Điểm hạn chế của Ông là ở chỗ quá đề cao nghệ thuật nghệ thuật coi nghệ
thuật đứng trên cả khoa học, khi ông cho rằng chỉ có nghệ thuật mới có thể nhận
thức được bản chất của sự vật, các khoa học chỉ có thể nhận thức được các hiện
tượng của các sự vật.
Brunô (1548 – 1600)
Brunô là nhà triết học tự nhiên thần luận người Italia thời kỳ Phục hưng bảo vệ
thuyết nhật tâm của Côpéc níc, Ông là nhà triết học tự nhiên thần luận nghiêng về
lập trường duy vật. Triết học của ông là đỉnh cao của tưởng triết học thời kỳ Phục
hưng.
Phạm trù trung tâm của triết học Brunô là”cái duy nhất “”unnô”. Unnô chính là
Thương đế tồn tại dưới dạng giới tự nhiên. Mặc dù đồng nhất Thượng đế với giới
tự nhiên, nhưng Brunô chỉ thừa nhận Thượng đế trên danh nghĩa. Brunô cho rằng



8
mọi sự vật chỉ là những dạng biểu hiện cụ thể của Unnô, các sự vật hiện tượng thì
thay đổi không ngừng còn Thượng đế ‘ Unnô ‘ thì bất biến.
Brunô cho rằng sự thống nhất giữa hình dạng và vật chất trong Thượng đế .
“unnô” - Thượng đế được hiểu như là sự thống nhất của các mặt đối lập, sự thống
nhất và tính nhiều vẻ, khả năng và hiện thực...
Brunô là nhà triết học cho rằng Thượng đế là cơ sở thống nhất của toàn bộ các
sự vật hiện tượng trong vũ trụ tồn tại vĩnh viễn, không có cái vật chất đầu tiên hay
‘hình dạng thuần tuý “ như quan niệm " nguyên nhân hình dạng " của Arixtốt. Theo
Brunô vật chất là thực thể của mọi vật, mọi hình dạng chẳng qua là hình dạng của
của vật chất. Ở đây Brunô đã tiếp cận được quan niệm về tính thống nhất vật chất
của thế giới “mọi sự vật đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật.
Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ ở trong chúng ta “.
Brunô đưa ra thuyết "đơn tử “ thuyết '' đơn vị “ Ông cho rằng mọi sự vật,
hiện tượng kể cả vũ trụ đều được tạo ra từ các đơn vị, các phần tử vật chất nhỏ bé
trong đó có chứa đựng “ khả năng tinh thần “. Brunô cho rằng vận động là đặc
tính của vật chất cho nên trong các đơn tử các phần tử vật chất nhỏ bé chứa đựng
“khả năng tinh thần “ làm cho nó có sinh khí, có khả năng vận động được.
Brunô giao động trong giải thích nguồn gốc của vận động. Theo ông khả năng
nội tại của vật chất tạo nên các hình dạng và vận động của nó là linh hồn và hìmh
dạng phổ biến của thế giới. Brunô đặc biệt đề cao khả năng nhận thức của con
người. Ông có tư tưởng chống lại Giáo hội, phủ nhận chân lý của thần và chân lý
hai mặt, mặt khoa học và niềm tin tôn giáo. Ông cho rằng chỉ có một dạng chân lý
duy nhất là do triết học và khoa học khám phá. Ông không chấp nhận sự sùng bái
cá nhân và tư tưởng giáo điều.
Ông có dự đoán thiên tài về vũ trụ, vũ trụ là một thế giới vô tận gồm vô vàn các
hành tinh, trái đất hay mặt trời chỉ là một trong các hành tinh ấy. Theo ông không
có hành tinh nào thực sự là trung tâm của vũ trụ theo nghĩa tuyệt đối. Ngoài trái



9
đất, sự sống của con người rất có thể có trong nhiều hành tinh khác của vũ trụ bao
la, không có một chúa trời nào thống trị vũ trụ cả.
Ganilêô Ganilê (1564 – 1642 )
Ganilê là nhà toán học, nhà thiên văn, nhà vật lý và nhà triết học Phục hưng ở
Italia, người mở đầu cho sự phát triển của khoa học thực nghiệm và toán học với
nhiều phát minh quan trọng .
Các phát kiến khoa học của Ganilê có ý nghĩa triết học sâu sắc. Phát hiện ra
mặt trăng và sao kim, mặt trời ...ông đã đi đến khảng định tính thống nhất của vũ
trụ và chứng minh bằng khoa học thuyết nhật tâm của Côpécníc. Chính nhờ những
phát minh đó giả thuyết của Côpécníc thực sự trở thành khoa học.
Ganilê ví giới tự nhiên và kinh thánh như là hai cuốn sách không liên quan gì
với nhau. Kinh thánh gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người; khoa học
giúp con người khám phá những quy luật của giới tự nhiên, nhận thức bản chất đích
thực của chúng.
Để hiểu giới tự nhiên con người phải căn cứ vào các quan sát, dựa trên các thực
nghiệm và tư duy lý tính. Trong lĩnh vực khoa học kinh thánh không có vai trò gì .
Ông khẳng định tôn giáo và khoa học là hai lĩnh vực đều cần thiết cho đời sống
con người. Nhiệm vụ của các nhà thông thái là khai thác những mặt hợp lý của kinh
thánh. Mặt khác Ganilê đặc biệt đề cao vai trò của khoa học và sức mạnh trí tuệ con
ngưới trong nhận thức thế giới. Ông coi quá trình nhận thức giới tự nhiên là vô hạn.
Những gì chúng ta biết về giới tự nhiên còn quá ít so với những gì mà ta chưa biết.
Ông quy tất cả các sự vật hiện tượng vào các hình tam giác hình vuông, hình chữ
nhật, phủ nhận tính đa dạng của thế giới. Quan niệm của Ganilê về thế giới là tuyên
ngôn mở đầu cho quan niệm duy vật máy móc về tự nhiên.
Tômát Morơ (1478 – 1535 ).
Tôma Morơ là nhà nhân đạo nổi tiếng người Anh một trong những nhà sáng lập
ra chủ nghĩa cộng sản không tưởng. Ông là người phê phán mạnh mẽ chế độ bất
công và tệ nạn xã hội ở Anh thời đó, ông ví đó như là chế độ xã hội cừu ăn thịt
người (nông dân bị đẩy ra khỏi ruộng đất ) .



10
Theo ông, nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội là do sự thông trị của
chế độ xã hội dựa trên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ông cho rằng ở
đâu có tư bản thì ở đó tiền là thước đo tất cả. Morơ khẳng định, chế độ tư hữu làm
cho người ta ích kỷ.
Ông xây dựng tác phảm nổi tiếng “Utôpia “ (nghĩa là không tưởng ). Ông đưa
ra mô hình xã hội lý tưởng xây dựng trên hòn đảo U-tô-pia. Theo Ông xã hội đó
phải được xây dựng dựa trên nền tảng công hữu về tư liệu sản xuất mọi sản phẩm
làm ra được phân phối đều trong xã hội. Thời gian lao động chỉ còn 6 giờ trong
ngày thời gian còn lại dùng để phát triẻn nhân cách toàn diện cho mọi thành viên
của xã hội. Trong xã hội mọi người đều bình đẳng. Trong xã hội không có tiền tệ
không có sở hữu tư nhân cả lao động chí óc và lao động chân tay đều bình đẳng.
Tômát Morơ chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Cơ đốc giáo, ông cho rằng
người lãnh đạo xã hội lý tưởng đó là người định ra chuẩn mực về đạo đức, chính trị
xã hội ở Utôpia. Moi sự tốt xấu của xã hội đều xuất phát từ người lãnh đạo của
Utôpia .
Điểm hạn chế của Morơ, Ông cho rằng trong xã hội vẫn cần thiết có những
người nô lệ để họ làm các việc nặng nhọc. Tôn giáo cũng là cần thiết đối với xã hội
. Trong xã hội lý tưởng “Utôpia” của ông vẫn cho phép theo quan điểm vô thần
nhưng bị coi là người vô đạo đức.
Tômađô Cămpamenla (1568 – 1639 )
Cămpanenla là nhà khoa học tự nhiên, nhà cộng sản không tưởng người Italia.
Phát triển các tư tưởng nhân đạo của Tômát môrơ Ông đưa ra mô hình xã hội lý
tưởng trong tác phẩm " thành phố mặt trời ".
Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản của mọi bất công trong xã hội là do tồn tại
chế độ tư hữu sinh ra kẻ giàu người nghèo và những bất công khác trong xã hội.
Ông còn cho rằng chính tính ích kỷ của con người là nguyên nhân của mọi điều ác.
Sự bình đẳng cộng đồng là cần thiết và nó phù hợp với sự có mặt của Thượng đế ở

khắp nơi.


11
Khác với Morơ Cămpanenla cho rằng việc xoá bỏ nhà nước phải đi đôi với
xoá bỏ gia đình vì việc xuất hiện gia đình đã dẫn đến sở hữu tư nhân. Ông cho rằng
xã hội tương lai phải dựa trên chế độ quần hôn. Trong thành phố mặt trời tất cả mọi
người đều phải lao động số giờ lao động trong mỗi ngày chỉ còn 4 giờ để tạo điều
kiên cho công dân có thời gian nghỉ ngơi và phát triển toàn diện nhân cách. Thủ
lĩnh của thành phố mặt trời là người đứng đầu xã hội là người uyên bác về nhiều
mặt và là một vị linh mục, đặc biệt thông thái về kinh tế và chính trị. Trong thành
phố mặt trời cả khoa học và tôn giáo đều được coi trọng chính quyền gắn chặt với
tôn giáo và khoa học.
Nhìn chung các quan niệm của Cămpanenla cũng như của Tômát Morơ đều
mang tính không tưởng, các học thuyết này không tìm được các lực xã hội thực
hiện các ý tưởng đó. Các ông chưa nhận ra vai trò của lợi ích cá nhân trong hoạt
động của con người. Các quan niệm về xã hội của các ông thực chất là quan niệm
của chủ nghĩa cộng sản Cơ đốc giáo thời đó.
Tư tưởng triết học thời kỳ Phục hưng đã thay đổi cơ bản so với thời kỳ trung
cổ. Thần học và tôn giáo không giữ vai trò độc quỳên chi phối xã hội. Vấn đề con
người và con người ngày càng được đề cao. " con người là thước đo tất thảy mọi
vật "được coi là phương châm tư tưởng của thời kỳ này. Các giá trị văn hoá nhất là
các giá trị nghệ thuật đặc biệt được đề cao. Đó là nền tảng tư tưởng và sự chuẩn bị
cho sự phát triển mạnh mẽ về tư tưởng văn hoá và triết học thời kỳ Cận đại sau
này .

PHẦN THỨ BA

CUỘC ĐẤU TRANH GIỮA CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY TÂM
TRONG TRIẾT HỌCTHỜI KỲ CẬN ĐẠI Ở TÂY ÂU


Thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản
đã giành được thắng lợi chính trị. Phương thức sản xuất tư bản được xác lập và trở


12
thành phương thức sản xuất thống trị, nó đã tạo ra những vận hội mới cho khoa
học, kỹ thuật phát triển, nhất là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình
độ hoàn thiện khoa học thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực
nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới "thói quen" nhìn nhận đối tượng nhận thức
trong sự tách rời cô lập, không vận động, phát triển.
1. Điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học thời cận đại
Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy
tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật
cơ giới, siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh
vực tư duy triết học và khoa học.
Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực
xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải
thích xã hội và lịch sử.
2. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm chủ quan thế kỷ XVII
đầu thế kỷ XVIII ở nước Anh
Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII nước Anh từ một nước nông nghiệp
lạc hậu đã tiến lên có một nền kinh tế công nghiệp khá phát triển và trở thành
nước tư bản mạnh nhất Châu Âu thời ấy. Trung tâm công nghiệp, thư ơng
nghiệp, khoa học và văn hoá từ Italia đã chuyển sang Anh, Pháp, Hà Lan. Do
nhu cầu phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa nên khoa học thực nghiệm phát
triển mạnh. Nhiều phát minh, sáng chế ra đời, có ý nghĩa rất lớn đối với sản
xuất và là cơ sở thực nghiệm cho triết học duy vật Anh xuất hiện.
Phranxi Bêcơn (1561 - 1621)

Bêcơn là người sáng lập triết học duy vật Anh. C.Mác đánh giá rất cao vai trò
của Bêcơn và coi ông là "thuỷ tổ chân chính của chủ nghĩa duy vật Anh và toàn bộ
khoa học thực nghiệm hiện đại". Các tác phẩm lớn của ông là: "Đại phục hồi các
hoa học 1605", "Công cụ mới 1620".
Bêcơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất. Ông cho rằng,
con người cần phải làm chủ giới tự nhiên, tri thức là sức mạnh, sức mạnh là tri


13
thức. Do đó, cần có một khoa học mới lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu
nhằm biến tự nhiên thành "giang sơn" của con người. Theo Bêcơn, mục đích của
con người là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn của các sự vật để
mở rộng sự thống trị đối với tự nhiên.
Bêcơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào
những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người. Theo Bêcơn, nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên
hệ phức tạp của nó.
Về nhận thức Bêcơn chỉ ra những hạn chế và sai lầm trong nhận thức mà ông
gọi là các ngẫu tượng, Bêcơn đa ra 4 loại ngẫu tượng. Ngẫu tượng loài là sự nhầm
lẫn giữa bản chất trí tuệ của con người với bản chất khách quan của sự vật. Do vậy,
phản ánh xuyên tạc, bóp méo sự vật. Ngẫu tượng hang động: Mỗi cá nhân có đặc
thù nhân cách, tâm lý, chủ quan, làm cho nhận thức của họ xuyên tạc bản chất
khách quan của sự vật. Ngẫu tượng thị trường: Do sự sùng bái người nào đó, do sự
thiếu chuẩn xác về khoa học, ngôn ngữ, dẫn tới ủng hộ quan điểm giáo điều. Ngẫu
tượng nhà hát: Đề cập tới ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm, làm
cản trở nhận thức chân lý.
Theo Bêcơn, từ xa con người chủ yếu sử dụng 2 phương pháp nhận thức là phương pháp con nhện và con kiến. "Phương pháp con nhện" xuất phát từ một vài bằng
chứng và cứ liệu vụn vặt đã đa ra kết luận vội vàng về bản chất. Cách này như con
nhện chăng tơ vội vàng. "Phương pháp con kiến" là miêu tả, lượm nhặt, sưu tầm,
song, thiếu sự khái quát, rút ra kết luận đúng đắn. Phương pháp này không giúp ta hiểu
bản chất sự vật.

Bêcơn đa ra "phương pháp con ong" nhằm khắc phục hạn chế của 2 phương
pháp trên. Đó là hướng tư duy vào khái quát và diễn giải các tài liệu do cảm giác
đem lại, "chế biến" tài liệu cảm tính, giống con ong chế biến mật từ phấn hoa.
Bêcơn coi phương pháp thực nghiệm là công cụ chủ yếu nhận thức khoa học; khoa
học cần nhận thức giới tự nhiên, chứ không cần những giáo lý của thần học.


14
Chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là chủ nghĩa duy vật siêu hình. Ông quy sự vận
động vật chất thành sự lặp lại vĩnh viễn những hình thức bất biến. Về vấn đề quan
hệ giữa khoa học và tôn giáo, Bêcơn thể hiện tính chất thoả hiệp trong quan niệm
của ông về chân lý hai mặt: mặt khoa học và mặt thần học. Ông cho rằng, khoa học
và tôn giáo không nên can thiệp vào thẩm quyền của nhau. Triết học duy vật Bêcơn
là một sự thoả hiệp thể hiện tính chất không triệt để. Mặc dù vậy, triết học duy vật
Bêcơn đã có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn
rất mạnh vào uy tín của Giáo hội và tôn giáo.
Tômát Hốpxơ (1588 - 1679)
Hệ thống hoá chủ nghĩa duy vật Bêcơn, Tômát Hốpxơ là người có công trong
việc nghiên cứu loại bỏ nhiều yếu tố thần học và tiếp tục cuộc đấu tranh cho thế
giới quan khoa học duy vật. Hốpxơ đã tiến hành cuộc đấu tranh rất kiên quyết
chống chủ nghĩa duy tâm và thần học. Hốpxơ cho rằng, sự sợ hãi và ngu dốt sinh ra
tôn giáo.
Triết học Hốpxơ gồm "triết học tự nhiên": nghiên cứu những vật thể thiên
nhiên và "triết học thông thường": nghiên cứu những vật thể nhân tạo nghĩa là xã
hội loài người. Hốpxơ mong muốn đa ra một hệ thống triết học chống lại học
thuyết về "chân lý hai mặt" của Bêcơn.
Hốpxơ là một nhà duy vật cơ học điển hình. Ông coi cơ học và toán học
là mẫu mực của bất kỳ tư duy khoa học nào. Hốpxơ coi giới tự nhiên là tổng
số các vật có quảng tính với những khác biệt về kích th ước, hình dáng, vị trí
và vận động.

Theo Hốpxơ, vận động là sự thay đổi vị trí của vật thể. Ông giải thích
nguồn gốc của vận động là sự tác động của vật thể này lên vật thể khác qua va
chạm đầu tiên cái hích ban đầu của thượng đế. Theo ông, vận động không
phải là cái vốn có bên trong của vật chất. Là một nhà cơ học, Hốpxơ không
thấy đặc điểm riêng của giới hữu cơ. Ông cho rằng, trái như là chiếc lò xo,
dây thần là những sợi dây chỉ, còn khớp xương là bánh xe làm cho toàn thể cơ


15
thể chuyển động.
Do hạn chế về mặt lịch sử, Hốpxơ chưa hiểu mối quan hệ biện chứng của
nhận thức cảm tính và lý tính. Hốpxơ phủ nhận nội dung khách quan của các
khái niệm và cho rằng: "Chân lý không phải là sự nhận thức của con ngư ời phù
hợp với sự vật mà là kết quả suy diễn thuần tuý của tư duy ý thức chúng ta về
sự vật".
Gióocgiơ Beccly (1685 - 1753)

Béccly là nhà triết học người Anh, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy
tâm chủ quan. Các tác phẩm nổi tiếng của ông là "kinh nghiệm của thuyết thị
giác mới" (1709). "Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con ngư ời".
(1710).
Quan niệm của Béccly về thế giới
Theo Beccly, chúng ta có thể nhận thức được sự vật hiện tượng, vì chúng tương đồng với con người. Béccly cho rằng, sự vật, hiện tượng có nguồn gốc chủ
quan, là hiện thân của cảm tính con người".. Sự tồn tại của các sự vật không khác gì
với sự tởng tượng cảm tính hay tri giác, tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại
khách quan, chỉ tồn tại trong ý thức con người". Thế giới tự nhiên được Béccly coi
là tổ hợp cảm giác của con người.
Béccly đưa ra luận điểm: "Tồn tại nghĩa là được cảm giác" ông phủ nhận sự
tồn tại khách quan của thế giới. Béccly cho rằng, tất cả mọi sự vật cấu thành vũ trụ
không tồn tại ngoài tinh thần, cảm giác của con người.

Nhân bản học và nhận thức luận của Béccly
Thế giới là tổ hợp các cảm giác con người. Sự tồn tại của linh hồn con người
là cảm nhận, linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác. Quá đề cao cảm
giác, Béccly đã đồng nhất toàn bộ các ý niệm của con người với cảm giác. Con người, theo ông, là kết quả kết hợp giữa linh hồn và thể xác. Theo Béccly, chân lý là sự
phù hợp của sự suy diễn của chúng ta về sự vật.
Béccly coi sự hoàn thiện tối cao của bản chất con ngư ời là ở việc nhận
thức và thực hiện các giáo lý. Tuy vậy, Béccly là đại biểu điển hình của chủ
nghĩa duy tân chủ quan thời cận đại, có đóng góp lớn trong phê phán sự hạn


16
chế và bất lực của triết học và khoa học cuối thế kỷ XVII đầu XVIII ở Tây Âu.
Đavít Hium (1711 - 1776)
Học thuyết triết học của Hium là sự tiếp tục chủ nghĩa duy tâm chủ quan của
Béccơly, nhưng khác Béccơly, ông là nhà triết học duy tâm chủ quan cực đoan hơn,
ông phê phán mạnh mẽ các khoa học, tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, coi cảm
giác là điểm xuất phát và dạng cơ bản của nhận thức, ông tách biệt các cảm giác
con người với thế giới bên ngoài, cho rằng, cảm giác là nguồn gốc nhận thức mà
không cần đến sự tác động của thế giới bên ngoài. Theo Hium, quá trình nhận
thức không phải là nhận thức thế giới, mà là nhận thức những quá trình tâm lý
xảy ra trong con người mà ông gọi là những cảm xúc.
Nghi ngờ sự tồn tại của thế giới bên ngoài, Hium phê phán các quan niệm
duy vật coi vật chất là thực thể của mọi vật. Theo ông, bản thân vật chất, thực
thể... là tổng thể các ý niệm đơn giản liên hợp với nhau bởi sự tư ởng tượng.
Thực thể, sự vật không tồn tại khách quan, song chúng tồn tại trong hư cấu
của con người. Hium phủ nhận quan hệ nhân quả trong thế giới khách quan và
theo ông, khoa học là sự mô tả cảm xúc và trạng thái tâm lý của con người.
Hium phê phán các quan niệm coi linh hồn con người như môt thực thể. Con
người là sự liên kết hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếp cái kia,
chúng nằm trong quá trình biến đổi. Hium nghi ngờ mọi cái mà nhân loại đã đạt được, không tin vào các chuẩn mực đạo đức, truyền thống. Ông nhấn mạnh phải giữ

gìn tính hoài nghi luận của mình trong mọi trường hợp của cuộc sống.
3. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
ở Hà lan thế kỷ XVII.
Hà lan là nước mà giai cấp tư sản hình thành sớm, cách mạng tư sản thành công
sớm nhất (1560). Vào thế kỷ XVII nuước này trở thành nước tư sản kiểu mẫu, tiên
tiến nhất Châu Âu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp, thương
nghiệp là sự phát triển của khoa học triết học và hội họa. Vì vậy, Hà lan trở thành
trung tâm những phong trào tinh thần tiên tiến, điều này để ảnh hưởng rất lớn đến
nhà triết học Xpinôza (1632 - 1677)


17
Xpinôza là nhà triết học Hà Lan, chịu ảnh hưởng của triết học Đềcáctơ và hình
học cổ đại Ơcơlít, ông tự xưng là Ơcơlít trong triết học.
Quan niệm của Xpinôza về giới tự nhiên
Xpinôza đi từ thế giới để giải thích con người, nền tảng thế giới quan của ông
là học thuyết về giới tự nhiên như một thực thể duy nhất, một thế giới hoàn toàn
độc lập, luôn tồn tại và phát triển. Ông cho rằng, Thượng đế chính là giới tự nhiên,
là một thực thể hoàn toàn độc lập, tự sinh nghĩa là tự nhiên có nguồn gốc từ tự
nhiên.
Theo Xpinôza, tự nhiên có các đặc tính tồn tại, có nguồn gốc tự nó, mọi sự
vật, hiện tượng trong giới tự nhiên đều có nguồn gốc từ thực thể duy nhất, dù đó là
sự vật, hiện tượng vật chất hay tinh thần. Giữa thực thể và các sự vật, hiện tượng có
mối quan hệ hữu cơ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của của giới tự nhiên.
Theo Xpinôza, thực thể là vô cùng tận về không gian và vĩnh hằng về thời
gian. Tuy vậy, Xpinôza không thấy mối quan hệ giữa vận động và đứng im, ông
thừa nhận sự tồn tại vô vàn các thuộc tính của thực thể nhưng con người chỉ biết được hai thuộc tính, đó là tư duy và quảng tính, chúng chỉ là bản thân thực thể, biểu
hiện dưới dạng các sự vật có quảng tính, hoặc dưới dạng các tư tưởng, ý niệm...
Xpinôza đồng nhất quảng tính với vật chất, do vậy, vật chất không phải là
thực thể mà chỉ là một bộ phận thuộc tính của thực thể, là một bộ phận của giới tự

nhiên. Thuộc tính thứ 2 của thực thể là tư duy, Xpinôza phân biệt ra hai loại tư duy:
tư duy với tư cách là thuộc tính của thực thể thì vô hạn, tồn tại vĩnh viễn, tư duy
con người là dạng bậc cao, là hữu hạn và có thể bị huỷ diệt khi con người chết.
Xpinôza cho rằng các sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi không
ngừng, có sinh ra và mất đi. Theo ông, sự tồn tại đã chứa đựng một tất yếu suy
vong. Học thuyết Xpinôza về thực thể hướng đến khắc phục nhị nguyên luận của
Đềcáctơ trong giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Nhân bản học và nhận thức luận của Xpinôza
Xpinôza cho rằng, con người là một dạng thức bao gồm 2 thuộc tính thể
xác (quảng tính và linh hồn). Con người là sản phẩm của tự nhiên, mọi hoạt


18
động của con người phải tuân theo quy luật của giới tự nhiên. Theo Xpinôza,
linh hồn và thể xác là hai hình thức thể hiện cùng một thực thể, hai cách thể
hiện nội dung nh một thể thống nhất. Theo ông, mọi quan niệm tách rời linh
hồn và thể xác và coi linh hồn có nguồn gốc siêu nhiên là duy tâm, sai lầm.
Xpinôza đề cao vai trò của kinh nghiệm. Ông nói: "kinh nghiệm cho ta cảm
thụ được tính sinh động và đa dạng của các sự vật, song chỉ cho ta hiểu biết sự vật
đơn lẻ. Xpinôza đánh giá cao vai trò trực giác linh tính, trực giác lý tính giúp ta
hiểu đợc bản chất đích thực của thực thể. Trực giác là khả năng khám phá chân lý
và là tiêu chuẩn của nhận thức. Xpinôza cho rằng, quá trình nhận thức giúp con
người khám phá và tuân theo các quy luật của tự nhiên và con người nhờ đó có tự
do.
2. Đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
ở Pháp thế kỷ XVII - XVIII
Ở Pháp, sự phát triển công nghiệp, khoa học, kỹ thuật cũng như cuộc cách
mạng tư sản diễn ra chậm hơn so với nước Anh. Đầu thế kỷ XVIII, quan hệ sản
xuất phong kiến vẫn thống trị giai cấp tư sản tuy đã có thế lực, nhưng chư trở thành
giai cấp thống trị về chính trị.

Trên mặt trận tư tưởng, chính trị, triết học có nhiều trào lưu tiến bộ đặc biệt là
phái khai sáng và nhóm bách khoa gồm các nhà văn, nhà khoa học, nhà triết học ...
Họ tập hợp lại để đấu tranh chống thần học hệ tư tưởng này chính là bước chuẩn bị
cho cách mạng tư sản Pháp
Rơnê Đềcáctơ (1596 - 1650 )
Đềcáctơ đề cao vai trò của triết học đối với đời sống con người. Theo ông,
trình độ phát triển tư duy triết học là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá mức độ
văn minh của con người và sự ưu việt của dân tộc này đối với dân tộc khác. Ông
cho rằng, triết học theo nghĩa rộng: là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh
vực; theo nghĩa hẹp: là siêu hình học được coi như nền tảng của hệ thống thế giới
quan.
Theo Đềcáctơ, triết học có nhiệm vụ: xây dựng những nguyên lý, phương


19
pháp luận cơ bản làm cơ sở cho các khoa học, khám phá ra chân lý và giúp con
người làm chủ, và thống trị giới tự nhiên trên cơ sở nhận thức các quy luật của nó.
Ông cho rằng, phải thay thế triết học tư biện bằng triết học thực tiễn. Như vậy,
quan niệm của Đềcáctơ về bản chất và vai trò của triết học mang tính cách mạng, là
bước tiếp cận quan niệm duy vật về bản chất và nhiệm vụ của triết học, coi triết học
là vì con người và do con người.
Đềcáctơ phê phán mạnh mẽ các tư tưởng giáo hội và triết học kinh viện, cũng
như toàn bộ các tri thức của con người đã đạt được từ trước tới giờ. Ông cho rằng,
phải coi trí tuệ con người là toà án thẩm định lại các tri thức. Nghi ngờ là xuất phát
của mọi nhận thức, không phải là kết luận, nghi ngờ để kiểm tra lại, nhận thức lại
không phải để nghi ngờ, nghi ngờ để có cơ sở tin tưởng, nghi ngờ cũng là tư duy,
suy nghĩ. Do đó: "Tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại". Nghi ngờ là xuất phát điểm của triết
học Đềcáctơ. Song, ông đã sai lầm khi ông chứng minh sự tồn tại của con người
thông qua tư duy và sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và nhờ tư duy của con người.
Đềcáctơ rơi vào duy tâm chủ quan.

Bên cạnh những điểm hạn chế, tư tưởng"tôi tư duy vì thế tôi tồn tại" của
Đềcáctơ có những giá trị tích cực. Nó chống lại mọi tư tưởng giáo điều, mọi giáo lý
của nhà thờ hồi đó; đề cao vai trò trí tuệ con người, coi trọng tư duy lý luận, cổ vũ
các khoa học.
Theo Đêcáctơ, nhiệm vụ của siêu hình học, xét về phương diện bản thể luận là
xây dựng bức tranh khái quát về Thượng đế, giới tự nhiên và chính bản thân con
người. Xét về phương diện nhận thức luận phải xây dựng những nguyên lý cơ bản,
các quy tắc cho nhận thức của con người.
Theo Đềcáctơ, có hai loại sự vật được sinh ra từ hai thực thể khác nhau: thực
thể tinh thần: gồm các ý niệm, tư tưởng, các ý thức cá nhân của con người; thực thể
vật chất: gồm các sự vật, hiện tượng có không gian, thời gian. Con người là một sự
vật đặc biệt được tạo ra từ hai thực thể vật chất (cơ thể), ý thức (linh hồn). Cả thực
thể vật chất và thực thể tinh thần đều do thực thể thứ ba là Thượng đế sinh ra.


20
Đềcáctơ xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới làm nền tảng cho sự
phát triển của các khoa học. Ông đề cao vai trò của lý tính, đòi hỏi con người phải đi
xa hơn nhận thức cảm tính, hướng tới hoàn thiện khả năng trí tuệ của con người.
Nhìn chung phương pháp luận của Đềcáctơ mặc dù còn nhiều hạn chế,
song ông đã nhận rõ những hạn chế của phương pháp kinh viện truyền thống.
Phương pháp luận của ông ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển khoa học
lúc bấy giờ.
Đềcáctơ tìm cách chứng minh mọi hành tinh đều được cấu tạo từ các dạng vật
chất. Ông chịu ảnh hưởng của các quan niệm cơ học và máy móc về thế giới. Ông
hiểu "vận động theo nghĩa là sự di chuyển vị trí của sự vật, sự vận động của thế
giới chỉ là vận động cơ học". Đềcáctơ không thấy mối quan hệ giữa vận động và
đứng im, không thấy vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất. Ông thừa nhận:
"cái hích đầu tiên" của Thượng đế là nguyên nhân của vận động. Ông thừa nhận
tính vô cùng, vô tận của thế giới và là tác giả của thuyết "gió xoáy", thuyết đầu tiên

về hình thành vũ trụ.
Đềcáctơ sớm có quan điểm đúng về sự tiến hoá của sinh vật. Ông cho rằng,
động vật và thực vật đang nằm trong quá trình tiến hoá. Sự phát triển của sinh vật
và thế giới vô cơ không cần có sự can thiệp của Thượng đế.
Đêni Điđờrô (1713-1784)
Điđờrô là nhà triết học duy vật điển hình của phái Khai Sáng Pháp, là người
chủ biên bộ Bách khoa toàn thư một di sản văn hoá vĩ đại của Pháp và Tây Âu thế
kỷ XVIII. Điđờrô có nhiều tác phẩn nổi tiếng: "các tư tưởng triết học" (1746), ,
đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm văn học triết học có giá trị.
Về quan điểm triết học: Điđờrô khẳng định, vật chất là nguyên nhân duy
nhất của mọi cảm giác chúng ta, trong vũ trụ chỉ có một thực thể cả con ngư ời
lẫn động vật, cũng như các sự vật khác. Đó là vật chất, bản tính cố hữu của nó
là vận động. Vận động là năng lực sống động của vật chất. Điđờrô đã đúng
khi cho rằng, đứng im là hình thức đặc biệt của vận động, đó là vận động
trong thăng bằng. Điđờrô cho rằng, thế giới vật chất tồn tại khách quan, vận


21
động, phát triển theo qui luật của nó. Còn sự sống, kết cấu và trạng thái của
các sinh vật là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên. Với
quan niệm này, Điđờrô là bậc tiền bối của thuyết chọn lọc tự nhiên của Đác
uym.
Con người, theo Điđờrô, là sự thống nhất hữu cơ của "thể xác" và "linh hồn".
Theo ông , linh hồn là một tổng thể các hiện tượng tâm lý mang nặng tính vật chất.
Việc chuyển từ vô giác tới các khả năng cảm giác, tư duy, về thực chất là quá trình
phát triển của cấu trúc vật chất từ vô cơ sang hữu cơ, đến sự sống và cơ thể con
người. Khẳng định khả năng to lớn của nhận thức con người. Điđờrô, chống lại mọi
quan niệm duy tâm về nhận thức khi phủ sự tồn tại của thế giới khách quan. Ông
cho rằng, tư duy, ý thức con người là sự phản ánh thế giới hiện thực, là sản
phẩm của hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Từ đây, Điđờrô đa ra tư tưởng

biện chứng khi khẳng định tính vô cùng tận của sự phát triển của tự nhiên, mặc
dù ông hiểu nhận thức của mỗi cá nhân là hữu hạn.
Về quan điểm chính trị xã hội: Là nhà triết học duy vật và vô thần triệt để nhất
của triết học Khai Sáng Pháp thế kỷ XVIII, Điđờrô phủ nhận sự tồn tại của thượng
đế, coi thượng đế chẳng qua chỉ là sự thần thánh hoá của điều kiện đúng hiện thực
của con người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người sáng
tạo ra tôn giáo, Điđờrô phê phán tôn giáo mạnh mẽ vì nó phản ánh xuyên tạc thế
giới, làm cho con người mềm yếu, ảo tưởng, làm hư hỏng con người. Để sống tốt
hơn con người phải xây dựng cuộc sống hiện thực, phải đấu tranh xoá bỏ quan hệ
phong kiến, không nên tin tưởng mù quáng vào tôn giáo. Tuy nhiên, do điều kiện
lịch sử , Điđờrô chưa nhìn thấy cơ sở kinh tế-xã hội của sự tồn tại tôn giáo. Cho
nên, để xoá bỏ tôn giáo, theo ông, chỉ cần mở rộng giáo dục, khai thông trí tuệ, đem
lại sự hiểu biết cho con người. Tóm lại, khi quan niệm về giới tự nhiên, Điđờrô là
nhà duy vật, có nhiều quan điểm rất gàn với những quan điểm của chủ nghĩa duy
vật hiện đại, trong quan niệm về xã hội ông lại là nhà duy tâm.


22



×