Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

C.MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGÀY NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.46 KB, 11 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI NGÀY NAY
Mục lục
NỘI DUNG:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Sự gia tăng dân số
2. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên
3. Vấn đề ô nhiễm môi trường
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGÀY NAY
1. Sự gia tăng dân số tác động lên môi trường
2. Dân số gây sức ép lên tài nguyên
3. Mối tương quan giữa dân số, tài nguyên và môi trường trong quá trình
phát triển xã hội ngày nay
D. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
E. BIỆN PHÁP
F. KẾT LUẬN


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Con người tồn tại và phát triển trong điều kiện ngoại cảnh, bao trùm lên
nó chính là môi trường. Môi trường là nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con
người và tác động lên mọi mặt của môi trường. Tài nguyên là một bộ phận quan
trọng của môi trường.
Dân số, tài nguyên và môi trường những năm trở lại đây trở thành mối
quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế. Sự gia tăng dân số đem lại
nhiều mặt lợi đồng thời nó cũng đang gây sức ép nặng nề đến môi trường toàn
cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp hóa cũng làm cho nguồn tài nguyên ngày


càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất
lượng cuộc sống cộng đồng. Đã đến lúc chúng ta nên thay đổi tư duy, nhận thức
về thế giới. Làm cách nào ngăn ngừa những hiểm họa do chính con người gây
nên? Phát triển như thế nào để làm để “ thỏa mãn nhu cầu hiện tại không làm
phương hại đến khả năng phát triển của thế hệ tương lai”.Nói tóm lại vấn đề dân
số, tài nguyên, và môi trường là những vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, liên
quân đến mỗi người, mỗi quốc gia, và cả một cộng đồng.
B. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Sự gia tăng dân số qua các giai đoạn
a. Trên thế giới
Dân số là đại lượng tuyệt đối con người trong một đơn vị hành chính, hay
một quốc gia, một châu lục hoặc cả hành tinh chúng ta tại một thời điểm nhất
định.
Trong lịch sử loài người số dân tăng lên không ngừng, tuy nhịp độ khác
nhau. Chỉ ở một vài thời điểm tương đối ngắn như chiến tranh, dịch bệnh, thiên
tai, thì nhịp độ gia tăng dân số thế giới bị suy giảm ( Bênh dịch hạch xảy ra ở
Châu Âu vào thế kỉ XIV ở Ấn Độ giết chết 25 triệu người và số người chết trong
2 cuộc chiến tranh thế giới là 66 triệu người.
Sự gia tăng không mong đợi của loài người tạo nên một nhân tố hàng đầu
của sự hủy hoại sinh quyền. Dù rằng sự đông dân đã xảy ra từ nhiều thế kỉ ở vài
vùng ở Châu Á, nhưng sự tăng trưởng gia tăng dân số trên thế giới vốn quá đông
đúc tạo nên một sự kiện cơ yếu, đặc sắc của con người, gọi là sư bùng nổ dân số
ở thế kỷ XX
Việc quan trọng hơn không chỉ là số lượng vốn đã quá lớn, mà còn là dân
số tăng với tốc độ lũy tiến. Không một chuyên gia nào có thể dự kiến chính xác
khi nào thì dân số ổn định. Do đó Dorst (1965) xem sự bùng nổ dân số ở thế kỉ
XX là một hiện tượng có quy mô sánh với thảm họa địa chất đã đảo lộn hành
tinh.



Theo dự báo của Cục Thống kê dân số Hoa Kỳ, dân số thế giới vào ngày
1/1/2016 sẽ là 7.295.889.256 người, tăng thêm 78 triệu người (1,08 %) so với
năm trước đó.
Hiện nay, Trung Quốc là nước có số dân nhiều nhất thế giới, với quy mô
dân số là 1,36 tỷ người. Ấn Độ xếp thứ 2, với số dân lên tới 1,25 tỷ người. Hoa
Kỳ đứng vị trí thứ 3, với quy mô dân số hơn 332 triệu người.
Các nước Indonesia, Brazil, Pakistan, Nigeria, Bangladesh, Nga và Nhật
Bản lần lượt đứng các vị trí tiếp theo trong danh sách 10 quốc gia có quy mô dân
số lớn nhất trên thế giới.
Khoảng 40 năm nữa dân số có thể tăng lên đến 9 tỷ người, nếu không có
biện pháp ngăn chặn đã gia tăng này. Sự bùng nổ dân số gây áp lực lên tài
nguyên môi trường.
b. Ở Việt Nam
Trong thời kỳ 1989 - 1999 dân số nước ta tăng khá nhanh. Theo số liệu
Tổng điều tra dân số năm 1989, nước ta có 64.375,762 người. Đến 1 tháng 4
năm 1999 số dân tăng lên 76.323.173 người. Như vậy, trong 10 năm dân số đã
tăng thêm 11.947.411 người, trung bình mỗi năm tăng 1.194.741 người. Số dân
tăng thêm hàng năm trong giai đoạn này tương đương với số dân của một tỉnh
vào loại trung bình ở nước ta lúc bấy giờ (Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Phú Thọ, Hà
Tĩnh) và cao hơn nhiều tỉnh khác (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Vĩnh
Long).
Trong giai đoạn 1999 đến 2009 dân số nước ta tiếp tục tăng, nhưng với
tốc độ chậm hơn. Cụ thể đến ngày 1 tháng 4 năm 2009 dân số của nước ta
85.789.573 người. Nếu do với năm 1999, dân số nước ta tăng thêm 9.466.400
người, trung bình mỗi năm tăng 946.640 người. Như vậy số dân tăng thêm trung
bình hàng năm gần bằng dân số của tỉnh Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu; nhưng
còn lớn hơn dân số của nhiều tỉnh, thành phố khác: Hà Giang, Hà Nam, Quảng
Bình, Đà Nẵng, Phú Yên, Bình Phước, Hậu Giang, Bạc Liêu vào 1 - 4 - 1999
(chưa tính tới các tỉnh có số dân nhỏ khác).
Theo một thống kê mới nhất từ Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

(Bộ Y tế), tính đến ngày 1/7/2016, dân số nước ta đã chạm ngưỡng 91,7 triệu
người, xếp thứ 8 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.
Theo thống kê, mật độ dân số của Việt Nam cao gấp 5,2 lần so với mật
độ dân số trung bình thế giới. Việt Nam cũng là nước có mật độ dân số cao thứ 3
trên thế giới.
c. Ưu nhược điểm của sự gia tăng dân số
 Ưu điểm
• Trong quá trình phát triển, con người đã tác động vào hệ sinh thái tự nhiên
rất nhiều như: chăn nuôi, trồng trọt, cải tạo môi trường…


• Ngoài ra, con người còn tạo ra những hệ sinh thái nhân tạo như kết hợp trồng
trọt, trồng rừng, chăn nuôi và con người tích cực tham gia bảo vệ môi trường,
chống lại quá trình ô nhiễm môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên tự
nhiên.
• Con người đã biết tận dụng những dạng năng lượng tự nhiên thay thế cho
năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy triều…điều này
góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát
thải các chất gây hiệu ứng nhà kính.
• Tuy nhiên, bên cạnh các tác động tích cực con người đã để lại những tác
động xấu đến tài nguyên và môi trường gây nên những hậu quả vô cùng
nghiêm trọng.
 Nhược điểm


Dân số tăng lên thì nhu cầu cơ bản cho đời sống lấy từ tài nguyên – môi
trường cũng tăng lên, đi cùng với nó là quá trình khai thác tài nguyên bừa
bãi dẫn đến hậu quả là các nguồn tài nguyên bị suy kiệt, môi trường tự nhiên
bị suy thoái.


• Tại các vùng đô thị và các khu công nghiệp tập trung nhiều dân cư, môi
trường tự nhiên hầu như bị biến đổi hoàn toàn. Đây là nơi tập trung các chất
thải công nghiệp, sinh hoạt, tiếng ồn, nguồn gốc gây ô nhiễm mạnh cho môi
trường, đất, nước và không khí. Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng
dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Ô nhiễm môi trường đất
+ Ô nhiễm môi trường không khí
+ Ô nhiễm môi trường nước
2. Vấn đề cạn kiệt tài nguyên
Tài nguyên là những thứ mà chúng ta lấy từ môi trường để phục vụ nhu
cầu của con người. Vài loại tài nguyên được sử dụng trực tiếp như: không khí
sạch, nước sạch từ sông hồ, đất tốt và cây cỏ. Ða số khác như: dầu mỏ, sắt thép,
than đá , nước ngầm thì phải qua chế biến xử lý trước khi dùng.
Tài nguyên có thể được xếp thành các loại: tài nguyên vô tận, tài nguyên
tái tạo được và tái nguyên không thể tái tạo được. Tài nguyên vô tận (perpetual
resource), như năng lượng mặt trời được xem là không cạn kiệt ở mức độ thời
gian đời người. Tài nguyên có thể tái tạo được (renewable resource) như: gỗ, cá,
thú rừng... có thể phục hồi trở lại nếu được khai thác với qui mô hợp lý. Còn tài
nguyên không thể tái tạo (nonrenewable resource) như: than đá, dầu mỏ, kim
loại... với số lượng có hạn khi được sử dụng sẽ không phục hồi trở lại.


Vì dân số thế giới tiếp tục gia tăng, nhiều nguồn tài nguyên cần thiết cho
sự sống còn của con người và hàng triệu sinh vật khác sẽ ít đi. Các nước đang
phát triển thì sử dụng quá đáng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo được, trong
khi các nước phát triển thì tiêu xài quá mức các nguồn tài nguyên không thể tái
tạo được.
Các tài nguyên tái tạo bị khai thác quá mức sẽ không thể phục hồi được,
còn các tài nguyên không thể tái tạo sẽ bị đe dọa cạn kiệt trong thời gian khác
nhau tùy theo trữ lượng cuả chúng và tốc độ khai thác của con người. Như dầu

mỏ chẳng hạn, là máu cuả xã hội công nghiệp hiện đại, có thể hết sạch trên trái
đất. Ngoài ra còn có khoảng 18 loại khoáng sản quan trọng về mặt kinh tế sẽ cạn
kiệt trong vài thập niên tới.
Bên cạnh đó, sự khai thác đất trồng quá đáng và không đúng cách cũng
làm cho đất bị xói mòn và biến thành sa mạc. Sự tàn phá rừng, nhất là rừng nhiệt
đới với tốc độ hơn 11 triệu ha hằng năm như hiện nay chẳng những gây sự hủy
diệt nơi ở cuả các động vật mà còn gây nên sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Ước
lượng mỗi ngày có hàng trăm loài sinh vật bị tuyệt chủng.
3. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường hiện nay là sự thay đổi không mong muốn của các
tính chất của nước, không khí, đất hay thực phẩm... gây tiêu cực cho sự sống,
sức khoẻ và sinh hoạt của người cũng như các sinh vật khác. Môi trường đất,
nước, không bị ô nhiễm bởi các loại chất thải do hoạt động của con người. Rác
thải, nước thải và các khí thải từ các khu dân cư, nhà máy công sở, trường học,
bệnh viện hàng ngày làm cho môi trường ngày càng xấu đi.
Trong các loại chất thải, có nhiều chất rất độc, khó hay không bị phân huỷ
sinh học. Mưa acid, mỏng màn ôzon, thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả đáng
ngại của sự phát triển của xã hội loài người. Cùng với ô nhiễm nước, đất và
không khí chúng kìm hãm và đe doạ sự phát triển của con người .
Vì vậy việc thay đổi cách hành động vừa phát triển xã hội vừa bảo vệ môi
trường là cách làm phù hợp của tất cả chúng ta. Ðó là chiếm lược phát triển bền
vững là mục tiêu của môn học và cũng là cách sống tương lai của chúng ta.
C. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGÀY NAY
1. Sự gia tăng dân số tác động đến môi trường

DÂN
SỐ

MÔI

TRƯỜN
GG


 Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát
triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: sự biến
động của dân số có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển bền vững
hay không bền vững của môi trường, đồng thời môi trường cũng có tác động
ngược lại với loài người bởi cả hai mặt. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh
tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được thể hiện rõ nét hơn đặc
biệt là các tác động của sự gia tang dân số đến môi trường.
 Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là ở nửa sau thế kỷ XX. Càng những năm về
sau thời gian dân số tăng 1 tỷ người càng rút ngắn. Hiện nay, trung bình mỗi
năm dân số thế giới tăng gần 80 triệu người. Dự kiến dân số có thể ổn định
vào năm 2025 với số dân khoảng 8 tỷ người.
 Sự bùng nổ dân số hiện nay trên thế giới diễn ra chủ yếu ở các nước đang
phát triển. Các nước này chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng
của thế giới.
 Sự gia tăng dân số nhanh trên thế giới thể hiện ở một số nguyên nhân chính
như: Dân số và tập quán sống di cư, du cư; đô thị hóa; các thành phố có số
dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
- Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới
biểu hiện ở các khía cạnh sau:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác
quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất
lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá

và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước
đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị
làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.
Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự
phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng
lên.
- Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu
cơ bản của con người. Diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng
phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn
chừng nào số dân còn tiếp tục tăng. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh
tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha.
- Nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.


- Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. Đất chăn nuôi
bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành
thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.
- Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan
giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4
lần so với năm 1950. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2
trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ
công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường
như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ.
- Có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển
đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt
trong bầu không khí bị ô nhiễm.
- Chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới
30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô

nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng chất thải tăng
cùng với sự gia tăng dân số.
2. Sức ép dân số lên tài nguyên.

DÂN
SỐ

TÀI
NGUYÊN

 Mối quan tâm đến những hậu quả về của qui mô dân số và sự gia tăng dân số
tác động đến tài nguyên không phải là điều mới mẻ. Ngay từ thế kỷ thứ 19,
nhà kinh tế học người Anh Thomas Malthus đã cảnh báo rằng sự gia tăng dân
số không kiểm soát sẽ làm mất khả năng cung cấp đủ lương thực của Trái đất
cho con người. Mặc dù luận thuyết của ông đã bị phê phán rằng quá đơn giản
và mới chỉ xem xét quan hệ dân số – biến động tài nguyên, song nó cũng đã
phần nào xác nhận thực tế về hậu quả cũng như hiểm họa tài nguyên của gia
tăng dân số.
 Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề lên toàn bộ các tài nguyên đất,
không khí và nước trên toàn cầu mỗi một cá thể, một con người khi sử dụng
tài nguyên lại góp phần vào sự ô nhiễm môi trường, mỗi một loại tài nguyên
này lại có liên quan chặt chẽ đến tài nguyên khác.
 Đối với sự tiêu thụ tài nguyên, có hai tính chất chung cơ bản cần được nhấn
mạnh.
 Thứ nhất là mọi người đều cần thức ăn, do đó cần phải có đất để canh tác
nông nghiệp, chăn nuôi cũng như để sản xuất ra lương thực thực phẩm. Hiện
nay, trên toàn cầu có khoảng 1,5 tỷ hecta đất đang được canh tác trên tổng số
khoảng từ 2 đến 4 tỷ hecta được cho là đất có thể canh tác. Mặc dù trải qua
lịch sử đã có sự tăng thêm của diện tích đất có tiềm năng canh tác, song sự
gia tăng quá nhanh của dân số toàn cầu đã không làm tình hình khả quan hơn.



 Tài nguyên nước là tính chất chung thứ hai có liên quan chặt chẽ đến mối
quan hệ giữa qui mô dân số và việc sử dụng tài nguyên. Nước là thành phần
trung tâm của chu trình sinh thái và nước được chúng ta sử dụng vào rất
nhiều mục đích thiết yếu như cho sinh hoạt, nông nghiệp và sản xuất năng
lượng. Có lẽ nước chính là nguồn tài nguyên giới hạn của sự phát triển bền
vững.
 Nước là tài nguyên không thay thế và sự cân bằng giữa nhu cầu nước của
nhân loại với trữ lượng nước đã đến mức báo động. Chỉ có 2,5% lượng nước
trên trái đất là nước ngọt – loại nước thiết yếu cho mọi loại hình sử dụng
nước của con người – và chỉ có 0,5% là nước mặt và nước ngầm có thể khai
thác sử dụng.
 Trong khi đó, dân số toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong vòng hơn 70 năm qua
và mức nước sử dụng đã tăng gấp sáu lần do sự phát triển công nghiệp và
nông nghiệp. Để thỏa mãn nhu cầu về nước của 77 triệu con người tăng thêm
mỗi năm người ta dự tính cần phải có một lượng nước cõ bằng dòng sông
Rhine. Song trữ lượng nước ngọt lại không hề tăng thêm.
 Gia tăng dân số không chỉ có liên quan đến mức tiêu thụ tài nguyên mà còn
liên quan đến sự ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ. Môi trường đất, nước, không khí, tất cả đều có vai trò như những bể
chứa chất ô nhiễm.
 Trong những năm gần đây, sự nóng lên toàn cầu hay biến đổi khí hậu đang
trở thành vấn đề môi trường nóng bỏng, chính các khí thải từ những hoạt
động khai thác tài nguyên quá mức của con người đã làm mỏng dần và thậm
chí làm thủng tầng ôzôn, từ đó gây nên sự nóng lên hay biến đổi khí hậu toàn
cầu.
3. Mối tương quan giữa dân só, tài nguyên và môi trường trong sự phát
triển ngày nay
Theo mô hình đơn giản thì sự suy thóai và ô nhiễm môi trường ở cùng

một nơi tùy thuộc vào 3 yếu tố: (1) số người dân, (2) số đơn vị năng lượng mỗi
người sử dụng và (3) khối lượng của sự suy thoái và ô nhiễm môi trường do mỗi
đơn vị năng lượng gây ra (Miller, 1993).
Sự đông dân bao gồm sự quá nhiều người và sự quá nhiều tiêu thụ. Sự quá
nhiều người xảy ra ở những nơi mà số người nhiều hơn thức ăn, nước uống và
các tài nguyên khác. Việc này thường xảy ra ở các nước đang phát triển, làm suy
thoái các tài nguyên tái tạo và là nguyên nhân của sự nghèo đói. Sự quá nhiều
tiêu thụ xảy ra ở các nước công nghiệp, khi một số ít người sử dụng một lượng
lớn tài nguyên. Ðây là nguyên nhân chính làm cạn kiệt nguồn tài nguyên không
thể phục hồi và làm ô nhiễm môi trường.
D. MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRONG SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Vấn đề dân sô, môi trường trong chiến lược phát triển bền vững luôn
được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Điều này đã được khẳng định tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IX và trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10
năm (2001-2010): “Phát triển nhanh, hiệu quả và bèn vững, tăng trưởng kinh tế


đi đôi với thực hiện tiến độ, công bằng xã hội và ảo vệ môi trường” và phát triển
kinh tế- xã hội gắn chặt bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa
môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhien, giữ gìn đa dạng sinh học”
Trong Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( Chương
trình nghị sự 21) đã nêu lên những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cơ bản, mục
tiêu phát triển bền vững về kinh tế là “ đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ
cấu kinh tế hợp lí”. Về môi trường là “ khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí và kiểm soát có
hiệu quả ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, bảo vệ được các
vường quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển và bảo tồn đa
dạng sinh học; khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường”. Những văn bản
pháp lí này là cơ sở quan trọng cho quá trình phát triển bền vững ở nước ta.

Tuy nhiên, trong những năm qua, phát triển kinh tế- xã hội nước ta chủ
yếu vẫn còn dựa vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động
còn thấp; công nghệ sản xuất, quy mô tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng,
nguyên kiều và thải ra rất nhiều chất độc hại.
Môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp, có nơi tình trạng ô nhiễm rất
nghiêm trọng. Đát bị sói mòi, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước bị suy giảm
mạnh, không khí ở nhiều khu độ thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; tài nguyên
thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch,
đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung
cấp nước sạch ở nhiều nơi không được đảm bảo…Nhiều vấn đề ô nhiễm mới
nảy sinh do quá trình phát triển công nghiệp, đo thị hóa. Sự tập trung và sự gia
tăng dân số lớn ở đô thị, tiến trình phát triển kinh tế dựa vào khu khai thác quá
mức tài nguyên thiên nhiên.. khiến cho ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trở thành vấn đề khá nghiêm trọng.
E. BIỆN PHÁP
Tài nguyên và môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của
con người. Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có nguy cơ bị hủy
diệt. Thực trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên và môi trường ô nhiễm do nhiều
nguyên nhân , nhưng chủ yếu vẫn do ý thức của con người, do nhận thức không
đúng đắn về tài nguyên môi trường và trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi
trường.
Bảo vệ tài nguyên môi trường đã, đang và sẽ là vẫn đề sống còn đối với
mỗi con người, mỗi gia dinhg, mỗi cộng đồng dân cư, là việc phải làm thường
xuyên, liên tục và là trách nhiệm của mọi công dân
Những đề xuất cụ thể:
1. Thực hiện chính sách dân số


Trước hết, cần phải thực hiện triệt để sinh đẻ có kế hoạch sao cho đạt tỉ lệ
gia tăng dân số tự nhiên xuống dưới 1,7%/ năm. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch

áp dụng tổng hợp các giải pháp chính sau:
- Phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục toàn dân thực hiện
KHHGĐ
- Phải tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp y tế
- Bên cạnh tuyên truyền vận động giáo dục phải kết hợp với các biện pháp
xử phạt nghiêm túc đối với các đối tượng không thực hiện nghiêm chỉnh
chính sách dân số.
Biện pháp lâu dài đối với dân số nước ta là đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã
hội, nâng cao dần mức sống và trình độ văn hóa, KHKT, dân trí cho người lao
động để người lao động có thể tự điều chỉnh được vấn đề sinh đẻ có kế hoạch
trong mỗi cặp vợ chồng .
2. Huy động toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường là nhiệm vụ
hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
3. Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành
viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo
vệ tài nguyên môi trường .
4. Qua phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để nhân dân
nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích cực bảo vệ tài nguyên
môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
5. Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc
vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ tài
nguyên môi trường; đồng thời phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập
quán sinh hoạt lạc hậu gây hại đến tài nguyên môi trường.
6. Đẩy mạnh hơn nữa phong trào “ toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên
môi trường’’. Qua phong trào, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên
môi trường ; tuyên truyền, vận động, thuyết phục mọi người xung quanh cùng
tham gia bảo vệ tài nguyên môi trường , giữ gìn, xây dựng môi trường xanh –
sạch – đẹp.

F. KẾT LUẬN
Bùng nổ dân số không chỉ tạo nên áp lực đối với nguồn tài nguyên mà còn
là khâu liên kết dân tới các quá trình khai thác làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn
tài nguyên đó. Quan điểm về mối quan hệ tương hỗ trợ giữa dân số và điều kiện
môi trường là môi quan hệ phức tạp, đa dạng và chứa đựng nhiều biến số. Môi
trường là vấn đề quan trọng có tính quyết định trong sự phát triển và tiến hóa
của nhân loại.


Trong môi quan hệ biện chứng giữa dân số và phát triển, không thể tách
rời vấn đề môi trường. Dân số tăng, kinh tế phát triển làm tăng mức sống, đồng
thời làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái môi trường, mất đất đai, mất rừng
sa mạc hóa là hậu quả gia tăng dân số. Báo cáo của UNICEF đã viết “ Sự tăng
trưởng dân số thế giới đã làm tăng thêm sự nghiêm trọng có khả năng bảo vệ
cuộc sống của hành tinh chúng ta.
Đã đến lúc chúng ta phải chọn một trong hai khả năng: dân số đông hay là
sự thịnh vượng và an toàn của con người? Yếu tố căn bản của sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế- xã hội là nguồn nhân lực, mà nguồn nhân lực luôn luôn gắn
liền với sự biến đổi dân số cả ề số lượng và chất lượng. Mục tiêu của sự phát
triển suy cho cùng là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu
cao của con người. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được khi quy mô dân số, tốc độ
tăng trưởng dân số, sự phân bố dân cư và nguồn nhân lực thật sự phù hợp và tác
động tích cực đến sự phát triển.



×