Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Công tác xã hội với người có HIVAIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.29 KB, 38 trang )

Lý do chọn đề tài
HIV/AIDS đang lây lan với tốc độ chóng mặt. Giờ đây HIV không chỉ là vấn đề
sức khoẻ cộng đồng và gây hậu quả ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nó có thể cướp đi 1/10 lực lượng lao động, tạo ra số lượng lớn trẻ mồ côi, làm gia
tăng nghèo đói và tạo ra bất bình đẳng và đặt áp lực nặng nề lên các dịch vụ xã hội, y
tế. Có những câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS trên quy
mô quốc gia tại các nước đang phát triển. Nhờ thực hiện mạnh mẽ, kịp thời và quy mô
lớn các chương trình can thiệp hiệu quả, với những khoản kinh phí tương xứng, môi
trường chính sách thuận lợi, khả năng lãnh đạo chính trị vững chắc và sự ủng hộ của
đông đảo quần chúng, các quốc gia như Thái Lan, Uganda và Brasin đã kiểm soát
được sự lan tràn của HIV/AIDS. Việt Nam cũng đang cố gắng ngăn chặn sự lan tràn
của đại dịch HIV. Đã có những thành công bước đầu. Nhưng, hiện chưa có một sự can
thiệp mang tính chuyên nghiệp nào. Công tác xã hội với người có HIV là một lĩnh vực
mới và có tầm ảnh hưởng lớn. Hiện nay, Công tác xã hội mới bước đầu hình thành và
phát triển ở Việt nam, do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành CTXH với người
có HIV là rất quan trọng và có tính chất cấp thiết. NVCTXH làm việc trong lĩnh vực
này đòi hỏi phải nắm vững cơ sở lý luận về HIV; để từ đó xây dựng biện pháp can
thiệp, trợ giúp cho người có HIV trong thực tiễn. Việc điều trị, chăm sóc sức khoẻ cơ
bản hàng năm đối với một bệnh nhân có HIV/AIDS; thậm chí chưa kể đến các loại
thuốc đặc trị, có thể tốn kém gấp từ 2 đến 3 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình
quân đầu người tại các quốc gia nghèo nhất. HIV/AIDS đã thực sự làm giảm GDP
bình quân đầu người hàng năm tại những quốc gia châu Phi bị tác động mạnh bởi căn
bệnh này và đe doạ “xoá nhoà” những thành tựu phát triển của họ trong 50 năm qua.
Việc nghiên cứu lý luận về HIV rất quan trọng, cung cấp cho tiến trình công tác xã hội
với người có HIV những cơ sở, tiền đề để thực hành. Đồng thời, xây dựng và hoàn
thiện hệ thống lý thuyết về công tác xã hội. Nhóm người có HIV là một trong những
nhóm yếu thế đặc biệt nhất trong số các nhóm yếu thế. Và là nhóm yếu thế nhạy cảm
nhất.
Từ những lý do trên em lựa chọn đề tài “ Hỗ trợ tâm lý cho người có HIV sống tại
cộng đồng” làm đề tài nghiên cứu. Bài làm của em còn nhiều sai sót mong thầy giúp
đỡ để bài làm của em được hoàn thiện hơn.




I.

Cơ sở lý luận

1. Những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS
1.1. Khái niệm
a. HIV
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là
vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại
các tác nhân gây bệnh.
HIV thuộc nhóm Lentivirus, và giống như mọi virus thuộc tuýp này, nó sẽ tấn công
hệ miễn dịch của con người. Lentivirus có nghĩa là virus chậm cần có nhiều thời gian
để gây ra tác dụng có hại cho cơ thể. HIV là 1 virus có tính thay đổi cao, đột biến dễ
dàng. Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của những người bị nhiễm cũng có
nhiều chủng HIV khác nhau.
Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV
-

Cấu tạo virut HIV

Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01
nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính
hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm
nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc.
Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới
chúng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút
(ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng
thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất

đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS.
Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú, các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột
nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể
chống lại bệnh tật.
Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc
điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV
-

Một số đặc điểm lý hóa

Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ
được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó
HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm
trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng.


HIV có thể tồn tại ở trong xác cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ.
Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV. Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ
thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt.
Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%,
nước Javen 1%... Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần
áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong
30 phút... là có thể tiêu diệt được HIV. Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước
sôi) thì HIV sẽ bị chết. Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm,
chích... (bằng thuỷ tinh hay kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử
dụng thì đã có thể diệt được HIV...
Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định
các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các dụng cụ, đò
vải... có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện
pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV.

b. AIDS
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được
biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Người ta thường đề cập AIDS như “căn bệnh chết người, vô phương cứu chữa”.
Chính điều này lại gây ra sợ hãi và làm gia tăng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử,
do vậy không nên dùng. Nhưng cũng nên tránh một thái cực khác cho rằng “ AIDS là
một bệnh mãn tính, có thể điều trị được như bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường”. Nói
như vậy lại làm cho mọi người tin rằng AIDS là không nghiêm trọng
AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn
dịch, cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do
đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề
kháng được.
AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người
khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh nhiễm trùng cơ
hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người.
1.2. Cơ chế hoạt động
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo
vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài
hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể.


Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm
CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều
phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào
T-CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân
lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được
HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ.
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy

giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không
còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ
hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây
nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần
kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh,
dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của
AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán.
1.3. Các giai đoạn phát triển
a. Giai đoạn cấp tính
- Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra
bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát.
Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10
ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không
có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy đối với nhiễm HIV có thể xem như không
có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
-

Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm

- Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính: Khi
HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa vào các
tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ lan tràn
trong cơ thể. Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công của HIV bằng
những cơ chế sau:
+ Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi thêm.
+ Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết chết HIV.
Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cố gắng tự bảo
vệ trước sự tấn công của HIV. Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ để có thể phát hiện
qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm. Do vậy trong khoảng thời gian

cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nghiệm tìm HIV vẫn có thể âm


tính. Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA của HIV trong máu. RNA
là một đoạn di truyền của HIV. RNA được sản sinh khi HIV đang hoạt động. Xét
nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng HIV cấp tính hay không.
b. Giai đoạn không triệu chứng
-

Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm.

-

Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng.

- Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệm +)
nhưng không có triệu chứng gì.
-

Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường

- Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3
đường cơ bản.
-

Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS.

c. Giai đoạn AIDS
Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành
AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó người nhiễm

vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Khi cơ thể bị nhiễm HIV
sẽ có 3 xu hướng phát triển:
- Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn
khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ
dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt.
- Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến
tự nhiên trong cơ thể.
- Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có
hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình
dục không an toàn với nhiều người...) .
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt cân, ung
thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám...
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ.
1.4. Phương thức lây truyền
Thực chất của sự lây truyền HIV từ người này sang người khác là do vi rút trong
máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc


bị tổn thương ( đường vào) của người chưa bị nhiễm từ đó vi rút tới hạch Lympho rồi
sinh sản và lan tràn vào máu trở thành nhiễm trùng toàn thể.
Như vậy HIV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi
thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, máu và chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải tiếp xúc trực
tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm
- Hai là, tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì HIV mới có thể xâm
nhập vào cơ thể người đó.
Điều này giải thích được nhiều tình huống liên quan đến lan truyền HIV.
Để thuận tiện trong đánh giá, theo dõi và tư vấn về các nguy cơ lây truyền HIV,
cũng như triển khai các chương trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS, có thể chia
sự lây truyền HIV từ người nhiễm sang người lành thành các loại sau đây:

a. Lây truyền HIV qua đường máu
HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như
hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền
qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người mà
ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm
HIV, ví dụ:
-

Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên

chích qua da, như trong các trường hợp sau:
+ Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy
+ Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu
thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da
- Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường
hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa...
- Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người
nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc...
- Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các
tạng... bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt
trùng đúng cách.
b. Lây truyền HIV qua đường tình dục


Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là
phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 7080% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này.
Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục)
nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ thể bạn tình
không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các vết thương hở

hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường
hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các
hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng,
thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ)
có thể xâm nhập được.
Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của
nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về
nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết
chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV.
Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu. Máu
trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét
ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra.
Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ tình
dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan
đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03 kiểu quan hệ
tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn.
-

Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn

Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành phổ biến
trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình
dục khác giới nam – nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV
cao nhất, vì:
+ Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn như
âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào cho
HIV
+ Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi khuẩn
từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế bào bạch
cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong

khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể. Việc này
có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ
tình dục qua đường hậu môn.
-

Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo


Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến
nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi
thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế
bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm
nhập vào bạn tình kia. HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu
đạo.
-

Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng

Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan
hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy
cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì HIV từ dịch sinh dục,
hoặc từ máu (do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở
bạn tình.
Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu
quan hệ tình dục nêu trên, vì:
+ Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn,
giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể.
+ Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít mạnh
trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV.
c. Lây truyền HIV từ mẹ sang con

- Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua rau thai để vào cơ thể thai
nhi. Nguy cơ lây truyền từ 5 – 10%. Sự lây truyền này xảy ra cao nhất vào 3 tháng
cuối của thời kỳ mang thai. Bánh rau có một màng ngăn cách với tử cung của người
mẹ để bảo vệ thai nhi, thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách
này. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thành tử cung mỏng hơn, cơn co bóp của tử
cung mau hơn và tình trạng viêm nhiễm sẽ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ
sang thai nhi.
- Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ
khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ).
Khi người mẹ sinh con, HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ
quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh vì quá trình lọt và xổ
thai, dễ gây xây sát và tổn thương, đặc biệt là những ca có can thiệp thủ thuật như
Forcep, giác hút là các điều kiện thuận lợi. Thời gian vỡ ối kéo dài, rau bong sớm, trẻ
phơi nhiễm với máu và chất dịch trong quá trình chuyển di là yếu đó nguy cơ lây
nhiễm HIV từ mẹ sang con. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ này nếu không có can
thiệp điều trị dự phòng là từ 10 – 25%.
- Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người
mẹ trong quá trình trẻ bú mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm loét, nấm… làm tổn


thương niêm mạc miệng, sẽ tạo ra điều kiện để HIV từ sữa mẹ, hoặc xây xát núm vú,
bệnh lý tại vú của người mẹ lây truyền sang cho trẻ. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ
cho con bú tỷ lệ thuạn với thời gian cho trẻ bú. Tỷ lệ lây truyền trong thời kỳ này là 5
– 10%.
Như vậy nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ( HIV+) cho con tính chung cả 3 thời kỳ và
không được can thiệp là 25 – 40%
Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV( ARV) và nuôi con bằng sữa thay thế sẽ
làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ ( HIV+) sang con xuống khoảng 12% hoặc
5% thậm chí là thấp hơn nữa.
1.5. Cách phòng tránh

a. Phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua đường tình dục
- Thực hiện các hành vi tình dục an toàn cho mỗi cá nhân thông qua việc thực
hiện 3 chữ: A,B,C của cuộc sống tình dục của mỗi cá nhân
A: Absitnence: Không quan hệ tình dục với bất kỳ ai
B: Beautiful: Chung thủy với một bạn tình duy nhất
C: Condom: bao cao su: luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Tăng cường các dịch vụ khám và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường
tình dục
- Tuyên truyền và khuyến khích sử dụng BCS một cách rộng rãi + Tổ chức tuyên
truyền giáo dục cho những người hành nghề mại dâm như tổ chức giáo dục đồng
đẳng, khuyến khích sử dụng BCS
b. Phòng lây nhiễm qua con đường máu
-

Thực hiện truyền máu an toàn

-

Phát hiện và điều trị sớm các bệnh gây thiếu máu làm giảm nhu cầu truyền máu

-

Sàng lọc máu trước khi truyền

- Xây dựng ngân hàng máu qua tuyển người cho máu có nguy cơ thấp hoặc vận
động hiến máu nhân đạo
- Áp dụng các biện pháp vô trùng, diệt trùng trong mọi dụng cụ trong mọi thủ
thuật xuyên chích qua da niêm mạc. Sử dụng các phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc
với máu và dịch của người bệnh



- Thực hiện chương trình giảm thiểu tác hại đối với người nghiện chích ma túy
như tổ chức giáo dục đồng đẳng, chương trình bơm kim tiêm sạch…
c. Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con
- Giáo dục và tư vấn cho mọi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ về nguy cơ dễ bị lây
nhiễm HIV và khả năng lây nhiễm cho con khi người mẹ có HIV
-

Xét nghiệm HIV trước khi xây dựng gia đình

- Khi người phụ nữ có H muốn có con thì nên có tư vấn và hỗ trợ của y tế để có
biện pháp phòng lây nhiễm cho con.
-

Phòng tránh lây nhiễm cả trước, trong và sau khi sinh con.

-

Sau khi sinh con, không nên cho con bú

2. Thực trạng HIV trên Thế giới và Việt Nam
2.1. Thực trạng HIV trên Thế giới
- Những trường hợp AIDS đầu tiên được thông báo vào tháng 6/1981 từ 5 thanh
niên nam đồng tính luyến ái ở Los Angeles (Mỹ).
- Trên thực tế, HIV đã xuất hiện lan tràn trên thế giới từ những năm 70 của thế
kỷ XX mà chúng ta chưa phát hiện ra. Hàng ngàn trường hợp AIDS sau này là kết quả
của việc bị nhiễm HIV lặng lẽ trong quá khứ. Qua nghiên cứu mẫu máu được bảo
quản năm 1959 và những năm 1970 ở Mỹ, người ta đã tìm thấy kháng thể kháng HIV.
- Sự lây lan của HIV với tốc độ cực kỳ nhanh chóng. Tháng 6/1981 lần đầu tiên
loài người biết đến HIV/AIDS, nhưng cho đến nay theo thống kê của WHO và Tổ

chức phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS), tính đến tháng 12 năm
2007, tổng số người sống chung với HIV/AIDS trên toàn thế giới là 33,2 triệu người,
trong đó, người lớn là 30,8 triệu người; phụ nữ là 15,4 triệu người và trẻ em dưới 15
tuổi là 2,5 triệu. Tổng số ca nhiễm HIV mới trong năm 2007 là 2,5 triệu người, trong
đó người lớn là 2,1 triệu và trẻ em là 420.000 trẻ. Đại đa số những trẻ em mới bị
nhiễm là do lây từ người mẹ tại thời điểm trước hoặc ngay sau khi sinh. 1/2 trong số
này sẽ tử vong trong vòng 2 năm đầu tiên của cuộc đời nếu không được chăm sóc y tế
đúng cách. Tổng số ca tử vong do AIDS là 2,1 triệu, trong đó người lớn là 1,7 triệu và
trẻ em là 330.000. Đồng thời cứ mỗi 15 giây đống hồ là có một em bị mồ côi cha hoặc
mẹ chết vì HIV/AIDS.
- Từ một nước đầu tiên phát hiện ra người có HIV là Mỹ thì cho đến nay, ở hầu
hết tất cả các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới đều đã có người có HIV/AIDS.
2.2. Thực trạng HIV tại Việt Nam


Theo Báo cáo quốc gia về thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS lần thứ 2 và
lần thứ 3; Theo Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2008.
*Dịch HIV/AIDS đang gia tăng một cách nhanh chóng ở Việt Nam
Tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 đến
ngày 31 tháng 8 năm 2008 như sau:
+ Số trường hợp nhiễm HIV trong kỳ báo cáo: 1.598
+ Số bệnh nhân AIDS trong kỳ báo cáo: 1.318
+ Số bệnh nhân AIDS tử vong trong kỳ báo cáo: 799
+ Số trường hợp nhiễm HIV báo cáo trong năm: 13.290
+ Số bệnh nhân AIDS báo cáo trong năm: 4.629
+ Số bệnh nhân AIDS tử vong báo cáo trong năm: 2.699
Tổng hợp nhiễm HIV/AIDS trên toàn quốc tính đến ngày 31.8.2008:
+ Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống: 132.048
+ Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống: 27.579
+ Tổng số người nhiễm HIV đã tử vong: 40.717

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ ngày 17.2 đến 16.3.2009, cả nước phát hiện mới
1.628 trường hợp nhiễm HIV và 533 bệnh nhân AIDS. Căn bệnh này cũng đã lấy đi
mạng sống của 225 người trong khoảng thời gian kể trên.
Cũng theo Bộ Y tế, tổng số người nhiễm HIV hiện còn sống trên cả nước khoảng
gần 140 ngàn người, trong đó có hơn 30 ngàn bệnh nhân AIDS. Số người nhiễm HIV
đã tử vong là 42.128 trường hợp.
So với thời điểm từ giữa tháng 1 đến giữa tháng 2.2009, số người nhiễm HIV mới
được phát hiện tăng đến 1.020 trường hợp, số bệnh nhân AIDS tăng 312 trường hợp
và số tử vong do AIDS tăng 112 trường hợp.
Tình hình lây nhiễm nhanh chóng cả về địa bàn và số lượng. Ca nhiễm HIV đầu
tiên ở Việt Nam được phát hiện tháng 12 năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm
1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm những người nghiện hút, tiêm chính ma tuý. Tính
đến ngày 31/10/2008, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã phát hiện có người nhiễm HIV:
97,52% quận huỵện; 69,93% phường xã phát hiện người có nhiễm HIV/AIDS


Theo số liệu thống kê báo cáo, Tại Việt Nam, Tính đến hết ngày 31.10.2008 số
trường hợp nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống được báo cáo trên toàn quốc là
135.171, trong đó có 29.134 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Từ năm
1990 đến nay có 41.418 bệnh nhân tử vong do AIDS được báo cáo.
Nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm 83,44%)
trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện. Tỷ lệ nhiễm HIV phân theo
giới tính ít thay đổi qua các năm, tính đến hết tháng 10/2008, tỷ lệ nhiễm HIV được
phát hiện ở nam giới chiếm 82,17% và nữ giới là 17,81%. Tuy nhiên, theo dự báo
trong tương lai tỷ lệ nhiễm HIV là nữ giới có xu hướng tăng lên.
Quảng Ninh là tỉnh hiện có hiện nhiễm HIV cao nhất cả nước trên 100.000 người,
tiếp đến là TP HCM, Hải Phòng, TP Vũng Tàu, An Giang, TP Hà Nội, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn.
Cứ trung bình 15 phút lại có 1 người bị nhiễm HIV mới, 1 ngày có 96 người nhiễm
mới, 1 năm có 35040 người bị nhiễm HIV mới.

Con số trẻ em bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cũng đang ngày càng gia
tăng. TPHCM hiện có 60.000 trẻ nhiễm và ảnh hưởng HIV/AIDS (trẻ OVC) nhưng
chỉ có 7% được quản lý, chăm sóc. dự kiến, số trẻ này sẽ tiếp tục tăng vì hằng năm
vẫn có 600 phụ nữ nhiễm HIV sinh con. Số liệu trên được Ủy ban Phòng chống
HIV/AIDS TPHCM công bố sáng 22-5. Theo kế hoạch tổng thể chương trình chăm
sóc trẻ OVC của Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TPHCM năm 2009, chương trình sẽ
triển khai thêm 3 điểm cung cấp dịch vụ hỗ trợ chăm sóc trẻ OVC, tổ chức chiến dịch
truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội để đưa trẻ đến trường. Nhân ngày
Quốc tế Thiếu nhi 1-6, Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS TP sẽ tổ chức hội trại và đêm
văn nghệ “Trường của em, bạn của em” vì trẻ OVC.
Đến năm 2006, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong dân số Việt Nam ở độ tuổi 15 đến 49 đã
ở mức 0,53%, nghĩa là cứ khoảng 200 người thì có 1 người đang sống với HIV. Số
người trẻ nhiễm HIV ngày càng gia tăng Tính đến 31/8/2007, Trong số các ca nhiễm
HIV được báo cáo, 78,9% ở độ tuổi từ 20 đến 39. Nam giới chiếm 85,2% trong tổng
số các trường hợp HIV được phát hiện.
Cứ khoảng 60 hộ gia đình ở Việt Nam thì có một hộ có một người đang sống với
HIV
*Tỷ lệ hiện nhiễm cao ở những người sử dụng ma túy và phụ nữ bán dâm
Ở mức độ quốc gia, tỷ lệ hiện nhiễm HIV cao nhất ở những người tiêm chích ma
túy, ở mức 28,6%. Tỷ lệ hiện nhiễm trong những người tiêm chích ma túy ở Thành
phố Hồ Chí M inh (47,6%), Quảng Ninh(54,5%) và Hải Phòng (46,25%) còn cao hơn
rất nhiều. + Phụ nữ bán dâm có tỷ lệ hiện nhiễm HIV đứng cao thứ nhì với 6,5%. Tỷ


lệ này còn cao hơn ở các thành phố Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hà Nội (14,26%) và
Cần Thơ (33,86% năm 2006).
Ở một số nơi, nhiều phụ nữ bán dâm cũng tiêm chích ma túy, làm gia tăng sự lây
nhiễm HIV. Theo điều tra thì có khoảng 40% phụ nữ bán dâm ở H ải Phòng cho biết
đã từng tiêm chích ma túy và con số này ở Hà Nội là 17% và 8% ở thành phố Hồ Chí
M inh

Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở những người nam giới mua dâm cũng đang tăng lên ở mức
đáng kể.
Tỷ lệ nhiễm ở nhóm phụ nữ trước sinh và thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
ở mức thấp là 0,37% và 0,16%
*Theo ước tính, phần lớn số những trường hợp mới nhiễm HIV là do lây truyền qua
đường tình dục
Hiện nay số trường hợp nhiễm HIV mới do lây truyền qua đường tình dục cao hơn
số trường hợp nhiễm HIV qua đường tiêm chích.
Do việc lây truyền HIV qua con đường quan hệ tình dục khác giới ngày càng tăng,
tỷ số giữa số phụ nữ bị nhiễm và nam giới bị nhiễm đang tăng lên hang năm. Đến năm
2005, tỷ lệ này chỉ còn 2 nam trên 1 nữ.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm HIV khá cao ở những
người nam giới có quan hệ tình dục với nam giới, 9,4% ở Hà Nội và 5,3% ở thành phố
HCM . Thậm chí ở những nam giới bán dâm tỷ lệ nhiễm HIV này còn cao hơn.
3. CTXH với người có HIV/AIDS
3.1. Mục đích
-

Mục đích 1: Giúp người có HIV/AIDS

+ Giúp người có HIV thích ứng với những vấn đề xúc cảm đau đớn
+ Giúp người có HIV đạt tới mức độ thích hợp nào đó về tình cảm và hành vi
+ Giúp người có HIV có cảm nghĩ tích cực, tốt về bản thân – yêu cuộc sống
+ Giúp người có HIV chấp nhận các giới hạn và sức mạnh của mình và cảm thấy
yên tâm về những điều đó
+ Giúp người có HIV thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực + Giúp người có
H hoạt động thoải mái và thích ứng với ngoại cảnh
+ Tạo cơ hội tối đa cho người có HIV theo đuổi và thực hiện các mong ước



-

Mục đích 2: Thỏa mãn nhu cầu của người có HIV

+ Xuất phát từ nhu cầu của người có HIV
-

Mục đích 3: Mục đích đối với cộng đồng

+ Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi đối với người có HIV, gia đình
người có HIV: xây dựng cộng đồng an toàn, trách nhiệm và thân thiện
+ Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết
cho người có HIV: chính sách hỗ trợ, thực thi luật nghiêm túc (chẳng hạn: xử lý
những trường hợp kỳ thị người có HIV)…
-

Mục đích đối với người trợ giúp

+ Khẳng định vai trò, ý nghĩa – giá trị của khoa học và nghề chuyên môn Công tác
xã hội tác nghiệp trợ giúp với đối tượng đặc biệt: người có HIV và gia đình, người
liên quan đến người có HIV
+ Góp phần hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV và những ảnh hưởng tiêu cực gây
ra bởi những thất bại hay hạn chế của những phương pháp, hoạt động giải quyết vấn
đề khác
3.2. Những hoạt động dịch vụ, trợ giúp
-

Dịch vụ tham vấn/ tư vấn

+ Dịch vụ tư vấn/tham vấn qua điện thoại

+ Dịch vụ tư vấn/tham vấn trực tiếp
+ Dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV miễn phí
-

Dịch vụ khám chữa bệnh

+ Phòng khám ngoại trú điều trị cho người có HIV/AIDS
+ Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
+ Điều trị lao cho bệnh nhân AIDS
+ Điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
- Loại hình sinh hoạt câu lạc bộ: Câu lạc bộ bạn giúp bạn, đồng đẳng, những
người đồng cảm…


- Hoạt động truyền thông: Thay đổi thái độ hành vi của người có H, gia đình và
cộng đồng (nhóm bạn, cơ quan, tổ chức, trường học, chính quyền và cộng đồng dân
cư trong xã hội)
-

Dịch vụ hỗ trợ: việc làm, vay vốn, trợ cấp đặc biệt…

+ Trong tất cả các hoạt động hỗ trợ thì tư vấn/tham vấn có vai trò đặc biệt quan
trọng và khẳng định ưu thế về hiệu quả
3.3. Chăm sóc người có HIV/AIDS tại nhà
a. Sốt
-

Xử trí sốt ở nhà:

+ Cởi bỏ quần áo, chăn màn không cần thiết, nằm ở chỗ thoáng mát không gây hại

gì mà còn giúp hạ sốt.
+ Làm hạ sốt bằng cách tắm nước ấm cho người bệnh hoặc đặt khăn đã ngâm nước
lạnh lên ngực, trán, hố nách, hố bẹn người bệnh và quạt nhẹ hoặc chỉ cần lau người
bằng khăn ướt và để nước tự bay hơi.
+ Cho uống nhiều nước, chè loãng, nước súp hay nước hoa quả.
+ Nếu sốt cao tư 39 độ C trở nên, sử dụng các loại thuốc giảm sốt như paracetamol,
cứ bốn đến tám giờ uống một lần.
+ Giữ da sạch và khô.
b. Tiêu chảy
-

Bồi phụ ngay nước và điện giải:

+ Phải xác định ngay xem bệnh nhân có bị mất nước và điện giải hay không thông
qua việc xác định xem bệnh nhân có các dấu hiệu sau hay không
+ Khát nước
+ Da nhăn nheo lâu sau khi véo da ( Dấu Casper). Môi se, mặt hốc hác.
+ Ở trẻ em nếu còn thóp thì thóp lõm xuống, trẻ quấy khóc vật vã.
+ Sụt cân, nhiều trường hợp mất nước nặng có thể sụt tư 5-10 % cân nặng hoặc
hơn.
+ Mạch nhanh, có thể có tụt huyết áp


- Uống nhiều nước ngay sau khi bị tiêu chảy là cách tốt nhất ngăn ngưa mất
nước và điện giải.
-

Tiếp tục ăn

- Đối với bệnh nhân, cần phải ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết để giữ sức khoẻ

và chống sụt cân. Nên ăn thức ăn chứa đủ lượng dinh dưỡng như hỗn hợp của gạo với
đậu sẵn có trong địa phương hoặc hỗn hợp của gạo với thịt hoặc cá. Có thể đưa thêm
dầu ăn vào thức ăn để làm tăng thêm năng lượng. Những sản phẩm sữa, trứng hoặc
chuối là những thức ăn phù hợp.
-

Dự phòng tiêu chảy:

+ Dùng nước sạch:
+ Uống nước sạch (nước máy, nước giếng khơi) đã được đun sôi.
+ Không giặt quần áo hay tắm rửa gần nguồn nước. Ga trải giường, chiếu hay quần
áo bẩn của bệnh nhân phải được giặi riêng. Giữ những phần không bẩn, giũ qua vết
bẩn do ỉa chảy rồi giặt bằng xà phòng và nước. Phơi khô dưới nắng. + Nước nên được
trữ trong những thùng sạch, có nắp và nên dùng một cái gáo cán dài để múc nước tư
thùng.
+ Sử dụng nước sạch để đánh răng.
-

Ăn thức ăn sạch, an toàn

+ Ăn thức ăn tươi
+ Rau tươi phải được rửa sạch. Thức ăn chín, đặc biệt là thịt, phải được nấu đúng
qui cách hợp vệ sinh. Không ăn thịt hoặc cá sống, thức ăn rửa cẩu thả, hoặc thức ăn
không được bảo vệ chống bụi bặm, ruồi muỗi và súc vật.
+ Khi ăn đồ ăn sẵn, phải đảm bảo thức ăn đó đã được bảo quản an toàn và được nấu
chín lại.
-

Rửa tay


+ - Sau khi đi vệ sinh
+ Sau khi giúp người khác đi vệ sinh
+ Sau khi tắm rửa cho trẻ hay người ốm
+ Trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bản thân hoặc những người khác
+ Trước khi ăn


+ Sau khi chạm vào động vật
-

Sử dụng nhà vệ sinh:

+ Nhà vệ sinh phải được xây dựng cách nguồn nước ít nhất 10 m.
+ Nếu không có nhà vệ sinh, chú ý không bao giờ đi vệ sinh ở gần các nguồn nước.
Phân thải ra phải cách nguồn cung cấp nước ít nhất 10 mét và phân phải được phủ
bằng bùn đất để tránh ruồi muỗi đậu vào.
c. Ho nhiều
-

Điều trị

+ Ho là một phương thức thải đờm có chứa vi khuẩn ra khỏi phổi, do đó trong một
số trường hợp cần làm tăng khả năng long đờm.
-

Cách làm ho dễ dàng hơn

+ Uống nhiều nước
+ Xoa bóp, đấm nhẹ ở lưng
+ Đi bộ vận động một lúc

+ Xông hoặc hít hơi nước ( Hít thở sâu trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong
ngày).
- Ho nhiều làm bệnh nhân mệt và ảnh hưởng tới người xung quanh, cần làm
giảm ho bằng cách:
+ Làm dịu họng bằng cách uống chè đường nóng hoặc mật ong.
+ Các thuốc tây y ( Tecpin codein, mucitux...) nhưng không nên dùng cho trẻ em
dưới 5 tuổi.
d. Khó thở
-

Cách xử trí:

+ Đánh giá ngay tình trạng hô hấp: Đếm nhịp thở, xem mức độ tím tái...ghi vào
bảng theo dõi
+ Giúp cải thiện tình trạng hô hấp
-

Gối cao đầu khi ngủ hoặc nằm tư thế Fowler

-

Ngồi xổm hoặc ngồi trên ghế thấp hai tay chống cằm, người ngả ra phía trước.


-

Mím môi khi thở vào và thở ra từ từ

-


Ho và khó thở ở trẻ em

- Trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp cần phải làm thông thoáng mũi và
đường thở.
- Khi trẻ có mảng đờm khô và rắn cần dùng gạc có tẩm nước muối ấm ( 1/4 thìa
cà phê muối pha trong một chén trà) để làm bong ra.
- Thở nhanh và sốt gây mất nước. Cần uống nhiều nước để bù dịch. Uống nước
nhiều làm loãng đờm dễ ho.
- Trẻ em khi sốt, khó thở gây mất nước cần cung cấp đủ nước, không kiêng ăn
uống, dùng thêm nước hoa quả.
e. Tổn thương ngoài da
-

Cách xử trí:

+ Nguyên tắc chung
+ Rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng và giữ cho da khô.
+ Hạn chế gãi lên tổn thương dễ gây nhiễm trùng.
+ Làm giảm ngứa bằng các cách sau:
Làm lạnh da bằng nước hoặc quạt.
Bôi Calamin lên da để tránh cho da khỏi bị khô.
Không đặt những vật nóng lên chỗ tổn thương.
Nếu da khô quá không nên dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy. Nên sử dụng dầu tắm
hoặc kem dưỡng da như Vaselin, glycerin, rau quả và dầu thực vật.
Cắt ngắn móng tay cho trẻ hoặc dùng bao tay để trẻ khỏi gãi lên da.
Trẻ em đang cuốn tã mà bị nhiễm bẩn cần thay tã cho trẻ, lau khô, không để quần
áo hoặc tã của trẻ bị ẩm ướt. Không quên rửa tay ngay khi thay tã cho trẻ.
-

Xử trí các tổn thương


+ Những vết thương hở và loét không bị nhiễm trùng
Rửa mụn nhọt bằng nước đun sôi để nguội pha với một ít muối (một thìa cà phê
muối pha trong một lít nước) hoặc rửa bằng dung dịch tím Gentian (một thìa cà phê
tím Gentian pha trong nửa lít nước).


Băng bằng vải sạch hoặc băng sạch.
Đặt miếng băng vải sạch nhúng trong dung dịch nước muối ấm ( pha theo cách
trên) lên tổn thương 4 lần/ngày.
Nếu nhọt ở đùi hoặc bàn chân nên nâng cao chân, khi ngủ dùng gối kê dưới chân,
cách 30 phút lại nâng chân trong vòng 5 phút. Đi bộ nhiều để giúp cho tuần hoàn được
lưu thông.
+ Mụn nhọt, vết thương bị nhiễm trùng
Dùng khăn ấm chườm lên trong 20 phút, ngày 4 lần để làm mụn mau chín. Khi
mụn nhọt không được điều trị cẩn thận có thể gây ápxe, nổi hạch và đau ở các vùng
lân cận như bẹn, nách, khuỷu. Mụn vỡ non có thể gây nhiễm trùng huyết. Nếu mụn
ngày càng to, cần dùng kháng sinh và đến cơ sở y tế để được dẫn lưu hoặc chọc hút
mủ. Nếu có nhiều mủ thì rửa tổn thương bằng thuốc tím (Permanganate Kali pha một
thìa cà phê trong 4-5 lít nước đun sôi để nguội). Nếu có tổ chức hoại tử dùng nước
ôxy già để rửa
+ Cách rửa vết thương và xử lý quần áo bẩn:
Rửa quanh mép vết thương trước, sau đó rửa từ giữa ra xung quanh bằng một
miếng vải sạch. Phủ gạc lên tổn thương nếu tổn thương có máu và mủ. Nếu tổn
thương khô có thể để lộ ra ngoài không khí để vết thương mau lành.
Mặc quần áo để bảo vệ vết thương không bị nhiễm khuẩn. Quần áo và đồ vải bẩn
phải được thu gom vào túi riêng, được ngâm trong nước Javel 20 phút trước khi giặt
sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Người giặt phải đi găng trong suốt quá trình
giặt. Nếu không sử dụng quần áo đó thì đốt hoặc ngâm trong nước Javel 20 phút trước
khi cho vào thùng rác

Nếu vết thương bị nhiễm bẩn do bụi đất có thể bị uốn ván. Cần tiêm văcxin chống
uốn ván nếu bệnh nhân chưa được tiêm phòng..
f.

Nôn và buồn nôn

-

Cố tránh mùi nấu nướng gây cảm giác buồn nôn.

+ Lưu ý xem có bị ỉa chảy không
+ Dùng thuốc chống nôn khi cần theo chỉ dẫn của thầy thuốc
+ Nếu nôn nhiều, ngưng ăn trong vài giờ sau đó uống nước ấm, dung dịch nước
điện giải, nước cháo pha loãng
g. Đau đớn về thể xác


-

Người bệnh cố gắng tìm cách giảm đau như:

+ Tập thở sâu và điều hoà để được thư dãn.
+ Dùng thuốc giảm đau theo giờ, khống chế cơn đau trước khi nó xuất hiện
+ Kết hợp vận động và xoa bóp liệu pháp
+ Khi có cảm giác rát bỏng ở tay, chân có thể do rối loạn thần kinh cảm giác, biểu
hiện này thường nặng lên do yếu tố nhiệt độ, cọ xát hoặc do khô hanh, bệnh nhân có
thể giảm đau bằng cách nhúng chân vào nước ấm.
+ Nếu bị sưng chân, gác chân đau lên gối và phải có đệm lót êm bên dưới.
+ Sử dụng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Aspirine
h. Rối loạn tâm lý

- Giải quyết tình trạng lo âu và trầm cảm rất phức tạp tuỳ thuộc vào các đặc tính
văn hoá khác nhau và cách mà chính người đó đã tưng làm để vượt qua những khó
khăn. Trong nhiều gia đình, người lớn (bố mẹ, anh chị) sẽ là người an ủi, đùm bọc
hoặc chính những người đã tưng vượt qua hoàn cảnh này trở thành người an ủi cho
người đồng cảnh ngộ là tốt nhất (hỗ trợ đồng đẳng).
- Nhân viên y tế nên vận động người nhà và cộng đồng trợ giúp về tài chính,
chăm sóc con cái họ và giúp đỡ những phương tiện khác. Tổ chức các nhóm hỗ trợ
bệnh nhân (câu lạc bộ bạn giúp bạn) hoặc hướng dẫn cho gia đình cách chăm sóc
người bệnh. Hoạt động trợ gúp cần thực hiện đều đặn để tránh cho người bệnh tâm lý
mặc cảm về bản thân và taọ cho họ niềm tin trong cuộc sống.
- Nhân viên y tế cần hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về cách thư dãn. Cho
bệnh nhân uống thuốc an thần khi cần.
3.4. Tham vấn cho người có HIV


Khái niệm tham vấn HIV

Đây là loại hình TV/THV đặc biệt bao gồm việc cung cấp những kiến thức cơ bản
về phòng tránh lây nhiễm HIV, hỗ trợ cho việc thay đổi hành vi, vượt qua mặc cảm,
những khủng hoảng để tiếp tục cuộc sống


Mục đích tham vấn HIV/AIDS

- Tham vấn HIV là “biện pháp điều trị” thông qua một tiến trình đối thoại và
tương tác giữa TVV và TC, nhằm:


+ Yểm trợ tâm lý – xã hội cho thân chủ có đời sống hữu ích, tích cực, kéo dài tuổi
thọ, hợp tác phòng chống AIDS.

+ Ngăn chặn lan truyền bệnh trong cộng đồng


Những giai đoạn tham vấn HIV/AIDS

-

Tham vấn trước xét nghiệm

Xét nghiệm HIV: Cách duy nhất để khẳng định một người có bị nhiễm HIV hay
không là xét nghiệm HIV.
+ Xét nghiệm âm tính (-):
Xét nghiệm âm tính: có hai khả năng
Không nhiễm HIV
M ới nhiễm HIV ở giai đoạn cửa sổ. Nếu đã có hành vi nguy cơ hoặc bị phơi nhiễm
thì cần xét nghiệm lại sau 3 hoặc 6 tháng.
+ Xét nghiệm dương tính (+) do cơ quan y tế trả lời
Người lớn và trẻ từ 15 tháng tuổi trở lên: chắc chắn bị nhiễm HIV
Trẻ em dưới 18 tháng: có thể không bị nhiễm HIV nhưng trong máu còn kháng thể
chống lại HIV do mẹ truyền sang. Trong trường hợp đã ngừng cho bú sữa mẹ thì có
thể xét nghiệm sau khi ngừng cho bú 3 tháng, và xét nghiệm lại sau 1 tháng. Nếu cả
hai lần xét nghiệm đều âm tính thì có thể kết luận là trẻ không bị nhiễm HIV. Nếu kết
quả vẫn dương tính thì cần xét nghiệm lại sau khi trẻ được 18 tháng.
-

Lợi ích của xét nghiệm

+ Nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm hơn. Tuy
nhiên vẫn phải lưu ý người xét nghiệm về giai đoạn cửa sổ và hẹn lịch xét nghiệm lại
sau 3 đến 6 tháng

+ Nếu kết quả xét nghiệm HIV là dương tính sẽ giúp cho đối tượng biết cách phòng
tránh lây nhiễm cho những người xung quanh. Đồng thời khuyến khích người thân
(vợ, chồng hoặc bạn tình, con cái…) và những người có hành vi nguy cơ với đối
tượng (VD: tiêm chích chung bơm kim tiêm…) đi xét nghiệm.
+ Giúp thống kê số liệu về các con đường lây truyền để có những biện pháp truyền
thông, giáo dục và cảnh báo phù hợp.
-

Mụcđích của tham vấn trước xét nghiệm


+ Tạo dựng sự tin tưởng giữa đối tượng và nhà tham vấn. NTV có thể giúp trấn an
đối tượng giúp họ an tâm đi xét nghiệm.
+ Giúp đối tượng đánh giá hành vi nguy cơ của bản thân để giúp đối tượng quyết
định lựa chọn xét nghiệm hay không.
+ Cung cấp thông tin và những ảnh hưởng của kết quả xét nghiệm, giải thích về sự
đảm bảo bí mật của xét nghiệm
-

Các bước tư vấn trước xét nghiệm

+ Giới thiệu, làm quen: nhằm mục đích tạo dựng sự tin tưởng cho đối tượng.
+ Đánh giá về hành vi nguy cơ của đối tượng và kiểm tra những kiến thức của đối
tượng về HIV/AIDS.
+ Thảo luận với đối tượng về lợi ích của xét nghiệm HIV và những lưu ý của thời
kỳ của sổ.
+ Thảo luận với đối tượng về những vấn đề có thể xảy đến với đối tượng sau khi
biết kết quả xét nghiệm để họ được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và cách ứng phó trong
trường hợp xấu nhất.
+ Cung cấp thông tin cho đối tượng biết về cách xét nghiệm, cách trả kết quả xét

nghiệm và tính bảo mật của kết quả xét nghiệm.
+ Thảo luận về những biện pháp đảm bảo an toàn, tránh những hành vi nguy cơ
làm lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Thảo luận về sự hỗ trợ xã hội, tư vấn việc cần làm trong khi chờ kết quả xét
nghiệm.
+ Hẹn đối tượng ngày đến lấy kết quả xét nghiệm.
-

Tham vấn khi trả kết quả xét nghiệm

+ Tham vấn cho đối tượng có kết quả xét nghiệm HIV âm tính
Kết quả xét nghiệm HIV âm tính sẽ giúp cho đối tượng yên tâm. Tuy nhiên cũng
cần lưu ý với đối tượng nên đi xét nghiệm lại sau 3 tháng và đồng thời thảo luận về
những biện pháp an toàn để phòng, tránh lây nhiễm HIV.
+ Tham vấn cho đối tượng nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính
Những trạng thái tâm lý và cách thức tham vấn cho đối tượng có kết quả HIV
dương tính


* Sốc:
Biểu hiện: Rối loạn tinh thần, bối rối, hoảng loạn, khả năng tiếp thu thông tin thấp,
không biết phải làm gì
Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH luôn ở bên họ, coi họ như người bạn để chia sẻ
và giúp đỡ họ tận tình để họ có được cảm giác an toàn. Lúc này không nên cố khai
thác thông tin hay cố tìm hiểu họ hay cũng không nên cố cung cấp kiến thức, hướng
dẫn kỹ năng cho họ.
* Chối bỏ:
Biểu hiện: Không muốn nhắc đến tình hình bị nhiễm và không thừa nhận mình bị
nhiễm, không tin đó là sự thật.
Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH tạm thời coi ý kiến của đối tượng là đúng, xem

họ quan tâm nhất đến vấn đề gì và cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho họ.
Nhân viên CTXH không nên bực tức, nổi giận với đối tượng; cũng không nên cố giải
thích sự thật cho họ và cũng không nên giải thích với họ rằng sự chối bỏ của họ là sai
mà nên chấp nhận cảm xúc của họ lúc này. Nhân viên CTXH có thể nói cho đối tượng
HIV/AIDS là gì, HIV lây truyền như thế nào…
* Bực tức, cáu giận:
Biểu hiện: cáu gắt, quát mắng, im lặng bất thường, ngại tiếp xúc, thiếu hợp tác,
giận người truyền bệnh cho mình, muốn trả thù, hận đời…
Biện pháp hỗ trợ: Tỏ ra thật sẵn lòng lắng nghe đối tượng, thông cảm và giúp đối
tượng thảo luận về sự bực tức, vì nói ra sẽ giúp đối tượng cảm thấy dễ chịu hơn; giúp
khách hàng nhận ra hậu quả của bực tức, xác định nguyên nhân bực tức và bàn giải
pháp
-

Các bước tham vấn cho người có kết quả HIV dương tính

+ Kiểm tra xem đối tượng hiểu gì về kết quả xét nghiệm và giúp họ hiểu đúng đắn
về kết quả xét nghiệm này.
+ Động viên, trấn an khi đối tượng thân chủ bị sốc, choáng…
+ Thảo luận xem họ sẽ làm những gì trong những ngày tới, những khó khăn cần
giải quyết và cách thức giải quyết những khó khăn đó.
+ Thảo luận xem họ muốn thông báo kết quả xét nghiệm với ai và như thế nào.
+ Hẹn ngày tham vấn tiếp theo
-

Tham vấn cho thân chủ sau xét nghiệm (khi bắt đầu sống chung với HIV)


Những trạng thái tâm lý sau xét nghiệm
* Mặc cảm

Biểu hiện: tự xỉ vả mình, cảm thấy mặc cảm tội lỗi, thấy ai cũng như đang dòm ngó
mình, muốn lánh mình, thấy không xứng đáng với gia đình và xã hội..
Biện pháp hỗ trợ: giải thích cho đối tượng hiểu họ không có lỗi gì trong sự việc
này, trấn an cho họ, nói về những điểm tốt, điểm mạnh của đối tượng, chia sẻ rằng
xung quanh cũng có nhiều đối tượng như họ
* Sợ hãi, lo lắng
Biểu hiện: bồn chồn, thiếu tập trung, sợ bị người khác biết, sợ chết, sợ gia đình tan
vỡ…
Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên CTXH cần thông cảm, lắng nghe, tỏ thái độ quan tâm,
chia sẻ với đối tượng, trấn an họ. Sau đó cùng với đối tượng xác định nguyên nhân và
tìm giải pháp cho tất cả những tình huống mà đối tượng lo lắng, sợ hãi, cung cấp cho
họ những thông tin cơ bản về quyền con người, về luật bảo vệ sức khỏe của nước ta.
Nhân viên CTXH không nên bỏ qua, lờ đi cảm giác của đối tượng, không xem thường
những nỗi lo lắng và sợ hãi của đối tượng. Đồng thời bản thân cũng không được lo
lắng hay căng thẳng nếu thấy không thể giúp được gì cho đối tượng.
* Cô đơn, tự kỳ thị
Biểu hiện: đối tượng tránh tiếp xúc, rút khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, nói rằng
“tôi muốn ở một mình”, tự thu mình lại, không muốn giao tiếp với ai khác
Biện pháp hỗ trợ: Lắng nghe, chia sẻ với đối tượng, nói chuyện và tiêp xúc với đối
tượng, động viên đối tượng tham gia các hoạt động tập thể. Đồng thời nhân viên công
tác xã hội cũng nói chuyện với gia đình của đối tượng để gia đình hiểu không xa lánh,
không bỏ rơi họ; nói cho đối tượng biết rằng có rất nhiều người khác cũng trong cảnh
ngộ như họ đang sống và tham gia rất nhiều các họat động, các câu lạc bộ đồng cảm…
* Trầm cảm, chán nản:
Biểu hiện: buồn bã, im lặng, cử động chậm chạp, mất ngủ, mất tập trung, suy giảm
trí nhớ, thờ ơ, lãnh cảm, tuyệt vọng, buồn bã, suy kiệt về thể chất và tinh thần, muốn
tự tử, nhắc đi nhắc lại đến ý định muốn chết và lập kế hoạch cho cái chết của mình.
Biện pháp hỗ trợ: Nhân viên công tác xã hội thể hiện sự qyuan tâm, thân thiện, thảo
luận về những suy nghĩ, tình cảm của đối tượng, giúp họ nghĩ đến trách nhiệm với gia
đình và con cái. Huy động những người thân trong gia đình động viên, quan tâm và

giám sát chặt chẽ những suy nghĩ, tình cảm của họ và cùng với họ tìm ra những giải


pháp. Không nên bỏ quan hoặc cố làm cho mọi chuyện yên ổn ngay, ko nên cố gắng
tư vấn, hỗ trợ vượt ngoài khả năng của mình, không nên cười nhạo hay coi thường ý
định tự tử của họ.
* Chấp nhận
Biểu hiện: thường sau một thời gian dài, đối tượng bắt đầu chấp nhận thực trạng
nhiễm HIV của mình và muốn ổn định, tìm cách tốt nhất để sống. Họ bắt đầu muốn
hợp tác, muốn làm điều có ích.
Biện pháp hỗ trợ: Cùng với đối tượng bàn bạc và lập kế hoạch về cuộc sống gia
đình, về công việc, về cách chăm sóc sức khỏe để có một hướng đi đúng. Nói cho họ
biết thời gian sống của họ tùy thuộc vào thái độ và hành vi của chính bản thân họ.
Cũng nói cho họ biết rằng sự lạc quan và khỏe mạnh kéo dài nhưng cũng có lúc sẽ xen
kẽ những cảm xúc buồn chán, thất vọng, nhưng nếu có xảy ra như vậy thì cũng không
nản chí và mọi chuyện sẽ tốt. Phối hợp cùng với gia đình và các cơ quan đoàn thể tạo
điều kiện tốt nhất cho họ hòa nhập cộng đồng
* Hy vọng
Biểu hiện: sau khi được tư vấn và tìm hiểu thông tin họ sẽ hy vọng có thể sống
được lâu dài, con cái vẫn khỏe mạnh, vẫn còn tương lai, có bệnh thì chữa sớm và chữa
đúng sẽ khỏe mạnh, hy vọng khoa học tiến bộ sẽ có thuốc chữa được bệnh.
Giải pháp hỗ trợ: động viên để họ duy trì sự lạc quan và hy vọng của mình
Thực trạng kết quả vấn đề và cách thức vận dụng kiến thức, kĩ năng và kĩ
thuật vào để giải quyết một vấn đề cụ thể
II.

1. Mô tả ca
Hoàng Kiên T, 41 tuổi, quê gốc ở Thái Bình, nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội..
T đã có một vợ và hai con trai. T sống chung cùng với bố mẹ, mọi người trong gia
đình đều yêu thương nhau. T tự mua một chiếc xe 45 để đăng ký lái xe du lịch ở công

ty một người bạn. T đã vay anh trai cả một nửa số tiền của chiếc xe, biết em trai đầu
tư vào làm ăn nên anh trai cả không tiếc gì em. Anh trai của T sống ở nước ngoài và
cũng là dân làm ăn nên va chạm xã hội không ít. Sau một thời gian làm lái xe du lịch,
T được đi khắp nơi trên đất nước Việt Nam này, nhưng đa số địa bàn hoạt động của T
chỉ từ miền Bắc vào miền Trung, ít khi vào miến Nam. T hay chở khách đi du lịch tại
Hạ Long và một số địa đanh khác ở Quảng Ninh. Cứ có hợp đồng du lịch nào là T
nhận hết và thời gian T ở bên gia đình ngày càng ít đi. T thường đi khoảng 3-5 ngày
rồi quay về. Vì thường xuyên chở khách đến Quảng Ninh tham quan nên T cũng có
một số mối quan hệ với dân xã hội tại đây. Trong thời gian khách đi tham quan thì
buổi tối T thường ghé thăm các quán bar tại Quảng Ninh cũng với những người mới


×