Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển hải phòng đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.5 KB, 111 trang )

MỞ ĐẦU
Ô nhiễm môi trường do các hoạt động hàng hải, công nghiệp và dân
sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường
sống, làm suy thoái đa dạng sinh học và gây ra những tác động xấu đến sức
khỏe con người ở nhiều nơi trên thế giới. Hàng năm, chính quyền các thành
phố lớn hay chính phủ nhiều nước đã phải bỏ ra khoản chi phí khổng lồ để
khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi
trường đang trở thành mối quan tâm hàng đầu khi chất lượng môi trường
không khí tại các khu đô thị đang xuống cấp từng ngày, môi trường nước tại
các hệ thống sông ngòi, vùng biển ven bờ cũng đang dần dần bị ô nhiễm, chất
lượng môi trường sống tại nhiều vùng nông thôn cũng đã bị tác động nghiêm
trọng. Sự thay đổi này đã và đang tác động sâu sắc đến sức khỏe con người
như gia tăng nhanh các loại bệnh như ung thư, mắt, đường tiêu hóa, ...
Hoạt động hàng hải bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có các lĩnh vực
chính là cảng biển và luồng cảng biển, vận tải biển và đội tàu vận tải biển,
công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Hoạt động hàng hải đóng góp
đáng kể chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí, nước biển.
Hoạt động hàng hải cũng đã được ghi nhận là nguồn gây ô nhiễm môi trường
lớn cần thực hiện các giải pháp giảm thiểu. Sự cố môi trường trong hoạt động
hàng hải như: sự cố tràn dầu, tràn các chất độc hại trong quá trình vận chuyển
trên biển cũng đang là nguy cơ gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Ngành Hàng hải là một trong các ngành đang đóng một vai trò to lớn trong
quá trình phát triển kinh tế ở nước ta, đóng góp quan trọng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước. Trải qua 47 năm
hình thành và phát triển, ngành hàng hải đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện
đại hoá đất nước. Tuy nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường là hậu quả


không mong muốn khi các mục tiêu phát triển nhanh về kinh tế xã hội không
song hành các mục tiêu phát triển bền vững. Sự tăng trưởng các loại tàu biển


và các hoạt động hàng hải cũng đã làm cho chất lượng môi trường biển, ngày
càng suy giảm, hàm lượng các chất ô nhiễm ngày càng gia tăng. Việc xây
mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống hạ tầng hàng hải luôn gắn liền với
công tác giải phóng mặt bằng. Điều này đã làm cho tài nguyên đất, đất ngập
nước ven bờ ngày càng bị thu hẹp và suy giảm mức độ đa dạng sinh học trong
khu vực đang thi công. Phát triển công nghiệp hàng hải cũng tạo ra nhiều chất
thải độc hại, tiêu thụ nhiều nhiên liệu, hóa chất và cuối cùng là thải ra những
chất thải khó kiểm soát, gây suy thoái môi trường.
Khu vực cảng biển Hải Phòng là cửa ngõ thông ra biển của vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc. Hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển Hải
Phòng diễn ra khá nhộn nhịp, sản lượng hàng hoá thông qua cảng tăng cao
qua các năm. Nguồn gây ô nhiễm môi trường chủ yếu từ:
- Hoạt động của tàu thuyền: bơm, xả, rò gỉ dầu thải, tràn dầu, thải nước
dằn tàu (ballast), nước thải sinh hoạt, rửa tàu; chất thải rắn, xếp, dỡ hàng hoá
(hàng rời, thức ăn gia súc, lưu huỳnh, chuyển tải dầu,…);
- Đóng, sửa chữa tàu biển: Tiếng ồn trong sản xuất, các loại bụi trong
không khí sinh ra do quá trình vệ sinh tôn vỏ tàu, cắt, hàn kim loại…, chất
thải rắn trong sản xuất cơ khí, hoá chất trong việc sơn vỏ tàu, nước thải sinh
hoạt của cán bộ công nhân viên…
- Phá dỡ tàu cũ: chưa có quy hoạch đối với cơ sở phá dỡ tàu cũ, chất
thải rắn, dầu cặn, hoá chất, amiăng,…
- Hoạt động nạo vét luồng, thuỷ diện cầu cảng, xây dựng công trình
cảng: chưa quy hoạch vùng đổ đất nạo vét, phá hoại sinh thái vùng cửa sông,
mất nơi sinh cư, rừng ngập mặn,…
Khu vực cảng biển Hải Phòng là một trong những đầu mối trung tâm
giao thương hàng hải lớn nhất của cả nước, đang tiếp tục được đầu tư xây

2



dựng và mở rộng ngày càng hiện đại. Vấn đề bảo vệ môi trường đối với hoạt
động hàng hải phải được xem xét, giải quyết để đảm bảo phát triển bền vững
và hội nhập với khu vực và thế giới. Từ những vấn đề đặt ra nói trên, việc lựa
chọn, triển khai nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng
hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng
biển Hải Phòng đến năm 2020" là cần thiết. Luận văn tập trung giải quyết
các vấn đề quản lý môi trường, nghiên cứu các ảnh hưởng của hoạt động hàng
hải đến môi trường từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu
vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020. Các nội dung chính, trọng tâm vấn
đề sẽ trình bày trong luận văn bao gồm:
- Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu và bàn luận, cụ thể gồm:
+ Hiện trạng về hoạt động hàng hải khu vực cảng biển Hải Phòng
+ Tổng quan về quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu
thủy khu vực cảng biển Hải Phòng.
+ Thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải
tại khu vực cảng biển Hải Phòng.
+ Ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển
Hải Phòng
+ Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải
Phòng đến năm 2020.

3


Chƣơng 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng về hoạt động
hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải biển và công nghiệp tàu thủy, thực

trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt động hàng hải, ảnh hưởng hoạt
động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng và từ đó đề xuất
các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020.
1.2. Tổng quan lịch sử và đặc điểm môi trƣờng tự nhiên và kinh tế
xã hội khu vực cảng biển Hải Phòng
1.2.1. Tổng quan lịch sử cảng biển Hải Phòng
Hải Phòng là đô thị loại một cấp quốc gia, là một đỉnh trong tam giác
trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của miền Bắc cùng với Hà Nội và tỉnh
Quảng Ninh. Sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng không chỉ có ý nghĩa
cho riêng Hải Phòng mà còn là động lực cho sự phát triển kinh tế của nhiều
tỉnh lân cận. Tận dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có và nguồn lực con
người để phát triển nền kinh tế xã hội là chủ trương của Đảng bộ và Chính
quyền thành phố Hải Phòng.
Cảng Hải Phòng là một thương cảng trọng điểm Quốc gia, một cảng
trung tâm hiên đại nhất khu vực miền Bắc, có lịch sử hình thành và phát triển
gắn liền với tên tuổi và lịch sử phát triển của thành phố Hải Phòng. Nằm ở vị
trí cửa ngõ Đông Bắc của Tổ quốc, cảng Hải Phòng không chỉ là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng mà còn giữ vai
trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an
ninh quốc phòng nước ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Chiếm giữ vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, Hải Phòng là đầu mối giao
thông quan trọng của hệ thống đường thuỷ nội địa vùng châu thổ sông Hồng,
sông Thái Bình và của tuyến quốc lộ lớn là quốc lộ 5, quốc lộ 10, là điểm cuối

4


của tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội, là cửa ngõ thông ra biển nối với các
tuyến hàng hải trong nước và quốc tế. Bởi vậy trong gần 100 năm qua, tuy
tuyến luồng ra vào cảng có nhiều hạn chế nhưng cảng biển Hải Phòng vẫn

luôn là cửa ngõ thông thương quan trọng nhất trong quan hệ trao đổi hàng hoá
thương mại của các tỉnh phía Bắc Việt Nam với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng năm
2008 lượng hàng khô tổng hợp thông qua cảng khu vực Hải Phòng đạt 16,8
triệu tấn (riêng cảng Hải Phòng đạt 11,2 triệu tấn), chiếm khoảng 85% tổng
lượng hàng hoá tổng hợp thông qua các cảng biển phía Bắc. Sự hình thành,
phát triển hàng loạt các khu kinh tế, công nghiệp tập trung và các nhà máy với
quy mô lớn dẫn đến hàng hoá xuất, nhập khẩu qua cảng tăng nhanh, đây thực
sự là một cơ hội lớn đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với việc nâng
cấp, phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng nói riêng và cụm cảng phía Bắc
nói chung trong thời gian tới.

5


1.2.2. Điều kiện tự nhiên của thành phố Hải Phòng [2][8]
1.2.2.1.Vị trí địa lý - địa hình
Vị trí địa lý: Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm về phía Đông miền
duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, tổng diện tích đất là
1.507,6km2. Hải Phòng là một khu vực kinh tế rất năng động và có lợi thế
phát triển kinh tế trong nhiều lĩnh vực như khai thác cảng, công nghiệp đóng tàu,
vật liệu xây dựng (xi măng, thép), chế tạo máy, nuôi trồng và chế biến thuỷ
sản,…Thành phố Hải Phòng có vị trí địa lý: từ 20030’39 - 21001’15 vĩ độ Bắc; từ
106023’39 - 107008’39 kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây giáp
tỉnh Hải Dương. Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía Đông giáp biển Đông.
Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh ở trong nước và quốc tế
thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Địa hình, địa mạo: Hải Phòng có một quá trình phát triển địa chất lâu dài,
hiện nay quá trình ấy vẫn đang xảy ra mạnh mẽ, thể hiện qua những mối tương

tác tích cực giữa các nhân tố: khí hậu và phi khí hậu, giữa biển và lục địa. Nằm
ngoài đới bờ hiện đại là phần đáy vịnh Bắc Bộ. Dựa vào các chỉ tiêu về độ sâu,
độ dốc, độ chia cắt có thể chia đáy biển Hải Phòng thành các hình thái gồm:
vùng đồng bằng bằng phẳng ven bờ đới hiện đại. Vùng đồng bằng dạng sóng
gần đảo Bạch Long Vĩ. Vùng đồng bằng bằng phẳng trung tâm vịnh Bắc Bộ và
vùng đồng bằng dạng sóng đáy vịnh Lan Hạ, Hạ Long.
Phần bắc Hải Phòng có dáng dấp của một vùng trung du với những
đồng bằng xen đồi trong khi phần phía Nam thành phố lại có địa hình thấp và
khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển.
Đồi núi của Hải Phòng tuy chỉ chiếm 15% diện tích chung của thành
phố nhưng lại rải ra hơn nửa phần bắc thành phố thành từng dải liên tục theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, có quá trình phát sinh gắn liền với hệ núi Quảng
Ninh thuộc khu Đông Bắc Bắc Bộ về phía Nam. Đồi núi của Hải Phòng hiện

6


nay là các dải đồi núi còn sót lại, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới,
nơi trước đây đã xảy ra quá trình sụt võng với cường độ nhỏ. Cấu tạo địa chất
gồm các loại đá cát kết, phiến sét và đá vôi có tuổi khác nhau được phân bố
thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển.
Bờ biển, hải đảo: Vùng biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc
vịnh Bắc Bộ. Các đặc điểm cấu trúc địa hình đáy biển và đặc điểm hải văn
biển Hải Phòng gắn liền với những đặc điểm chung quanh của vịnh Bắc Bộ và
biển Đông. Độ sâu của biển Hải Phòng không lớn. Đường đẳng sâu 2m chạy
quanh mũi Đồ Sơn rồi hạ xuống 5m ở cách bờ khá xa. Ở đáy biển, nơi có các
cửa sông đổ ra, do sức xâm thực của dòng chảy nên độ sâu lớn hơn. Ra xa
ngoài khơi, đáy biển hạ thấp dần theo độ sâu của vịnh Bắc Bộ, chừng 30 - 40
m. Mặt đáy biển Hải Phòng được cấu tạo bằng thành phần mịn, có nhiều lạch
sâu vốn là những lòng sông cũ dùng làm luồng lạch ra vào hàng ngày của tàu

biển.
Hải Phòng có bờ biển dài trên 125 km kể cả bờ biển xung quanh các
đảo khơi. Bờ biển có hướng 1 đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp và
khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra. Trên
đoạn chính giữa bờ biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như 1 bán đảo, đây là điểm mút
của dải đồi núi chạy từ trong đất liền, có cấu tạo đá cát kết (sa thạch) tuổi
Đevon, đỉnh cao nhất đạt 125 m, độ dài nhô ra biển 5 km theo hướng Tây Bắc
- Đông Nam. Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn có một vị trí
chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi
tiếng. Dưới chân những đồi đá cát kết có bãi tắm, có nơi nghỉ mát nên thơ và
khu an dưỡng có giá trị. Ngoài khơi thuộc địa phận Hải Phòng có nhiều đảo
rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất có đảo Bạch Long
Vĩ. Bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành
phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm năng của kinh tế địa phương.
Vùng biển Hải Phòng có rất nhiều đảo nằm rải rác và nối liền với vịnh Hạ

7


Long là một trong những danh lam thắng cảnh của thế giới. Biển Hải Phòng
có 2 đảo lớn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và du lịch là đảo Cát Bà và đảo
Bạch Long Vĩ.
1.2.2.2. Khí tượng
Hải Phòng nằm trong vùng nhiệt đới gần chí tuyến Bắc nên khí hậu
mang nền tảng nhiệt đới nóng ẩm. Khí hậu Hải Phòng phân hoá thành hai mùa
rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu của Hải
Phòng là sự tổng hợp của nhiều dạng thời tiết khác nhau và diễn biến gần như
kế tiếp nhau.
Lượng mưa hàng năm từ 1800-2100 mm, mùa mưa có tổng lượng mưa
từ 1500-1600 mm chiếm khoảng 80-90% của lượng mưa hàng năm. Trong

năm lượng mưa cực đại vào tháng 8, cực tiểu vào tháng 12 và tháng 1.
Độ ẩm trung bình của cả khu vực khá cao, trung bình khoảng 80- 85%,
cao nhất là 100% vào những tháng 7, tháng 8, tháng 9. Trong năm chỉ có 3
tháng 10, 11, 12 không khí khô, độ ẩm trung bình dưới 80%. Trong suốt năm
có khoảng 1.692,4 giờ nắng. Bức xạ mặt đất trung bình là 117 kcal/cm2.phút.
Hướng gió trong năm biến đổi và thể hiện theo các mùa, tốc độ gió
trung bình khoảng từ 2,8 đến 3,7 m/s. Thông thường tốc độ nhỏ nhất ở hướng
Tây và tốc độ gió lớn nhất ở hướng Đông-Đông Nam. Trung bình hàng năm
khu vực Hải Phòng bị ảnh hưởng từ 2 đến 3 cơn bão vào các tháng 7, 8, 9.
Gió mùa đông bắc xuất hiện vào hầu hết các tháng trong năm. Ở Hải Phòng
thường xuất hiện các cơn dông vào mùa hạ, trong cơn dông có xuất hiện gió
xoáy với tốc độ từ 100 - 200m/s. Ngoài ra, còn hiện tượng hơi nước bị hoá
băng do đoạn nhiệt mạnh gây ra mưa đá trên một số khu vực.
1.2.2.3. Thuỷ văn
Hải Phòng là miền đất nằm sát biển, có nhiều sông ngòi. Các sông của
Hải Phòng đều là hạ lưu cuối của hệ thống sông Thái Bình sau khi chảy qua
địa phận tỉnh Hải Dương. Các sông có hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông

8


Nam, các sông lớn nhỏ tạo thành mạng lưới dày đặc. Hệ thống sông chính bao
gồm: sông Bạch Đằng, sông Hàn, sông Cấm, sông Kinh Môn, sông Lạch
Tray, sông Văn Úc, sông Mới, sông Thái Bình, sông Luộc, sông Hoá. Hệ
thống sông nhánh gồm các sông: sông Chung Mỹ, sông Lịch Sỹ, sông Giá,
sông Tam Bạc, sông Đa Độ, sông Kinh Đông. Do nằm về cuối nguồn nên bề
mặt các dòng chảy khá rộng, tốc độ dòng nhỏ. Hầu hết các dòng chảy thuộc
khu vực Hải Phòng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều và bị nhiễm mặn.
1.2.2.4. Hải văn
Biển là yếu tố tự nhiên đặc sắc nhất của Hải Phòng, là nhân tố tác động

thường xuyên đến nhiều quá trình xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng quan
trọng đến nhiều hoạt động của con người. Hải Phòng là thành phố biển, tổng
diện tích chỉ có 1.507,6km2 đất nổi, riêng hải đảo chiếm 229,1km2. Vùng
nước bên ngoài bờ biển Hải Phòng là một dải hẹp, rộng khoảng 31 km, phần
lớn không sâu quá 20 m, nơi sâu nhất không quá 40 m, bao quanh hệ quần
đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Thương Mai, Long Châu, Hòn Dáu.
Chế độ thuỷ triều vịnh Bắc Bộ mang tính chất nhật triều là chính. Vùng
biển Hải Phòng là nơi có chế độ nhật triều điển hình, trong một tháng có hơn
20 ngày xuất hiện nhật triều và 5-7 ngày xuất hiện bán nhật triều. Mực nước
triều lớn nhất đạt 4m ở Hòn Dáu, khi có bão có thể đạt tới 5-6 m.
1.2.2.5. Tài nguyên
Tài nguyên nước: Nước mặt của Hải Phòng rất phong phú, Hải Phòng
có 125km bờ biển với rất nhiều hải đảo. Diện tích nước mặt dùng vào việc
nuôi trồng thuỷ sản là 7850 ha. Nguồn nước mặt chính phục vụ sinh hoạt,
công nghiệp của Hải Phòng bao gồm nước sông Rế, sông Giá, và sông Đa Độ.
Sông ngòi Hải Phòng đều là các chi lưu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc
Bộ. Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn
Ôn ở độ cao trên 1.170 m thuộc Bắc Cạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông
Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng

9


trước khi đổ ra biển với độ dài 97 km và chuyển hướng chảy theo Tây Bắc Đông Nam. Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng
nhỏ, và sông Thái Bình đã tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như sông Kinh
Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch Tray, Đa Độ... đổ ra biển bằng 5 cửa sông
chính.
Hải Phòng có 16 sông chính toả rộng khắp địa bàn Thành phố với tổng
độ dài trên 300 km, bao gồm:
- Sông Thái Bình dài 35 km là dòng chính chảy vào địa phận Hải

Phòng từ Quí Cao và đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình làm thành ranh giới
giữa hai huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng.
- Sông Lạch Tray dài 45 km là nhánh của sông Kinh Thầy từ Kênh
Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội
thành.
- Sông Cấm là nhánh của sông Kinh Môn dài trên 30 km chảy qua nội
thành và đổ ra biển ở cửa Cấm. Cảng Hải Phòng được xây dựng trên khu vực
cửa sông này từ cuối thế kỷ 19. Sông Cấm cũng là ranh giới hành chính giữa
huyện Thuỷ Nguyên và An Hải.
- Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km cũng là nhánh của sông
Kinh Môn đổ ra biển ở cửa Nam Triệu và là ranh giới phía Bắc và Đông Bắc
của Hải Phòng với Quảng Ninh. Cửa sông ở đây rộng và sâu, hai bên bờ là
những vách núi đá vôi tráng lệ, nơi đây đã 3 lần ghi lại những chiến công hiển
hách của dân tộc Việt Nam trong lịch sử chống xâm lược phương Bắc ở thế
kỷ thứ X và XIII.
Ngoài các sông chính còn có các sông nhánh lớn nhỏ chia cắt khắp địa
hình thành phố như sông Giá (Thuỷ Nguyên), sông Đa Độ (Kiến An - Đồ
Sơn), sông Tam Bạc,...
Nước ngầm: Do đặc điểm cấu tạo địa chất thuỷ văn khu vực Hải Phòng
phức tạp, nguồn nước ngầm bị hạn chế, dễ bị xáo trộn và nhiễm mặn do bề

10


mặt địa hình bị phân cách mạnh mẽ. Tổng trữ lượng nước ngầm của Hải
Phòng khoảng 40.000m3/ngày.
Tài nguyên sinh thái:
Thực vật: Thảm thực vật của Hải Phòng bao gồm cả rừng tự nhiên và
rừng ngập mặn.
- Rừng tự nhiên tập trung chủ yếu trên đảo Cát Bà và các đồi núi thuộc

thị xã Đồ Sơn, Kiến An, An Lão và Thuỷ Nguyên.
- Rừng ngập mặn ven đảo Cát Hải, Cát Bà, các huyện Thuỷ Nguyên,
Kiến Thuỵ, Đồ Sơn, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo còn khoảng 6.623 ha, thuộc loại
rừng ngập mặn lớn cả nước. Về giá trị kinh tế, rừng ngập mặn ở Hải Phòng là
loại rừng phòng hộ giữ đất, ngăn sóng, bảo vệ đê ven biển.
Động vật ở Hải Phòng có 28 loài thú, 37 loài chim và 20 loài bò sát,
trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm và cần được bảo vệ.
Thuỷ sản của Hải Phòng có các loài cá như cá chép, mè, trôi và các loài
thuỷ sản khác như lươn, ếch, tôm, cua có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản
biển ven bờ của Hải Phòng rất đa dạng và phong phú với khoảng 105 họ.
Vùng biển Hải Phòng có 57 loài, 34 giống và 6 họ thuỷ sản. Các loài động vật
đáy, động vật phù du ở vùng biển Hải Phòng có 312 loài với khối lượng trung
bình khoảng 6,2g/m2. San hô của vùng biển Hải Phòng có khoảng 150 loài
thuộc 45 giống và 13 họ được phát triển ở vùng Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
Hệ sinh thái thực vật của vùng biển Hải Phòng chủ yếu tập trung ở một
số bộ (rong tảo, rong câu, rong chỉ vàng...), tảo, thực vật phù du. Các loại thực
vật biển có giá trị kinh tế cao đó là các loại rong câu. Độ phủ của rong câu
chiếm tỷ lệ từ 20-50%. Hàm lượng agar của rong câu Hải Phòng cao, đây là
loài thực vật biển có giá trị kinh tế lớn.
Tài nguyên khoáng sản: Do đặc điểm lịch sử địa chất Hải Phòng ít có
dấu vết của hoạt động macma nên ít có các mỏ khoáng sản lớn. Tuy nhiên,
theo kết quả thăm dò khảo sát thì Hải Phòng có mỏ sắt ở Dương Quan (Thuỷ

11


Nguyên), mỏ kẽm ở Cát Bà với trữ lượng nhỏ. Khoáng sản kim loại có mỏ sắt
Dưỡng Chính (Thuỷ Nguyên), sa khoáng ven biển (Cát Hải và Tiên Lãng).
Tài nguyên biển: là một trong những nguồn tài nguyên quí hiếm của
Hải Phòng với nhiều loài tôm, cá và hàng chục loài rong biển có giá trị kinh tế

cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài,
bào ngư,... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Nguồn nước
biển với độ mặn cao và ổn định ở một số vùng biển Cát Hải, Đồ Sơn dùng để
sản xuất muối phục vụ cho công nghiệp hoá chất địa phương và Trung ương
cũng như đời sống của nhân dân. Biển Hải Phòng có nhiều bãi cá, lớn nhất là
bãi cá quanh đảo Bạch Long Vĩ trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều
ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng có khả năng
khai thác, vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị
kinh tế cao.
Tài nguyên đất: Hải Phòng có trên 57,000 ha đất canh tác, hình thành
từ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và nằm ven biển nên phần lớn mang
tính chất đất phèn và phèn mặn, địa hình cao thấp xen nhau và nhiều đồng
trũng. Thêm vào đó là những biến động của thời tiết có ảnh hưởng không tốt
đến đất đai, cây trồng gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, nhất là nghề
trồng trọt.
Tài nguyên rừng: Hải Phòng phong phú và đa dạng về tài nguyên rừng,
có rừng nước mặn, rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả, tre, mây,... đặc biệt có khu
rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật đa dạng và phong phú, trong đó
có nhiều loại thảo mộc quí hiếm.
1.2.3. Phát triển kinh tế xã hội [2][8]
Thành phố Hải Phòng có diện tích đất liền là 1.208,5km2. Dân số
khoảng 1,7 triệu người vào năm 2011, mật độ 1,154 người/km2. Trong đó 13 14% sống ở vùng ven biển, hải đảo và gần 60% sống bằng nông nghiệp, tỉ lệ
tăng dân số tự nhiên 1,0%.

12


Hải Phòng có 14 đơn vị hành chính gồm 5 quận nội thành: Hồng Bàng,
Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An. Có 1 thị xã Đồ Sơn và 8 huyện: Vĩnh
Bảo, Tiên Lãng, An Lão, Kiến Thuỵ, An Dương, Thuỷ Nguyên, và hai huyện

đảo: Cát Hải, Bạch Long Vĩ. Dân số đô thị khoảng 600.000 người chiếm 35%
dân số toàn thành phố. Hải Phòng có trên 1 triệu người trong độ tuổi lao động,
chiếm 51% tổng dân số. Năm 2011, có hơn 81 vạn lao động làm việc trong
các ngành nghề khác nhau, trong đó công nghiệp chiếm 12,3%, xây dựng trên
5,58%, nông lâm ngư trên 49,5% và dịch vụ (giao thông thương mại, bưu
điện, du lịch) 3,6%. Những năm gần đây Hải Phòng đã đạt được những kết
quả toàn diện trong lĩnh vực kinh tế và văn hoá xã hội. Tốc độ GDP tăng cao
đưa nền kinh tế ổn định và phát triển. Cơ cấu các thành phần kinh tế đang trên
đà chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, văn hoá xã hội tiến
bộ đã tạo tiền đề phát triển trong những năm tới. Hải Phòng được Trung ương
xác định là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, thương mại du lịch của vùng
duyên hải bắc bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc và đầu mối giao
thông quan trọng của cả nước. Hải Phòng là nơi có danh lam thắng cảnh và di
tích lịch sử độc đáo, những đền chùa có kiến trúc cổ mang đậm nét văn hoá
phương đông. Khu du lịch Đồ Sơn có cảnh quan đẹp: các bãi tắm và rừng
thông xanh quanh năm. Đảo Cát Bà có rừng nguyên sinh quốc gia với hệ
động thực vật quý hiếm. Vịnh Lan Hạ với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ và hang
động đã là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hải Phòng là thành
phố cảng, thành phố công nghiệp có tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch rất
lớn.

13


Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn, bao gồm:
- Các hoạt động hàng hải:
+ Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển
+ Hoạt động vận tải biển và đội tàu

+ Hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ
- Các ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến tài nguyên môi trường:
+ Nước biển ven bờ
+ Không khí
+ Đất và trầm tích
+ Đa dạng sinh học
- Các giải pháp bảo vệ môi trường.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Phạm vi về không gian: khu vực cảng biển Hải Phòng và xung quanh.
- Phạm vi về lĩnh vực nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, hiện trạng về hoạt động hàng hải, quy hoạch cảng biển, vận tải biển và
công nghiệp tàu thủy, thực trạng công tác quản lý môi trường đối với hoạt
động hàng hải, ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng
biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển
Hải Phòng đến năm 2020.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu các hoạt động hàng hải trong thời
gian từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: tiến hành khảo sát thực hiện
2 đợt trong năm 2011 và kế thừa các đợt khảo sát trước đây. Trong quá trình
khảo sát thực địa đã tiến hành khảo sát tại cảng Đình Vũ, Cảng Cửa ngõ quốc

14


tế Hải Phòng và xung quanh khu vực cảng biển Hải Phòng. Trong khảo sát
thực địa đã thực hiện các công tác sau đây:
+ Quan sát sơ bộ xung quanh khu vực cảng biển Hải Phòng để nắm bắt
hiện trạng bố trí các công trình tại cảng và hoạt động hàng hải diễn ra tại khu
vực cảng biển Hải Phòng.

+ Tiến hành làm việc với Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng và Ban Quản lý
dự án hàng hải II.
+ Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến các hoạt động hàng hải tại khu
vực cảng biển Hải Phòng.
+ Tiến hành khảo sát các điểm gây ô nhiễm môi trường tại cảng.
+ Điều tra phỏng vấn các cán bộ quản lý và một số nhân viên vận hành
thiết bị, công trình cảng và một số hộ dân sống gần khu vực cảng.
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến luận văn thực
hiện tại Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Thống kê Hải
Phòng. Phương pháp này nhằm thu thập các số liệu khí tượng thủy văn, kinh
tế xã hội, hiện trạng hoạt động hàng hải, quy hoạch phát triển hệ thống cảng
biển, vận tải biển và công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu cũ tại khu vực cảng
biển Hải Phòng.
- Phương pháp phân tích tài liệu thu thập được từ khảo sát thực địa và
các cơ quan liên quan:
+ Tiến hành phân tích các tài liệu, thông tin số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường nước, không khí, đất, trầm tích và
đa dạng sinh học, các tài liệu phân tích bao gồm:
Báo cáo tình hình tác động môi trường lĩnh vực hàng hải giai đoạn
2006-2010 và Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động hàng hải giai đoạn
2011-2020.
Đề án bảo vệ môi trường Nghiên cứu xác định vùng thải nước dằn tàu
cho khu vực cảng biển Hải Phòng - Quảng Ninh, mã số MT.074006.

15


Đề án Quy hoạch vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
Quyết định số 2610/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt đề án Kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động Giao
thông vận tải.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng công
trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, 2008.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình
Vũ.
Báo cáo tổng kết công tác quản lý hoạt động hàng hải năm 2011 và
phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 tại khu vực cảng biển Hải Phòng.
+ Phân tích nhận dạng các hoạt động hàng hải có ảnh hưởng đến môi
trường khu vực cảng biển Hải Phòng.
- Phương pháp thống kê: các số liệu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
cũng như các số liệu khác tại khu vực cảng biển Hải Phòng được phân tích và
tổng hợp thành báo cáo hoàn chỉnh, bảo đảm tính khoa học và thực tiễn.

16


Chƣơng 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng về hoạt động hàng hải khu vực cảng biển Hải Phòng
3.1.1. Hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển [6]
Khu vực cảng biển Hải Phòng có 35 doanh nghiệp kinh doanh khai thác
cảng, với tổng chiều dài cầu cảng trên trên 10.500 m, có khả năng tiếp nhận
tàu trọng tải đến 40.000 DWT giảm tải; 07 bến phao chuyển tải (Bạch Đằng

03 bến, tiếp nhận tàu 7.000 DWT; Ninh Tiếp 02 bến, tiếp nhận tàu 15.000
DWT; Bến Gót 02 bến, tiếp nhận tàu 30.000 DWT và 50.000 DWT); 04 khu
neo đậu chuyển tải là Hạ Long, Lan Hạ, Bến Gót và Bạch Đằng. Hệ thống
cầu, bến cảng và luồng hàng hải tại khu vực Hải Phòng trong những năm qua
đã được các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm đầu tư, nâng cấp góp phần
nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua cảng và số lượng tàu có trọng tải lớn
ra vào cảng ngày càng tăng.
Theo báo cáo tổng kết hoạt động quản lý của Cảng vụ Hàng hải Hải
Phòng năm 2011, các cảng biển khu vực Hải Phòng đang tiếp tục được đầu tư
mở rộng, nâng cấp về cơ sở hạ tầng và tuyến luồng tàu vào cảng để tăng năng
suất xếp dỡ hàng hoá. Độ sâu đối với luồng sông là -5,5m, đối với luồng biển
là -7,2m. Tổng khối lượng bùn nạo vét trong giai đoạn này là 13.000.000m3.
Các thiết bị hàng hải sẽ được cải tạo và nâng cấp. Hai cầu tàu dài 350m
chuyên dụng làm hàng container đang được xây dựng, kèm theo đó là một
khu bãi xếp container mới rộng 64.000m2 sẽ được đưa vào sử dụng. Bước 2
đoạn luồng sông được tiếp tục nạo vét đến -7,0mHĐ, thì khu vực cảng nổi
Bến Gót đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các tàu có trọng tải lớn hành
thuỷ trong điều kiện hạn chế ra vào cảng. Khi đó việc tiếp nhận các tàu có
trọng tải đến 20.000 DWT và các tàu lớn hơn có kích thước LxB = (230240)x(30-33)m giảm tải mớn 8,5-9,6m tương đương 40.000 DWT tại khu
Đình Vũ sẽ thuận lợi hơn nhiều do luồng tàu ngắn, rộng, bán kính cong lớn và

17


độ sâu luồng được cải thiện đáng kể và vị trí vũng quay tàu không bị hạn chế.
Luồng Hải Phòng có tổng chiều dài khoảng 85 km, bao gồm các đoạn
luồng Lạch Huyện, Hà Nam, Bạch Đằng, Sông Cấm, Vật Cách, Phà Rừng và
Nam Triệu. Hiện tại, độ sâu đoạn luồng Lạch Huyện đạt - 6,4 m, kênh Hà
Nam - 6,4 m, Bạch Đằng - 6,5 m, sông Cấm từ - 5,3 m đến - 6,3 m, Vật Cách
- 3,4 m, Phà Rừng từ - 1,8 m đến - 3,6 m, Nam Triệu - 1,2 m đến - 2,6 m. Hệ

thống luồng hàng hải được lắp đặt các trang thiết bị, phao tiêu báo hiệu hàng
hải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn
cho tàu ra, vào khu vực cảng biển Hải Phòng an toàn 24/24 giờ trong ngày.
Tuy nhiên, với đặc điểm hệ thống luồng Hải Phòng có chiều dài khá
lớn gắn liền với sông lại có tốc độ sa bồi lớn, nên độ sâu khai thác luồng
không đồng đều, thường xuất hiện những dải cạn cục bộ trên luồng, đặc biệt
vào mùa mưa lũ, đã gây khó khăn cho việc lập kế hoạch điều động tàu ra, vào
cảng và làm tăng chi phí khi các tàu đến phải chuyển tải trước khi vào cảng
làm hàng, phần nào cũng làm ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung của khu
vực. Độ sâu khai thác hiện tại của đoạn luồng xung yếu như luồng kênh Hà
Nam hiện tại chỉ đạt - 6,4 m so với chuẩn tắc thiết kế là - 7,2 m. Trong những
năm qua hệ thống luồng Hải Phòng đã được nhà nước quan tâm đầu tư kinh
phí duy tu nạo vét, nhưng nguồn kinh phí này còn rất hạn chế, trong khi đó
tổng các nguồn thu có liên quan từ hoạt động hàng hải như thu thuế hải quan,
thu phí cảng vụ, thu phí hoa tiêu, thu phí bảo đảm hàng hải và thuế từ các hoạt
động dịch vụ hàng hải khác là rất lớn.

18


Bảng 1: Di n biến độ s u lu ng qua các n m t 200 đến 2011
Độ s u trƣớc khi nạo vét (m)
N m

2006

2007
2008
2009
2010

2011

Độ s u nạo vét (m)
Lạch



Bạch

Sông

Huyện

Nam

Đằng

Cấm

-7,2

-7,2

-7,0

-5,5

-7,2

-7,2


-7,0

-5,5

-7,2

-7,2

-7,0

-5,5

-6,9

-5,7

-5,7

-5,5

-6,3

-5.7

-5.7

-5,5

-6,3


-5,1

-5,1

-5,2

-6,4

-6,4

-6,4

-5,5

-6,1

-5,0

-5,0

-5,3

-5,8

-5,0

-5,0

-5,3


-6,6

-6,6

-6,6

-5,5

Khối lƣợng
nạo vét duy
tu (m3)

Kinh phí
nạo vét duy
tu
( Tỷ đ ng )

Không

Không

Không

Không

716.210

59,9


977.390

79,6

Không

Không

936.000

152

Nguồn: Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc

Về cơ bản các cảng biển khu vực Hải Phòng được xây dựng và khai
thác theo quy hoạch, tuân thủ và chấp hành các vấn đề về an toàn, an ninh
hàng hải tại cảng biển dưới sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng
Nhà nước. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý khai thác cảng chủ
yếu được áp dụng tại các bến cảng container và đã bước đầu phát huy tốt vai
trò, làm tăng hiệu quả bốc xếp, giải phóng tàu nhanh. Tuy nhiên, việc đầu tư
nâng cấp chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố. Do đó khả
năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn đầy tải ra, vào làm hàng còn hạn chế,
sự tăng trưởng theo đó cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề bảo vệ môi trường tại cảng
biển nói chung chưa được các cảng quan tâm đầu tư thực hiện một cách đúng
mức mà vẫn mang tính hình thức. Đối với các bến cảng bốc xếp hàng tổng

19


hợp, bách hóa thì việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý khai thác

chưa đồng bộ, mới chỉ phổ biến là việc tin học hóa trong văn phòng.
Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng năm 2011, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của tổng sản lượng hàng thông qua khu vực cảng
biển Hải Phòng trên 10%. Năm 2009, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng
trong khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 33,4 triệu tấn, tăng 15% so với năm
2008. Năm 2011, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng
đạt 43 triệu tấn tăng 12% so với năm 2010 và bằng 15% so với hàng hóa
thông qua các cảng biển trên toàn quốc là 286 triệu tấn (Phụ lục I). Dự kiến,
năm 2012 sản lượng hàng hóa thông qua khu vực cảng biển Hải Phòng đạt 48
triệu tấn.
3.1.2. Hoạt động vận tải biển [6]
Dựa vào các số liệu thống kê và tài liệu thu thập được từ Bộ Giao thông
vận tải và Cục Hàng hải Việt Nam thì tính đến năm 2011, khu vực cảng biển
Hải Phòng đã có tổng số tàu đăng ký khoảng 600 chiếc chiếm 35,5% tổng số
tàu đăng ký trong toàn quốc (1.691 tàu), với tổng số tấn trọng tải chiếm 37%
tổng số tấn trọng tải của đội tàu trong cả nước (7.467.269 DWT). Số lượng
tàu đăng ký hoạt động và số tấn trọng tải tàu đã tăng cả về quy mô và chất
lượng vận chuyển. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố với khoảng 85 chủ tàu,
hơn 112 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và hệ thống
cầu, bến cảng hiện đại, đã đưa Hải Phòng trở thành đầu mối vận tải lớn nhất
khu vực phía Bắc về xuất, nhập khẩu hàng container, xăng dầu và các loại
hàng hóa khác đến và đi các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, uy tín thương hiệu và năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp
cũng như mỗi lĩnh vực dịch vụ riêng biệt tuy được quan tâm, đầu tư nhưng
hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa bắt kịp với xu thế
toàn cầu hóa trong hoạt động hàng hải của thế giới đang ngày càng gia tăng.

20



3.1.3. Hoạt động đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ [6]
Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có khoảng 23 doanh nghiệp đóng và
sửa chữa tàu biển. Tiêu biểu như: Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng, Tổng
công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu, Tổng công ty đóng tàu Phà Rừng,
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế tạo Thiết bị và đóng tàu Hải
Phòng, Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm, Công ty đóng tàu thuỷ sản Hải
Phòng, Công ty Cổ phần cơ khí đóng tàu thuỷ sản Việt Nam, ... Trong năm
qua các doanh nghiệp này tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất,
khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, đảm bảo ổn định
sản xuất và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Năm 2011, các doanh
nghiệp này đã đóng và bàn giao với số lượng lớn các tàu có trọng tải từ
22.500DWT đến 53.000DWT. Cụ thể, Tổng công ty đóng tàu Bạch Đằng
đóng và hạ thủy 06 tàu, bàn giao 11 tàu; Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ
Nam Triệu đóng và hạ thủy 02 tàu, bàn giao 07 tàu; Tổng công ty đóng tàu
Phà Rừng đóng và hạ thủy 01 tàu, bàn giao 03 tàu,...
3.2. Tổng quan về quy hoạch cảng biển, đội tàu vận tải biển và công
nghiệp tàu thủy khu vực cảng biển Hải Phòng.
3.2.1. Quy hoạch phát triển cảng biển khu vực Hải Phòng [10].
3.2.1.1. Phân khu chức năng (chi tiết xem phụ lục 2):
Cảng Hải phòng được phân thành 04 bến cảng chính gồm có:
Bến cảng trên Sông Cấm
Bến cảng Đình Vũ
Bến cảng Yên Hưng, Sông Chanh
Bến cảng Lạch Huyện
Khu chuyển tải được bố trí tại Bến Gót (theo quyết định 885/QĐ -TTg).
Các khu neo đậu chuyển tại vịnh Lan Hạ và khu vực Hòn Gai bố trí tạm thời
và được duy trì cho đến khu bến cảng Lạch Huyện đưa vào sử dụng.
Quy hoạch khu bến thủy đội cảng và các bến dịch vụ:

21



+ Sử dụng các bến thủy đội cảng và dịch vụ cảng hiện tại trên sông
Cấm để quản lý, phục vụ cho khu bến trên sông Cấm.
+ Tại Đình Vũ: khu bến thủy nội địa được bố trí tại hạ lưu của cầu Đình
Vũ Cát Hải (cầu Tân Vũ). Khu bến dịch vụ được bố trí tại khu vực phà Đình
Vũ hiện tại.
+ Tại Yên Hưng, Sông Chanh: các bến dịch vụ được bố trí riêng trong
phạm vi đối với từng khu bến chức năng như khu bến xăng dầu, khu bến đóng
tàu, khu bến của Khu công nghiệp Yên Hưng.
+ Tại Lạch Huyện: các bến dịch vụ và bến nội địa được quy hoạch xen
kẽ các bến tổng hợp và container cho tàu lớn để thuận tiện cho khai thác.
Khu Logistics được quy hoạch phía sau của khu bến Container Lạch
Huyện với diện tích giai đoạn đầu khoảng 160ha.
3.2.1.2. Chỉ tiêu quy hoạch cảng Hải Phòng (chi tiết xem phụ lục 3)
3.2.1.3. Quy hoạch di dời các Cảng và luồng vào Cảng
Khu vực các bến số 8, 9, 10,11 thuộc bến cảng Hoàng Diệu - cảng Hải
Phòng sẽ chuyển đổi thành khu Tượng đài Hồ Chí Minh. Lộ trình di dời từ
nay đến 2015. Luồng vào cảng Hải Phòng được chia thành 04 đoạn gồm:
- Đoạn luồng Lạch Huyện: giai đoạn 2015 nạo vét luồng đến cao trình 13,0m (hệ hải đồ), bề rộng 160m đảm bảo cho tàu container 50.000DWT đẩy
tải và tàu 10 vạn DWT giảm tải ; giai đoạn 2020 nạo vét luồng đến cao trình 14m, bề rộng 160m ; giai đoạn 2030 nạo vét luồng đến cao trình - 16m, bề
rộng 160m đảm bảo cho tàu 10 vạn DWT đẩy tải ra vào cảng.
- Đoạn luồng Hà Nam - Bạch Đằng: Nạo vét luồng đạt cao trình -7,3m ;
bề rộng 80m, đảm bảo tàu 1 vạn DWT đẩy tải và tàu > 1 vạn lợi dụng mực
nước, giảm tải ra vào cảng (được duy trì đến khu bến Chùa Vẽ - theo dự án
nâng cấp cải tạo cảng Hải Phòng giai đoạn 2 đã thực hiện).
- Đoạn luồng trên sông Cấm (đến khu bến Hoàng Diệu): duy trì cao độ
đáy luồng -5,5m, chiều rộng 80m đảm bảo tàu 1 vạn DWT lợi dụng mực nước
ra vào cảng.


22


- Đoạn luồng trên sông Chanh (tiếp nối Lạch Huyện đến khu bến Yên
Hưng) : giai đoạn 2015: Nạo vét đến cao trình -7,5m, bề rộng 110m, đảm bảo
cho tàu tổng hợp 3 vạn DWT lợi dụng mực nước ra vào cảng; đến 2020
nghiên cứu nạo vét đến cao trình -8,5m.
3.2.2. Quy hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến 2020 [9]
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 thì quan điểm và mục tiêu
phát triển đội tàu biển quốc gia tới năm 2020, định hướng đến năm 2030 như
sau:
Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại, trẻ hóa và chú trọng phát triển
các loại tàu chuyên dùng như tàu container, hàng rời cỡ lớn, tùa dầu, tàu khí
hóa lỏng, tàu lash.v.v. Nghiên cứu phát triển tàu chở khách cao tốc Bắc - Nam
và tùa khách du lịch.
Đảm nhận 100% nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng thị phần vận chuyển
hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 25-35% kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài.
Quy mô đội tàu dự kiến năm 2020 đạt 11,5-12 triệu DWT
Cỡ tàu vận hành trên các tuyến trong nước và quốc tế của đội tàu biển
Việt Nam dự kiến:
Tuyến quốc tế:
(1). Tàu hàng rời: Tùy thuộc tuyến và mặt hàng sử dụng cỡ tàu từ
30.000-200.000DWT.
- Nhập than cho nhà máy nhiệt điện, quặng cho nhà máy liên hợp
gang thép dùng tàu cỡ 100.000-200.000DWT.
- Xuất boxit sử dụng cỡ tàu 70.000-100.000DWT.
- Xuất lương thực, nhập phân bón, clanker... sử dụng cỡ tàu từ
30.000-50.000DWT.

(2). Tàu bách hóa: Sử dụng cỡ tàu từ 5.000-30.000DWT.
(3). Tàu container: sử dụng cỡ tàu từ 500-6.000TEU.
- Tuyến Châu Á : 500-2.000TEU;

23


- Tuyến Âu Mỹ: 2.000-6.000TEU
(4). Tàu hàng lỏng: Tùy thuộc vào mặt hàng, chủng loại hàng vận tải mà
sử dụng cỡ tàu từ 1.000-300.000DWT.
- Tàu mẹ nhập xăng dầu trung chuyển đến Vân Phong: cỡ tàu từ
150.000-300.000DWT.
- Dầu sản phẩm

: cỡ tàu từ 10.000-50.000DWT

- Dầu thô

: cỡ tàu từ 100.000-300.000DWT

- Khí hóa lỏng

: cỡ tàu từ 1.000-5.000DWT

Tuyến nội địa
(1). Tàu hàng rời, bách hóa: cỡ tàu từ 1.000-10.000DWT
(2). Tàu container: cỡ tàu từ 200-1.000TEU
(3). Tàu hàng lỏng: cỡ tàu từ 1.000-150.000DWT
- Tiếp chuyển dầu thô từ các mỏ vào các nhà máy lọc hóa dầu: cỡ tàu từ
100.000-150.000DWT

- Dầu sản phẩm:cỡ tàu từ 1.000-30.000DWT
Bảng 2. Quy mô, cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam n m 2015, 2020
TT

Trọng tải (106DWT)

Loại tàu
Hiện có 2008

N m 2015

N m 2020

1

Tàu bách hóa

2,48

2,98-3,27

3,87-4,45

2

Tàu hàng rời

1,85

2,09-2,6


2,71-3,11

3

Tàu container

0,28

0,79-0,94

1,49-1,71

4

Tàu dầu SF

1,07

1,53-1,4

1,77-1,69

5

Tàu dầu thô

0,20

0,99-1,37


1,92-2,21

Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam

3.2.3. Quy hoạch công nghiệp tàu thủy khu vực Hải Phòng
Để đạt được mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể nêu trên, quy

24


hoạch phát triển mạng lưới CNTT khu vực Hải Phòng đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 được thực hiện tập trung vào 4 lĩnh vực chính là đóng
mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực,
cụ thể như sau:
3.2.3.1. Lĩnh vực đóng tàu:
Được cơ cấu một cách toàn diện, triệt để nhằm hình thành một số trung
tâm đóng tàu vận tải, trung tâm đóng tàu chuyên dụng tại các khu vực có điều
kiện thuận lợi (có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương
mại, công nghiệp hỗ trợ và quỹ đất) đóng được các gam tàu có yêu cầu kỹ
thuật và hiệu quả kinh tế cao (tàu container, tàu chở ô tô, tàu dầu, tàu khách,
tàu TKCN, tàu nghiên cứu biển, tàu tuần tra cao tốc, tàu công trình...) đáp ứng
các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, tiến độ phục vụ nhu cầu trong nước và
xuất khẩu
Trung tâm đóng tàu vận tải: Theo quy hoạch phát triển tổng thể công
nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thì
trung tâm đóng tàu được xây dựng tại Hải Phòng trên cơ sở 3 nhà máy lớn
hiện có thuộc tập đoàn CNTT Việt Nam là Nam Triệu, Phà Rừng, Bạch Đằng,
trong đó:
- Nhà máy đóng tàu Nam Triệu (Xã Tam Hưng - Huyện Thủy Nguyên TP. Hải Phòng): diện tích 62,4ha, trên đó có 1 ụ khô 5.500DWT, đà tàu

15.000DWT, đà tàu 50.000DWT, đà tàu 70.000DWT và cầu cảng trang trí
cùng hệ thống nhà xưởng đồng bộ. Quy hoạch giai đoạn từ nay đến 2020, Nhà
nước cần tập trung cải tạo nâng cấp đoạn luồng Bạch Đằng đạt chuẩn tắc cho
tàu 70.000DWT không tải, đồng thời dành quỹ đất nối tiếp từ NMĐT Phà
Rừng đến hạ lưu NMĐT Nam Triệu phục vụ di dời các nhà máy trong nội
thành; tại nhà máy chỉ tập trung hoàn chỉnh phần mềm (gồm hoàn chỉnh công
nghệ, thiết bị, năng lực thiết kế, maketing, quản lý…) để chuyên môn hóa
đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: ụ

25


×