Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu ai là gì ai làm gì ai thế nào của học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.24 KB, 76 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG

NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT
BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO?

CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại
trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Lê Thị Lan Anh – ngƣời đã tận tình
giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh
ở trƣờng Tiểu học Hoàng Khai - Yên Sơn - Tuyên Quang và trƣờng Tiểu học
Tiến Thắng A – Mê Linh – Hà Nội đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát
thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Hƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số
liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Lan Hƣơng


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
7. Cấu trúc khóa luận ......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NHỮNG SAI LẦM THƢỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU
AI LÀ GÌ? AI LÀM GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC............. 7
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 7

1.1.1. Sai lầm là gì? ..................................................................................... 7
1.1.2. Những vấn đề về câu ......................................................................... 7
1.1.3. Cơ sở tâm lí học ............................................................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 19
1.2.1. Mục đích của phân môn Luyện từ và câu ......................................... 19
1.2.2. Sự khác biệt của việc dạy câu ở tiểu học trong chương trình
sách giáo khoa cải cách giáo dục và sách giáo khoa hiện hành ............... 20
1.2.3. Thực trạng việc dạy về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào? lớp 4 ..................................................................................................... 23
1.2.4. Miêu tả những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu
Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? ở lớp 4 .................................................... 28


CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LẦM
THƢỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM
GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC ........................................... 33
2.1. Biện pháp khắc phục những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt giữa
câu Ai là gì? và Ai làm gì? .............................................................................. 33
2.1.1. Những sai lầm..................................................................................... 33
2.1.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 34
2.1.3. Biện pháp khắc phục .......................................................................... 34
2.2. Biện pháp khắc phục những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt giữa
câu Ai là gì? và Ai thế nào? ............................................................................ 36
2.2.1. Những sai lầm..................................................................................... 36
2.2.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 37
2.2.3. Biện pháp khắc phục .......................................................................... 38
2.3. Biện pháp khắc phục những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt giữa
câu Ai làm gì? và Ai thế nào? ......................................................................... 41
2.3.1. Những sai lầm..................................................................................... 41
2.3.2. Nguyên nhân ....................................................................................... 42

2.3.3. Biện pháp khắc phục .......................................................................... 44
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 51
3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm ............................................................... 51
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 51
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ............................................................................ 51
3.4. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................ 51
3.5. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 52
3.5.1. Chọn nội dung thực nghiệm............................................................... 52
3.5.2. Thời gian và tổ chức thực nghiệm..................................................... 52
3.6. Đo thực nghiệm ........................................................................................ 52


3.6.1. Phương pháp đo nghiệm .................................................................... 52
3.6.2. Kết quả đo nghiệm ............................................................................. 53
3.7. Nhận xét .................................................................................................... 53
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 56
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 58


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

CCGD

: Cải cách giáo dục

HS

: Học sinh


HSTH

: Học sinh tiểu học

SGK

: Sách giáo khoa

XHCN

: Xã hội Chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cấp Tiểu học là cấp học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Cấp học này là nền móng xây dựng cho trẻ em những viên gạch đầu
tiên của toà nhà tri thức, tạo cơ sở vững chắc cho việc hình thành kĩ năng và
phát triển tri thức ở các bậc cao hơn. Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình
thành những cơ sở ban đầu và phát triển cho các em về mọi mặt đạo đức, trí
tuệ , thể chất, thẩm mỹ, và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách
con ngƣời Việt Nam XHCN trong tƣơng lai. Ở cấp học này nếu học sinh đƣợc
giáo dục tốt, chất lƣợng dạy và học đạt kết quả cao thì đó là cơ sở để trẻ học
tốt ở các cấp học sau.
Để đáp ứng yêu cầu đó các môn học trong chƣơng trình tiểu học đƣợc
xây dựng theo quan điểm tích hợp nhằm phát triển tƣ duy, sáng tạo, hình
thành và phát triển các năng lực và phẩm chất đặc biệt là giai đoạn đổi mới
hiện nay dạy học nhằm phát triển năng lực cho ngƣời học. Trong các môn học
ở tiểu học, môn Tiếng Việt giữ một vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết
không thể thiếu đƣợc. Đây là môn học khai thác mọi mặt của thế giới khách

quan, một cách có hệ thống, gắn liền với thực tế cuộc sống sinh hoạt... Môn
Tiếng Việt là môn học công cụ, nó góp phần vào việc thực hiện mục đích
chung của sự nghiệp giáo dục. Môn học này giúp học sinh không chỉ hoàn
thiện hơn trong giao tiếp mà còn phát triển đƣợc tƣ duy. Môn Tiếng Việt giúp
học sinh thành thạo sử dụng tiếng Việt trong tạo lập và lĩnh hội văn bản; giúp
các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân vật giao tiếp trong vai ngƣời nói
(ngƣời viết) và ngƣời nghe (ngƣời đọc) trong các môi trƣờng hoạt động của
lứa tuổi.

1


Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, Luyện từ và câu là một phân môn
nhằm giúp học sinh học cách dùng từ, đặt câu phục vụ cho việc tạo lập và lĩnh
hội văn bản cũng nhƣ trong cuộc sống hằng ngày. Ở tiểu học, việc dạy ngữ
pháp cho học sinh đƣợc chú trọng ngay từ đầu đến trƣờng, học sinh đã đƣợc
làm quen, học ngữ pháp, đƣợc cung cấp những kiến thức sơ giản về câu. Bên
cạnh đó, chƣơng trình cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề thành phần câu –
một nội dung quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp học
nói chung. Việc dạy câu và thành phần câu cho học sinh tiểu học trong
chƣơng trình cải cách giáo dục sau năm 2000 đƣợc đan xen với nhau thông
qua việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?. Thông qua ba
kiểu câu này, học sinh đã có những kiến thức từ khái quát đến cụ thể về câu,
thành phần câu, học sinh xác định đúng về cấu trúc ngữ pháp của câu, rèn
luyện kĩ năng nhận diện và phân biệt câu, thành phần câu, đặc biệt ba kiểu câu
kể này nằm trong kiểu câu phân loại theo mục đích nói, mà ngày nay dạy học
về câu dựa trên quan điểm giao tiếp và quan tâm đến cách sử dụng, mục đích
sử dụng và chức năng giao tiếp của ba kiểu câu này. Từ đó, các em sẽ có một
nền tảng vững chắc, phát triển năng lực giao tiếp, nói, viết chuẩn ngôn ngữ,
rèn luyện tƣ duy và học tốt trong các môn học khác.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay học sinh thƣờng mắc phải nhiều sai lầm khi
phân biệt một cách rõ ràng, học sinh dễ bị nhầm lẫn khi học ba kiểu câu Ai là
gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, gây nên nhiều khó khăn cho việc dạy và học môn
Tiếng Việt.
Qua việc tìm hiểu về việc dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào? và tầm quan trọng của việc dạy học về câu thông qua ba kiểu câu trên
cho học sinh tiểu học, chúng tôi muốn nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân học
sinh ngày nay thƣờng mắc phải các sai lầm khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào? của các em. Từ đó đề xuất một số biện pháp thiết thực

2


hạn chế đƣợc các sai lầm này. Từ những lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài
“Những sai lầm thường gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên
cứu về các kiểu câu đã có những thành tựu đáng kể, vấn đề đó đã thu hút đƣợc
nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Liên quan đến những vấn đề đƣợc
đề cập trong luận văn và phù hợp với phạm vi, mục đích nghiên cứu của đề
tài, chúng tôi xin điểm qua lịch sử vấn đề việc dạy học câu ở tiểu học.
Trong công trình nghiên cứu có tiêu đề Phương pháp dạy học Tiếng Việt
ở tiểu học, các tác giả Lê Phƣơng Nga – Đặng Kim Nga đã dành một phần
nhỏ nhắc tới chủ đề phƣơng pháp dạy học Luyện từ và câu, ở chủ đề này các
tác giả đã đƣa ra đƣợc một số dạng bài tập, trong đó có nhắc đến các bài tập
về ngữ pháp của câu, nhận diện câu và đƣa ra đƣợc một số lỗi nhỏ mà học
sinh thƣờng mắc phải khi phân loại ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế
nào?. Tuy nhiên tác giả chƣa đi vào cụ thể, chi tiết các nguyên nhân và hƣớng
dẫn cách nhận diện ba kiểu câu này.

Ở các cuốn sách Hỏi – đáp Tiếng Việt 2, Hỏi - đáp Tiếng Việt 3, Hỏi –
đáp Tiếng Việt 4 do tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), các cuốn sách
này đã đƣa ra nhiều câu hỏi và những giải đáp hay liên quan đến vấn đề dạy
học về câu cho học sinh tiểu học, đặc biệt tác giả có đƣa ra các khái niệm, đặc
điểm chung nhất, ví dụ cụ thể khi dạy học ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai
thế nào? và có một số biện pháp để học sinh dễ phân biệt ba kiểu câu này.
Nhƣng ví dụ đƣa ra trong các cuốn sách chỉ là một số ví dụ điển hình, hƣớng
dẫn cách phân biệt chỉ là khái quát.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Quý Thành với cuốn sách Câu tiếng Việt và
việc luyện câu cho học sinh tiểu học, tác giả đã trình bày rất cụ thể về các vấn

3


đề có liên quan đến việc dạy câu tiếng Việt. Bên cạnh đó Nguyễn Quý Thành
còn nhắc tới mục tiêu, quan điểm và nội dung chƣơng trình dạy học Luyện từ
và câu, nội dung rèn luyện về câu cho học sinh tiểu học và điểm qua một số
cách giúp học sinh rèn luyện thực hành sử dụng câu, đặc biệt là một số câu
phân theo mục đích nói.
Liên quan về vấn đề dạy học ngữ pháp cho học sinh tiểu học, có thể nhắc
đến các cuốn sách nhƣ Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang Ban, cuốn
Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Nguyễn Kim Thản, tác giả Lê
Phƣơng Nga với cuốn Dạy học ngữ pháp ở Tiểu học, Ngữ pháp tiếng Việt –
Câu của tác giả Hoàng Trọng Phiến. Ngoài ra còn có rất nhiều các tác giả đã
tâm huyết nghiên cứu về vấn đề ngữ pháp tiếng Việt với nhiều công trình
khoa học của họ. Những tác phẩm này đã trình bày nhiều quan điểm về dạy
học ngữ pháp nói chung, dạy học về câu nói riêng cho học sinh tiểu học, giúp
cho ngƣời đọc có kiến thức cơ bản nhất về câu, ngữ pháp của câu. Tuy nhiên
đây chỉ là những khái niệm cơ bản, chƣa đi sâu vào chi tiết một số loại câu
nhất định trong chƣơng trình dạy học Luyện từ và câu.

Điểm lại tình hình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ở tiểu học, có thể
thấy việc nghiên cứu về vấn đề này không còn hoàn toàn mới mẻ vì đã có rất
nhiều ngƣời tìm hiểu và có sản phẩm khoa học cụ thể. Mặc dù vậy, những
công trình nghiên cứu đó chƣa có công trình nào đi vào chi tiết việc dạy học
ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?. Vì thế đề tài của chúng tôi sẽ đi
sâu vào những khoảng trống này, đề tài vẫn có hƣớng đi riêng, thiết thực cho
việc dạy học về câu cho học sinh tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm chỉ ra những biện pháp khắc phục
và thiết thực cho các em học sinh tiểu học khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì?
Ai làm gì? Ai thế nào?.

4


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến những sai lầm
thƣờng gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học
sinh tiểu học.
- Tìm hiểu và mô tả thực trạng về việc dạy học và những sai lầm thƣờng
gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học sinh
tiểu học.
- Tìm hiểu những nguyên nhân mắc sai lầm và đề xuất biện pháp khắc
phục những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? của học sinh tiểu học.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm
gì? Ai thế nào? của học sinh lớp 4.
- Địa bàn điều tra, thực nghiệm:
Học sinh lớp 4 các trƣờng Tiểu học:
+ Trƣờng Tiểu học Hoàng Khai (Yên Sơn – Tuyên Quang)
+ Trƣờng Tiểu học Tiến Thắng A (Mê Linh – Hà Nội )
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp
- Phƣơng pháp phân tích
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp điều tra

5


- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp thống kê
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung khóa luận của chúng tôi gồm ba
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề những sai lầm thƣờng
gặp khi phân biệt ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
của học sinh tiểu học
Chƣơng 2: Những biện pháp khắc phục sai lầm thƣờng gặp khi phân biệt
ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? của học sinh tiểu
học
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm

6



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NHỮNG SAI LẦM
THƢỜNG GẶP KHI PHÂN BIỆT BA KIỂU CÂU AI LÀ GÌ? AI LÀM
GÌ? AI THẾ NÀO? CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Sai lầm là gì?
Đã có rất nhiều tác giả đƣa ra quan niệm của mình về sai lầm. Tuy
nhiên trong phạm vi đề tài, theo chúng tôi sai lầm là những điều trái với yêu
cầu khách quan hoặc với lẽ phải, dẫn đến những hậu quả không hay, đó là
những lỗi mà các em học sinh mắc phải trong học tập, cũng nhƣ trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày.
1.1.2. Những vấn đề về câu
1.1.2.1. Khái niệm câu
Khi nhắc tới khái niệm về câu thì có rất nhiều ngƣời đã đƣa ra khái niệm,
định nghĩa theo các khuynh hƣớng khác nhau: ngữ pháp duy lí, ngữ pháp tâm
lí, ngữ pháp logic, ngữ pháp hình thức, ngữ pháp cấu trúc, ngữ pháp chức
năng…
Từ thời cổ đại Hi Lạp, Aristote quan niệm: “Câu là một âm phức hợp có
ý nghĩa độc lập mà mỗi bộ phận riêng biệt trong đó cũng có ý nghĩa độc lập”
[12, tr.137].
Học phái Alecxandri (thế kỉ III – II TCN) cho rằng: “Câu là sự tổ hợp
của các từ biểu thị một tƣ tƣởng trọn vẹn” [12, tr.137].
Nguyễn Kim Thản đã chọn định nghĩa của V.V.Vinogradov: “Câu là đơn
vị hoàn chỉnh của lời nói đƣợc hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy tắc
của một ngôn ngữ nhất định, làm công cụ quan trọng nhất để cấu tạo, biểu thị
và truyền đạt tƣ tƣởng. Trong câu không phải chỉ có sự truyền đạt về hiện
thực mà còn có cả mối quan hệ của ngƣời nói với hiện thực [12, tr.140].


7


Tuy nhiên ở những định nghĩa đó có thể rút ra đƣợc một số đặc điểm về
câu với nhiều ý kiến tƣơng đồng thể hiện ở mặt nội dung, ý nghĩa, hình thức,
cấu tạo, chức năng và mục đích sử dụng câu trong giao tiếp. Dƣới đây chúng
tôi xin trình bày khái niệm về câu theo quan điểm của tác giả Diệp Quang
Ban. Diệp Quang Ban có khái niệm về câu nhƣ sau: “Câu là đơn vị của
nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và
ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh
giá của người nói, hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói,
giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là
đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ” [1, tr.106].
1.1.2.2. Đặc điểm của câu
a. Nội dung
Câu thƣờng có hai thành phần nghĩa:
Nghĩa miêu tả: phản ánh hiện thực, thể hiện mối quan hệ giữa câu với
đối tƣợng đƣợc nói tới.
Nghĩa tình thái: câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh trạng thái,
tình cảm, cảm xúc, thái độ, ƣớc nguyện,... của ngƣời nói trong mối quan hệ
với điều đƣợc nói tới trong câu hoặc với ngƣời nghe.
b. Chức năng
Câu có chức năng chủ yếu là giao tiếp: câu đƣợc sử dụng để thể hiện
hành động nói nhằm hình thành, biểu hiện, truyền đạt tƣ tƣởng, tình cảm. Nó
là đơn vị có chức năng giao tiếp nhỏ nhất có thể dùng vào việc giao tiếp hàng
ngày.
Trong giao tiếp hàng ngày, thông báo là một hành vi quan trọng và phổ
biến nhƣng không phải là hành vi duy nhất. Ngƣời ta còn dùng câu để thực
hiện nhiều hành vi giao tiếp khác nhƣ: chào, hỏi, cảm ơn, hứa, cầu khiến…
Bên cạnh chức năng giao tiếp, câu còn có chức năng biểu thị phán đoán.

Phán đoán là một hình thức của tƣ duy, nhằm phản ánh hiện thực khách quan.

8


c. Hình thức
Câu là một đoạn lời nói mà khi phát âm biểu hiện thành một chuỗi âm
tiết, có ngữ điệu kết thúc bằng cách nâng cao hoặc hạ giọng và một quãng
ngừng giọng tạo ranh giới giữa hai câu. Khi viết, dấu hiệu kết thúc câu tuy
không phong phú nhƣng khá rõ ràng. Đó là các dấu chấm câu: chấm (.), hỏi
chấm (?), chấm than (!). Riêng dấu (…) có thể là dấu ngắt câu, cũng có thể là
dấu trong câu.
Mỗi câu có một kết cấu ngữ pháp khác nhau, khá hoàn chỉnh và có tính
độc lập (tƣơng đối). Nó không phụ thuộc vào kết cấu ngữ pháp đứng trƣớc
hoặc đứng sau nó.
1.1.2.3. Những vấn đề về phân loại câu
a. Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp của câu có thể chia thành hai kiểu câu: câu
đơn và câu ghép.
* Câu đơn:
Câu đơn là câu chỉ thông báo một sự việc đơn giản, có đặc điểm về ngữ
pháp là: nòng cốt của nó – tức là phần cần thiết nhất – do một cụm từ A, hoặc
có khi do một cụm từ B, thậm chí do một từ tạo thành.
Có thể chia câu đơn thành: câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt, câu
đơn mở rộng nòng cốt câu và câu đơn mở rộng thành phần câu.
- Câu đơn hai thành phần: là câu đơn có một cụm chủ - vị duy nhất làm
thành nòng cốt câu.
VD: Anh Nam // là sinh viên.
CN


VN

- Câu đơn đặc biệt: là câu không phân định đƣợc đâu là chủ ngữ, đâu là
vị ngữ nhƣng vẫn truyền tải một nội dung thông báo trọn vẹn.
VD: Đêm!

9


- Câu đơn mở rộng nòng cốt câu: là câu đơn có chứa thành phần phụ của
câu. Thành phần phụ của câu là thành phần ngữ pháp phụ thuộc vào toàn bộ
nòng cốt câu và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết
cần thiết cho nòng cốt câu.
VD: Hết năm này qua năm khác, vợ chồng // đầu tắt mặt tối.
TN

CN

VN
(Ngô Tất Tố)

- Câu đơn mở rộng thành phần câu: là câu đơn có chứa thành phần phụ
của từ. Thành phần phụ của từ là từ ngữ phụ thêm vào một từ hay một cụm từ
đang giữ một chức vụ ngữ pháp nào đó trong câu (kể cả trung tâm cú pháp
chính của câu đơn đặc biệt).
VD: Sách này đọc hay lắm.
* Câu ghép:
Câu ghép là câu thông báo một sự việc có quan hệ khăng khít với một
hay một vài sự việc khác có đặc điểm về ngữ pháp là: nòng cốt hoặc quan hệ
song song với nhau.

Câu ghép đƣợc chia thành hai loại chính: câu ghép đẳng lập và câu ghép
chính phụ.
* Câu ghép đẳng lập:
Câu ghép đẳng lập là câu ghép mà các vế hoặc các nòng cốt câu có quan
hệ đẳng lập, có thể dễ tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng.
VD: Buổi tối, bố tôi // đọc báo, tôi // học bài.
* Câu ghép chính phụ:
Câu ghép chính phụ là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có
một vế chính và một vế phụ, vế phụ thì phụ thuộc vào vế chính. Câu ghép
chính phụ sử dụng phƣơng tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu nhƣ
nguyên nhân – kết quả, điều kiện – giả thiết, nhƣợng bộ - tăng tiến…
VD: Vì trời // mưa nên mẹ tôi // không đi làm.

10


b. Phân loại câu theo mục đích nói
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì phân loại câu theo mục đích nói có
kiểu câu đích thực và kiểu câu không đích thực.
Theo tác giả, câu đích thực là những câu có hình thức cấu tạo của một
kiểu câu phân loại theo một mục đích nói nào đó và đƣợc phù hợp với mục
đích vốn có của nó.
Câu không đích thực là trƣờng hợp câu có hình thức của kiểu câu này
nhƣng lại đƣợc dùng với mục đích nói khác với mục đích vốn có của nó. Hai
tiêu chuẩn của Diệp Quang Ban đƣa ra để xem xét các câu theo mục đích nói
cũng là những cơ sở lí luận đáng quý để chúng ta phân biệt đƣợc câu.
Phân loại câu theo mục đích nói là cách nhìn có tính chất truyền thống về
đối tƣợng của nó. Căn cứ vào mục đích nói ngƣời ta thƣờng chia thành các
kiểu câu: câu trần thuật (câu kể); câu nghi vấn; câu cầu khiến; câu cảm thán.
Ở nội dung dạy học trong chƣơng trình tiểu học đã chú trọng về việc dạy

câu và trong chƣơng trình SGK hiện hành, dạy câu cho học sinh tiểu học theo
việc phân theo mục đích nói và dạy đầy đủ về bốn kiểu câu này.
* Câu trần thuật (Câu kể)
Theo Hoàng Văn Thung – Lê A: “Câu tƣờng thuật (hay câu kể) dùng
để tả hay kể lại một sự việc, hoặc nêu một nhận định về sự việc, hiện
tƣợng” [13, tr.90].
Trong SGK Tiếng Việt lớp 4 nêu định nghĩa câu kể nhƣ sau: Câu kể (còn
gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự
việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tƣ, tình cảm của mỗi ngƣời. Cuối
câu kể thƣờng có dấu chấm.
Có thể phân chia câu kể thành câu kể dùng theo lối trực tiếp (câu kể đích
thực) và câu kể dùng theo lối gián tiếp (câu kể không đích thực).

11


- Dựa vào định nghĩa câu đích thực thì có thể hiểu câu kể đích thực là kiểu
câu có cấu tạo của câu kể. Nó dùng để kể, tả, trình bày hay nhận xét một đối
tƣợng nào đó gắn với đặc trƣng và quan hệ của nó trong thực tế khách quan.
VD: Hôm nay, lớp tôi đƣợc đi chơi Hà Nội.
Trong ví dụ trên, câu kể này đƣợc ngƣời nói sử dụng để kể lại một sự
việc trong thực tế cuộc sống.
- Dựa vào định nghĩa câu không đích thực có thể hiểu câu kể không
đích thực là kiểu câu mang hình thức của câu kể, nhƣng lại có chức năng thực
hiện những hành động nói nhằm mục đích để hỏi, để cảm thán hoặc để cầu
khiến,…
VD: Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nƣớc đã. Có cái gì, ta nói chuyện
tử tế với nhau. Cần gì mà phải làm thanh động lên nhƣ thế, ngƣời ngoài biết,
mang tiếng cả. (Chí phèo – Nam Cao)
Trong ví dụ trên, “Nào đứng lên đi” mang hình thức là câu kể, nhƣng

đƣợc Bá Kiến sử dụng nhằm thúc giục và sai khiến Chí Phèo làm theo ý kiến
của mình. Việc sử dụng câu kể không đích thực, một mặt Bá Kiến vẫn giữ
đƣợc thái độ mềm mỏng, nhƣng một mặt nhằm sai khiến Chi Phèo làm theo ý
kiến của mình.
Ở tiểu học, câu kể đƣợc dạy rõ thông qua ba kiểu câu Ai là gì?, Ai làm
gì?, Ai thế nào?. Qua ba kiểu câu này, học sinh sẽ nắm rõ ràng hơn về câu,
hình thức, chức năng, mục đích sử dụng trong giao tiếp và đặc biệt hơn học
sinh sẽ nắm rõ về thành phần chủ ngữ - vị ngữ của câu hơn.
* Câu nghi vấn
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu nghi vấn là kiểu câu thƣờng dùng
để hỏi: nêu điều cần biết và yêu cầu ngƣời đối thoại giải đáp. Câu nghi vấn có
dấu hiệu riêng chuyên dùng để biểu thị hành vi hỏi” [12, tr.160].
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu nghi vấn nhƣ sau: câu hỏi (còn
gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chƣa biết. Phần lớn câu hỏi là

12


để hỏi ngƣời khác, nhƣng cũng có câu hỏi để tự hỏi mình. Câu hỏi thƣờng có
các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,…). Khi viết, cuối câu hỏi thƣờng có
dấu chấm hỏi (?).
Căn cứ vào loại phƣơng tiện chuyên dùng biểu thị hành vi hỏi, có thể
phân chia câu nghi vấn thành các kiểu sau: câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn,
câu nghi vấn dùng cặp phụ từ nghi vấn, câu nghi vấn dùng kết từ nghi vấn, và
câu nghi vấn dùng tiểu từ nghi vấn.
- Câu nghi vấn dùng đại từ nghi vấn thƣờng biểu thị yêu cầu xác định rõ
một phần hoặc toàn bộ sự việc đƣợc giả định là có thật.
VD: Vải hôm nay bán mấy?
- Câu nghi vấn dùng cặp phụ từ nghi vấn: Có… không, … đã… chưa
dùng để hỏi về sự tồn tại của một đặc trƣng hoặc một sự vật nhất định.

VD: Anh có biết ngƣời này không?
Chị đã bán đƣợc loại áo len xù chưa?
- Câu nghi vấn dùng kết từ nghi vấn hay thƣờng yêu cầu ngƣời đối thoại
lựa chọn một trong hai một số khả năng nhất định.
VD: Cậu nói thật hay nói đùa đấy?
- Câu nghi vấn dùng tiểu từ nghi vấn thƣờng yêu cầu xác định giá trị
chân lý (đúng / sai) của một điều phỏng đoán.
VD: Mũ của anh à?
* Câu cầu khiến
Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu cầu khiến là kiểu câu thƣờng dùng
để yêu cầu/ bắt buộc ngƣời đó đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một
hành động, một quá trình nào đó. Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng biểu thị
hành vi cầu khiến” [12, tr.169].
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu cầu khiến nhƣ sau: Câu khiến
(câu cầu khiến) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của ngƣời nói,

13


ngƣời viết với ngƣời khác. Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than (!) hoặc
dấu chấm.
Căn cứ vào kiểu cấu tạo của câu cầu khiến có thể phân chia kiểu câu cầu
khiến thành một số kiểu câu cầu khiến sau: câu cầu khiến có phƣơng tiện
chuyên dùng biểu thị hành vi cầu khiến, câu cầu khiến có động từ tình thái
nghĩa vụ trách nhiệm, và câu cầu khiến – khẩu lệnh.
- Câu cầu khiến có phƣơng tiện chuyên dùng biểu thị hành vi cầu khiến:
gồm hai bộ phận quan trọng là chủ ngữ và vị ngữ. Chủ ngữ chỉ ngƣời đối
thoại, nhân vật này vừa là chủ thể của hành động quá trình mà vị ngữ biểu thị,
vừa là đối tƣợng tiếp nhận yêu cầu, mệnh lệnh. Vị ngữ là ngữ vị từ chỉ hành
động, quá trình mà con ngƣời có thể điều khiển đƣợc. Phƣơng tiện chuyên

dùng biểu thị hành vi cầu khiến nhƣ: phụ từ cầu khiến, tiểu từ cầu khiến, quán
ngữ cầu khiến.
VD: Tôi yêu cầu anh ra khỏi đây!
- Câu cầu khiến có động từ tình thái nghĩa vụ trách nhiệm: Kiểu câu này
chia thành kiểu câu có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ (VD: Anh
nên chú ý giữ gìn sức khỏe hơn.) và kiểu câu một thành phần chính có động
từ nghĩa vụ trách nhiệm không phải là vị ngữ mà giữ vai trò nòng cốt (VD:
Khi cộng các phân số không có cùng mẫu số, cần phải quy đồng mẫu số của
các phân số đó.).
- Câu cầu khiến – khẩu lệnh: đặc trƣng cấu trúc của kiểu câu này là động
từ, ngữ động từ chỉ hành động làm nòng cốt câu, đƣợc phát âm với ngữ điệu
nhấn mạnh, dứt khoát.
VD: Bắn!
Quay trái!
* Câu cảm thán

14


Theo tác giả Nguyễn Thị Thìn: “Câu cảm thán là kiểu câu thƣờng dùng
để bộc lộ thái độ, cảm xúc mạnh mẽ hoặc bột phát của ngƣới nói trƣớc một
thực tế khách quan nào đó. Câu cảm thán có dấu hiệu riêng biểu thị hành vi
cảm thán” [12, tr.173].
Theo SGK Tiếng Việt nêu định nghĩa câu cảm thán nhƣ sau: Câu cảm
(câu cảm thán) là câu dùng để bộc lộ cảm xúc (vui mừng, thán phục, đau xót,
ngạc nhiên,…) của ngƣời nói. Trong câu cảm thƣờng có các từ ngữ: ôi, chao,
chà, trời; quá, lắm, thật… Khi viết, cuối câu cảm thƣờng có dấu chấm than (!).
Căn cứ vào đặc trƣng cấu tạo và nghĩa, có thể phân chia câu cảm thán
thành hai kiểu: câu cảm thán không có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung
mệnh đề và câu cảm thán có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề.

- Câu cảm thán không có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề.
VD: Ôi dào!
- Ối trời cao đất dày ơi!
- Câu cảm thán có cấu trúc cú pháp biểu thị nội dung mệnh đề.
VD: A, mẹ về!
Đứa trẻ mới đáng yêu làm sao!
1.1.2.4. Những vấn đề về ba kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
a. Câu kể Ai là gì?
Kiểu câu Ai là gì? là một trong những kiểu câu đơn trần thuật cơ bản của
tiếng Việt. Đây là kiểu câu có vị ngữ do từ là kết hợp với một từ hoặc một
cụm từ (danh từ/ cụm danh từ, động từ/ cụm động từ, tính từ/ cụm tính từ) tạo
thành.
Ví dụ: Em là học sinh lớp 2.
Nhiệm vụ của các em là học tập thật giỏi.
Lao động là vinh quang.
Dế Mèn trêu Chị Cốc là nó dại.

15


Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải,
chưa phải.
Ví dụ: Em không phải là học sinh.
Chủ ngữ trong câu Ai là gì? có thể là một từ hoặc cụm từ.
Ví dụ: Em tôi là học sinh.
Lao động giỏi là vinh quang.
Khỏe nhƣ voi vẫn chƣa phải là hạnh phúc.
Kiểu câu Ai là gì? thƣờng đƣợc dùng để trình bày định nghĩa, giới thiệu,
miêu tả hay đánh giá một sự vật, hiện tƣợng. Chủ ngữ và vị ngữ trong kiểu
câu Ai là gì? có nội dung rất rộng. Chúng có thể biểu thị ngƣời, vật, sự vật,

khái niệm, hoạt động, đặc điểm, tính chất hay cả sự việc.
b. Câu kể Ai làm gì?
Kiểu câu Ai làm gì? có vị ngữ do động từ hoặc cụm từ tạo thành.
Ví dụ: Em bé ngủ.
Em bé ngủ say.
Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không, chưa.
Chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì? có thể là một từ hoặc cụm từ.
Ví dụ: Bò gặm cỏ.
Đàn bò nhà bác Hƣng đang gặm cỏ.
Kiểu câu Ai làm gì? có thể đƣợc dùng để miêu tả hoạt động, trạng thái
của sự vật, hiện tƣợng nêu ở chủ ngữ. Những câu có nội dung nhƣ vậy đƣợc
gọi là câu miêu tả chủ ngữ trong câu miêu tả đứng trƣớc vị ngữ. Câu Ai làm
gì? cũng có thể thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật,
hiện tƣợng nêu ở chủ ngữ. Đó là những câu tồn tại. Trong câu tồn tại, chủ ngữ
thƣờng đứng sau vị ngữ.
c. Câu kể Ai thế nào?
Kiểu câu Ai thế nào? có vị ngữ do tính từ, cụm tính từ hoặc cụm chủ - vị
tạo thành.

16


Ví dụ:

Cái ghế này cao.
Cái ghế này cao quá.
Cái ghế này chân cao lắm.

Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không, chưa.
Chủ ngữ trong câu Ai thế nào? có thể là một từ hoặc cụm từ.

Câu Ai thế nào? có hai loại:
Câu miêu tả là những câu đƣợc dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất của
sự vật, hiện tƣợng nêu ở chủ ngữ. Chủ ngữ trong câu miêu tả đứng trƣớc vị
ngữ.
Câu tồn tại là những câu thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu biến
của sự vật, hiện tƣợng nêu ở chủ ngữ. Trong câu tồn tại, chủ ngữ thƣờng đứng
sau vị ngữ.
1.1.3. Cơ sở tâm lí học
Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Với học sinh lớp 1, lần đầu
tiên đến trƣờng phổ thông, các em có nhiều bỡ ngỡ khi phải chuyển đổi từ
hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập nề nếp. Tâm lý đó dần dần
đƣợc xóa bỏ khi các em lên lớp 2, 3, 4, 5. Nhận xét về đặc điểm tâm lý của
HSTH, N.X.Leytex đã viết: “Tuổi tiểu học là thời kì của sự nhập tâm và tích
lũy trí thức, thời kì mà sự lĩnh hội chiếm ƣu thế. Chức năng trên đƣợc thực
hiện thắng lợi nhờ các đặc điểm đặc trƣng của lứa tuổi này – sự tuân thủ tuyệt
đối vào những ngƣời có uy tín với các em (đặc biệt là thầy, cô giáo), sự mẫn
cảm, sự lƣu tâm, đặc biệt là thái độ vui chơi và ngây thơ đối với các đối tƣợng
mà các em đƣợc tiếp xúc” [5, tr.102].
1.1.3.1. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học.
Tƣ duy đƣợc hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con
ngƣời về hiện thực khách quan.

17


Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua hai giai đoạn: tƣ duy cảm tính
(nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh
động) và tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm,
phán đoán suy luận thông qua phân tích tổng hợp,…).
Đối với học sinh tiểu học, do đặc điểm lứa tuổi, các em chủ yếu tƣ duy

cảm tính bằng tri giác ở những lớp đầu cấp, rồi dần dần tƣ duy trừu tƣợng
(bằng khía niệm và bằng phán đoán) ở những lớp cuối cấp.
1.1.3.2. Khả năng tri giác của học sinh tiểu học.
Theo tác giả Bùi Văn Huệ, phần lớn tri giác của HSTH còn mang tính
chất chung, ít đi vào chi tiết. Khi tri giác, HS thƣờng “thâu tóm” đối tƣợng về
cái toàn thể. Quá trình tri giác nhƣ vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung
chứ không đi sâu vào bản chất của nó.
Ở các lớp cuối tiểu học (lớp 4, lớp 5), học sinh đã biết tìm ra những đặc
điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng. Kết quả
tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng
biểu tƣợng, khái niệm…
1.1.3.3. Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học
Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con ngƣời.
Với HSTH, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tƣ
duy của các em. Nhờ tƣ duy phát triển, HSTH nâng cao hiểu biết của mình về
các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét
của các em không còn tính ngẫu nhiên. Các em dễ xúc động và yêu thích
những cái đẹp, cái ngộ nghĩnh.
1.1.3.4. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học
Hầu hết học sinh tiểu học có ngôn ngữ nói thành thạo, phát triển mạnh
về ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Vốn từ, vốn ngữ pháp đƣợc tăng lên nhờ các
em học nhiều môn học, diện tiếp xúc ngày càng rộng. Cách diễn đạt cũng

18


×