Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4,5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.5 KB, 40 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
*****************

NGUYỄN THỊ THU TRÀ

RÈN KĨ NĂNG CẢM NHẬN BIỆN PHÁP
NHÂN HÓA TRONG CÁC BÀI THƠ
CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản
thân, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, tới các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Tiểu học
đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo
Th.s Lê Bá Miên đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn
thành tốt khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài của chúng
tôi không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp
của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Trà




LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các bài thơ cho
học sinh lớp 4, 5” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa
và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác,
cộng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy giáo Th.s Lê Bá Miên.
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này chưa được tác giả nào
nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Trà


BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Kí hiệu

Chữ viết tắt

Nxb

Nhà xuất bản

SGK

Sách giáo khoa

Sđd


Sách đã dẫn

TV

Tiếng Việt

Tr.

Trang


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT ......................................................................................... 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Trọng tâm của đề tài ...................................................................................... 4
8. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
PHẦN THỨ HAI ............................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................... 5
1.1 Cơ sở lí luận ................................................................................................ 5
1.1.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa......................................................... 5
1.1.2 Nhân hóa tu từ có nhiều trong thơ ........................................................... 8
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5...................................................... 9
1.2 Cơ sở thực tiễn.......................................................................................... 12

1.2.1 Chương trình dạy học biện pháp nhân hóa tu từ trong Tiếng Việt 4, 5 . 12
1.2.2 Thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa trong sách Tiếng Việt lớp
4, 5 ................................................................................................................... 13
CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ NHÂN
HÓA TU TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 ....... 15
2.1 Rèn cho học sinh nắm chắc khái niệm về nhân hóa ................................. 15
2.2 Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp nhân hóa. .............................................. 18
2.3 Rèn kĩ năng cảm thụ biện pháp nhân hóa ................................................. 26
KẾT LUẬN .................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35


PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Nhân hóa tu từ được coi là một biện pháp đơn giản nhưng nó lại vô
cùng gần gũi, quen thuộc. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường
được nghe: lúa thời con gái, biển xôn xao, gió thì thào… Tuy đơn giản, nhưng
nó có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ta. Bởi nó được sử dụng ngay từ khi con
người bập bẹ nói những tiếng đầu đời. Đó là khi các em bé bi bô nói chuyện
với đồ chơi của mình, hay khi em bé khóc vì đồ chơi bị hỏng… Nhân hóa tu
từ tuy đơn giản nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu thiếu nhân hóa,
trong giao tiếp hằng ngày, lời nói của chúng ta sẽ vô cùng khô khan, thiếu
sinh động, thiếu sự gợi hình. Còn trong văn chương, nếu thiếu nhân hóa thì
đâu có những hình ảnh sinh động, những hình tượng đẹp như cánh cò - biểu
tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tần tảo sớm hôm, hay hình ảnh
cây tre Vệt Nam - tượng trưng cho đức tính phẩm chất tốt đẹp của người Việt
Nam… Nhân hóa tu từ còn được dùng như để bày tỏ tình cảm, cảm xúc một
cách khéo léo, tế nhị: “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”. Nhân hóa tu từ
đã giúp các nhà văn nhà thơ xây dựng lên những hình ảnh sống động, những

hình tượng nghệ thuật thật độc đáo. Nhân hóa tu từ xuất hiện khá phổ biến
trong các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi đem lại những câu thơ hồn
nhiên, nhí nhảnh pha chút hóm hỉnh như đúng tuổi thơ của các em. Nhân hóa
tu từ cũng xuất hiện trong các bài thơ trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, 5.
Ở độ tuổi này, các em đã có nhận thức hơn so với học sinh lớp dưới nên cảm
nhận của các em về nhân hóa tu từ cũng như các biện pháp tu từ khác có phần
đặc biệt hơn, với vốn từ ngữ của mình các em sẽ có những cảm nhận riêng
sâu sắc hơn. Những lí do trên đã khiến tôi tìm hiểu về nhân hóa tu từ gần gũi,
thân quen mà chọn: “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa trong các
bài thơ cho học sinh lớp 4, 5” làm đề tài nghiên cứu.
1


2. Lịch sử vấn đề
Nhân cách hóa là một biện pháp tu từ được nhiều nhà khoa học nghiên cứu.
Nhiều nhà Phong cách học, trong đó một số nhà Phong cách học tên
tuổi đã nghiên cứu nhân hóa trong những giáo trình do họ biên soạn như:
- Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993,1995,…) Phong
cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
- Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt,
Nxb Giáo dục.
- Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb
Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
Trong các tác phẩm trên, nhân cách hóa được nghiên cứu ở các nội
dung cơ bản như:
+ Khái niệm về nhân cách hóa
+ Cách thức sử dụng ngôn từ để tạo ra nhân hóa
+ Sơ lược chức năng hoặc tác dụng của nhân hóa
Ở các nội dung trên, các nhà khoa học nhìn chung có sự nhất quán về
quan niệm.

Bên cạnh đó, nhân cách hóa còn được ghiên cứu trong sách giáo khoa
Tiếng Việt và sách giáo khoa Ngữ Văn.
Trong chương trình, nhân cách hóa được đưa vào SGK Tiếng Việt 3,
tập hai thông qua hệ thống các bài tập. Nhân cách hóa được giới thiệu trong
SGK Ngữ Văn 6, tập hai (2002), không chỉ thông qua những bài tập thực
hành mà từ các bài tập các em tổng hợp thành định nghĩa và chỉ ra cách thức
tổ chức của nhân hóa (sđd, tr.56 - 58)
Ngoài ra, nhân hóa còn được nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp
của sinh viên.
Một số sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học đã thực
hiện nghiên cứu đề tài có liên quan đến nhân cách hóa, ví dụ như:

2


- Nghệ thuật nhân hóa trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của Trần
Đăng Khoa, Nguyễn Thị Thu Thủy (2007), khoa Giáo dục tiểu học.
- Tác dụng của nhân cách hóa đối với việc giáo dục nhận thức, giáo dục
tình cảm, giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học, Dương Thị Kim Dung
(2009), khoa Giáo dục Tiểu học.
- Nhân hóa với việc hình thành biểu tượng về một số hiện tượng tự
nhiên cho học sinh Tiểu học, Nguyễn Thị Kim Dung (2010), khoa Giáo dục
Tiểu học.
- Tìm hiểu hiệu quả của biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Bính, Bùi
Thị Hiền Lương (2008), khoa Ngữ Văn;…
Có thể thấy, đây không phải là nội dung mới vì nó đã được nhiều tác
giả nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy vậy, dựa vào các nguồn tài liệu đã thống kê cho
thấy: chưa có tài liệu nào trùng với đề đài: “Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp
nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4,5”.
3. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hướng đến các mục đích sau:
- Giúp cho học sinh lớp 4, 5 rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân
hóa trong các bài thơ.
- Giúp cho giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận biện pháp nhân hóa
trong các bài thơ
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu một số cơ sở lí thuyết liên quan tới đề tài làm căn cứ để
xây dựng biện pháp
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học biện pháp tu từ này ở trường tiểu học
- Đề xuất một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp
nhân há trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

3


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân
hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5.
- Phạm vi nghiên cứu: Biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài thơ lớp 4, 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này chúng tôi sử dụng để khảo sát, nhận diện những
trường hợp có sử dụng nhân hóa trong các tác phẩm thơ trong SGK Tiếng
Việt lớp 4, 5.
6.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được chúng tôi dùng khi cần tái tiện những ví dụ có
sử dụng nhân cách hóa
6.3. Phương pháp phân tích phong cách học
7. Trọng tâm của đề tài
Đề tài này đi sâu vào vấn đề về rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ

nhân hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục phần Nội dung của khóa luận
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Các biện pháp rèn kĩ năng cảm nhận biện pháp tu từ nhân
hóa trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5

4


PHẦN THỨ HAI
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Những hiểu biết chung về nhân hóa
1.1.1.1. Khái niệm về nhân hóa
Khi tìm hiểu về nhân hóa, mỗi nhà khoa học đã đưa ra một định nghĩa
theo cách riêng của mình
a, Theo Đinh Trọng Lạc “Nhân hóa (còn gọi là nhân cách hóa) là một
biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu
hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng không phải
con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ hiểu
hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đấo tâm tư, thái độ
của mình”.
b, Lại Nguyên Ân (1999) trong “Thuật ngữ văn học” định nghĩa về
nhân hóa như sau: “Nhân cách hóa còn được gọi tắ là nhân hóa; một loại đặc
biệt của ẩn dụ; chuyển những đặc biệt của con người (và rộng ra: của những
sinh thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải là người (hoặc
không có những đặc tính của những cơ thể sống)”.

Tác giả của hai tài liệu trên đã có sự thống nhất khi xếp nhân hóa là
một biến thể của ẩn dụ. Mặc dù cách diễn đạt có khác nhau nhưng về cơ bản,
họ đều cho rằng nhân hóa là cách chuyển những đặc điểm của người sang sự
vật không phải là người.
c, “Từ điển tiếng Việt” năm 2009, Nxb Đà Nẵng đã đưa ra cách giải
thích ngắn gọn: Việc “gán cho loài vật hoặc vật vô chi hình dáng, tính cách
hoặc ngôn ngữ của con người” gọi là nhân hóa.

5


d, Tác giả Trần Mạnh Hưởng qua cuốn: “Luyện tập về cảm thụ văn học
ở Tiểu học” (Nxb Giáo dục, 2002) cho rằng: nhân hóa là biến sự vật thành
con người bằng cách gán cho nó những đặc điểm mang tính cách người làm
cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn.”
e, SGK Ngữ Văn lớp 6, tập hai, Nxb Giáo dục, 2002 định nghĩa về
nhân hóa: “Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng
những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người, biểu thị được những suy
nghĩ, tình cảm của con người” (Sđd,trang 56)
Kế thừa các định nghĩa về nhân hóa, chúng tôi đưa ra cách hiểu sau:
nhân hóa là cách dùng từ ngữ vốn chỉ người hoặc biểu thị các hành động, tính
chất của các sự vật không phải là người, dựa trên sự tương đồng nào đó giữa
hai đối tượng nằm giúp người nói (người viết) miêu tả sinh động đối tượng
được phản ánh, đồng thời kín đáo bày tỏ thái độ tình cảm của mình đối với
đối tượng đó.
1.1.1.2. Hai góc nhìn về nhân hóa
Tác giả Đinh Trọng Lạc (1998) trong “99 phương tiện và biện pháp tu
từ tiếng Việt” (Nxb Giáo dục) đã đưa ra lý thuyết về “biện pháp tu từ và
phương tiện tu từ”. Dựa vào đó, người nghiên cứu, học tập có thể nhìn nhận
nhân hóa ở hai góc nhìn:

a, Nhân hóa về một biện pháp tu từ
Ở phương diện này, nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ. Nó được tổ
chức theo cách: dùng từ ngữ vốn chỉ người, hoạt động tính chất của người để
chỉ vật hoặc hoạt động, tính chất của sự vật không phải là người, dựa trên nét
tương đồng nào đó giữa hai đối tượng.
Từ góc nhìn này, người nghiên cứu có thể xác định trong giao tiếp,
người nói, người viết (người phát tin) đã tạo ra nhân cách hóa theo những
cách thức cụ thể nào.

6


Ví dụ:
“Ông sấm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc”.
(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV 3, tập hai)
Nhà thơ Đỗ Xuân Thanh đã tạo ra biện pháp nhân hóa bẳng cách dùng
từ “Ông” một từ xưng hô của con người để chỉ một đối tượng tự nhiên “sấm”.
Trong ví dụ trên, cụm động từ “ vỗ tay cười” vốn được dùng để chỉ
hoạt động của con người, trong ngữ cảnh, nó được tác giả dùng để chỉ hoạt
động của trời mưa có tiếng sấm vang rền.
b, Nhân hóa là một phương tiện tu từ
Đinh Trọng Lạc (1998) cho rằng sự khác nhau giữa phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ chính là ở chỗ: “biện pháp tu từ” là một cách dùng ngôn
ngữ có mục đích tu từ, còn “phương tiện tu từ” là những phương tiện ngôn
ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra, chúng còn có ý nghĩa
bổ sung, còn có màu sắc tu từ. (Sđd, tr.11)
Trở lại ví dụ:
Ông sẫm vỗ tay cười
Làm bé bừng tỉnh giấc.

Chúng ta thấy từ “Ông sấm” là một phương tiện tu từ vì nó vừa giúp tác
giả định danh được đối tượng (ý nghĩa cơ sở của từ “ sấm”) lại vừa biểu thị
được thái độ kính trọng của nhà thơ với đối tượng được nêu.
1.1.1.3. Những cách tổ chức nhân hóa
Các nhà Phong cách học cho rằng nhân hóa có thể tổ chức theo những
cách sau:
a, Dùng từ ngữ xưng hô vốn để thiết lập quan hệ thân hữu của người để
thiết lập quan hệ với những sự vật không phải là người.
Ví dụ:

7


Chị mây kéo đến
Trăng sao chốn cả rồi.
(Ông trời bật lửa, Đỗ Xuân Thanh, TV3, Tập hai)
b, Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của người để chỉ
hoạt động, tính chất, trạng thái của sự vật không phải là người
Ví dụ:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo, TV4, tập hai)
c, Dùng từ ngữ mà con người thường sử dụng để tâm tình, trò chuyện
với nhau để tâm tình, trò chuyện với sự vật không phải là người.
Ví dụ:
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh đồng xa.
(Trăng ơi… từ đâu đến?, Trần Đăng Khoa, TV4, tập hai)
1.1.2 Tần số xuất hiện của nhân hóa trong thơ
Có thể khẳng định, thơ là nơi chứa nhiều biện pháp nhân hóa tu từ.

Bởi, thơ là những văn bản ngắn ngọn nhưng chứa đựng nhiều hình ảnh
biểu tượng. Các nhà thơ bằng những từ ngữ gợi hình, gợi cảm, bằng cách này
hay cách khác và nhiếu nhất là nhân hóa để xây dựng những hình tượng đẹp,
mang ý nghĩa tượng trưng, mang ý nghĩa biểu tượng.
Trong thơ, có những đối tượng không phải mới mẻ, đã được tìm hiểu bởi
nhiều tác giả, nhưng những hình ảnh trong thơ có sử dụng nhân hóa trở nên sáng
tạo, mới lạ hơn, tạo cho người đọc những hiểu biết mới, sâu sắc hơn về những sự
vật, hiện tượng. Vì vậy mà nhân hóa là một trong những lựa chọn trong thơ.
Thơ thường là lựa chọn của các tác giả để gửi gắm tâm tình qua những
vật vô chi, vô giác. Mà chỉ nhân hóa mới giúp những sự vật không phải là
người trở nên sinh động, có hồn, mang chứa tình cảm của người viết.

8


Trong các bài thơ trong phân môn Tập đọc lớp 4, 5 có một số những
bài thơ do các em thiếu nhi tự sáng tác như Trăng ơi… từ đâu đến?, Về ngôi
nhà đang xây… Đối tượng của các em là những con vật, cây cối gần gũi thân
thuộc nên nhân hóa cũng thường xuất hiện trong thơ của các em.
Như vậy, có thể thấy nhân hóa thường xuất hiện trong thơ hay nói cách
khác, những bài thơ là nơi chứa nhiều biện pháp nhân hóa tu từ.
1.1.3 Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5
Học sinh lớp 4,5 có độ tuổi 10, 11 tuổi, là những lớp cuối tiểu học, các
em có những đặc điểm tâm lí khác so với học sinh ở các lớp đầu tiểu học.
Chúng ta có thể chỉ ra những đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4,5 ở các
phương diện sau:
1.1.3.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 4,5
a, Đặc điểm tư duy của học sinh lớp ,5
Tư duy của con người trải qua hai giai đoạn: tư duy cảm tính (nhận
thức hiện thực khách quang băng trực quan sinh động thông qua cảm giác, tri

thức) và tư duy lí tính (nhận thức hiện thực khách quan bằng khái niệm, phán
đoán và suy luận thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp…).
Quá trình phát triển tư duy của học sinh tiểu học thể hiện rõ ở từng độ
tuổi gắn với từng lớp học. Nếu như ở các lớp đầu tiểu học, các em thiên về tư
duy bằng trực quan sinh động, thì đến những lớp cuối tiểu học các em dần có
khả năng tư duy trừu tượng bằng khái niệm, phán đoán qua các thao tác phân
tích, tổng hợp.
Tư duy bằng biểu tượng là khâu trung gian giữa tư duy cảm tính và tư
duy trừu tượng. Muốn tư duy bằng biểu tượng, con người phải tri giác, dựa
vào tri giác để từ đó đầu óc phân tích những kích thích bên ngoài…, rồi tổng
hợp để có hình ảnh về đối tượng cần nhận thức.
Học sinh đã biết tiến hành so sánh, các em đã biết đi tìm sự giống và
khác nhau khi so sánh, nhưng các em thường hoặc chỉ tìm thấy giống nhau ở

9


những đối tượng đã quen thuộc hoặc là chỉ tìm thấy sự khác nhau ở những đối
tượng mới lạ, rất hiếm khi cùng một lúc các em vừa tìm thấy cái giống nhau
và khác nhau.
Trong lĩnh hội khái niệm, đặc điểm tư duy của các em cũng được thể
hiện khá rõ, các em có thể hiểu khái niệm dựa vào bản chất của chúng.
b, Đặc điểm tri giác của học sinh lớp 4,5
Tri giác của học sinh tiểu học vẫn mang tính không chủ định. Trong
quá trình tri giác các em thường tập trung vào một vài chi tiết nào đấy của đối
tượng và thường cho đố là tất cả.
Tính cảm xúc cũng là một đặc trưng trong tri giác của học sinh tiểu
học. Tri giác của các em phụ thuộc vào đặc điểm chính của đối tượng. Cái
trực quan, cái rực rỡ, cái sinh động được tri giác rõ ràng hơn những hình ảnh
tượng trưng và sơ lược.

Năng lực tri giác của các em phát triển trong quá trình học tập. Sự phát
triển này diễn ra theo hướng ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn, ngày càng
phân hóa rõ ràng hơn, có chọn lọc hơn.Vì vậy, học sinh lớp 4,5 đã biết tìm ra
các dấu hiệu đặc trưng của đối tượng, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết
để đi đến phân tích, tổng hợp và tìm ra mối liên hệ giữa chúng. Tri giác ở đây
đã mang tính mục đích và có phương hướng rõ ràng.
c, Khả năng tưởng tượng của học sinh lớp 4,5
Cũng như tư duy, tưởng tượng là một quá trình nhận thức có vai trò
quan trọng đối với cuộc sống nói chung và với học sinh tiểu học nói riêng.
Tưởng tượng của học sinh được hình thành, phát triển trong các hoạt
động học tập và các hoạt động khác của các em. Khuynh hướng chủ yếu trong
sự phát triển tưởng tượng của các em là tiến dần đến phản ánh một cách đúng
đắn và đầy đủ hiện thực khách quan trên cơ sở những tri thức tương ứng.
Các hình ảnh tưởng tượng dần trở nên hiện thực hơn, phản ánh đúng
đắn hơn nội dung của các môn học, nội dung các câu chuyện các em đã học

10


được, không còn bị đứt đoạn, tản mạn mà hợp nhất lại thành một hệ thống.
Hình ảnh tưởng tượng của học sinh lớp 4,5 chính xác, rõ ràng hơn so với của
học sinh các lớp dưới, các yếu tố, chi tiết thừa trong hình ảnh giảm và hình
ảnh được gọt giũa, tinh tế, mạch lạc và sát thực hơn.
d, Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở học sinh lớp 4,5
Ngôn ngữ của học sinh tiểu học phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ
pháp và từ vựng. Vốn từ của các em tăng lên một cách đáng kể do được học
nhiều môn và phạm vi tiếp xúc được mở rộng. Khả năng hiểu nghĩa của các
em cũng phát triển: từ chỗ hiểu một cách cụ thể, cảm tính đến hiểu khái quát
và trừu tượng nghĩa của từ. Tuy nhiên, việc hiểu nghĩa bóng của từ còn khó
khăn với các em.

Ngôn ngữ viết được hình thành và phát triển mạnh. Tuy nhiên, ngôn
ngữ viết của các em vẫn nghèo hơn ngôn ngữ nói. Do hiểu từ ngữ chưa chính
xác, nắm ngữ pháp chưa chắc nên khi viết các em còn dùng từ sai, viết câu
chưa đúng, chưa biết chấm câu…
Trên cơ sở đó, kĩ năng đọc của các em được hoàn thiện. Tuy nhiên, các
em vẫn gặp khó khăn khi đọc hiểu do không có sự hỗ trợ của các biểu hiện
bên ngoài của ngôn ngữ (ngữ điệu, nét mặt,…) và do các em chưa hiểu được
các thủ thuật: từ nhấn mạnh, dấu biểu cảm, trật tự từ…
1.1.3.2 Tình cảm, cảm xúc của học sinh lớp 4,5
Tình cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lí của con người. Đối
với học sinh tiểu học, tình cảm, cảm xúc còn có vị trí đặc biệt vì nó là khâu quan
trọng gắn liền nhận thức và hoạt động của các em. Tình cảm tích cực không chỉ
kích thích các em nhận thức mà còn thúc đẩy các hoạt động. Tình cảm không tự
nhiên mà có, nó thường bộc lộ trong những hoàn cảnh “có vấn đề”.
Tình cảm, cảm xúc của các em thường gắn bó với những sự vật, hiện
tượng cụ thể, sinh động, gần gũi, thân quen. Hơn nữa, học sinh tiểu học
thường yêu cái đẹp, cái ngộ nghĩnh.

11


Như vậy, tình cảm, cảm xúc là những trạng thái tâm lí, không thể đồng
nhất với tư duy nhưng lại có quan hệ mật thiết với tư duy. Tìm hiểu đặc điểm
tâm lí của học sinh tiểu học ta thấy rất rõ điều đó. Với các em, nhờ kết quả
của tri giác, biểu tượng cao hơn nhận thức sự vật, hiện tượng bằng khái niệm,
các em hiểu hơn về chúng, từ đó có thái độ tình cảm yêu ghét đúng đắn hơn.
Mặt khác, nhờ tình cảm yêu thích sự vật này hay sự vật kia nên ở mỗi em khả
năng liên tưởng, tưởng tượng dần tốt hơn và biểu tượng được thực hiện thuận
lợi, dễ dàng. Đặc biệt, nhờ tình cảm yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh và cả
những cái mới, nếu được hướng dẫn, các em có khả năng thực hiện tưởng

tượng sáng tạo để tạo ra biểu tượng mới từ những biểu tượng ban đầu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Chương trình dạy học biện pháp nhân hóa tu từ trong Tiếng Việt 4, 5
Nội dung dạy học về biện pháp tu từ nhân hóa nằm trong phân môn
Luyện từ và câu, đây là một phân môn có vị trí và vai trò quan trọng trong
chương trình tiểu học. Phân môn Luyện từ và câu đã cung cấp cho học sinh
một số hiểu biết sơ giản về nhân hóa tu từ: khái niệm, cách thức nhân hóa.
Biện pháp nhân hóa tu từ không được giới thiệu cụ thể trong tiết học nào mà
chỉ xuất hiện trong hệ thống bài tập của phân môn Luyện từ và câu:
- Nhận biết phép nhân hóa trong câu: Cái gì được nhân hóa? Nhân hóa
bằng cách nào?
- Tập cảm nhận biện pháp nhân hóa tu từ
Ngoài ra, trong chương trình phân môn Tập đọc 4, 5 tập trung nhiều
văn bản nghệ thuật có sử dụng biện pháp nhân hóa tu từ. Các bài thơ có sử
dụng biện pháp nhân hóa tu từ trong chương trình Tập đọc 4, 5 được chúng
tôi thống kê như sau:

12


Tên các bài thơ

Khối lớp
Lớp Bốn

Tre Việt Nam, Gà Trống và Cáo, Bè xuôi sông La, Đoàn thuyền
đánh cá, Trăng ơi…từ đâu đến?, Dòng sông mặc áo, Chợ Tết.
Bài ca về Trái đất,Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà,

Lớp Năm


Trước cổng trời, Về ngôi nhà đang xây, Đất nước, Cao Bằng,
Cửa sông.

1.2.2 Thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa trong sách Tiếng Việt
lớp 4, 5
a, Mục đích khảo sát: Tìm hiểu thực trạng dạy học biện páp tu từ nhân hóa ở
lớp 4, 5 trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm rèn kĩ năng cảm nhận
nhân hóa tu từ trong các bài thơ cho học sinh lớp 4, 5
b, Nội dung khảo sát
Để tìm hiểu thực trạng dạy - học biện pháp tu từ nhân hóa chúng tôi đã
tiến hành điều tra, tìm hiểu thông tin qua các thầy, cô giáo ở trường Tiểu học
Định Trung, Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và thu được những kết quả sau:
 Những thuận lợi
- Về nhà trường:
+ Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục học sinh, có nhiều biện pháp hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động sư
phạm. Nhà trường tổ chức việc dạy 2 buổi/ ngày.
+ Đa số giáo viên dạy khối 4, 5 có nhiều kinh nghiệm giảng dạy
+ Giáo viên tận tụy, luôn tìm tòi những phương pháp phù hợp với đối
tượng học sinh để giảng dạy
+ Cơ sở vật chất nhà trường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh
- Về học sinh:
+ Các em đã làm quen với nhan hóa tu từ qua các bài tập trong phân
môn Luyện từ và câu ở lớp 3, vì vậy, đa số các em đã nắm dược kiến thức cơ
bản về nhân hóa (khái niệm, cách thức…).
13



+ Học sinh đều chăm ngoan, ham tìm hiểu, học hỏi, tích cực, chủ động
trong học tập
+ Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, nên đồ dùng học
tập đầy đủ
 Những khó khăn
- Đối với giáo viên:
+ Hình thức giảng dạy còn đơn điệu, thiếu sáng tạo, chưa thực sự sôi
động, cuốn hút học sinh. Một số giáo viên còn lúng túng, bám máy móc vào
sách giáo viên, chưa tạo ra tình huống để lôi cuốn học sinh
+ Trình độ của giáo viên chưa đồng đều
+ Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia
thời gian trên lớp cò dàn trải, chưa hợp lí
+ Đối với những bài tập khó so với trình độ chung của cả lớp, giáo viên
chưa biết cách gợi ý, dẫn dắt, nếu có thì chưa hợp lý.
+ Giáo viên chưa chú ý đến hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp
để tiết học có hiệu quả hơn
+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học (nếu có) trong giờ học cũng chưa hợp
lý, không rõ ràng về mục đích sử dụng… nên hiệu quả chưa cao.
- Đối với học sinh:
+ Khả năng hiểu và cảm nhận còn yếu. Đa số học sinh gặp khó khăn,
lúng túng khi sử dụng từ, còn dùng từ chưa phù hợp vì chưa hiểu nghĩa của
từ, vốn từ, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế.
+ Nhân hóa tu từ được coi là nội dung mới và khó, việc cảm nhận biện
pháp nhân hóa được coi là khó đối với các em, nên học sinh dễ cảm thấy áp
lực, căng thẳng, không tích cực tham gia xây dựng bài…

14


CHƢƠNG 2. NHỮNG BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ NHÂN

HÓA TU TỪ TRONG CÁC BÀI THƠ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5
Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc nhận biết biện pháp tu từ nhân
hóa. Mặt khác, do khả năng nhận thức mới ở mức độ đơn giản nên các em
cảm nhận biện pháp này chưa tốt. Bản thân giáo viên cũng lúng túng khi dạy
học nội dung này.
Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi đưa ra những biện pháp để rèn
kĩ năng cảm nhận biện pháp nhân hóa cho học sinh lớp 4,5 như sau:
2.1 Rèn cho học sinh nắm chắc khái niệm về nhân hóa
Trước hết, giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu rõ khái niệm về nhân
hóa, cũng như tác dụng của biện pháp tu từ này.
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn
được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở
nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con
người. Nhân hóa làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người.
Ví dụ như:
“Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau”
(Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, TV4, tập hai)
Con bò vàng được tác giả miêu tả bằng từ “ngộ nghĩnh” từ được dùng
để miêu tả đặc điểm của con người, đó là nhân hóa. Với việc sử dụng hình
ảnh nhân hóa, chú bò trông thật sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Ngoài chú
bò ngộ nghĩnh, hình như những tia nắng cũng trở nên tinh nghịch hơn vào
phiên chợ Tết. Chúng cứ “nháy” những ánh nắng mãi không thôi trong đồng
ruộng lúa. Còn những dãy núi, những ngọn đồi có thêm phần mềm mại, uyển
chuyển, điệu đà:

15


“Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh”.
Những dãy núi hùng vĩ nay mềm mại, dịu dàng khi khoác trên mình màu xanh
non tươi mới. Còn những ngọn đồi cũng biết làm đỏm, thoa lên mình màu son
đỏ tươi thắm của ánh bình minh. Tất cả cảnh vật như tươi mới đón một mùa
xuân mới sang, tạo cho chúng ta cảm nhận được không khí tươi vui, nhộn
nhịp của phiên chợ Tết. Mỗi vật mang một vẻ đẹp riêng, nhưng chúng đều trở
nên sinh động hơn, có hồn hơn là nhờ nhân hóa.
Hay:
“Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc
Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng”
(Về ngôi nhà đang xây, Đòng Xuân Lan, TV5, tập một)
Nhân hóa ở đây chính là việc tác giả miêu tả ngôi nhà có hành động
đứng tựa vào nền trời, và ngôi nhà cũng có hoạt động hít thở “thở ra” như con
người. Ngôi nhà đang xây dựng, cao sừng sững giống như đang tựa vào nền
trời xanh. Nó vẫn còn vương trên mình mùi nồng hăng của vôi vữa mới xây,
nhưng tác giả lại dùng từ “thở ra”. Nhân hóa đã gợi cho ta về hình ảnh những
ngôi nhà đang được xây dựng, có vẻ như ta có thể nhìn thấy, cảm nhận được
từng hoạt động, từng nhịp thở của nó, hình ảnh ngôi nhà trở nên sinh động hơn.
Ta cũng bắt gặp nhân hóa trong hình ảnh miêu tả trời nắng rất độc đáo, có hồn:
“Nắng đứng ngủ quên
Trên những bức tường”.
Nắng đang dựa vào tường mà ngủ quên đi. Nắng ở đây hiện lên với hình dáng,
tư thế của một con người. Những tia nắng không còn oi ả, chói chang mà thật
gần gũi, thân quen. Nhan hóa đã đem lại cho ánh nắng một hình ảnh mới lạ,
độc đáo, sinh động.
Mận ngọt Cao Bằng cũng vô cùng nhẹ nhàng, khéo léo:

16



“Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng”.
(Cao Bằng, Trúc Thông, TV5, tập hai)
Mận Cao Bằng cũng biết đón khách bằng vị ngọt của nó. Nhưng nó rất khéo
léo khi đón người khách một cách “dịu dàng”. Với tính từ này, ta có thể thấy
sự nhẹ nhàng, nâng niu của vị ngọt của mận nơi đây. Nhân hóa cùng với tính
từ mang tính gợi hình, gợi cảm làm cho mận thường ngày cũng có hình dáng,
cũng biết hành động, cũng có tính cách.
Có thể thấy, nhân hóa làm cho loài vật, cây cối vốn vô tri vô giác trở
nên sinh động, có hồn, có hình dáng, có cảm xúc.
Ngoài nội dung cơ bản trên, giáo viên có thể mở rộng thêm với học
sinh: Nhân hóa hay nhân cách hóa là một biến thể của ẩn dụ, ở đó người ta
chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối
tượng không phải là con người.
“Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, TV4, tâp một)
Nếu chỉ đọc hai câu thơ, chắc hẳn có người sẽ nghĩ hai câu thơ ấy đang
nói về người cha. Đúng, nói về người cha, nhưng đây là người cha “tre”. Cây
tre đã được nhân hóa bằng cách miêu tả cây tre bằng những từ ngữ chỉ thuộc
tính của con người “lưng trần, manh áo cộc, nhường”. “Lưng trần” chỉ bộ
phận của cơ thể người, “manh áo cộc” chỉ một trang phục của con người,
“nhường” là một hoạt động của con người, nhưng lại được dùng để miêu tả
cây tre, cho chúng ta thấy, cây tre cũng có những đức tính như một người cha,
nó cũng chịu khó khăn mệt nhọc, vất vả, nó cũng biết cho con của mình
những gì tốt đẹp nhất. Ta dường như có thể cảm nhận được tình cảm cha con

17



ở đây. Hình ảnh cây tre thật sinh động, chứa bao tình cảm, cây tre trở nên gần
gũi thân thương như một người cha vậy.
Ngắn gọn hơn, nhân hóa là gọi hoặc tả về tính nết, hoạt động của con
vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ dùng để gọi và tả người.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi”
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, TV4, tập hai)
Hình ảnh nhân hóa đã xuất hiện trong những câu thơ trên. “Sóng” được
nhân hóa với hành động “cài then” còn “màn đêm” được nhân hóa với hành động
“sập cửa”. Đây là những hành động mạnh của con người, vậy mà tác giả lại dùng
cho những con sóng để miêu tả trời đêm ngoài biển khơi. Ta có thể cảm nhận
được, nhìn thấy được những con sóng dữ dội, màn đêm đen kịt vây quanh bầu
trời, vậy mà đây lại là thời điểm đoàn thuyền ra khơi. Nhờ có nhân hóa, những
con sóng có hồn hơn, bầu trời đêm được miêu tả chính xác, rõ ràng hơn. Nhân hóa
ở đây là miêu tả sóng, trời đêm bằng những đọng từ chỉ hoạt động của con người
khiến chúng sinh động hơn, có hồn hơn, đem lại cảm xúc cho người đọc.
Nắm chắc khái niệm về nhân hóa là một khâu rất quan trọng để có thể cảm
nhận nhân hóa tu từ. Các em chỉ có thể cảm nhận khi biết được nhân hóa là gì,
nhân hóa là như thế nào? Để từ đó các em mới có thể xác định được hình ảnh
nhân hóa và cảm nhận được chúng.
2.2 Rèn kĩ năng nhận biết biện pháp nhân hóa.
Để cảm nhận tốt về giá trị nghệ thuật của biện pháp nhân hóa trong các
văn bản nghệ thuật, trước hết học sinh cần xác định đúng những chi tiết nhân
hóa, biện pháp nhân hóa trong các văn bản. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn
học sinh cách nhận biết biện pháp nhân hóa. Nhân hóa được hình thành bởi

18



các cách thức khác nhau, giáo viên nên hướng dẫn học sinh nhận biết biện
pháp nhân hóa dựa trên các cách thức đó.
Về các cách nhân hóa:
- Với nội dung: dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi sự vật.
Trước hết, giáo viên cho học sinh tập hợp những danh từ chỉ quan hệ
thân thuộc như: ông, bà, anh, chị, em, cô, chú…
Sau đó, hướng dẫn học sinh nhận biết những danh từ chỉ quan hệ thân
thuộc của con người trong nhóm trên khi đi với một danh từ chỉ con vật, đồ
vật, sự vật tự nhiên thì con vật, đồ vật, sự vật tự nhiên đó đã được nhân hóa.
Ví dụ:
Nhác trông vắt vẻo trên cành
Anh chàng Gà Trống tinh nhanh lõi đời
(Gà Trống và Cáo, La Phông - Ten, TV4, tập một)
Tác giả đã dùng từ “anh chàng” chỉ một thanh niên để chỉ con gà trống,
cho ta thấy hình ảnh một chú gà trống đẹp, mạnh mẽ với vóc dáng, thân hình
khỏe mạnh.
- Với cách dùng những từ vốn chỉ hoạt động, đặc điểm của con người
để chỉ hoạt động, đặc điểm của vật, giáo viên cần cho học sinh tập hợp những
động từ chỉ hoạt động, những tính từ chỉ tính chất, đặc điểm, trạng thái của
con người; hướng dẫn học sinh những từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái
của con người được gán cho đối tượng không phải là người thì đối tượng đó
đã được nhân hóa.
Ví dụ:
“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

19



(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy, TV4, tập một)
Một loạt hình ảnh nhân hóa được tạo nên bằng cách dùng những từ chỉ
tính chất của con người: siêng, cần cù, kham khổ; những từ chỉ hoạt động của
con người: vươn mình, hát ru để chỉ tính chất, hoạt động của cây tre. Cây tre
hiện lên với những hình ảnh thật sinh động mà giản dị, có những đức tính
chăm chỉ, cần cù như con người Việt Nam.
Một ví dụ khác, trong bài thơ “Tiếng đàn Ba - la - lai - ca trên sông Đà” :
“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trường ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp lánh sông Đà”
Tác giả đã miêu tả cảnh cả công trường nghỉ ngơi sau một ngày làm
việc vất vả, mệt nhọc. Tiếng đàn du dương đã đưa tất cả vào giấc ngủ, cả
những tháp khoan khổng lồ hay những chiếc xe ben, xe ủi cũng nghỉ ngơi.
Chúng cũng mệt nhọc, cũng cần được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc hết
công suất, thật đặc biệt hơn là chúng cũng biết suy nghĩ, tháp khoan chưa ngủ
mà còn đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Tác giả thật khéo léo khi dùng những từ
chỉ hoạt động, trạng thái của con người để miêu tả những chiếc xe, những cỗ
máy khoan vô chi vô giác.
Một hình ảnh khác:
“Trời thu thay áo mới
Trong sáng nói cười thiết tha”.
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi, TV5, tập hai)
Đất nước hôm nay đã có nhiều thay đổi, không khí mừng vui ngập tràn trong
mùa thu thắng lợi. Tác giả đã diễn tả không khí vui mừng bằng cách miêu tả
trời thu Hà Nội. Trời thu như cũng vui mừng, hòa vào không khí của đất nước
mà mặc lên mình chiếc áo tươi mới, trong xanh. Cảnh vật thu nay cũng nhộn

20


×