Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN 2016 Đổi mới cách ra đề Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.84 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

ĐỀ TÀI:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN
NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI
SỐNG THỰC TẾ

Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2015


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG

BẢN MÔ TẢ
SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN
NGỮ VĂN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
ĐỜI SỐNG THỰC TẾ

Hải Phòng, ngày 21 tháng 11 năm 2015


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Năm học 2015-2016
Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
Họ và tên: Đặng Phương Thảo
Sinh ngày: 26/01/1981
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hồng Bàng


Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học Ngữ văn
Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG THỰC TẾ
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ học Ngữ văn trong trường học phổ thông.
1.Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết:
Trong những năm gần đây, việc đánh giá học sinh dựa theo chuẩn kiến thức
kĩ năng và được cụ thể hoá ở các phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đối với
môn Ngữ văn, chuẩn đánh giá được xây dựng trên cơ sở sau:
Bám sát mục tiêu môn học với đặc trưng tính hình tượng
Bám sát nội dung đổi mới trong chương trình sách giáo khoa
Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra
Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn về bài tập trong dạy học đã rút ra những
hạn chế của việc xây dựng bài tập truyền thống như sau:
Tiếp cận một chiều, ít thay đổi trong việc xây dựng bài tập, thường là
những bài tập đóng.
Thiếu về tham chiếu ứng dụng, chuyển giao cái đã học sang vấn đề chưa
biết cũng như các tình huống thực tiễn cuộc sống.
Kiểm tra thành tích, chú trọng các thành tích nhớ và hiểu ngắn hạn.
Tính tích luỹ của việc học không được chú ý một cách đầy đủ.
Quá ít ôn tập thường xuyên và bỏ qua sự kết nối giữa vấn đề đã biết và vấn
đề mới.
Như vậy, việc đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng chỉ quan tâm đến kết
quả chưa quan tâm đến quá trình giải quyết các vấn đề, chỉ đánh giá được mức độ
đạt chuẩn, chưa đánh giá được năng lực của học sinh, đặc biệt không gắn liền với
các tình huống thực tiễn, do đó không chú trọng tới việc hình thành năng lực để
giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
Thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2015 – 2016 của Bộ
GDĐT, công văn số 951 của Sở GDĐT Hải Phòng hướng dẫn thực hiện đổi mới



kiểm tra, đánh giá nhấn mạnh: đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy đổi
mới phương pháp giảng dạy theo hướng hình thành năng lực học sinh.
Vì vậy việc đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận
đời sống thực tế là biện pháp đánh giá và hình thành các năng lực cụ thể cho học
sinh.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo:
+ Về nội dung, đề kiểm tra Ngữ văn cần bám sát những vấn đề thiết thực của
cuộc sống hôm nay. Đề kiểm tra cần gắn với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội hiện nay, tăng cường các câu hỏi mở, gắn liền với tình hình thực tế tại địa
phương, đề cập tới những vấn đề liên quan đến cuộc sống của giới trẻ.
+ Về hình thức, cần đổi mới cách ra đề theo hướng khai thác hiệu quả của
kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra. Đối với việc khai thác kênh hình trong
đề kiểm tra, giáo viên lựa chọn những hình ảnh thích hợp với đề bài, chú ý những
hình ảnh phải được lựa chọn từ những nguồn đang tin cậy, đảm bảo tính chính xác
về thông tin, không gây sự nhiễu loạn. Đối với việc khai thác cả kênh hình và
kênh tiếng qua thiết bị hỗ trợ, cần lựa chọn những đoạn phim ngắn, dung lượng
khoảng 2-3 phút, bám sát nội dung đề kiểm tra, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh tốt,
gắn với thực tiễn cuộc sống hôm nay. Giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim
tình huống để học sinh phân tích, giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn,
giúp các em có thể ứng dụng trong cuộc sống của chính mình.
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: Các tiết học ngữ văn và các tiết kiểm tra ngữ văn
trong nhà trường phổ thông đều có thể áp dụng giải pháp này.
- Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp: Sự đổi mới này giúp học sinh hình
thành và phát triển những năng lực sau: Năng lực giải quyết vấn đề, đặc biệt là
năng lực đối phó với các vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác,
năng lực tự quản bản thân…năng lực sử dụng công nghệ, Năng lực giao tiếp,
năng lực sử dụng Tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực tạo lập văn
bản. Các em sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc học như mục đích học tập

do UNESCO đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng
định mình.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
………………………….
…………………………..
…………………………..
(Kí tên, đóng dấu)

Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2015
Người viết đơn


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1/Tên sáng kiến:
ĐỔI MỚI CÁCH RA ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐỜI SỐNG THỰC TẾ
2/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giờ Ngữ văn trong trường trung học phổ thông.
3/Tác giả: Đặng Phương Thảo
4/Đơn vị áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Trường THPT Hồng Bàng
I. Mô tả giải pháp đã biết
Trong dạy học tích cực đánh giá là một yếu tố vô cùng quan trọng, gắn
liền với hoạt động dạy và học, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng dạy
và học. Theo quan niệm truyền thống, đánh giá chỉ là đánh giá một chiều: giáo
viên đánh giá học sinh và việc đánh giá thường chỉ được thực hiện chủ yếu dựa
vào điểm số của các bài kiểm tra cuối kì hoặc điểm số của các bài kiểm tra một
tiết. Theo quan điểm dạy học tích cực thì việc đánh giá phải diễn ra đa chiều: kết
hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, có thể tham chiếu thêm sự đánh giá
lẫn nhau giữa trò và trò. Việc đánh giá nên được diễn ra thường xuyên, liên tục
trong suốt quá trình học chứ không chỉ mang tính chất định kì như kiểm tra học kì

hoặc giữa kì. Ở một mức độ cao hơn, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự
đánh giá không chỉ bằng điểm số mà phản hồi lại cho giáo viên những nỗ lực, quá
trình phấn đấu và kết quả mà mình đạt được.
Một yêu cầu tất yếu là khi chúng ta chuyển mục đích dạy học sang phát
triển năng lực của người học thì việc đánh giá cũng phải là đánh giá theo năng lực
của người học. Bước đầu làm rõ khái niệm đánh giá theo năng lực chúng ta có thể
xem xét nó trong mối quan hệ với đánh giá theo kĩ năng. Đánh giá trên cơ sở kĩ
năng là đánh giá một kĩ năng độc lập nào đó của học sinh, có thể là kĩ năng tổng
hợp (nghe, nói, đọc, viết, giao tiếp, thuyết trình…) hoặc kĩ năng của từng lĩnh vực
cụ thể như (kĩ năng lí luận, kĩ năng giải toán…).
Trong khi đó năng lực là một thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng và
thái độ không tách biệt lẫn nhau. Do đó, đánh giá học sinh theo cách tiếp cận
năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không
chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và
thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”.
Như vậy, so với việc đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, việc đánh giá
theo năng lực là bước phát triển cao hơn, chú trọng hơn đến khả năng vận dụng
kiến thức, kĩ năng trong những tình huống thực tiễn, làm phong phú hơn vốn sống,
vốn hiểu biết của học sinh, kết nối kiến thức, kĩ năng trong nhà trường với thực
tiễn đời sống, phát triển tư duy sáng tạo, độc lập của học sinh.


Môn Ngữ văn là bộ môn có những đặc thù riêng, vì vậy việc đánh giá theo
hướng phát triển năng lực góp phần hình thành những năng lực chuyên biệt của bộ
môn: Năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn bản (năng lực đọc
văn), năng lực tạo lập văn bản (năng lực làm văn). Những năng lực đó đều rất cần
thiết cho học sinh trong cuộc sống.
Vì vậy yêu cầu đặt ra với một đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo
hướng phát triển năng lực của học sinh cần phải chú trọng nhiều đến tính thử
thách, tính ứng dụng, tính hấp dẫn, tính thời sự, tính thẩm mĩ, ngoài những yêu

cầu cơ bản, truyền thống: tính khoa học, tính giáo dục.
Thực tế hiện nay, phần lớn những bộ đề kiểm tra đánh giá vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu của việc đổi mới theo hướng phát triển năng lực học sinh. Các
câu hỏi chú trọng tới tính khoa học, tính giáo dục nhưng nặng tính hàn lâm, kinh
viện, cách đặt vấn đề mòn cũ, đóng băng, không phát huy được cá tính sáng tạo
của học sinh. Vì vậy việc đổi mới cách ra đề kiểm tra Ngữ văn theo hướng tiếp
cận đời sống là một giải pháp tích cực bám sát định hướng đổi mới giáo dục tiếp
cận năng lực học sinh.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
II.1 Tính mới, tính sáng tạo:
Đổi mới cách ra đề kiểm tra môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống là
một giải pháp giúp hình thành những năng lực cụ thể cho học sinh. Sự đổi mới đó
khiến cho học sinh có cảm giác môn học trở nên gần gũi, thiết thực, hữu ích, từ đó
các em sẽ chủ động hơn trong việc học của mình.
II.1.1.Về nội dung, đề kiểm tra Ngữ văn cần bám sát những vấn đề thiết thực
của cuộc sống hôm nay.
Đề kiểm tra cần gắn với những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.
Mục đích là để tạo cho các em thói quen quan tâm đến những biến động trong
cuộc sống của chính mình. Học sinh THPT chính là chủ nhân tương lai của đất
nước, bởi vậy các em cần phải có những nhận thức đầy đủ, khách quan về những
vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội đang diễn ra xung quanh. Đề kiểm tra môn Ngữ
văn khai thác những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội để các em có cơ hội thể hiện
những hiểu biết, bày tỏ quan điểm của mình và từ đó thấy cần có trách nhiệm
trong việc dựng xây quê hương, tổ quốc.


Ví dụ:
Đề đọc hiểu văn bản
Đọc bài thơ sau của nhà thơ Thanh Thảo
bông súng tím mọc lên từ nước 1/ Những thông tin sau đây đúng hay sai:

bão Haiyan mọc lên từ biển
a/ Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của
phong trào thơ Mới 32 – 45
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
b/ Bài thơ được viết theo thể tự do
bông súng tím cho tôi bình yên
c/ Bài thơ gieo vần chân
d/ Bài thơ về đề tài tình yêu
rồi có thể người ta quên mà nhớ 2/ Xác định chủ đề của bài thơ? Chủ đề của bài
thơ được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật
trong siêu bão một bông súng nở nào?
3/ Thủ pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để
bông súng ấy màu tím
khắc hoạ hình tượng nghệ thuật của bài thơ?
bão Haiyan màu gì?
4/ Câu thơ: trong siêu bão một bông súng nở gợi
(Báo thanh niên chủ nhật, nhắc đến một tứ thơ, một câu chuyện hay một
17/11/2013)
câu tục ngữ, ca dao nào cùng một ý nghĩa?
5/ Hai câu kết gợi cho em xúc cảm, suy ngẫm
gì?
Đề nghị luận xã hội
Em bé xấu số đó là Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến
từ thị trấn Kobahi phía bắc Syria, gần biên
giới Thổ Nhĩ Kỳ, nơi đang là điểm nóng chiến
tranh giữa IS và lực lượng người Kurd. Em nằm
trên bãi biển, tay xuôi theo thân, úp mặt xuống cát.
Nhìn Aylan giống như một thiên thần nhỏ đang say
ngủ. Nhưng thiên thần nhỏ sẽ không bao giờ tỉnh
lại.

(Dẫn theo báo Dân trí)
Hãy viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ quan
điểm của anh/chị về những thông điệp trong bức
ảnh Em bé Syria trên bờ biển.
- Tăng cường các câu hỏi mở, tức là cách hỏi phải có hướng để cho người làm phải
tự tư duy theo cách hiểu biết của bản thân qua “kiến thức nền” đã chiếm lĩnh, và
làm theo suy nghĩ của riêng mình. Mỗi một cá nhân có một khả năng tư duy nhất
định theo trình độ nhận thức. Cách xử lý đề mở sẽ phân hóa rõ trình độ của người
làm.


Ví dụ:
Đề nghị luận văn học
Mỗi nhân vật văn học được xây dựng đều thể hiện mục đích sáng tác của
nhà văn. Mục đích của Nguyễn Thi khi xây dựng nhân vật Việt (Những đứa con
trong gia đình) là gì?
- Đề kiểm tra cần khai thác những vấn đề mang tính địa phương. Những vấn đề liên
quan đến quê hương, đến địa bàn sinh sống và học tập sẽ khiến học sinh thấy gần
gũi với bản thân, từ đó tạo nên sự hứng thú cho các em khi làm bài. Những tên
đất, tên người quen thuộc với các em giúp các em huy động được những hiểu biết
ngoài sách vở vào để giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
Đề kiểm tra đọc hiểu
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
Nhờ có ông Nguyễn Văn Xá tình nguyện ra “canh” đoạn đường ngang giao
cắt với đường sắt cạnh trạm thu phí đường bộ QL5, mà 5 năm nay đường ngang
Dụ Nghĩa (thuộc xã Lê Thiện, huyện An Dương, TP. Hải Phòng) đã không xảy ra
vụ tai nạn đáng tiếc nào. Tuổi đã cao, sức đã yếu, việc đi lại phải nhờ cả vào đôi
nạng, song ông bảo, còn sống ngày nào là ông còn làm việc nghĩa ngày đó.
(…) Là người gác tàu không công duy nhất của Hải Phòng, song ông luôn

làm việc rất cẩn trọng, tất cả đều được ghi chép chi tiết, cụ thể. Ông kể: “Năm
2010, mặc dù đã ra hiệu dừng xe, nhưng do lái xe bất cẩn, một chiếc taxi chở
khách phi qua đường tàu, đến giữa đường ray thì chết máy, lúc này đã đến giờ
tàu sắp chạy qua. Hoảng hốt, tôi vội vã gọi điện thoại lên ga Dụ Nghĩa, báo với
lái tàu để giảm tốc. Gọi xong là ra ngoài hò hét người dân dồn sức để đẩy xe taxi,
xe vừa thoát khỏi đường ray thì tàu cũng chạy qua.”
(Thụy Nguyên - Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô ngày 23/6/2014)
1/ Xác định nội dung của văn bản trên? Đặt tiêu đề cho văn bản.
2/ Văn bản trên đề cập đến nét đẹp truyền thống nào của con người Việt Nam?
3/ Trong cuộc sống ngày hôm nay, truyền thống đó đã và đang được thể hiện như
thế nào?


Đề nghị luận xã hội
Nhằm phục vụ cho việc thi công cầu Niệm
Nghĩa (quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) các
phương tiện giao thông phải di chuyển trên 2 cầu
phao tạm, gây ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Tuy nhiên việc treo biển xin lỗi người đi đường đã
tạo được sự thông cảm của người dân. Một chiến
sĩ CSGT đội 1 (Lê Chân) chia sẻ: “Việc các nhà
thầu căng biển xin lỗi người đi đường là một việc
làm rất hay, phần nào được lòng người dân, làm
giảm áp lực, sự tức giận vì phải đi trong cảnh ùn
tắc”
(Báo Tuổi trẻ)
Từ những thông tin trên, anh/chị hãy viết bài
văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của mình

- Đề kiểm tra lựa chọn những chủ đề liên quan đến nhịp sống giới trẻ trong thời

đại mới. Những vấn đề của chính thế hệ các em sẽ được các em quan tâm, tìm tòi,
lý giải. Quá trình tiếp cận và giải quyết yêu cầu của đề cũng chính là quá trình tìm
tòi, khám phá về chính cuộc sống của các em. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra các
em cũng đồng thời hoàn thành một quá trình tự nhận thức về bản thân.
Ví dụ:
Đề đọc hiểu văn bản
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng
quan trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội
đang làm chúng ta xa cách nhau hơn?
Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu
tiếp khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt
bữa tiệc, chứng tỏ bạn rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người
chăm chú dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang
xem gì qua cách họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại
vừa bình luận, nói cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa,
ngay trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook
ngay tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy.”…
(Gần mặt…cách lòng - Lê Thị Ngọc Vi - Tuổi trẻ Online 04/05/2014)
a/ Đoạn văn trên nói về thực trạng gì đang phổ biến hiện nay?


b/ Những người đi dự đám cưới ở đoạn văn trên quan tâm tới điều gì? Điều đó trái
với sự tiếp đón của gia chủ ra sao?
c/ Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì khi đặt nhan đề cho bài báo? Em hiểu
nhan đề đó như thế nào?
Tóm lại:
Với việc ra đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời

sống thực tế, để có những bài viết thuyết phục, học sinh căn cứ vào khả năng phát
hiện vấn đề, khả năng huy động những kiến thức đã học (bao gồm kiến thức tiếng
Việt, đọc văn, làm văn, kiến thức liên môn), khả năng vận dụng ngôn ngữ để trình
bày, lý giải vấn đề theo chính kiến của mình. Như vậy, ngoài những kiến thức đã
học trong chương trình, sách giáo khoa, đáp ứng yêu cầu chuẩn kiến thức - kỹ
năng - thái độ, giáo viên cần khuyến khích học sinh tích lũy những hiểu biết mang
tính xã hội, cập nhật những vấn đề mang tính thời sự.
Tuy nhiên, những vấn đề thực tiễn được lựa chọn phải theo hướng tích cực,
bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, phù hợp với thuần phong,
mỹ tục của người Việt Nam, phù hợp với đặc trưng tâm lý, lứa tuổi của học sinh,
đảm bảo tính thẩm mỹ.
II.1.2 Về hình thức, cần đổi mới cách ra đề theo hướng khai thác hiệu quả của
kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra.
Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, thông tin bùng nổ theo
từng phút, việc sử dụng kênh hình, kênh tiếng trong đề kiểm tra, thu hút sự chú ý
của các em, phát huy tính tích cực, tăng tính hấp dẫn, tính thẩm mỹ cho đề thi.
Hiện nay, tại phòng học của nhiều trường THPT trong thành phố đều được trang
bị thiết bị phục vụ tốt cho việc khai thác kênh hình, kênh tiếng trong kiểm tra đánh
giá vì vậy giải pháp này hoàn toàn có tính khả thi.
- Đối với việc khai thác kênh hình trong đề kiểm tra: giáo viên lựa chọn
những hình ảnh thích hợp với đề bài, chú ý những hình ảnh phải được lựa chọn từ
những nguồn đang tin cậy, đảm bảo tính chính xác về thông tin, không gây sự
nhiễu loạn.

Ví dụ :


Đề nghị luận xã hội
Bức ảnh Em bé đầu hàng được phóng viên Thổ Nhĩ Kì
Osman Sagirli chụp tại trại tị nạn Átmen gần biên giới Thổ Nhĩ

Kì – Syria. Em bé Hudea, bốn tuổi, em cùng mẹ và ba anh chị
em khác đi sơ tán, bố Hudea đã mất trong một trận đánh bom
tại thành phố Hama, Syria. Chia sẻ về bức ảnh này, Sagirli nói:
“Cô bé nhăn mặt khi nhìn thấy tôi, bé cắn môi, sau đó chầm
chậm giơ hai tay lên, bé đứng đó mà không nói một lời, thực sự
rất khó để có thể thuyết phục cô bé rằng cái tôi đang cầm chỉ là
máy ảnh chứ không phải một khẩu súng.”
Từ bức ảnh và lời chia sẻ trên, hãy viết một bài văn ngắn
bộc lộ suy nghĩ của anh/chị về tội ác của chiến tranh cũng như
vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ nền hoà bình thế
giới.

Hình ảnh em bé trong bức ảnh, khuôn mặt ngây thơ nhưng ánh mắt toát lên
sự cam chịu đã tác động trực tiếp tới cảm xúc của học sinh, từ đó dẫn đến những
nhận thức mới về tội ác của chiến tranh: Chiến tranh biến những em bé hồn nhiên
vô tư thành những tù nhân sẵn sàng cam chịu, chấp nhận số phận của mình. Các
em có thể sống sót qua cuộc chiến tranh này, nhưng tâm hồn trẻ thơ của các em đã
bị vĩnh viễn bị chiến tranh huỷ diệt. Cũng từ đó, các em học sinh nhận thức rõ hơn
về trách nhiệm của chính thế hệ mình trong việc bảo vệ cuộc sống hoà bình, no
ấm.
Tương tự như vậy, ở đề nghị luận xã hội sử dụng bức ảnh chụp tấm biển xin
lỗi người dân của nhà thầu xây dựng, bức ảnh được lựa chọn có dòng chữ “Chúng
tôi thành thật xin lỗi đã làm cản trở quí vị, bên cạnh đó là hình ảnh một nhân vật
hoạt hình ngộ nghĩnh, đáng yêu. Hình ảnh đó đã làm người đi đường thấy nhẹ
nhõm, thậm chí họ có thể mỉm cười, quên đi những bực bội, bất tiện vì quá trình
thi công.
Những hình ảnh mang tính trực quan sinh động được đưa vào đề kiểm tra
có tác dụng làm cụ thể hoá yêu cầu của đề, ẩn chứa những thông điệp mở, khơi
gợi ở học sinh những hướng tiếp cận đời sống khác nhau.
Đối với việc khai thác cả kênh hình và kênh tiếng qua thiết bị hỗ trợ, cần

lựa chọn những đoạn phim ngắn, dung lượng khoảng 2-3 phút, bám sát nội dung
đề kiểm tra, hiệu ứng âm thanh và hình ảnh tốt, gắn với thực tiễn cuộc sống hôm
nay. Giáo viên có thể sử dụng những đoạn phim tình huống để học sinh phân tích,
giải quyết những vấn đề mang tính thực tiễn, giúp các em có thể ứng dụng trong
cuộc sống của chính mình.
Ví dụ: Đoạn phim ngắn về an toàn giao thông, bạo hành gia đình, về vấn đề
thi cử, hoặc một đoạn phim về việc tàu chiến của Trung Quốc phun vòi rồng vào


tàu tuần tra bảo vệ của Việt Nam, hình ảnh khủng bố ở Paris ngày 13 tháng 11
năm 2015…
Với mỗi đoạn phim, giáo viên có thể đặt ra 2 câu hỏi:
1/ Hãy viết bài văn nghị luận xã hội bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng
được đề cập trong đoạn phim trên!
2/ Đoạn phim trên chứa đựng thông điệp gì? Hãy bày tỏ quan điểm của anh/chị về
thông điệp đó.
Cách hỏi 1 dành cho học sinh trung bình, khá.
Cách hỏi 2 dành cho học sinh giỏi.
Tóm lại:
Việc khai thác kênh hình, kênh tiếng đã được sử dụng và phát huy hiệu quả
trong quá trình dạy học môn Ngữ văn, việc tiếp tục khai thác kênh hình và kênh
tiếng trong kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn là sự phát triển hợp lý. Điều này cũng
phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại, phù hợp với sở thích của các em học
sinh. Tuy nhiên về phía giáo viên, việc sử dụng kênh hình, kênh tiếng trong kiểm
tra đánh giá đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, khả năng sử dụng công nghệ tốt, khả
năng tiếp cận các vấn đề mang tính thời sự cao. Những điều đó góp phần hoàn
thiện phẩm chất của người giáo viên trong thời hiện đại.
II.2 Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Đổi mới đề kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận đời sống thực tế có khả
năng áp dụng nhân rộng ở tất cả các trường THPT trong cả nước với những mức

độ khác nhau. Trong giờ học, giáo viên có thể sử dụng câu hỏi để hình thành tri
thức mới, để khắc sau kiến thức đã học…Trong các giờ kiểm tra 15 phút, 45
phút, giáo viên có thể áp dụng đề kiểm tra, đánh giá tiếp cận đời sống thực tế một
cách linh hoạt.
II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được áp dụng giải pháp:
a.
Hiệu quả kinh tế: hoạt động này dựa trên việc giáo viên tự sưu tầm, tự
nghiên cứu, sử dụng thiết bị sẵn có trong nhà trường nên không tốn kém kinh tế.
b.
Hiệu quả về mặt xã hội:
- Tạo ấn tượng và tâm lí tốt về giờ kiểm tra Ngữ văn nói riêng, môn học Ngữ văn
nói chung, từ đó các em yêu thích hơn môn học này trong nhà trường.
- Đổi mới cách ra đề theo hướng tiếp cận đời sống thực tiễn góp phần hình thành
nhiều năng lực cho học sinh:
+ Các năng lực chung cốt lõi: Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp - Năng lực
tìm kiếm, tổ chức, xử lí thông tin - Năng lực sử dụng công nghệ - Năng lực phát
hiện và giải quyết vấn đề, đặc biệt là năng lực đối phó với các vấn đề thực tiễn
trong cuộc sống.
+ Các năng lực chuyên biệt của môn Ngữ văn - Năng lực sử dụng tiếng Việt Năng lực tiếp nhận văn bản (năng lực đọc văn) - Năng lực tạo lập văn bản (năng
lực làm văn)
Những năng lực này hết sức cần thiết và bổ ích với các em trong nhà trường
và ngoài cuộc sống.


PHỤ LỤC
SẢN PHẨM MINH CHỨNG
I.

Ma trận đề thi THPT Ngữ văn theo hướng tiếp cận đời sống.
Thông hiểu Vận dụng

Mức độ Nhận biết
Chủ đề
Thấp
Cao
I.Đọc hiểu
- Nhận diện -Tác dụng Vận
dụng
a. Thơ trữ
được
nội của
biện hiểu biết về
tình
dung, phương pháp tu từ đoạn thơ vào
thức biểu đạt đối với việc việc
bình
của văn bản.
thể hiện cảm luận, đánh giá
- Các biện xúc
của một
quan
pháp tu từ, các nhân vật trữ niệm.
yếu tố ngôn tình
trong
ngữ
nghệ đoạn thơ.
thuật.
Bày tỏ những
cảm xúc cá
b. Văn bản -Trình
bày -Hiểu

đặc nhân
được
nhật dụng
thông tin về điểm
thể khơi gợi từ
văn
bản loại.
văn bản.
(phong cách, -Lý giải sự
nội dung)
hấp dẫn của
văn bản

Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:
II.Làm văn
1.NLXH

4
1,0
10%

2
1,0
10%

2
1,0
10%

Vận dụng
những hiểu
biết về văn
hoá, xã hội và
kỹ năng tạo
lập văn bản để
viết bài nghị
luận xã hội về
một tư tưởng,
đạo lý, một
hiện tượng

Tổng

8
3,0
30%


Số câu:
Số điểm
Tỷ lệ
2. NLVH
Số câu:
Số điểm:
Tỷ lệ:

Tổng
Số câu:
Số điểm:

Tỷ lệ:
I.
Đề kiểm tra.
PHẦN ĐỌC HIỂU
Đề 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

đời sống
1,0
3,0
30%

1,0
3,0
30%
Vận dụng
kiến thức
đọc hiểu và
kỹ năng tạo
lập văn bản
để viết bài
văn Nghị
luận văn
học về một
nhân vật;
một đoạn
thơ, bài
thơ) kết
hợp với
vấn đề xã

hội.


Thầy năm nay đã 79 tuổi, thầy được “cắp
sách đến trường” liên tục từ cấp 1, cấp 2, cấp
3, rồi đại học, sau đại học, nghiên cứu sinh và
lấy bằng tiến sĩ… Và bây giờ khi nhìn lại cuộc
đời đã qua của mình, thầy phải thừa nhận
rằng những điều mình đã được học ở trường
thực ra không phải là toàn những “bảo bối”,
cũng không phải là những “cẩm nang thần
diệu” giúp cho thầy bước vào cuộc sống đời
thường, một thực tế rất sôi động, đầy cơ hội
và cạm bẫy..., trong đó cái đúng, cái sai, cái
thiện, cái ác nhiều khi khó phân định rõ ràng.
Bởi vậy với tư cách là một thầy nhiều tuổi
nghề và nhiều tuổi đời, thầy muốn nhắn nhủ
với các em rằng: “Biển học là mênh mông,
trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng
chỉ là những vùng biển gần bờ mà thôi”
(Trích từ bài phát biểu của giáo sư Văn Như
Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế
Vinh trong lễ khai giảng năm học 2015 –
2016)

1.
Văn bản trên được viết theo
phong cách ngôn ngữ gì?
2.
Ghi lại câu văn quan trọng

nhất trong văn bản. Anh/chị có
đồng tình với quan niệm đó
không?
3.
Điểm mới ở bài phát biểu
khai trường trên là gì?

Đề 2
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tết Trường Sa - là cành mai núi theo những người lính trẻ lên tàu ra đảo,
là bồng bềnh những chuyến xuồng chuyển tải hàng từ hậu phương đến với điểm
đảo chơi vơi giữa trùng khơi...
Về điều kiện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống cho anh em thì mọi cơ sở
vật chất đưa ra đều đảm bảo, tròn trịa 100%... Heo đưa ra sống hết. Năm ngoái,
khi đưa heo ra đã bị uống nước mặn, có đảo đoàn vừa đến thì heo cũng bị chết.
Còn năm nay, trên từng đảo đều có được tiếng lợn thịt kêu đúng vào ngày giáp tết
là “sướng” và vui đối với anh em lính ở các nơi đảo xa ấy lắm. Như vậy là bộ đội
chúng tôi cũng có thịt heo để gói giò, gói bánh...
Các thực phẩm khác từ củ khoai tây, cà rốt... đều đưa được ra. Tết của anh
em trên các đảo sẽ có được cả âm thanh, hương vị ngày tết như của quê nhà. Đó
là một trong những cái “sướng nhất” với chúng tôi trong việc chuẩn bị tết năm
nay cho các đảo.
( Dẫn theo trang web: />

1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu đặc trưng của phong
cách đó?
2. Xác định nội dung của văn bản? Đặt tên cho văn bản
3. Sự hấp dẫn của văn bản trên được thể hiện ở những yếu tố nào?
4. Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì?
Đề 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Những hàng cây lặng lẽ bảo vệ mình
Bằng chính búp của thói quen đem tặng
Trời bỗng gần hơn mây bớt vắng
Cây gày gò bừng thức có tình sao
Cùng lúc đó một tên dậy sớm
Đi tìm dao như mọi sáng đi tìm
Và nó chặt
Và tiếng chim tan vỡ...
Không hiểu vì sao bóng mát bị trả thù
Bị xua đuổi tội tình đến vậy
Tôi thành kẻ bị lột trần trơ trẽn
Cả lũ nhìn nhau côi cút dưới bầu trời.
Kìa nó đấy, kẻ chặt cây lại đến
Tôi lặng lẽ lo âu cho những người đứng cạnh.
(Hữu Thỉnh)
1. Ngoài phương thức biểu đạt biểu cảm, bài thơ trên còn sử dụng phương
thức biểu đạt nào?
2. Nêu nội dung chính của bài thơ? Đặt tên cho bài thơ.
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Không hiểu vì sao
bóng mát bị trả thù/Bị xua đuổi tội tình đến vậy?
4. Hãy nhận xét điều suy tư của tác giả thể hiện trong dòng thơ: Kìa nó đấy,
kẻ chặt cây lại đến/ Tôi lặng lẽ lo âu cho những người đứng cạnh. Viết câu trả lời
trong khoảng 5 -7 dòng.

Đề 4
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh


Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi"
(Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến)
1. Nhân vật trữ tình đã gửi gắm cảm xúc, tâm tư gì vào đoạn thơ?
2. Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhận thức gì về Tổ quốc xưa và nay?
3. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong
đoạn thơ?
Đề 5
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“...Những khi gió lớn, biển quăng mình theo những cột sóng thì nhà giàn oằn
mình kẽo kẹt. Đại úy Nguyễn Đình Hoán, nhân viên quân y ở nhà giàn DK1/21,
cười nói: “Là lính nhà giàn phải có thần kinh thép không thì khó bề bám trụ với
biển khơi. Ở đây trên thì có trời, giữa có tấm sàn nhà bằng sắt, dưới là sóng bạc
đầu, san hô và cá mập. Vì thế, anh em nhà giàn hay nói đùa lính nhà giàn là
những người đầu đội trời, chân đạp sắt”...
Những đêm giông bão kéo về, anh em nhà giàn dường như không ngủ. Thượng úy
Nguyễn Văn Khương tâm sự: “Nhiều đêm sóng lớn làm rung rinh cả nhà giàn,
anh em phải gối áo phao để ngủ. Trên đầu giường ai cũng chuẩn bị 1,5 lít nước
ngọt, tỏi, gừng để chống rét, thuốc chống cá mập...phòng khi bất trắc xảy ra. Đã
ra đây thì phải chấp nhận đối diện với hiểm nguy, chấp nhận hi sinh để biển đảo
quê hương được trường tồn...”.
(Trích 72 giờ trên nhà giàn DK1, báo Tuổi trẻ- thứ bảy, 05/09/2009)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn bản trên? Chỉ ra
những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó?
2. Xác định nội dung của đoạn văn bản trên?

3. Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn văn bản trên?
4. Hãy thể hiện cảm xúc của mình sau khi đọc xong văn bản trên. Độ dài từ 5
đến 7 dòng.

I.
1.
Đề 1

PHẦN LÀM VĂN
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự
việc sau :


Ngày 10/04/2014, nhiều nhân viên trong siêu thị Vĩ Yên
(huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phát hiện chuông chống
trộm báo động ở khu vực cửa kiểm soát. Lúc này em
P.T.S (học sinh lớp 7A4, trường THCS Chu Văn An,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đang bước qua cửa. Ngay
sau đó, nhiều nhân viên trong siêu thị yêu cầu em S cho
kiểm tra và phát hiện có 2 cuốn truyện chưa tính tiền.
Nhân viên siêu thị đã dùng băng keo trói dang hai tay S
vào lan can tầng 2, đồng thời treo tấm biển “tôi là
người ăn trộm” trước ngực nữ sinh này.
Đề 2
Những hoạt động hưởng ứng “Giờ trái đất” đã trở thành phong trào thường
niên của Việt Nam. Tuy nhiên gần đây có ý kiến cho rằng những hoạt động nhằm
cổ vũ, tuyên truyền cho “Giờ trái đất” đã gây tốn kém hơn rất nhiều so với lợi ích
đạt được. Ý kiến của anh (chị) như thế nào ? Hãy đề xuất những giải pháp theo

anh (chị) là thiết thực, phù hợp hơn cả.
Đề 3
“Chuyên mục Việc tử tế của Chuyển động 24h gồm những câu chuyện
dung dị, nhân văn trong đời sống thường ngày đã phần nào lan tỏa, cộng hưởng
những việc làm tốt đẹp trong đời sống thường nhật, chạm đến cảm xúc của nhiều
khán giả. Để đáp lại tình cảm đó của khán giả và cũng là để tri ân khán giả, Gala
Việc tử tế mang chủ đề “Gieo hạt từ tâm” được thực hiện nhằm tôn vinh những
tấm gương làm việc tử tế trong năm 2014, tôn vinh lối sống đẹp…
(Dẫn theo http//www.baomoi.com)
Từ những thông tin trên, anh/chị hãy viết một bài văn về chủ đề: Việc tử tế
quanh ta.
Đề 4
Anh, chị viết một bài văn ngắn, trình bày suy nghĩ của mình về hành động
dũng cảm cứu người của một cô gái – thành viên thủy thủ đoàn trên chiếc phà
Sewol trong vụ tai nạn ngày 16/4/2014 qua đoạn tin sau:
Cô Park Ji Young, 22 tuổi, một thành viên thủy thủ đoàn, là một trong số
những người hùng trên chiếc phà Sewol. Park đã mất mạng trong khi cố gắng
đảm bảo cho tất cả các hành khách trên tầng thứ 3 và 4 của con tàu đều mặc áo
phao và tìm được lối thoát. Vì thế, khi con tàu bị lật nghiêng, Park đã kịp thời đẩy
những hành khách ra ngoài. Bởi cô nghĩ: “Tôi chỉ ra khỏi tàu sau khi chắc chắn rằng
mọi hành khách đã thoát ra ngoài” – Một người sống sót đã kể lại như thế.
(Theo ngày 18/4/2014)


Đề 5

Trong thời gian gần đây, những bức ảnh của các sinh viên Việt Nam chụp
tại Hoàng thành Thăng Long đã tạo nên những dư luận trái chiều. Hãy bày tỏ suy
nghĩ của anh/chi về thái độ của người Việt trẻ với những giá trị lịch sử dân tộc
trong thời đại nay.

2.
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1
Viết về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm văn học lớp 12 đã để lại cho
anh (chị) nhiều ấn tượng sâu đậm?
Đề 2
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ là tiếng nói
của trái tim một người phụ nữ đang yêu sôi nổi, bồng bột. Ý kiến khác thì nhấn
mạnh: bài thơ là tiếng nói của trái tim người phụ nữ đang yêu thầm lặng, sâu
lắng.
Từ cảm nhận của mình về bài thơ Sóng, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.
Đề 3
Về một nét đẹp của sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của
Nguyễn Tuân.
Đề 4
Nhân vật anh/chị yêu mến nhất trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của
Tô Hoài?
Đề 5
Theo em, điểm thành công của vở kịch « HồnTrương Ba, da hàng thịt »
của tác giả Lưu Quang Vũ là gì ? Vì sao ?



×