Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên, `tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền vững (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Nguyễn Văn Cƣờng

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT
HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN HUYỆN TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH LÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO
SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Trần Văn Thụy

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN .........................................................................................5
1.1. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật .......................................5
1.1.1. Trên thế giới: .....................................................................................................5
1.1.2. Ở Việt Nam: .......................................................................................................6
1.2. Nghiên cứu đa dạng quần xã thực vật ..............................................................7
1.2.1. Trên thế giới ......................................................................................................7
1.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................9
1.3. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn trên Thế
giới và ở Việt Nam ...................................................................................................10


1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................10
1.3.2. Ở Việt Nam: .....................................................................................................13
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu .......................................................................17
1.4.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ......................................................................17
1.4.2. Điều kiện địa hình, địa mạo ............................................................................17
1.4.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn ...............................................................18
1.4.4. Đặc điểm thổ nhưỡng .....................................................................................21
1.4.5. Kinh tế xã hội ..................................................................................................22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................25
2.2.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá .................25
2.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................................................25
2.2.3. Phương pháp viễn thám, hệ thống thông tin địa lý .........................................28
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30
3.1. Khái quát đánh giá nhân tố sinh thái hình thành đa dạng sinh học thực vật......30
3.1.1. Nhân tố sinh thái tự nhiên ...............................................................................30
3.1.2. Nhân tác ..........................................................................................................32

1


3.2. Đa dạng sinh học hệ thực vật hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông ven
biển huyên Tiên Yên ...............................................................................................33
3.2.1. Đa dạng loài thực vật ......................................................................................33
3.2.2. Đa dạng cấu trúc hệ thống hệ thực vật ...........................................................34
3.2.3. Đa dạng dạng sống hệ thực vật.......................................................................39
3.2.4. Đặc trưng các yếu tố địa lý hệ thực vật ..........................................................40
3.2.5. Giá trị đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái ngập mặn huyên Tiên Yên ............43
3.2.6. Đa dạng thảm thực vật ....................................................................................46

3.3 Định hƣớng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững hệ sinh thái RNM
huyện Tiên Yên ........................................................................................................52
3.3.1. Xây dựng quy hoạch chi tiết và đồng bộ để phát huy những giá trị và chức
năng đa dạng của rừng ngập mặn ............................................................................52
3.3.2. Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá hiện trạng rừng .............................52
3.3.3. Thực hiện các chương trình phục hồi rừng ngập mặn, phù hợp với điều kiện
tự nhiên và diễn thế sinh thái ....................................................................................53
3.3.4. Giám sát tác động môi trường nước của hệ sinh thái .....................................55
3.3.5. Các giải pháp về kinh tế – xã hội ....................................................................56
3.3.6. Phát triển du lịch sinh thái ..............................................................................57
3.3.7. Bảo tồn giá trị đa dạng sinh học .....................................................................58
3.3.8. Nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị HSTRNM cho các nhà quản lý ở cấp
địa phương, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư vùng RNM ............................58
KẾT LUẬN ..............................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................59

2


MỞ ĐẦU
Huyện Tiên Yên có vị trí địa lý tự nhiên và kinh tế xã hội quan trọng trong
tỉnh quảng Ninh và khu vực Bắc Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã
hội nơi đây chứa đựng tiềm năng to lớn thúc đẩy cán cân phát triển kinh tế không
những cho tỉnh mà còn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của cả khu vực. Đặc biệt hệ
sinh thái rừng ngập mặn chiếm lĩnh toàn bộ đường bờ và dải ngập nước ven biển
không chỉ quyết định tới môi trường sống, chỉ thị các yếu tố đặc trưng của hệ sinh
thái, mà còn là nguồn tài nguyên kinh tế đa lợi nhuận. Nguồn lợi này, đã được nhân
dân vùng biển sử dụng rộng rãi, đa dạng với các trình độ canh tác khác nhau từ
nhiều thế kỷ.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kỹ thuật canh tác lúa nước,

rau màu trong hệ sinh thái nông nghiệp, các hướng khác nhau trong khai thác sử
dụng hệ sinh thái ngập nước ven bờ (Nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác quảng
canh.vv…) cũng đã phát triển mạnh mẽ, tạo ra các xu hướng tác động khác nhau tới
hệ sinh thái. Những tác động này, dẫn tới sự ngăn cản tái tạo tập đoàn sinh vật hội
tụ cùng với sự tái tạo của các ổ sinh thái tự nhiên do quần xã thực vật tạo dựng.
Theo quan điểm của IUCN – 1983 (Hiệp hội sinh thái ngập mặn của tổ chức
bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên quốc tế). Những chỉ tiêu quan trọng, được coi là
ảnh hưởng đến nguồn lợi kinh tế xã hội là:
1.

Chỉ tiêu bảo vệ của hệ sinh thái ngập mặn đối với bờ biển và những hệ
sinh thái thuộc vùng đất ven bờ khác.

2.

Chỉ tiêu bảo vệ của hệ sinh thái ngập mặn đối với hệ sinh thái vùng cửa
sông phụ cận và hệ sinh thái biển cận bờ.

3.

Chỉ tiêu duy trì môi trường sống của nhiều loài động vật có ý nghĩa với
đời sống con người (chim, tôm, cá, cua…)

4.

Chỉ tiêu cân bằng các quá trình phục hồi tính đa dạng của quần xã động,
thực vật trong hệ sinh thái, chỉ thị môi trường sống và sinh trưởng của
nhiều loài động, thực vật có giá trị kinh tế, phục vụ nhu cầu thực phẩm
và du lịch.


3


Hệ sinh thái rừng ngập mặn chứa đựng những mối liên kết giữa các loài động,
thực vật trong thời kỳ tiến hoá lâu dài mà những thành tựu nghiên cứu khoa học,
mới chỉ biết đến một phần chưa đầy đủ. Vì vậy, sử dụng hợp lý hệ sinh thái ngập
mặn, cần tiến hành thận trọng, có kế hoạch nhằm duy trì các liên kết bền vững của
hệ sinh thái, giải quyết các mâu thuẫn phá vỡ các liên kết hữu cơ của hệ sinh thái
đang tăng lên cùng với sự sử dụng của con người.
Những hướng sử dụng trên cần được xem xét, gắn kết trong sử dụng đồng bộ các hệ
sinh thái khác của môi trường sinh học, mang tính hữu cơ, vừa đảm bảo phát triển
mạnh mẽ hệ sinh thái nông nghiệp trong lãnh thổ, vừa đảm bảo chức năng liên kết
tác động tích cực của nó tới hệ sinh thái ven biển, nhằm duy trì và phát triển bền
vững các hệ sinh thái trong mối liên hệ chức năng thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển
ở trạng thái cân bằng. Xuất phát từ những cơ sở trên, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật hệ sinh thái RNM huyện Tiên Yên,
`tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở khoa học cho sử dụng hợp lý và phát triển bền
vững”.
Mục tiêu của đề tài luận văn là:
- Nghiên cứu đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật của hệ sinh thái RNM
huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu đánh giá giá trị đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế
xã hội địa phương của hệ sinh thái RNM Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý hệ sinh thái RNM Tiên Yên - tỉnh Quảng
Ninh.
Chúng tôi hy vọng những nội dung nghiên cứu này là những tư liệu hữu ích góp phần
giúp các nhà hoạch định chính sách có các hoạt động ưu tiên cải thiện công tác quy
hoạch phát triển, quản lý và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên thiên nhiên cũng như
bảo vệ nguồn lợi sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội về nhiều mặt của cộng đồng địa phương huyện Tiên Yên.


4


Chƣơng 1: TỔNG QUAN
1.1. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ thực vật:
1.1.1. Trên thế giới:
Khái niệm hệ thực vật nói chung, áp dụng cho các tổ hợp các loài thực vật,
được giới hạn theo nguyên tắc địa lý nó là toàn bộ các loài thực vật hiện có của một
vùng, một nước khác,… ví dụ hệ thực vật Capcado, hệ thực vật ngoại ô Leningrat,
hệ thực vật miền bắc và miền trung Liên Xô thuộc Châu Âu, hệ thực vật Việt Nam
v.v… cũng có thể gọi như vậy về thực vật Braxin, các hệ thực vật riêng rẽ của từng
bang. Rõ ràng những hệ thực vật này khác nhau về mặt vị trí địa lý, diện tích, số
lượng loài v.v….. có thể so sánh chung (với nhau), nhưng đó là sự so sánh không
“ngang giá”, bởi vì các hệ thực vật được so sánh hoàn toàn không có sự đồng nhất
về điều kiện địa lý tự nhiên ở cùng cấp phân vị (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990) [4].
Theo Tomachev A.I (1974) hệ thực vật cụ thể tức là: “hệ thực vật của một
vùng hạn chế trên bề mặt trái đất, hoàn toàn đồng nhất về mặt địa lý, chỉ phân hóa
về các điều kiện sinh thái” (Tomachev A.I., 1974: 185) (ghi theo Lê Trần Chấn –
1990) [4].
Theo khái niệm hệ thực vật trong Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam [25]
thì: Hệ thực vật (còn gọi khu hệ thực vật) là toàn bộ các chi, loài thực vật sống trong
một khu vực địa lý, một thời kỳ lịch sử địa chất (vd: hệ thực vật Âu - Á, hệ thực vật
Hòn Gai tuổi Triat muộn). Hệ thực vật khác với thảm thực vật, hệ thực vật mang
hàm ý về thành phần giống loài, còn thảm thực vật chỉ sự tập hợp mọi thành phần
thực vật.
Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855), De Candolle
đã phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những dẫn liệu thu được
ở các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km2 có 960 loài), hệ thực vật
Dagico (1000km2 có 1362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4000 km2 có

1114 loài) [4] (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990).
Ở Liên Xô, từ năm 1928 đến năm 1932 được xem là giai đoạn mở đầu cho
thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể. Vào thời gian này, Tomachev A. I. được giao

5


nhiệm vụ nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa lý 74o20’-25o độ vĩ
bắc và 102o 30’ độ kinh đông (ghi theo Lê Trần Chấn – 1990) [4].
Trong những năm gần đây hàng loạt các tổ chức, các hiệp hội bảo tồn, các
hội nghị quốc tế đã được thành lập, diễn ra các hoạt động vì mục đích cao cả đó.
Nổi bật và đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và đa
dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992, 150 nước đã
ký vào Công ước về đa dạng sinh vật [5, 8,9]. Để phục vụ cho mục đích bảo tồn,
WWF (1990) đã cho xuất bản cuốn sách Tầm quan trọng của đa dạng sinh vật (The
importance of biological diversity); IUCN, UNEP, WWF đưa ra Chiến lược bảo tồn
toàn cầu (World conservation strategy, 1990), Hãy quan tâm tới trái đất (Caring for
the earth, 1991); WCMC đã Đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu (Global
biodiversity assessment, 1995).
Bên cạnh đó, hàng ngàn những công trình khoa học và các báo cáo khác lần
lượt được xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã được tổ chức nhằm thảo
luận về quan điểm, về phương pháp luận cũng như thông báo các kết quả đã đạt
được trong nghiên cứu về đa dạng sinh vật và bảo tồn trên toàn thế giới. Các kết quả
nghiên cứu được công bố trong các báo cáo và hội nghị hội thảo đã cơ bản thiết lập
nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật trên toàn thế giới đã và đang góp phần
nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh thái,
hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia.
1.1.2. Ở Việt Nam:
Về thành phần loài và đa dạng trong cấu trúc hệ thống hệ thực vật:
Đến nay đã thống kê được gần 12.000 loài thực vật [10, 32], nhiều nhóm có

tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học và thực tiễn lớn [66,67].
Những công trình nghiên cứu về thực vật Việt Nam, trước hết phải kể đến những tác
phẩm cổ điển như các công trình của Loureiro (1790), của Pierre (1879 - 1907) [27]
hay của Lecomte với bộ “Thực vật chí Đông Dương” [27]. Sau đó, các nhà thực vật
học người Việt Nam cùng với các nhà thực vật học quốc tế khác đã tiếp tục kế thừa
và nghiên cứu bổ sung: Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có
7004 loài, 1850 chi và 289 họ [27], về sau Humbert đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn

6


thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng [27]; Bộ “Thực vật chí Campuchia,
Lào và Việt Nam” do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 1997) cùng với
nhiều tác giả khác đã công bố 29 tập gồm 74 họ cây có mạch. Tiếp theo có thể kể đến
bộ “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên (1969 - 1976)
[16] hay “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988, 7 tập) [16] của Viện Điều tra Quy
hoạch Rừng, “1900 cây có ích ở Việt Nam” của Trần Đình Lý và tập thể (1993) [16],
“Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2012) [6].
Trong các công trình nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, bộ “Cây cỏ Việt
Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) [10] xuất bản tại Canada và đã được tái
bản có bổ sung tại Việt Nam (1999 - 2000) [10] là bộ danh sách đầy đủ và dễ sử
dụng, góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam.
Những nghiên cứu về thành phần loài hệ thực vật cụ thể ở các miền và cụ thể
hơn nữa là ở các địa phương (các VQG, KBT...) đã được tiến hành liên tục trong
nhiều năm qua với sự tham gia của rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Có thể kể đến các công trình sau: Pócs Tamás (1965) đã thống kê được ở miền Bắc
có 5190 loài ( kể cả một số loài ở vùng giữa 120 và 170 độ vĩ Bắc và 155 loài cây
trồng có nguồn gốc nhập nội [46]; Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài ở
miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ [18]; công trình “Cây cỏ miền Nam
Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 loài thực vật

bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5.246 loài thực vật có mạch [10]. Tư liệu về hệ thực
vật Việt Nam mới nhất phải kể đến bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” do
tập thể các nhà thực vật Việt Nam biên soạn, đã giới thiệu khái quát và đầy đủ nhất
về hệ thực vật Việt Nam, gồm 3 tập: trong đó tập I (2001) gồm Nấm, Thực vật bậc
thấp, Rêu, Thực vật Hạt trần; tập II (2003) và tập II (2005) khái quát về Hạt kín,
trong đó toàn bộ lớp Một lá mầm được trình bày trong tập III [32]. Đây là những tài
liệu quan trọng, làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam.
1.2. Nghiên cứu đa dạng quần xã thực vật:
1.2.1. Trên thế giới
Từ lâu, đối tượng nghiên cứu của khoa học về thảm thực vật đã được xác
định là tổ hợp các cá thể của các loài thực vật khác nhau, có cấu trúc ngoại mạo,

7


chức năng sinh thái và quy luật phân bố địa lý phân biệt được với nhau, có thể định
loại sắp xếp theo các hệ thống phân loại ở các bậc khác nhau, được gọi tên theo các
thuật ngữ nhất định.
Cho tới nay, có thể thống kê một số hệ thống phân loại thảm thực vật phổ
biến trên thế giới như sau: Warming (1895) đã phân chia các quần xã thực vật thành
các “nhóm sinh thái” theo tính chất của môi trường đất. Schimper (1898), phân biệt
cấu trúc và tính thích ứng sinh thái của các bậc phân loại lớn thành các quần hệ:
quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng, quần hệ vùng núi.
Trong quần hệ khí hậu, Schimper đã phân biệt sáu kiểu: rừng ưa mưa, rừng
gió mùa (mưa rào), rừng savan (savane – forest), rừng cây có gai (thorn forest),
trảng cỏ nhiệt đới (tropical grassland) và sa mạc nhiệt đới (tropical desert). Beard
(1944) (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978)[27], đưa ra hệ thống phân loại ba cấp: quần
hệ, loạt quần hệ, và quần hợp. Ông lấy cơ sở từ quần hệ rừng mưa nhiệt đới trong
điều kiện tối ưu, để phân chia thành năm loạt quần hệ: (1) loạt quần hệ xanh theo
mùa, (2) loạt quần hệ vùng núi, (3) loạt quần hệ khô thường xanh, (4) loạt quần hệ

ngập nước theo mùa, (5) loạt quần hệ ngập nước quanh năm. Từ đó, các đơn vị tiếp
theo được phân chia.
Champion (1936) lấy sự phân hóa đai cao và chế độ khô hạn vùng thấp theo
độ vĩ, phân chia theo chín kiểu thảm thực vật trên vùng thấp, cùng với ba kiểu thảm
thực vật theo đai cao khác nhau. Puri (1988) đã vận dụng nguyên tắc này của
Champion để phân loại các kiểu thảm thực vật ở Ấn Độ.
Ngoài những hệ thống trên, một số các tác giả khác như Burt – Davy (1918),
Aubréville, Fosberg (1958), Kuchler (1967), Dudley – Stamp (1952) cũng đã dựa
trên các chỉ tiêu về địa mạo, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, hình thái thảm thực vật
và đưa ra các bảng phân loại[36].
Năm 1973, UNESCO [46] đã công bố bảng phân loại và thành lập bản đồ
thảm thực vật quốc tế. Về cơ bản, bảng phân loại này được sự tham gia thỏa luận,
bổ sung nhiều lần bởi Schimidthusen và Ellenberg (1964), Poore và Ellenberg
(1965) và hàng loạt các nhà khoa học khác như Gaussen (1966), Ellenberg và
Mueller – Dombois (1967), Budơski, Franzle, Germain, Küchler, Lebrun và

8


Sochava (UNESCO – 1973). Bảng phân loại này cơ bản dựa vào tiêu chuẩn cấu trúc
ngoại mạo, trên cơ sở so sánh và xác định bởi hình thái quần xã (tức là sự tập hợp
các cá thể ưu thế có cùng một dạng sống), mật độ tán che phủ, trạng thái sinh học…
bởi nguyên tắc tổ hợp các tiêu chuẩn và so sánh ngang bằng
1.2.2. Ở Việt Nam:
Chevalier (1918) là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại thảm thực vật Bắc
Bộ – Việt Nam. Trong “Thống kê những lâm sản Bắc Bộ”, Chevalier chia rừng Bắc
Bộ thành mười kiểu. Năm 1943, Maurand đã chia tám kiểu quần xã trong ba vùng
chính của Đông Dương (vùng Bắc Đông Dương, vùng Nam Đông Dương và Trung
Bộ). Tiếp đó, năm 1953, Maurand trên cơ sở các công trình nghiên cứu của Rollet,
Lý Văn Hội, Neang Sam Oil có đưa ra bảng phân loại về các quần xã thực vật Nam

Việt Nam.
Năm 1956, Giáo sư Dương Hàm Hi trong cuốn “Tài nguyên rừng Việt Nam”
có đưa ra bảng phân loại về thảm thực vật rừng Bắc Việt Nam.
Năm 1958, Vidal trong Luận án tiến sỹ của mình đã đưa ra bảng phân loại
thảm thực vật Lào dựa trên hệ thống phân loại thảm thực vật của Aubréville – được
Hội nghị Yangambi (Daia) công nhận năm 1956 [27].
Năm 1960, Vũ Văn Cường trong công bố của mình đã đưa ra các dẫn liệu về
các quần hợp ngập nước quanh vùng Sài Gòn, Nam Việt Nam. Một số quần hợp
được ông đặt tên khoa học theo Braun – Blanquet [27].
Năm 1970, Trần Ngũ Phương [19] sau khi đã quy định thuật ngữ dùng cho
các bậc phân loại cũng đã đưa ra bảng phân loại rừng Bắc Việt Nam. Bảng phân
loại này đã đề cập tới sự phân hóa của thảm thực vật theo đai cao cùng với sự phân
hóa của khí hậu, thổ nhưỡng… và điều kiện nhân tác.
Các bậc phân loại này, về tiêu chuẩn xác định tương đương với bậc quần hệ
của UNESCO. Trong các đai rừng khí hậu trên, Trần Ngũ Phương chia tiếp thành
các kiểu rừng khí hậu, các loại hình khí hậu, các loại hình khí hậu – thổ nhưỡng, và
sau đó là các kiểu phụ khí hậu, kiểu phụ thổ nhưỡng và kiểu phụ thứ sinh nhân tác.
Năm 1970 và 1978, Thái Văn Trừng dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh
trình bày bảng phân loại thảm thực vật toàn lãnh thổ Việt Nam, từ bậc nhóm kiểu

9


thảm thực vật tới bậc quần hợp. Dựa vào sự phân hóa của khí hậu, mười bốn kiểu
thảm thực vật khác nhau được phân chia tiếp từ hai nhóm kiểu thảm thực vật này,
tên của mỗi kiểu thảm được gọi bằng chính tên của các kiểu khí hậu sinh vật do ông
xác định. Năm 1985, Phan Kế Lộc vận dụng khung phân loại của UNESCO phân
loại thảm thực vật Việt Nam [17]. Việc vận dụng khung phân loại này cho phép xác
định rõ ràng các đơn vị hình thái cấu trúc thảm thực vật hiện tại, không phân biệt
trạng thái ổn định tạm thời hay cao đỉnh, nguyên sinh hay thứ sinh, thuận lợi cho sự

định vị chúng trên bản cũng như nghiên cứu ngoài thực địa.
1.3. Các nghiên cứu về đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn
trên Thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới:
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu rừng ngập mặn, trong cuốn
"Thư mục nghiên cứu về RNM“ (Chương trình Biển KT.03, 1991-1995) đã liệt kê
hơn 420 công trình nghiên cứu của 12 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương từ năm 1600 đến năm 1975 [8, 11,12]. Trong đó, phần lớn các nghiên cứu
này đều có đề cập đến khu hệ động thực vật phân bố trong hệ sinh thái RNM một
trong những định nghĩa và giá trị của hệ sinh thái này được khẳng định : Đất ngập
nước rất đa dạng, có mặt khắp mọi nơi và là cấu thành quan trọng của các cảnh quan
trên mọi miền của thế giới, ngày nay rừng ngập mặn đã và đang bị suy thoái và mất
đi ở mức báo động, mặc dù ngày nay người ta đã nhận biết được các chức năng và giá
trị to lớn của chúng [33,34,35].
Tài liệu đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ về vai trò của rừng
ngập mặn do Odum đưa ra đã phân tích vai trò to lớn của mùn bã phân hủy từ lá cây
đước đỏ (Rhizophora mangle) trong chuỗi thức ăn vùng cửa sông ven biển Florida.
Từ đó, rừng ngập mặn trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Nghiên cứu của Ball ở Florida (Mỹ) đã chỉ ra rằng “Cấu trúc mùn bã hữu cơ phụ
thuộc rất nhiều vào mắt xích thức ăn trong hệ sinh thái RNM. RNM còn là nơi ươm
nuôi ấu trùng cho nhiều loại cá, giáp xác và động vật thân mềm”. Ngoài ra, tác giả
còn đưa ra được sơ đồ mối quan hệ giữa RNM với các thành phần sinh vật sống.
Nghiên cứu của Robertson và Blaber (1992) đã nhận định “Hệ sinh thái RNM có

10


vai trò trong việc duy trì chất lượng môi trường và năng suất đánh bắt trong nghề cá
thương mại và thủ công trên thế giới”. [33,34,35]
Theo V.J. Chapman (1975) có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự

phát triển rừng ngập mặn là: Nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo vệ, độ mặn, thủy
triều, dòng chảy hải lưu, biển nông [34]. Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982)
khi nghiên cứu về rừng và đất rừng ngập mặn ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho
rằng: Hệ sinh thái rừng ngập mặn trong khu vực này đã và đang bị đe dọa nghiêm
trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc
khai thác tài nguyên rừng, đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu
cực đối với môi trường đất và nước. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia có
rừng và đất ngập mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình
trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản pháp
luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các mô hình lâm ngư kết
hợp [35, 36,39].
Một số công trình nghiên cứu về lượng mưa, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây ngập mặn. V.J. Chapman (1975), P.B. Tomlinson
(1986) cho rằng nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phân bố rừng ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trưởng tốt ở môi trường có nhiệt độ
ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không
vượt quá 10oC. P. Saenger và cộng sự (1983) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí,
2006) [30] đã giải thích sự có mặt của rừng ngập mặn ở một vùng nào đó tùy thuộc
nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước.
A.N. Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là
nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt cho cây ngập mặn tăng
trưởng và phát triển, rừng ngập mặn sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa đầy đủ
[38] (ghi theo Mazda, Y. et al. (1997)).
De Hann (1931) (Trích dẫn từ Aksornkoae, 1993) nêu ý kiến cho rằng rừng
ngập mặn tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn từ 10-30‰ và các tác giả đã chia thực
vật ngập mặn thành hai nhóm; nhómphát triển ở độ mặn từ 10-30‰vànhóm phát

11



triển ở độ mặn từ 0-10‰ [35], Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng
kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự,
1983) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [27], [43].
Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân
bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King, 1966; Clark và Hannonn,
1967; S. Aksornkoae và cộng sự, 1985) (ghi theo Ramsar (2000))[43]. Đất rừng
ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S, rừng ngập mặn
thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng. A. Karim và
cộng sự cho biết sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan đến số lượng phù sa
lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa dày [35]
Năm 1983, [8] đề án “Chương trình nghiên cứu tổng hợp và đào tạo về hệ
sinh thái rừng ngập mặn Châu Á – Thái Bình Dương” của UNDP/UNESCO ra đời
với sự tham gia chính thức của 12 nước trong khu vực. Công trình gồm tập hợp các
báo cáo về tình hình rừng ngập mặn của 11 nước và một số vấn đề gây tình trạng
giảm sút rừng trong khu vực đã được in trong cuốn “Rừng ngập mặn Châu Á và
Thái Bình Dương: Thực trạng và quản lý, 1996”.
Nhiều công trình công bố kết quả nghiên cứu liên quan đến hệ sinh thái
RNM [44,45] đã được tổng hợp, thống kê và đăng tải trong tuyển tập các báo cáo
tại Hội thảo của các dự án thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Umali,
1986). Trong đó có một số công trình công bố có liên quan đến các lĩnh vực: Cấu
trúc quần xã và khu hệ động thực vật và các thảm thực vật phân bố trong vùng
RNM; Năng suất mạng lưới thức ăn và dòng năng lượng, chu trình dinh dưỡng
trong hệ sinh thái RNM; Các đặc tính thuỷ lý, thuỷ hóa trong hệ sinh thái RNM;
Mối liên quan giữa RNM và các hệ sinh thái, các quần xã động vật đáy, quần xã
biển khơi, quần xã sinh vật vùng triều và đề xuất phương hướng quản lý RNM ở các
quốc gia.
Trong vài thập kỷ gần đây chúng ta đã chứng kiến sự biến đổi sâu sắc trong nhận
thức về ĐNN, đặc biệt là sự thay đổi trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của
vùng ĐNN của các cá nhân và tổ chức có liên quan. Trong cuốn “Các chức năng và

giá trị của đất ngập nước: thực trạng hiểu biết của chúng ta” của Oreeson (ghi theo

12


Tateda, Y. (2005)) [44] đã cho thấy 84% tổng số các trích dẫn là của các công trình
nghiên cứu trong thập kỷ 70, 14% của các công trình thập kỷ 60 và chỉ có 2% là trích
dẫn từ các công trình trước năm 1960. Những nghiên cứu này tạo ra một bước đột
phá trong hoạt động khoa học tại các trung tâm và viện nghiên cứu có liên quan.
Khu vực Châu Á và Đông Nam Á là nơi có diện tích ĐNN lớn của thế giới.
Do mật độ dân cư cao (chiếm 60% số dân toàn thế giới) các cộng đồng dân cư nơi
đây phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên ĐNN. Vì thế, ĐNN của khu vực này đang
phải đối mặt với tình trạng suy thoái nghiêm trọng và một số vùng ĐNN có nguy cơ
bị xoá sổ. Hiện nay, các nghiên cứu về ĐNN tại khu vực châu Á và Đông Nam Á chủ
yếu tập trung vào các lĩnh vực: Xác định loại hình và sự phân bố của ĐNN; Nghiên
cứu các mối đe doạ, những ảnh hưởng, tác động hiện nay và yêu cầu về bảo vệ ĐNN,
đa dạng sinh học của các vùng ĐNN. Hướng nghiên cứu này đã thu hút nhiều tổ chức
quốc tế như Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới (The World Conservation Union IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Quỹ động vật hoang
dã thế giới (WWF), các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong đó quan trọng nhất là
vai trò của IUCN vì đây là tổ chức trực tiếp hỗ trợ về tài chính và là cơ quan phối hợp
kết nối với các hoạt động với các tổ chức khác trong việc bảo vệ và nghiên cứu ĐNN
trên Thế giới [45].
1.3.2. Ở Việt Nam:
Theo Rollet (1981) thống kê, đến cuối thế kỷ 19 Việt Nam chỉ có 3 tài liệu
liên quan tới rừng ngập mặn.
Theo Phan Nguyên Hồng [10,11,12,13,14,15,16,40,41,42], năm 1945 có 47
tài liệu liên quan đến thảm thực vật ngập mặn, điển hình như một số công trình:
Rừng ngập mặn mũi Cà Mau (C.Moquillon, 1950), Thảm thực vật bờ biển bùn cát ở
bán đảo Cam Ranh (J.P.Barry, L.C.Kiệt, V.V.Cương, 1961).
Công trình nghiên cứu có hệ thống về rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam là

của Vũ Văn Cương (1964) (ghi theo Phan Nguyên Hồng) [13,14,15,16] về các
quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn –Vũng Tàu. Tác giả đã chia thực
vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn và nhóm thực vật nước lợ. Đưng

13


phân bố ven sông Soài Rạp, Đông Tranh và một số cửa sông nhỏ; Cóc trắng gặp rải
rác ở những nơi đất cao, Vẹt đen gặp ở vùng nước lợ.
Lê Công Khanh (1986) (ghi theo Phan Nguyên Hồng) [13,14,15,16] mô tả
các đặc điểm sinh học để phân biệt các chi, các họ cây có trong rừng ngập mặn. Tác
giả đã xếp 57 loài cây ngập mặn vào 4 nhóm dựa vào tính chất ngập nước và độ
mặn của nước: Nhóm mọc trên đất bồi ngập nước mặn (độ mặn của nước từ 1532‰) có 25 loài, trong đó có Đưng, Cóc trắng; nhóm sống trên đất bồi thường ngập
nước lợ (độ mặn 0,5 - 15‰) có 9 loài, trong đó có Vẹt đen và nhóm sống trên đất
bồi ít ngập nước lợ có 12 loài [12].
Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) đã đề cập đến 7 kiểu thảm
thựcvật ngập mặn ở Việt Nam: Rừng Mấm hoặc Bần đơn thuần, rừng Đước đơn
thuần, rừng Dừa nước, rừng hỗn hợp vùng triều trung bình, rừng Vẹt –Giá vùng
đất cao, Rừng Chà là -Ráng đại và trảng thoái hóa (ghi theo Phan Nguyên Hồng)
[13,14,15,16].
Nguyễn Hoàng Trí (1999), Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999) (ghi theo
Phan Nguyên Hồng) [13,14,15,16] cho rằng Đưng không có ở miền Bắc Việt Nam,
chỉ có ở ven biển miền Trung và Nam Bộ. Quần xã Đưng tiên phong ở phía Tây bán
đảo Cam Ranh, gặp ở phía trong quần xã Mấm trắng, Bần trắng trên đất ngập triều
trung bình. Cóc trắng gặp cả ở ba miền, trên vùng đất cao ngập triều không thường
xuyên, nền đất tương đối chặt. Vẹt đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng nước lợ ở
miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam, chịu được biên độ nhiệt khá
khắc nghiệt, hiện được trồng nhiều ở miền Bắc.Đỗ Hữu Thư, Đào Mạnh Sơn, Vũ
Trung Tạng ….[20,21,22,23,24], đã nghiên cứu tổng quan rừng ngập mặn ở Việt
Nam đã xây dựng nên bản đồ phân bố rừng ngập mặn Việt Nam và định hướng quy

hoạch cho một số vùng ở Việt Nam
Phan Nguyên Hồng (1999) [14] đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh
lý sinh khối ... rừng ngập mặn Việt Nam [10].-Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc
Việt Nam ít hơn và có kích thước cây bé hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong
mùa đông.-Vùng ít mưa, số lượng loài và kích thước cây giảm.-Khiđiều kiện khí
hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây

14


sinh trưởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. Độ mặn là một trong những nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố
rừng ngập mặn. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ
10-25‰.-Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thủy triều, độ mặn và đất đóng vai
trò quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật rừng ngập mặn. Các
nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực
vật này.
Theo Thái Văn Trừng có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh rừng ngập mặn:
Thứ nhất là tính chất lý hóa của đất, thứ hai là cường độ và thời gian ngập của thủy
triều, thứ ba là độ mặn của nước [27].
Một trong số những dự án đầu tiên có liên quan đến ĐNN ở Việt Nam là “Dự
án sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long” của Uỷ ban sông Mê Kông (1957)
do chính phủ 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thành lập. Tiếp theo là
một loạt các đề tài, dự án, chương trình điều tra tổng hợp cũng như nghiên cứu các
hợp phần của ĐNN từ những năm 1980 cho đến nay. Trong chương trình điều tra cơ
bản tài nguyên thiên nhiên toàn quốc, một chương trình cấp nhà nước do Uỷ ban
khoa học kỹ thuật Nhà nước chủ trì 1984 - 1986 đã bước đầu đề xuất tới việc bảo vệ
thiên nhiên những vùng đất ngập nước. Năm 1989, Việt Nam tham gia công ước
Ramsar, trên cơ sở các văn bản Công ước, các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế
về những vấn đề có liên quan đến đất ngập nước đã được tập hợp lại, xác định những

nội dung “nghiên cứu về đất ngập nước” một cách chính thức ở Việt Nam [8].
Về kiểm kê và phân tích các chức năng, giá trị của ĐNN có các công trình của
Lê Diên Dực, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng. Trong công trình nghiên cứu của
Lê Diên Dực (1989) [9] , đã kiểm kê và công bố 32 vùng ĐNN quan trọng, cần được
bảo vệ của nước ta. Trong các nghiên cứu làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch các
Khu bảo tồn ĐNN ở Việt Nam, Vũ Văn Dũng và Nguyễn Hữu Thắng đã thống kê
tương đối đầy đủ các kiểu ĐNN là ao hồ (tự nhiên và nhân tạo), đầm phá cần quy
hoạch thành các khu bảo tồn. Sau đó là hàng loạt các công trình kiểm kê và phân loại
ĐNN của Nguyễn Hoàng Trí (1995), Phan Nguyên Hồng (1989 - 1998), Vũ Trung
Tạng (1994), Mai Đình Yên (1993), Đặng Ngọc Thanh (1995 - 2000) ….. đã làm rõ

15


nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn của nghiên cứu ĐNN, đánh giá tổng quan các loại
hình ĐNN, tiềm năng, tình hình quản lý, sử dụng, các áp lực, mối đe doạ, chiến lược
bảo

vệ



phát

triển

bền

vững


ĐNN

trên

toàn

lãnh

thổ

Việt

Nam….[2,3,20,21,22,23,24, 28,29,31] .
Chương trình khoa học bảo vệ đất ngập nước toàn cầu do WWF và IUCN
đồng chủ trì và hỗ trợ thực hiện năm 1985 - 1987 đã có ảnh hưởng tới sự khởi động
nhận thức về lĩnh vực đất ngập nước ở nước ta. Cơ quan quản lý và chỉ đạo cấp Nhà
nước trong các chương trình nghiên cứu về ĐNN là Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ
Tài nguyên và Môi trường đã thực sự tạo nên những định hướng và giải pháp phát
triển nghiên cứu, chương trình hành động quản lý và bảo vệ những vùng đất ngập
nước của Việt Nam[8].
Năm 2003, Việt Nam cũng đã có những cố gắng trong công tác nghiên cứu,
quản lý và bảo tồn ĐNN như: “Chương trình bảo tồn đất ngập nước quốc gia”; Nghị
định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng ĐNN; “Chiến lược
quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010” (số 192/2003/QĐTTg), v.v... [8].
Năm 2004, Phan Nguyên Hồng (2004) trong báo cáo về lịch sử nghiên cứu
ĐNN Việt Nam đã thống kê hơn 500 nghiên cứu về khí tượng thủy văn, địa chất, địa
mạo, ĐDSH, hệ cửa sông ven biển, hệ đầm phá, HST RNM, HST rạn san hô, thảm cỏ
biển. Các nghiên cứu này đã góp phần đóng góp vào bộ tư liệu nghiên cứu về ĐNN
ven biển Việt Nam [14,15,16].
Năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Tổng quan

hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsamsar” [5]
Năm 2006, Cục Bảo vệ Môi trường đã báo cáo về nghiên cứu: “Chương trình
bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước sông Mê Kông: Hệ thống phân loại
Đất ngập nước Việt Nam” do tác giả Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Dực thực hiện [5].
Năm 2015, Trần Văn Thụy, Pham Minh Dương, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn
Văn Cường đã công bố các dẫn liệu về đa dạng sinh học hệ sinh thái bãi bồi trong
đó các nghiên cứu về các quần xã thực vật ngập mặn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái

16


Bình [26]. Công trình này là bước định hướng nghiên cứu quan trọng cho hướng
nghiên cứu đề tài luận văn ở huyện Tiên Yên.
Những năm gần đây, các hoạt động nghiên cứu về ĐNN ở Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các vấn đề: Vai trò môi trường của các hệ sinh thái đất ngập nước ở
Việt Nam đối với đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Tổng cục Môi
trường, 2012) nhằm những định hướng chiến lược về bảo tồn, sử dụng, quản lý và
phát triển bền vững các vùng ĐNN trong tương lai.
Nhìn chung những nghiên cứu trên là định hướng cơ bản cho mục tiêu nghiên
cứu của đề tài nhằm tiến tới xây dựng các giải pháp cho phát triển bền vũng lãnh thổ
khu vực nghiên cứu.
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Hệ sinh thái rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh được xác định
trong phạm vi các xã ven biển cụ thể như sau: các xã Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông
Ngũ, Đông Hải, Đồng Rui, được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 21°10’34” 21°21’34” vĩ độ Bắc và 107°21’19” – 107° 37’45” kinh độ Đông.
1.4.2. Điều kiện địa hình, địa mạo
Phần đất liền của khu vực ven biển huyện Tiên Yên khá đặc trưng cho một
vùng duyên hải hẹp (chỉ rộng khoảng 10-15 km), chủ yếu trên nền phù sa cổ, chạy
không liên tục vì bị ngăn cách bởi các đồi thấp, kéo dài ra biển, tiếp giáp với một

vùng bãi triều rộng ở phía biển và tiếp giáp với một vùng núi trung du ở phía bắc và
tây bắc.
Vùng núi tiếp giáp với khu vực nghiên cứu chủ yếu ở phía Tây Bắc huyện
Tiên Yên. Vùng gò đồi trung du ven biển có cao độ thoải dần hướng ra biển từ cao
độ 200m đến 20m. Địa hình có hướng dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh
tạo ra các sông suối và nhiều thung lũng hẹp nên mùa mưa áp lực của nước rất lớn
dễ xảy ra lũ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, làm ngọt hoá đột ngột gây nên
những tai biến cho RMN và khu nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
Nhìn chung, phần đất liền của khu vực Tiên Yên có độ cao chủ yếu từ 0,2
đến 20m có chia gồm hai dạng địa mạo thổ nhưỡng chính.

17


- Phù sa cổ ở khu vực gò đồi và các dải đất hẹp, chạy dọc theo quốc lộ 18, có
độ cao trung bình 25m, có nơi cao trên 50m, là dạng phù sa cổ phủ trên nền đá biến
chất, sa thạch, diệp thạch. Địa hình dốc thoải, lượn sóng, quá trình feralít mạnh tạo
thành kết vón đá ong. Phù sa cổ càng gần núi càng lẫn nhiều cuội sỏi, đất chứa
nhiều sắt. Lớp phù sa cổ có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, màu nâu
vàng, vàng xám, đất chua.
- Phù sa mới ở khu vực bồi tụ ven biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển,
thường có độ cao từ 1,5 - 3 m. Một số đã được cải tạo thành đất canh tác, đầm nuôi
trồng hải sản, còn lại là các bãi triều, RNM, cồn cát ven biển. Diện tích của dạng địa
chất này khá rộng, ví dụ như ở huyện Tiên Yên có trên 13.000 ha, trong đó RNM
khoảng 10.000 ha, trương bãi cát trên 2.000 ha phân bố chủ yếu ở các xã Tiên Lãng,
Đồng Rui, Hải Lạng, Đông Ngũ và thị trấn Tiên Yên.
Ngoài ra còn có vùng đất phù sa sông là dải đất hẹp chạy dọc theo các con
sông như Tiên Yên, Phố Cũ, Ba Chẽ và một số nhánh sông khác, thành phần cơ giới
chủ yếu là cát pha, bùn cát, cũng có diện tích tương đối (như ở huyện Tiên Yên là
trên 1100 ha).

1.4.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn
a. Đặc điểm khí hậu
Khu vực Tiên Yên thuộc chế độ khí hậu của vịnh Bắc Bộ và các vùng lân
cận. Khí hậu khu vực này thuộc kiểu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng và ẩm (kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 10), mùa đông khô và lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau). Theo số liệu đo được tại các trạm khí tượng thủy văn đặt tại khu vực này thì
khu vực Tiên Yên có những đặc điểm khí hậu như sau.
- Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm từ 2000-2012 phần lớn có xu hướng tăng cao hơn
trung bình nhiều năm của thời kỳ cơ sở, có 8/13 năm tăng cao hơn và 3/13 năm có
nhiệt độ trung bình năm tương đương. Sự gia tăng nhiệt độ trung bình năm dao động từ
0,3oC (năm 2002, 2005) đến 0,8oC (năm 2008) [Đinh Hồng Duyên và nnk 2013]
Mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) có nhiệt độ khá cao, nhiệt độ không khí
trung bình dao động từ 27°C - 29°C, nhiệt độ cao tuyệt đối có thể lên đến 38°C (đo
tại trạm KTTV Tiên Yên, tháng 7 năm 2010).

18


Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau): Do ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên mùa đông ở khu vực này khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng lạnh
nhất (tháng 1) dao động từ 14,2°C - 16,7°C, có nhiều ngày nhiệt độ < 10°C. Nhiệt
độ thấp tuyệt đối đo từng đo được trạm KTTV Tiên Yên là 6,6°C.
- Chế độ mưa
Khu vực Tiên Yên là một trong những nơi có nhiều mưa ở các tỉnh phía bắc,
là nơi có tổng lượng mưa tương đối lớn ở đồng bằng Bắc bộ. Tổng lượng mưa trong
năm đo tại Bình Liêu (Tiên Yên) từ năm 2008-2010 là từ 1182.0-2645.4 mm. Có
khoảng 130-160 ngày mưa/năm, có một số ngày mưa lớn trên 100 mm.
Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5-9, chiếm đến 75% lượng mưa của cả
năm, với lượng mưa tháng từ 112.9 - 1035.3 mm, các tháng có mưa nhiều nhất là tháng

7-9. Vào mùa đông, những tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau.
Tổng lượng mưa hàng năm trong thời gian gần đây (2000-2012) có xu hướng
giảm so với lượng mưa trung bình nhiều năm thời kỳ cơ sở. Có 11/13 năm tổng
lượng mưa năm thấp hơn trung bình nhiều năm với trị số chênh lệch từ -1,7mm
(năm 2012) đến -637,4 mm/năm (năm 2011). Chỉ có 2/13 năm có lượng mưa tổng
số cao hơn trung bình nhiều năm, trong đó năm 2001 có tổng lượng mưa năm là
cao nhất (đạt 3159,3 mm/năm) [Đinh Hồng Duyên và nnk 2013]

Hình 3.1 Nhiệt độ, tổng lượng mưa trung bình năm so với trung bình nhiều năm tại
huyện Tiên Yên (2000-2012) [Đinh Hồng Duyên và nnk 2013]
b. Chế độ thủy văn và hiện trạng môi trường nước
Khu vuc huyện Tiên Yên có một số con sông vừa và nhỏ, diện tích lưu vực
không lớn, đổ vào khu vực vịnh Tiên Yên. Trong đó, lớn nhất là sông Tiên Yên có

19


chiều dài 82 km, lưu lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng nước lớn nhất vào mùa lũ
lên đến 2.090 m3/s. Sông Ba Chẽ dài 80km, bắt nguồn từ độ cao 275 m, lòng sông
hẹp và có lưu lượng nước không đáng kể, đổ ra khu vực cửa biển thuộc vùng đất
phía tây nam xã Đồng Rui. Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh
lệch lớn về lưu lượng giữa hai mùa. Về mùa đông (mùa khô) mực nước ở các sông
thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, nước mặn xâm nhập vào qua vùng cửa sông khá
xa. Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, lên nhanh và cũng rút nhanh. Do địa
hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối nhỏ, chia cắt thành nhiều khu vực,
đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4 - 6%, thoát nước nhanh nhưng vì lòng
sông suối hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gây ngập lụt ở một số nơi, gây
đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh. Lớp thực vật che phủ chiếm tỷ lệ thấp ở
các lưu vực nên thường hay bị xói lở, bào mòn và rửa trôi làm tăng lượng phù sa và
đất đá trôi xuống khi có lũ lớn do vậy nhiều nơi sông suối bị bồi lấp rất nhanh, nhất

là ở những vùng có các hoạt động khai khoáng.
c. Chế độ hải văn
- Chế độ thuỷ triều
Vùng nghiên cứu nằm trong vịnh Bắc bộ, có chế độ thuỷ triều là nhật triều
điển hình, biên độ tới 3-4 m. Trong vịnh Bắc Bộ có dòng hải lưu chảy theo hướng
bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất
nước ta, nhiệt độ có khi xuống tới 13°C.
Thuỷ triều ở Tiên Yên mạnh nhất vào các tháng 1, 6, 7 và 12. Trong những
tháng này mực nước thực tế lên đến hơn 4m. Thuỷ triều yếu nhất vào các tháng 3, 4,
8 và 11. Số ngày trong năm có mực nước cao trên 3,5m là trên 100 ngày.
- Chế độ sóng
Vùng biển Tiên Yên được che chắn bởi các hòn đảo ở phía Đông - Đông Nam
nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Do vậy, khu vực này ít có những
biến động thời tiết lớn và nguy hiểm như bão, sóng không cao như ở ngoài khơi.
Mùa đông: hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30 - 38%.
Độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5 - 0,7m với tần suất rất thấp, xuất hiện vào
tháng 12. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm tới 97 - 99%.

20


Mùa hè: hướng sóng chủ yếu là Đông Nam với tần suất khoảng 20 - 40%,
lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88 -94%. Cấp độ cao sóng từ 0,25 - 0,5m chiếm 49%. Cấp độ cao của sóng, cao nhất lên đến 2,0 -2,5m vào tháng 7 và tháng 8 do ảnh
hưởng trực tiếp của bão gây ra, đôi khi có thể gây thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng
nuôi trồng hải sản của khu vực này.
- Nhiệt độ nước biển và độ mặn
Mùa đông: nhiệt độ nước biển trung bình khoảng 20,5 - 21,5°C, cao nhất từ
23,5 - 24,5°C, trung bình thấp nhất khoảng 18 - 19°C. Thời kỳ này độ mặn có giá trị
cao, cao nhất vào tháng 1 và tháng 2, nằm trong khoảng 31 - 32‰. Bởi vì thời kỳ
này ít mưa nhất, lượng mưa nhỏ, nước biển ít bị pha loãng. Biên độ dao động độ

mặn giữa các tháng trong mùa đông không lớn.
Mùa hè: nhiệt độ nước biển đạt giá trị cao nhất trong năm, trung bình khoảng
29,5 - 30°C, cao nhất đạt 31,5 - 32,5°C, trung bình thấp nhất trong khoảng 26 27°C. Nhiệt độ nước biển cao nhất rơi vào tháng 7. Mùa hè cũng là mùa mưa nhiều,
lượng mưa lớn, đồng thời nước ngọt từ các sông suối từ đất liền đổ vào nhiều hơn,
do vậy nước biển bị pha loãng và độ mặn nước biển giảm xuống nhiều. Độ mặn
thấp nhất vào tháng 7, 8 giá trị trung bình từ 21 - 22‰, thậm chí xuống đến 5 17‰. Ở khu vực các cửa sông đổ độ mặn thấp nhất có thể xuống tới 2 - 4‰.
1.4.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai khu vực nghiên cứu Tiên Yên chủ yếu thuộc vùng đồng bằng ven
biển với 3 loại đất chính như sau:
a. Đất cồn cát và bãi cát
Loại đất này được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển tuy có diện tích không
nhiều so với tổng diện tích tự nhiên vùng nhưng lại cần được xem xét tác động và
khai thác hợp lý nhằm hạn chế hiện tượng sa mạc hóa cụ bộ.
b. Đất mặn
Đất mặn khu vực được chia thành 5 loại: mặn sú vẹt, mặn chua, đất mặn do
ảnh hưởng của mạch nước ngầm, đất ít mặn, đất mặn và chua mặn.
Đất này được phân bố chủ yếu ở các xã ven biển và rất phức tạp, do tác động
của con người, sự xâm nhập của nước biển nên hình thành nhiều loại khác nhau.
21


Diện tích khá lớn và hiện chưa được khai thác và sử dụng nhiều cũng như sử dụng
còn manh mún và chưa đúng mục đích.
c. Đất phù sa sông
Đây là những dải đất hẹp chạy dọc theo các triền sông Tiên Yên, sông Ba
Chẽ và một số nhánh sông, suối khác. Đây là loại đất được hình thành do sản phẩm
của sông biển bồi tụ, bị nước biển xâm nhập nên bị mặn đồng thời trong lòng đất có
xác rễ sú vẹt thối mục thải ra các khí độc như CH3, H2S, axít hữu cơ làm cho đất bị
nhiễm độc và chua.
1.4.5. Kinh tế xã hội

Huyện Tiên Yên , tính đến thời điểm hiện nay có số dân 44.352 người, phân
bố không đồng đều, các xã ven biển có dân cư tập trung khá lớn. Thành phần dân
tộc bao gồm người Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là dân tộc Dao, Tày, Hoa,
Sán Chay, Sán Dìu, số còn lại là dân tộc Thái, Mường, Nùng, H’Mông và một số
dân tộc khác không đáng kể.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn ở mức tương đối cao trong khoảng 1,4. Những
năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số cơ học do hiện tượng di cư tự do ngày càng được hạn
chế nhưng vẫn đang tiếp diễn với tốc độ chậm. Chính những điều này tạo ra áp lực
lớn đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ diện tích RNM tại khu vực
nghiên cứu.
Thu nhập của người dân chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp và đánh bắt hải
sản. GDP bình quân đầu người còn thấp, không đều giữa các khu vực, cao nhất là
TX. Móng Cái (1.416 USD/người/năm), các huyện khác thì thấp hơn (Hải Hà 455
USD/người/năm, Đầm Hà 483 USD/người/năm...). …do thiếu vốn, thiếu công cụ
sản xuất tiên tiến; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế
hàng hoá, trình độ dân trí chưa cao dẫn đến đời sống xã hội gặp nhiều khó khăn.
Các cư dân địa phương quanh RNM Tiên Yên ngoài việc làm nông nghiệp thì
một bộ phận khá lớn sống nhờ vào đánh cá và nuôi trồng hải sản với đa số là
phương pháp thủ công. Nghề cá và nuôi trồng thuỷ, hải sản giữ một vai trò to lớn
trong vùng, góp một phần không nhỏ trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

22


Theo số liệu thống kê của huyện Tiên Yên, năm 2009, có trên 1200 lao động
của huyện tham gia khai thác và nuôi trồng hải sản, với khoảng 230 phương tiện
đánh bắt các loại. Các phương tiện đánh bắt bao gồm các tàu thuyền nhỏ hoạt động
ven bờ như giã tôm, te xiệp, lưới rê 3 lớp. Trong đó, ở khu vực Tiên Yên - Hà Cối,
nổi bật nhất là ngư trường Mỹ - Miều, là vùng biển bao quanh khu vực Hòn Mỹ Hòn Miều. Trong ngư trường này có luồng tàu vào cảng Dân Tiến và luồng tàu vào
cảng Vạn Gia. Ngư trường Mỹ - Miều là vùng biển nông, có độ sâu từ 1 - 8 m

(trung bình 4 m), với diện tích khoảng 135 km2, nền đáy chủ yếu là bùn cát, trầm
tích sinh vật.
Nhìn chung, sản lượng khai thác hải sản tại khu vực vịnh Tiên Yên - Hà Cối
là tương đối lớn, có xu hướng tăng cao lên năm do việc cải thiện năng lực đánh bắt,
về phương tiện cũng như số lao động tham gia khai thác.
Bên cạnh đó, hoạt động nuôi thủy sản nước mặn, lợ diễn ra ở các khu vực
khác nhau, từ trong các đầm nuôi thông với vùng nước mặn qua hệ thống đê cống,
đến các vùng triều và các vùng dưới triều.
Khu vực Tiên Yên có nhiều diện tích RNM chạy dọc bờ biển, đặc biệt rộng
là ở khu vực Đồng Rui của huyện Tiên Yên. Hệ sinh thái RNM nơi đây là nơi cư trú
của nhiều loài hải sản, có tiềm năng lớn về thức ăn và nguồn giống cho việc phát
triển nuôi thủy sản trong các đầm nuôi có đê cống. Các đầm nuôi được hình thành
một phần do việc khai phá một phần diện tích RNM, một diện tích đất nằm ở tuyến
cao triều cũng được sử dụng cải tạo thành các đầm nuôi với các đê cống thông ra
vùng triều. Người dân địa phương ở đây vẫn chủ yếu khai thác hải sản trực tiếp trên
các bãi triều tự nhiên hoặc khoanh vùng để lưu giữ hải sản theo phương thức quảng
canh như điển hình ở Đồng Rui, chưa xây dựng được hệ thống nhân nuôi những
loài hải sản có giá trị ngay tại sinh cảnh tự nhiên của chúng.
Theo quy hoạch đến năm 2015, Quảng Ninh sẽ có 7 khu công nghiệp ven
biển, trong đó có khu công nghiệp cảng biển Hải Hà có diện tích lên tới 4.499ha.
Toàn bộ diện tích các khu công nghiệp này đều là vùng đất ngập nước có giá trị về
đa dạng sinh học, là hệ thống màng lọc tự nhiên đối với các nguồn ô nhiễm ven bờ
ra biển. Kết quả quan trắc hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy, vùng dấu hiệu

23


×