Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MÔ PHỎNG
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC BIỂN VEN BỜ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2016


2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀM THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ MÔ PHỎNG
MỨC ĐỘ Ô NHIỄM NƯỚC BIỂN VEN BỜ
THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số ngành: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hùng



THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Đánh giá hiện trạng và mô phỏng
mức độ ô nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là công
trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào.
Thái Nguyên, ngày…. Tháng 10 năm 2016
Tác giả

Đàm Thị Hạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè, đồng
nghiệp và người thân.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Văn
Hùng - giám đốc Phân hiệu Đại Học Thái Nguyên tại Lào Cai, người đã luôn tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong phòng đào tạo,
Khoa Môi Trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ tạo
mọi điều kiện cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ Chi Cục Bảo vệ Môi

trường Quảng Ninh, Chi Cục Biển và Hải Đảo, Trung Tâm Quan Trắc môi trường
tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ
tôi hoàn thành đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện
về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin chân trọng cảm ơn và cảm tạ !
Thái Nguyên, ngày…. tháng 10 năm 2016
Tác giả

Đàm Thị Hạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................................... ii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iii
DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………..iv
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………….………...v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………….vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................2
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý luận .....................................................................................................4
1.1.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................5
1.2. Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ ............................................................................6

1.2.1.Khái niệm Vùng biển ven bờ .............................................................................6
1.2.2.Các yếu tố gây ô nhiễm nước biển ven bờ .........................................................7
1.1.3. Thực trạng ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam .............................7
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ...............................................11
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu ô nhiễm biển trên thế giới....................................11
1.3.2. Kết quả nghiên cứu ô nhiễm biển ở Việt Nam................................................13
1.3.3. Một số nghiên cứu về môi trường nước biển Vịnh Hạ Long ..........................15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................18
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .........................................................................18
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................18
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................18


iv

2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................19
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .........................................................20
2.4.3. Phương pháp điều tra, phỏng vấn....................................................................20
2.4.4. Phương pháp mô phỏng mức độ ô nhiễm trên ArcGIS ..................................20
2.4.5. Phương pháp kế thừa .......................................................................................21
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................................22
3.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long. .................22
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên .....................................................22
3.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội................................................................25
3.1.3. Biển, các đảo và hang động.............................................................................29
3.1.4. Đa dạng sinh học .............................................................................................30
3.1.5. Các tiềm năng của Vịnh Hạ Long ...................................................................32

3.2. Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long ............................33
3.2.1. Vị trí mạng lưới các điểm quan trắc ................................................................33
3.2.2. Kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ năm 2016 ............................35
3.2.3. Diễn biến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long. .........................45
3.2.4. Thực trạng công tác kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn thành phố Hạ Long ................. 46
3.3. Mô phỏng thực trạng chất lượng ô nhiễm từ các điểm quan trắc ven bờ thành
phố Hạ Long ..............................................................................................................55
3.3.1. Các hoạt động tác động đến chất lượng nước biển ven bờ thành phố Hạ Long
...................................................................................................................................55
3.3.2. Nhận thức về chất lượng nước trên địa bàn qua phiếu điều tra một số nhóm
đối tượng. ..................................................................................................................60
3.3.4. Mô phỏng mức độ ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ thành phố Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh. .......................................................................................................66
3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát môi trường ven bờ thành
phố Hạ Long ..............................................................................................................71


v

3.4.1. Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiêm biển từ các hoạt động kinh tế - xã hội trên
đất liền và trên biển ...................................................................................................71
3.4.2. Cải thiện chất lượng môi trường tại các điểm nóng ô nhiễm ..........................71
3.4.3. Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý môi trường ..................................72
3.4.4. Nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia của cộng đồng và các bên liên
quan trong kiểm soát ô nhiễm biển ...........................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................................74
1. Kết luận .................................................................................................................74
2. Kiến nghị ...............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................76



vi
iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1.Tình hình văn hóa xã hội của Hạ Long ....................................................26
Bảng 3. 2. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội của Hạ long ................28
Bảng 3. 3. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của Hạ long ...............29
Bảng 3. 4. Mạng lưới các điểm quan trắc nước biển ven bờ thành phố Hạ Long ....34
Bảng 3. 5. Kết quả đo các thông số quan trắc nước tại các điểm ven bờ biển thành
phố Hạ Long năm 2016 .............................................................................................35
Bảng 3. 6. Kết quả đo các thông số quan trắc nước tại các điểm ven bờ biển thành
phố Hạ Long năm 2016 .............................................................................................43
Bảng 3. 7. Xu thế diễn biến chất lượng nước ven bờ qua các năm ...........................46


vvii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3. 1: Bản đồ hành chính thành phố Hạ Long ...................................................22
Hình 3. 2. Sơ đồ vị trí mạng lưới điểm quan trắc môi trường biển ven bờ Vịnh Hạ
Long ..........................................................................................................................35
Hình 3. 3.Biểu đồ hàm lượng pH trong nước biển ven bờ ........................................36
Hình 3. 4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) ................................37
Hình 3. 5. Hàm lượng dầu mỡ khoáng tại các điểm nghiên cứu ..............................39
Hình 3. 6. Kết quả đo nồng độ Amoni tại các điểm nghiên cứu ...............................40
Hình 3. 7. Kết quả đo nồng độ Sắt (Fe) tại các điểm nghiên cứu .............................41
Hình 3. 8.Hàm lượngKẽm Zn tại các điểm nghiên cứu ............................................42
Hình 3. 9.Hàm lượng Mangan tại các điểm nghiên cứu ...........................................43
Hình 3. 10. Hàm lượng Colifrom tại các điểm nghiên cứu .......................................44

Hình 3. 11.Hàm lượng DO tại các điểm nghiên cứu.................................................45
Hình 3. 12. Cảm quan về chất lượng nước trong 5 năm vừa qua .............................60
Hình 3. 13.Quan sát hiện trạng chất lượng nước của các nhóm đối tượng ...............61
Hình 3. 14.Dấu hiệu ô nhiễm nước quan sát được ....................................................62
Hình 3. 15.Những nguồn ô nhiễm nước chính trên địa bàn ......................................63
Hình 3. 16. Ý kiến của các đối tượng về các nguồn ô nhiễm chính .........................64
Hình 3. 17. Tác động của chất lượng nước tới du lịch ..............................................65
Hình 3. 18.Trách nhiệm bảo vệ nguồn nước của các đối tượng ...............................65
Hình 3. 19. Sự tham gia bảo vệ môi trường nước của các đối tượng .......................66
Hình 3. 20. Vị trí quan trắc vùng biển ven bờ thành phố Hạ Long ..........................67
Hình 3. 21. Số liệu quan trắc được đưa vào bản đồ như trên ....................................67
Hình 3. 22. Mô phỏng sự lan truyền dầu mỡ từ các điểm quan trắc .........................68
Hình 3. 23. Mô phỏng sự lan truyền TSS từ các điểm quan trắc ..............................69
Hình 3. 24. Mô phỏng sự lan truyền Amoni từ các điểm quan trắc ..........................69
Hình 3. 25. Mô phỏng sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm từ các điểm quan trắc
...................................................................................................................................70


viii
vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ tài nguyên môi trường

BVMT

Bảo vệ môi trường
United

UNESCO

Nations

Educational

Scientific

and

Cultural

Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của
Liên hiệp quốc)


UB D

Ủy ban nhân dân

ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

TSS

Total Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng tổng số)

DO

Lượng oxy hoà tan trong nước cần
hiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước

BOD

Biochemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy sinh hoá)

COD

Chemical Oxygen Demand (nhu cầu oxy hóa học)

XLNT

Xử lý nước thải


IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới

GHCP

: Giới hạn cho phép


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong
công tác quản lý môi trường quốc gia, cũng như quản lý môi trường ở mỗi địa
phương, nhằm mục đích theo dõi kịp thời ô nhiễm môi trường, xác định đúng
nguyên nhân gây ra ô nhiễm và cải thiện chất lượng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
bảo vệ các hệ sinh thái và đảm bảo phát triển bền vững.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có tiềm năng
lớn về phát triển du lịch biển, đảo. Là một trong 4 ngư trường lớn nhất cả nước
(UBND Tỉnh Quảng Ninh,2013)[33]. Dọc chiều dài 250 km bờ biển Quảng Ninh có
trên 40.000 ha bãi biển, 20.000ha eo vịnh và hàng chục nghìn ha vũng nông ven bờ
là môi trường thuận lợi để phát triển nuôi và chế biến hải sản xuất khẩu (Báo Quảng
Ninh,2014)[27]. Đặc biệt có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước,
có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng
các hải đảo đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới” cùng
hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao
vào loại nhất của cả nước…, tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp
dẫn, trên đất liền và trên các đảo (Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh)[26].
Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là trung tâm hành chính – kinh tế - xã

hội, là khu vực phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế - xã hội mà còn phát triển
ngành du lịch, giao thông vận tải biển... Các hoạt động này có những tác động
không nhỏ tới vùng Vịnh Hạ Long. Ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp là môi trường
nước Vịnh do những nguồn thải từ đất liền và các hoạt động trên Vịnh. Vịnh Hạ
Long là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. Tuy nhiên chất lượng nước biển ven
bờ vùng Vịnh ngày càng có xu hướng ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự
phát triển du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển. Chính vì vậy,
nghiên cứu chất lượng nguồn nước và đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu ô
nhiễm và một vấn đề cấp thiết hiện nay.


2

Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường và
Phòng Đào tạo (Sau Đại học), Khoa Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS. Hoàng Văn Hùng, tôi đề cuất
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước biển ven
bờ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng môi
trường cảnh quan thành phố Hạ Long nói chung và vùng Vịnh Hạ Long nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đánh giá hiện trạng và mô phỏng mức độ ô nhiễm nước khu vực ven biển
làm cơ sở cho việc giám sát và quản lý ô nhiễm nước ven bờ vịnh Hạ Long.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu chi tiết
- Đánh gia hiện trạng chất lượng và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước
biển khu vực ven bờ thành phố Hạ Long.
- Mô phỏng mức độ ô nhiễm và chất lượng nước biển ven bờ khu vực thành phố
Hạ Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực kiểm soát và quản lý ô

nhiễm nước biển ven bờ thành phố Hạ Long.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện các áp lực đến chất lượng
nước vịnh Hạ Long, hiện trạng và diễn biến chất lượng nước vịnh trong những năm
qua, từ đó xác định một số vấn đề về chất lượng nước, dự báo diễn biến chất lượng
nước vịnh trong thời gian tới, đồng thời đề xuất hoàn thiện thêm các thông số quan
trắc chất lượng nước vịnh. Kết quả của nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa quan trọng cho
quá trình xây dựng chỉ số chất lượng nước biển, phân vùng sử dụng và lập kế hoạch
quản lý không gian vùng bờ Quảng Ninh cũng như các nhiệm vụ quản lý biển khác.
+ Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện
tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường sau này.


3

+ Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao được phương pháp làm việc có
khoa học, có cơ sở, giúp học viên biết tổng hợp bố trí thời gian hợp lý trong công việc.
- Ý nghĩa trong thực tiễn:
- Đưa ra được các tác động của hoạt động gây ô nhiễm tới môi trường nước
biển, để từ đó giúp cho đơn vị tổ chức quản lý có các biện pháp quản lý, ngăn ngừa,
giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường nước biển, cảnh quan và con người.


4

Chương I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Khái niệm tài nguyên biển
Tài nguyên biển, hải đảo là các dạng tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh
vật, tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác tái tạo, không tái tạo trên các
vùng ven biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam (Nghị định số 25/2009/NĐ-CP)[16].
Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo là quản lý liên ngành,
liên vùng, bảo đảm lợi ích quốc gia kết hợp hài hòa lợi ích của các ngành, lĩnh vực, địa
phương và các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài
nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo (Nghị định số 25/2009/NĐ-CP)[16].
1.1.1.2 Ô nhiễm biển
Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy
sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con người trên biển như khai thác
khoáng sản, giao thông vận tải biển (Lê Văn Khoa,2001)[12].
Ô nhiễm biển là hiện tượng làm biến đổi, xáo trộn các thành phần hoá học
của nước biển gây ra do các hoạt động trên biển như vận tải (dầu lan vào nước biển
khi các tàu chở dầu bị đắm hoặc các tàu hàng, tàu khách tẩy rửa các thùng nhiên
liệu mới...), khai thác dầu lửa (sự rò rỉ dầu từ các dàn khoan, các ống dẫn dầu, các
nhà máy lọc dầu...), hoặc do các nguồn ô nhiễm phát sinh từ đất liền (các chất thải
phóng xạ độc hại do các nước công nghiệp dùng tàu đổ xuống biển...) ảnh hưởng tới
đời sống của các loài sinh vật dưới biển và tác động xấu đến sự tăng trưởng, phát
triển của chúng (Lê Văn Khoa, 2001)[12].
Biển và ven biển là nơi nhiều ngành kinh tế cùng khai thác. Nhiều đô thị lại đ
ặt ở vùng này. Du lịch và giải trí ở vùng ven biển kể cả thể thao
cũng để lại hậu quả xấu cho đa dạng sinh học biển (Lê Văn Khoa, 2001)[12].


5

1.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2015;
- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua
ngày 21/6/2012;
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25
tháng 6 năm 2015
- Luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11.
- Luật Thủy sản số 17/2003/QH11.
- Nghị định số 162/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
- Nghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đổi bổ xung nghị định 80/2006/NĐ-CP về
việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước;
- Nghị quyết của Quốc hội ngày 23/6/1994 về việc phê chuẩn Công ước về
Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc.
- Nghị định số 25/2009/NĐ-TTg ngày 26/3/2009 của Chính phủ về quản lý
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo.
- Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển, đảo Việt Nam đến năm 2020.
- TCVN 5943:1995 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven
bờ...Số trang : 4
- TCVN 5998:1995 Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước
biển...Số trang : 11
- TCVN 6276:2003 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của
tàu...Số trang : 99


6


- TCVN 6276:2003/SĐ 3:2007 Quy phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm
biển của tàu...Số trang : 32
- TCVN 6986:2001 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải
vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh...Số trang : 4
- TCVN 6987:2001 Chất lượng nước. Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
thải vào vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích thể thao và giải trí dưới
nước...Số trang : 4
- QCVN 08:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước dưới đất.
- QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước biển.
- QCVN 11:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế
biến thủy sản.
1.2. Kiểm soát ô nhiễm biển ven bờ
1.2.1.Khái niệm Vùng biển ven bờ
Bờ biển (hoặc ven bờ biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển
tiếp giáp nhau. Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này
rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều. Thuật ngữ "đới bờ biển" cũng
được sử dụng để thay cho bờ biển vì nó đề cập đến một khu vực xảy ra các quá trình
tương tác giữa biển và đất liền (Phạm Minh Huấn,1992)[21].
Theo Điều 4, chương II, Nghị định của chính phủ số 123/2006/NÐ-CP ngày
27 tháng 10 năm 2006 về quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân
Việt Nam trên các vùng biển, thì Vùng biển ven bờ được tính từ bờ biển (ngấn nước
khi thuỷ triều thấp nhất) đến đường nối liền các điểm cách bờ biển 24 hải lý (tương
đương 44.448,0m) do Vịnh Hạ Long có nhiều đảo lớn nhỏ nên theo Quyết định
ngày 6 - 8- 1998, UBND tỉnh Quảng Ninh số 2055/QĐ-UB về việc phân công trách
nhiệm quản lý, thu gom, xử lý chất thải rắn trên Vịnh Hạ Long cho từng ban, ngành



7

cụ thể, trong đó giao TP.Hạ Long đảm trách việc thu gom và xử lý rác thải trong
phạm vi dải ven bờ cách mép nước 500 m trở vào. Do đó, vùng biển ven bờ là vùng
biển từ cách mép nước 500m trở vào(Các quy định pháp luật, 2005, 2010)[3].
1.2.2.Các yếu tố gây ô nhiễm nước biển ven bờ
Theo UNEP (2000), trong những năm của thập kỷ 1990, tổng lượng chất thải
độc hại trên toàn thế giới vào đại dương khoảng 400 triệu tấn. Trong đó, chủ yếu
các chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp trong đất liền như hóa
chất, khai thác mỏ, chế biến, thuộc da, chiếm hơn 70%... và hoạt động hàng hải trên
biển. Dựa vào nguồn gốc, có thể phân loại các chất thải như sau(Nguyễn Phương
Hoa và cs, 2011)[18].:
- Các chất thải có nguồn gốc từ lục địa như chất thải công nghiệp và chất thải
trong sinh hoạt tại các đô thị: 37%
- Các chất xuất phát từ các hoạt động hàng hải: 33%
- Các chất thải do sự cố tràn dầu: 12%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ không khí: 9%
- Ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên khác: 7%
- Ô nhiễm do hoạt động khai thác dầu khí: 2%
1.1.3. Thực trạng ô nhiễm biển ven bờ trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Ô nhiễm nước biển ven bờ trên thế giới
Vấn đề ô nhiễm nước biển hiện nay đã và đang được quan tâm trên phạm vi
toàn thế giới do ô nhiễm biển làm mất dần đi hệ sinh thái biển, tác động đến cuộc
sống của con người thông qua việc làm giảm nguồn lợi thủy sản, và các nguồn tài
nguyên khác từ biển, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi tham gia các hoạt động
thể thao, nghiên cứu và các hoạt động khác dưới nước và đặc biệt gây nguy cơ về
các thiên tai do biển mất đi những khu vực đệm chắn sóng ven bờ như san hô v.v.v
Các vấn đề về ô nhiễm hữu cơ cũng đặc biệt được nhiều khu vực, quốc gia quan
tâm trong đó phải kể đến các chất hữu cơ như Polycyclic aromatic hydrocarbons

(PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), các loại thuốc trừ sâu cơ clo,
polybrominated diphenyl ethers, phthalates and alkylphenols. Nghiên cứu tại khu
vực ven biển Comunidad Valenciana của Tây Ban Nha cũng cho thấy các chất


8

VOCs, thuốc trừ sâu cơ clo, phtalates và tributyltin (TBT) xuất hiện trong nước biển
và hàm lượng octylphenol, pentachlorobenzene, DEHP và TBT vượt quá hàm lượng
trung bình hàng năm theo tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS-AAC) và hầu hết
các chất ô nhiễm xác định được cũng có mặt trong nước thải của các trạm xử lý
[40]. Vùng biển Baltic khu vực Bắc Âu cũng phát hiện thấy các chất ô nhiễm hữu
cơ độc hại bao gồm các chất hữu cơ bay hơi (VOC), các chất halogen hữu cơ bay
hơi (VOX), chlorophenols, phenoxyacids, polychlorinated biphenyls (PCBs) and
polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) trong khoảng thời gian từ 1996 – 2001.
Nồng độ của VOX trong khoảng từ một vài ng/dm3 đến 250 ng/dm3. Nồng độ
trung bình của chlorophenols and phenoxyacids trong khoảng từ 0,1 và 6,0 và 0,05
and 2,2ug/dm3[40]. Nồng độ kim loại (Cr, Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) trong nước biển
khu vực bến cảng Brest Harbour thuộc vùng Tây Bắc Nước Pháp đạt tới nồng độ
xấp xỉ 7 mg/l đối với Mn, 60 mg/l đối với Zn giải phóng ra từ trầm tích do sự ô
nhiễm axit trong khu vực[40].
Vùng ven biển Tỉnh Hà Bắc, phía tây biển Bột Hải, Trung Quốc cũng đã phát
hiện các chất ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền. Thông qua chỉ số ô nhiễm hữu
cơ, chỉ số phú dưỡng, nồng độ phosphate và nhu cầu oxy hóa để đánh giá các điều
kiện chất lượng nước. Kết quả cho thấy rằng ô nhiễm là trong mùa khô nặng hơn
nhiều so với mùa lũ năm 2006. Dựa trên COD và nồng độ phosphate, kết quả cho
thấy vùng biển gần sông Shahe, sông Douhe, sông Yanghe, và Luanhe sông đã bị ô
nhiễm nặng nề[40].
1.1.3.2. Ô nhiễm biển ven bờ ở Việt Nam
Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học và các bài

báo về vấn đề ô nhiễm biển từ các hoạt động trong bờ đặc biệt là ô nhiễm các chất
hữu cơ. Dấu hiệu bị ô nhiễm thể hiện ở các vùng nước ven bờ bởi các tác nhân như
dầu, kẽm, và chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng, NH4 và PO4 cũng ở mức
đáng lo ngại. Hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các
mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho
phép. Đa dạng sinh học động vật đáy ở ven biển miền bắc và thực vật nổi ở miền


9

trung suy giảm rõ rệt. Lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài
thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,1411.83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin,
enđrin, đienđrin, đặc biệt là anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến
đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg (Trần Đức Thạnh và Đtg, 2011)[30].
Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hoá do độ pH trong nước
biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3-8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô
nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thuỷ
triều đỏ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hoà, Ninh Thuận,
Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng tại vùng này. Chất lượng môi
trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của loài bị phá huỷ gây tổn thất lớn
về đa dạng vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và
trên 70 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Hiệu suất khai thác hải sản giảm rõ
rệt, thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất huỷ diệt diễn ra
khá phổ biến như xung điện, chất nổ, đèn cao áp quá công suất cho phép… làm cạn
kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ
lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt[40].
Ở một số vùng biển khác như khu vực nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có
dấu hiệu bị ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, và các hoạt động của tàu thuyền
trên biển. Đa số nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra vịnh

Đà Nẵng mà chưa qua xử lý. Chất lượng nước biển ven bờ xuống cấp gây ảnh
hưởng lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn, phát triển của hệ sinh
thái rạn san hô Đà Nẵng[40].
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của
Việt Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như phát triển du lịch ven biển, phát
triển công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thuỷ sản, các hoạt động hàng hải và
một phần không nhỏ do từ việc gia tăng dân số. Dưới tác động của các áp lực này,
vùng biển ven bờ của Việt Nam có hàm lượng một số chất ô nhiễm đáng quan tâm
như TSS, COD, NH4+ , dầu mỡ, CN- . Hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ cao


10

ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, thấp ở khu vực miền Trung và có
xu thế giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005- 2009. Nhu cầu
oxy hoá học có xu hướng tăng dần vào các khu vực ven biển phía nam và hàm
lượng dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo được tại hầu hết
các điểm đo đều vượt tiêu chuẩn so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (0,2mg/l) cho mọi mục đích sử
dụng và cao nhất ở các vùng biển miền Trung. Hàm lượng các kim loại nặng như
Cu, Pb, Zn, Cd, Hg, As nằm trong giới hạn cho phép (Vũ Thùy Linh, 2010) [39].
Cùng với các vùng biển được đặc biệt quan tâm, vùng biển ven bờ khu vực
vịnh Hạ Long đã và đang được các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính phủ tập
trung nhiều nguồn lực để nghiên cứu nhằm bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, bảo vệ
các giá trị di sản thiên nhiên được thế giới công nhận. Từ năm 1998, dự án Nghiên
cứu môi trường vịnh Hạ Long đã được cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện
với những kết quả sơ bộ cho thấy tiềm năng ô nhiễm vịnh Hạ Long theo sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh [38]. Kết quả nghiên cứu từ những năm
2000 và 2006 trong các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả Phạm Văn Lượng và
Đoàn Thị Thu Trà cũng cho thấy các ảnh hưởng của hoạt động của con người từ bờ

đến chất lượng môi trường ven biển vịnh Hạ Long thể hiện qua sự biến đổi của hàm
lượng các kim loại nặng và các chất hữu cơ. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy
có dấu hiệu ô nhiễm nước biển ven bờ khu vực vùng đệm của vịnh Hạ Long thể
hiện thông qua các thông số như nhu cầu oxy hóa học (COD) và nồng độ nitơ
amoni vượt quá giá trị tiêu chuẩn ven bờ ở gần như tất cả các điểm lấy mẫu do ảnh
hưởng bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Bên cạnh đó, nước ven bờ
dọc theo thành phố Hạ Long có nồng độ dầu và mỡ tương đối cao do các hoạt động
của tàu thuyền ảnh hưởng đến chất lượng nước trong vùng đệm Vịnh Hạ Long. Tại
cửa sông của suối Lộ Phong, quan sát thấy nồng độ COD và kim loại nặng tương
đối cao. Có thể nói rằng hoạt động khai thác than tại khu vực thượng nguồn suối Lộ
Phong đã ảnh hưởng tới chất lượng nước. [27] Kết quả quan trắc hiện trạng môi
trường nước biển ven bờ theo mạng điểm quan trắc của tỉnh Quảng Ninh năm 2011,
2012 và 2013 cũng cho thấy dấu hiệu của ô nhiễm chất hữu cơ khu vực ven biển


11

vịnh Hạ Long do các hoạt động của khu công nghiệp và đô thị hóa thể hiện trong
thông số nhu cầu oxy sinh hóa cao với khoảng dao động từ 5 đến 32 mg/l tập trung
ở các khu vực cảng tàu du lịch Bãi Cháy, Bãi tắm Bãi Cháy, nước biển ven bờ khu
vực sau chợ Hạ Long 1, Sông Diễn Vọng – khu vực Cầu Bang, nước biển ven bờ
khu vực Cột 5 – cột 8 và khu vực cảng Nam Cầu Trắng. Hàm lượng dầu đo được
trong các khu vực này cũng 8 đặc biệt cao và vượt quá ngưỡng cho phép của quy
chuẩn Việt Nam về chất lượng nước biển ven bờ áp dụng cho những khu vực khác
khu vực bãi tắm và nuôi trồng thủy sản từ 1,5 đến 2,5 lần với giá trị đo được trong
khoảng từ 0,3 đến 0,5 mg/l, đặc biệt cao tại khu vực bến chợ Hạ Long 1 và cảng tàu
du lịch Bãi Cháy (Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh
năm 2011, 2012, 2013, 2014)[27].
1.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu ô nhiễm biển trên thế giới

Trước những mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường
không ngừng tăng lên, năm 1986, GESAMP (Group of Experts on the Scientific
Aspects of Marine Pollution) - nhóm các chuyên gia khoa học về ô nhiễm biển được
các tổ chức IMO, FAO, UNESCO, WMO, WHO, IAEA, UN, UNEP tài trợ đã xuất
bản tài liệu "Sức tải môi trường - Một cách tiếp cận để ngăn ngừa ô nhiễm biển,
trong đó đã đưa ra khá đầy đủ các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và các hướng
dẫn liên quan đến đánh giá sức tải của thuỷ vực (Nguyễn Đình Hoè, 1998)[17].
Cho đến nay, việc đánh giá ô nhiễm biển và sức tải môi trường ở các thuỷ
vực ven bờ biển (vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông) đã được tiến hành chủ yếu ở các
nước phát triển trong nhiều lĩnh vực liên quan khác nhau nhằm xác định giới hạn
của các hoạt động phát triển, chủ yếu phục vụ cho mục tiêu bảo vệ môi trường biển
và phát triển bền vững. Ví dụ, đã có công trình nghiên cứu đánh giá như nuôi cá
trong các đầm ven biển tại Scotlen, vùng Haifa của Israel, Vịnh Chesapeake và cửa
sông York của Mỹ(Dellapena và nnk, 1998)[43], Tây Nam Vịnh Mêhicô
(Manickchand-Heileman và nnk, 1998)[43], nuôi trồng thuỷ sản mũi nhọn ở Vịnh
Mulroy ởAnh (Trevor Telfor & Karen Robinson, 2003). Một số nghiên cứu tập
trung vào khả năng đồng hoá-tự làm sạch các chất gây ô nhiễm của thuỷ vực, khả


12

năng lọc và xử lý chất thải của các đối tượng sinh học như rừng ngập mặn, cỏ biển
và các loài nhuyễn thể tại các khu vực biển ven bờ. Các kết quả nghiên cứu này có
thể được sử dụng như là một trong những cơ sở cho việc tính toán cũng như xây
dựng các giải pháp cải thiện năng lực tải của môi trường.
Michael Dennis, K. Wayne Forsythe, Cameron Hare, and Adrian Gawedzki (
2012), đã nghiên cứu về sử dụng Kriging trên arcgis 10.1 để nghiên cứu giá trị ô
nhiễm trầm tích trên hồ. Kết quả đã xây sựng một quy trình sử dụng công cụ trên
arcmap để xây dựng bản đồ ô nhiễm nước (Michael Dennis, K. Wayne Forsythe,
Cameron Hare, and Adrian Gawedzki, 2012)[43].

Michael A. Mallin, Kathleen E. Williams, E. Cartier Esham, and R. Patrick
Lowe (2000). Đã nghiên cứu về sự phát triển cảu con người có ảnh hưởng như thế
nào tới sự ô nhiễm nước ven biển (Michael A. Mallin, Kathleen E. Williams, E.
Cartier Esham, and R. Patrick Lowe ,2000)[44].
Các vấn đề ô nhiễm hữu cơ cũng đặc biệt được nhiều khu vực, quốc gia quan
tâm trong đó phải kể đến các chất hữu cơ như PolyBcyclic aromatic hydrocarbons
(PAHs), polychlorinated biphenyls (PCBs), các loại thuốc trư sâu có clo,
polybrominated diphenyl ethers, phthalates and alkylphenols. Nghiên cứu tại khu
vực ven biển Comudad Valenciana của Tây Ban Nha cũng cho thấy các chất VÓC,
thuốc trừ sâu cơ clo, phtalates và tributyltin (TBT) xuất hiện trong nước biển và
hàm lượng octylphenol, pentachlorobenzenne, DEHP và TBT vượt quá hàm lượng
trung bình hàng năm theo tiêu chất chất lượng môi trường (EQS-AAC) và hầy hết
các chất ô nhiễm xác định được cũng có mặt trong nước thải của các trạm xử lý.
Vùng biển Balatic khu vực Bắc Âu cũng phát hiện thấy các chất ô nhiễm hữu cơ
bay hơi (VOC), các chất halogen hữu cơ bay hơi (VOX), chlorophenols,
phenoxyacids, polychlorinated biphenyls (PCBs) and polycyclic aromatic
hydrocarbons (PAHs) trong khoảng thời gian từ năm 1996 – 2001. Nồng độ VÕ
trong khoảng từ một vài ng/dm3 đến 250 ng/dm3. Nồng độ trung bình 2,2ug/dm3.
Nồng độ kim loại (Cr, Cu, Fe, Mn, Pb và Zn) trong nước biển khu vực bến
cảng Brest Harbour thuộc vùng Tây Bắc Nước Phát đạt tới nồng độ xấp xỉ 7 mg/l


13

đối với Mn, 60 mg/l đối với Zn giải phỏng ra từ trầm tích do sự ô nhiễm axit trong
khu vực.
Vùng ben biển Tỉnh Hà Bắc, phía tây biển Bột hải, Trung Quốc cũng đã phát
hiện các chất ô nhiễm từ các hoạt động trên đất liền. Thông qua chỉ số ô nhiễm hữu
cơ, chỉ số phú dưỡng, nồng độ phosphate và nhu cầu oxy hóa để đánh giá các điều
kiện chất lượng nước. Kết quả cho thấy rằng ô nhiễm là trong mua khô nặng hơn

nhiêu so với mùa lũ năm 2006. Dựa trên COD và nồng độ phosphate, kết quả cho
thấy vùng biển gần sông Shahe, sông Douhe, sông Yanghe, và Luanhe sông đã bị ô
nhiễm nặng nề.
1.3.2. Kết quả nghiên cứu ô nhiễm biển ở Việt Nam
Đối với môi trường biển và các thuỷ vực ven bờ biển Việt Nam, vấn đề ô
nhiễm biển và khả năng tự làm sạch, sức tải môi trường đã được quan tâm từ lâu,
cách tiếp cận đúng hướng nhưng do hạn chế về kỹ thuật và công cụ đánh giá, nên
chưa có được những tài liệu tổng hợp, hệ thống và định lượng. Đỗ Trọng Bình
(1997) đã nghiên cứu vai trò của thực vật nổi đối với khả năng làm sạch môi
trường Vịnh Hạ Long. Kết quả cho thấy, vào mùa khô, năng suất sinh học sơ cấp
thô trung bình đạt 66,6mgC/m3/ngày, năng suất sinh học sơ cấp tính trung bình
đạt 37,8mgC/m3/ngày. Khả năng tái phục hồi dinh dưỡng và phân giải chất hữu
cơ cao nên đã duy trì ở mức tương đối ổn định các chất hữu cơ và chất vẩn lơ
lửng trong vực nước, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường (Lưu Đức Hải,
Nguyễn Ngọc Sinh, 2000) [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Đức Cự (1998), cho thấy việc san lấp mặt bằng ven
bờ hay sử dụng vùng triều nuôi trồng thuỷ sản và khai hoang nông nghiệp đã làm
giảm khả năng tự làm sạch của Vịnh Hạ Long. Tính đến 1998, đất ngập triều Vịnh
Hạ Long - Cửa Lục bị mất 1089 ha do san lấp mặt bằng, 16 ha do khai hoang nông
nghiệp, 2564 ha do đắp đầm nuôi thuỷ sản. Theo tính toán, khai hoang nông nghiệp
và san lấp mặt bằng làm mất năng lực giảm P-T 0,117kg/ha/ngày, N-T
0,234kg/ha/ngày và TSS 409,5kg/ha/ngày. Các khu khoanh đắp đầm nuôi thuỷ sản


14

làm mất khả năng giảm P-T 0,09kg/ha/ngày, N-T 0,180kg/ha/ngày và TSS
315kg/ha/ngày (Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh Hương (2000) [28].
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng,
nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã tiến hành nhiều đợt khảo sát và đánh

giá môi trường khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trọng tâm là thực trạng ô
nhiễm và nguồn thải (Trần Đông Phong, Nguyễn Quỳnh Hương (2000) [28].
Trong những năm gần đây, cán bộ khoa học của Viện Tài nguyên và Môi
trường biển đã tích cực ứng dụng mô hình toán để đánh giá, dự báo chế độ thuỷ
động lực và chất lượng môi trường nước các thuỷ vực ven bờ. Trong đó, có một số
nghiên cứu tập trung vào khu vực Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long .
Tại khu vực Hạ Long - Bái Tử Long, mô hình lan truyền chất gây ô nhiễm
cho một loạt các yếu tố ô nhiễm hữu cơ, các chất dinh dưỡng và một số kim loại
nặng cơ bản đã thực hiện cho cả hệ thống vịnh, từ đó đã tiếp tục nghiên cứu đánh
giá sức tải môi trường để đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường khu vực
này (Trần Đông Phong và CS, 2000) [28]
Dấu hiệu ô nhiễm thể hiện ở các vùng nước ven bờ bởi các tác nhân như dầu,
kẽm, và các chất thải sinh hoạt. Các chất rắn lơ lửng, NH4 và PO4 cũng ở mức đáng
lo ngại. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu
sinh vật đáy ở các vụng xử sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép.
Đa dạng sinh học động vật đáy ven biển miền Bắc và thực vật nổi ở miền trung suy
giảm rõ rệt. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm
hai mảnh vỏ được xác định cao nhất là tại Sầm Sơn và của Bà Lạt (11,83 mg/kg),
thấp nhất là tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất andrin, endrin, diendrin, đặc biệt là
anđrin và enđrin có hầu hết ở các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12 đến 3,11 mg/kg
(Đoàn Văn Tiến, 2014) [7].
Nước biển của một số khu vực có biểu hiện bị axit hóa do độ PH trong nước
biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3- 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô
nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy
triều đổ xuất hiện tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt tại Khánh Hòa, Ninh Thuận,


15

Bình Thuận làm chết các loài tôm các đang nuôi trồng tại vùng này (Đặng Xuân

Thường và CS, 2015) [6].
Ở một số vùng biển khác như khu vực nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng có
dấu hiệu ô nhiễm KLN, COD và TSS nguyên nhân chủ yếu do nước thải công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, hoạt động nuôi tôm, các hoạt động của tàu thuyền trên
biển. Đa số nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra vịnh Đà
Nẵng mà chưa qua xử lý. Chất lượng nước biển ven bờ xuống cấp gây ảnh hưởng
lớn đến hoạt động du lịch và đe dọa đến sự sinh tồn và phát triểu của hệ sinh thái
rạn san hô Đà Nẵng (Nguyễn Phương Hoa và CS, 2011) [18].
Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2010, các vùng biển ven bờ của
Việt Nam chịu nhiều áp lực từ các hoạt động như phát triển du lịch ven biển, phát
triển công nghiệp ven biển, khai thác nuôi trồng thủy sản, các hoạt động hàng hải và
một phần không nhỏ do từ việc gia tăng dần số. Dưới tác động của các áp lực nà,
vùng biển ven bờ của Việt Nam có hàm lượng một số chất ô nhiễm đáng quan tâm
như TSS, COD, NH4+, dầu mỡ, CN-. Hàm lượng TSS trong nước biển ven bờ ở
vùng đồng bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long, thấp ở khu vự miền Trung và có xu
thể giảm ở miền Bắc, tăng cao ở miền Nam trong giai đoạn 2005-2009. Nhu cầu
oxy hóa học có xu hướng tăng dần vào các khu vực ven biển phái nam và hàm
lượng dầu mỡ đang là vấn đề cần đặc biệt quan tâm do giá trị đo đều vượt quá tiêu
chuẩn so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT .
Những kết quả nghiên cứu này, ngoài tạo dựng được bộ tư liệu khoa học
phục vụ nhu cầu quản lý môi trường các khu vực nghiên cứu, còn từng bước góp
phần hệ thống hoá và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu và đánh giá sức tải
môi trường của thuỷ vực ven biển trong điều kiện thực tế của nước ta.
1.3.3. Một số nghiên cứu về môi trường nước biển Vịnh Hạ Long
Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đã phát triển nhanh
chóng. Thành tựu này có sự đóng góp rất lớn từ các hoạt động kinh tế tại khu vực
vịnh Hạ Long với sự tập trung của các ngành kinh tế mũi nhọn như khai thác và chế
biến than, công nghiệp, cảng và giao thông thuỷ, du lịch - dịch vụ, nuôi trồng khai
thác, chế biến thuỷ sản. Tuy nhiên, phát triển kinh tế làm gia tăng mâu thuẫn với



×