Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ở một số xã của huyện phú lương tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.07 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MAI TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ` `

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ MAI TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG
Ở MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy


Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 - TY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2016
Giảng viên HD: TS. Nguyễn Văn Sửu
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đaị học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận của mình, tôi
đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của
BCN khoa Chăn nuôi Thú y, và trang trại chăn nuôi lợn của gia đình chú
Nguyễn Văn Tân. Tôi cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn
đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình.
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Nguyễn Văn Sửu đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và
hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi
và cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới chú Nguyễn Văn Tân, chủ
trang trại, cùng toàn thể cô chú công nhân trong trang trại về sự hợp tác giúp
đỡ, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng
bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt thời gian hoàn thành
khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả!

Thái Nguyên, ngày 12 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Thị Mai Trang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 33
Bảng 4.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con ở một số xã huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 34
Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi .................... 35
Bảng 4.4.Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tháng trong năm. ..... 37
Bảng 4.5. Tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt. ................. 38
Bảng 4.6.Triệu chứng lâm sàng cơ bản của lợn con mắc bệnh phân trắng .... 39
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng theo tuổi ........................... 40
Bảng 4.8. Bệnh tích lợn con chết do mắc bệnh phân trắng ............................ 41
Bảng 4.9. Hiệu quả điều trị của hai loại thuốc phardiasol và spectinomycin ..... 42


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự


BCN:

Ban chủ nhiệm

CRD:

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà

E.coli:

Escherichia coli

KL:

Khối lượng

LCPT:

Lợn con phân trắng

Nxb:

Nhà xuất bản

TGE:

Transmissible gastroenritis

TT :


Thể trọng

STT:

Số thứ tự

Ss:

Sơ sinh


iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.1.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 2
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
1.1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con trong thời gian theo
mẹ ..... 3
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con ................................................................ 6
2.1.3.Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli gây bệnh phân trắng lợn con ..... 8
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con ........................................ 11
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 21
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 28

PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 29
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 29
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 31
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 31
4.1.1. Công tác tuyên truyền ........................................................................... 31
4.1.2. Công tác phòng bệnh............................................................................. 31


v

4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 33
4.2.1.Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở một số xã của huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................. 33
4.2.2. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi.................................. 34
4.2.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng qua các tháng trong năm .............. 37
4.2.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo tính biệt................................. 38
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng cơ bản của lợn con mắc bệnh phân trắng .......... 39
4.2.6. Tỷ lệ lợn con chết do mắc bệnh phân trắng theo tuổi ........................... 40
4.2.7. Bệnh tích lợn con chết do mắc bệnh phân trắng. .................................. 41
4.2.8. Kết quả điều trị bệnh lợn con phân trắng .............................................. 42
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 43
5.1. Kết luận .................................................................................................... 43
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 43
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển từ lâu đời, nó đã
và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nền nông
nghiệp nước ta dựa trên hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi, trong đó
ngành chăn nuôi đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt là chăn nuôi lợn. Thịt lợn
không chỉ cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người mà còn phù hợp
với khẩu vị của đại đa số người dân. Thịt lợn chiếm 78-80% so với các loại
thịt khác trong chăn nuôi, nhu cầu sản phẩm thịt gia cầm chiếm 15%, thịt trâu
bò và các thịt khác là 10%.
Chính vì thế mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác
giống và không ngừng nâng cao năng suất của ngành chăn nuôi lợn.
Hàng loạt các vấn đề quản lý, kỹ thuật nuôi lợn nước ta đã và đang
được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm bắt kịp với trình độ chăn nuôi của
các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt nước ta là một nước thuộc
kiểu khí hậu gió mùa nóng ẩm, nên rất thích hợp cho các bệnh truyền nhiễm
phát triển mạnh và lây lan nhanh. Do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành
chăn nuôi lợn. Ngoài ra các yếu tố giống, thức ăn, dinh dưỡng, điều kiện khí
hậu thì công tác thú y rất quan trọng quyết định đến sự thành bại của ngành
chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng.
Riêng trên con lợn với điều kiện nóng ẩm nước ta thì tình hình dịch
bệnh xảy ra còn rất phức tạp đặc biệt là lợn con mắc bệnh phân trắng, các lứa
tuổi khác nhau. Bệnh phân trắng lợn con làm cho lợn gầy sút, còi cọc làm
giảm năng suất, bệnh nặng có thể chết cả đàn lợn con, vì vậy việc phòng và
điều trị lợn con mắc bệnh phân trắng là một vấn đề hết sức cần thiết.

Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề:
“Nghiên cứu tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng ở một số xã của
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.”


2

1.1.1. Mục đích nghiên cứu
Nắm được tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng tại một số xã của
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Điều tra tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn theo mẹ.
Xác định được phác đồ điều trị bệnh lợn con phân trắng có hiệu quả
1.1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con (giai đoạn sơ sinh
– 21 ngày tuổi) và biện pháp điều trị.
- Hiểu và xác định tình hình nhiễm bệnh phân trắng ở lợn con nuôi tại
một số xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Biết được triệu chứng, hiểu được nguyên nhân, biết cách chẩn đoán
điều trị bệnh phân trắng ở lợn con đạt kết quả cao.
Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi
1.1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con và biện pháp phòng trị trong
điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta.
1.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của bệnh
phân trắng lợn con gây ra, đồng thời là những khuyến cáo có ý nghĩa cho
những cơ sở chăn nuôi lợn khác.



3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con trong thờiangitheo mẹ
Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh.
So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2
lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5-6 lần, lúc 40
ngày tuổi tăng gấp 7-8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày
tuổi tăng gấp 12-14 lần. Lợn con bú sữa sinh trưởng, phát triển nhanh nhưng
không đồng đều qua các giai đoạn, trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Sự
giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ
bắt đầu giảm dần và hàm lượng Hemoglobuli trong máu của lợn con bị giảm.
Thời gian bị giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần tuổi còn gọi là giai đoạn
khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng
cách tập cho lợn con ăn sớm (Trần Văn Phùng và cs, 2004) [13].
2.1.1.1. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu
tạo và hoàn thiện về chức năng tiêu hóa.
Dung tích dạ dày của lợn lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ
sinh, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích
lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít)
Dung tích ruột non của lợn lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh,
lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích
ruột non lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít)
Dung tích ruột già của lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ
sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần
(dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít).



4

Chức năng tiêu hóa của lợn con mới sinh chưa có hoạt lực cao, trong
giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hóa của một số men tiêu hóa được hoàn
thiện dần.
- Men Pepsin
Nếu không cho lợn con tập ăn sớm thì khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ
ra, men pepsin trong dạ dày lợn con chưa có khả năng tiêu hóa protein của
thức ăn, vì lúc này dịch vị dạ dày lợn con chưa có HCL tự do. Khi có HCL tự
do, sự kích hoạt men pepsinogen không hoạt động thành men pepsin hoạt
động và men này mới có khả tiêu hóa. Do thiếu HCL tự do nên lợn con dễ bị
vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiêu hóa gây bệnh.
Chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết ra HCL tự do
sớm hơn bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con. Nếu tập cho lợn con ăn
sớm lúc 5-7 ngày tuổi thì HCL tự do có thể tiết ra từ 14 ngày tuổi.
- Men amylaza và mantaza
Hai men này có trong nước bọt và trong dịch tụy lợn con lúc mới đẻ,
nhưng dưới 3 tuần tuổi hoạt tính còn thấp, do đó khả năng tiêu hóa tinh bột
của lợn con còn kém, chỉ tiêu hóa được 50% lượng tinh bột ăn vào. Đối với
tinh bột sống, lợn con tiêu hóa càng kém. Cho nên các loại thức ăn cần được
nấu chín trước khi cho lợn con ăn. Sau 3 tuần tuổi, men amylaza và mantaza
mới có hoạt tính mạnh, nên khả năng tiêu hóa tinh bột của lợn con tốt hơn.
- Men Saccaraza
Đối với lợn con dưới 2 tuần tuổi men saccaraza hoạt tính còn thấp, nếu
cho lợn ăn đường saccarose thì rất dễ bị ỉa chảy.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men tiêu hóa có hoạt tính mạnh
như Trypsin, Catepsin, Lactaza, Lipaza và Chymosin.
Men trysin là men tiêu hóa protein của thức ăn. Ở thai lợn lúc 2 tháng,

trong chất tiết đã có men trypsin, thai càng lớn, hoạt tính của men trysin càng


5

cao. Khi lợn con mới đẻ ra, men trypsin của dịch tụy rất cao để bù đắp lại khả
năng tiêu hóa của men pepsin trong dạ dày.
Men catepsin là men tiêu hóa protein trong sữa. Đối với lợn con ở 3
tuần tuổi đầu, men catepsin có hoạt tính mạnh, sau đó hoạt tính giảm dần.
Men lactaza có tác dụng tiêu hóa đường lactose trong sữa. Men này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2,
sau đó hoạt tính của men này giảm dần.
Men lipaza và chymosin có hoạt tính mạnh trong 3 tuần tuổi và sau đó
hoạt tính giảm dần.
Nói chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa tốt các chất dinh
dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hóa thức ăn kém. Trong khâu nuôi
dưỡng, chúng ta cần chú y chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hóa
của lợn con (Trần Văn Phùng và cs, 2004)[13].
2.1.1.2. Đặc điểm cơ năng điều tiết của lợn con
Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh. Vì vỏ đại não
của lợn con chưa phát triển hoàn thiện nên việc điều tiết thân nhiệt kém, năng
lực phản ứng yếu, dễ bị ảnh hưởng xấu bởi khí hậu nóng ẩm và lạnh từ môi
trường bên ngoài. Lợn con trong thời kỳ này nếu như trong chuồng nuôi có
nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm cho thân nhiệt của lợn con hạ xuống nhanh.
Khi còn là bào thai điều kiện sống tương đối ổn định, các chất dinh dưỡng do
mẹ cung cấp qua nhau thai. Sau khi sinh, cơ thể lợn con dễ mắc bệnh còi cọc
hoặc chết. Mùa đông ở nước ta thời tiết lạnh, đặc biệt có mưa phùn, lợn con
rất dễ bị cảm lạnh ỉa phân trắng, tỷ lệ chết rất cao.
Ngoài ra, do lớp mỡ dưới da mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong
cơ thể còn thấp nên khả năng giữ nhiệt và cung cấp nhiệt để chống rét còn hạn

chế. Vì vậy, phải tạo mọi điều kiện thích hợp trong quá trình sinh sản để lợn
con không bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khi mới sinh ra. Gia súc non có nhu
cầu dinh dưỡng rất cao, do đó phải cung cấp đầy đủ các chất, đặc biệt là các
axitamin để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục.


6

2.1.1.3. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Phản ứng miễn dịch là khả năng đáp ứng của cơ thể khi chất lạ xâm
nhập vào cơ thể. Phần lớn các chất lạ là mầm bệnh. Mầm bệnh xâm nhập vào
cơ thể lợn con tương đối dễ dàng, do chức năng các tuyến chưa hoàn chỉnh. Ở
lợn con lượng enzym tiêu hóa và lượng HCL tiết ra còn chưa đủ đáp ứng cho
quá trình tiêu hóa, gây rối loạn trao đổi chất, dẫn tới khả năng tiêu hóa hấp thu
kém. Ở giai đoạn này mầm bệnh (Salmonella spp, E.coli, Proteus) dễ dàng
xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và gây bệnh.
Ở lợn con các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu như bổ thể, Profecdin
và lysozim được tổng hợp còn ít, khả năng thực bào còn yếu nhất là là khi
chưa nhận được sữa đầu. Chính vì vậy, việc cho lợn con bú sữa đầu là rất cần
thiết để tăng khả năng bảo vệ của cơ thể chống lại mầm bệnh.
Trong quá trình đáp ứng miễn dịch trên bề mặt kháng nguyên có tập
trung nhiều lymphocid tham ra miễn dịch tế bào, hoặc kháng thể, hoặc các
globulin miễn dịch. Ở lợn con, mức độ đáp ứng miễn dịch được xác định
không những phụ thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà còn phụ thuộc vào
mức độ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch đối với phả ứng (Nguyễn Như
Thanh, 1997)[16].
Chính do đặc điểm của lợn con như vậy, nên bệnh phân trắng thường
xảy ra ở lợn con, đặc biệt là giai đoạn lợn con theo mẹ. Tuy nhiên, một yếu tố
quan trọng nữa là sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đường ruột lợn con có
những đặc thù riêng. Việc cân bằng khu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột

nhằm khắc phục, hạn chế sự loạn khuẩn trong quá trình phát triển của cơ thể
lợn con là rất quan trọng. Vì vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để phòng và
điều trị bệnh phân trắng lợn con là rất cần thiết.
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa của lợn con
Lợn con mới sinh ra sống nhờ vào sữa mẹ, sau cai sữa thì sống tự lập
cho nên phải trải qua một quá trình thay đổi không ngừng về hình thái cấu tạo
và hoạt động sinh lý của ống tiêu hóa để thích ứng với điều kiện sống mới.


7

Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể chưa
thành thục nhất là cơ quan tiêu hóa. Hàm lượng HCL và các men tiêu hóa còn
hạn chế chưa đảm nhiệm đầy đủ chức năng tiêu hóa nên rất dễ gây rối loạn
trao đổi chất mà hậu quả dễ nhận biết nhất là rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy,
còi cọc, thiếu máu và chậm lớn.
Đặc biệt, ở lợn con giai đoạn này có HCL trong dạ dày. Giai đoạn này
được coi là giai đoạn thích ứng cần thiết tự nhiên. Nhờ sự thích ứng này cơ
thể mới có khả năng hấp thu được kháng thể miễn dịch được đưa vào cùng
sữa đầu của lợn mẹ. Trong giai đoạn này, dịch vị không có hoạt tính phân giải
protein, mà chỉ có hoạt tính làm đông vón sữa đầu và sữa. Albumin và
globulin được chuyển xuống ruột già thẩm thấu vào máu.
Tuy nhiên, sau 14-16 ngày tuổi tình trạng thiếu HCL ở dạ dày không
còn là sự cần thiết cho sinh lý bình thường nữa (Đào Trọng Đạt và cs, 1986)
[3]. Tập cho lợn con ăn sớm, đặc biệt cai sữa sớm sẽ rút ngắn được giai đoạn
thiếu HCL, tăng cường hoạt động tiết dịch, tạo khả năng hình thành nhanh
chóng các đáp ứng miễn dịch của cơ thể.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ chúng ta cần chú y
tới các thời kỳ phát triển. Lợn con sau khi sinh ra cần được bú sữa mẹ càng
sớm càng tốt, bởi vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể, chất khoáng và

vitamin. Sau đẻ 20 ngày, lượng sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu lợn con tăng
lên. Đây là giai đoạn khủng hoảng thứ nhất. Sau cai sữa, lợn con rơi vào tinh
trạng khủng hoảng lần thứ 2. Để khắc phục tình trạng khủng hoảng, cần tập
cho lợn con ăn sớm vừa để bổ sung thêm dinh dưỡng, vừa có tác dụng kích
thích tăng tiết dịch vị tăng hàm lượng HCL và enzym vừa kích thích sự phát
triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa (Cao
Văn, Hoàng Toàn Thắng 2003)[22].


8

2.1.3.Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli gây bệnh phân trắng lợn con
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli còn có tên là Bacterium coli
commune, Bacillcus, Coli communis được Escherich phân lập năm 1985 từ
phân trẻ em.
E.coli thường xuất hiện sớm ở đường ruột người và động vật sơ sinh
(sau khi đẻ 2 giờ), chúng thường ở phần sau ruột, ít khi ở dạ dày hay ruột non.
Trong nhiều trường hợp còn tìm thấy ở niêm mạc của nhiều bộ phận khác
trong cơ thể.
Escherichia coli là nguyên nhân gây ra một số bệnh ở người và
động vật.
* Đặc tính sinh học.
- Hình thái:
E.coli là 1 trực khuẩn gậy ngắn, kích thước 2-3x0,6 Micromet. Trong
cơ thể có hình cầu trực khuẩn, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn.
Có khi trong môi trường nuôi cấy thấy có những trực khuẩn dài 4-8
Micromet, những loại này thường gặp trong canh khuẩn gà.
Phần lớn E.coli di động do có lông xung quanh thân, nhưng một số
không thấy di động.
Vi khuẩn không sinh nha bào có thể có giáp mô.

-Tính chất bắt màu.
Vi khuẩn bắt màu Gram âm,có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu
khoảng giữa nhạt hơn. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc này để nhuộm có thể
thấy có giáp mô, còn khi soi tươi không nhìn thấy được.
Nếu cố định bằng axit osmic rồi quan sát dưới kính hiển vi điện tử
thì thấy tế bào E.coli có nhân đó là một khối nằm trong nguyên sinh chát,
sáng màu.
- Đặc tính nuôi cấy
E.coli phát triển rõ ràng trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Một số chủng loại có thể phát triển dược trên môi trường tổng hợp đơn giản
nên người ta đã chọn chúng làm mẫu để nghiên cứu về sinh vật học.


9

E.coli là trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở
nhiệt độ 5-40 oC, nhiệt độ thích hợp là 37 oC , pH thích hợp là 7,2- 7,4, phát
triển được từ 5,5- 8.
+Thạch thường: Sau 24 giờ hình thành những lạc khuẩn tròn ướt,
không trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2- 3 mm. Nuôi lâu
khuẩn lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra. Có thể quan sát thấy
những khuẩn lạc dạng R và M.
+ Nước thịt: Phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt,
lắng xuống đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường có
mùi phân thối.
+ Trong môi trường mule kopman (muller kauffman), môi trường lục
Malasit (Malachit) E.coli không mọc, môi trường Endo E.coli có khuẩn lạc
màu đỏ, môi trường EMB có khuẩn lạc màu tím đen, môi trường thạch E.coli
có khuẩn lạc đỏ. E.coli bị ức chế trong môi trường Vinson-Blai.
* Đặc tính sinh hóa

Trực khuẩn E.coli biểu hiện đặc tính sinh vật hóa học rất rõ rệt. Một
quy luật thường thấy là trực khuẩn đường ruột lên men lactosa tạo axit và sinh
hơi. Đó là đặc điểm chủ yếu của trực khuẩn đường ruột với các loài vi trùng
khác trong họ Entorobacteriaceae. Song trong những đại diện của
Escherichia và Citrobacter cũng gặp những loài không lên men lactosa hoặc
có thể có nhưng chậm và yếu. Trực khuẩn đường ruột có khả năng lên men
các loại đường có nhiều phân tử rượu như: Glucoza, mannit, dulxit,
saccharoza, arabinoza. Phần lớn chúng tạo indol, làm vón sữa, làm giấy quỳ
có màu đỏ, làm màu xanh methylen trong sữa. (Đào Trọng Đạt và cộng sự,
1995)[4].
* Cấu trúc kháng nguyên.
Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất phức tạp có đủ 3 loại kháng
nguyên O, H và K. Kháng nguyên K cũng có nhiều loại L, A, B nên có nhiều
tụ huyết thanh khác nhau.


10

- Kháng nguyên O
Là kháng nguyên thân, chịu nhiệt khi đun 100 oC trong vòng 2 giờ 30
phút vẫn giữ được tính kháng nguyên, giữ được khả năng ngưng kết và kết
hợp (Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995)[4].
- Kháng nguyên K
Kháng nguyên K gồm 3 kháng nguyên L, A, B.
-Kháng nguyên L
Ngăn không cho hiện tượng ngưng kết O của vi khuẩn sống xảy ra, khi
đun 100 oC trong 1 giờ, kháng nguyên L bị phá hủy.
- Kháng nguyên A ngăn hiện tượng ngưng kết O, kháng huyết thanh A
trộn với E.coli có kháng nguyên A gây hiện tượng phình cơ. Với nhiệt độ 120
o


C trong vòng 2 giờ kháng nguyên A mới bị phá hủy.
- Kháng nguyên B
Kháng nguyên B gồm nhiều thành phần; B1, B2, B3, B4, B5.
Kháng nguyên B cũng ngăn không cho ngưng kết O của vi khuẩn sống

xảy ra. Đun 100 oC trong một giờ kháng nguyên này mới bị phá hủy một phần.
Sức đề kháng
Cũng như các loại vi khuẩn không sinh nha bào khác E.coli không chịu
được nhiệt độ, đun 55 oC trong 1 giờ, 60 oC trong 30 phút đun sôi 100 oC chết
ngay. Các chất sát trùng thông thường : axit phenic, biclorua thủy ngân,
phoocmon, hydroperoxit 1 phần nghìn diệt vi khuẩn sau 5 phút.
Tuy nhiên ở môi trường bên ngoài, các chủng E.coli độc có thể tồn tại
đến 4 tháng.
* Tính gây bệnh.
E.coli có sẵn trong ruột của động vật nhưng chỉ có tác động gây bệnh
khi sức đề kháng của con vật bị giảm sút (do chăm sóc, nuôi dưỡng, do cảm
lạnh hoặc cảm nắng).


11

E.coli gây bệnh cho súc vật mới đẻ từ 2-3 ngày hoặc 4-8 ngày.
Trong phòng thí nghiệm tiêm vi khuẩn vào dưới da cho chuột bạch,
chuột lang, thỏ có thể gây viêm cục bộ, nếu tiêm liều lượng lớn có thể gây bại
huyết, chết con vật.
* Độc tố
Trực khuẩn E.coli sinh ra 2 loại độc tố chủ yếu là nội độc tố và ngoại
độc tố:
- Ngoại độc tố: là một chất không chịu được nhiệt độ dễ bị phá hủy ở

56 oC trong vòng 10 giờ 30 phút,, dưới tác dụng của phoocmon và nhiệt độ,
ngoại độc tố trở thành giải độc tố. Ngoại độc tố có hướng thần kinh và gây
hoại tử. Hiện nay việc chiết xuất độc tố chưa thành công mà chỉ phát hiện
caanh trùng của các loài mới phân lập. Khả năng tạo độc tố của E.coli sẽ mất
đi nếu các chủng được giữ lâu dài hoặc được cấy ruyền nhiều lần trên môi
trường dinh dưỡng.
- Nội độc tố: là yếu tố gây độc chủ yếu của trực khuẩn E.coli chúng có
trong tế bào vi trùng và được gắn rất chặt với nhau. Nội độc tố có thể chiết
xuất bằng nhiều phương pháp: phá vỡ vỏ tế bào bằng cơ học hoặc chiết xuất
bằng Atrichocixetic, phenol dưới tác dụng của enzyme.
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng lợn con thường gặp ở lợn con sơ sinh, là một bệnh
truyền nhiễm cấp tính làm chết có khi rất nhiều lợn con đang theo mẹ, thể
hiện bằng triệu chứng ỉa chảy có nước vàng, thường kèm theo bại huyết.
Bệnh xảy ra ở hầu hết các hộ chăn nuôi lợn, đặc biệt phổ biến ở các
trang trại chăn nuôi tập trung. Đây là một trong những bệnh gây nhiều tổn hại
lớn cho ngành chăn nuôi lợn.
2.1.4.1.Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân chính gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn đã được
nhiều tác giả khẳng định, bao gồm:


12

+ Do yếu tố ngoại cảnh.
Do đặc điểm sinh lý của lợn con chưa hoàn chỉnh làm cho khả năng
thích nghi và bảo vệ cơ thể rất yếu. Vì vậy, các yếu tố ngoại cảnh: nóng, lạnh
…điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng của con
vật. Khi điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh và phát triển.
Trong các yếu tố về khí hậu thì nhiệt độ và độ ẩm là quan trọng nhất.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho lợn con là từ 28-30oC, ẩm độ từ 75-80%. Do đó,
ở những tháng giao mùa, những tháng mưa nhiều, ẩm độ cao, nhiệt độ thay
đổi thất thường, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tăng lên rõ rệt. Ngoài ra,
nếu lợn con ở nơi ẩm ướt, thoáng gió thì sự thải nhiệt bằng truyền nhiệt,
khuyếch tán nhiệt càng mạnh, con vật mất nhiều nhiệt, cơ thể bị nhiễm lạnh,
dẫn đến rối loạn tiêu hóa và gây nên bệnh phân trắng lợn con (Đào Trọng Đạt
và cs, 1986)[3].
Nguyên nhân của bệnh phân trắng lợn con được xem như không đặc
hiệu và mang tính tổng hợp, trong đó lạnh ẩm là yếu tố hàng đầu của bệnh.
Lạnh ẩm gây rối loạn hệ thống điều hòa trao đổi nhiệt (trong đó, hệ thống
thần kinh và nội tiết giữ vai trò quan trọng) dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi
chất của các cơ quan, bắt đầu từ rối loạn tiêu hóa, hấp thu rồi đến rối loạn trao
đổi chất của các cơ quan, trao đổi chất ở mô và tế bào của cơ thể. Điều đó dẫn
tới đề kháng của cơ thể suy giảm, những vi khuẩn và vi rút có sẵn trong
đường ruột có thời cơ tăng cường độc lực và gây bệnh.
Mặt khác, ở lợn con các men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, trong dịch vị
chưa có đủ axit HCL tự do, nên không hoạt hóa được men pepsin, do đó
không tiêu hóa hết sữa mẹ, trong khi sữa mẹ lại là môi trường phát triển tốt
của nhiều loại vi khuẩn (Sử Anh Ninh, 1995)[11].
Đối với hộ chăn nuôi tập trung, công tác vệ sinh cần đặc biệt quan tâm.
Lợn mới đẻ ra cần được sưởi ấm bằng đèn hồng ngoại và bú sữa đầu để tăng


13

sức đề kháng cơ thể. Cần đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh máng
ăn mang uống thương xuyên, đối với lợn con đang tập ăn để thức ăn không bị
ôi thiu.
+ Do vi khuẩn
Với bệnh phân trắng lợn con, vai trò của vi khuẩn đã và đang được các

nhà khoa học quan tâm. Nhưng trong đó vi khuẩn E.coli là nguyên nhân quan
trọng nhất gây bệnh phân trắng lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Trực
khuẩn E.coli là một loại trực khuẩn đường ruột sống ở ruột già, xuất hiện và
sinh sống ở động vật chỉ một vài giờ sau khi sinh và tồn tại đến khi con vật
chết.Vi khuẩn E.coli gây bệnh thường có một hay nhiều yếu tố gây bệnh, khác
với ở những chủng vi khuẩn E.coli không gây bệnh không tìm thấy những yếu
tố này. Trong những năm gần đây, những hiểu biết về những yếu tố gây bệnh
và vai trò của chúng trong quá trình gây bệnh đường ruột đã tăng lên nhanh,
do vậy vi khuẩn E.coli hiện nay được xếp loại theo hướng gây bệnh và dựa
trên khả năng sinh sản của các loại yếu tố gây bệnh.
Đối với lợn mắc bệnh, quá trình tiêu hóa bị rối loạn là do hiện tượng
loạn khuẩn dẫn đến lợn con bị bệnh phân trắng. Bình thường đối với những
lợn khỏe mạnh, E.coli chỉ cư trú ở ruột giá và phần cuối ruột non. Vi khuẩn
sinh axit lactic có ngay khi con vật mới sinh ra. Chúng phát triển và tăng về
số lượng khống chế sự phát triển của E.coli và vi khuẩn gây thối rữa, đồng
thời ngăn cản sự phát sinh các bệnh khác. Ngược lại, nếu vi khuẩn sinh axit
lactic giảm số lượng sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện thuận
lợi cho vi khuẩn gây thối rữa phát triển dẫn đến biến đổi bệnh lý trong đường
ruột. Khi hệ vi sinh vật trong đường ruột mất cân bằng gây ra bệnh tiêu chảy
ở lợn con và các bệnh kế phát khác. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng loạn
khuẩn. Hiện tượng loạn khuẩn xảy ra do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như
mắc một số bệnh mãn tính, dịch dạ dày ruột mất tính axit, thời tiết khí hậu
thay đổi …


14

+ Do virus
Một đại diện của vi rút được chú ý đến nhiều trong bệnh tiêu chảy ở lợn
đó là Transmissible gastroenritis virus (TGE). TGE gây ra bệnh viêm ruột dạ

dày truyền nhiễm ở lợn. Đây là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, có
biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy
ra ở nhiều hộ chăn nuôi tập trung vào thời tiết rét lạnh.
+ Do ký sinh trùng
Có nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vai trò của ký sinh trùng đường
ruột, nhưng cho đến nay chưa có một minh chứng cụ thể nào.
Tác giả Nguyễn Kim Thành, (1999)[20] cho biết: Trong đường ruột của
lợn bị bệnh phân trắng đã tìm thấy giun đũa (Ascaris suum) ký sinh với một
lượng lớn gây tổn thương thành ruột, gây viêm ruột và tiêu chảy.
+ Do nấm mốc
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Hầu hết thức ăn chăn nuôi ở
Việt Nam đều nhiễm nấm mốc với hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt
gia súc, với biểu hiện nhiễm độc đường tiêu hóa, gây tiêu chảy dữ dội. Ngoài
việc gây tiêu chảy cho gia súc, độc tố nấm mốc còn gây độc trực tiếp cho
người dùng thực phẩm bị nhiễm nấm mốc hoặc gián tiếp từ những độc tố tồn
dư trong thực phẩm.
2.1.4.2. Đường nhiễm bệnh
Nguồn phát bệnh chính là các lợn nái mang mầm bệnh. Theo các kết
quả nghiên cứu thì nguồn thải mầm bệnh nhiều nhất là các nái chờ phối
(96,9%) và ít nhất là nái chửa kỳ 2 (45%). Trong các trường hợp này lợn con
bị nhiễm E.coli từ những ngày đầu tiên sau khi đẻ và đến giai đoạn cai sữa
giảm xuống còn 67,5%. Tất nhiên sau cai sữa những lợn con ốm khỏi sẽ trở
thành vật mang bệnh. Do vậy trong chăn nuôi người ta thường bố trí chuồng
nái đẻ và lợn nuôi vỗ béo cách li nhau.
Lợn con nhiễm E.coli chủ yếu qua đường tiêu hóa, ít khi qua đường hô
hấp, niêm mạc mắt, trong một vài trường hợp có thể nhiễm E.coli qua đường


15


bào thai. Ở trong cơ sở chăn nuôi E.coli có thể lan truyền bằng đường cơ học
(do chuột, chó mèo, côn trùng) hoặc do người đưa thức ăn, dụng cụ bị nhiễm
E.coli từ nơi này qua nơi khác.
2.1.4.3. Cơ chế sinh bệnh
Theo Lê Văn Tạo và cs, (1993)[14], vi khuẩn E.coli xâm nhập trực tiếp
hay gián tiếp vào đường ruột của con vật. Trong đường ruột, khi có đủ các
điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nhân lên với số lượng lớn và sản sinh ra yếu tố
kháng khuẩn colicin V. Yếu tố này tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của các
vi khuẩn có số lượng lớn trong đường ruột, tràn lên ruột non. Tại đây, nhờ
kháng nguyên bám dính, vi khuẩn xâm nhập vào trong tế bào biểu mô. Trong
lớp tế bào biểu mô, vi khuẩn phát triển nhân lên làm phá hủy lớp tế bào này
gây viêm ruột. Cũng tại đây, vi khuẩn sản sinh độc tố đường ruột. Độc tố
đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước ở ruột làm cho nước và
chất điện giải không hấp thu từ ruột vào cơ thể, ngược lại thẩm suất từ cơ thể
vào ruột. Nước tập trung vào ruột cộng với khí do vi khuẩn E.coli trong ruột
lên men tạo ra làm cho ruột căng lên. Sức căng của ruột và quá trình viêm
ruột kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động
ruột mạnh đẩy nước và phân ra ngoài gây nên hiện tượng tiêu chảy.
Sau khi đã gây tiêu chảy và thay đổi về tổ chức bệnh lý ở hệ thống tiêu
hóa thì tùy khả năng gây bệnh của vi khuẩn và sức đề kháng của vật chủ mà vi
khuẩn tiếp tục xâm nhập vào hệ tuần hoàn gây dung huyết hay vào cơ quan nội
tạng gây bệnh toàn thân hoặc chỉ cư trú tại ruột và gây bệnh đường tiêu hóa.
2.1.4.4. Triệu chứng lâm sàng
Lợn ỉa chảy, phân có màu vàng trắng hoặc trắng xám, sau là vàng xanh,
tùy theo lứa tuổi. Lợn ỉa chảy nhiều lần, phân bết, dính xung quanh hậu môn.
Lợn gầy sút nhanh, nếu không can thiệp kịp thời thì lợn yếu dần, long xù, đi
kiết, đôi khi còn thấy phân lẫn máu, da mất đàn tính do mất nhiều nước, tỷ lệ
tử vong cao 40 - 70%, thậm trí 100%. Lợn bệnh có thể rơi vào tình trạng hôn
mê, hấp hối và chết.



16

Iả chảy và bại huyết ở lợn sơ sinh xảy ra ngay trong ổ lợn đẻ từ 12 giờ 5 ngày tuổi hay thời gian lợn con theo mẹ. Tỷ lệ lợn sơ sinh mắc bệnh đến
70% hay 100% và do ỉa chảy đơn thuần khoảng 70% trong vài ngày đầu sau
sinh. Tỷ lệ con chết có thể giảm dưới 10% ở đàn lợn bệnh trên 2 tuần tuổi.
2.1.4.5. Bệnh tích
Lợn chết mất nước nghiêm trọng, xác chết khô đét, gan màu nâu đen,
dạ dày chứa những cục sữa chưa tiêu và những nốt đen trên thành do những
đám nhôi máu. Ruột non trương giãn to và xuất huyết, niêm mạc ruột bị hoại
tử từng đám, trong ruột già có thể thấy từng đám màu. Viêm ruột là hiện
tượng phổ biến, viêm thành ruột, xuất huyết màng treo ruột, dạ dày ruột ít sữa
đông đặc, vón, cá biệt có máu, mùi tanh. Trong ruột chứa phân màu vàng hay
trắng xám, hạch màng treo ruột sưng.
Một số trường hợp có thể thấy viêm phổi, xoang ngực và màng phổi
sưng dịch thẩm xuất (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004)[8].
2.1.4.6. Phòng và trị
Bệnh phân trắng lợn con được gây nên bởi nhiều nguyên nhân phức
tạp. Do đó phải cùng áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp giải quyết các vấn đề
trên ở từng khía cạnh mới có thể hạn chế đến mức thấp những thiệt hại do
bệnh gây ra.
- Phòng bệnh
+ Phòng bệnh bằng quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng
Theo Sử Anh Ninh (1995)[11], Faiborther (1992)[26], phải đảm bảo
lợn con được nuôi trong môi trường có nhiệt độ ổn định 30-34oC, thông
thoáng, không có rác bẩn, nền chuồng có nhiệt độ thấp. Lợn nái nên nuôi ở
môi trường 22oC, vì vậy trong chuồng lợn đẻ cần có ổ úm có nhiệt độ cao hơn
cho lợn con. Cũng theo Sử Anh Ninh (1995)[11], độ ẩm chuồng nuôi có ảnh
hưởng không nhỏ tới bệnh phân trắng ở lợn con. Do đó, cần hạn chế dùng
nước tắm cho lợn ở giai đoạn lợn con theo mẹ cũng như cai sữa, ẩm độ thích

hợp cho lợn con được khuyến cáo là 70-85%.


17

Thiết kế chuồng đẻ cũng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến vị trí thải
phân của lợn nái. Khi chuồng quá dài phân rác trong diện tích chuồng, do đó
làm tăng khả năng ô nhiễm. Chuồng đẻ thường cao trên mặt đất, nền chuồng
có lỗ hổng cho phân rơi xuống. Nuôi trong những ổ đẻ như vậy, lợn con ít bị
tiêu chảy hơn những ổ đẻ có nền chuồng bằng xi măng cứng.
Cần thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đảm bảo chế độ ăn hợp lý
cho con mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con, cho lợn con bú sữa đầu kịp
thời và đầy đủ, cho lợn con tập ăn sớm và chú ý cân đối các thành phần dinh
dưỡng, vitamin và khoáng trong khẩu phần ăn.
Đề phòng bệnh phân trắng lợn con do E.coli trước hết cần phải tập
trung vào việc làm giảm số lượng mầm bệnh có trong môi trường bằng các
biện pháp vệ sinh, đảm bảo lợn con sinh ra trong môi trường sống thích hợp,
không nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Lợn mẹ cần có đủ sữa với chất lượng
tốt, có các thành phần globulin miễn dịch có chất lượng cao và đặc hiệu. Lợn
con cần được bú sữa đầu kịp thời.
Đối với lợn con sau cai sữa có thể không cần sự trợ giúp của kháng
sinh và yếu tố miễn dịch cung cấp từ sữa mẹ để thực hiện biện pháp phòng
bệnh, tốt nhất là bằng mọi cách làm giảm đến mức thấp nhất các yếu tố tiền
đề, khả năng cơ hội tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện như: Tuổi và khối lượng
lợn con sau cai sữa, mật độ chuồng nuôi, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng,
trạng thái stress.
+ Phòng bệnh bằng vacxin
Phạm Sỹ Lăng và cs (2005)[6], Trương Lăng, Xuân Giao (2002)[7] cho
biết: Vacxin được chế tạo từ chủng E.coli gây bệnh phân trắng ở lợn con phân
lập ở các địa phương, thuộc các serotyp O143, O147, O141, O149,… Vacxin chế

dạng vô hoạt dùng tiêm cho lợn mẹ 1- 2 lần trước khi đẻ. Lợn mẹ được miễn
dịch sẽ truyền cho lợn con (miễn dịch thụ động) qua sữa nhất là sữa đầu, lợn
con có khả năng chống đỡ với các chủng E.coli gây bệnh.


18

Vacxin E.coli dạng uống: Vacxin được chế tạo từ các chủng E.coli gây
bệnh phân lập từ các địa phương, dùng cho lợn uống 3- 4 lần sau khi đẻ.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, ngoài vacxin trong nước sản xuất
đang lưu hành các loại vacxin khác do nước ngoài sản xuất như: Neocolipor
của hãng Nisan chemical Indutries, vacxin Litter Guard LT-C của hãng
Embrex, Rokovac của hãng Bioveta, INC sản xuất phòng tiêu chảy do E.coli
và Clostridium perfringens, A.S phòng tiêu chảy do E.coli và rotavirus suis ở
lợn, Porcili coli của hãng Intervet (Lê Văn Tạo, 2007)[15].
2.1.4.7. Điều trị
Lê Văn Tạo (2007)[15] cho biết: Điều trị bệnh phân trắng lợn con và
tiêu chảy do E.coli gây ra trước hết phải tuân thủ nguyên lý điều trị chung các
mầm bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra. Tức là phải kết hợp giữa tiêu diệt mầm
bệnh E.coli với việc bổ sung nước và dung dịch chất điện giải để chống mất
nước, nâng cao sức đề kháng của con vật trong khi sử dụng kháng sinh và hóa
dược để tiêu diệt mầm bệnh. Cần lưu ý đến tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn E.coli gây bệnh phân lập được, để lựa chọn kháng sinh điều trị. Vì vậy,
nêú làm kháng sinh đồ thì căn cứ vào kết quả kháng sinh đồ, nếu không thì
chọn kháng sinh cơ sở chưa dùng hoặc ít dùng, kháng sinh có phổ kháng
khuẩn rộng dùng điều trị sẽ cho kết quả tốt hơn. Tốt nhất là nên lấy mẫu bệnh
phẩm, gửi các phòng thí nhiệm phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ, dùng
kháng sinh mẫn cảm để điều trị.
Qua theo dõi tính kháng thuốc của E.coli trong một số năm gần đây
thấy các loại kháng sinh con mẫn cảm cao với E.coli là neomycin, tetracylin.

Một số thuốc được dùng ở Việt Nam như: cephalothin, gentamycin,
belcomycin, septotrim, colistin.
Để chống mất nước và chất diện giải, cần cho uống dung dịch glucoza
hoặc pha dung dịch electroline và nước uống tự do. Dùng chlorpromazine để
ngăn ngừa tác động của độc tố đường ruột. Dùng các loại vitamin để nâng cao
thể trạng và sức đề kháng của cơ thể. Một số thuốc kháng sinh các cơ sở đang
dùng có hiệu quả là:


×