Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thanh Oai đến năm 2020 (luận án thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------

TRỊNH THỊ MAI

QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60.8502

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Vũ Quyết Thắng

Hà Nội 2012


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG ............................................3
1.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trƣờng .....................................................................3
1.1.2. Mối liên hệ giữa quy hoạch môi trƣờng và quy hoạch phát triển .....................4
1.1.3. Mục tiêu của quy hoạch môi trƣờng .................................................................5
1.1.4. Nội dung quy hoạch môi trƣờng .......................................................................6
1.1.5. Tiến trình quy hoạch môi trƣờng ......................................................................7


1.1.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trƣờng vùng .......................................8
1.1.7. Phân vùng trong quy hoạch môi trƣờng ...........................................................9
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN THANH OAI ..............................................................................................10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................10
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................15
1.2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.......................................25
Chƣơng 2. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............35
2.1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................35
2.1.1. Đối tƣợng ........................................................................................................35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................35
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................36
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................36
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................38
3.1. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN
THANH OAI .............................................................................................................38


3.2. ĐỊNH HƢỚNG QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN THANH
OAI TỚI NĂM 2020. ................................................................................................39
3.2.1. Hiện trạng môi trƣờng huyện Thanh Oai ........................................................40
3.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn .......................................................................50
3.2.3. Hiện trạng cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn ....................................52
3.3. PHÂN VÙNG MÔI TRƢỜNG VÀ DỰ BÁO XU HƢỚNG BIẾN ĐỘNG MÔI
TRƢỜNG HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020 ...............................................52
3.3.1. Phân vùng môi trƣờng huyện Thanh Oai ........................................................52
3.2.2. Xu thế biến đổi môi trƣờng các tiểu vùng môi trƣờng huyện Thanh Oai đến
năm 2020 ...................................................................................................................59
3.4. MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG HUYỆN THANH OAI TỚI NĂM 2020. .69
3.4.1. Mục tiêu chung ................................................................................................69

3.4.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................69
3.5. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG HUYỆN THANH OAI ............................................................................71
3.5.1. Giải pháp chung ..............................................................................................71
3.5.2. Tiểu vùng môi trƣờng đô thị và công nghiệp ..................................................72
3.5.3. Tiểu vùng môi trƣờng nông thôn- nông nghiệp ..............................................73
3.6. GIÁM SÁT VÀ QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG ...............................................76
3.7. ĐỀ XUẤT CÁC CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƢU TIÊN ĐẦU TƢ VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG ...................................................................................................78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội khoảng 40 km, huyện đã và đang
từng bƣớc phát triển mạnh mẽ tất cả các ngành; phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng từ
thị trấn đến các xã nông thôn; phát triển các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề.
Đồng thời các lĩnh vực y tế, thƣơng mại, du lịch, giáo dục, thể dục thể thao ngày
càng củng cố và phát triển. Cùng với sự phát triển của các ngành đã đem lại hiệu
quả kinh tế trƣớc mắt, từng bƣớc nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Vì lợi ích chạy
theo lợi nhuận tối đa mà các doanh nghiệp, các tổ hợp sản xuất, chủ sở hữu của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính là các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm và suy thoái
môi trƣờng, làm phát sinh các vấn đề môi trƣờng cấp bách nhƣ: Vấn đề bảo vệ môi
trƣờng tại các khu công nghiệp, vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do
hoạt động giao thông, sản xuất và quá trình đô thị hóa, vấn đề quản lý chất thải rắn,
chất thải nguy hại, vấn đề thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt và sản xuất do chƣa
chú ý hoặc tìm cách né tránh những chi phí cho bảo vệ môi trƣờng, các yếu tố môi
trƣờng vào quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch của các ngành. Bởi vậy, việc đánh
giá thực trạng môi trƣờng của huyện và rà soát loại quy hoạch phát triển của các

ngành đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất để đƣa ra các biện pháp để điều chỉnh, đảm
bảo phù hợp với chiến lƣợc phát triển môi trƣờng quốc gia từ nay đến năm 2020 là
yếu tố hết sức quan trọng.
Trƣớc yêu cầu phát triển bền vững, tác giả chọn đề tài “Quy hoạch bảo vệ môi
trường huyện Thanh Oai đến năm 2020” là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng đất ở địa phƣơng, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng
thu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng.


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
a. Mục tiêu tổng quát
Dựa trên cơ sở kế thừa phƣơng pháp luận đã đƣợc nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trƣờng gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội tại huyện Thanh Oai, luận văn sẽ cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm
định hƣớng quy hoạch, xây dựng các dự án, kế hoạch ƣu tiên về bảo vệ môi trƣờng,
khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên trong thời gian trƣớc mắt và định hƣớng đến
năm 2020.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng đƣợc bức tranh tổng thể về hiện trạng môi trƣờng huyện Thanh Oai.
- Dự báo đƣợc các xu thế biến đổi môi trƣờng, tài nguyên huyện Thanh Oai
dƣới tác động của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa và phụ cận.
- Đề xuất đƣợc các quan điểm, mục tiêu, các chƣơng trình dự án ƣu tiên cùng
các giải pháp thích hợp để xây dựng chƣơng trình hành động nhằm thực hiện quy
hoạch môi trƣờng huyện đến năm 2020 phù hợp với chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng
quốc gia và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong vùng.


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƢỜNG
1.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trƣờng

Môi trƣờng là thế giới quanh ta, bao gồm những thể sống và những thể không
sống, là nơi có hoạt động sống của giới động vật, thực vật có hoạt động kinh tế, xã
hội của con ngƣời trong mối quan hệ phức tạp giữa con ngƣời và giới tự nhiên. Môi
trƣờng có 5 chức năng cơ bản [5].
Nhận biết những chức năng đó và sử dụng hợp lý chúng là điều kiện tiên
quyết để đảm bảo phát triển bền vững. Vì vậy phân vùng chức năng môi trƣờng của
một khu vực lãnh thổ là bƣớc đi đầu tiên trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng
tài nguyên một cách hiệu quả.
Hiện nay vẫn chƣa có định nghĩa thống nhất về khái niệm quy hoạch môi
trƣờng (QHMT) vì có thể coi quy hoạch môi trƣờng là một ngành khoa học do đó
tồn tại nhiều quan niệm, phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này.
Ở Bắc Mỹ cho rằng “QHMT bao gồm quy hoạch tổng hợp gồm nhiều vấn đề
có liên quan với sự tham gia của các cơ quan chức năng từng vùng”.
Ở Châu Âu, QHMT đƣợc sử dụng cho quá trình quy hoạch sử dụng đất hay
QHMT đƣợc sử dụng nhƣ cầu nối của quy hoạch không gian với việc xây dựng
chính sách môi trƣờng.
Theo Ngân hàng phát triển Châu Á - ADB (1991) trong quy hoạch nhằm phát
triển vùng, các thông số môi trƣờng cần đƣợc đƣa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản
phẩm cuối cùng là phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng với những cân nhắc cần
thiết tới nhu cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên
và môi trƣờng.
Theo Greg Lindsey (1997) thì QHMT “là quá trình sử dụng một cách hệ
thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tƣơng lai của
môi trƣờng”.


Theo Toner, QHMT là “ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức
khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất ”.
John Edington (1979) thì cho rằng “ QHMT là sự cố gắng làm cân bằng và hài
hoà các hoạt động phát triển mà con ngƣời vì quyền lợi của mình áp đặt một cách

quá mức lên môi trƣờng tự nhiên”.
Theo Lƣu Đức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh (2000): Quy hoạch môi trƣờng là
việc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trƣờng phù hợp với
chức năng môi trƣờng và điều kiện tự nhiên của khu vực.
Theo Trần Hiếu Nhuệ và nnk: Quy hoạch môi trƣờng là quá trình sử dụng có
hệ thống các luận cứ khoa học về môi trƣờng để xây dựng các chính sách, quy định
và các biện pháp trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Đó là việc bố trí các nhóm hoạt động của con ngƣời trong một không gian xác định
đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Vũ Quyết Thắng (2003): Quy hoạch môi trƣờng là việc xác lập các mục
tiêu môi trƣờng mong muốn; đề xuất và lựa chọn phƣơng án, giải pháp để bảo vệ,
cải thiện và phát triển một/những môi trƣờng thành phần hay tài nguyên của môi
trƣờng nhằm tăng cƣờng một cách tốt nhất năng lực, chất lƣợng của chúng theo
mục tiêu đã đề ra [20].
Cho dù có nhiều quan niệm, nhiều diễn giải khác nhau về quy hoạch môi
trƣờng nhƣng trong những nghiên cứu ứng dụng QHMT vẫn có điểm chung là trong
QHMT phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trƣờng, các mục tiêu phát triển
phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
1.1.2. Mối liên hệ giữa quy hoạch môi trƣờng và quy hoạch phát triển
Quy hoạch là sự lựa chọn, hoạch định, bố trí những đối tƣợng đƣợc quy hoạch
theo không gian, theo cơ cấu hợp lý nhằm thực hiện những định hƣớng, những mục
tiêu chiến lƣợc.
Quy hoạch môi trƣờng thƣờng đƣợc thực hiện hoặc gắn kết với quy hoạch
phát triển hoặc độc lập với quy hoạch phát triển.


- QHMT gắn kết với QHPT thực chất là một quy hoạch chuyên ngành (môi
trƣờng) hay vấn đề môi trƣờng là quan trọng cần đƣợc xem xét kỹ lƣỡng trong quá
trình xây dựng QHPT. Xu hƣớng này đƣợc áp dụng nhiều tại Mỹ, Anh, Canada...
ADB khuyến cáo xây dựng quy hoạch theo dạng liên kết các mối quan tâm về kinh

tế và môi trƣờng vào QHMT.
- QHMT độc lập với QHPT là dạng QHMT đƣợc tiến hành không đồng thời
với QHPT hoặc khi đã có QHPT. QHMT sau khi có QHPT sẽ có ý nghĩa điều chỉnh
(trong khuôn khổ các quan tâm về môi trƣờng) các kế hoạch phát triển hàng năm
hoặc kế hoạch trung hạn. QHMT khi chƣa có QHPT sẽ là một định hƣớng hoặc
những kiến nghị các hoạt động phát triển theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng.
Mối liên quan có hệ thống giữa QHMT và QHPT đƣợc mô tả nhƣ sau:
- Sự phát triển kinh tế - xã hội gây ra ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến môi trƣờng.
- QHMT phải đƣợc phát triển dựa trên hiện trạng và kế hoạch KTXH.
- QHMT cung cấp cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh phát triển KTXH.
1.1.3. Mục tiêu của quy hoạch môi trƣờng
Quy hoạch môi trƣờng không phải là quy hoạch độc lập với quy hoạch phát
triển bởi vì quy hoạch môi trƣờng có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ tự
nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, thể chế... và trong quá trình quy hoạch đòi hỏi
trƣớc hết phải tóm lƣợc các vấn đề mấu chốt về môi trƣờng, tài nguyên và sức khỏe
cộng đồng trong vùng, tỉnh, thành quy hoạch.
Quy hoạch môi trƣờng phải đảm bảo đáp ứng sự phát triển, không mâu thuẫn
với các dự kiến phát triển ở tầm vĩ mô và hoạt động bảo vệ môi trƣờng hiện tại (nếu
có), đồng thời đảm bảo các hoạt động phát triển không cản trở lẫn nhau, các tác
động đến hệ sinh thái, môi trƣờng.
Quy hoạch môi trƣờng phải đƣợc xác định ranh giới không gian. Quy mô
không gian thƣờng bao phủ một vùng rộng lớn với địa hình, khí hậu, điều kiện kinh
tế - xã hội có sự phân dị lớn trong vùng.
Mục tiêu chung:


Xây dựng hệ thống các chính sách, giải pháp và biện pháp về môi trƣờng nhằm
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, định hƣớng, phối hợp,
điều chỉnh các hoạt động phát triển trong huyện Thanh Oai đảm bảo mục tiêu phát
triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao vai trò quản lý của nhà nƣớc, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ
chức cá nhân trong việc bảo vệ môi trƣờng
- Điều phối quan hệ giữa các cơ quan phát triển kinh tế với cơ quan quản lý môi trƣờng.
- Tổ chức quản lý môi trƣờng theo khu vực quy hoạch, tạo cơ sở cho việc lựa
chọn địa điểm phù hợp nhất về môi trƣờng cho các dự án. Đảm bảo chất lƣợng môi
trƣờng phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trƣờng.
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chất thải, đảm
bảo cho các hoạt động này không vƣợt quá khả năng chịu tải của các hệ sinh thái,
đảm bảo sự phát triển phù hợp và hài hòa của 3 hệ thống: Kinh tế, xã hội - nhân văn
và sinh thái - tự nhiên.
- Đảm bảo sự khai thác, sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên; nâng cao hiệu quả sử
dụng các dạng tài nguyên, bảo vệ và thúc đẩy sự tái tạo của tài nguyên tái tạo.
- Đảm bảo các điều kiện thực hiện quy hoạch môi trƣờng: Trình độ, năng lực
đội ngũ cán bộ môi trƣờng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đầu tƣ.
- Tăng cƣờng khả năng phối hợp ứng với các số liệu, thông tin cơ sở của huyện
và tạo nên mạng lƣới quan trắc trên địa bàn huyện có hiệu quả, có tính tổng hợp.
1.1.4. Nội dung quy hoạch môi trƣờng
Thông thƣờng có 2 dạng QHMT là quy hoạch tổng thể môi trƣờng và quy
hoạch chuyên ngành môi trƣờng. Dạng quy hoạch tổng thể môi trƣờng là dạng quy
hoạch trong đó chú ý đến mọi đối tƣợng và mọi lĩnh vực phát triển. Dạng quy hoạch
chuyên ngành môi trƣờng là quy hoạch cho một hoặc một số chức năng môi trƣờng
hoặc quy hoạch theo đặc trƣng của vùng đƣợc quy hoạch.


Tùy thuộc vào dạng quy hoạch mà các nội dung đƣợc đề xuất trong QHMT là
khác nhau. Một cách tổng quát hơn, nội dung trong QHMT cần phải gắn với các đặc
trƣng môi trƣờng và kịch bản phát triển trong tƣơng lai của vùng.
Các nội dung chính trong QHMT đƣợc đề xuất là:
- Phân tích các bối cảnh và những luận cứ, công cụ để nghiên cứu xây dựng

QHMT vùng.
- Đánh giá hiện trạng môi trƣờng gây ra bởi hiện trạng phát triển KTXH.
- Dự báo các tác động môi trƣờng đƣợc gây ra.
- Nhận định về những vấn đề môi trƣờng cấp bách, những khu vực ô nhiễm và
suy thoái môi trƣờng.
- Xây dựng các quan điểm, mục tiêu của QHMT vùng.
- Xây dựng nội dung và giải pháp QHMT phục vụ phát triển KTXH.
- Xây dựng bản đồ QHMT phục vụ phát triển KTXH.
1.1.5. Tiến trình quy hoạch môi trƣờng
Bƣớc 1. Chuẩn bị quy hoạch
- Thành lập các nhóm quy hoạch.
- Xác định các nhóm chủ thể tham gia và vai trò của họ trong việc lập quy hoạch.
- Xác định các cơ quan/tổ chức quản lý trong quy hoạch môi trƣờng.
Bƣớc 2: Khởi xƣớng quy hoạch
- Xác định mục tiêu của quy hoạch;
- Khẳng định các vấn đề và ranh giới quy hoạch;
- Xác định các yêu cầu về thông tin và cơ sở dữ liệu
Bƣớc 3: Lập quy hoạch
Đây là bƣớc trọng tâm của cả quá trình, các nội dung của việc lập QHMT.
- Thu thập các thông tin, cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quy
hoạch phát triển KTXH tại địa phƣơng hay vùng quy hoạch.
- Căn cứ vào quy hoạch phát triển KTXH, phân vùng lãnh thổ nghiên cứu
phục vụ QHMT.


- Đánh giá tác động môi trƣờng chiến lƣợc (ĐTMCL) tổng thể dự án quy
hoạch phát triển KTXH hay từng ngành kinh tế.
- Lập quy hoạch môi trƣờng: Đề xuất các giải pháp quy hoạch, xác định các
dự án ƣu tiên, vùng ƣu tiên và các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Lập bản đồ QHMT thể hiện các ý đồ quy hoạch 1 cách trực quan.

- Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển KTXH.
Bƣớc 4: Phê duyệt quy hoạch
Bƣớc 5: Thực hiện và giám sát
Sau khi đƣợc phê duyệt, các cơ quan chức năng có thể bắt đầu triển khai thực
hiện quy hoạch. Sự phối hợp đa ngành là rất quan trọng, do vậy, vai trò và trách
nhiệm của các cơ quan thực hiện quy hoạch và quản lý quy hoạch cần đƣợc xác
định rõ ngay từ lúc khởi đầu quá trình quy hoạch. Trong tiến trình quy hoạch cần
tạo điều kiện cho việc thẩm định tiến độ theo định kỳ và có phản hồi, điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch khi cần thiết.
Việc giám sát nhằm thu đƣợc các thông tin phản hồi về tình hình thực tế của
môi trƣờng sau khi kế hoạch đƣợc thực thi. Đồng thời nó còn đóng vai trò xảy ra
các tác động đột xuất khác trong quá trình phát triển. Thông tin này sau đó có thể
đƣợc sử dụng khi điều chỉnh quy hoạch.
1.1.6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch môi trƣờng vùng
Có 5 nhóm các giải pháp nhằm thực hiện QHMT vùng:
- Nhóm các giải pháp về kinh tế: Các chính sách kinh tế là một công cụ hữu
hiệu cho việc khôi phục những mất cần bằng môi trƣờng xảy ra trong quá trình phát
triển. Định giá các nguồn tài nguyên sẽ giúp cải thiện sự bảo tồn và tận dụng các
nguồn tài nguyên. Các khuyến khích kinh tế nhƣ là chi phí ô nhiễm, khuyến khích
thuế, các khoản trợ cấp có mục đích… cũng cần thiết để thực hiện quy hoạch.
- Nhóm các giải pháp về cơ cấu và củng cố năng lực các cơ quan có liên quan:
hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cũng cần phải đƣợc hoàn thiện.
Các chức năng và nhiệm vụ PTBV phải đƣợc phân định rõ ràng, không chồng chéo.


Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc phân định, cần tiến hành đào tạo nâng
cao năng lực bảo vệ môi trƣờng ở các cấp.
- Nhóm các biện pháp khoa học kỹ thuật: Đẩy mạnh khả năng và tốc độ
nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ và môi trƣờng là cần thiết để đặt nền móng
vững chắc cho việc giải quyết có hiệu quả các vấn đề môi trƣờng để đảm bảo sự

phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Vận dụng những thành tựu nghiên cứu khoa
học kỹ thuật một cách sáng tạo vào trong thực tế quản lý QHMT cũng là một giải
pháp thiết thực và hiệu quả.
- Nhóm các giải pháp nâng cao ý thức và đào tạo về môi trƣờng: ý thức môi
trƣờng có thể thúc đẩy các nhóm liên quan tham gia vào tiến trình phát triển bền
vững, nhất là đối với trẻ em, phụ nữ và ngƣời già. Giáo dục môi trƣờng để truyền
đạt cho các đối tƣợng trong cộng đồng về các nguyên nhân của sự suy thoái hệ sinh
thái và các nguồn tài nguyên. Cũng cần phải công khai các kế hoạch, giải pháp quản
lý, xử lý ô nhiễm để lôi kéo sự chú ý, tham gia của cộng đồng.
- Nhóm các giải pháp hợp tác quốc gia và quốc tế: môi trƣờng là một thể
thống nhất những tác động qua lại giữa vùng quy hoạch và vùng sinh thái cận kề
phải đƣợc quan tâm để có những phối hợp giải quyết. Xây dựng và tham gia các
chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng giữa các địa phƣơng và cả nƣớc. Tranh thủ và kêu
gọi các nguồn tài trợ quốc tế.
1.1.7. Phân vùng trong quy hoạch môi trƣờng
Tùy mục đích quy hoạch mà việc phân vùng sẽ đƣợc thực hiện theo những tiêu
chí khác nhau. Thông thƣờng việc phân vùng theo một trong hai hình thức sau:
- Phân vùng lãnh thổ theo kiểu chia lãnh thổ thành những thể địa lý tổng hợp.
Mỗi thể có ranh giới khép kín, có những đặc điểm riêng không giống với các vùng
khác và không lặp lại theo không gian.
- Phân vùng lãnh thổ theo kiểu chia lãnh thổ thành các đơn vị. Mỗi đơn vị lãnh
thổ có những đặc điểm riêng, không giống với đơn vị liền kề. Đơn vị lãnh thổ có
tính lặp lại trong không gian.


Trong quy hoạch môi trƣờng, việc phân vùng nhằm mục đích quản lý môi
trƣờng có hiệu quả theo đặc thù riêng của mỗi tiểu vùng. Nhƣ vậy, mỗi tiểu vùng sẽ
có các tiềm lực riêng về tài nguyên và năng lực môi trƣờng khác nhau, do đó có
tiềm năng đối với một số hƣớng phát triển kinh tế cũng nhƣ đòi hỏi các yêu cầu
riêng biệt trong quản lý, khai thác và bảo vệ.

Một số kiểu phân vùng thƣờng gặp nhƣ sau:
- Phân vùng theo sinh thái cảnh quan: phân vùng theo hệ động thực vật và đa
dạng sinh học, kiểu hệ sinh thái, các nhân tố môi trƣờng vô sinh, tính nhạy cảm về
môi trƣờng…
- Phân vùng theo lƣu vực: Miền nghiên cứu đƣợc phân vùng theo các lƣu vực,
tiểu lƣu vực.
- Phân vùng theo yếu tố địa hình: phân vùng theo các cấp địa hình khác nhau
trong miền nghiên cứu (vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng, vùng ven biển…).
- Phân vùng theo chức năng phát triển: thông thƣờng thì cách phân vùng này
dựa trên chức năng sử dụng của mỗi tiểu vùng trong hiện tại và tƣơng lai (vùng
nông nghiệp và nông thôn, vùng du lịch, vùng bảo tồn thiên nhiên và rừng đầu
nguồn, vùng đô thị hóa, vùng công nghiệp hóa, ….).
- Phân vùng theo các đơn vị hành chính.
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
HUYỆN THANH OAI
1.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, thủy văn
* Vị trí địa lý
Thanh Oai là một trong những huyện đồng bằng Hà Nội, có vị trí địa lý liền
kề với quận Hà Đông, là cửa ngõ trực tiếp để vào quận Hà Đông và thủ đô Hà Nội
theo Quốc lộ 6 và Quốc lộ 21B có trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài
cách quận Hà Đông khoảng 10 km về phía Tây Nam.
Thanh Oai có vị trí địa lý nhƣ sau:


Hình 1.1. Vị trí huyện Thanh Oai


- Phía Đông: Giáp huyện Thƣờng Tín, huyện Thanh Trì;

- Phía Tây: giáp huyện Chƣơng Mỹ;
- Phía Nam: giáp huyện ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;
- Phía Bắc: Giáp quận Hà Đông, huyện Hoài Đức;
Toàn huyện có 20 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên tính đến tháng
12 năm 2011 là 12.385,56 ha; dân số là 176.336 ngƣời; với vị trí nằm liền kề với
quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển kinh tế, giao lƣu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ
các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
* Địa hình
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tƣơng đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt
là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông
và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với
mực nƣớc biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực
nƣớc biển.
* Khí hậu, thời tiết
Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hƣởng của lƣu khí
quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa Hè nắng nóng,
mƣa nhiều, mùa Đông lạnh rét mƣa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 – 1.700 giờ.
- Mùa mƣa từ tháng 4 đến tháng 10, lƣợng mƣa tập trung nhiều nhất vào
tháng 8, 9 và các tháng này thƣờng hay có gió, bão. Lƣợng mƣa bình quân năm của
huyện khoảng 1.600 - 1.800 mm, lƣợng mƣa tập trung vào mùa hè với khoảng 80%
tổng lƣợng mƣa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Độ ẩm không khí từ 84 - 96%, lƣợng bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, lƣợng bốc
hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 1, lớn nhất vào tháng 5 và tháng 6.
Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thƣờng gây ảnh hƣởng xấu cho
đời sống và sản xuất. Vào mùa mƣa, xuất hiện những đợt mƣa lớn, kéo dài gây
ngập, úng. Mùa Đông, có những đợt gió mùa Đông Bắc về làm nhiệt độ giảm đột
ngột gây ảnh hƣởng tới vật nuôi và cây trồng.



* Thuỷ văn
Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông
Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dƣơng ...
Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,50 km với độ
rộng trung bình từ 100 – 125 m, hiện tại bề mặt sông đã bị ngƣời dân trong vùng thả bè
rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua.
Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nƣớc từ sông
Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các
xã ven sông nhƣ Liên Châu, Mỹ Hƣng ... và còn là nơi cung cấp nguồn nƣớc cho
công trình thuỷ lợi La Khê.
b. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai đƣợc hình thành chủ yếu do quá trình
bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra
thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa đƣợc bồi hàng năm (Pb), có diện tích 2.250,30 ha, chiếm 18,17%
diện tích đất tự nhiên: Loại đất này đƣợc phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng
phân lũ sông Đáy.
- Đất phù sa không đƣợc bồi (P), có diện tích 8.534,20 ha, chiếm 68,90% diện
tích đất tự nhiên: Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng.
- Đất phù sa glay (Pg), có diện tích 1.601,06 ha, chiếm 12,93% diện tích đất tự
nhiên: phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nƣớc, mực
nƣớc ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa – cá, chuyên cá.
Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây
trồng nhƣ cây lƣơng thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng
nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.
* Tài nguyên nƣớc
Nƣớc phục vụ cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân trong huyện đƣợc
lấy từ hai nguồn là nƣớc mặt và nƣớc ngầm.



* Tài nguyên du lịch
Thanh Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có 88 di tích đã
đƣợc xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với sự phát triển của dân tộc trong quá
trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, trong đó chủ yếu là đình chùa, đền thờ cổ, làng nghề
truyền thống; đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm
du lịch nhƣ: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái… Hơn thế
nữa, Thanh Oai còn nằm chủ yếu trên tuyến du lịch Chùa Hƣơng nên rất thuận lợi
cho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện.
* Thực trạng môi trƣờng
- Ô nhiễm không khí, tiếng ồn:
Ô nhiễm không khí do giao thông ngày càng tăng.
Trên địa bàn huyện có tuyến đƣờng 21B chạy qua, đây là tuyến đƣờng huyết
mạch nối giao thông của huyện với các vùng lân cận. Hiện tại ô nhiễm về bụi ngày
càng lớn do tốc độ phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và vùng giáp
danh, nồng độ bụi đều lớn hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép.
- Môi trƣờng nƣớc:
Nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ nông thôn hiện nay phần lớn chƣa
qua xử lý mà thải trực tiếp vào các nguồn nƣớc mặt tiếp nhận là sông, hồ, kênh
mƣơng; nhiều sông, hồ đã trở thành nơi chứa nƣớc thải do vậy đã gây ô nhiễm
nguồn nƣớc mặt.
Nƣớc thải từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp có xu hƣớng tăng cả về
khối lƣợng và hàm lƣợng do các hệ thống xử lý nƣớc thải chƣa đƣợc lắp đặt hoặc có
hệ thống xử lý nƣớc thải nhƣng chƣa đi vào hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.
Nƣớc thải nguy hại từ bệnh viện, nƣớc ngầm từ các bãi rác đều đƣợc đổ trực
tiếp xuống sông, hồ.
Nhìn chung ô nhiễm nƣớc sông chủ yếu biểu hiện về ô nhiễm chất hữu cơ.
- Môi trƣờng khu vực sản xuất nông nghiệp và làng nghề
Các hoạt động của con ngƣời thông qua các biện pháp kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp tuy đã làm tăng năng suất cây trồng nhƣng ở một khía cạnh nào



đó cũng gây hậu quả tiêu cực tới môi trƣờng. Điển hình nhất là việc sử dụng các
hoá chất từ phân bón hoá học đến thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc tăng trƣởng,
thuốc kích thích...
Vấn đề sử dụng nƣớc thải sinh hoạt và các khu công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp chƣa đƣợc xử lý trong sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách
hiện nay và trong những năm tiếp theo.
Nguồn rác thải, nƣớc thải từ các làng nghề cũng là một trong những nguyên
nhân gây ô nhiễm tới môi trƣờng nƣớc do hầu hết các làng nghề không đƣợc quy
hoạch, hoặc có quy hoạch nhƣng đến nay đã lạc hậu, vị trí không còn phù hợp, sản
xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu vì vậy các chất thải và
nƣớc thải hầu nhƣ chƣa có biện pháp xử lý trƣớc khi đổ ra ao hồ, sông ngòi.
Trong quá trình chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn thì
việc hình thành các làng nghề tập trung là nhu cầu cần thiết, tuy nhiên để giảm thiểu ô
nhiễm môi trƣờng thì việc bố trí và hình thành các làng nghề phải đƣợc các cơ quan
chuyên môn nghiên cứu, tham mƣu cho các cấp chính quyền xem xét bố trí cho phù
hợp, gắn kết giữa phát triển với công tác quản lý và bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc mắt có
thể quy hoạch các làng nghề thành từng cụm...

1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khá
toàn diện, duy trì đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế ngang với mức bình quân chung
của cả nƣớc, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2005 đạt 1.032 tỷ đồng (theo giá cố định
năm 1994); đến năm 2011 ƣớc đạt 1.969 tỷ đồng, gấp 1,90 lần so với năm 2005. Tốc
độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2005-2011 đạt 13,46%, thu nhập bình quân đầu
ngƣời năm 2005 đạt 5,6 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 9,17 triệu đồng/ngƣời/năm.



Bảng 1.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm
(theo giá cố định năm 1994)
Năm 2005

Năm 2011

Giá trị

Cơ cấu

Giá trị

(tỷ đồng)

(%)

(tỷ đồng)

Tổng GTSX

1.032

100,00

1.969

100,00


Nông nghiệp

446

43,22

533,00

27,07

Công nghiệp

382

37,02

995,30

50,55

Dịch vụ

204

19,77

440,70

22,38


Ngành

Cơ cấu (%)

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)

1.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch quan
trọng [nhất là khi hợp nhất tỉnh Hà Tây (cũ) thành Hà Nội] theo hƣớng tích cực,
giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp –
xây dựng và dịch vụ - thƣơng mại – du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng
ngành, lĩnh vực.
Bảng 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2011

Cơ cấu GTSX (giá hiện hành)

100,00

100,00

100,00


- Nông nghiệp - thuỷ sản

43,65

27,13

25,27

- Công nghiệp - xây dựng

36,73

51,25

51,95

- Dịch vụ - thƣơng mại – du lịch

19,62

21,62

22,78

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)


Năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 43,65%, đến năm
2011 tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản giảm xuống còn 25,27%, tỷ trọng công
nghiệp - xây dựng tăng lên 51,95%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thƣơng mại – du lịch

22,78%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể
trong cơ cấu kinh tế. Bƣớc đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm
quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trong nông nghiệp, mấy năm qua đang có sự thay đổi theo hƣớng tích cực,
giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy
sản theo bảng sau:
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Năm
TT
1

2

Chỉ tiêu

ĐVT
2005

2011

Tỷ đồng

446,0

510,0

Trồng trọt


,,

219,0

214,0

Chăn nuôi

,,

227,0

296,0

Cơ cấu kinh tế ngành

%

100,00

100,00

Trồng trọt

%

49,10

41,96


Chăn nuôi

%

50,90

48,04

Giá trị SX (94)

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)
* Ngành trồng trọt:
Trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hƣởng của yếu tố thời tiết, sâu bệnh
nhƣng năng suất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khá, một số loại cây
trồng có giá trị kinh tế cao đƣợc chú trọng phát triển nhƣ: đậu tƣơng năm 2005 có
360 ha, đến năm 2011 toàn huyện có 1.500 ha; rau màu các loại tăng 177 ha so với


năm 2005. Tổng sản lƣợng lƣơng thực quy thóc năm 2011 đạt 93.531 tấn, bình quân
lƣợng thực đầu ngƣời 556,4kg/ngƣời/năm.
Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện giai đoạn 2005 – 2011
đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.4. Thống kê diện tích một số cây trồng chính
Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2011


Diện tích

Ha

14.627

14.776

Sản lƣợng

Tấn

89.955

86.169

Diện tích

Ha

354

385

Sản lƣợng

Tấn

1.458


1.710

Diện tích

Ha

2.131

2.308

Sản lƣợng

Tấn

27.391

22.350

Diện tích

Ha

399

193

Sản lƣợng

Tấn


4.669

2.255

Diện tích

Ha

360

1.500

Sản lƣợng

Tấn

443

3.200

3. Tổng SL lƣơng thực quy thóc

Tấn

91.413

93.531

4. BQ lƣơng thực đầu ngƣời


Kg

540

556,4

5. BQ giá trị SX/1ha canh tác

(Tr.đ)

26,6

30,0

1. Cây lƣơng thực
-Lúa

-Ngô

2. Cây thực phẩm
-Rau các loại

-Khoai tây

-Đậu tƣơng

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2011)



* Ngành chăn nuôi:
Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp của huyện Thanh Oai. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn
và gia cầm. Trong những năm vừa qua với phong trào thực hiện chƣơng trình “nạc
hoá’’ đàn lợn..., đang hình thành các hộ chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp và bán công
nghiệp, tốc độ tăng trƣởng ngành chăn nuôi khá ổn định về số lƣợng và chất lƣợng.
b. Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp- xây dựng
Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện đã khôi phục lại
đƣợc các làng nghề truyền thống thành các điểm du lịch làng nghề (quạt Vác, tăm
hƣơng, giò chả Ƣớc Lễ, nón Chuông...), mở rộng đƣợc các loại hình ngành nghề
mới (mộc, đồ gỗ gia dụng) từng bƣớc ổn định phát triển theo cơ chế thị trƣờng.
Các ngành nghề thủ công truyền thống và các nghề mới vẫn đƣợc duy trì và
phát triển ở các làng nghề và các làng có nghề. Các nghề mới đang phát triển mạnh
nhƣ tăm hƣơng ở Hồng Dƣơng; mây, tre đan xuất khẩu ở Dân Hòa; tái chế sắt phế
liệu ở Phƣơng Trung, Cao Dƣơng, Dân Hòa; sản xuất bóng thể thao ở Tam Hƣng,
Bình Minh...
Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu đƣợc tạo ra từ các cơ
sở ngoài quốc doanh. Tốc độ tăng trƣởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăng
nhanh, dự báo trong tƣơng lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh và
ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
Các dự án thuê đất của các công ty, hộ đã tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn
định và có giá trị sản xuất lớn nhƣ: Công ty DHA, công ty sản xuất cấu kiện bê tông
Ngọc Hƣơng, Công ty TNHH Minh Châu, các cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng...
Tình hình phát triển của ngành công nghiệp xây dựng từ năm 2005 – 2011
đƣợc thể hiện qua bảng sau:


Bảng 1.5. Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu


TT
1

2

Năm
2005

2011

Giá trị tăng thêm (Giá cố định 1994)

171,9

457,6

Công nghiệp

107,5

300,8

Xây dựng

64,4

156,7

Giá trị sản xuất (Giá cố định 1994)


382,0

995,3

Công nghiệp

239,0

646,9

Xây dựng

143,0

348,4

(Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai, 2010)
Tóm lại: ngành công nghiệp xây dựng của huyện Thanh Oai trong những
năm qua phát triển nhanh. Huyện đã quy hoạch đƣợc các cụm, điểm công nghiệp
phát huy đƣợc các làng nghề truyền thống, phát triển đƣợc các làng nghề mới nhƣ:
Cụm Công nghiệp Thanh Oai, cụm công nghiệp làng nghề Thanh Thùy…
1.2.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Tính đến thời điểm điều tra, dân số toàn huyện có 176.336 ngƣời, mật độ
bình quân là 1.423 ngƣời/km2.
- Dân số đô thị 5.849 ngƣời, chiếm 3,32% dân số toàn huyện, mật độ dân số
bình quân là 1.353 ngƣời/km2.
- Dân số nông thôn là 170.487 ngƣời, chiếm 96,68% dân số toàn huyện, mật
độ dân số bình quân là 1.426 ngƣời/ km2.

Tính đến thời điểm điều tra toàn huyện có 46.305 hộ, quy mô trung bình
3,81 ngƣời/hộ, trong đó khu vực đô thị 1.669 hộ, trung bình 3,50 ngƣời/hộ và khu
vực nông thôn 44.636 hộ, trung bình 3,82 ngƣời/hộ.
Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của các ngành, các cấp, công
tác dân số và kế hoạch hoá gia đình đã có những bƣớc tiến rõ rệt. Tuy nhiên, tốc độ


tăng dân số cơ học trong mấy năm vừa qua tăng tƣơng đối cao do có sự điều chỉnh
địa giới hành chính một số xã của huyện Thanh Oai về quận Hà Đông và hợp nhất
tỉnh Hà Tây về thành phố Hà Nội và sự năng động của thị trƣờng bất động sản cũng
nhƣ các dự án về nhà ở, chung cƣ của các doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn huyện.
b. Lao động và việc làm và đời sống dân cƣ
Lao động huyện Thanh Oai qua đào tạo chiếm khoảng 27%, trong những
năm gần đây đội ngũ công chức huyện và xã đã đƣợc chuẩn hóa 100%. Tỷ lệ lao
động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 80% là mức khá cao của các huyện
ngoại thành Hà Nội.
Những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, sự quyết tâm phấn
đấu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế chính trị của UBND huyện, cơ cấu
kinh tế huyện đã có những bƣớc chuyển biến mạnh, tốc độ phát triển khá nhanh và
bền vững, nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế đầu tƣ vào địa bàn, ngành
nghề, dịch vụ phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động. Thu nhập
bình quân đầu ngƣời/năm 2011 ƣớc đạt 9,17 triệu đồng/ngƣời/năm.
1.2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân
a. Giao thông
* Hệ thống giao thông đƣờng bộ:
* Quốc lộ: Trên địa bàn huyện Thanh Oai có 1 tuyến quốc lộ chạy qua đó là
tuyến quốc lộ 21B. Quốc lộ 21B nằm trong hệ thống tuyến đƣờng bộ hành lang Cửa
Đáy (Ninh Bình) đi Tây Bắc chạy qua địa bàn huyện là 16 km theo hƣớng Bắc Nam, chạy qua các xã Bích Hòa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thƣ, Phƣơng
Trung, Dân Hòa, Hồng Dƣơng. Tuyến đƣờng này đã đƣợc nâng cấp cải tạo đạt tiêu
chuẩn đƣờng cấp III đồng bằng. Đối với Thanh Oai, quốc lộ 21B có vai trò rất quan

trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện.
Đây là tuyến giao thông trục dọc hƣớng Bắc – Nam đóng vai trò xƣơng sống, huyết
mạch giao thông của Thanh Oai, kết nối Thanh Oai với mạng lƣới giao thông của
các quận huyện khác trong thành phố Hà Nội.


* Tỉnh lộ
- Đường tỉnh 427
Đƣờng tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, chạy theo
hƣớng Đông - Tây của huyện, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hƣng,
Thanh Thùy. Đƣờng đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp V đồng bằng. Đây là tuyến trục giao
thông từ đƣờng trục chính sang phía Đông của huyện, nối Thanh Oai với Thƣờng
Tín, là tuyến đƣờng có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội của Thanh Oai.
- Đường tỉnh 429
Đƣờng tỉnh 429 đoạn qua địa phận Thanh Oai có chiều dài khoảng 5 km từ
ngã tƣ Vác (xã Dân Hòa) chạy về hƣớng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh
giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dƣơng). Đây là tuyến trục giao thông hƣớng
Đông - Tây nối các tuyến giao thông quan trọng của quốc gia (quốc lộ 21A - đƣờng
Hồ Chí Minh) và đƣờng 419 phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa, giao lƣu phát
triển kinh tế của các huyện nhƣ Chƣơng Mỹ, Ứng Hòa...
* Hệ thống đường giao thông nông thôn
Theo số liệu của phòng Quản lý Đô thị, ngoài quốc lộ 21B, đƣờng tỉnh 427,
429, hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Thanh Oai đƣợc phân chia là
2 cấp quản lý chính là đƣờng cấp huyện quản lý, đƣờng cấp xã. Tuy nhiên, hệ thống
phân cấp của huyện hiện nay còn một số bất cập đặc biệt là trong hệ thống đƣờng
huyện. Hiện nay, đƣờng cấp huyện Thanh Oai gồm 18 tuyến đƣờng, chia làm 2
nhóm đó là các tuyến:
- Các tuyến liên xã:
+ Tuyến Bích Hòa - Cự Khê
+ Tuyến Tam Hƣng - Mỹ Hƣng

+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Tam Hƣng
+ Tuyến thị trấn Kim Bài - Đỗ Động
+ Tuyến Bích Hòa - Cao Viên
+ Tuyến Hồng Dƣơng - Liên Châu
+ Tuyến Tân Ƣớc - Liên Châu


×