Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ xây DỰNG đội NGŨ TRÍ THỨC KHOA học mác lê NIN TRONG các TRƯỜNG đại học ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.11 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, mỗi bước tiến của đời sống
xã hội ngày càng cho thấy trí tuệ là tài nguyên quí giá nhất trong mọi tài
nguyên, nhất là khi nhân loại đang nhìn lại thế kỷ 20 và bước vào thế kỷ 21.
Trí thức là một nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất
nước. Đúng như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trí thức là vốn liếng quí
báu của dân tộc"(1) và nhận định của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười: "Trí thức
là đại diện cho trí tuệ của dân tộc"(2).
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò quan trọng
của tầng lớp trí thức. Ngày nay, trí thức Việt Nam có cơ cấu đa dạng và
phong phú; đang từng bước trưởng thành, tăng về số lượng, nâng cao về
trình độ chuyên môn và nghiệp vụ. Tuy vậy, đội ngũ này có tỷ lệ trên dân số
còn thấp, cơ cấu và phân bố chưa cân đối, còn nhiều bất hợp lý; chất lượng
chưa cao, còn thiếu nhiều cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi. Số đông cán bộ
có trình độ cao đều đã lớn tuổi, đang có nguy cơ hẫng hụt thế hệ...
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục ĐH và SĐH là một bộ phận rất
quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Giáo viên giữ vai trò
quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo. Thế nhưng,
hiện nay, trong các trường ĐH đội ngũ GV vừa thiếu và vừa yếu, tỷ lệ GV
có trình độ SĐH còn thấp và trong những năm trước mắt sẽ có tình trạng
thiếu người thay thế cho các cán bộ có trình độ cao sắp nghỉ hưu.
Trí thức KH Mác-Lênin có ở hầu hết các trường ĐH với số lượng khá
lớn. Đội ngũ này có nhiệm vụ giảng dạy các môn KH Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và thực hành công tác chính trị-xã hội cho SV; thực hiện
NCKH và các công tác khác trong các trường ĐH.
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường
ĐH ở nước ta còn thiếu nhiều về số lượng, trình độ chuyên môn chưa ngang
(1)
(



Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 156.
2)
Đỗ Mười, Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 232.

1


tầm nhiệm vụ và thiếu những chuyên gia đầu đàn ở các lĩnh vực trọng yếu.
Hiệu quả giảng dạy các môn KH Mác-Lênin bị hạn chế. Trong thời gian tới,
khi quy mô giáo dục ĐH và SĐH tiếp tục tăng lên, hệ thống trường ĐH tiếp
tục mở rộng và do yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo ĐH và SĐH, thì đội
ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở nước ta càng cần phải
tăng nhanh số lượng, nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ.
Mặt khác, ngày nay, trên thế giới, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc, đấu tranh ý thức hệ đang diễn ra gay gắt. Việc tăng cường giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên, SV và học sinh
đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì, nó góp phần đào tạo con
người mới XHCN trong thế hệ trẻ-lực lượng sẽ quyết định sự thành bại của
công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta trong thế kỷ 21. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội
chủ nghĩa và có tư tưởng xã hội chủ nghĩa"(3).
Vì vậy, xây dựng đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở
nước ta đủ về số lượng và đạt trình độ chuẩn thực sự là nhiệm vụ cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan với đề tài
Trong thời gian gần đây, trên cơ sở những quan điểm cơ bản của Đảng
cộng sản Việt Nam về trí thức nói chung và trí thức ở các lĩnh vực cụ thể nói
riêng, đã có nhiều công trình NCKH đề cập tới các khía cạnh khác nhau của
vấn đề trí thức và trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH:
+ Những công trình có tính chất định hướng cho sự nghiên cứu về trí

thức trong quá trình đổi mới và xây dựng đất nước như: "Trí thức Việt Nam
trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước" của Đỗ Mười, Nxb Chính trị
quốc gia, năm 1995; "Trí thức và công tác trí thức của Đảng" của Nguyễn
Đình Tứ và Phạm Tất Dong, Tạp chí Cộng sản, số 12, năm 1996; "Chủ nghĩa
xã hội và trí thức" của Nguyễn Duy Thông, Vũ Cao Đàm, Nguyễn Trọng
Chuẩn, Nxb Sự thật, năm 1984; "Quan điểm và chính sách của V.I. Lênin
đối với trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa" của Trịnh Quốc Tuấn,
Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4, năm 1995 v.v.
+ Những công trình nghiên cứu nói lên vai trò, vị trí, đặc điểm, động lực
sáng tạo của trí thức trong đời sống-xã hội, như: "Vị trí, vai trò của tầng lớp
(3)

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 159.

1


trí thức trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Phan
Việt Dũng, luận án PTS triết học, Hà Nội-1988; "Về nội dung phạm trù trí
thức" của Nguyễn Thanh Tuấn, Tạp chí Triết học, số 2 (6.1991); "Động lực
của trí thức trong lao động sáng tạo ở nước ta hiện nay" của Phan Thanh
Khôi, luận án PTS triết học, Hà Nội-1992; "Vai trò giới trí thức trong sự
nghiệp đổi mới" của Hà Học Trạc, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 1, năm
1994 v.v.
+ Những công trình nghiên cứu ở tầm vĩ mô về thực trạng, xu hướng,
những vấn đề đặt ra, giải pháp cho đội ngũ trí thức nước ta như: "Luận cứ
khoa học cho các chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của
giới trí thức và sinh viên" là đề tài KH cấp nhà nước, mã số KX04-06 do GS
Phạm Tất Dong chủ biên, năm 1994 v.v.
+ Những công trình NCKH ít nhiều có đề cập đến đội ngũ trí thức KH

Mác-Lênin trong các trường ĐH, có: "Kỷ yếu hội nghị đào tạo đại học các
năm 1993, 1995, 1998" của Bộ Giáo dục và Đào tạo; "Lịch sử Đại học và
Trung học chuyên nghiệp Việt Nam" do Lê Văn Giạng chủ biên, Viện
Nghiên cứu ĐH và Trung học chuyên nghiệp, năm 1985; "Đổi mới quản lý
khoa học nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực khoa học
Mác-Lênin" của Phạm Ngọc Quang, Tạp chí Thông tin lý luận, số 4, năm
1991; "Cần làm gì để phát huy vai trò của triết học trong nhà trường đại
học hiện nay" của Nguyễn Hữu Vui, Tạp chí Triết học, số 4 (12.1991); "Đổi
mới giảng dạy và nghiên cứu triết học: Một số kết quả và vấn đề được đặt
ra" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 4 (12.1991). Đề tài:
"Những căn cứ của việc đổi mới cơ bản nội dung và phương pháp giảng dạy
nhóm môn khoa học xã hội cơ bản (Mác-Lênin) trong trường đại học và cao
đẳng", mã số B92-38-15, do Phạm Văn Duyên chủ nhiệm, năm 1993; "Một
số suy nghĩ bước đầu về nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên Mác-Lênin"
của Phạm Tất Dong, Tạp chí Thông tin Khoa giáo, số 7, năm 1994; "Đổi
mới qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu
khoa học Mác-lênin - kiến nghị và giải pháp" là đề tài KH cấp nhà nước, mã
số KX.10.09 do GS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm, năm 1996; "Công tác
1


chính trị tư tưởng trong các trường đại học và cao đẳng" của Nguyễn Phú
Trọng, Tạp chí Cộng sản, số 17 (9.1998); "Về công tác đào tạo sau đại học
của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh" của Lê Bàn Thạch, Tạp chí
Nghiên cứu Lý luận, số 4, năm 1999 v.v.
Kế thừa những thành quả của các công trình KH đi trước, nhưng ở giác
độ chuyên ngành CNCS KH trực tiếp lý giải về lý luận và thực tiễn những
vấn đề đang cần được làm sáng tỏ thêm về đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin
trong các trường ĐH, để từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng
đội ngũ này, thì đề tài của luận án không trùng với các công trình đi trước.

Do vậy, chúng tôi lấy đề tài "Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học MácLênin trong các trường đại học ở nước ta hiện nay" để thực hiện luận án
của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Tìm hiểu trên những nét cơ bản về đội ngũ trí thức KH MácLênin trong các trường ĐH, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ
yếu xây dựng đội ngũ trí thức này, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục ĐH và SĐH phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng XHCN.
Nhiệm vụ của luận án tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:
+ Làm rõ các khái niệm công cụ và tính đặc thù của đội ngũ trí thức KH
Mác-Lênin trong các trường ĐH.
+ Làm rõ quá trình hình thành của đội ngũ này trong các trường ĐH.
+ Chỉ ra được thực trạng, xu hướng phát triển; đặc trưng và tính quy luật
của việc phát triển và phát huy đội ngũ này.
+ Kiến nghị một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ trí thức KH
Mác-Lênin ở các trường ĐH trong thời gian tới.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở nước ta hình
thành và phát triển hàng chục năm nay, chủ yếu trực tiếp giảng dạy các môn
KH Mác-Lênin cho SV. Tuy vậy, có một số người làm việc ở các
lĩnh vực khác của nhà trường. Vì thế, đề tài này có phạm vi nghiên cứu
như sau:
1


+ Chủ yếu là nghiên cứu đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin đang trực tiếp
giảng dạy trong các trường ĐH (trừ các trường ĐH thuộc lực lượng vũ
trang) ở nước ta hiện nay. Song cũng có đề cập ở một mức độ hợp lý đến
những trí thức KH Mác-Lênin làm việc ở các lĩnh vực khác trong các trường
ĐH.
+ Về thời gian, chủ yếu đề cập đến giai đoạn nước ta bước vào sự nghiệp

đổi mới (1986) đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn:
+ Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta.
+ Luận án còn kế thừa hợp lý những thành tựu nghiên cứu lý luận của
các ngành KH xã hội và nhân văn liên quan đến vấn đề cần giải quyết cho
mục đích luận án.
+ Cơ sở thực tiễn của luận án là toàn bộ các hoạt động của đội ngũ trí
thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở nước ta hiện nay, đặt trong mối
quan hệ với toàn bộ các hoạt động của các trường ĐH.
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác-Lênin, gắn lý luận với thực tiễn chính trị-xã hội Việt Nam và thời đại
ngày nay.
+ Phương pháp lôgíc-lịch sử, điều ta, thống kê, so sánh, tổng kết thực
tiễn và kết hợp một cách hợp lý các phương pháp NCKH của một số KH
liên ngành khác.
6. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
+ Một số khía cạnh của khái niệm "trí thức"; khái niệm "trí thức khoa
học Mác-Lênin trong các trường đại học", các đặc trưng cơ bản và vai trò
của đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở nước ta hiện nay
với tư cách là một bộ phận của trí thức Việt Nam nói chung.
+ Thực trạng về số lượng, chất lượng và cơ cấu; về những mặt mạnh,
mặt yếu và nguyên nhân của những mặt đó; về công tác lãnh đạo và quản lý
đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH ở nước ta hiện nay. Từ
đó, đưa ra dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này trong những năm tới.
+ Xác định phương hướng chung, phương hướng cụ thể và hệ thống giải
1



pháp nhằm xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ này trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án:
+ Góp phần làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ GVKH Mác-Lênin ở các trường ĐH; làm tài liệu tham khảo cho ngành
Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo giảng dạy và học tập các môn KH
Mác-Lênin trong các trường ĐH của cả nước.
+ Góp phần làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu một số vấn đề của
CNXH KH về khía cạnh của đề tài trí thức, con người...
8. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; ba chương (6 tiết); kết luận; danh mục công trình
của tác giả; tài liệu tham khảo.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC-LÊNIN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC-MỘT BỘ PHẬN QUAN TRỌNG
CỦA TRÍ THỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1 Trí thức và trí thức khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học
1.1.1 Trí thức
Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt chuyên lao động trí óc phức tạp,
có trình độ học vấn, chuyên môn sâu, đại diện cho đỉnh cao của trí tuệ
đương thời mà xã hội đạt được. Trí thức là những người sáng tạo, phổ biến
và vận dụng tri thức vào đời sống xã hội, thúc đẩy nhanh sự phát triển văn
hóa và tiến bộ xã hội. Trí thức có chức năng sáng tạo, chức năng phê phán,
chức năng đào tạo cán bộ, đào tạo trí thức mới và chức năng xã hội. Trí thức
hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, chính trị, quốc phòng,
văn hóa, giáo dục, KH, văn học nghệ thuật v.v. Trí thức càng phát triển thì
cơ cấu trí thức càng biến đổi đa dạng và phong phú.
1.1.2 Trí thức khoa học Mác-Lênin

Trước hết, chúng ta phải làm rõ các khái niệm: "Chủ nghĩa Mác-Lênin",
"lý luận Mác-Lênin" và "khoa học Mác-Lênin".
"Chủ nghĩa Mác-lênin" là thuật ngữ chỉ học thuyết cách mạng của Mác
1


và Lênin, đồng thời nhấn mạnh sự kế tục và đóng góp sáng tạo của Lênin
vào chủ nghĩa Mác. Đó là một hệ thống có căn cứ KH của các quan điểm
triết học, kinh tế, chính trị-xã hội...; là học thuyết về nhận thức và cải tạo thế
giới, về những qui luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy con người,
về những con đường cách mạng lật đổ chế độ bóc lột và xây dựng CNCS; là
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và đội tiền phong của nó là các đảng
cộng sản.
Ph.Ăng-ghen cũng đã xác nhận: "Nếu không có Mác thì lý luận thật khó
mà được như ngày nay. Vì vậy, lý luận đó mang tên của Mác là điều chính
đáng"(4). Nhận định này của Ph.Ăng-ghen cũng cho thấy thuật ngữ "Chủ
nghĩa Mác" và thuật ngữ "Lý luận Mác" có nội dung là một. Do đó, thuật
ngữ "Chủ nghĩa Mác-Lênin" và thuật ngữ "Lý luận Mác-Lênin" có nội dung
tương đồng, nên hai thuật ngữ này được dùng như nhau.
Từ nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác-Lênin, Kinh tế
học chính trị Mác-Lênin, CNXH KH, Xây dựng Đảng, Chính trị học MácLênin, Đạo đức học Mác-Lênin v.v, chúng tôi cho rằng, "KH Mác-Lênin" là
một nhóm ngành KH (thuộc KH xã hội và nhân văn) nghiên cứu những qui
luật, tính qui luật làm cơ sở KH để phản ánh và phục vụ cho sự nghiệp đấu
tranh cách mạng của giai cấp công nhân, thực hiện chuyển biến cách mạng
từ CNTB lên CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới. Nội dung cốt lõi
của KH Mác-Lênin là các quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Phương pháp nghiên cứu của KH Mác-Lênin là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trí thức KH Mác-Lênin là một bộ phận của tầng lớp trí thức, lao động
trí tuệ, sáng tạo ở lĩnh vực KH Mác-Lênin. Đội ngũ này có nhiệm vụ nghiên

cứu, phổ biến, tổng kết, phát triển lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; đồng thời góp phần
xây dựng nền văn hóa mới và con người mới Việt Nam XHCN.
1.1.3 Trí thức khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học
Giáo dục ĐH và SĐH là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân.
(4)

C.Mác và Ph. Ăng-ghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 428.

1


Các trường ĐH và CĐ-gọi chung là các trường ĐH- là một bộ phận và là bộ
phận chủ yếu của cơ sở giáo dục ĐH và SĐH. Trong các trường ĐH, người
học bao gồm SV, học viên và nghiên cứu sinh. Trong đó, đông đảo nhất là
SV. Nhà giáo dạy ở các trường ĐH được gọi là giảng viên (trước đây,
thường được gọi là cán bộ giảng dạy, hoặc là giáo viên). Đảng ta xác định:
"Cán bộ giảng dạy ở các trường đại học và chuyên nghiệp phải là những
người tiêu biểu cho lớp trí thức xã hội chủ nghĩa"(5).
Hiện nay, KH Mác-Lênin được đưa vào giảng dạy, học tập và nghiên
cứu trong các trường ĐH nước ta, mà đề tài này đề cập bao gồm 5 môn:
Triết học Mác-Lênin, Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, CNXH KH, Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tương ứng là: GV
Triết học Mác-Lênin, GV Kinh tế chính trị Mác-Lênin, GV CNXH KH, GV
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam và GV Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ
này chúng tôi gọi chung là đội ngũ GVKH Mác-Lênin.
Trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH là một bộ phận của trí
thức KH Mác-Lênin, đồng thời là một bộ phận của trí thức trong các trường
ĐH. Họ giảng dạy, NCKH và công tác khác trong các trường ĐH.
Đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH là tập hợp những

người trí thức KH Mác-Lênin ở các trường ĐH, được tổ chức thành lực
lượng hoạt động theo mục đích của các trường ĐH đề ra.
Xây dựng đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH là quá
trình làm cho đội ngũ này trở thành lực lượng đủ mạnh theo một phương
hướng nhất định, để đội ngũ đó hoàn thành tốt công việc được giao trong
các trường ĐH.
Như vậy, trong các trường ĐH, "Trí thức KH Mác-Lênin" chính là
"GVKH Mác-Lênin", "Đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin" chính là "Đội ngũ
GVKH Mác-Lênin", "Xây dựng đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin" chính là
"Xây dựng đội ngũ GVKH Mác-Lênin" (từ đây về sau, các mệnh đề tương
đương trên được dùng như nhau).
Ngoài những phẩm chất chung của trí thức Việt Nam, như: Giàu lòng
yêu nước, gắn bó với sự nghiệp giữ gìn nền độc lập và thống nhất đất nước;
(

Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục (lưu hành nội bộ), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1979,
tr. 37.
5)

1


có tâm huyết vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh; có năng lực sáng tạo và tiếp
thu nhanh KH&CN mới..., đội ngũ này có một số đặc điểm đáng lưu ý sau
đây: Một là, đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin có quá trình hình thành và phát
triển gắn liền với quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của giáo dục
ĐH và SĐH Việt Nam từ năm 1945 đến nay và đội ngũ này thường xuyên
được bổ sung từ các nguồn đào tạo khác nhau trong và ngoài nước. Hai là,
trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH vừa là nhà giáo dục, vừa là nhà
KH và vừa là nhà chính trị. Ba là, trí thức KH Mác-Lênin trong các trường

ĐH trong quá trình lao động sáng tạo của mình, đòi hỏi phải có khả năng
cao về tư duy trừu tượng và tư duy lôgíc biện chứng; góp phần phát hiện và
bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
1.2. Vai trò của đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin ở các trường
đại học trong hệ thống giáo dục, đào tạo
1.2.1 Tham gia đào tạo cán bộ, trí thức mới
Trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH là người trực tiếp trang bị,
đi tới hình thành hệ tư tưởng của giai cấp công nhân cho SV và thông qua
giảng dạy các môn KH Mác-Lênin, họ thực hiện vai trò và nhiệm vụ của
mình trên các mặt sau đây: Một là, trang bị cho SV thế giới quan duy vật và
phương pháp luận KH. Hai là, tuyên truyền cho SV đường lối, chủ trương
của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, trong đó trọng tâm hiện
nay là đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta. Ba là, giáo dục nhân sinh quan
CSCN, đạo đức cách mạng cho SV; xây dựng cho SV lý tưởng và niềm tin
CSCN, niềm tin vào CNXH, vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân
ta đã lựa chọn. Bốn là, góp phần phát triển nhân cách con người mới XHCN
cho SV.
1.2.2 Trực tiếp đào tạo cán bộ lý luận cho đất nước
Bên cạnh việc giảng dạy các môn KH Mác-Lênin cho tất cả SV, đội ngũ
GVKH Mác-Lênin ở những trường ĐH được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép còn trực tiếp đào tạo cán bộ lý luận Mác-Lênin từ trình độ ĐH trở lên
cho đất nước. SV tốt nghiệp các chuyên ngành KH Mác-Lênin ra trường làm
việc ở các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các viện nghiên cứu, các cơ quan
1


báo, tạp chí và cho bản thân ngành Giáo dục và Đào tạo.
1.2.3 Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học
Nội dung NCKH của đội ngũ GVKH Mác-Lênin gồm các mặt cơ bản

sau đây: Một là, phục vụ giảng dạy, phục vụ cho sự phát triển của bản thân
đội ngũ GVKH Mác-Lênin. Hai là, góp phần làm luận cứ KH cho việc xây
dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phục vụ phát triển kinh
tế-xã hội. Ba là, góp phần giữ gìn, khai thác và phát huy những giá trị tư
tưởng, giá trị văn hóa của dân tộc; kế thừa, tiếp thu và phổ biến những tri
thức tiến bộ của nhân loại và thời đại; góp phần xây dựng con người Việt
Nam trong giai đoạn mới của cách mạng. Bốn là, góp phần đấu tranh với
những biểu hiện tư tưởng và hành động sai trái với đường lối, chủ trương
của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước, lợi ích của nhân dân lao
động; giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, kiên trì chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Năm là, góp phần phát triển bản thân KH
Mác-Lênin.
1.2.4 Tham gia các công tác khác
Đội ngũ GVKH Mác-Lênin còn tham gia thực hiện công tác tư tưởng,
chính trị trong cán bộ, GV, nhân viên và SV; thực hành công tác chính trị-xã
hội, gương mẫu trong các hoạt động khác; tham gia công tác quản lý trong
bộ máy nhà trường, góp phần xây dựng các trường ĐH vững mạnh.
Kết luận chương một, lịch sử nền giáo dục Việt Nam hiện đại đã, đang
và sẽ ghi nhận: Đội ngũ GVKH Mác-Lênin là bộ phận quan trọng của đội
ngũ GV trong các trường ĐH; phản ánh và biểu hiện trực tiếp bản chất
XHCN của nền giáo dục Việt Nam. Đội ngũ GVKH Mác-Lênin cần được
nghiên cứu và khảo sát trên tất cả các mặt, để từ đó xây dựng đội ngũ này
ngang tầm với nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

1


Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC-LÊNIN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1. Thực trạng đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin trong các
trường Đại học
Tính đến tháng 12 năm 1998, không kể các trường trong lực lượng vũ
trang, nước ta có 140 trường ĐH và CĐ, gồm có 65 trường ĐH và 75 trường
CĐ với 120 trường công lập, 4 trường bán công và 16 trường dân lập. GV
của 140 trường trên có 27929 người. GV có trình độ SĐH là 9201 người
(32,94%), trong đó TS có 375 người (1,34%), PTS có 3692 người (13,22%),
thạc sĩ 5134 người (18,38%). GV là GS có 325 người (1,16%), PGS có 1285
người (4,60%). Qui mô đào tạo có 798857 SV, trong đó có 469686 SV
(58,79%) đào tạo hệ dài hạn chính qui tập trung. Tỷ lệ GV trên SV ở nước ta
trung bình 28,6 SV mới có 1 GV (1/28,6). Tỷ lệ GV trên SV hệ dài hạn
chính qui tập trung là 1/16,81.
2.1.1 Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ trí thức khoa học MácLênin trong các trường đại học
Tính đến tháng 12 năm 1998, trong 140 trường trên, đội ngũ GVKH
Mác-Lênin có 1603 người chiếm tỷ lệ 5,74% tổng số GV trong các trường
ĐH. Trong đó, có 1583 người (98,75%) ở các trường công lập và 20 người
(1,25%) ở các trường bán công và dân lập. Số GVKH Mác-Lênin có trình độ
SĐH là 365 người chiếm tỷ lệ 22,76%. Trong đó PTS có 132 người (8,23%)
và thạc sĩ có 233 người (14,53%). GV có chức danh GS và PGS có 19 người
(1,18%) với 2 GS và 17 PGS; GV chính có 376 người (23,45%). Tỷ lệ
GVKH Mác-Lênin trên SV hệ dài hạn chính qui tập trung là 1/293.
Đội ngũ GVKH Mác-Lênin hiện nay là một lực lượng to lớn. Đây là kết
quả của sự khắc phục khó khăn, phấn đấu trong nhiều năm của các trường
ĐH để xây dựng được đội ngũ GVKH Mác-Lênin như ngày nay. Đội ngũ
này so với năm 1983 tăng 60,30%, so với năm 1992 tăng 10,55%. Tuy vậy,
theo tính toán đội ngũ này còn thiếu khoảng 1592 người, bằng 99,31% số
1


GVKH Mác-Lênin hiện có.

Trình độ chuyên môn của đội ngũ GVKH Mác-Lênin đã có bước phát
triển. Năm học 1991-1992, trong 1450 GVKH Mác-Lênin có 65 PTS
(4,48%); GS và PGS có 16 người (1,10%). Năm học 1998-1999, trong đội
ngũ này có 132 PTS (8,23%), về số lượng PTS tăng 103,07% và về tỷ lệ
tăng 3,75%; GS và PGS có 19 người, về số lượng tăng 18,75%, về tỷ lệ tăng
0,08%. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của đội ngũ này còn hạn chế.
Trong đội ngũ GVKH Mác-Lênin có 1289 đảng viên (80,41%) và có 596
người (37,18%) đã tham gia bộ đội, công an, thanh niên xung phong, cán bộ
kháng chiến. Nữ GVKH Mác-Lênin có 503 người (31,37%), trong số đó,
thạc sĩ có 71 người (14,11%), PTS có 13 người (2,58%). GVKH Mác-Lênin
dân tộc ít người có 25 GV chiếm tỷ lệ thấp (1,56%) và trình độ chuyên môn
rất hạn chế, chỉ có 1 thạc sĩ (4,00%).
Riêng 11 trường ĐH có đào tạo cán bộ lý luận Mác-Lênin, thì số GVKH
Mác-Lênin có 458 người (28,57%) với 403 đảng viên (87,99%), 95 thạc sĩ
(20,74%), 80 PTS (17,47%), 9 PGS (1,96%) và 2 GS (0,44%). Nhìn chung,
đây vẫn là đội ngũ GV có trình độ chuyên môn còn thấp, thiếu những
chuyên gia đầu đàn của các chuyên ngành KH Mác-Lênin.
Bảng 2.3: Đội ngũ GVKH Mác-Lênin có cơ cấu theo chuyên ngành
C
h
u
y
ê
n

Đảng Thạc

g.viê

viên


n
g
à
n
h
T
1

PTS PGS


ri
ết
h

c
K
T
C
T
C
N
X
H
K
H
L
S
Đ

C
S
T
T.
H
C
M
T

1603

1289 233

132


n
g
Theo khối trường, đội ngũ GVKH Mác-Lênin ở khối trường KH Xã hội
và Nhân văn có 634 người (39,55%), khối trường KH&CN có 362 người
1


(22,58%) và khối trường Sư phạm có 607 người (37,87%). Cả ba khối
trường đều thiếu GVKH Mác-lênin, nhưng khối trường KH&CN có tỷ lệ
thiếu nhiều nhất (khoảng 559 giáo viên).
Theo địa bàn lãnh thổ, đội ngũ GVKH Mác-Lênin ở các trường ĐH khu
vực Hà Nội có 663 người (41,36%), các trường ĐH khu vực thành phố Hồ
Chí Minh chỉ có 187 người (11,67%), các trường ở khu vực các tỉnh thành
còn lại có 753 người (46,97%). Các trường cả 3 khu vực đều thiếu giáo viên,

nhưng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh thiếu nhiều nhất (khoảng 513 giáo
viên).
Theo độ tuổi, đội ngũ GVKH Mác-Lênin có cơ cấu: trên 55 tuổi có 273
người (17,03%), từ 51 đến 55 tuổi có 250 người (15,59%), từ 41 đến 50 tuổi
có 635 người (39,61%), từ 31 đến 40 tuổi có 315 người (19,65%) và từ 30
tuổi trở xuống có 130 người (8,11%). Số GVKH Mác-Lênin trên 40 tuổi có
1158 người (72,23%), nhưng chiếm tới 83,79% đảng viên, 80,26 thạc sĩ,
88,64% PTS, 100% GS và PGS.
Trong đội ngũ GVKH Mác-Lênin có 198 người (12,35%) tham gia công
tác quản lý, trong đó có 6 hiệu trưởng, 22 phó hiệu trưởng, 74 trưởng phòng,
42 phó phòng, 20 chủ nhiệm khoa và 18 phó chủ nhiệm khoa.
2.1.2 Những mặt mạnh, hạn chế của đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin
trong các trường ĐH ở nước ta hiện nay và nguyên nhân của nó
+ Đội ngũ GVKH Mác-Lênin có những mặt mạnh cơ bản sau đây: Một
là, có phẩm chất chính trị tốt, lập trường vững vàng. Hai là, khắc phục khó
khăn, nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và bồi dưỡng
đội ngũ, nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vai trò, vị trí các môn KH
Mác-Lênin trong chương trình đào tạo ĐH. Ba là, số GV trên 40 tuổi là lực
lượng nòng cốt cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
sư phạm của đội ngũ này. Bốn là, có tiềm năng to lớn trên các mặt hoạt động
trong các trường ĐH và trong xã hội.
Nguyên nhân những mặt mạnh: Công tác xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng
và sử dụng đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong trường ĐH được Đảng, Nhà
nước ta quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo từng bước có kế hoạch đào tạo
đội ngũ này đủ về số lượng, nâng cao dần về trình độ chuyên môn và nghiệp
1


vụ. Nhiều trường ĐH đã chú trọng xây dựng đội ngũ GVKH Mác-Lênin cơ
hữu của trường mình. Bản thân đội ngũ GVKH Mác-Lênin phát huy nội lực

của mình vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
+ Đội ngũ GVKH Mác-Lênin có những mặt hạn chế: Một là, còn thiếu
nhiều về số lượng trong hầu hết các trường ĐH ở các khu vực và các khối
trường. Hai là, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế,
thiếu đội ngũ GV chuyên gia đầu đàn. Ba là, có sự phân bố không đều cả về
số lượng và chất lượng chuyên môn giữa các trường theo địa bàn lãnh thổ và
giữa các khối trường. Bốn là, số GV cơ hữu trong các trường ĐH bán công
và dân lập còn quá ít. Năm là, tỷ lệ GVKH Mác-Lênin là dân tộc ít người
còn thấp và trình độ chuyên môn của họ còn rất hạn chế.
Những mặt hạn chế trên có nguyên nhân khách quan là sự sụp đổ ở Liên
Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu đã gây xáo động lớn về tư tưởng, tình
cảm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Các thế lực thù địch ráo riết chống
phá nước ta trên mặt trận tư tưởng và văn hóa. Trong nước còn nhiều khó khăn,
các tệ nạn xã hội phát triển nghiêm trọng, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh
hưởng tiêu cực đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của nhân dân ta.
Về nguyên nhân chủ quan, bản thân công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin
chậm đổi mới về chương trình, giáo trình. Nhiều năm trước đây, nội dung
đào tạo cho đội ngũ cán bộ lý luận thường bó hẹp, nguồn đào tạo có chất
lượng văn hóa chưa thật cao, nên chất lượng đào tạo bị hạn chế. Các trường
ĐH chưa chú trọng đầu tư đúng mức để củng cố đội ngũ GVKH Mác-Lênin.
Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục-Đào tạo "Chưa chú trọng đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ tư tưởng, lý luận"(6).
2.1.3 Công tác lãnh đạo và quản lý đội ngũ trí thức khoa học MácLênin trong các trường đại học
Trong công tác, đội ngũ GVKH Mác-Lênin chịu sự lãnh đạo và quản lý
của trường ĐH, ngành Giáo dục và Đào tạo, Đảng và Nhà nước.
+ Trường ĐH là nơi trực tiếp quản lý đội ngũ GVKH Mác-Lênin và
(

6)


Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay (mật), Hà
Nội, 1995, tr. 5.

1


cũng là nơi GVKH Mác-Lênin thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong thời
gian qua, hầu hết Hiệu trưởng và Đảng ủy các trường ĐH quan tâm chỉ đạo
dạy và học các môn KH Mác-Lênin. Nhiều trường giải quyết thỏa đáng
về kinh phí để Khoa (bộ môn) Mác-Lênin thực hiện giảng dạy, NCKH,
mua tài liệu; đưa GV đi tập huấn, thực tế hàng năm, đi bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn và đi học SĐH v.v.. Tuy nhiên, lãnh đạo một số trường
ĐH chưa đầu tư đúng mức để xây dựng đội ngũ GVKH Mác-Lênin của
trường mình.
+ Trong quá trình phát triển sự nghiệp giáo dục ĐH và SĐH nước ta,
từ năm 1954 đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tích cực lãnh đạo và
chỉ đạo xây dựng đội ngũ GVKH Mác-Lênin, từng bước đáp ứng yêu cầu
giảng dạy và học tập các môn KH Mác-Lênin, yêu cầu mở rộng quy mô
đào tạo ĐH và SĐH. Tuy nhiên, nhìn chung ngành Giáo dục và Đào tạo
chưa làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ GVKH Mác-Lênin đủ
về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư
phạm.
+ Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta thường xuyên
quan tâm lãnh đạo công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin cho cán bộ, đảng
viên, học sinh và SV. Nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng đã tập trung giải
quyết vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên chính trị; cải
tiến nội dung, giáo trình và phương pháp giảng dạy để từng bước nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục các môn KH Mác-Lênin cho SV. Việc giáo
dục lý luận Mác-Lênin đã được thể chế hóa vào trong Luật Giáo dục (1998),
trở thành cơ sở pháp lý giúp chúng ta từng bước làm tốt công tác xây dựng

đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường ĐH.
2.2 Xu hướng phát triển đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin trong
các trường đại học
Bước vào thế kỷ 21, thế giới sẽ có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Công
cuộc đổi mới của nước ta ngày càng sâu rộng trên tất cả các mặt đời sống,
xã hội. Giáo dục ĐH và SĐH ngày càng phát triển thì đội ngũ GVKH MácLênin trong các trường ĐH sẽ có sự phát triển nhanh về số lượng, chất
1


lượng chuyên môn ngày càng được chuẩn hóa, cơ cấu giữa các chuyên
ngành ngày càng đồng bộ, vị trí vai trò ngày càng được nâng cao.
Căn cứ vào sự tăng nhanh về qui mô đào tạo ĐH, khả năng đào tạo SĐH,
tỷ lệ số GVKH Mác-Lênin có trình độ SĐH sẽ được nâng dần lên, chúng tôi
dự báo sự phát triển về số lượng và mức độ chuẩn hóa trình độ chuyên môn
của đội ngũ GVKH Mác-Lênin tới năm 2020 như sau: (xem bảng 2.9).
Bảng 2.9: Dự báo sự phát triển số lượng và mức độ chuẩn hóa trình độ
chuyên môn đội ngũ GVKH Mác-Lênin đến năm 2020


m

Tỷ

Cử

Thạ

Số

lệ


nhâ

c sĩ

G

CN

V

-

M-

Th

L

s-

TS

TS
12

16

77,


03

3-

19

14,

98

5-

123

233

202

942

130

196

1089

152

275


1834

143

286

2861

8,2
20

33

60-

05

66

2812

20

43

30-

10

57


4525

20

61

25-

15

14

4530

20

71

201


20

54

4040

Trong những năm tới, căn cứ số tiết của từng môn học trong chương
trình đào tạo, chúng tôi dự báo số lượng GVKH Mác-Lênin đến năm 2020,

với cơ cấu theo chuyên ngành như sau (xem bảng 2.10):
Bảng 2.10: Dự báo đội ngũ GVKH Mác-Lênin ở các chuyên ngành
đến năm 2020 theo tỷ lệ 13:11:8:8:7


Tổn

m

g số

20

336

Tri

LS

TT.

KT

CN

CT

XH

931


787

573

573

502

435

120

102

741

741

650

611

169

143

104

104


910

715

197

167

121

121

106

HC
M

05
20
10
20
15
20
20
Kết luận chương hai, GVKH Mác-Lênin là đội ngũ có số lượng lớn; tiếp
tục có sự phát triển về số lượng và tiến bộ đáng kể về trình độ chuyên môn;
có phẩm chất chính trị tốt, lập trường vững vàng và có tiềm năng to lớn trên
các mặt hoạt động của mình. Song, đội ngũ này cũng đã bộc lộ nhiều mặt
hạn chế. Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ GVKH Mác-Lênin sẽ

là một lực lượng lớn mạnh trong các trường ĐH.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC KHOA HỌC MÁC-LÊNIN
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2020
3.1 Phương hướng
3.1.1 Những căn cứ làm cơ sở cho việc đề xuất phương hướng
1


Một là, những tư tưởng cơ bản của Đảng ta về việc xây dựng, đào tạo và
sử dụng đội ngũ trí thức, giáo viên, cán bộ lý luận và GVKH Mác-Lênin.
Hai là, những qui định của Hiến pháp, Luật Giáo dục, Pháp lệnh cán bộ,
công chức và những kết luận của Thủ tướng Chính phủ về trí thức; về giáo
dục-đào tạo, đội ngũ GV và đội ngũ GVKH Mác-Lênin. Ba là, chủ trương
và kế hoạch xây dựng đội ngũ GV trong các trường ĐH của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Bốn là, thực trạng và xu hướng phát triển của đội ngũ GVKH MácLênin - lực lượng trực tiếp giáo dục, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa MácLênin trong các trường ĐH. Do đó, đội ngũ GVKH Mác-Lênin phải là lực
lượng có phẩm chất chính trị tốt, có lập trường vững vàng, kiên định với
độc lập dân tộc và CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng
cộng sản Việt Nam, có đủ số lượng, có trình độ chuyên môn cao và nghiệp
vụ sư phạm giỏi. Mỗi GVKH Mác-Lênin là một tấm gương sáng cho học
sinh, sinh viên noi theo.
3.1.2 Phương hướng xây dựng đội ngũ trí thức khoa học Mác-Lênin
trong các trường đại học ở nước ta đến năm 2020
Phương hướng chung: Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường ĐH, từng bước đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng chính trị, có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ
sư phạm giỏi; có cơ cấu hợp lý giữa 5 chuyên ngành, giữa các khu vực, giữa
các khối trường; có đội ngũ chuyên gia đầu đàn vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu phát triển giáo dục ĐH và SĐH. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của Đảng,

Nhà nước, ngành Giáo dục-Đào tạo, các ngành và địa phương, các trường
ĐH và bản thân đội ngũ này để thực hiện mục tiêu trên.
Phương hướng cụ thể: Giai đoạn một, từ nay đến năm 2005, phấn đấu
từng bước có đủ GVKH Mác-Lênin. Đến năm 2005, đội ngũ này đạt vào
khoảng 3366 người, so với hiện nay tăng 1763 người; trong đó có 28% thạc
sĩ và 12% TS; tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ này từ 70% trở lên; GVKH
Mác-Lênin được học qua các lớp nghiệp vụ sư phạm, đẩy mạnh phong trào
thi giáo viên dạy giỏi trong đội ngũ này.
Giai đoạn hai, từ năm 2006 đến năm 2020, phấn đấu đủ GVKH MácLênin ở cả 5 chuyên ngành, tỷ lệ GV có trình độ SĐH tăng dần. Đến năm
1


2020, đội ngũ GVKH Mác-Lênin có khoảng 7154 người, tăng so với hiện
nay khoảng 4,46 lần; có khoảng 40% thạc sĩ và 40% TS với đội ngũ chuyên
gia đầu đàn vững mạnh; thường xuyên giữ vững tỷ lệ đảng viên trong đội
ngũ này từ 70% đến 75% trở lên; phong trào rèn luyện nghiệp vụ sư phạm,
thi GV dạy giỏi trong đội ngũ này trở thành thường xuyên và nề nếp.
3.2 Giải pháp
Chúng tôi đề xuất hai nhóm giải pháp chủ yếu sau đây:
3.2.1 Một số giải pháp chung
Nhóm giải pháp này tập trung giải quyết những vấn đề chung của đội
ngũ GV và đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường ĐH. Một là, xây
dựng và ban hành chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục ĐH và SĐH
của nước ta từ nay đến năm 2020. Đó là cơ sở định hướng cho chúng ta tiến
hành xây dựng đội ngũ GV và đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường
ĐH. Hai là, xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống văn bản dưới luật, hệ
thống chế độ chính sách, tạo hành lang pháp lý để phát triển giáo dục ĐH và
SĐH, phát triển đội ngũ GV và GVKH Mác-Lênin ở các trường ĐH. Trước
hết là điều lệ các trường ĐH và CĐ, chế độ thỉnh giảng, tiền lương và phụ
cấp, chế độ khen thưởng, tiêu chuẩn cụ thể về các chức danh GV. Ba là, tiếp

tục đổi mới công tác cán bộ, thực hiện qui chế dân chủ trong các trường ĐH;
phát huy nội lực đội ngũ GV, lấy sự tự đào tạo để phát triển của đội ngũ GV
trong các trường ĐH. Bốn là, có hình thức hợp tác linh hoạt với giáo dục
ĐH và SĐH của các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường đưa
GV đi học tập, bồi dưỡng và nghiên cứu ở nước ngoài. Năm là, tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ĐH và SĐH và
công tác xây dựng đội ngũ GV trong các trường ĐH.
3.2.2 Những giải pháp trực tiếp
Nhóm giải pháp này trực tiếp giải quyết những vấn đề của riêng đội ngũ
GVKH Mác-Lênin. Một là, làm cho mọi người trong xã hội, ngành Giáo
dục-Đào tạo nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn vị trí, vai trò, yêu cầu của các
môn KH Mác-Lênin trong mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục ĐH và
SĐH. Chúng tôi kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo khôi phục lại
việc tổ chức thi tốt nghiệp môn Chủ nghĩa xã hội khoa học vào cuối khóa
1


cho tất cả các hệ đào tạo ĐH. Hai là, mở một số khóa đặc biệt đào tạo đội
ngũ GVKH Mác-Lênin đến trình độ thạc sĩ để giải quyết vấn đề thiếu GV
hiện nay, trước hết là GV tư tưởng Hồ chí Minh; đồng thời tăng cường đào
tạo đội ngũ trí thức KH Mác-lênin ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sĩ và TS
theo kế hoạch hàng năm. Ba là, tiến hành xây dựng đội ngũ GVKH MácLênin cơ hữu ở các trường ĐH dân lập và bán công. Các trường này tiến
hành tuyển chọn những SV vừa tốt nghiệp ĐH, đào tạo và bồi dưỡng họ
thành những GV đạt tiêu chuẩn qui định. Bốn là, đầu tư xây dựng các trung
tâm đào tạo trình độ cao đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường
ĐH. Ở các trung tâm này, phải xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng và đạt
trình độ cao về chuyên môn với nhiều chuyên gia giỏi, đầu đàn. Năm là, có
chế độ chính sách thích hợp đối với GVKH Mác-Lênin và SV các chuyên
ngành lý luận Mác-Lênin, phát huy nội lực của đội ngũ này vươn lên hoàn
thành nhiệm vụ của mình. Sáu là, đẩy mạnh công tác NCKH trong đội ngũ

GVKH Mác-Lênin; tổ chức tốt các đợt đi tham quan, thực tế, trao đổi kinh
nghiệm, học tập, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn và
nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ này ở trong và ngoài nước. Bảy là, thực hiện
tốt công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục về dạy và học các môn KH MácLênin trong các trường ĐH. Định kỳ cứ 5 năm một lần tổng kiểm tra và
đánh giá toàn diện đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường ĐH. Kết quả
tổng kiểm tra là cơ sở thực tiễn để qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng
đội ngũ này cho những năm tiếp theo.
Hệ thống các giải pháp trên đây là một chỉnh thể, các giải pháp có quan
hệ biện chứng với nhau trong việc tác động đến công tác xây dựng đội ngũ
GVKH Mác-Lênin ở các trường ĐH.
Kết luận chương ba, trong thời gian tới, nắm vững những quan điểm cơ
bản của Đảng và những qui định của Nhà nước về xây dựng, đào tạo, bồi
dưỡng và sử dụng đội ngũ trí thức, đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ lý
luận; chủ trương và kế hoạch phát triển đội ngũ GV của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; sử dụng đồng bộ hệ thống giải pháp, chúng ta từng bước sẽ xây dựng
được đội ngũ GVKH Mác-Lênin theo phương hướng đã đề ra.
1


KẾT LUẬN
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN đã trở thành một nhân tố
gây nên những biến đổi chưa từng có trong đời sống con người. Những
thành tựu KH mới và những ứng dụng kỹ thuật mới đang hàng ngày, hàng
giờ xuất hiện. Dự báo của C. Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất
trực tiếp đã được thực tế chứng minh là đúng. Cuộc cách mạng KH&CN
không chỉ đóng vai trò trọng yếu đối với nền sản xuất xã hội, mà còn trực
tiếp làm biến đổi đời sống chính trị-xã hội. Con người ngày càng trở thành
nguồn lực rất cơ bản quyết định sự đi lên hay thụt lùi của mỗi quốc gia.
Đội ngũ trí thức có vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống của xã hội
hiện đại.

Chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, đồng thời cũng đánh dấu sự ra đời của đội
ngũ trí thức KH Mác-Lênin. Trí thức KH Mác-Lênin là kết quả tất yếu của
quá trình phát triển của lịch sử. Đội ngũ này lấy việc phản ánh và phục vụ sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân làm nhiệm vụ lao động
sáng tạo của mình. Đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin Việt Nam có quá trình
hình thành và phát triển gắn liền với quá trình tiếp thu và truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, gắn liền với quá trình đào tạo cán bộ cho
Đảng và cho cách mạng Việt Nam. Một bộ phận của đội ngũ này là lực
lượng GVKH Mác-Lênin làm nhiệm vụ giảng dạy, NCKH và công tác khác
trong các trường ĐH.
Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục ĐH và SĐH là một bộ
phận rất quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Các trường ĐH có
nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực bậc trung, bậc cao và bồi dưỡng nhân tài
cho đất nước, đào tạo gắn liền với nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến KH.
Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thanh niên cần phải
được giáo dục và đào tạo về mọi mặt, phải được rèn luyện thì mới làm chủ
được tương lai đó. SV là một bộ phận trí tuệ và ưu tú trong các thế hệ thanh
niên Việt Nam đang học tập và rèn luyện ở các trường ĐH. Họ là lực lượng
kế tục và phát huy nguồn lực trí tuệ vô cùng quý giá của nhân dân ta và dân
1


tộc ta trong những năm tới và tương lai. Nhiệm vụ của họ là tiến sâu vào các
lĩnh vực KH, chiếm lĩnh các đỉnh cao của KH&CN, từ đó tích cực thực hiện
nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công
CNXH ở nước ta, đem lại cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc cho mọi
người.
Chúng ta thực hiện giáo dục toàn diện cho SV về đức dục, trí dục, thể

dục và mỹ dục; coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng
tư duy sáng tạo và năng lực thực hành, nhằm đào tạo những thế hệ con
người mới vừa hồng, vừa chuyên, kế tiếp nhau xây dựng đất nước. GVKH
Mác-Lênin thông qua giảng dạy các môn học của mình góp phần phát triển
nhân cách cho SV, trở thành những cán bộ mới, trí thức mới của đất nước.
Đó là nhân cách của con người Việt Nam có đạo đức, tri thức và sức khỏe,
có trình độ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân
tộc và CNXH; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tự lập, tự chủ, năng động và
sáng tạo.
Mỗi GVKH Mác-Lênin thông qua công tác NCKH và các công tác khác
của mình, mà tham gia xây dựng trường ĐH vững mạnh, đồng thời cũng
thông qua đó tự mình nỗ lực học tập và rèn luyện, nâng cao lập trường chính
trị, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, từ đó đi đến nâng cao chất lượng dạy
học và chất lượng của toàn đội ngũ.
Đội ngũ GVKH Mác-Lênin có phẩm chất chính trị tốt, có số lượng lớn
trong các trường ĐH. Trong quá trình phát triển của giáo dục ĐH và SĐH
Việt Nam, đội ngũ này đã có công lao to lớn của mình, là góp phần đào tạo
được hàng chục vạn cán bộ tốt nghiệp ĐH và SĐH ở tất cả các lĩnh vực
phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong
những năm gần đây, đội ngũ này tiếp tục phát triển về số lượng, trình độ
chuyên môn được nâng cao đáng kể. Tuy nhiên, đội ngũ này vẫn là một đội
ngũ còn thiếu nhiều về số lượng, trình độ chuyên môn còn hạn chế so với
yêu cầu mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng đào tạo ĐH. Do vậy, xây
dựng đội ngũ GVKH Mác-Lênin trong các trường ĐH vững mạnh về mọi
mặt là một tất yếu đặt ra cho chúng ta. Cùng với quá trình đổi mới đất nước,
1


sự phát triển của giáo dục ĐH và SĐH, thì đội ngũ GVKH Mác-Lênin sẽ là
một lực lượng lớn mạnh.

Bước vào thế kỷ 21, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước ta
tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp
và chứa đựng những yếu tố khó lường. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và
nguy cơ đan xen với nhau. Trên cơ sở đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, chúng ta chủ động nắm thời cơ, đẩy lùi và khắc phục các nguy
cơ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo thế và lực đưa
nước ta phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Chúng ta làm tốt việc
nâng cao mặt bằng KH và dân trí, phát triển tiềm lực KH&CN, để tiếp thu,
vận dụng và phát triển các thành tựu KH, tiến bộ kỹ thuật trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng ta phấn đấu thực hiện tốt công tác đào
tạo các nguồn nhân lực, trong đó chú trọng nguồn nhân lực bậc cao và nhân
tài; xây dựng đội ngũ trí thức yêu nước và yêu CNXH. Đó là đội ngũ trí thức
đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có đội ngũ trí thức hoạt động ở
lĩnh vực KH Mác-Lênin.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo, lãnh
đạo của các trường ĐH; sử dụng đồng bộ hệ thống giải pháp khả thi, bao
gồm các giải pháp chung và những giải pháp trực tiếp cho phép chúng ta
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả những yếu tố khách quan và chủ
quan, xây dựng được đội ngũ trí thức KH Mác-Lênin trong các trường ĐH
có phẩm chất chính trị tốt, có đủ số lượng, có trình độ chuyên môn cao và
nghiệp vụ sư phạm giỏi.

1



×