Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG LÃNH đạo TRANH THỦ sự GIÚP đỡ QUỐC tế TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 113 trang )

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

CMDTDCND

Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền

CMLTMNVN

Nam Việt Nam
Chủ nghĩa đế quốc

CNĐQ

Chủ nghĩa tư bản

CNTB

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CHXHCN

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN


Độc lập dân tộc

ĐLDT

Hội đồng bộ trưởng

HĐBT

Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam

MTDTGPMN

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

VNDCCH

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


2

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

3

Chương I YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA

ĐẢNG TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
(1965 - 1975)

9

1.1 Yêu cầu khách quan của vấn đề tranh thủ sự giúp
đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1965-1975)

9

1.2 Chủ trương của Đảng về tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19651975)

25

Chương II ĐẢNG CHỈ ĐẠO TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC
TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU
NƯỚC (1965 - 1975). KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM

42

2.1 Đảng chỉ đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)

42

2.2 Kết quả và nguyên nhân tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (19651975)


60

2.3 Kinh nghiệm Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ
quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1965-1975)

81

KẾT LUẬN

91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

97


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử loài người đã có hàng vạn cuộc chiến tranh lớn nhỏ, với
hàng vạn sinh mạng ngã xuống. Nhưng những trận chiến đó qua đi chỉ để lại
một trang sử, mà không gây xúc động cho nhân loại. Nhất là sau Chiến tranh
Thế giới lần thứ II, trước hậu quả thảm khốc của nó và vai trò sen đầm quốc tế

của đế quốc Mỹ ngày càng lộ rõ, tâm lý sợ Mỹ, sợ chiến tranh đang diễn ra trong
các phong trào tiến bộ và các lực lượng nhân dân tiến bộ thế giới. Nhất là chính
sách “bên miệng hố chiến tranh” của Mỹ và đã đe dọa nghiêm trọng hòa bình,
an ninh thế giới; tác động tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng
dân tộc. Bên cạnh đó, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam diễn ra trong bối cảnh cộng đồng XHCN và phong trào cộng sản và công
nhân thế giới, nhất là hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc, đang có mâu
thuẫn về đường lối cách mạng thế giới và không thể thống nhất trong hành động
chống Mỹ xâm lược Việt Nam.
Trước những diễn biến khó khăn, phức tạp trong quan hệ quốc tế, Đảng
Cộng sản và nhân dân Việt Nam vẫn quyết tâm tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Mặt khác, Đảng ta đã tiến hành đường lối
đoàn kết quốc tế rộng mở, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của phong trào tiến bộ
và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng
các nước XHCN. Nhờ chủ trương đúng đắn đó, cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã không chỉ duy nhất trở thành tâm
điểm chú ý của dư luận thế giới, làm xúc động lương tri nhân loại tiến bộ, mà
còn có tác động biến phong trào đoàn kết quốc tế với nhân dân Việt Nam thành
một làn sóng mạnh mẽ chống đế quốc Mỹ. Đặc biệt, sự giúp đỡ to lớn cả về vật
chất lẫn tinh thần của các nước anh em XHCN, nhất là Liên Xô và Trung Quốc
đã góp phần quan trọng làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam lớn
mạnh cả về thế và lực, nhanh chóng đi đến thắng lợi.


4

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ IV ngày 14/12/1976 đã nêu: "Thắng lợi trọn vẹn của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gắn liền với sự ủng hộ
chí tình và sự giúp đỡ to lớn của anh em bầu bạn khắp năm châu." [1, tr.616] đã

khẳng định sự giúp đỡ to lớn đó là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đi đến thắng lợi cuối
cùng. Trong tám bài học kinh nghiệm lớn về lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam được tổng kết, bài học về ra
sức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phát huy tối
đa sức mạnh của thời đại được coi "là một bộ phận hợp thành của đường lối
chống Mỹ, cứu nước" [2, tr.248]
Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc
tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975” làm luận
văn tốt nghiệp cao học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có rất nhiều công trình nghiên cứu, khảo cứu của các tập thể và các nhà
nghiên cứu đề cập đến sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước của nhân dân Việt Nam. Mỗi công trình khai thác dưới góc độ khác nhau,
có thể chia thành các nhóm sau:
Những công trình khoa học nghiên cứu về đường lối và hoạt động lãnh
đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bao gồm: "Chiến tranh
cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học", Nxb CTQG., H., 2000,
của Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị;“Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tập 3 và tập
4, của Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng; “Tổng kết cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học”, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995 của Ban
chỉ đạo tổng kết chiến tranh; "Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995",
Nxb CAND, H., 1996, tập 1, của Lưu Văn Lợi“Tìm hiểu tư duy khoa học của
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiên Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H., 2004, T.37
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb.CTQG, H., 1995
2



5

Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, Nxb Sự thật, Hà Nội,
1996 của Hoàng Tùng. Những công trình trên đã nêu lên những nguyên nhân và
bài học lớn dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; có
những đánh giá sâu sắc về hoạt động đấu tranh ngoại giao và đoàn kết quốc tế
của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975.
Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở những vấn đề lớn, phạm vi rộng
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, không đề cập đến chủ trương tranh thủ sự giúp
đỡ quốc tế của Đảng, song là cơ sở và là nguồn tư liệu quí giúp tác giả định
hướng nội dung trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Các bài viết, các công trình nghiên cứu về hợp tác quốc tế, sự ủng hộ và
chi viện quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta
bao gồm: “Việt Nam - Liên Xô 30 năm quan hệ (1950-1980)”, Nxb Tiến bộ, M.,
1983; “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt
Nam - Lịch sử và hiện tại”, Nxb. Sự thật, H., 1987 của Nguyễn Vịnh; "Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước: nguồn chi viện to lớn của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước XHCN", báo Quân Đội Nhân Dân, ngày 13/4/2005 của
Trần Tiến Hoạt và Lê Quang Lạng; “Sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Việt
Nam những năm 1965 - 1968”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 (95) năm
2009, của Nguyễn Văn Quyền; “Góp phần tìm hiểu viện trợ của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc cho Việt Nam (1965-1975)”, Tạp chí Lịch sử quân
sự, số 158/2005 của Nguyễn Văn Quyền; “Tìm hiểu viện trợ của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Rumani cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước
(1954-1975)”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 167/2005 của Nguyễn Văn Quyền;
“Phong trào đấu tranh chống Mỹ ở châu Mỹ latinh: Từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai”, Nxb Khoa học xã hội, H., 1968 của Phạm Xuân Nam... Các công
trình này tập trung thể hiện quan hệ hữu nghị và sự giúp đỡ quốc tế thông qua
thống kê số liệu hợp tác giúp đỡ trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế

và quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam, không nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng. Đây là nguồn số liệu
chính mà tác giả sử dụng để thuyết minh cho các luận điểm trong đề tài.


6

Nhóm các công trình nghiên cứu, các luận văn và bài viết có chủ đề gần
với đề tài, gồm: “Tìm hiểu về quan hệ Việt Nam với Liên xô và Trung Quốc
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1/2007, của
Nguyễn Thị Mai Hoa đã đề cập khá rõ nét về hoạt động chỉ đạo của Đảng ta
nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong
kháng chiến chống Mỹ; “Ngoại giao Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử”,
Nxb Công an nhân dân, H., 2005 của Nguyễn Phúc Luân, “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 1965 1973”, luận văn thạc sỹ, HVCTQS, 2002 của Nguyễn Văn Hoà đã trình bày cụ
thể, có hệ thống về đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam trong quan
hệ với Liên Xô và Trung Quốc, nghệ thuật đấu tranh ngoại giao của Đảng trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc từ 1954 - 1975... song vẫn chưa
khái quát thành chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng. Đáng chú ý
là một số nhà nghiên cứu độc lập nước ngoài, đã có những nghiên cứu sâu sắc
về về vai trò của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với vấn đề chiến tranh Việt Nam,
như "Liên bang Xôviết và chiến tranh Việt Nam", tài liệu tham khảo nội bộ,
Tổng cục V - Bộ Nội vụ (1998), của tác giả I.V.Gaiduk, với nguồn tài liệu giải
mật được tiếp cận hẹp sau khi Liên Xô tan rã, tác giả đi sâu phân tích các nhân
tố, xu hướng và động cơ ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định về các chính sách
của Liên Xô đối với chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên tài liệu chỉ giới hạn nghiên
cứu trong giai đoạn 1964-1973, chưa có những nghiên cứu sâu về chủ trương
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là những tài liệu có giá trị, với những
cứ liệu lịch sử gốc mà tác giả sử dụng làm nguồn nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số công trình, bài viết mang tính tham

khảo như: “Liên xô với cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 -1975) - nhìn
từ chiến tranh lạnh” của tác giả Văn Ngọc Thành đăng trên “Kỷ yếu hội thảo
quốc tế quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga - lịch sử, hiện trạng và triển
vọng”, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 3/2010, “Chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1975 đến năm
2001”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mai Hoa, 2007; “America, the Vietnam


7

War and the World”, Nxb ĐH Cambridge, 2003, bài tiểu luận của Eva Maria
Stolberg, giáo sư ở ĐH Bonn có tựa đề "Trung Quốc và Liên Xô nhìn nhận vấn
đề chiến tranh Việt Nam như thế nào?"; các bài viết trên các trang website...
phân tích về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc - Liên Xô, là nguồn bổ sung,
kiểm chứng và đối chiếu những tài liệu mà tác giả sử dụng trong luận văn.
Nhìn chung những công trình trên đều đề về hoạt động chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam dưới góc độ đoàn kết quốc tế và đấu tranh ngoại giao trong
thời kỳ chống Mỹ, cứu nước; nếu có bàn về quan hệ ngoại giao hoặc viện trợ
quốc tế thì chỉ trình bày hạn chế trong khoảng thời gian hẹp, và chỉ dừng trong
các mối quan hệ song phương. Cho đến nay chưa có một công trình nào trình
bày một cách cụ thể, có hệ thống về chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của
Đảng trong kháng chiến chống Mỹ thời kỳ 1965-1975. Tác giả có kế thừa những
thành tựu nghiên cứu của những công trình trên trong việc thực hiện luận văn
của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ
* Mục đích
Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về tranh thủ sự giúp đỡ
quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975. Qua
đó rút ra những kinh nghiệm và vận dụng những quan điểm của Đảng về tranh
thủ sự giúp đỡ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN

hiện nay.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những chủ trương và hoạt động chỉ đạo của Đảng nhằm tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965 - 1975).
Làm rõ sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân ta trong thời kỳ 1965 - 1975.
Nêu lên những vấn đề cần nghiên cứu, vận dụng quan điểm của Đảng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn


8

Đối tượng: Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của
Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phạm vi: Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về tranh thủ
sự giúp đỡ quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965
đến năm 1975.
5. Cơ sở, và phương pháp nghiên cứu của luận văn
* Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm, phương pháp
luận chủ nghĩa Mác- Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh và quân đội, về đoàn kết và tranh thủ sự
giúp đỡ quốc tế trong kháng chiến.
* Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic và sự kết hợp của hai phương pháp này là chủ yếu. Ngoài ra còn sử dụng
phương pháp thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại để làm rõ những nội dung mà
luận văn đề cập tới.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo của chủ
trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế của Đảng ở đỉnh cao cuộc kháng chiến

chống Mỹ, cứu nước và giai đoạn kết thúc chiến tranh. Góp phần đánh giá đúng
nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước;
Góp phần khẳng định về nghệ thuật xây dựng và phát huy sức mạnh tổng
hợp trong chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. Những kinh nghiệm rút ra có
thể tham khảo vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy
môn Lịch sử Đảng trong các nhà trường Quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 2 chương (5 tiết)


9

Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ QUỐC TẾ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ, CỨU NƯỚC (1965 - 1975)
1.1 Yêu cầu khách quan của vấn đề tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
1.1.1 Cơ sở lý luận:
Thế kỷ XVIII, khi chủ nghĩa tư bản đang ở giai đoạn phát triển, giai cấp
tư sản là lực lượng trung tâm xã hội, có khả năng nắm vững ngọn cờ dân tộc,
giải quyết được vấn đề dân tộc, đưa dân tộc phát triển. Đó là dân tộc tư sản.
Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân là những người “không có tổ
quốc”, phải phấn đấu tự mình trở thành dân tộc, thành lực lượng nắm chính
quyền. Vì thế, muốn giải phóng dân tộc, trên hết phải giải phóng giai cấp công
nhân, C.Mác đã nêu khẩu hiệu nổi tiếng “vô sản các nước đoàn kết lại” [3,
tr.64].
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ

nghĩa đế quốc. Giai cấp tư sản phản bội lại lợi ích dân tộc, thẳng tay áp bức, bóc
lôỵ giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong nước. Bên ngoài, chúng đưa
quân đi xâm lược các nước khác.... trở thành thuộc địa, phụ thuộc của chủ nghĩa
đế quốc. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc trở
thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Muốn giải phóng giai cấp,
trên hết phải giải phóng dân tộc. Trong điều kiện đó, V.I.Lênin đã bổ sung, phát
triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tuyên ngôn của Đảng cộng sản
“vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại” [4, tr.]. Trong
thời kỳ mới, sự nghiệp đánh đổ chủ nghĩa đế quốc chỉ giành được thắng lợi bằng
sự kết hợp cách mạng vô sản ở các nước tư bản với cách mạng giải phóng dân
tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa, phụ thuộc chỉ có thể giành được thắng lợi triệt để khi nó trở thành một
3
4

C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, T.4, Nxb. CTQG, H., 1995
V.I.Lênin, Toàn tập, T.


10

bộ phận khăng khít của các mạng vô sản thế giới và cách mạng vô sản ở các
nước tư bản chủ nghĩa cũng chỉ có thể nổ ra và thành công, khi có sự phối hợp,
hỗ trợ của các mạng giải phóng dân tộc. Đoàn kết, hợp tác quốc tế là điều kiện
bảo đảm cho thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng trong
công cuộc xây dựng chế độ mới - chế đọ xã hội xã hội chủ nghĩa.
Khâm phục trước tinh thần yêu nước và sự anh dũng của các cuộc khởi
nghĩa và phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Hồ
Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.
Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh: trong một thời đại đã thay đổi, phương pháp cách

mạng cũng phải thay đổi, không thể đánh thắng một kẻ thù mới bằng con đường
cũ, cách làm cũ. Người cho rằng: các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX ở Việt Nam thất bại là do các phong trào đó thiếu một phương pháp
cách mạng đúng đắn, hoặc chưa biết kết hợp các phong trào trong nước với
nhau, hoặc thiếu sự liên hệ giữa phong trào đấu tranh ở trong nước với phong
trào đấu tranh của các dân tộc khác, nhất là phong trào đấu tranh của các dân tộc
thuộc địa, phụ thuộc. Theo Người trong thời đại mới “...không thể nào hạn chế
những hoạt động hiện nay và tương lai của chúng tôi trong khuôn khổ dân tộc
thuần tuý, rằng những hành động đó có muôn ngàn sợi dây liên hệ với cuộc đấu
tranh chung của thế giới tiến bộ” [5, tr.596]
Trong quá trình bôn ba tìm con đường làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã
nhận ra rằng các nước đế quốc không hành động đơn độc, mà chúng có sự phối
hợp chặt chẽ với nhau để bóc lột người lao động. Một mặt, chúng đưa lính ở
chính quốc đi đàn áp các cuộc nổi dậy ở các nước thuộc địa; mặt khác, chúng lại
tuyển mộ lính từ thuộc địa để quay về đàn áp phong trào đấu tranh ở chính quốc.
Hồ Chí Minh khẳng định: ở đâu, dù thuộc địa hay chính quốc cũng đều có người
bị bóc lột và kẻ bóc lột, cho “... dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột” [6, tr.266]. Từ đó,
Người đi đến kết luận: chủ nghĩa đế quốc là một lực lượng phản động quốc tế,
muốn đánh thắng chúng, phải thực hiện liên minh chiến đấu giữa lao động các
5
6

Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật, H., 1960
Hồ Chí Minh (1924), “Đoàn kết giai cấp”, Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T.1


11

thuộc địa với nhau và giữa lao động thuộc địa với vô sản ở chính quốc, không

thực hiện đoàn kết, giai cấp vô sản khó có thể tự giải phóng cho mình.
Bên cạnh đó, sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sau
Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã trở thành một nhân tố làm nên sức mạnh thời
đại. Vai trò to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa trong việc ủng hộ và giúp đỡ
phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân,
của nhân dân thế giới vì mục tiêu hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội; cùng với nó là phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước tư bản đã góp phần làm suy
yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần tích cực vào việc bảo vệ các nước xã hội chủ
nghĩa. Sự xuất hiện của ba trào lưu cách mạng, đồng thời chĩa mũi nhọn vào chủ
nghĩa đế quốc làm phát sinh nhu cầu tất yếu phải kết hợp lại với nhau. Nói cách
khác, thực hiện đoàn kết quốc tế trở thành một nhân tố tạo lên sức mạnh thời
đại, là yêu cầu khách quan đối với mọi phong trào chống áp bức, là nhu cầu tất
yếu của bất cứ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nào: đoàn kết để hỗ trợ lẫn
nhau trong các cuộc đấu tranh, thực hiện đoàn kết để tranh thủ sự giúp đỡ từ
bạn bè quốc tế chống lại một kẻ thù mang tính quốc tế. Từ nhận thức đó, Hồ Chí
Minh khẳng định: đoàn kết quốc tế là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp
đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, một dân tộc muốn giành độc lập cho mình,
bên cạnh việc huy động sức mạnh tổng hợp từ lòng yêu nước và tinh thần dân
tộc, nhất thiết phải đoàn kết với các dân tộc khác, phải tranh thủ được sự đồng
tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh của mình. Người nói
“Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, ở một nước thuộc địa nhỏ, với sự lãnh đạo
của giai cấp vô sản và đảng của nó, dựa vào quần chúng nhân dân rộng rãi
trước hết là nông dân và đoàn kết được mọi tầng lớp nhân dân yêu nước trong
Mặt trận thống nhất, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng thế
giới, trước hết là của phe XHCN hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định thắng
lợi” [7, tr.315-316]
7

Hồ Chí Minh, “Con đường cứu nước và giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay”, Hồ Chí Minh toàn tập,

T.9, Nxb CTQG, H., 2000


12

Với việc nắm bắt chính xác đặc điểm xu thế của thời đại, bằng thực tiễn
hoạt động trong phong trào vô sản, Hồ Chí Minh đã nhận thức ngày càng sâu
sắc về vai trò, nội dung của việc tranh thủ sức mạnh thời đại. Người khẳng định:
trước hết, đội tiền phong của giai cấp vô sản Việt Nam phải biết kết hợp chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội; đặt cách mạng Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô
sản thế giới, gắn mục tiêu cách mạng Việt Nam với mục tiêu chung của thời đại.
Theo Hồ Chí Minh tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế là sự tận
dụng những nhân tố có lợi của thời đại để tăng thêm sức mạnh tổng hợp cho
cuộc đấu tranh của dân tộc mình, chống lại kẻ thù có tiềm lực lớn hơn. Hồ Chí
Minh cho rằng: mỗi dân tộc, mỗi cuộc cách mạng đều có đặc thù riêng, đó là cơ
sở để mỗi đảng vạch ra đường lối cách mạng riêng của mình, nhưng phải có
những đặc điểm chung của nhân loại, là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và
chủ nghĩa xã hội làm điểm tương đồng; lấy lý luận khoa học của giai cấp vô sản
là chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cơ sở để thực hiện đoàn kết. Người
nói“trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểm dân tộc và những điều
kiện riêng biệt của từng nước ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong
việc vạch ra chính sách của mỗi đảng cộng sản và đảng công nhân. Đồng thời
chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là cơ sở không gì lay chuyển nổi của cuộc đấu tranh
chung của tất cả các đảng ấy...”[8, tr.596] Hơn nữa, để tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ quốc tế phải làm cho mỗi dân tộc gạt bỏ được sự vị kỷ và chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, phá bỏ sự biệt lập, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, mở ra mối
quan hệ quốc tế ngày càng rộng lớn giữa các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi
dân tộc gắn liền với vận mệnh chung của cả loài người, và phải phấn đấu để
cách mạng mỗi nước phải phát triển hướng đến mục tiêu cao cả của nhân loại là

chủ nghĩa xã hội, có như vậy cách mạng vô sản mới giành thắng lợi hoàn toàn.
Muốn vậy, các đảng của giai cấp vô sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục
tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng. “Trong
thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của
8

Hồ Chí Minh tuyển tập, Nxb Sự thật, H., 1960


13

cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc
phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi
hoàn toàn” [9, tr.304-305]
Là nhà yêu nước chân chính, nhà hoạt động quốc tế vô sản trong sáng,
Hồ Chí Minh đã phấn đấu không mệt mỏi để tăng cường tình đoàn kết giữa dân
tộc Việt Nam với các dân tộc đang đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội. Người chủ trương: cách mạng Việt Nam phải hướng
đến mục tiêu đấu tranh chung của nhân loại, đồng thời thường xuyên nhắc nhở
cán bộ, đảng viên và nhân dân ta không chỉ quan tâm đến lợi ích đất nước mình,
mà còn phải quan tâm bảo vệ lợi ích của cả dân tộc khác, vì mục tiêu cao cả của
thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người khẳng
định: để cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi, phải coi: “Cách mệnh An Nam
cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới.” [10, tr.301], và phải coi vấn đề
dân tộc “chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên
chính vô sản” [11, tr.277] như di huấn quý báu của Lênin. Và Người kêu gọi:“vì
nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi
chủng tộc cần đoàn kết lại và chống áp bức”. [12, tr.452]
Thứ hai, phải dựa vào sức mình là chính, giữ vững độc lập tự chủ trong
quá trình tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN và sự ủng hộ của nhân loại

tiến bộ; đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
Hồ Chí Minh rất coi trọng sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, Người coi đó
vừa là biểu tượng cao cả của tình cảm quốc tế vô sản trong sáng, vừa là nghĩa vụ
thiêng liêng của những người cộng sản vì mục tiêu chung của giai cấp vô sản thế
giới; đồng thời vừa là điều kiện quan trọng giúp cho sự nghiệp đấu tranh của
một dân tộc phát triển, vừa là nhân tố góp phần vào thắng lợi chung của phong
trào vô sản quốc tế. Vì vậy, một mặt Hồ Chí Minh thẳng thắn phê phán các đảng
9

Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc”, Hồ Chí Minh
toàn tập, T.12, Nxb CTQG, H., 2000
10
Hồ Chí Minh, “Quốc tế cứu tế đỏ”, Hồ Chí Minh toàn tập, T.2, Nxb CTQG, H., 2000
11
Hồ Chí Minh, “Phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản”, Hồ Chí Minh toàn tập,
T.1, Nxb CTQG, H., 2000
12
Hồ Chí Minh, “Bản truyền đơn bằng tiếng Việt của Ban nghiên cứu thuộc địa của Đảng Công sản Pháp”, Hồ
Chí Minh toàn tập, T.1, Nxb CTQG, H., 2000


14

xã hội thuộc Quốc tế II vẫn chưa làm gì để giáo dục cho giai cấp công nhân
nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính; mặt khác, Người không quên
nhắc nhở giai cấp vô sản "muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp
lấy mình đã" [13, tr.293]. Cũng theo Hồ Chí Minh: mối quan hệ giữa sức mạnh
dân tộc và sức mạnh thời đại là rất mật thiết, không thể tách rời, có tác dụng
thúc đẩy lẫn nhau phát triển, trong đó: nguồn sức mạnh nội sinh có vai trò quyết
định, nguồn sức mạnh ngoại sinh đóng vai trò quan trọng và chỉ được phát huy

thông qua sức mạnh nội sinh. Do đó, Người luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự
chủ, “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính” và luôn căn dặn những
người yêu nước Việt Nam phải lấy tinh thần "đem sức ta mà tự giải phóng cho
ta" [14, tr.554]. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cho rằng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường
không đồng nghĩa với khuynh hướng “đóng cửa khép kín”, “tự ti dân tộc”; phải
kết hợp nhuần nhuyễn lợi ích dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, đồng thời không
được trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, mong người khác làm thay
mình. Bởi theo Hồ Chí Minh: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi
chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập" [15, tr.522].
Thứ ba, kiên trì mục tiêu chiến lược, linh hoạt trong sách lược, thực hiện
mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, kể cả các nước có chế độ chính trị khác nhau,
trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi.
Theo Hồ Chí Minh: bên cạnh những mục tiêu chung đòi hỏi sự hợp tác
giữa các quốc gia, dân tộc cùng nhau giải quyết, thì vẫn có những đặc điểm, điều
kiện, lợi ích riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Cho nên hoà bình, độc lập dân tộc,
bình đẳng và cùng có lợi giữa các quốc gia, dân tộc phải được coi là cơ sở và là
điều kiện tiên quyết trong vấn đề pháp lý để các quốc gia, dân tộc chủ động
tham gia một cách tự nguyện. Vì thế ngay trong cuộc kháng chiến chống Pháp
còn nhiều cam go, Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố:“Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền
bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước VN, để cùng
13

HCM, Toàn tập, T.2, Nxb CTQG, H., 2000
HCM, Toàn tập, T.3, Nxb CTQG, H., 1995
15
HCM Toàn tập, T.6, Nxb CTQG, H., 2000
14



15

nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới” [16, tr.8]. Cũng theo Hồ Chí
Minh: mở rộng đoàn kết, hợp tác không có nghĩa là đoàn kết vô nguyên tắc, là
hy sinh quyền lợi dân tộc; mà mục tiêu đầu tiên là để “làm cho nước mình ít kẻ
thù hơn hết, nhiều bạn đồng minh hơn hết” [17, tr.314], thực hiện mở rộng quan
hệ quốc tế không chỉ nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của những người vô
sản anh em, mà còn kéo phái chần chừ, trung lập ngả về phía mình, còn đối với
kẻ thù thì làm phân hoá hàng ngũ chúng. Muốn vậy phải kiên định mục tiêu
chiến lược, mềm dẻo trong sách lược, nhằm tranh thủ những điều kiện quốc tế
có lợi nhất cho cách mạng của ta. Mục tiêu chiến lược đó là: hoà bình phải gắn
liền với nền độc lập thực sự của quốc gia, dân tộc và được đặt trong môi trường
hoà bình thế giới, Người khẳng định: “nhân dân Việt Nam rất tha thiết với hoà
bình, nhưng hoà bình thật sự không thể tách khỏi độc lập thật sự” [18, tr.3]. Cuối
cùng, theo Hồ Chí Minh: “muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ
ai là bạn ai là thù; phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù.” [19, tr.605].
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh: tranh thủ sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế chính
là thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là thực hiện đoàn
kết quốc tế trên cơ sở tình cảm giai cấp vô sản; đồng thời là sự kết hợp chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản và còn là thực hiện xây
dựng khối liên minh chiến đấu giữa vô sản các nước để nhằm tăng cường sức
mạnh tổng hợp, huy động lực lượng cùng một lúc tiến công chủ nghĩa đế quốc
từ nhiều phía. Sức mạnh thời đại đó chính là sức mạnh của liên minh giai cấp vô
sản, của cách mạng vô sản và đảng tiên phong của nó, của lý luận và phương
pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin.
1.1.2 Cơ sở thực tiễn:
*) Thực tiễn Đảng lãnh đạo tranh thủ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1965
Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời năm 1945, Chính phủ
đã sớm có những chủ trương đặt quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Song trên thực tế, do những hạn chế bởi điều kiện khách quan

16

HCM, Toàn tập, T.6, Nxb CTQG, H., 2000
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 1995, T.7
18
HCM, Toàn tập, T.12, Nxb CTQG, H., 2000
19
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H., 2000, T.10
17


16

đem lại, nền độc lập của nước ta vẫn trong tình trạng mong manh “ngàn cân
treo sợi tóc”, nhân dân ta lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
trong điều kiện bị bao vây, cô lập với bên ngoài, không có nước nào đặt quan hệ
với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố chính sách ngoại giao
của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với Chính phủ các nước. Sau tuyên
bố trên, đến nửa đầu tháng 3/1950 đã có 10 nước trên thế giới công nhận nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Sự kiện này đã đánh dấu mối liên hệ ngày càng
chặt chẽ giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, giữa Việt Nam với loài người tiến bộ.
Đặc biệt, qua chuyến viếng thăm Liên Xô của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm
1950, cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô đã đặt quan hệ ngoại giao và đồng ý
chi viện quân sự cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt
Nam. Nhưng Hồ Chí Minh vẫn khẳng định “Rồi đây có sự chi viện của Liên Xô
và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành
được thắng lợi phải do sự nỗ lực của chính bản thân ta quyết định” [20, tr.151154]. Nhờ sự trợ giúp to lớn đó, nhân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn thực
dân Pháp, góp phần động viên hàng loạt nước thuộc địa trên thế giới giành độc
lập. Qua đó khẳng định giá trị to lớn của sự giúp đỡ trên tinh thần quốc tế vô sản

của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Nhân
kỷ niệm 10 năm Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh viết “10 năm trước đây,
chúng ta hầu như cô đơn, chỉ nhờ sức mạnh đoàn kết mà cách mạng thắng lợi.
Ngày nay, nhân dân ta lại có đại gia đình gồm 900 triệu anh em từ Á sang Âu
và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới ủng hộ. Cho nên cuộc đấu tranh
chính trị để thực hiện hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước tuy
nhiều khó khăn, nhưng chúng ta nhất định thắng lợi”[21, tr.1]
Trong 10 năm tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (19551965), trên cơ sở không ngừng củng cố tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, ta đã tranh thủ viện trợ của các
nước anh em nhằm khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc: khôi phục giao
20
21

Lưu Văn Lợi (1996), “Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995”, Nxb CAND,, H., T.1
Hồ Chí Minh (1955), “Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám”, Báo Nhân dân, số 534, ngày 19/8/1955


17

thông và xây dựng mới nhiều nhà máy có vai trò chủ lực cho nền kinh tế với
thiết bị, kỹ thuật hiện đại. Tính đến năm 1964, các nước xã hội chủ nghĩa đã
viện trợ không hoàn lại và cho Việt Nam vay dài hạn 750 triệu rúp; với sự giúp
đỡ của Liên Xô về kinh tế - kỹ thuật, Việt Nam đã bảo đảm được 46% năng
lượng điện, 90% khai thác than, 100% trong ngành khai khoáng...[ 22, tr.387].
Nhờ đó, ta đã thực hiện thắng lợi Kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (19551957), Kế hoạch ngắn hạn 3 năm phát triển kinh tế văn hóa (1958-1960) và Kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã đạt được những thành tựu
trong công cuộc xây dựng CNXH: cơ bản tự túc được lương thực và gần như
thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng, bắt đầu có tích lũy nội bộ, hàng trăm xí
nghiệp trung ương và địa phương được đưa vào vận hành, đời sống kinh tế xã
hội được cải thiện, số học sinh và sinh viên tăng từ 3,5 đến 25 lần, bệnh dịch

được ngăn chặn. Kinh tế miền Bắc từng bước củng cố vững chắc, làm cơ sở xây
dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến của nhân dân
miền Nam, là nhân tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trước âm mưu mở rộng chiến tranh phá
hoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, ngăn chặn sự giúp đỡ to lớn của miền Bắc cho miền Nam,
hòng bắt nhân dân Việt Nam khuất phục. Một mặt, nhân dân miền Bắc phải giữ
vững nhịp độ sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của miền
Bắc, mặt khác phải tăng cường năng lực kinh tế để phục vụ cho nhu cầu ngày
càng cao của chiến trường miền Nam, đặt ra yêu cầu cho Đảng ta phải có bước
đi phù hợp nhằm đẩy mạnh tranh thủ sự trợ giúp về kinh tế cho sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
*) Sự hình thành từ rất sớm đường lối cách mạng Việt Nam là nhân tố
quyết định, là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (tháng 12/1957), Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định: nước ta đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng:
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ
22

Nguyễn Vịnh (1987), “Sự hợp tác quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Việt Nam - Lịch sử
và hiện tại”, Nxb. Sự thật, H.


18

nghĩa ở miền Bắc. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ
nhiệm vụ nào đều sai lầm. Tuy nhiên nhiệm vụ củng cố miền Bắc tiến dần lên
chủ nghĩa xã hội có tính chất quyết định cho toàn bộ thắng lợi của cách mạng
trong giai đoạn mới. Người còn chỉ rõ: “miền Bắc có được củng cố thì ta mới có
cơ sở vững chắc bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất

nước nhà” [23, tr.572]. Trước tình hình Hiệp định Giơnevơ bị Mỹ - Diệm xóa bỏ,
nhu cầu của cách mạng miền Nam lên cao, tháng 05/1959 Đảng Cộng sản Việt
Nam đã ra Nghị quyết Trung ương 15 về cách mạng Việt Nam trong điều kiện
mới, trong đó xác định rõ mối quan hệ cách mạng miền Nam trong mối quan hệ
với cách mạng miền Bắc, quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng ba nước
Đông Dương và đặt trong xu thế tiến triển của cách mạng thế giới, từ đó xác
định con đường tiến lên của cách mạng miền Nam nhằm góp phần đẩy mạnh
phong trào cách mạng quốc tế, bảo vệ hòa bình thế giới.
Đường lối cách mạng và những chủ trương tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
của Nghị quyết Trung ương 15 (01/1959) đã được Đại hội III của Đảng (9/1960)
phát triển thành đường lơi chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn cách
mạng mới, là cơ sở để Đảng ta hình thành đường lối đối ngoại, đoàn kết quốc tế
và tranh thủ sự trợ giúp quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhất là cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta.
*) Mưu đồ đẩy mạnh chiến tranh và chiến lược toàn cầu của Mỹ
Thất bại trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt", đế quốc Mỹ phải thực
hiện chiến lược "chiến tranh cục bộ" trên đất nước ta. Từ tháng 2/1965, tổng
thống Mỹ Johnson bắt đầu khởi xướng mở rộng cuộc chiến tranh trên toàn lãnh
thổ Việt Nam24, bằng việc huy động một số lượng lớn quân đội Mỹ và các nước
đồng minh tham chiến trực tiếp trên quy mô lớn ở miền Nam và một lực lượng
lớn không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, với âm mưu đánh bại cách mạng
23

Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), “Thống nhất tư tưởng, đoàn kết toàn Đảng đẩy mạnh hoàn thành nhiệm vụ
công tác trước mắt”, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 18, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005
24
Từ 7/2/1965 tổng thống Mỹ ra lệnh cho hải quân và không quân Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc;
8/3/1965 lữ đoàn viễn chinh lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng; 01/4/1965, Hội đồng An ninh quốc gia
Mỹ chấp thuận quan điểm phát động chiến tranh cục bộ xâm lược trực tiếp Việt Nam; 28/7/1965 Johnson tuyên
bố tăng số quân Mỹ ở miền Nam lên 125.000 người. Tính đến tháng 4/1968, số quân Mỹ lên đến 543.000 người



19

miền Nam trong 25-30 tháng. Đây là cố gắng quân sự lớn nhất, là bước leo
thang chiến tranh cao nhất của đế quốc Mỹ ở Việt Nam trong suốt 21 năm chiến
tranh, đánh dấu giai đoạn đối đầu trực tiếp giữa lực lượng kháng chiến của ta
với quân đội nhà nghề của tên đế quốc sừng sỏ nhất thế giới trên chiến trường
Việt Nam. Thời kỳ này, chi tiêu quốc phòng của Mỹ và viện trợ quân sự cho
chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam được coi là lớn nhất cho một
cuộc viễn chinh xâm lược của thế kỷ XX. Chính quyền Mỹ đã huy động đến
70% năng lực lục quân, 40% hải quân, 60% lính thuỷ đánh bộ, 60% không quân
và 22.000 xí nghiệp trên đất Mỹ trực tiếp phục vụ chiến tranh, đồng thời Mỹ đã
sử dụng những kỹ thuật quân sự mới nhất với hy vọng nâng cao năng lực tiến
hành chiến tranh, hòng đè bẹp ý chí kháng chiến của nhân dân miền Nam, làm
kiệt quệ nền kinh tế và đe dọa đưa miền Bắc Việt Nam “trở về thời kỳ đồ đá”,
buộc nhân dân Việt Nam phải chấp nhận một giải pháp chính trị do Mỹ áp đặt.
Nham hiểm nhất là đế quốc Mỹ lợi dụng triệt để những bất đồng trong
cộng đồng các nước XHCN, đặc biệt sự bất đồng giữa hai nước lớn Liên Xô và
Trung Quốc, nhằm làm suy yếu hậu phương quốc tế của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Chúng đã sử dụng mọi thủ đoạn
ngoại giao xảo quyệt để phân hoá lực lượng đồng minh chiến lược của cách
mạng Việt Nam; thông qua đàm phán hoà hoãn tay đôi, mặc cả với từng nước,
Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế được hai nước Liên Xô và Trung Quốc trong việc ủng
hộ tinh thần và vật chất cho công cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam; đồng
thời chúng dùng giải pháp tuyên truyền đe doạ và gây sức ép đối với phong trào
giải phóng dân tộc, các nước theo xu hướng trung lập, nhằm hạn chế sự ủng hộ
của các nước cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Tổng thống Mỹ
Johnson đã ví “Cuộc chiến tranh này giống như một trận đấu ăn giải. Tay phải
của ta nắm lực lượng quân sự, song tay trái cần có các đề nghị hoà bình. Mỗi

khi đưa quân đội lên phía trước thì cũng phải đưa các nhà ngoại giao lên phía
trước. Các tướng lĩnh muốn tôi đưa ra nhiều nhiều hơn nữa. Họ muốn tiến xa


20

hơn. Song Bộ Ngoại giao cũng phải cung cấp cho tôi thêm cái gì nữa” [25,
tr.415].
Với mưu đồ tăng cường chiến tranh huỷ diệt đi đôi với tạo sức ép quốc tế
tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta, tạo cục diện quốc tế có lợi cho cuộc chiến
đã trở thành một yêu cầu mang tính chiến lược của đế quốc Mỹ, nhằm hỗ trợ
tích cực cho thực hiện mục tiêu chiến tranh của Mỹ. Trước thực tiễn bất lợi đó,
đòi hỏi Đảng ta phải có đường lối, phương châm, chính sách đoàn kết đúng đắn
nhằm tranh thủ cao nhất sự ủng hộ, đồng tình của phong trào cách mạng thế
giới. Một mặt, Đảng phải khẳng định đường lối độc lập, tự chủ, biết dựa vào
thực lực để tiến hành kháng chiến và phải đánh thắng đế quốc Mỹ, làm cơ sở
cho bạn bè quốc tế hiểu rõ quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến của nhân dân
ta, tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam, góp phần thúc đẩy phong
trào cách mạng thế giới phát triển, từ đó tạo thành phong trào đoàn kết quốc tế
ủng hộ mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, làm cho tương
quan so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến; mặt khác, phải vừa kiên trì
nguyên tắc đoàn kết quốc tế vô sản, vừa mềm dẻo, linh hoạt nhằm đấu tranh với
những biểu hiện dẫn đến nguy cơ phá vỡ tính đoàn kết trong nội bộ các nước xã
hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và trào
lưu giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, đế quốc Mỹ tiến hành lôi kéo một số nước châu Á - Thái
Bình Dương tham gia mở rộng chiến tranh Việt Nam, sử dụng lực lượng tay sai
tiến công và uy hiếp Vương quốc Lào và Camphuchia, gây ra tình hình căng
thẳng ở khu vực Đông Nam Á, trực tiếp đe dọa độc lập, chủ quyền và nền hoà
bình, trung lập của hai Vương quốc Lào và Campuchia. Đòi hỏi Đảng ta phải có

chính sách cụ thể nhằm giữ vững và củng cố mối quan hệ láng giềng tốt với Lào
và Campuchia, thúc đẩy đoàn kết ba nước Đông Dương, góp phần tập hợp lực
lượng và bảo vệ lợi ích dân tộc, hoà bình và an ninh khu vực.
*) Diễn biến tình hình chính trị quốc tế
25

Richard Holbrooke: Counsel to the President A Memoir (Hồi ký: Cố vấn Tổng thống), Nxb Random House,
1991


21

Sau Hiệp định Giơnevơ, mặc dù là đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, song
do lợi ích hoà hoãn với Mỹ và phương Tây nhằm củng cố hoà bình và giữ
nguyên trạng ở nhiều khu vực trên thế giới, nên Đông Nam Á nói chung và
Đông Dương nói riêng không phải là mối quan tâm hàng đầu của Liên Xô. Đối
với Việt Nam, Liên Xô chỉ thúc đẩy thi hành các điều khoản và tiến hành viện
trợ để khôi phục và xây dựng kinh tế, cung cấp phương tiện quốc phòng chỉ đủ
để bảo vệ miền Bắc. Từ tháng 10/1964, sau khi Khơrútxốp thôi giữ vai trò lãnh
đạo hàng đầu ở Liên Xô, ban lãnh đạo mới của Liên Xô đã có những điều chỉnh
chính sách ủng hộ đường lối kháng chiến của Việt Nam theo chiều hướng tích
cực hơn, việc coi cuộc đấu tranh của cách mạng Việt Nam, Lào và Campuchia là
một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc, chống sự thống trị của phương
Tây và coi Việt Nam là thành viên của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng
đầu, đã làm Mỹ phải có bước đi thận trọng trong đẩy mạnh chiến tranh Việt
Nam. Ngày 09/2/1965 sự kiện Chính phủ Liên Xô ra tuyên bố lên án việc Mỹ
xâm lược miền Nam Việt Nam và tiến công Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã
đánh dấu thời kỳ mở rộng hợp tác và giúp đỡ toàn diện của Liên Xô đối với
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trung Quốc
trước sau vẫn ủng hộ cuộc đấu tranh thi hành Hiệp định Giơnevơ, đưa ra nhiều

kiến nghị với hai đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ, để buộc Mỹ và chính quyền
tay sai Nam Việt Nam tôn trọng Hiệp định. Ngày 09/7/1965 Chính phủ Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố “Nhân dân Trung Quốc quyết không
khoanh tay ngồi nhìn Mỹ mở rộng xâm lược Việt Nam và Đông Dương”. Điều
đó đã làm thất bại một bước mưu đồ nham hiểm, lợi dụng hoà hoãn và mâu
thuẫn giữa các nước lớn để kìm hãm và làm suy yếu cuộc đấu tranh sống còn
của nhân dân ta; tạo điều kiện tập hợp lực lượng đông đảo cho phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế ủng hộ Việt Nam. Bên cạnh đó, nhằm tranh giành tăng
cường ảnh hưởng đối với Việt Nam cũng như với phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, cả hai nước Liên Xô, Trung Quốc đều bắt đầu có những bước đi
mạnh mẽ hơn trước trong việc ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam,
như tăng cường viện trợ hoặc có những phát ngôn mạnh mẽ trước các hành động


22

mở rộng chiến tranh của Mỹ. Điều này đã tạo ra cơ hội để cách mạng Việt Nam
tận dụng triệt để sự ủng hộ đường lối kháng chiến và tranh thủ sự trợ giúp có
lợi nhất của hai nước đồng minh lớn trong điều kiện hai nước đang từng bước đi
đến những thoả thuận hoà hoãn với Mỹ gây bất lợi cho cách mạng Việt Nam,
mở ra thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh việc trợ giúp và ủng hộ cuộc kháng chiến
chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Điều lo ngại là trong khi Mỹ ngày càng dấn sâu vào các chính sách quân
sự ở Việt Nam, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bộc lộ ngày càng
công khai với mức độ căng thẳng ngày càng tăng, có nguy cơ làm phân liệt
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong cuộc chạy đua nắm giữ vai trò
lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cả hai nước đều muốn lôi
kéo Việt Nam ủng hộ mình, đồng thời phê phán bên kia, thông qua các hứa hẹn
tăng cường viện trợ cho Việt Nam, đi ngược lại những nguyên tắc của chủ nghĩa
quốc tế trong sáng. Đầu những năm 1960, lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn viện trợ

ồ ạt để lôi kéo Việt Nam ủng hộ Cương lĩnh 25 điểm về đường lối chung của
phong trào cộng sản quốc tế và triệu tập hội nghị 11 đảng cộng sản để lập ra
“Quốc tế công sản” mới dưới vai trò lãnh đạo của Trung Quốc, gạt Liên Xô ra
khỏi phong trào cộng sản quốc tế, song ý định này không thành do gặp phải sự
không đồng tình của Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa. Trong suốt cuộc
chiến tranh Việt Nam, mối bận tâm lớn nhất của Liên Xô đó là vai trò ngày càng
tăng của Trung Quốc đối với Mỹ và việc Mỹ - Trung có những thoả thuận ngầm
về Việt Nam sau lưng Liên Xô, do đó Liên Xô đi vào tăng cường tiếp xúc bí mật
với Mỹ nhằm hy vọng gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này [26].
Hơn nữa cả Liên Xô và Trung Quốc đều đang đi vào thế hoà hoãn với Mỹ
và phương Tây. Vì vậy, tuy với động cơ và lợi ích khác nhau, cả hai nước đều
không muốn Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh quân sự chống Mỹ: Liên Xô nhiều
lần mong muốn Việt Nam “tìm kiếm một giải pháp hoà bình” để tránh “một
đốm lửa nhỏ làm cháy rừng”. Còn Trung Quốc một mặt đề nghị Việt Nam
“trường kỳ mai phục” tập trung vào xây dựng kinh tế miền Bắc, mặt khác sử
26

Ilya V.Gaiduk (1996), Liên bang Xô viết và chiến tranh Việt Nam, tài liệu tham khảo nội bộ, Tổng cục V - Bộ
Nội vụ (1998)


23

dụng những diễn biến ở Đông Dương vào việc kiềm chế Mỹ, đấu tranh thúc đẩy
hoà dịu với Mỹ, tập hợp lực lượng nhất là các nước đang phát triển và phong
trào giải phóng dân tộc phục vụ cho chiến lược của mình. Tháng 5/1960, khi hội
đàm với Việt Nam, đại diện Trung Quốc đã đề xuất “đấu tranh chính trị hay
đấu tranh quân sự không phải là cướp chính quyền ngay, mà đấu tranh vẫn là
trường kỳ”, thậm chí khi không cản được nhân dân Việt Nam đấu tranh vũ
trang, đại diện Trung quốc còn đề xuất miền Bắc từ bỏ nghĩa vụ với miền Nam

“khi ăn chắc, miền Bắc có thể giúp quân sự cho miền Nam, nghĩa là khi hoàn
toàn chắc chắn không xảy ra chuyện gì, có thể cung cấp một số vũ trang mà
không cho ai biết. Nhưng nói chung là không giúp”[27, tr.42]; hoặc muốn Việt
Nam đánh Mỹ, không muốn Việt Nam đàm phán với Mỹ ngay cả khi diễn biến
cách mạng đã có nhiều dấu hiệu thuận lợi, trong hội đàm với Việt Nam tháng
4/1968 đại biểu Trung Quốc khuyên “Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán
chưa phải là thời cơ và tư thế trên cao, ta đã nhân nhượng một cách vội vã”[28,
tr.51]. Có thể nói chính những chính sách hai mặt này của Liên Xô và Trung
Quốc đã gây không ít khó khăn cho cách mạng Việt Nam mỗi khi muốn đẩy
mạnh cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới, vì vậy vấn đề đặt ra là làm sao
chúng ta vừa tiến hành đường lối kháng chiến thuận lợi với sự trợ giúp của hai
đồng minh lớn, vừa không để cuộc kháng chiến của nhân dân ta bị chi phối bởi
chính sách hoà hoãn của cả Liên Xô và Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù Liên Xô và Trung Quốc có những mâu thuẫn về đường lối
cách mạng, nhưng trước sự lên án mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa, của
nhiều đảng cộng sản và công nhân trên thế giới đối với hành động chiến tranh
của Mỹ, bày tỏ sự ủng hộ đối với sự nghiệp đấu tranh cho hoà bình, độc lập và
thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam; hơn nữa Liên Xô đang là đồng Chủ
tịch Hội nghị Giơnevơ, Trung Quốc vốn là thành viên tích cực kiến tạo nên thoả
thuận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương và Việt Nam, lên cả
hai nước không thể làm ngơ trước việc đế quốc Mỹ ngang nhiên can thiệp và
27

28

Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Sự thật về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong ba mươi năm qua”, Nxb. Sự
thật, H,. 1979
Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Sự thật về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong ba mươi năm qua”, Nxb. Sự
thật, H,. 1979



24

đẩy mạnh chiến tranh ở Việt Nam, đe doạ tước bỏ lợi ích của cả Liên Xô, Trung
Quốc và phe xã hội chủ nghĩa ở khu vực nóng bỏng này.
Nét nổi bật trong quan hệ quốc tế thời kỳ này là cuộc chiến tranh xâm
lược quy mô lớn của Mỹ chống lại nhân dân Việt Nam đang dần trở thành mối
quan tâm hàng đầu trong dư luận và hoạt động quốc tế. Mặc dù đế quốc Mỹ đã
huy động tối đa bộ máy tuyên truyền chiến tranh, sử dụng nhiều thủ đoạn ngoại
giao hòng lừa bịp hoà bình đi đôi với đe dọa, gây sức ép cho dư luận, song Mỹ
vẫn không ngăn cản được làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng trên toàn thế
giới. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của nhân dân tiến bộ Mỹ đã hình
thành phong trào đấu tranh mới trong lòng nước Mỹ và lan rộng ra 40 nước trên
thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước dân chủ Tây Bắc Âu, sự
liên kết giữa phong trào của từng quốc gia với phong trào ở từng khu vực trên cơ
sở tình cảm với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đã khích lệ
xu hướng tăng cường ủng hộ và mở rộng đoàn kết với nhân dân Việt Nam,
chống chiến tranh xâm lược của Mỹ. Phong trào này đã thu hút ngày càng nhiều
các nhân vật hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng trên thế giới. Các phong trào
này đã buộc chính quyền Mỹ phải đối phó cùng một lúc với ba trận tuyến: chiến
trường Việt Nam, trên thế giới và trong lòng nước Mỹ, góp phần thay đổi cục
diện quốc tế của cuộc chiến tranh, khích lệ nhân dân Việt Nam tăng cường đoàn
kết và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của phong trào hoà bình thế giới.
Tại Mỹ, trong khi nền kinh tế đang bước vào thời kỳ khủng hoảng thì
chính quyền Mỹ lại tốn khá nhiều tiền của và nhân lực vào một cuộc chiến vô
nghĩa, theo ước tính chi phí của Mỹ lên đến 1.647 tỷ USD (nếu tính cả nợ lãi và
chi phí cho quân nhân bị thương); về con người, thời điểm cao nhất Mỹ huy
động đến 549.500 người (chiếm hơn 40% toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ)
[29, tr.1]. Sự thất bại của chính sách “vừa bơ vừa súng” đã dẫn đến sự khủng
hoảng lòng tin sâu sắc; và ngày càng không có lối thoát đang làm xã hội Mỹ bị

chia rẽ nghiêm trọng: Quốc hội Mỹ chia rẽ sâu sắc, chính giới Mỹ bất đồng
trước những phiêu lưu mới của chính quyền Mỹ; sự phản đối gay gắt chiến tranh
29

Trịnh Vương Hồng, “Tổn thất của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam”, Báo Quân đội
nhân dân, số ra ngày 22/4/2005


25

xâm lược của những cá nhân và tổ chức tiến bộ, có uy tín trong chính giới Mỹ
đã hạn chế sự hiếu chiến của giới quân sự Mỹ, cô lập giới ủng hộ chiến tranh ở
Mỹ; phong trào phản chiến đã lôi cuốn hàng chục triệu người tham gia.
Chính giới nhiều nước, kể cả các nước đồng minh của Mỹ cũng bị phân
hoá, thậm chí ra mặt xa lánh; các nước phụ thuộc giảm hẳn lòng tin vào đế quốc
Mỹ; một số nước tư sản phương Tây và Nhật Bản đã tranh thủ việc Mỹ sa lầy ở
Việt Nam để vươn lên, thoát khỏi sự khống chế của Mỹ về chính trị, kinh tế và
quân sự, gây bất lợi cho ý định leo thang, mở rộng chiến tranh của Mỹ. Trước
những diễn biến của tình hình chính trị thế giới, đặt ra cho Đảng ta vấn đề phải
tập hợp lực lượng và tranh thủ dư luận quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình,
ủng hộ của nhân loại tiến bộ thế giới, lôi kéo các nước còn đang do dự, trung
lập ngả sang ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, làm phân hóa
sâu sắc lực lượng đồng minh và nội bộ hàng ngũ kẻ thù, cô lập đế quốc Mỹ và
tay sai.
1.2 Chủ trương của Đảng về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1965-1975)
1.2.1 Quá trình hình thành chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
về tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế
Ngay khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc mối
quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng quốc tế và nhận ra

cội nguồn sức mạnh của giai cấp vô sản chính là ở tính liên minh quốc tế của nó.
Văn kiện đầu tiên của Đảng đã khẳng định: cách mạng Việt Nam cũng không
nằm ngoài mối liên hệ quốc tế ấy, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “...
trong khi tuyên truyền khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải tuyên truyền và
thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới...” [30, tr.45], nhằm trước là đồng tâm hiệp lực đánh đổ đế quốc thế giới, sau là để giúp đỡ
cho cách mạng từng nước lớn mạnh. Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban
chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua “Luận cương chánh trị của Đảng
Cộng sản Đông Dương” trong đó khẳng định: “Xứ Đông Dương sẽ nhờ vô sản
30

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb.CTQG, H., 1998, T.2


×