Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA MÔ HÌNH BIOGAS ĐỐI VỚI NÔNG HỘ CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.53 KB, 111 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG KHÁNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA
MÔ HÌNH BIOGAS ĐỐI VỚI NÔNG HỘ
CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115

11 - 2015

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

NGUYỄN HỒNG KHÁNH
MSSV: B1206340

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ LỢI ÍCH CỦA
MÔ HÌNH BIOGAS ĐỐI VỚI NÔNG HỘ
CHĂN NUÔI HEO TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


Mã số ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG

11 - 2015


LỜI CẢM TẠ
Hơn 3 năm học tại trường Đại học Cần Thơ, đây là khoảng thời gian vô
cùng quý báu trong cuộc đời sinh viên của em. Dưới mái trường này, em đã
được thầy cô dạy dỗ tận tình, truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích về chuyên
ngành lẫn kiến thức xã hội bên ngoài. Những kiến thức đó sẽ là nền tảng vững
chắc để em có thể mạnh mẽ, vững tin bước vào một môi trường mới có nhiều
chông gai và đầy thử thách. Và ngay lúc này đây, thành công mở đầu cho sự
cố gắng và nổ lực trong suốt quá trình học tập của e đó là bài luận tốt nghiệp.
Đó là kết quả của sự kiên trì, nhẫn nại, tìm tòi, học hỏi, và tận dụng những
kiến thức mà bản thân đã tích góp từ thầy cô và bạn bè.
Đến nay, em đã hoàn thành bài luận tốt nghiệp của mình và em xin chân
thành biết ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức
quý báo trong suốt quá trình em học tập tại trường. Đặc biệt là cô Vũ Thùy
Dương, giáo viên hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của em. Cô đã tận tình chỉ
dạy, hướng dẫn những hướng đi đúng của bài viết, giúp em định hướng được
mục tiêu để dễ dàng hơn trong quá trình viết bài và đã hoàn thành tốt bài luận
tốt nghiệp của mình. Cô là một tấm gương sáng để em kính trọng, học hỏi và
noi theo.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại
Chi Cục Thú y tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh
Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, đặc biệt là Trạm Thú y
huyện Châu Thành. Các nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đã tận tình cung cấp

những thông tin, số liệu cần thiết giúp em vượt qua những khó khăn trong quá
trình thu thập số liệu.
Các bạn lớp Kinh Tế Nông Nghiệp – những người đã quan tâm, động
viên và cùng em chia sẽ những kiến thức, kinh nghiệm cũng như những niềm
vui, nỗi buồn trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng con xin cám ơn tình yêu thương của cha mẹ, anh chị em đã
dành cho con. Cha mẹ, anh chị luôn ở bên cạnh con, yêu thương con vô điều
kiện, âm thầm ủng hộ và động viên, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con về mọi thứ để con có thể vững tâm hoàn
thành tốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Nguyễn Hồng Khánh

3


CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Nguyễn Hồng Khánh

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Châu Thành, ngày

tháng năm 2015

Thủ trưởng đơn vị

5


(Kí

tên




đóng

dấu)

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thùy Dương
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Nguyễn Hồng Khánh
Mã số sinh viên: B1206340
Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả và lợi ích của mô hình Biogas đối với nông
hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .........................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
2.Về hình thức: ......................................................................................................
................................................................................................................................
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ..................................
................................................................................................................................
4.Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn: ..........................................
................................................................................................................................
5.Nội dung và các kết quả đạt được: ....................................................................
................................................................................................................................

6.Các nhận xét khác: .............................................................................................
................................................................................................................................
7.Kết luận: .............................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
6


Vũ Thùy Dương

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Thủ trưởng đơn vị
(Kí tên và đóng dấu)

7


MỤC LỤC
Trang

8


DANH MỤC BẢNG
Trang

9


DANH MỤC HÌNH
Trang

10


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL


:

Đồng bằng sông Cửu Long

KSH

:

Khí sinh học

CMD

:

Clean Developmet Mechanism (Cơ chế phát triển sạch)

UNDP

:

CPPB

:

United Nations Development Programme (Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc)
Chi phí phân bón

11



CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ở các nước phát triển, do kinh tế phát triển nhanh, tỉ lệ tăng dân số ở
mức cao, môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhưng
chi phí để giải quyết các vấn đề môi trường còn rất hạn chế. Điển hình là Việt
Nam phát triển trên nền kinh tế nông nghiệp, xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2
trên thế giới. Trong đó, ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh về cả số lượng
lẫn quy mô chiếm khoảng 13,6%. Tuy nhiên, việc chăn nuôi thiếu quy hoạch,
nhất là các vùng dân cư đông đúc đã gây ra ô nhiễm môi trường ngày càng
trầm trọng như ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và đất. Do đó, việc xử lý
chất thải chăn nuôi là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm ô nhiễm môi trường và
nguồn dịch bệnh gây ra cho con người và động vật.
Điều kiện vệ sinh môi trường của hầu hết các vùng nông thôn ở các tỉnh
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn rất kém, phần trăm dân số ở
nông thôn có được nguồn nước an toàn để sử dụng chỉ khoảng 30 – 40%
(Nguyễn Võ Châu Ngân và ctv., 2010) trong khi đó theo tập quán sinh sống,
các sông rạch là nơi tiếp nhận chất thải sinh hoạt và chăn nuôi. Thêm vào đó
việc xây dựng một hệ thống cống rãnh để thu gom và xử lý nước thải đòi hỏi
vốn đầu tư cao và thường thì các hệ thống này ít khi đi liền với việc tái sử
dụng các chất thải (để tưới tiêu, nuôi cá hoặc làm phân bón). Hơn nữa nhu cầu
về năng lượng cũng tăng lên do sự tăng dân số và sản xuất công nghiệp. Mặc
dù hiện nay chúng ta có thể đáp ứng được nhu cầu về năng lượng bằng các
nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu hỏa) hay năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên,
trữ lượng của các nhiên liệu hóa thạch có giới hạn và năng lượng hạt nhân
đang bị cắt giảm tại một số nước do nguy cơ gây tác hại cho môi trường quá
cao. Thêm vào đó, với điều kiện địa hình nhiều kênh rạch và mật độ dân số

thấp ở các vùng nông thôn ĐBSCL của nước ta việc phát triển mạng lưới điện
để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân rất tốn kém. Theo Vũ Thị Nhung
(2010), thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt và nước thải là các hợp chất
hữu cơ có thể phân hủy sinh học. Các chất hữu cơ này chứa nhiều dưỡng chất
và năng lượng, nếu thải vào môi trường không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm. Do
đó, một thách thức đang đặt ra là phải tìm ra các giải pháp thích hợp để thu
gom, xử lý và tái sử dụng các chất thải sinh hoạt. Trong khi đó những chất
thải hữu cơ như rác thải, phân gia súc, các phụ phế phẩm cây trồng chứa năng
lượng có thể thu lại được qua quá trình biến đổi lý, hóa hoặc sinh học hay kết
hợp của những quá trình này. Thiêu hủy hay nhiệt phân bùn cống rãnh là
12


những biện pháp lý học và hóa học để thu hồi năng lượng trong các chất thải
này. Tuy nhiên, biện pháp kinh tế nhất để thu hồi năng lượng trong các chất
thải là biện pháp sinh học. Bên cạnh đó nhiều dự án, chương trình nhằm giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi cũng được tiến hành như
biện pháp giảm tải lượng và nồng độ ô nhiễm trước khi xả thải ra môi trường.
Trong đó có việc xây dựng hệ thống biogas. Sau một thời gian hoạt động, các
công trình này góp phần tích cực trong công tác kiểm soát chất lượng dòng
thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, đồng thời cũng thu được khí sinh học
làm nhiên lệu phục vụ các mục đích khác trong đó việc góp phần giải quyết
bài toán năng lượng phục vụ sinh hoạt. Một trong những địa phương đã thực
hiện thành công về hiệu quả mô hình biogas đồng thời góp phần nâng cao lợi
ích trong mô hình này đó là huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Do đó, xin
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả và lợi ích của mô hình
biogas đối với nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá hiệu quả và lợi ích của mô hình Biogas từ đó đề ra giải pháp
nhằm nâng cao lợi ích và hiệu quả của mô hình Biogas đối với nông hộ chăn
nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm nông hộ và tình hình chăn nuôi heo trên địa bàn
huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Đánh giá hiệu quả và lợi ích mô hình biogas đối với nông hộ chăn nuôi
heo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và lợi ích mô hình
biogas trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu được thực hiện dựa trên các câu
hỏi sau đây:
- Tình hình chăn nuôi heo của các nông hộ trên địa bàn huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp như thế nào?
- Những hiệu quả và lợi ích gì được mang lại từ mô hình biogas cho
nông hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp?

13


- Những giải pháp nào được đưa ra để giúp người dân nâng cao hiệu quả
mô hình biogas trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng thông tin và số liệu thứ cấp năm 2012 đến 6 tháng đầu
năm 2015 để viết về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu.
Số liệu sơ cấp được thu thập tại các xã Hòa Tân, An Nhơn, Tân Phú

Trung, Tân Bình của huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp từ 9/2015 –
11/2015.
Đề tài đươc thực hiện từ 8/2015 -12/2015.
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
- Các hộ có sử dụng mô hình biogas trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp.
- Hiệu quả trong đề tài phân tích là hiệu quả về mặt tài chính từ mô hình
biogas đối với người dân trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
- Đề tài chỉ phân tích các lợi ích mà giá trị của các lợi ích đó có thể được
ước lượng bằng tiền tệ. Một số lợi ích khó ước lượng bằng tiền như tiết kiệm
thời gian thu nhặt củi và các chi phí chữa bệnh sẽ không đề cập đến trong bài
nghiên cứu.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Lê Thanh Phú (2011) đã nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả kinh tế của
mô hình Biogas đối với nông hộ tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành
phố Cần Thơ”. Dựa trên việc thu thập các số liệu từ khảo sát thực tế tác giả đã
sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xác định lượng nhiên liệu, phân bón
và thức ăn cho cá mà nông hộ tiết kiệm được, sau đó so sánh với giá trên thị
trường. Kết quả phân tích cho thấy mô hình Biogas mang lại hiệu quả kinh tế
khá cao khoảng 18 triệu đồng/vòng đời túi ủ (khoảng 7 năm). Mặc khác, nếu
các nông hộ biết sử dụng kết hợp Biogas để đun nấu thì có thể tiết kiệm được
2.040.720 đồng/năm. Nếu vừa đun nấu vừa sử dụng cho cả trồng trọt và nuôi
cá (tiết kiệm khoảng 5.702.045 đồng/năm) thì lợi ích mang lại là rất lớn. Bên
cạnh đó, kết quả phân tích cũng chỉ ra những lợi ích về môi trường có được từ

14


mô hình Biogas như giảm thiểu mùi hôi, ruồi, chuột, tránh ô nhiễm nguồn
nước, không khí, đất…

“Khảo sát tình hình sử dụng hầm ủ Biogas tại xã An Phú, huyện Chủ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Tấn Định (2011), đã sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để tìm hiểu hiện trạng sử dụng mô hình Biogas ở
xã An Phú, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh từ những số liệu đã thu
thập từ khảo sát thực tế. Tác giả đã đưa ra những thuận lợi và khó khăn trong
quá trình sử dụng. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục khó khăn
và nâng cao hiệu quả sử dụng mô hình Biogas tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả
phân tích cho thấy đa số nông hộ được điều tra không than phiền về việc lắp
đặt hầm Biogas thì họ sẽ mất đi một phần diện tích đất hay phải chặt bỏ một
số cây trồng lâu năm, bởi vì đa số hầm được xây dựng chìm dưới đất và được
lắp đặt ở nơi thông thoáng. Bên cạnh đó, người xây hầm đã nhận thấy rõ
những lợi ích mà hầm Biogas mang lại rất lớn so với những bất lợi của nó. Cụ
thể là sau khi sử dụng hầm Biogas thì các nông hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ
(3 con bò và 10 con heo) tiết kiệm được khoản chi phí chất đốt mỗi tháng là
279.000 đồng/tháng; đối với nông hộ chăn nuôi quy mô lớn (20 con bò và 5
con heo) tiết kiệm được 529.00 đồng/tháng. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng
cho thấy những lợi ích về việc tiết kiệm thời gian, bệnh tật khi chất lượng môi
trường được cải thiện… Tuy nhiên, những lợi ích này khó mà ước lượng giá
trị tiền tệ một cách chính xác được.
Lê Thanh Sang (2012) đã nghiên cứu về “Đánh giá hiệu quả mô hình
Biogas đối với nông hộ chăn nuôi heo tại hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang”.
Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa vào các số liệu thu thập
từ khảo sát thực tế để xác định lượng nhiên liệu, phân bón và thức ăn cho cá
mà nông hộ tiết kiệm được. Kết quả phân tích cho thấy tổng lợi ích tài chính
mô hình Biogas mang lại cho nông hộ tại hai tỉnh là khoảng 4.010.899
đồng/năm. Trong đó, tỉnh Tiền Giang là 5.728.156 đồng/năm cao hơn Vĩnh
Long 2.293.642 đồng/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch cao về tổng lợi ích tài
chính ở hai tỉnh như thế là vì hầu hết các hầm ủ ở Vĩnh Long mới áp dụng
chưa có phân bùn để sử dụng nên khoản tiết kiệm về chi phí phân bón cho cây
trồng không xác định được. Nhìn chung, mô hình Biogas không những giúp

nông hộ tiết kiệm được chi phí chất đốt dùng để đun nấu trong gia đình, giảm
được giá thành sản phẩm nông nghiệp mà còn giúp các nông hộ có thêm
nguồn vốn để gia tăng sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống.
“Phân tích lợi ích của việc sử dụng túi ủ Biogas ở xã Trường Long,
huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ” của tác giả Trương Thị Cẩm Tú
15


(2014), đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua khảo sát thực tế để
xác định lượng nhiên liệu mà nông hộ tiết kiệm được. Bên cạnh đó, tác giả
cũng sử dụng hàm hồi quy nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến nhị phân
vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình là sử dụng các nhân tố có
ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng những biến độc lập này sẽ
có mối quan hệ với những biến phụ thuộc như thế nào. Dựa vào kết quả khảo
sát thực tế ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tác giả
đã đưa ra mô hình hồi quy: Y i = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6
+ β7X7 + ci. Trong đó: Y: số tiền một năm tiết kiệm được trên mỗi túi ủ; X 1:
trình độ học vấn; X2: số lượng heo; X3: chi phí đầu tư ban đầu trên túi ủ; X4:
thời gian sử dụng túi; X 5: trợ cấp. Kết quả kiểm định của mô hình cho thấy, ở
mức ý nghĩa 5% hệ số các biến học vấn, biến chi phí đầu tư ban đầu và biến
trợ cấp có ý nghĩa thống kê và dấu của các hệ số đều mang giá trị dương. Điều
này cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 27,72% số tiền
tiết kiệm được hàng năm của các nông hộ ở mức ý nghĩa 5%. Các biến số
lượng heo và biến thời gian lắp đặt túi ủ không ảnh hưởng đến lợi ích hàng
năm của hộ gia đình. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy lợi ích từ
tiết kiệm chi phí chất đốt của mô hình Biogas là khi nông hộ bỏ ra 100 đồng
chi phí thì sẽ tiết kiệm được 76 đồng. Nhìn chung, bài nghiên cứu của tác giả
cũng cho thấy các nông hộ chỉ sử dụng Biogas cho việc đun nấu trong sinh
hoạt hằng ngày và nhận thấy được vấn đề về sức khỏe và môi trường được cải

thiện nhưng phần chất thải từ túi ủ thì các hộ gia đình trong bài nghiên cứu
chưa biết cách tận dụng hết.
Qua những nghiên cứu của các tác giã đã lược khảo ở trên về hiệu quả và
lợi ích từ mô hình Biogas như giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề
sức khỏe được cải thiện, tiết kiệm chi phí chất đốt, tiết kiệm chi phí phân bón
cho cây trồng và thức ăn cho cá. Nhưng nhìn chung, các tác giả vẫn chưa khai
thác hết các lợi ích mà mô hình Biogas mang lại như tiết kiệm chi phí điện
năng, bán bả phân bùn tạo thêm nguồn thu nhập cho nông hộ. Bên cạnh đó,
các tác giả chưa ước lượng chính xác giá trị tiền tệ từ việc tiết kiệm thời gian
thu nhặt củi, thời gian nấu ăn, vệ sinh đồ dùng nấu ăn, chi phí chữa bệnh. Từ
đó, các nghiên cứu này được tham khảo để thực hiện cho đề tài “Đánh giá
hiệu quả và lợi ích của mô hình biogas đối với nông hộ chăn nuôi heo trên
địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp”. Đề tài cũng sử dụng phương
pháp kiểm định T-test trung bình 2 mẫu không bằng nhau để kiểm tra xem giá
trị trung bình của 1 biến ở 2 mẫu độc lập có bằng nhau hay không đối với chi
phí chăn nuôi heo của nông hộ và các chỉ tiêu tài chính trong hiệu quả chăn
nuôi heo của nông hộ.
16


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Tổng quan về khí sinh học - Biogas
2.1.1.1 Khí sinh học là gì?
Biogas hay còn gọi là khí sinh học (KSH) là một hỗn hợp khí được sinh
ra từ quá trình phân hủy những hợp chất hữu cơ dưới tác dụng của vi khuẩn
trong điều kiện yếm khí (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2009). Thành phần chủ
yếu bao gồm các loại khí CH4, CO2, NH3, H2S và một số loại khí khác, trong

đó khí methane (CH4) và khí carbonic (CO2) chiếm thành phần chủ yếu trong
khí sinh học. Thông thường nồng độ khí CH4 trong thành phần KSH dao động
từ 55 – 60%, khí CO2 chiếm 35 – 40%. CH4 cũng là một khí tạo ra hiệu ứng
nhà kính gấp 21 lần hơn khí CO 2. Trong thiên nhiên, KSH được sinh ra từ
những nơi nước sâu tù đọng, đầm lầy, dưới đáy ao, hồ, ruộng ngập nước sâu,
… Sự sản sinh ra KSH trong thiên nhiên là một phần quan trọng của chu trình
cac-bon sinh hóa. Hàng năm trên toàn cầu có khoảng 590 – 880 triệu tấn CH 4
được giải phóng vào khí quyển thông qua hoạt động của các vi khuẩn
(Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2009). Khoảng 90% khí mê-tan phát thải ra có
nguồn gốc sinh học, phần còn lại có nguồn gốc từ hóa thạch (Nguyễn Lân
Dũng và ctv., 2009).
KSH được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1960. Kể
từ đó, công nghệ này luôn được cải tiến và ứng dụng rộng rãi ở những quy mô
khác nhau. Ở Đồng bằng sông Cửu Long khí sinh học đã được áp dụng và
bước đầu đã có những thành công như cải thiện thu nhập nông hộ, hạn chế ô
nhiễm môi trường nước mặt từ các hoạt động chăn nuôi (Nguyễn Hữu Chiếm
và Matsubara Eiji, 2012).
2.1.1.2 Thành phần của Khí sinh học
Thành phần của KSH phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu tham gia trong
quá trình phân giả và các điều kiện bên trong của quá trình phân hủy chẳng
hạn như pH, nhiệt độ,… Bên cạnh đó, các giai đoạn của quá trình phân hủy
cũng ảnh hưởng đến thành phần của KSH (Nguyễn Quang Khải, 2009;
Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2009). Một số công trình nghiên cứu cho thấy
thành phần chủ yếu của KSH bao gồm khí CH 4, CO2, O2, N2 và một phần ít khí
H2S và tỷ lệ các sản phẩm này được thể hiện trong Bảng 2.1

17


Bảng 2.1 Thành phần khí sinh học

Vật liệu

Thành phần khí biogas (%)

Tài liệu tham khảo

CH4

CO2

O2

N2

H2S

Thực vật

55- 58

37 – 38

<1

<1 - 2

-

Rasi et al. (2007)


Bùn thải

55 – 65

35 – 45

-

<1

-

Jonsson et al. (2003)

Phân heo

50 – 70

30 – 40

0-3

0-9

<0,5

Nguyễn Quang Khải và
Nguyễn Gia Lượng (2010)

2.1.1.3 Nguyên liệu để sản xuất Khí sinh học

Theo Nguyễn Lân Dũng và ctv., (2009) nguồn nguyên liệu để sản xuất
KSH thì rất đa dạng và phong phú, thường là chất hữu cơ như phân động vật
và các loài thực vật như bèo, lục bình, rơm rạ, các chất thải hữu cơ như chất
thải sinh hoạt, đặc biệt là chất thải trong chăn nuôi. Bên cạnh đó các nguyên
liệu có nguồn gốc sinh học giàu cellulose đều có thể sử dụng làm nguyên liệu
sản xuất KSH bao gồm chất thải hữu cơ như rác thải sinh hoạt hữu cơ, bùn
cống rãnh, nước thải công nghiệp (đường, rượu bia, lò mổ, chế biến tinh bột,
giấy, cao su, dược phẩm,…). Các nguyên liệu này thường là những nguyên
liệu gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc sử dụng những nguyên liệu này làm
nguyên liệu sản xuất KSH đã góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm
môi trường. Trong quá trình phân giải, chỉ một phần nguyên liệu được chuyển
đổi thành KSH, phần còn lại không phân giải hết được gọi là phụ phẩm KSH
(Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2009).
Nguyên liệu có nguồn gốc từ chăn nuôi:
Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc từ chăn nuôi được sử dụng phổ biến
hiện nay như là phân người, phân gia súc, gia cầm và các bộ phận cơ thể của
động vật như xác động vật chết, rác và nước thải các lò mổ, các cơ sở chế biến
thủy, hải sản (Nguyễn Lân Dũng và ctv., 2009). Bên cạnh đó, phân động vật
có hàm lượng chất hữu cơ cao cũng được xem là nguồn nguyên liệu phong
phú cho quá trình sản xuất KSH, do đã được xử lý sơ bộ trong bộ máy tiêu
hóa nên dễ dàng phân hủy và nhanh chóng cho KSH (Chamber et al., 2000).
Ngoài ra, các loại chất thải này đã được sử lý trong bộ máy tiêu hóa của động
vật nên dễ phân giải và nhanh chóng tạo KSH. Tuy vậy, thời gian phân giải
của phân không dài (khoảng 2 - 3 tháng) và tổng sản lượng khí thu được cũng
không lớn. Chất thải gia súc như trâu, bò, lợn phân giải nhanh hơn chất thải
gia cầm và chất thải người, nhưng sản lượng khí của chất thải gia cầm và chất
thải người lại cao hơn.

18



Bảng 2.2 Đặc tính và sản lượng KSH của một số nguyên liệu thường gặp
Loại
nguyên liệu
Phân:

Trâu
Lợn
Gia cầm
Người
Thực vật:
Bèo tây tươi
Rơm, rạ khô

Lượng thải hàng
ngày (kg/đầu
động vật)

Hàm lượng
chất khô
(%)

Tỷ lệ
cacbon nitơ
(C/N)

Hiệu suất
sinh khí
(lít/kg/ngày)


15 – 20
18 – 25
1,2 – 4,0
0,02 – 0,05
0,18 – 0,34

18 – 20
16 – 18
24 – 33
25 – 50
20 – 34

24 – 25
24 – 25
12 – 13
5 – 15
2,9 - 10

15 – 32
12 – 32
40 – 60
50 – 60
60 – 70

4–6
80 - 85

12 – 25
48 - 117


0,3 – 0,5
1,5 – 2,0

Nguồn: Dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam”, 2011

Với khối lượng chất thải thải ra như đã nói trên nếu sử dụng hợp lý tận
dụng hiệu quả thì sẽ mang lại giá trị kinh tế, ngược lại không xử lý thì đây
chính là nguồn ô nhiễm môi trường đáng quan tâm.
Nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật:
Các nguồn nguyên liệu thực vật có thể sử dụng cho quá trình sản xuất
KSH bao gồm phụ phẩm cây trồng như rơm, rạ, thân lá ngô, khoai, đậu… và
các loại cây xanh hoang dại như bèo, lục bình và các cây cỏ sống dưới nước.
Các nguyên liệu thực vật thường có lớp vỏ bên ngoài rất cứng và rất khó bị
phân hủy xảy ra nhanh hơn thì nguyên liệu thực vật cần phải được xủa lý sơ
bộ trước khi đưa vào trong hầm ủ như chặt, băm nhỏ, đạp dập hoặc ủ sơ bộ
hiếu khí nhằm phá vỡ lớp võ cứng bên ngoài của thực vật và tăng diện tích bề
mặt tiếp xúc cho vi khuẩn hoạt động (Mishima et al., 2006). Thời gian phân
hủy của nguyên liệu thực vật phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của chúng và
các nguyên liệu càng già sẽ có thời gian phân hủy càng lâu và cho năng suất
sinh khí càng cao.
2.1.2 Quá trình phát triển Khí sinh học trên thế giới và Việt Nam
2.1.2.1 Quá trình phát triển Khí sinh học trên thế giới
Ý

Các hệ thống nghiên cứu đầu tiên về sản xuất KSH bắt đầu từ một nhà
khoa học người Ý có tên Allesandro Volta, ông cũng là một trong số những
người tham gia vào nghiên cứu điện hiện nay, và tên đơn vị điện áp đo được
gọi là “V”. Vào những năm 1770 Volta để ý đến khí đầm lầy trong trầm tích
của các hồ ở miền bắc Italy, sau đó ông bắt đầu tiến hành thí nghiệm về sự
cháy của khí này. Faraday, nhà vật lý người Anh đã thử nghiệm với khí đầm

lầy và xác định nó như một hydrocarbon. Chỉ trong năm 1822, nhà nghiên cứu
19


Avogadro đã thiết lập công thức hóa học của khí methane (CH 4). Nhà vi
khuẩn học nổi tiếng của Pháp, Pasteur vào những năm 1884 đã tiến hành thử
nghiệm với phân rắn. Ông là người đầu tiên đề xuất việc sử dụng các phân từ
các chuồng nuôi gia súc ở Paris để sản xuất khí đốt giúp chiếu sáng đường
phố.
 Ấn Độ

Cùng với sự phát triển của công nghệ, năm 1897 Ấn Độ đã xây dựng nhà
máy đầu tiên tại một bệnh viện cho bệnh nhân phong ở Bombay. Khí đốt của
nhà máy được xử dụng cho chiếu sáng, và vào năm 1907 đã được cung cấp
các công cụ để sản xuất điện.
 Đức

Tại Đức một kỹ sư từ nhà máy xử lý nước thải Imhoff vào năm 1906
trong khu vực Ruhr, bắt đầu xây dựng hệ thống kỵ khí cho xử lý nước thải,
được gọi là “emshersky”. Năm 2000 với việc xây dựng công trình KSH tăng
từ 100 thiết bị/năm lên 200 thiết bị/năm và hầu hết các công trình có thể tích
phân hủy từ 1.000 đến 1.500 m3, công suất khí 100 đến 150 m3. Có trên 30
công trình quy mô lớn với thể tích phân hủy 4.000 đến 8.000 m 3. KSH sản
xuất được sử dụng để cung cấp cho các tổ máy đồng phát điện và phát nhiệt có
công suất là 20, 150, 200 và 500 KWe. Năm 2009, tại Đức đã có hơn 4.500
nhà máy điện biogas cấp trên 1,500 MW hòa lưới điện quốc gia, quy mô các
nhà máy tăng qua từng năm. Nếu năm 1999, một nhà máy điện biogas có công
suất trung bình là 60 kW/nhà máy thì đã tăng đén 300kW/nhà máy vào năm
2009, vì đầu tư quy mô này có lãi hơn và lợi nhuận tăng cao khi kết hợp bán
nhiệt và điện. Trong nhiều năm qua, Đức là nước tiên phong trong phát triển

các nhà máy điện biogas có công nghệ và kinh nghiệm quản lý vận hành. Đến
nay, một số nước như Thái Lan, Brazil cũng có một số thành quả nhất định
trong lĩnh vực này.
 Trung Quốc

Ở Trung Quốc sản xuất KSH bắt đầu trong những năm 1950 với 5 triệu
bể sinh methan được xây dựng ở tỉnh Tứ Xuyên trong tổng số trên 7 triệu bể ở
khắp cả nước. Chương trình biogas lúc đầu chỉ nhấn mạnh vào việc thiết kế và
việc chế tạo bể hơn là khía cạnh vi sinh vật học (điều kiện lên men vi sinh vật
học và những vi khuẩn sinh khí methan và không sinh methan). NHững
nghiên cứu ở Thượng Hải đã sửa chữa những khuyết điểm này và tìm ra
hướng sử dụng ở nông thôn (Chiao, 1986). Hội nghị vi sinh vật biogas tổ chức
năm 1981 và 1983 đã dành nhiều hơn cho các mặt nghiên cứu cơ bản. Người
ta thấy các vi khuẩn sinh hydrogen và nuôi cấy hỗn hợp làm giàu các vi khuẩn
20


methan đã sản sinh ra lượng methan lớn hơn nhiều (Sun et al., 1981). Người ta
cũng nhấn mạnh các yếu tố không sinh methan giữ vai trò hệ trọng trong việc
sản xuất biogas.
Trung Quốc đã có một lịch sử ấn tượng về việc sử dụng năng lượng tái
tạo cho việc phát triển nông thôn với một số chương trình có tầm cỡ lớn nhất
thế giới về KSH. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp Trung QUốc
riêng lĩnh vực chăn nuôi năm 2006 với 460 công trình KSH cung cấp 5,59
triệu gia đình sử dụng, phát điện với công suất 866 KW, sản xuất thương mại
24.900 tấn phân bón và 700 tấn thức ăn gia súc. Đến cuối năm 2008 số công
trình lớn tăng lên đến 573 và đến năm 2010 có 2.000 bể cỡ lớn và 8,5 triệu
hầm. Trong những năm gần đây, các mô hình nhà kín và sử dụng năng lượng
đâ dạng đã được phts triển rất nhanh ở Trung Quốc, đặc biệt những bể tạo khí
Biogas nhỏ được xây dựng mỗi năm lên đến 160.000 chiếc. Đến nay toàn

quốc có 7.630.000 bể tạo khí biogas.
Chương trình biogas Trung Quốc chẳng những làm cải tiến việc sản xuất
và tiêu dùng năng lượng cho gia đình mà còn nhằm kết hợp ngày càng mạnh
việc sản xuất lương thực, lặp lại chu trình những thải bã hoa màu và ngăn cản
việc gây nhiễm. Các hệ thống phối hợp sản xuất năng lượng và thực phẩm đã
được phát triển ở các làng mạc. Tại Xin Bu ở xã Lein, trên đồng bằng sông
Châu Giang gần Quảng Đông, 1.500 làng đang dùng lò chế tạo đặc biệt để sấy
gỗ với nhiệt lượng 35-40% lò đun nước bằng sức nóng mặt trời, đặt trên mái
nhà cung cấp 60-100 lít nước 50oC hàng ngày về màu đông và 70 oC về màu
hè. Như vậy, tiết kiệm 20-30% methan tùy mỗi gia đình sử dụng. Có nơi dùng
biogas làm lò sấy khô ở các trại nuôi Tằm. Ngoài ra, những cặn bã du thừa từ
việc lên men methan, chất thải được dùng làm phân bón để trồng Nấm, dùng
làm thức ăn cho cas, góp phần làm sạch sản phẩm phụ và loại bỏ các phế thải
(Larovier, 1985).
 Nepal

Sức tiêu thụ ác năng lượng truyền thống tại các hộ gia đình ở vùng nông
thôn: 85% (75% từ củi đun, chất đốt từ nông nghiệp).
Tổng số mô hình biogas đã lắp đặt 104.080.
Số huyện đã xây dựng các mô hình biogas: 65 huyện.
Lịch sử của biogas bắt đầu từ năm 1965, nền tảng là sự hướng dẫ chỉ đạo
của Late Father B.R.Saubolle trường Xavier’s tại Godavari ở Kathmandu,
Nepal. Tuy nhiên trên thực tế biogas chỉ quan tâm đến sau khi giá nhiên liệu
đột ngột tăng cao. Nó bắt đầu từ năm 1975 với tên gọi là “Năm nông nghiệp”.
21


Trong thời gian này có tổng số 200 gia đình lắp đặt với quy mô là loại hầm
nổi hình vòm cầu. Năm 1977, cùng với sự gia nhập của công ty Gobar, biogas
sinh học được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, cuối năm 1978 chỉ có 708 hầm

biogas sinh học, do đó chính phủ đã đưa ra nhiệm vụ lắp đặt 4.000 hầm phân
hủy trong giai đoạn đầu năm 1985. Với sự giới thiệu của chương trình hỗ trợ
biogas và hỗ trợ của tổ chức phát triển Hà Lan, việc xây dựng chương trình
biogas đã có sự tăng lên đáng kể. Trong suốt giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2
chương trình hỗ trợ biogas có 31.000 hầm, giai đoạn thứ 3 đã xây dựng được
1.000.000 hầm biogas cố định.
 Indonesia

Người dân nước này tiết kiệm khoảng 30 USD/tháng nhờ sử dụng
Biogas. Chính phủ Indonesia đang đẩy mạnh việc sử dụng biogas như là giải
pháp cho những vấn đề môi trường.
2.1.2.2 Quá trình phát triển Khí sinh học ở Việt Nam
Chương trình KSH đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ
những năm 1960. Lịch sử phát triển chương trình KSH ở Việt Nam có thể
được chia thành 4 thời kỳ như sau:
 Thời kỳ 1960 - 1975

Ở miền Bắc Việt Nam những thông tin về việc sử dụng KSH trong
phong trào “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc vào những năm 1957-1960 đã gây
được sự chú ý của nhiều người. Tại một số địa phương, nhiều cá nhân và cơ
quan đã tìm hiểu và xây dựng thử các thiết bị KSH như Hà Nội, Hà Nam
Ninh, Hải Hưng. Tuy nhiên, vì những lý do về kỹ thuật và quản lý, các công
trình này không đạt hiệu quả mong muốn.
Ở miền Nam Việt Nam, năm 1960 Nha Khảo cứu và Nông lâm súc cuả
chính quyền Sài Gòn có thí nghiệm biện pháp sản xuất khí metan từ phân
động vật, nhưng do việc nhập cảng ồ ạt các loại khí đốt Butan, Propan và phân
hóa học nên ý đồ triển khai việc nghiên cứu đã không thực hiện.
 Thời kỳ 1976 - 1980

Sau khi đất nước thống nhất (1975), trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội hóa, nâng cao mức sống của nhân dân, các dạng năng lượng mới và tái tạo
nói chung, trong đó có KSH nói riêng lại được chú ý tới.
Thiết bị sản xuất KSH được lựa chịn để thử nghiệm ban đầu thuộc loại
nắp nổi bằng tôn, bể phân hủy xây bằng gạch và cổ bể có gioăng nước để giữ
kín khí được tích trong nắp chứa khí. Tuy nhiên, những công trình này đã phải
22


bỏ dở vì những lý do kỹ thuật và quản lý. Đến cuối năm 1979, công trình KSH
ở nông trường Sao Đỏ (Mộc Châu, Sơn La) có thể tích phân hủy Vd = 27m 3
đã hoàn thành và hoạt động tốt. Kết quả này là nguồn cổ vũ khích lệ lớn đối
với cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý và nhân dân, đặt cơ sở cho việc
triển khai tiếp tục công nghệ KSH sau này.
 Thời kỳ 1981 - 1990

Trong hai kỳ kế hoạch 5 năm, từ 1981 - 1985 và 1986 – 1990 công nghệ
KSH đã trở thành một trong những lịch vực ưu tiên trong Chương trình nghiên
cứu cấp nhà nước về Năng lượng mới (mã số 52C).
 Thời kỳ 1991 đến nay

Sau khi kết thúc kế hoạch 1986-1990, chương trình 52C giải thể. Hoạt
động nghiên cứu và triển khai về năng lượng mới không được đưa vào chương
trình Năng lượng của nhà nước, việc phát triển năng lượng mới bị chững lại.
Từ năm 1993 đến nay, công nghệ KSH được phát triển mạnh mẽ trong
khuôn khổ các dự án về vệ sinh môi trường, nông nghiệp và phát triển nông
thôn với nhiều kiểu thiết bị KSH mới. Thiết bị dạng túi chất dẻo PE theo mẫu
của Cô-lôm-bi-a, được phát triển nhờ Dự án SAREC-S2-VIE22 do viện Chăn
nuôi Quốc gia, Hội làm vườn Trung ương (VACVINA). Cục Khuyến nông và
Khuyến lâm và Đại học Nông – Lâm thành phố Hồ Chí Minh triển khai. Thiết
bị nắp cố định có vòm bán cầu bằng compozit, phần dưới xây bằng gạch lúc

đầu có dạng hình trụ, nay “cải tiến” thành dạng hình hộp do Trung tâm Tư vấn
Hỗ trợ phát triển nông thôn (RDAC) thực hiện.
Bên cạnh đó, nhiều Sở Khoa học công nghệ cũng tự nghiên cứu và đưa
ra những kiểu riêng như Phú Thọ, Quảng Trị…
Tóm lại, trong giai đoạn này do không có tổ chức đầu mối quản lý, nên
việc phát triển công nghệ KSH rất đa dạng và tự phát. Để thống nhất quản lý
nhà nước về công nghệ KSH, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban
hành Tiêu chuẩn ngành về Công trình KSH qui mô nhỏ.
Đến nay ước tính số lượng công trình KSH đang hoạt động trong toàn
quốc vào khoảng trên 100.000 công trình, trong đó có gần 30.000 công trình
là loại công nghệ túi ni lông. Tỉnh dẫn đầu về số lượng loại này là TIền Giang
với trên 5.000 túi. Về loại thiết bị nắp cố định, tỉnh dẫn đầu là Hà Tây với
khoảng trên 7.000 công trình, nhiều nhất là ở huyện Đan Phượng.

23


2.1.2.3 Các công nghệ biogas phát triển ở Việt Nam
Hầm ủ quy mô hộ gia đình:
Từ năm 2008 đến năm 2010, Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo, Viện
Khoa học Năng lượng đã tiến hành thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ và
xây dựng hầm biogas quy mô hộ gia đình cho khu vực nông thôn chăn nuôi
tập trung ở tỉnh Hà Nam” với mục tiêu nắm bắt, hoàn thiện và cải tiến công
nghệ phù hợp với điều kiện nông thôn Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả sản
xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và cải thiện đời sống của
bà con nông dân. Đây là dự án sản xuất thử nghiệm do Viện Khoa học Năng
lượng, Viện KHCNVN chủ trì và ông Trần Khắc Tuyến, Giám đốc Trung tâm
Năng lượng mới và tái tạo làm chủ nhiệm.
Về nguyên lý, mô hình hệ thống hầm biogas do Trung tâm Năng lượng
mới và tái tạo sản xuất và triển khai có một số thay đổi so với các loại hầm

truyền thông khi bể điều áp được phân thành hai phần riêng biệt là ngăn điều
áp và ngăn thải cặn.
So với những mô hình biogas đang được lưu hành hiện nay, hệ thống
hầm biogas quy mô hộ giai đình này có một số điểm ưu việt:
- Thi công đơn giản;
- Có kết cấu bền vững, bảo đảm chống rò rỉ nước và khí do được tăng
cường bằng keo chống thấm, vì thế tăng khả năng sinh khí;
- Có khả năng tự tống cặn bã nên không bị ùn tắc cặn, có khả năng tự
phá váng bề mặt;
- Mức độ sinh khí nhanh, sản lượng khí cao, ổn định trong mọi điều kiện
thời tiết;
- Thiết bị khử H2S tiến tiến đã nâng cao chất lượng biogas, làm tăng tuổi
thọ của thiết bị sử dụng như bếp, nồi cơm, đèn…
- Diện tích chiếm đất nhỏ, tiết kiệm nhân công;
- Giúp bảo vệ sức khỏe con người, tiêu diệt vi trùng gây bệnh;
- Các thiết bị sử dụng khí đồng bộ và chuyên dụng nên bảo đảm độ tin
cậy;
- Dịch vụ hậu mãi hoàn thiện. Bảo hành hầm sinh khí, bể điều áp trong
10 năm. Bảo dưỡng hệ thống trong 15 năm;
- Thiết bị đo áp lực, bếp đun, đèn, ấm đun siêu tốc, bình tắm nóng lạnh,
máy phát điện được chế tạo chuyên dụng cho biogas.
24


Ngay sau khi nghiệm thu kỹ thuật, Trung tâm Năng lượng mới và tái tạo
đã chính thức bàn giao hầm biogas cho hộ gia đình sử dụng và bảo quản. Kết
quả theo dõi vận hành bước đầu cho thấy khả năng sinh khí rất tốt, đồng hồ áp
lực luôn ở mức 12 - 13 kPa (1Pa ~ N/m 2), ứng với nhiệt độ ngoài trời dao
động từ 25 - 34oC. Ngoài cung cấp chất đốt cho đun nấu, còn phải kể đến hiệu
quả về mặt xã hội và bảo vệ môi trường.

Hầm ủ nắp vòm cố định Trung Quốc:
Loại hầm này có phần chứa khí được xây dựng ngay trên phần ủ phân.
Do đó, thể tích của hầm ủ bằng tổng thể tích của 2 phần này. Hầm ủ có dạng
bán cầu được chôn hoàn toàn dưới đất để tiết kiệm diện tích và ổn định nhiệt
độ. Phần chứa khí được tô bằng nhiều lớp vữa để đảm bảo yêu cầu kín khí. Ở
phần trên có một nắp đậy được hàn kín bằng đất sét, phần này giúp cho thao
tác làm sạch hầm ủ khi các chất rắn lắng đầy hầm. Loại hầm này rất phổ biến
ở Trung Quốc nhưng có nhược điểm là phần chứa khí rất khó xây dựng và bảo
đảm độ kín khí do đó hiệu suất của hầm thấp.
Hầm ủ nắp vòm cố định TG-BP (hầm kiểu Thái - Đức):
Loại hầm ủ này đã được Trung tâm Năng Lượng mới, Đại học Cần Thơ
thử nghiệm và phát triển có hiệu quả ở miền Nam trong việc xử lý phân người
và gia súc. Hầm ủ có tuổi thọ cao, tiết kiệm được mặt bằng do được xây dựng
dưới mặt đất, kết cấu có đai chống nứt, dễ dàng vệ sinh vì nắp đậy tháo rời
được. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao.
Hầm xây KT2: phù hợp với những vùng có nền đất yếu, mực nước ngầm
cao, khó đào sâu và diện tích mặt bằng rộng. Hầm dựa trên thiết kế của mẫu
TG – BP. Hầm có chi phí xây dựng rẻ hơn hầm TG – BP. Nhưng tuổi thọ
không cao do không xây dựng đai chống nứt, dễ bị thất thoát khí.
Hầm ủ Composite: Hầm có khả năng chịu được tác động cơ học và áp
lực cao; không dễ bị tác động hóa học hay điều kiện môi trường; nhẹ, có thể di
chuyển thay đổi vị trí lắp đặt khi cần; phù hợp cho chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng
vật nuôi ít. Tuy nhiên, chất lượng hầm không đảm bảo, sản lượng gas thấp; có
khả năng bị rò rỉ hay dập vỡ; dung tích nhỏ (nhỏ nhất là 4m 3 và lớn nhất là
9m3); hay bị tắt ống dẫn khí; giá thành đắt.
Túi biogas: loại này có ưu điểm là dễ lắp đặt và vốn đầu tư thấp phù hợp
với mức thu nhập của bà con nông dân hiện nay. Tuổi thọ của túi ủ này tùy
thuộc vào thời gian lão hóa của nguyên liệu làm túi. Nhược điểm của loại túi ủ
là chiếm nhiều diện tích và rất dễ hư hỏng do sự phá hoại của chuột, gia súc,
gia cầm.

25


×