Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Báo cáo thực tập giáo trình chăn nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI- THÚ Y
====8====

BÁO CÁO THỰC TẬP
GIÁO TRÌNH CHĂN NUÔI

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Điện
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thanh Tùng
MSSV: 13304021
Lớp : chăn nuôi Thú Y K13

Dak lak, ngày 02 tháng 12 năm 2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong suốt 4 kỳ học tập rèn luyện dưới mái trường Đại Học Tây
Nguyên với sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo cả về kiến thức
và đạo đức. Đặc biệt là thầy cô trong nghành chăn nuôi thú y, dạy dỗ và
truyền đạt cho chúng em tiếp tiếp các thế hệ hcoj sinh sinh viên nói chung
là khoa chăn nuôi thú y nói riêng, về những kiến thức kinh nghiệm thực
tế quý báu về chuyên nghanh để kỳ 4 của năm học 2013- 2017 này. Theo
kế hoạch của nhà trường và khoa chăn nuôi thú y.Và đặc biệt, trong học
kỳ này, khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà
theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành khoa Chăn nuôi Thú y
cũng như tất cả các sinh viên thuộc các chuyên ngành khoa khác. Đó là
môn học "thực tập giáo trình chăn nuôi". Em xin chân thành cảm ơn thầy
Nguyễn Đức Điện và các anh ( chị) ở trung tâm gia súc lớn và trung tâm
công nghệ sinh học tỉnh Bình Dương đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua


từng buổi học trên lớp cũng như những buổi va chạm thực tế, thảo luận
về lĩnh vực sáng tạo trong lĩnh vực chăn nuôi. Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của thầy và các anh chị thì em nghĩ bài thu hoạch này
của em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, em xin chân thành
cảm ơn thầy và các anh chị rất nhiều. Bài thu hoạch được thực hiện trong
khoảng thời gian gần 2 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh
vực sáng tạo trong nghành chăn nuôi, kiến thức của em còn hạn chế và
còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc
chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý
thầy cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này
được hoàn thiện hơn.
Lời cảm tạ thầy Nguyễn Đức Điện. Sau cùng, em xin kính chúc quý
thầy cô trong khoa Chăn nuôi thú y thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để
tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho
thế hệ mai sau.
Trân trọng.
Buôn Ma Thuột., ngày ..02. tháng ..12. năm 2016
Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên)

Tùng

2


Huỳnh Thanh Tùng
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu của nghành chăn nuoi
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG KHOÁ HỌC
2.1 Thực tập tại trung tâm gia súc lớn,Bến cát, tỉnh Bình Dương.

2.1.1 Tham quan , giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của trung
tâm.
2.1.2 Tham quan , giới thiệu các giống bò được nuôi phổ biến tại trung
tâm
2.1.3 Tham quan , giới thiệu các giống cỏ được trồng phổ biến tại trung
tâm.
2.1.4 Giới thiệu kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trên bò
2.2 Thực tập tại trung tâm công nghệ sinh học, thủ dầu1, tỉnh Bình
Dương
2.2.1 Tham quan , giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của trung
tâm.
2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dương dê, gà, bò .
2.2.3 Phương pháp ủ chua ,ủ xanh.
2.2.4 kỹ thuật làm bánh dinh dưỡng, kỹ thuật làm đá liếm.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung
cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp
cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho
người lao động. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi ở Việt Nam đã phải gặp
nhiều khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, sử dụng chất cấm và dư thừa
kháng sinh... Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗ nặng nề phải
bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môi
trường chăn nuôi bị ô nhiễm.
Kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến chỉ ra rằng, trong ngành chăn

nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý/vệ sinh chuồng trại là những
yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của người nuôi. Những
yếu tố này không thể tách rời và không phải tự nhiên mà có mà là cả một
quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một
cách thường xuyên.
Ngành chăn nuôi ở VN thường xuyên có dịch bệnh vì tình trạng vệ
sinh chuồng trại cũng như chất lượng con giống quá yếu kém. Sức đề
kháng của vật nuôi yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng
vượt bệnh và lây lan nhanh chóng từ khu vực này qua khu vực khác. Ví
dụ bệnh lở mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy cấp tính của heo con
(PED) và bệnh tai xanh (PRRS)... là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở
Việt Nam trong nhiều năm qua và năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn
cho người chăn nuôi. Đó là lý do tại sao có rất nhiều công ty nước ngoài
vào bán thuốc thú y tại Việt nam!
Tóm lại, ngành chăn nuôi VN cần phải có một chiến lược rất cụ thể
và khả thi ngay từ bây giờ để nâng cao sức cạnh tranh cũng như đối phó
4


với những thách thức đã nêu. Chúng ta phải sớm thiết lập những trại sản
xuất heo giống để cho ra đàn heo có chất lượng cao, thể trạng tốt với một
chương trình đào tạo huấn luyện về phương thức lai tạo và chăn nuôi mới
phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam, hiện đại dựa theo tiêu
chuẩn các nước có ngành chăn nuôi đã được phát triển lâu đời như
Canada, Âu Châu, Mỹ v.v…
1.2 Mục tiêu của nghành chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi đạt được một số kết quả về mức
độ tăng trưởng, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần, chăn nuôi
trang trại, công nghiệp bước đầu hình thành và phát triển. Song vẫn còn
bộc lộ những tồn tại, như chăn nuôi ở quy mô nhỏ, phân tán và mang tính

tận dụng; giá thành sản phẩm chăn nuôi cao (do giá TĂCN cao hơn từ 10
đến 15% so với các nước trong khu vực, hệ số sử dụng TĂCN thấp, còn
chi phí thú y cao); dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi
trường vẫn chưa được kiểm soát tốt, hệ thống thông tin dự báo và khả
năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản phẩm chăn
nuôi còn nhiều bất cập; chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp,
chưa đáp ứng được xuất khẩu... TS Nguyễn Thanh Sơn nhận xét: Ngành
chăn nuôi nước ta đang đối mặt với bốn mâu thuẫn cơ bản là giá TĂCN
và nguyên liệu đầu vào cao, trong khi giá đầu ra sản phẩm thấp; giá mua
sản phẩm tại chuồng thấp, nhưng giá bán cho người tiêu dùng cao; giá
sản phẩm trong nước cao, giá sản phẩm cùng loại ở ngoài nước thấp; phát
triển chăn nuôi nhanh, nhưng dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát và ô
nhiễm môi trường gia tăng.
Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi vẫn đang "nắm giữ" những cơ hội lớn,
không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước mà còn hy vọng chế
biến, xuất khẩu sản phẩm. Với thị trường trong nước, sản phẩm chăn nuôi
còn rất nhiều tiềm năng: Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng lên cùng với
5


tập quán tiêu thụ sản phẩm tươi sống. Phát triển chăn nuôi là chủ trương
được hầu hết các địa phương ưu tiên đầu tư; chăn nuôi nông hộ, quy mô
nhỏ giảm dần, chăn nuôi trang trại và công nghiệp có xu thế phát triển.
Mới đây nhất là việc vùng Brê-tăng-nhơ (Pháp) và UBND tỉnh Ðồng Nai
đã chính thức ký kết hợp tác phát triển ngành chăn nuôi khép kín từ con
giống, giết mổ đến tiêu thụ sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với thị trường xuất khẩu, sản xuất chăn nuôi đang có xu hướng chuyển
dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, từ phương Tây
sang các nước châu Á - Thái Bình Dương. Châu Á sẽ trở thành khu vực
sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất toàn cầu. Chiến

lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đặt mục tiêu tăng
tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp lên khoảng 32% vào năm 2010
(hiện đang chiếm 28%), đến năm 2015 là 38% và đạt hơn 42% vào năm
2020. Lúc đó, ngành chăn nuôi sẽ cơ bản chuyển sang sản xuất theo
phương thức công nghiệp, trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Rõ ràng, để hạn chế rủi ro về dịch bệnh, chăn nuôi trang trại, công
nghiệp là xu thế tất yếu của phát triển ngành chăn nuôi trong tương lai.
Thực tế thời gian qua, tất cả những trang trại chăn nuôi quy mô lớn, áp
dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học đều tránh được các "cơn bão"
của dịch bệnh. Vì thế, trong Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020, hàng loạt các giải pháp về quy hoạch, tổ chức sản xuất, khoa học
công nghệ (con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y), chính sách thúc đẩy
chăn nuôi trang trại, công nghiệp... đã được chỉ rõ. Tuy nhiên, sau hơn
một năm triển khai ở các địa phương đã xuất hiện những "rào cản" liên
quan các vấn đề đất chăn nuôi, nguồn vốn tín dụng, xây dựng hệ thống
giết mổ, tiêu thụ sản phẩm... Do vậy, hơn lúc nào hết, ngành chăn nuôi rất
cần những chính sách mạnh, mang tính đột phá của Trung ương và địa

6


phương cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nhằm cải thiện thị trường
chăn nuôi.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG KHOÁ HỌC
2.1.1 Thực tập tại trung tâm gia súc lớn,Bến cát, tỉnh Bình Dương.
Lịch sử thành lập
Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật chăn nuôi,
thuộc Viện Chăn nuôi:
- Năm 1979 – 1989 tên là Trạm thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ kĩ

thuật chăn nuôi
- Từ năm 1989 đến 2011: Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ
kĩ thuật chăn nuôi
Khối Chăn nuôi – Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam:
- Tiền thân Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp miền Nam là Viện khảo
cứu nông nghiệp Đông Dương.
- Ngày 17/8/1981, hợp nhất cơ sở II của Viện Khoa học kĩ thuật nông
nghiệp Việt Nam và Viện Kĩ thuật nông nghiệp miền Đông Nam Bộ
thành Viện Kĩ thuật nông nghiệp miền Nam (IAS). Khối Chăn nuôi thuộc
Viện Khoa học Kĩ thuật nông nghiệp miền Nam được hình thành trong
thời gian này.
Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ:
- Tháng 11/2011: Được thành lập trực thuộc Viện Chăn nuôi, trên cơ sở
tổ chức lại Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao TBKT Chăn nuôi.
- Tháng 3/2013: Chuyển giao nguyên trạng khối Chăn nuôi trực thuộc
Viện Khoa học Kĩ thuật nông nghiệp miền Nam sang Phân viện Chăn
nuôi Nam Bộ.
- Tháng 5/2013: Đi vào hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức quy định tại Quyết định số 1085/QĐ-BNN-TCCB ngày
14/5/2013 của Bộ trưởng Nông nghiệp & PTNT.

7


2.1.2 Tham quan , giới thiệu các giống bò được nuôi phổ biến tại trung
tâm

8



1. Bò Brahman:

Là giống bò thịt nhiệt đới, được nuôi rộng rãi ở tất cả các nước nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Bò Brahman có màu lông trắng xám hoặc trắng ghi. Bò
có ngoại hình thể chất chắc chắn, khoẻ mạnh, hệ cơ phát triển, u vai phát
triển, tai to và cụp xuống.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 380kg, bò đực 600-650kg, năng
suất sữa thấp:600-700kg/chu kỳ. Khối lượng bê sơ sinh 23-24kg. Tỷ lệ xẻ
52,5%.
Ngoài Bradman màu trắng, người ta cũng đã chọn lọc được các dòng
Bradman màu đỏ.
2. Bò Red Sindhi

9


Nguồn gốc từ tỉnh Sind (Pakistan) là giống bò kiêm dụng thịt sữa-màu
đặc trưng của chúng là màu đỏ cánh gián nhưng cũng có thể có một số cá
thể có những mảng đen ở dọc lưng, hai bên cổ hoặc có thể có một vài
đốm trắng nhỏ cũng có thể được chấp nhận.
Khối lượng trưởng thành: Bò cái 320-350kg-bò đực 370-420kg, năng
suất sữa ở bò cái bình quân 1.500-1.600kg trong một chu kỳ vắt sữa 240270 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 52%. Khối lượng bê sơ sinh 20-21kg, tỷ lệ thịt xẻ
50%.
3. Bò Sahiwal

Có nguồn gốc từ huyện Sahiwal bang Phunjab (Pakistan), được nuôi
rộng rãi ở các nước Pakistan, ấn độ, Châu Phi, Châu á, Mỹ la tinh-là
giống bò kiêm dụng sữa thịt, Sahiwal được coi là giống bò cho sữa tốt
nhất trong các giống bò Zêbu. Bò có màu vàng sẫm hoặc màu vàng hơi
đỏ tối, một số có màu vàng như bò Việt Nam-thể chất chắc chắn, ngoại

hình đẹp.
Khối lượng trưởng thành:Bò cái 350kg, bò đực 450-500kg. Năng

10


suất sữa bình quân ở bò cái 2.100-2.200kg trong một chu kỳ vắt sữa 270280 ngày tỷ lệ mỡ sữa trên 52%-Khối lượng bê sơ sinh 21-22kg. Tỷ lệ
thịt xẻ 50%.Bò Sahiwal được nhiều nước dùng để lai tạo với bò Hà Lan
tạo đàn bò sữa như ấn Độ, úc, Pakistan, Niudilân...Việt Nam đã nhận một
số bò giống Sahhiwal từ Pakistan năm 1987.
4. Bò vàng

Có lâu đời tại Việt Nam, được chọn lọc, nhân giống từ bò có u ấn Độ và
không u Trung Quốc.
Các loại giống: Bò Vàng Thanh Hoá, Nghệ An, Lạng Sơn, Phú Yên
và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tập trung chủ yếu ở các vùng Duyên Hải miền
Trung, miền Núi và Trung Du phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng
Sông Hồng.
Lông màu nâu - vàng toàn thân, phía bên trong đùi và yếm có màu
hơi vàng nhạt. Ngoại hình cân đối. Bò cái phía trước thấp, sau cao.
Những con đực thì ngược lại. Yếm bò cái kéo dài từ hầu đến vú.

11


Khối lượng sơ sinh: 14-15 kg/con, bò đực trưởng thành: 250-300 kg,
bò cái: 150-200 kg/con.
Bắt đầu phối giống lúc 15-18 tháng tuổi. Thịt bò Vàng có thớ mịn,
thơm
5. Bò Drought Master

Nguồn gốc từ Úc, được lai tạo từ nhóm giống bò Zebu ( chủ yếu là bò
Brahman) và các giống bò thịt cao sản ôn đới ( bò Devon, bò
Shorthorn,Hereford, Red Poll ).
Bò Droughmaster to con, thân hình dài. Bò thường có màu đỏ nhạt
hoặc đậm, lông ngắn. Bò có sừng hoặc không sừng. Yếm và dậu tương
đối phát triển.
Bò thích nghi tốt, kháng bệnh và ve tốt. Bò cho chất lượng thịt rất tốt.
Trọng lượng bò cái bình quân 650 - 800 kg, bò đực bình quân 750 –
1000 kg. Khả năng sản xuất thịt cao , tỉ lệ thịt xẻ đạt trên 60%.

6. Bò Red Angus

12


(Vinalica):
Bò Red Angus
Tạo từ bò đực giống cao sản - Có tỷ lệ thụ tinh cao, không bệnh. Bản thân
lúc

2

năm

tuổi

đạt.

khốilượng650kg,tăngtrọng1000g/ngày


Tạo con lai lông màu nâu sáng, kiểu bò thịt, nuôi 2 năm tuổi đạt khối
lượng 460kg, tỷ lệ thịt xẻ 58%. - Phù hợp với sở thích và điệu kiện chăn
nuôi Việt Nam.
7. Trâu Murrah
Giống Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ , được nhập vào nước ta từ
những năm 1958.
- Trâu Murrah có bộ lông thưa màu đen tuyền , nhẵn bóng , được nuôi
nhiều chủ yếu ở Bình Dương và Thái Nguyên.
- Trâu đực trưởng thành nặng trung bình từ: 650 – 730 kg, cao vai trung
bình: 142cm.
- Trâu cái trưởng thành nặng trung bình từ: 350 – 400 kg, cao vai trung
bình: 133cm.
- Nghé sơ sinh nặng trung bình 30kg/con.
- Trâu có khả năng cho sữa tương đối cao, sản lượng sữa trung bình: 2600


2800kgtrongchukỳvắt270–300ngày.

- Trâu có phản xạ sinh dục khi được 30 tháng tuổi.

13


2.1.3 Tham quan , giới thiệu các giống cỏ được trồng phổ biến tại trung
tâm
1. Giống cỏ sả

· Cỏ sả là giống cỏ thảo , thân bụi như bụi sả. Có 2 giống cỏ sả là : Cỏ
sả lá lớn và Cỏ sả lá nhỏ. Cỏ sả lá lớn năng suất cao, trồng để thu cắt ,
cho ăn tươi hoặc ủ ướp chung với cỏ voi. Cỏ sả lá nhỏ năng xuất thấp hơn

, chịu hạn , chịu dẫm đạp dùng để chăn thả thích hợp hơn.
· Cỏ sả sinh trưởng mạnh , năng suất cao , chịu hạn khá , chịu nóng , chịu
bóng cây , kiên cố và dễ trồng. Phù hợp với chân ruộng cao , đất pha cát ,
giàu dinh dưỡng , từ trung tính đến độ pH nhẹ. Cỏ sả không chịu ngập
úng cũng như mùa khô kéo dài. Có thể nhân giống bằng hạt hoặc hoặc
bằng bụi.
· Thu hoạch khi non trước khi ra hoa thì chất lượng cỏ cao trâu bò ăn hết
nếu băm chặt. Thu hoạch muộn thân hoá gỗ giảm chất lượng và giảm độ
vừa miệng đối với gia súc.
2. Cỏ VOI VA 06

14


ỏ VA06 như cây mía, thân thảo, mọc thẳng, chiều cao bình quân 4 – 5m,
dạng bụi, thích ứng rộng, sức chống chịu rất khoẻ, có thể trồng trên tất cả
các loại đất, có phổ thích nghi rộng, sức chống chịu tốt nên tỷ lệ sống sau
khi trồng rất cao ≥ 98%. Tốc độ sinh trưởng mạnh, sức sinh sản nhanh,
một cây có thể đẻ được 20 – 25 nhánh/năm, mức cao nhất là 50 - 60
nhánh/năm. Đây là loại cỏ vượt xa cỏ voi về năng suất và chất lượng.
Đây là giống cỏ lai tạo giữa giống cỏ voi thường và cỏ đuôi sói của châu
mỹ; Đặc điểm: Thân thẳng, có lóng cao tới 2 m, thích hợp với đất thoát
nước tốt, giàu dinh dưỡng, không chịu được đất chua, phèn, ngập úng
hoặc hạn hán. Là giống có tỷ lệ lá cao so với các loại cỏ voi khác, thân và
lá mềm, ít lông; Năng suất chất xanh: Trung bình 400 – 500 tấn/ha/năm.
Chăm sóc tốt năng suất có thể lên tới 900 tấn/ha/năm; Protein thô: 8 –
11%; Sử dụng: Thu cắt cho ăn tại chuồng, ủ chua, làm thức ăn cho trâu
bò, cá, heo; Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt sau khi trồng 60 ngày, các lứa
tiếp theo 40- 45 ngày. Gieo trồng: Trồng bằng thân, lượng thân giống cần


15


cho 1ha (10.000 m2) là 5-6 tấn/ha. Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 5
-6 năm.
Thu hoạch và sử dụng
Sau trồng 50-60 ngày là có thể cắt được lứa đầu, cứ 20 – 40 ngày cắt
1 lần, nói chung khi cây cao khoảng 0,8 - 1m thì cắt được, thu 6 – 7
lứa/năm.
Nên cắt đồng loạt và sát gốc cách mặt đất 3-5cm, không cắt quá cao để
tránh ảnh hưởng xấu đến khả năng tái sinh và tránh cắt vào ngày mưa vì
dễ gây sâu bệnh.
Đây là loại cỏ có khả năng lưu gốc rất tốt, trồng 1 năm có thể thu liên tục
6 – 7 năm.
Năng suất năm đầu loại cỏ này đạt khoảng 250 tấn/ha, từ năm thứ 2 – 6 là
thời kỳ cho năng suất cao nhất có thể đạt đến 500 tấn/ha nếu canh tác tốt.
Cỏ VA06 có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn thích hợp
cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ.
Cỏ vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô
hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… ./.

16


3. Cỏ đậu stylo
Cỏ Stylo là cây họ đậu, Cỏ Stylo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cỏ được
nhập vào Việt Nam năm 1967. Cỏ được trồng làm thức ăn cho gia súc ở
nhiều địa phương trên cả nước. Cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giầu
đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc
nhai lại. Cỏ Stylo có thể sử dụng cho gia súc ăn tươi trộn với cỏ họ hoà

thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp và có thể dự trữ ở dạng khô, bột (cho
gia cầm, lợn) hoặc ủ chua làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc
nhai lại có ý nghĩa.
Cỏ này có thể thích nghi với nhiều loại đất. Nó có thể phát triển được trên
đất axít và có khả năng chịu úng tương đối tốt. Cỏ có khả năng chịu giẫm
đạp nên có thễ dùng để chăn thả tuy nhiên chỉ ở mức chăn thả vừa phải,
thường thì đậu stylo được gieo xen với cỏ ghinê hay pangola để chăn thả.
Cỏ Stylo có thể mọc được trên nhiều loại đất khác nhau: chua nghèo dinh
dưỡng và có thể trồng xen với các cây ăn quả, chè, cà phê.
Ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc chất lượng cao do giàu
protein (cho ăn xanh, ủ với các loại cỏ hoặc chăn thả) nó còn được trồng
xen với cây ăn quả, chè, cà phê để cải tạo đất, che phủ đất và chống xói
mòn
Stylosanthes guianensis CIAT 184 là giống cỏ được chọn tạo từ trung
tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), là giống cỏ lâu năm, sinh
trưởng nhanh, có tiềm năng năng suất chất xanh cao, chịu chua, chịu khô
hạn khá, hàm lượng protein cao. Stylo chứa hàm lượng protein cao; cỏ
Stylo (Stylosanthes guianensis) có độ đạm 24% (khi trưởng thành)
nhưng Stylo thường có lông và hàm lượng xơ cao nên gia súc không
17


thích ăn tươi nên có thể chế biến thành bột lá stylo. Đối với chăn nuôi lợn
và gia cầm người ta sử dụng cỏ stylo dưới dạng bột. Cỏ chứa β caroten có
thể chuyển đổi với hiệu quả khác nhau trong cơ thể động vật để thành
vitamin A và cùng với các xanthophylls, nó có thể là một nguồn sắc tố tốt
cho da và chân gà.

4. Giống cỏ Ruzi
· Cỏ Ruzi là thực vật dạng thân bò , mềm , nhiều lá , có độ cao trung

bình . Trên lá cỏ ruzi có lớp lông ngắn. Khi mọc tốt sẽ làm nên thảm dày
đặc che kín mặt đất.
· Cỏ ruzi chịu hạn tốt , nhưng vẫn chẳng thể phát triển được khi mùa khô
kéo dài. Loại cỏ này có thể chịu ngập úng trong giai đoạn ngắn và có khả
năng chịu được bóng mát.
Cỏ ruzi phù hợp với chân ruộng cao , đất giàu dinh dưỡng.
· Rất dễ trồng , trồng một lần thu hoạch nhiều năm ( 3-4 năm ). Có khả
năng lưu gốc qua mùa khô hạn.
· Cỏ thu hoạch non khi khoảng cách cắt 30 ngày thì rất mềm bò ăn hết mà

18


không cần băm chặt. Nếu để già chất lượng cỏ giảm hẳn , phần gốc khô
cứng bò không thích ăn , tỷ lệ tiêu hoá kém.
· Cỏ Ruzi có khả năng trồng bằng thân , bằng hạt hoặc bằng bụi. Chất
lượng hạt giống tốt , tỷ lệ hạt nảy mầm cao.
· Không an toàn cho bê con trong giai đoạn bú sữa ( ăn nhiều có khả năng
bị chướng hơi dạ cỏ )

2.1.4 Giới thiệu kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho bò
1.Chuẩn bị dụng cụ
Gồm bình ni tơ chứa tinh và ni tơ,súng bắn tinh,dẫn tinh quản(vỏ nhựa để
bọc súng bắn tinh-ống gel),găng tay,vaselin,cồn 70 độ,panh kẹp,cốc để
đựng nước làm tan băng hoặc cốc làm tan băng dụng cụ,nhiệt kế,giấy vệ
sinh,sổ sách ghi chép
2.Kiểm tra tình trạng động dục
19



Xác định đúng số hiệu hoặc tên của bò cần phối giống.Hỏi thông tin từ
gia chủ về tình trạng sinh đẻ,phối giống của bò trước đó,thời điểm phát
hiện bò động dục.Tham khảo sổ sách ghi chép của chủ nhà hoặc sổ theo
dõi của dẫn tinh viên để kiểm tra lại các thông tin trên
Kiểm tra dấu hiệu bên ngoài như dịch nhờn,độ nhăn của âm hộ,màu sắc
âm đạo.Cố định bò vào chuồng ép cho chắc.Kiểm tra qua trực tràng để
xác định chắc chắn bò động dục và không có thai.
Lưu ý :chỉ làm các bước tiếp theo khi đã xác định đúng thời điểm phối
tinh
3.Xác định loại tinh cần dùng
dựa vào giống,ngoại hình bò cái cần phối tinh và mục đích lai tạo để chọn
giống bò và tinh bò đực.Dựa vào kí hiệu cho từng loại tinh trên miệng
bình chứa tinh để lấy được cọng rạ cần thiết.Không bao giờ mang tinh ra
ngoài bình để xác định loai tinh cần sử dụng
Lưu ý:không để xảy ra hiện tượng phối đồng huyết
4.Làm tan băng
Chuẩn bị nước ấm để tan băng.Thông thường nước làm tan băng có nhiệt
độ 35-38 độ c,không được vượt quá 40 độ c vì sẽ luộc chín tinh trùng
Mở nắp bình ni tơ gác nắp lên miệng bình,nâng gánh dựng tinh lên ngang
miệng bình dùng panh kẹp cạnh tinh.Bỏ ngay cọng tinh vào cốc làm tan
băng theo chiều đầu bông xuống dưới và đậy nắp bình lai vị trí cũ.
5.Chuẩn bị súng dẫn tinh
Trên thời gian làm tan băng,tranh thủ chuẩn bị súng dẫn tinh.Nếu trời
lạnh thì nên dùng giấy vệ sinh chà sát nhiều lần vào súng để nâng nhiệt
độ của súng lên,kéo pittong ra khoảng 1 đoạn 18 cm và để ở vị trí thuận
lợi,sạch sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho nạp tinh vào súng
6.Nạp tinh súng
Làm tan băng sau đó dùng giấy lau khô cọng tinh,kiểm tra lại thông tin
trên cọng tinh
20



Cầm cọng rạ phía đầu hàn vẩy nhẹ 2-3 lần để dồn tinh về phía kia.Cắt
cọng rạ phía đầu hàn,vết cắt phải vuông góc và sắt nhọn để không bị dập
bẹp,không bị xéo
Đơm cọng rạ phía đã cắt vào nút tiếp nhận nằm trong vỏ dẫn tinh
quản,xoay nhẹ cho chặt.Đẩy cọng rạ trượt vào lòng tinh quản.Để cọng rạ
dư ra ngoài dẫn tinh quản 1-2 Cm
7.Đơm vỏ tinh quản vào súng
Đơm vỏ tinh quản vào súng.Đẩy thân súng trượt đến đầu tận cùng của
ống dẫn tinh quản.Cố định dẫn tinh quản vào súng.Cố định xong nhẹ
nhàng đưa pit toongawn vào đầu bông cọng rạ.Hướng đầu dẫn tinh quản
lên ngang với tầm mắt,nhẹ nhàng đẩy pit tông ttuwf từ cho phần không
khí còn lại ra ngoài
8.Thưc hiện các trhao tác trên bò cái
Đeo găng tay vào tay trái.Khi đứng gần bò thì yêu cầu người dẫn tinh
đứng nghiêng về một bên theo hướng thuận tay đưa vào trực tràng.Khi
đưa tay đeo găng vào trực tràng thì chụm bàn tay lại và đưa từ từ từng
ngón một theo hướng bàn tay úp xuống.Khi bò co chặt hậu môn thì
ngưng lại chờ ít phút,khi bò nới lỏng cơ thắt hậu môn thì cho tay từ từ
tiến sâu vào
Khi đeo găng tay đưa vào trong trực tràng thì tìm cổ tử cung,cố định cổ tử
cung trong lòng bàn tay.tay ngoài dùng giấy vệ sinh lau sạch hai mép của
âm hộ 1 cách cẩn thận
Kéo nhẹ cổ tử cung của bò về phía sau cho mép âm hộ bò hé mở.Nhẹ
nhàng đưa súng vào âm đạo,.Ban đầu hướng súng bắn tinh chếch lên một
góc 35-40 độ C,khi vào sâu khoảng 10Cm thì nâng súng lên sao cho thân
súng nằm ngang,tiếp tục đẩy súng thẳng và theo hướng cổ tử cung.
Kết hợp tay ngoài và tay trong để để hướng súng bắn tinh vào lỗ hoa,lần
lượt đưa đầu súng đi qua hết các nấc


21


Dùng ngón tay trỏ để kiểm tra đầu dẫn tinh quản,khi đầu dẫn tinh quản
vừa ra khỏi mặt trước cổ tử cung thì dừng lại và bơm tinh.
9.Những thao tác sau khi phối tinh xong
Tháo bỏ găng tay,vỏ dẫn tinh quản,giải phóng bò khỏi ròng cố định.Vệ
sinh và thu xếp dụng cụ,dùng cồn để sát trùng súng dẫn tinh
Ghi chép vào phiếu gieo tinh những số liệu cần thiết
Theo dõi sự động dục của bò trong kì tới:19-21 ngày
2.2 Thực tập tại trung tâm công nghệ sinh học, thủ dầu1, tỉnh Bình
Dương
2.2.1 Tham quan , giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của trung
tâm.
Năm 1996, Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi bò sữa được
thành lập trên cơ sở là một hợp phần của Dự án hợp tác giữa Chính phủ
Việt nam và Vương Quốc Bỉ về “Phát triển các hoạt động hỗ trợ chăn
nuôi bò sữa phía Nam”. Nhiệm vụ chính của trung tâm giai đoạn này là
đào tạo kỹ thuật viên và huấn luyện nông dân về kỹ thuật chăn nuôi bò
sữa cho các tỉnh phía Na Năm 2002, sáp nhập Trung tâm Nghiên cứu và
Huấn luyện chăn nuôi Bò sữa với Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiêm
Chăn nuôi Sông Bé và đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu và Huấn
luyện chăn nuôi gia súc lớn. Trong giai đoạn này, Trung tâm mới có 2 cơ
sở: Cơ sở I có trụ sở tại Lai Hưng (Bến Cát – Bình Dương) thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm bò thịt và trâu; cơ sở 2 tại Phú Mỹ
(Thủ Dầu Một – Bình dương) thực hiệm nhiệm vụ nghiên cứu thực
nghiệm về bò sữa, huấn luyện đào tạo kỹ thuật viên và nông dân về kỹ
thuật chăn nuôi gia súc nhai lại.
- Ngày 15 tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ký

Quyết định số 1937/QĐ-BNN-TCCB về việc thành lập Trung tâm Công
nghệ sinh học Nông nghiệp trên cơ sở tách cơ sở II của Trung tâm
Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn.
22


Với diện tích là 6,9 ha, trong đó diện tích trồng cỏ khoảng 4,5 ha.Ngoài
khu hành chính và phòng thí nghiệm, Trung tâm hiện có 01 trại thực
nghiệm về bò sữa khoảng 60 con đủ khả năng đáp ứng cho các nhiệm vụ
nghiên cứu thực nghiệm về dinh dưỡng, sinh sản và huấn luyện đào tạo
nguồn nhân lực.
2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dương dê, gà, bò .
2.2.2.1. kĩ thuật nuôi dưỡng dê
Dê Bách thảo
Dê Bách Thảo là một giống dê nhà ở Việt Nam được hình thành từ việc
lai giống giữa dê Alpine, dê British-Alpine của Pháp với dê Ấn Độ, đây
là giống dê to con, có lông đen, tai cụp và là giống dê kiêm dụng sữa và
thịt dê do nó có khả năng cho nhiều sữa.
Dê Bách Thảo được nuôi nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Từ
nhiều năm gần đây giống dê này đã được phát triển ở nhiều tỉnh ở Việt
Nam.
Dê này có nhiều tên gọi khác nhau nhưng cũng giống nhau như Bắc
Thảo, Bát Thảo, Bắc Hải, Bách Thảonhưng được gọi thống nhất là Bách
Thảo từ sau năm 1992. Dê Bách Thảo cho nhiều sản phẩm có giá trị về
kinh tế và y học. Với khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa của dê Bách
Thảo khá tốt, hơn hẳn dê Cỏ, nên dùng giống dê này để cải tạo khả năng
sản xuất các giống dê khác, thông thường cho tạp giao với dê Cỏ.
1.

Đặc điểm: Hiền lành ít phá hoa màu, ăn tạp, năng suất cho thịt, sữa

cao. Tầm vóc cao to, đầu dài trán lồi, sống mũi dô, tai to rủ, có hoặc
không có sừng, 60% dê có màu lông đen, số còn lại có màu đen đốm
trắng, trắng nâu, vàng.

23


Dê sinh sản nhanh: tuổi phối giống lần đầu 7 – 8 tháng (P = 19 – 20kg),
cứ 7 tháng đẻ 1 lứa, lứa đầu đẻ 1 con, từ lứa thứ 2 trở đi đẻ 2 con. Dê con
sơ sinh nặng 1,9-2,5kg. Dê 3 tháng tuổi (lúc cai sữa) nặng 10 – 12kg, dê 6
tháng tuổi (lúc giết thịt) nặng 17 – 20kg. Dê Bách thảo nuôi lấy sữa cho
0,8 – 1,0kg sữa/ngày, gấp 3 – 4 lẫn dê Cỏ.
1.

Cách chọn giống:

Chọn dê cái: Là con của dê bố và dê mẹ cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con
mau lớn,ngoại hình thanh mảnh, đầu nhỏ, nhẹ, mình dài, phần sau phát
triển hơn phần trước. Da mỏng, lông nhỏ mịn. Bầu vú to, đều, mềm mại.
Chọn dê đực: Khỏe mạnh, hăng hái, không khuyết tật, đầu to, ngắn, trán
rộng, thân hình cân đối, không quá béo hoặc quá gầy. Phần thân sau chắc
chắn, bắp nở đều, 4 chân thẳng, khỏe. Hai hòn cà đều và cân đối. Là con
của dê bố mẹ suất sắc, cho nhiều sữa, mắn đẻ, dê con tăng trọng nhanh,
khả năng chống bệnh tốt.
Thức ăn cho dê
Thức ăn thô
+ Thô xanh:
– Các loại lá: mít, xoan, chuối, dâu, keo dậu, sắn dây, keo lá tràm, sim
mua và cây bụi khác.
– Các loại cỏ tự nhiên: Cho dê ăn 4 – 7kg cỏ, lá hỗn hợp/ngày/con. Nếu

chăn thả chỉ cần cho ăn 2 – 3 kg/ngày/con.
+ Cỏ và rơm khô, Thức ăn củ quả: sắn, khoai lang, chuối, bí đỏ, đu đủ, cà
rốt,… Rửa sạch, thái mỏng cho ăn 0,2 – 0,8 kg/con/ngày.
Thức ăn tinh hỗn hợp: Gồm các loại cám gạo, ngô, bột sắn, bột sắn, bột
đậu tương rang, rỉ mật đường. Tùy theo lứa tuổi, khả năng sinh sản và tiết
24


sữa cho dê ăn từ 0,2 – 0,8 kg/con/ngày. Tỷ lệ: Bột ngô 25 – 30%, cám
gạo 25 – 40%, bột sắn 15 – 20%, bột đỗ tương rang 10 – 20%, Rỉ mật 10
– 20%, khoáng 2%, muối 1%
Phụ phẩm nông, công nghiệp: Bã đậu phụ, vỏ giá đỗ xanh, bã bia, vỏ và
trái cây,… Tuyệt đối tránh thức ăn chua, hôi, mốc, ướt, cho ăn 0,3 –
0,6kg/con/ngày.
dê bách thảo
Chăm sóc nuôi dưỡng
Dê Bách thảo có thể: chăn chả ban ngày, tối về chuồng ăn thêm cỏ, lá
cây. Nuôi nhốt tại chuồng, vận động tại sân chơi. Đảm bảo hàng ngày:
Thức ăn khô ráo, không hôi mốc, sạch không lẫn đất cát, uống thỏa mãn
nước sạch. Quét dọn vệ sinh sạch sẽ: nền, sân chuồng, máng ăn sạch sẽ.
Cách ly con đau ốm và không thả chung đàn.
Chăm sóc dê hậu bị (từ khi cai sữa đến khi phối giống): Cho ăn 2 – 5kg lá
cây, cỏ xanh non và từ 0,1 – 0,4kg thức ăn tinh/con/ngày. Chỉ chăn thả
hoặc vận động khi trời đã tan sương. Tách riêng dê đực 4 tháng tuổi ra
nơi khác. Cho dê cái phối giống lần đầu ở 7 – 8 tháng tuổi, nặng 19 – 20
kg trở lên. Tuổi phối giống lần đầu của dê đực: 7 – 8 tháng tuổi, nặng 25
– 30 kg.
Không dùng: Đực giống là bố, dê cái là con hoặc cháu, Đực giống là
anh, dê cái là em gái.
Chăm sóc dê chửa, dê đẻ:

– Thời gian chửa 146 – 157 ngày. Trong thời gian chửa cần chăn thả dê
gần chuồng, nơi bằng phẳng tránh dồn đuổi, đánh đập, tránh xa dê đực
giống để tránh nhảy dê chửa, dễ sảy thai. Trước khi đẻ 5 – 10 ngày nhốt

25


×