Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TẬP THIÊN NHIÊN TUYẾN HÀ NỘI – NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA ĐỊA LÝ

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP THIÊN NHIÊN TUYẾN HÀ NỘI – NINH BÌNH

Sinh viên : Lê Thị Hồng Phượng.
Lớp

: K54 – Địa lý.

Nhóm

:

GVHD

: PGS.TS. Vũ Văn Phái
TS. Nguyễn Hiệu
TS. Phạm Quang Anh
TS. Nguyễn An Thịnh
ThS. Lê Phương Thúy
CN. Phạm Sỹ Liêm

Hà Nội, 11/2010


MỤC LỤC:

Mở đầu………………………………………………………………………..2


Phần 1. Lộ trình, điểm khảo sát và các nội dung thực tập…………………….3
Phần 2. Giới thiệu phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa………………….4
Phần 3. Giới thiệu khái quát đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường, KTXH các khu vực nghiên cứu………………………………………5
Kết luận và kiến nghị…………………………………………………………16

1


Mở đầu:


Tính cấp thiết của môn học đối với sinh viên địa lý, địa chính: Thực tập là

một phần quan trọng của hầu hết các môn học nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm
rõ hơn những nội dung mà phần lý thuyết đã nhắc tới. Đối với khoa Địa lý là
một trong những khoa nghiên cứu về khoa học Trái Đất thì thực tập thiên nhiên
lại càng quan trọng.
 Mục tiêu của đợt thực tập: chuyến đi thực tế này sẽ giúp sinh viên có được
những tiếp cận đầu tiên với thiên nhiên, hình thái, thủy văn, địa chất địa mạo,
sinh vật… nhìn nhận không gian địa lý sâu hơn, vận dụng được một số những
kiến thức đã học vào thực tiễn.


Các nội dung thực hiện của đợt thực tập:



Quan sát các dạng địa hình thấy trên đường đi, đặc biệt là các dạng địa


hình phát triển trên đá vôi;


Tìm hiểu các loại đất và hiện trạng sử dụng đất ở đồng bằng châu thổ sông

Hồng;


Tìm hiểu cuộc sống của người tối cổ trong động Người xưa;



Thảm thực, động vật ở vườn Cúc Phương;



Các hang động đá vôi và địa hình karst ở khu du lịch Tam Cốc - Bích

Động;


Quần thể kiến trúc - nghệ thuật độc đáo ở chùa Bái Đính;



Lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật của hai đền thờ vua Đinh và vua Lê.



Trong tuyến hành trình từ Hà Nội đến Ninh Bình chúng ta đã đi qua các


dạng địa hình chính là đồng bằng Bắc Bộ (châu thổ sông Hồng), vùng chiêm
trũng Hà Nam, đồng bằng trũng Nho Quan, khu vực đồi núi và các dạng địa
hình karst đặc trưng.

2


Đất mà chúng ta gặp gồm có: đất phù sa cổ do sông Hồng và sông Thái Bình bù
đắp, trầm tích từ Pliocen và Pleistocen, đất hình thành trên đá vôi được gọi là
đất terarosa với hàm lượng CaO từ 32 – 54%.
Các loại đất này đều rất màu mỡ thích hợp cho trồng cây lương thực, hoa màu
như lúa nước, ngô, khoai, sắn, đậu, lạc… và các loại cây ăn quả. Hiện nay một
số nơi đã chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng
các biện pháp xen canh mùa vụ.

Phần 1. Lộ trình và các điểm khảo sát.


Lộ trình: xuất phát từ cổng trường Đại học KHTN vào lúc 6h30 đi theo

đường vành đai 3, qua cầu vượt Thanh Trì đi theo hướng quốc lộ 1A, qua địa
phận Hà Nam vào Ninh Bình, theo đường 477 rồi vào đường 492.(có bản đồ
kèm theo).


Ngày thứ nhất – 07/11:




9h30: Điểm đầu tiên chúng ta dừng lại là khu vực đồng bằng cao Đồng

Tâm thuộc xã Văn Phương – Nho Quan – Ninh Bình. Đây có dạng như bề mặt
một cao nguyên phát triển trên đá vôi. Địa hình dốc nhưng khá bằng phẳng, độ
chênh cao lên đến 40 m. So với bề mặt dưới chân thì vùng này có độ cao 60 m.
Diện tích đồng bằng vào khoảng 1 km2 và được mở rộng dần về phía đông nam.
Theo giả định thì khu vực này đã chịu sự chi phối bởi quá trình mài mòn do
biển vào thời kì Tân kiến tạo.


10h: Sau khi đến cửa rừng Cúc Phương, đoàn đã đi đến thăm Động Người

xưa để tìm hiểu về những di tích của Người tối cổ.


14h: Đoàn đi sâu hơn vào rừng, đến chỗ cây chò ngàn năm.
3


Ảnh 1. Khu vực đồng bằng cao Đồng Tâm – Văn Phương – Nho Quan.
(người chụp: Phạm Thị Tám Hương)


Ngày thứ 2 – 08/11:



6h: Đoàn lên xe xuất phát đi đến Tam Cốc – Bích Động (thay vì đi Tràng

An như dự kiến) và thăm chùa Bái Đính cùng cố đô Hoa Lư. Trên đường đi các

thầy cô đã cho dừng lại ở nông trường dứa Đồng Giao để tìm hiểu thêm về các
thành tạo đất được hình thành trên đá vôi.


9h: Đến khu du lịch Tam Cốc – Bích Động và mất 2 tiếng để đi thuyền

thăm quan Tam Cốc.


14h: Đoàn lên xe đến chùa Bái Đính.



16h: Điểm cuối cùng trong chuyến hành trình là đền vua Đinh Tiên Hoàng

và đền vua Lê Đại Hành ở cố đô Hoa Lư.

4


Phần 2. Giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa:



Thường trong các chuyến đi thực tế thì chụp ảnh là phương pháp được sử

dụng thông dụng hơn cả vì sự tiện lợi giúp ghi lại những hình ảnh làm tư liệu
mà phương pháp mô tả không thể diễn đạt hết được.



Ngoài ra ghi chép cũng là phương pháp quan trọng không kém.



Bên cạnh đó với thời đại ngày nay ghi âm là một cách hỗ trợ cho công

việc ghi chép rất đắc lực. Bởi vậy trong mỗi chuyến đi thực tập, nếu có điều
kiện chúng ta nên trang bị thêm thiết bị ghi âm để ghi lại những hướng dẫn của
thầy cô cũng như các thông tin chúng ta được nghe trên đường đi nhưng không
thể ghi chép lại một cách đầy đủ được.


Kết hợp với các phương pháp trên bản thân sinh viên đi thực tập cũng

phải chuẩn bị trước kiến thức về những địa điểm sẽ đi và trên đường đi phải chú
ý quan sát, học hỏi để thu thập thêm kiến thức cho mình.

5


Phần 3. Giới thiệu khái quát về các khu vực nghiên cứu chính:

1.

Động Người xưa:

Ảnh 2. Động Người xưa
(người chụp: Nguyễn Văn Thiện)

Động người xưa là một di tích cư trú và mộ táng của người tiền sử cách đây

8.000 năm. Động được phát hiện bởi bà Colali (người Pháp) và được khai quật
năm 1966. Động có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển là 400m, so với long
suối là khoảng 300m. Trong động người ta đã phát hiện thấy các loại rìu đá,
xương mũi nhọn, dao cắt bằng vỏ trai…và nhiều vỏ ốc cùng xương động vật
chứng minh cho cuộc sống định cư và săn bắt, hái lượm ở thời kì đó. Động gồm
3 hang là 3 ngôi mộ cổ. Theo giả định, vùng này trước kia đang còn thấp và
mới được nâng lên vào Tân kiến tạo. Quá trình tạo ra hang động xảy ra khi
nước mưa ngấm vào tiến hành rửa lũa, hòa tan đá vôi theo phương trình:
6


CaCO3 + H2O + CO2

Ca(HCO3)2

Quá trình thành tạo thạch nhũ diễn ra khi nước chảy nhỏ giọt mang theo các vật
chất tích tụ:
Ca(HCO3)2

2.

CaCO3 + H2O + CO2

Rừng Cúc Phương - cây chò ngàn năm:

Ảnh 3. Cây chò ngàn năm – biểu tượng của Cúc Phương
(người chụp: Nguyễn Văn Thiện)




Lịch sử - địa lý: Rừng QG Cúc Phương thành lập vào ngày 08/01/1966

được chuyển hạng từ lâm trường Cúc Phương theo quyết định số 18/QĐ-LN.
7


Tổng diện tích rừng là 22.200 ha, gồm 11.350 ha thuộc địa giới Ninh Bình,
5.850 ha thuộc địa giới Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới Hòa Bình. Tọa độ
rừng là 20o14’ - 20o24’ vĩ bắc và 105o29’ - 105o44’ kinh đông.


Địa hình: Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp là một

dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La theo hướng tây bắc. Dãy núi này là một kiểu
karst tự nhiên được hình thành trong lòng đại dương cách đây 200 triệu năm.
Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m .Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn
quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung
lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi.


Thủy văn: Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc

Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm
hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của
vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm
trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông
này nằm ở phía tây của vườn, chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn
đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước
cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.



Khí hậu: chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường tập

trung vào các tháng mùa hè, khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, lượng mưa trung
bình hằng năm lên đến 2157mm. Mùa khô là vào mùa đông, các con suối
thường rất ít nước hoặc cạn khô.


Hệ động, thực vật của rừng: vườn QG Cúc Phương được biết đến là loại

rừng nhiệt đới ẩm thường xanh trên núi đá vôi, cực kì đa dạng về các loài động,
thực vật.


Động vật: gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á),

137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn
trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam.
Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo
tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức
đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn
8


cầu là Cầy vằn, loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương
cũng có hơn 40 loài dơi đã được ghi nhận tại đây. Đến nay, đã có 313
loài chim được xác định ở Cúc Phương. Chỉ có một loài có vùng phân bố giới
hạn được ghi nhận tại đây là khướu mỏ dài. Cúc Phương được công nhận là một
vùng chim quan trọng tại Việt Nam. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được
điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được

ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu. Khu hệ
cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài
cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là Cá niết
hang Cúc Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số
đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998.

Ảnh 4. Một loài cây gỗ lớn ở Cúc Phương.
(người chụp: Nguyễn Văn Thiện)
9




Thực vật: ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài; ngành hạt trần

có 3 họ, 3 chi và 3 loài; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài. Với diện
tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích của cả nước
nhưng hệ thực vật Vườn quốc gia Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76% số họ, 48,6% số
chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6%
số loài hiện có ở Việt Nam. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên
núi đá vôi. Rừng hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, gồm: tầng
vượt tán, tầng cây thường xanh, tầng cây nhỡ, tầng cây bụi và tầng cỏ quyết,
dương xỉ; trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Nhiều cây rất phát
triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia
hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ, hiện đang được bảo
vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và
cây thuốc. Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học
đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ
thực vật. Đến nay, đã có 3 loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ
thực vật Cúc Phương là hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc

Phương. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm
đa dạng thực vật của Việt Nam.
Đặc biệt, cây chò ngàn năm, thuộc họ chò chỉ với chiều cao lên đến
45m và đường kính 5m, được xem là biểu tượng về thực vật của Cúc Phương;
còn vooc mông trắng là biểu tượng cho động vật.

3.

Nông trường dứa Đồng Giao:



Hình thành từ những năm 60 do những người tập kết từ Nam ra Bắc xây

dựng. Nông trường này có gốc là địa hình karst, xung quanh đều là các dãy núi
đá vôi của hệ tầng Đồng Giao. Về hình thái và nguồn gốc thì nông trường Đồng
Giao gần giống như cao nguyên Mộc Châu. Về khí hậu, ở Mộc Châu là khí hậu
nhiệt đới khô, lượng mưa TB năm dưới 1500mm, còn ở đây thuộc khí hậu nhiệt
đới ẩm, lượng mưa TB năm từ 1800 - 2000mm. Do vậy quá trình phong hóa ở
Đồng Giao diễn ra mạnh mẽ hơn ở Mộc Châu. Thêm vào đó, đá vôi ở đây có
10


lẫn rất nhiều tạp chất, qua quá trình rửa lũa đã tạo nên các ngọn núi đá vôi có
sườn dốc nhưng bằng phẳng chứ không mấp mô như ở Mộc Châu.

Ảnh 4. Nông trường dứa Đồng Giao.
(người chụp: Trương Thị Dung)




Ban đầu đây vốn là một thung lung và đã được lấp đầy bởi các thành tạo

đá vôi được gọi là đất terarosa có màu nâu sẫm. Đây là loại đất rất màu mỡ
thích hợp cho trồng nhiều loại cây như cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả…
Nhưng do nền kinh tế thị trường nên bây giờ nông trường đã chuyển hoàn toàn
sang trồng dứa.

4.

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động:

11


Ảnh 5. Khu du lịch Tam Cốc.
(người chụp: Phạm Thị Tám Hương)

Đây là một hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên, được biết đến với cái tên “vịnh
Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động”. Địa hình núi đá vôi chủ yếu là
carư sót trên mặt. Tại đây có dấu tích của các ngấn nước biển, vỏ sò từ cách đây
hơn 4000 năm. Tam Cốc, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và
hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên
qua núi. Hang Cả dài 127 m, xuyên qua một quả núi lớn, cửa hang rộng trên 20
m. Trong hang khí hậu khá mát và có nhiều nhũ đá rủ xuống với muôn hình vạn
trạng. Hang Hai, cách hang Cả gần 1 km, dài 60 m, trần hang có nhiều nhũ
đá rủ xuống rất kỳ lạ. Hang Ba, gần hang Hai, dài 50 m, trần hang như một vòm
12



đá, thấp hơn so với hai hang kia. Cũng trong khu du lịch này ta còn có thể đi
thăm một số thắng cảnh khác như Cố Viên Lầu, đền Thái Vi… Để vào Tam
Cốc ta phải đi bằng thuyền xuôi theo dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các
vách núi, hang xuyên thuỷ. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ.
5.

Chùa Bái Đính:

Ảnh 6. Chùa Bái Đính.
(người chụp: Phú Thị Hồng)

Chùa Bái Đính mà chúng ta đến thăm là Bái Đính tân tự có diện tích khoảng 80
ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây so với cố đô Hoa Lư. Đây
là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc như điện Tam Thế, điện
Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông…được xây dựng trong
nhiều giai đoạn khác nhau. Kiến trúc nổi bật của chùa là những hình khối lớn,
hoành tráng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt Nam. Điều khác biệt nhất ở kiến
trúc chùa Bái Đính là vòm mái nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng.
13


Chùa có hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có
chiều dài 1052 m và chiều cao sàn nâng dần theo sườn đồi là nơi bố trí 500
tượng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng
4 tấn.
Bái Đính cũng là ngôi chùa nắm giữ nhiều kỷ lục nhất Việt Nam:

Ảnh 7. Điện thờ chính của chùa Bái Đính.
(người chụp: Phú Thị Hồng)




Tháp chuông có 3 tầng 8 mái với 24 đao cong vút lên treo một quả chuông

nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chung lớn nhất Việt
Nam”.


Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tượng Quan Thế

Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt, đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được
công nhận là pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

14




Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho tượng Phật Pháp Chủ bằng

đồng cao 10 m, nặng 100 tấn được xác nhận kỷ lục ”Pho tượng Phật Thích
Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3
cửa võng lớn nhất Việt Nam.


Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt nước biển là 76 m, dài

59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật
(quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn được xác
nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.

Vào ngày 03/03/2010, chùa Bái Đính đã diễn ra đại lễ cung nghinh rước Ngọc
xá lợi Phật từ Ấn Độ về và cũng là nơi vinh dự được chọn là nơi thờ 6 viên
ngọc này.
6.

Đền Đinh - Lê:

Ảnh 8. Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng
(người chụp: Phạm Thị Tám Hương)
15


Đền vua Đinh và vua Lê có lối kiến trúc cơ bản là giống nhau. Đền được xây
dựng quay về hướng đông theo kiểu “nội công ngoại quốc” mô phỏng theo kiến
trúc của cung điện gồm có 3 phần: Ngọ Môn quan, Nghi môn ngoại và Nghi
môn nội. Ở trung tâm sân rồng có một hiện vật gọi là Long sang tượng trưng
cho nghi thức thết triều của vua. Long sàng ở đền thờ vua Đinh thì đẹp và
hoành tráng hơn ở đền thờ vua Lê vì theo lý vua Đinh là “quân” và cũng là
người đi trước so với vua Lê. Long sàng này được đúc từ đá nguyên khối nặng
trên 20 tấn, được đánh giá là cái long sàng độc nhất vô nhị ở Việt Nam cũng
như có niên đại lâu đời 400 năm cùng với niên đại của 2 ngôi đền. Bề mặt
Long sàng có chạm hình một độc long thân mập, đuôi thẳng là phong cách đặc
trưng cho chạm khắc rồng thời Hậu Lê. Đền được xây dựng theo thuyết tam tòa
gồm 3 gian: tòa bái đường để bàn thờ cộng đồng, tòa Thiêu hương thờ các quan
tứ trụ và chính cung là nơi thờ vua cùng các hoàng tử. Trước mặt đền vua Đinh
là dãy núi Mã Yên Sơn (tức là núi có hình cái yên ngựa), trên đó có lăng mộ
vua Đinh Tiên Hoàng. Đền vua Lê năm cách đền vua Đinh 300 m và có quy mô
nhỏ hơn nên không gian trong đền có vẻ gần gũi và huyền ảo hơn. Về việc
chạm khắc của đền cũng không được tinh xảo như ở đền vua Đinh. Ngoài ra
trong đền vua Lê còn có tượng thờ của Thái hậu Dương Vân Nga. Đây là bức

tượng thờ phụ nữ được đánh giá là đẹp nhất của thế kỉ 17.

Kết luận:
Ninh Bình là một vùng nổi tiếng của đất nước về các khối núi đá vôi và qua
chuyến thực tập này chúng ta đã được tìm hiểu rõ hơn về dạng địa hình mà
chuyên môn gọi là địa hình karst này. Thực tế núi đá vôi đã mang lại cho Ninh
Bình những nguồn lợi về việc khai thác vật liệu xây dựng. Ở đây không có kim
loại hay khoáng sản gì nên đá vôi cùng với các vật liệu xây dựng khác như cát,
xi măng, sét gạch ngói…là khoáng sản chính. Ngoài ra còn có than đá ở một số
đầm lầy có tuổi từ Neogen – Đệ Tam nhưng chất lượng không tốt vì hàm lượng
16


Cacbon không cao. Dạng địa hình karst độc đáo nhất là ở khu Tam Cốc – Bích
Động. Đây là một dạng karst sót trên mặt và vẫn đang tiếp tục bị ăn mòn do
vùng này bị ngập nước tự nhiên. Ta có thể thấy điều đó qua các ngấn lõm vào ở
chân các khối núi. Ngoài ra việc quan sát thấy các di tích vỏ ốc trên trần hang
cũng chứng tỏ khu vực này đã bị biển lấn và theo giả định là vào giai đoạn Tân
kiến tạo.
Ngoài việc tìm hiểu về địa hình karst ở Ninh Bình chúng ta còn được biết thêm
một số thông tin về đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là sự hình thành vùng trũng
Nho Quan là do …Đất ở đây là loại đất có giá trị về nông nghiệp, thích hợp cho
trồng nhiều loại cây lương thực và công nghiệp.
Bên cạnh đó chuyến đi cũng đã cho ta biết hơn về địa lý sinh vật qua việc tìm
hiểu các loài động, thực vật ở rừng Cúc Phương – một trong những khu bảo tồn
lớn của nước ta.
Chuyến đi thực tế này thực sự rất bổ ích và lý thú. Nó đã giúp sinh viên được
mở rộng tầm mắt về thiên nhiên và con người Việt Nam nói chung và ở khu vực
Ninh Bình nói riêng, có thêm những kiến thức sâu hơn về chuyên ngành cũng
như về văn hóa – lịch sử nơi đây. Không những thế, qua chuyến đi sinh viên sẽ

có thể có được những định hướng ban đầu về chuyên ngành học mà sau này
mình muốn đi theo dưới sự hướng dẫn của các thầy cô.
Thực tế chuyến đi này đã giúp em học hỏi thêm được rất nhiều điều, được thấy
tận mắt những gì đã học trên sách vở, biết vận dụng những gì đã học để giải
thích cho các hiện tượng thấy trên đường đi. Hơn nữa việc đi thực tập này cũng
là cơ hội giúp cho sinh viên và các thầy cô trong khoa gần gũi hơn, qua đó các
thầy cô, qua việc trao đổi, thảo luận có thể giúp cho sinh viên định hướng được
hướng đi sau này.

17



×