Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Nâng Cao Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trong Phân Môn Tiếng Việt Bằng Cách Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.49 KB, 23 trang )

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ GIA NGHIA
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ
PHẠM ỨNG DỤNG

Tên đề tài:
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN
TIẾNG VIỆT BẰNG CÁCH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY.
(Học sinh Lớp 8 trường THCS Trần Phú – thị xã Gia Nghĩa – Đăk Nông)

Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Hương
Đơn vị: Trường THCS Trần Phú – Gia Nghĩa – Đăk Nông
Năm học: 2011 - 2012

Gia Nghĩa, tháng 10 năm 2011


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
MỤC LỤC
1. Tóm tắt đề tài: ..................................................................................Trang 1
2. Giới thiệu:..........................................................................................Trang 2
3. Phương Pháp......................................................................................Trang 3
4. Phân tích dữ liệu và Kết qủa............................................................Trang 4
5. Bình Luận...........................................................................................Trang 5
6. Kết luận và khuyến nghị...................................................................Trang 5
7. Tài liệu Tham Khảo..........................................................................Trang 6
8. Phụ lục 1:............................................................................................Trang 7

1



Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
I. TÓM TẮT
Môn Ngữ văn là môn học kết tinh những giá trị văn hóa truyền thống và
nhân loại. Ngày nay trước sự phát triển của công nghệ thông tin khiến cho học
sinh có thiên hướng yêu thích các môn học tự nhiên và thiếu tích cực với môn
ngữ văn. Học sinh thường không tự giác mà chỉ thực hiện nhiệm vụ thầy cô
giao một cách máy móc.
Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta phải tự đổi mới cách dạy của mình cũng như
khuyến khích cách học của học sinh. Trong mỗi tiết học hoạt động của học sinh
vẫn là chủ yếu, do đó khi giáo viên lên lớp cần sử dụng biện pháp giáo dục học
sinh cho phù hợp với từng đối tượng để giúp các em tiếp cận bài học hứng thú
hơn.
Qua thực tế dạy học cho thấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi
kiến thức vào bộ nhớ mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc,
thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện
nổi bật” trong bài học đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có
liên quan với nhau.
Giải pháp của tôi đưa ra là sử dụng bản đồ tư duy sau mỗi bài học thay vì
học thuộc lòng một cách máy móc. Bản đồ tư duy được hiểu là một hình thức
ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp nét vẽ, màu sắc và
chữ viết. Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, là bản vẽ phản ánh được bản chất của
hiện tượng, sự vật theo sự nhận thức của con người
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp học cụ thể của THCS Trần Phú, lớp 8a
và lớp 8b. Tôi lấy lớp 8a là lớp thực nghiệm, lớp 8b là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm sau cuối bài dạy “Từ Tượng Thanh, Từ tượng hình” thực hiện củng cố
bằng Bản đồ tư duy thì thấy các em nắm vững trình tự bài học hơn và hứng thú
hơn tiết học này. Điều đó cho thấy nếu chúng ta sử dụng Bản đồ tư duy trong
dạy học Tiếng việt thì chất lượng bộ môn sẽ được nâng cao hơn.


1


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
II. GIỚI THIỆU
Đặc điểm môn Ngữ văn với phân môn Tiếng Việt:
- Hình thành ở HS năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt với bốn kĩ năng cơ
bản nghe, nói, đọc, viết, - rèn luyện tư duy.
- Giúp cho HS có những hiểu biết về tri thức tiếng Việt và ngôn ngữ - có ý
thức sử dụng tiếng Việt đúng đắn và trong sáng.
- Dạy tiếng Việt thông qua:
+ Từ: : các loại từ, từ loại, cấu tạo, chức năng, phép chuyển nghĩa
+ Câu: Các loại câu, chức năng, các thành phần của câu, cách sử dụng và liên
kết các câu,…
+ Đoạn: nhận thức, cách viết một đoạn văn, liên kết câu và đoạn từ đó xây
dựng thành một văn bản (nói và viết) ở những mức độ khác nhau;
Xuất phát từ thực trạng học sinh ít chú ý môn ngữ văn đặc biệt là môn tiếng
việt, các em không nhớ hết trình tự bài học cũng như vận dụng một cách máy
móc do khi học bài các em lười động não và không chịu sáng tạo, học bài mang
tính chất đối phó nên chưa nắm hết nội dung yêu cầu bài học dẫn đến tính lập
luận chưa cao. Nhằm giúp các em phát huy khả năng sáng tạo vốn có và hòa
mình vào giá trị của môn học để khai thác triệt để các yêu cầu trong bài học đó.
Đồng thời đây cũng là giải pháp giúp học sinh nhớ kỹ, nhớ lâu các vấn đề mà
mình đã được học và tiếp xúc.
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ thăm lớp tôi thấy hầu như giáo viên chỉ
sử dụng phương pháp thuyết trình củng cố lại kiến thức cho học sinh sau cuối
mỗi bài học nên học sinh chỉ nghe qua và có thể sẽ không nhớ hết nội dung yêu
cầu bài học. Để thay đổi hiện trạng này, tôi xin đưa ra đề tài nghiên cứu “sử
dụng Bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt” với đề tài này thay vì giáo viên
củng cố chốt lại bài thì học sinh sẽ tự củng cố bài học của mình và tự nắm vững

kiến thức bằng cách vẽ bản đồ tư duy tiếp đến giáo viên chỉ chốt ý và củng cố
lại đồng thời tạo nên được sự thi đua giữa các nhóm.
2


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Vấn đề nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong bộ môn tiếng việt có thể
nâng cao sự tiếp thu và nắm bắt bài học của học sinh THCS hay không?
Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt sẽ
nâng cao kết quả học tập của học sinh THCS.

3


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
III. PHƯƠNG PHÁP
a. Khách thể nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi lựa chọn lớp 8a và lớp 8b của trường THCS Trần
phú làm đối tượng nghiên cứu. Bản thân trực tiếp đứng lớp.
Hai lớp được lựa chọn tương đồng nhau về học lực, hạnh kiểm cũng như giới
tính
cụ thể:
Giới tính và thành phần dân tộc của HS lớp 8 trường THCS Trần phú.
Số HS các nhóm

Dân tộc

Tổng số

Nam


Nữ

Kinh

Lớp 8A

36

18

18

36

Lớp 8 B

36

19

15

36

Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều không được tích cực, chủ
động.
Về thành tích học tập của năm học trước, hai lớp tương đương nhau về điểm số
của tất cả các môn học.
Kết quả:

Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Đối chứng

Thực nghiệm

TBC

4,39

4,39

p=

0,7476

p = 0,7476 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai
nhóm TN và ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
b. Thiết kế nghiên cứu
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8a là nhóm thực nghiệm và 8b là nhóm đối
chứng. Tôi dùng bài kiểm tra về Từ loại ở lớp dưới thì cả hai lớp đều có sự
hiểu biết như nhau.
4


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
c. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn bị bài của giáo viên:
Thực hiện bài dạy theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường. Tiết 1
dạy lớp đối chứng 8b thiết kế bài dạy bình thường củng cố bài theo cách chốt ý
và khái quát lại bài học.

Tiết 2 dạy lớp thực nghiệm lớp 8a bài học dạy theo quy trình của lớp 8b, cuối
bài dạy tôi không củng cố bài học mà sử dụng hình thức hệ thống hóa kiến
thức bằng cách cho học sinh lập nhóm vẽ sơ đồ tư duy của bài học, sau đó lên
trình bày trước lớp giáo viên cùng cả lớp nhận xét chỉnh sửa, bổ sung và hoàn
thiện.

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Kết quả:
5


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm

Đối chứng

ĐTB

5,28

6,36

Độ lệch chuẩn

1,40

1,37


Giá trị P của T- test

0,0007

Chênh lệch giá trị TB chuẩn 0,79
(SMD)
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0007,
cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất
có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB
nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,79. Điều đó cho thấy mức
độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng Bản đồ tư duy học tập của nhóm thực
nghiệm là lớn hơn.

Giả thuyết của đề tài “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn
tiếng việt làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng.

6


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
6,36
7,00
6,00

5,28
4,39

Nhóm đối chứng


4,39

5,00

Nhóm thực nghiệm

4,00
3,00
2,00
1,00
0,00

Trước tác1 động

Sau2tác động

Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng

V. BÀN LUẬN

7


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=
6,36, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 5,28. Độ
chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,79; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai
lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có

điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,79.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0007<
0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là
do ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:
Nghiên cứu này sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học tiếng việt là một
giải pháp tốt có hiệu quả nhưng để sử dụng thường xuyên và tốt hơn không nên
quá cực đoan cho rằng bản đồ tư duy có thể giúp người học tất cả. Trên cơ sở
những kiến thức được hệ thống hoá, sơ đồ hoá, người học còn phải biết thực
hành ngôn ngữ băng việc đọc, nói và viết.

8


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy ở các bài tiếng việt đã nâng cao kết
quả cũng như hứng thú học tập của học sinh THCS
2. Khuyến nghị
Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia
sẻ để có thể ứng dụng đề tài này vào việc dạy học phân môn tiếng việt trong
Trường THCS để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
Bản đồ tư duy là công cụ ghi chú ưu việt; nhưng chỉ thể hiện dễ dàng với các
quan hệ logic thứ bậc, nên phải biết chọn lọc từ ngữ, hình ảnh ấn tượng có tính
độc đáo

9



Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tập huấn Nghiên cứu sư phạm ứng dụng
Đổi mới phương pháp dạy học
Mạng internet.thu viện lài liệu
Sách giáo viên ngữ văn 7

10


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
Giáo án tiết dạy vận dụng

Tiết 15: TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH.

I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của từ tượng hình , từ tượng thanh.
- Công dụng của từ tượng hình , từ tượng thanh.
2.Kĩ năng :
- Nhận biết từ tượng hình , từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn
miêu tả .
- Lựa chọn , sử dụng từ tượng hình , từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh
nói , viết .
B/ Chuẩn bị :
II. Chuẩn bị
Bảng phụ, đoạn văn có từ tượng hình, tượng thanh, Sơ đồ tư duy.

III. Tiến trình hoạt động
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ?
3. Bài mới Hoạt động 1(GV giới thiệu bài mới)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 2

I. Đặc điểm, công dụng
11


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Giaó viên treo bảng phụ yêu cầu HS đọc ví 1. Ví dụ
dụ .

- Từ ngữ gợi tả h/a, dáng vẻ:

Trong các từ ngữ in đậm trên, những từ ngữ Móm mém, xồng xộc, vật vã,
nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ , trạng thái của sự rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
vật, những từ ngữ nào mô phỏng âm thanh của - Từ ngữ mô phỏng âm thanh
tự nhiên của con người?
của tự nhiên, con người: hu
(Những từ ngữ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng hu, ư ử.
thái...gọi là từ tượng hình, những từ mô phỏng
âm thanh....gọi là từ tượng thanh )

Các từ móm mém , xồng xộc , vật vã , rũ rượi ,
xộc xệch , sòng sọc gợi tả điều gì ?
- Móm mém : Gợi tả hình ảnh của miệng hõm
vào do rụng nhiều răng .
- Xồng xộc : Gợi tả dáng vẻ chạy xông tới một
cách đột ngột .
- Vật vã : Gợi tả hình ảnh lăn lộn vì đau đớn .
- Rũ rượi : Gợi tả hình ảnh đầu tóc rối bù và
xoã xuống .
- Xộc xệch : Gợi tả hình ảnh k gọn gàng của
quần áo .
- Sòng sọc : Gợi tả mắt mở to, k chớp và đưa
đi

đưa

lại

rất

nhanh.

Các từ hu hu , ư ử được tạo thành dựa trên
cơ sở nào ?
Hu hu : Mô phỏng âm thanh tiếng khóc của
con người .
Ư ử : Mô phỏng âm thanh tiếng kêu của con
12



Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
chó .
Nếu cô ko sử dụng các từ tượng hình này
hoặc thay thế một số từ tượng hình

bằng

những từ ngữ khác có nghĩa tương đương thì
đoạn văn trong sgk và đoạn văn được thay thế ,
đoạn nào sẽ hay hơn ? Vì sao ?
Đoạn văn trong sgk hay hơn vì các TTH ,
TTT gợi được hình ảnh và âm thanh cụ thể

=>Tác dụng: Gợi được hình
ảnh, âm thanh cụ thể, sinh
động, có giá trị biểu cảm cao.

,sinh động như cuộc sống nên có sức biểu cảm 2. Kết luận
cao .

Ghi nhớ (sgk)

TTT và TTH thường được sử dụng nhiều
trong các thể loại văn nào? tự sự, miêu tả
Vậy từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì?
HS đọc to ghi nhớ.- Giáo viên treo bảng phụ,
yêu cầu học sinh làm bài tập nhanh.
ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể
oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa
ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới

kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý
trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, II. Luyện tập
tay thước và dây thừng.
Bài tập 1
Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn
- Từ tượng hình: rón rén, lẻo
văn? Nêu tác dụng của từ tượng hình , từ tượng
khoẻo chỏng quèo.
thanh trong đoạn trích?
- Từ tượng thanh: soàn soạt,
Hoạt động 3
bịch, bốp.
HS đọc yêu cầu bài tập 1 / sgk / 49 .
Bài tập 2
HS tìm các từ tượng hình và từ tượng thanh
- Từ tượng hình gợi tả dáng
13


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
trong đoạn trích

đi của con người: lật đật,

Lên bảng điền vào ô.

loạng choạng, lui cui , thong

GV nh ận xét -sữa chữa.


thả, lò dò đủng đỉnh, khệnh
khạng, lẫm chẫm, lừng thững,
thướt tha, khập khễnh, ngất
ngưởng, lom khom, liêu xiêu.
Bài tập 3

- HS đọc yêu cầu bài tập 2 /sgk /50.

- Ha hả: cười to, khoái chí.

HS thực hiện theo mẫu , ít nhất 5 từ

- Hì hì: cười phát ra đằng

HS lên bảng trình bày .

mũi, biểu lộ sự thích thú, có

GV sữa chữa

vẻ hiền lành.
- Hô hố: cười thô lỗ gây cảm
giác khó chịu cho người
nghe.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3 /sgk/ 50 .

- Hơ hớ: thoải mái, vui vẻ,

HS thực hiện theo mẫu , ít nhất 3 từ .


không cần che đậy giữ gìn.

HS lên bảng ghi lại phần giải thích .

Bài tập 4

GVnhận xét - sữa chữa

- Lắc rắc: Ngoài trời, mưa lắc
rắc vài hạt .
- Lã chã: Nước mắt nó cứ
tuôn lã chã mãi khi nghe ông
nội nó ốm.
- Lấm tấm: Lấm tấm những
bông xoan tím rơi xuống lối
đi vào ngõ nhỏ.

Củng cố
14


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Vẽ sơ đồ tư duy củng cố bài học .Học sinh trình bày, giáo viên chốt ý

15


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng


ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Từ tượng hình là:
A. Từ có nhiều nghĩa
B. Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
C. Từ gợi tả hình ảnh của sự vật
D. Từ gợi cho ta liên tưởng tới các từ khác
2. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Lom khom

B. Bâng khuâng

C. Đủng đỉnh

D. Bảo vệ

3. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh?
Réo rắt, dềnh dàng, ú ớ, mấp mô, thập thò, sầm sập, đờ đẫn, rộn ràng

từ tượng hình
từ tượng thanh
4. Từ tượng thanh là:
A. Từ có hình thức âm thanh giống nhau
B. Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên
C. Từ có hình thức cấu tạo của tự nhiên
D. Từ có ít nhất một nét chung về nghĩa

16



Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
5. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: léo nhéo, bập bẹ, the thé, ồm
ồm,oang oang, ấp úng, bô bô, thỏ thẻ , thủ thỉ
A. Gợi tả tiếng người nói

B. Gợi tả tiếng gió thổi

C. Gợi tả tiếng chân người đi

D. Gợi tả tiếng cười nói

6. Chọn ý đúng nhất:
A. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ ghép
B. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ đơn
C. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ phức
D. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy

17


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
1. Từ tượng hình là:
C. Từ gợi tả hình ảnh của sự vật
2. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
B. Bâng khuâng
D. Bảo vệ
3. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh?
Réo rắt, dềnh dàng, ú ớ, mấp mô, thập thò, sầm sập, đờ đẫn, rộn ràng
từ tượng hình


dềnh dàng, mấp mô, thập thò, đờ đẫn, rộn ràng

từ tượng thanh

Réo rắt, sầm sập, ú ớ.

4. Từ tượng thanh là:
B. Từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên
5. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: léo nhéo, bập bẹ, the thé, ồm
ồm,oang oang, ấp úng, bô bô, thỏ thẻ , thủ thỉ
A. Gợi tả tiếng người nói
6. Chọn ý đúng nhất:
D. Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy

18


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
Bảng điểm

STT Họ Và Tên

nhóm thực ngiệm

nhóm đối chứng

KT

trước


KT trước KT

tác

động

Vật lý

KT sau tác Họ Và Tên
động V Lý

sau

tác động tác động
Vật lý

V Lý

1

Lê Thị Kim Anh

6

8

Hoàng Ngọc Dần

6


7

2

Nguyễn Đức Ân

4

6

Trương Ngô Kiều Diễm 4

5

3

Phạm Hoài Chi

3

5

Phạm Thị Kim Dung

4

5

4


Lê Thị Kim Cúc

5

7

Nguyễn Thị Tường Duy 5

6

5

Nguyễn Văn Cường

7

8

Nguyễn Kỳ Duyên

6

7

6

Lê Văn Dũng

8


9

Cáp Kim Hiếu

7

8

7

Lâm Thị Hà

1

3

Nguyễn Hữu Hiệp

1

2

8

Trần Thanh Hằng

3

5


Cao Quang Huy

3

4

9

Lâm Thành Hiếu

5

7

Cao Phi Hưng

5

6

10

Trần Thị Kim Huệ

4

6

Nguyễn Hữu Ích


4

5

11

Tống Gia Huy

2

7

Nguyễn Trung Kiên

2

3

12

Trần Thị Hương

6

8

Huỳnh Thị Ngọc Lan

5


6

13

Nguyễn Cao Kiên

3

5

Phạm Văn Linh

3

4

14

Trần Đại La

3

5

Hồ Lê Thiên Lý

3

4


15

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

5

7

Nguyễn Ánh Minh

5

6

16

Trần Mạnh Linh

4

6

Hoàng Hải Nam

4

5

17


Nguyễn Đình Linh

4

6

Hoàng Văn Nam

4

5

18

Trịnh Phương Nam

6

8

Nguyễn Hoài Nam

6

7

19

Trần Thanh Nga


5

7

Trần Thị Nhi

5

6

20

Tạ Đình Nguyên

4

6

Nguyễn Thị Tuyết Nhi

4

5

21

Lê Thị Kiều Oanh

3


5

Trương Quốc Phong

3

4

22

Đinh Lê Nam Phương

5

6

Nguyễn Thị Hà Phương 5

6

23

Nguyễn Nhật Thao

6

8

Nguyễn Thái Sơn


6

7

24

Nguyễn Văn Thành

7

8

Nguyễn Trương Sơn

6

7

25

Nguyễn Đức Thắng

4

6

Huỳnh Thanh Tâm

4


5

26

Nguyễn Ngọc P Thảo

2

4

Trần Văn Thành

2

3

27

Lê Khánh Thiện

3

7

Trần Đức Thắng

3

4


28

Bùi Thị Thanh Thuyền

5

5

Nguyễn Thị Thanh Thảo 5

6

19


Đề tài nghiên cứu khoa hoc sư pham ứng dụng
29

Lê Minh Thúy

2

4

Đặng Thị Thảo

2

3


30

Trần Thanh Thúy

4

6

Trương Quang Toàn

4

5

31

Lang Văn Tiến

3

5

Lê Minh Trung

5

6

32


Nguyễn Thị Hương Trà

5

8

Lê Văn Tuấn

5

5

33

Hoàng Nghĩa Trung

4

6

Lê Thị Thuý Vân A

6

6

34

Đặng Thị Thanh Tú


6

7

Lê Thị Thuý Vân B

5

5

35

Nguyễn Đăng Tùng

6

8

Lê Thị Thanh Xuân

6

7

36

Lê Thị Hằng Vy

5


7

Bùi Thị Phi Yến

5

5

Giá trị TB

4,39

6,36

4,39

5,28

Độ lệch chuẩn

1,59

1,40

1,40

1,37

Gía trị p


0,7476 0,0007

chênh lệch SMD

0,79

mức ảnh hướng TB

Đối Chứng Thực nghiệm
bảng trung bình bài kiểm tra sau tác
động
Điểm Trung Bình

5,28

6,36

Độ lệch chuẩn

1,40

1,37

Giá trị P của T-Test

0,0007

chênh lệch giá trị TB chuẩn ( SMD)


0,79

20



×