Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Sổ Tay Hướng Dẫn Thực Hiện Dự Án Vốn Vay ADB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.06 KB, 177 trang )

As of 04 April 2013
As of 24/02/ 2013

Sổ tay Hướng dẫn thực hiện Dự án

Mã số Dự án: 42275
Số Vốn vay: L2929 – VIE (SF)
Tháng 10 năm 2012

Dự án vốn vay ADB
Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Dự
án Phát triển giáo dục Trung học Phổ thông Giai
đoạn 2


Mục lục
MÔ TẢ DỰ ÁN................................................................................................................... 1
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN.......................................................................................8
A. Các hoạt động chuẩn bị Dự án.....................................................................................8
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN............................................................................................13
DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ CẤP VỐN....................................................................................17
B. Dự trù kinh phí chi tiết theo Hạng mục chi..................................................................19
C. Phân bổ và Rút vốn vay.............................................................................................21
D. Dự trù kinh phí chi tiết theo bên cấp vốn....................................................................22
E. Dự trù kinh phí theo thành phần.................................................................................25
F. Kế hoạch vốn tương ứng theo tiến độ thực hiện.........................................................27
G. Kế hoạch Trao thầu và Giải ngân...............................................................................29
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.......................................................................................................33
H. Đánh giá quản lý tài chính..........................................................................................33
I. Giải ngân..................................................................................................................... 38
J. Kế toán....................................................................................................................... 39


K. Kiểm toán................................................................................................................... 40
MUA SẮM ĐẤU THẦU VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN..................................................................40
L. Hợp đồng trước và cấp vốn hồi tố..............................................................................40
M. Mua sắm hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn......................................................41
N. Kế hoạch mua sắm đấu thầu.....................................................................................42
O. Điều khoản tham chiếu của chuyên gia tư vấn..........................................................72
BẢO TRỢ XÃ HỘI............................................................................................................ 78
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIỚI.......................................................................................81
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO VỀ CÁC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN.........84
P. Khung giám sát và thiết kế dự án...............................................................................84
Q. Giám sát.................................................................................................................... 84
R. Đánh giá..................................................................................................................... 85
S. Báo cáo...................................................................................................................... 85
T. Chiến lược truyền thông với các bên liên quan...........................................................85
CHÍNH SÁCH CHỐNG THAM NHŨNG............................................................................86


CƠ CHẾ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH..............................................................................87
SAO LƯU CÁC THAY ĐỔI CỦA PAM...............................................................................87
PHỤ LỤC 1: KHUNG THIẾT KẾ VÀ GIÁM SÁT DỰ ÁN...................................................88
PHỤ LỤC 2: BẢNG CÁC HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN VÀ PHÂN BỔ KINH PHÍ........................97
PHỤ LỤC 3: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ BẢN.............................................................122
PHỤ LỤC 4: DANH MỤC THIẾT BỊ MUA SẮM (DỰ KIẾN).............................................134
PHỤ LỤC 5: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU CỦA CHUYÊN GIA TƯ VẤN........................147
1.1. Quản lý và kế hoạch đấu thầu......................................................................................................................162
1.2. Quản lý hợp đồng.........................................................................................................................................162


Mục đích và Quy trình Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án
Sổ tay hướng dẫn quản lý dự án (Sổ tay) mô tả các yêu cầu hành chính và quản lý cần thiết

nhằm triển khai dự án đúng tiến độ, trong khuôn khổ kinh phí cho phép, và phù hợp với
chính sách và thủ tục của Chính phủ và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Sổ tay nên
tham khảo các mẫu và hướng dẫn hiện có thông qua kết nối với các đường dẫn web URL
hay được trực tiếp đưa vào trong nội dung của Sổ tay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thực hiện các dự
án vốn vay ADB tuân theo các thủ tục và chính sách của Chính phủ và ADB, theo như thỏa
thuận giữa Bên vay và ADB. Cán bộ ADB có nhiệm vụ hỗ trợ việc thực hiện dự án bao gồm
hỗ trợ Bộ GD&ĐT tuân thủ các nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện dự án theo chính sách và
thủ tục ADB quy định.
Trong các phiên đàm phán khoản vay, Bên vay và ADB sẽ đồng ý về các nội dung của Sổ
tay và đảm bảo sự thống nhất với Hiệp định vốn vay. Những thỏa thuận này sẽ được ghi
chép trong Biên bản các phiên đàm phán khoản vay. Trong trường hợp có bất kỳ sự sai
khác hay mâu thuẫn giữa Sổ tay và Hiệp định vốn vay, các điều khoản quy định trong Hiệp
định vốn vay sẽ được áp dụng.
Sau khi Ban giám đốc của ADB phê duyệt Báo cáo khuyến nghị của chủ tịch ADB (RRP), bất
kỳ sự thay đổi nào trong bố trí thực hiện dự án phải được sự đồng ý và phê duyệt theo đúng
thủ tục hành chính của Chính phủ và ADB (bao gồm Hướng dẫn quản lý dự án). Sau khi
được phê duyệt, những thay đổi này sẽ được bổ dung vào Sổ tay.


BẢNG KÝ TỰ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

BQLDA TƯ

Ban Quản lý dự án Trung ương

BQLDA ĐP


Ban Quản lý dự án địa phương

CBQL

Cán bộ quản lý



Cao đẳng

CNTT

Công nghệ thông tin

CPS

Chiến lược hợp tác quốc gia

CSVC

Cơ sở vật chất

DTNT

Dân tộc nội trú

DTTS

Dân tộc thiểu số


DMCs

Các quốc gia thành viên đang phát triển

ĐH

Đại học

ĐHSP

Đại học sư phạm

ĐP

Địa phương

FBS

Lựa chọn dựa trên chi phí cố định

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GDTX


Giáo dục thường xuyên

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GV

Giáo viên

HDI

Chỉ số phát triển con người

HS

Học sinh

HTKT

Hỗ trợ kỹ thuật

HVQLGD

Học viện Quản lý giáo dục

ICB

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế


JICA

Cơ quan hợp tác Nhật Bản

JFPR

Quỹ giảm nghèo của Nhật Bản


KHTN

Khoa học tự nhiên

LĐTB&XH

Lao động, thương binh và xã hội

MIC

Quốc gia có mức thu nhập trung bình

NCB

Đấu thầu cạnh tranh trong nước

NSNN

Ngân sách nhà nước


PTGDTHPTII

Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai
đoạn 2

QLGD

Quản lý giáo dục

RRP

Báo cáo và khuyến nghị trình Chủ tịch ADB

SGK

Sách giáo khoa

SREM

Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục

TB

Thiết bị

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

TĐC


Tái định cư

TKT

Trẻ khuyết tật

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

THPTKT

Trung học phổ thông Kỹ thuật

TTGDTX

Trung tâm giáo dục thường xuyên

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên

Hợp quốc

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc

XDCB

Xây dựng cơ bản

WB

Ngân hàng thế giới


1
MÔ TẢ DỰ ÁN
1.
Bối cảnh quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã
đạt được những bước tiến vững chắc và Việt Nam đang thuộc nhóm nước thu nhập trung
bình từ năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt mức 1.224 USD năm 2010, tốc độ tăng
trưởng trung bình năm đạt 7,26%. Nhằm gia tăng hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của
đất nước, việc nâng cao hiệu suất lao động là nhân tố cơ bản để bắt kịp với nhu cầu của thị
trường lao động đối với lao động có kỹ năng cao, đặc biệt là lao động trẻ lứa tuổi từ 20 đến
39 tuổi và chiếm 50,5% tổng lực lượng lao động. Tuy nhiên, chỉ có chưa đến 30% lực lượng
lao động là tốt nghiệp THPT. Khoảng 80% lao động là từ các hộ gia đình nghèo nhất làm
nông nghiệp. Phần lớn lực lượng lao động này có ít cơ hội tìm được việc làm ở những khu
vực khác do thiếu các bằng cấp giáo dục trung học.
2.
Kế hoạch Phát triển quốc gia và Chiến lược Hợp tác ADB. Kế hoạch Phát triển

Kinh tế- Xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011- 2015 1 đã xác định việc phát triển nguồn nhân
lực có chất lượng cao là một trong 3 nhiệm vụ then chốt trong hoạt động phát triển một đất
nước bền vững và công bằng. Chiến lược, lộ trình và đánh giá ngành giáo dục, đào tạo của
ADB thể hiện trong Chiến lược Hợp tác quốc gia với Việt Nam giai đoạn 2012- 20152 cũng
ưu tiên phát triển nghề nghiệp cho thanh niên Việt Nam. Cả hai tài liệu trên đều nhấn mạnh
vào việc tăng cường đầu tư có trọng điểm vào bậc giáo dục cao trong hệ thống giáo dục
Việt Nam. Giáo dục THPT đặc biệt quan trọng vì đảm bảo tỷ lệ chuyển tiếp từ giáo dục phổ
thông sang các cấp giáo dục cao hơn và chất lượng đầu vào của học sinh theo học đại học
và tham gia vào thị trường lao động.
3.
Thành tựu của Dự án Phát triển GD THPT. ADB là một đối tác phát triển chính
trong giáo dục trung học ở Việt Nam và là nhà tài trợ duy nhất cho giáo dục Trung học phổ
thông. Dự án Phát triển GD THPT (pha 1) được thiết lế và phê duyệt vào năm 2002 khi giáo
dục THPT của Việt Nam vẫn còn chưa phát triển. Tỷ lệ nhập học thô đối với THPT chỉ đạt
15% vào năm học 1999-2000 và chất lượng chương trình và sách giáo khoa còn nghèo
nàn. Mục tiêu cơ bản của Dự án PT GD THPT pha 1 đó là nhằm tăng cường tiếp cận giáo
dục THPT và sau nữa là phát triển chương trình và sách giáo khoa cho các môn học nòng
cốt. Theo thời gian, những nỗ lực của ADB và Chính phủ Việt Nam, đã mở rộng đáng kể
mật độ bao phủ của giáo dục THPT và cung cấp chương trình và tài liệu hướng dẫn của các
môn học mục tiêu được giảng dạy trong các trường THPT. Đến năm 2011, tỷ lệ nhập học
thô bậc THPT đã tăng và đạt 56,3% và tỷ lệ nhập học THCS, THPT đúng độ tuổi lần lượt đạt
83,5% và 50,4%. Chất lượng giáo viên cũng được cải thiện thông qua chương trình và sách
giáo khoa được cập nhật, tuy nhiên về chất lượng vẫn còn cần được tăng cường hơn nữa.
4.
Bài học kinh nghiệm từ Dự án PT GD THPT. Nhiều bài học kinh
nghiệm đã được rút ra từ Dự án PT GD THPT pha 1 và một số dự án liên quan khác. Những
bài học này đã được nghiên cứu và xem xét trong quá trình thiết kế và lập kế hoạch thực
hiện Dự án Phát triển GD THPT giai đoạn 2. Ở những dự án trước đây, việc chọn lọc vùng
khó khăn được tiến hành ở cấp tỉnh. Tuy nhiên, các huyện lại cho thấy các chỉ số về giáo
dục rất khác nhau, do vậy địa bàn thực hiện dự án ở Dự án PT GD THPT 2 sẽ được xác

định trên cơ sở cấp huyện hoặc cấp trường. Nhiều dữ liệu cơ sở còn thiếu hoặc chưa mang
tính thực tế cao gây khó khăn cho hoạt động giám sát dự án. Đối với Dự án PT GD THPT 2,
nhiều chỉ số mang tính bền vững hơn sẽ được sử dụng và công bố thường xuyên. Những
dự án trước đây thường thiếu ngân sách thực hiện dự án, bao gồm cả ngân sách cho hoạt
động đào tạo bồi dưỡng và bảo trì các cơ sở vật chất trường học. Các khoản rút vốn nên
căn cứ trên yêu cầu ngân sách thực tế để có được hiệu quả mong muốn.
5.
Những thách thức mới và còn tồn tại cần được Dự án PT GD THPT II đưa ra.
Dự án PT GD THPT pha 1 đã được triển khai thành công và thu được những kết quả như
1

Chính phủ Việt Nam. 2011. Kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Hà Nội.

2

ADB. Chiến lược Hợp tác quốc gia 2012-2015. Manila (Đang chuẩn bị).


2
kỳ vọng. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách về tài nguyên trong giáo dục THPT mà
chưa được đáp ứng. Một số vấn đề chính còn tồn tại và một số vấn đề mới cần vạch ra bao
gồm: (i) chất lượng của các tài liệu hướng dẫn và chương trình tương ứng còn hạn chế so
với thị trường công việc rộng lớn; (ii) tiếp cận giáo dục THPT của các nhóm thiệt thòi còn
hạn chế; và (iii) năng lực lập kế hoạch và quản lý của các nhà chức trách địa phương còn
Khôngn yếu trong hoạt động cải thiện giáo dục THPT.
6.
Hiệu quả hoạt động và chất lượng. Trong khi tỷ lệ hoàn thành cấp học THPT
trong năm học 2010 đã cao và đạt mức 92,57%, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn thấp
so với các quốc gia trong khu vực ASEAN3. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia là 10,3% trong
năm học 2010. Rất nhiều học sinh tốt nghiệp THPT không đáp ứng được các yêu cầu kỳ

vọng của ngành công nghiệp hoặc tham gia các bậc học cao hơn. Việc đạt được những cải
thiện đáng kể đối với chất lượng và mức độ phù hợp của các chương trình trong trường
THPT là vô cùng cần thiết đối với mục tiêu phát triển kinh tế, nghề nghiệp lâu dài và tiềm
năng. Bộ GD&ĐT đang tiến hành một số đề án đổi mới nhằm tăng cường chất lượng của
đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, đổi mới chương trình và một số biện pháp khác.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành quyết định điều chỉnh chương trình theo tiêu chuẩn quốc tế và
phù hợp với các nhu cầu kinh tế và xã hội trong tương lai.
7.
Tiếp cận giáo dục THPT. Việt Nam đã và đang đạt được tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế ấn tượng, hiện nay tỷ lệ nghèo đói chủ yếu tập trung ở các nhóm cụ thế gồm
4 nhóm sau: hộ gia đình nghèo4, dân tộc thiểu số5, người có các nhu cầu đặc biệt, phụ nữ
và trẻ em gái. Trong khi tỷ lệ nhập học thô bậc THPT trên cả nước đã được cải thiện đáng
kể, tỷ lệ này ở các tỉnh khó khăn mục tiêu vẫn còn rất thấp. Những đối tượng nghèo là
những người có ít cơ hội hoàn thành giáo dục THPT nhất. Chỉ có 7,8% học sinh dân tộc nội
trú học tại trường dân tộc nội trú, những học sinh này phải đi một quãng đường xa để tới
trường. Do gánh nặng về kinh tế, tỷ lệ nhập học của học sinh thuộc gia đình nghèo thấp hơn
so với học sinh thuộc gia đình khá giả. Người khuyết tật không có cơ hội chính thức tiếp cận
giáo dục THPT mặc dù giáo dục hòa nhập đã được giới thiệu ở bậc giáo dục cơ bản. Nếu
không được vạch ra, các học sinh với những nhu cầu đặc biệt kể trên cũng không thể tham
gia đóng góp vào sự phát triển của công đồng, và có thể sẽ phải đương đầu với vấn đề
nghèo đói. Do vậy, thực sự cần thiết để chỉ ra các vấn đề liên quan đến nhu cầu có ảnh
hưởng đến việc mở rộng cơ hội và tăng tiếp cận giáo dục cho các học sinh vùng khó khăn
đối với giáo dục THPT.

8.
Năng lực lập kế hoạch và quản lý. Ngoài việc tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục
và nâng cao chất lượng giáo dục THPT, sự yếu kém trong công tác quản lý của cấp địa
phương là một vấn đề cần giải quyết. Mặc dù Chính phủ đã có chính sách phân cấp, chi đầu
tư xây dựng cơ bản cho địa phương tuy nhiên vẫn còn nhiều đơn vị chưa phân bổ đủ ngân
sách cho các chương trình đầu tư cơ bản6. Điều này có thể là do thiếu hụt ngân sách, chưa

đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục THPT hoặc công tác lập kế hoạch chuẩn bị
trước còn yếu kém. Trong khi vẫn cần tăng cường năng lực quản lý ở cấp địa phương,
chúng ta cũng cần gấp rút cải thiện năng lực quản lý ở cấp trường học. Trách nhiệm giải
trình và thanh kiểm tra trường học vẫn còn hạn chế do có nhiều khác biệt lớn trong chất
lượng của các chương trình và cơ sở vật chất 7. Quản lý trường học cũng được xác định
trong một nghiên cứu mang tính quốc tế và được hoàn thiện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới8.
3

4

Chỉ có 40.09% học sinh THPT xếp loại “khá” hoặc “trung bình” trong đợt đánh giá năm học 2010/11
Tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi ở gia đình rất nghèo 23,2%, gia đình khá giả là 82,3% theo thống kê 2009.

5

Chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nhập học ở các dân tộc thiểu số: H’Mông là 6,6% trong khi người Kinh là 61,8%
trong năm 2009.

6

Chỉ có khoảng 58% chi đầu tư cơ bản được phân bổ xuống địa phương trong số 74% ngân sách đầu tư cho
địa phương- trong Chi tiêu giáo dục năm 2010.
Thanh tra các trường THPT được triển khai 5 năm/1 lần.

7

8

Theo số liệu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam xếp thứ 107 trên 139 quốc gia.



3
9.
Mối quan hệ với các sáng kiến đổi mới đang thực hiện. Dự án PT GD THPT II
sẽ hỗ trợ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học (SESDP) 9- đề án khuyến khích 10
hoạt động đổi mới giáo dục.10 Dự án PT THPT II được thiết kế gắn sát với Chương trình
Phát triển giáo dục Trung học. Đặc biệt, các kết quả của Chương trình đánh giá học sinh
PISA năm 2012, lấy kinh phí từ Chương trình Phát triển giáo dục Trung học, sẽ được áp
dụng vào hoạt động phát triển chương trình trung học mới, các phương pháp giảng dạy
sáng tạo, sách giáo khoa và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào Dự án PT
GD THPT II.
10.
Một số đặc điểm chính và Sáng kiến trong Dự án PT GD THPT II.
Dự án PT GD THPT II đưa vào các sáng kiến và đổi mới so với các cự án đang và đã triển
khai. Trung tâm Giáo dục Thường xuyên sẽ được cơ cấu lại thành nơi tổ chức các hoạt
động bồi dưỡng thay vì là các trung tâm giáo dục thông thường trước đây. Các kỹ năng
thực hành và kiến thức giảng dạy trên lớp sẽ được chú trọng hơn thông qua việc sử dụng
các phòng học giả định với các camera quan sát cho các sinh viên Sư phạm. Dự án PT GD
THPT II là dự án đầu tiên hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú cả về mặt tài chính lẫn học vấn
nhằm ngăn hiện tượng bỏ học. Giáo dục về các môn khoa học cũng sẽ được hỗ trợ một
cách toàn diện. Nghiên cứu và tìm hiểu các mô hình hợp tác công tư để áp dụng vào giáo
dục THPT. Dự án PT GD THPT II là dự án vốn vay tiếp sau Dự án PT GDTHPT I và không
phải là khoản vay của ngành với cơ sở rằng Dự án PT THPT II là khoản vay kế sau trong
Dự án đầu tư của ADB đối với DA PT THPT I và các tiêu chí lựa chọn, tỉnh, trường, và giáo
viên/học sinh thụ hưởng các hoạt động chính sẽ được ADB phê duyệt.
11.
Phối hợp phát triển. ADB là một thành viên trong khung phối hợp tài trợ cho
ngành, Nhóm nhà tài trợ cho ngành Giáo dục. Ở Việt Nam, ADB đã là đối tác chính trong hỗ
trợ cho giáo dục trung học. Chính phủ Bỉ và Úc cũng đã có những hỗ trợ về học bổng và
viện trợ cho giáo dục THCS như là các nhà đồng tài trợ trong một số dự án của ADB. Ở cấp

giáo dục THPT, ADB là đối tác phát triển duy nhất cung cấp hỗ trợ.

A. Tác động và kết quả
12.
Tác động kỳ vọng của dự án là tăng cường tính cạnh tranh của lực
lượng lao động trẻ từ 18-24 tuổi ở Việt Nam. Kết quả của dự án là trang bị cho học sinh tốt
nghiệp THPT có sự chuẩn bị tốt hơn để phát triển học vấn và nghề nghiệp11.
B. Đầu ra
13.
Dự án có 4 thành phần chính sau: (i)Tăng cường chất lượng giáo dục
THPT tiếp cận chuẩn chất lượng giáo dục THPT của các nước tiên tiến; (ii) mở rộng cơ hội
tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi; (iii) Tăng cường năng lực lập kế hoạch và
quản lý giáo dục THPT; (iv) Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng. Khung
Thiết kế và Giám sát dự án được đính kèm trong Phụ lục 1.

9

Như trên

10

10 hoạt động đổi mới giáo dục gồm: (i) Phát triển Kế hoạch Tổng thể Giáo dục Trung học giai đoạn 20112015, (ii) xây dựng đơn vị kiểm định quốc gia đối với các trường Trung học, (iii) nâng cấp chiến lược quản lý
nguồn nhân lực, (iv) đánh giá quốc gia về chất lượng giáo viên, (v) đánh giá kế quả học tập của học sinh
thông qua việc tham gia Chương trình đánh giá học sinh của tổ chức OECD (PISA) và NAM, (vi) hệ thống
đánh giá và nâng cấp chương trình theo định kỳ, (vii) chính sách về sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong hoạt động giảng dạy, (viii) phát triển chương trình mới, tương ứng, (ix) giáo dục hòa nhập ở cấp
trung học cho học sinh có các nhu cầu đặc biệt, và (x) chuyển tiền có điều kiện (CCT).

11


Phụ lục 1 chỉ ra số lượng kết quả mục tiêu của dự án gắn liền với hoạt động học tập, tham gia và phát triển
của học sinh


4
Thành phần 1: Tăng cường chất lượng giáo dục THPT tiếp cận chuẩn chất lượng
giáo dục THPT của các nước tiên tiến
14.
Tăng cường năng lực giảng dạy thông qua đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên THPT: Đổi mới về sư phạm đòi hỏi phải cải thiện cả về nội dung giảng dạy trong
trường và phương pháp giảng dạy. Để đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng giáo dục
THPT từ năm 2015 trở về sau, sẽ phải tập trung ưu tiên vào tăng cường năng lực của giảng
viên các trường ĐHSP và các chuyên viên cốt cán chuẩn bị xây dựng chương trình mới với
các loại sách giáo khoa hỗ trợ và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy THPT để có kiến thức và kĩ
năng trong việc thực hiện chương trình mới và sử dụng sách giáo khoa mới một cách hiệu
quả. Dự án sẽ cung cấp các khóa bồi dưỡng 14 ngày ở nước ngoài cho 75 chuyên gia cốt
cán về kỹ năng biên soạn chương trình và SGK. Tiêu chí lựa chọn đội ngũ nhân sự chủ chốt
sẽ do Bộ GD&ĐT lập nên phối hợp với ADB. Thêm nữa, 03 hoạt động đào tạo bồi dưỡng
trong nước cho 18.750 giáo viên sẽ được tổ chức cho: (i) giáo viên THPT nhằm thực hiện
thí điểm và đại trà chương trình và sách giáo khoa mới; (ii) phát triển chuyên môn cho giáo
viên THPT của các tỉnh khó khăn về phương pháp giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của
học sinh; và (iii) năng lực của giảng viên các trường ĐHSP trong việc cải thiện các kĩ năng
nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cốt cán để triển khai thành công chương trình và sách giáo
khoa mới.
15.
Hỗ trợ Sách giáo khoa và Tài liệu hướng dẫn dựa trên chương
trình THPT mới.Trong khi Bộ GD&ĐT sử dụng ngân sách của Chính phủ để phát triển
chương trình THPT mới, thì thành phần này sẽ hỗ trợ thực hiện thông qua việc cung cấp: (i)
sách giáo khoa hỗ trợ thực hiện thí điểm và đại trà chương trình mới; (ii) tài liệu và hướng
dẫn giảng dạy chương trình mới để hỗ trợ thí điểm làm thế nào để triển khai đại trà một

cách hiệu quả; và (iii) các tài liệu hỗ trợ/phương tiện giảng dạy cụ thể và mục tiêu cho 800
trường THPT ở các vùng dân tộc thiểu số.
16.
Hỗ trợ xây dựng môi trường học tập cho học sinh các trường
THPT chuyên. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường cho một số trường chuyên được lựa chọn
thông qua các chương trình phù hợp giúp làm phong phú, can thiệp, hướng dẫn và thúc đẩy
việc học của các học sinh. Tiểu thành phần sẽ cung cấp: (i) thiết bị hỗ trợ dạy học và thiết bị
thực hành thí nghiệm cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học cho 15 trường THPT chuyên
được lựa chọn, các trường có ít tài nguyên và thiết bị nhất; (ii) chương trình bồi dưỡng trong
nước cho 833 giáo viên về các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài; và (iii) hỗ trợ
khóa bồi dưỡng ở nước ngoài cho 15 giáo viên và hiệu phó phụ trách học tập do Bộ
GD&ĐT và ADB lựa chọn.
17.
Hỗ trợ Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.Để tăng cường năng
lực và cải thiện hiệu quả của các TTGDTX tỉnh trong việc triển khai công tác bồi dưỡng giáo
viên, 63 bộ SGK và tài liệu hướng dẫn phù hợp sẽ được cung cấp cho thư viện của các
trung tâm để hỗ trợ các chương trình do Trung tâm triển khai. Để đảm bảo các chương trình
do Trung tâm triển khai được hiệu quả và tối ưu được các mục tiêu về bồi dưỡng giáo viên,
các khóa bồi dưỡng trong nước về đổi mới chương trình cho 15 giáo viên của mỗi trung tâm
sẽ được tổ chức. Ở các chương trình tập huấn cho các tập huấn viên này, người tham gia
sẽ được giới thiệu chương trình mới và các hướng tiếp cận mang tính sáng tạo, mới trong
các chương trình lập kế hoạch cho giáo viên các trường THPT.
18.
Thí điểm tăng cường chất lượng dạy học ngoại ngữ. Tiểu thành
phần sẽ cung cấp hỗ trợ để tăng cường các kĩ năng giao tiếp cho giáo viên Tiếng Anh các
trường THPT thông qua việc: (i) hỗ trợ cung cấp sách tiếng Anh cho 2.700 trường THPT; (ii)
cung cấp bộ thiết bị nghe nhìn cho mỗi phòng học ngoại ngữ/ mỗi tỉnh 1 phòng/ trường; và
(iii) tổ chức bồi dưỡng trong nước cho giáo viên tiếng Anh cốt cán 12 nhằm tăng cường kỹ
năng sư phạm, tập trung vào tăng cường kỹ năng nghe nói của học sinh.


12

Bồi dưỡng 7.500 ngày người giáo viên Tiếng Anh cốt cán


5
19.
Xây dựng các trung tâm phát triển kỹ năng sư phạm. Cải thiện
hiệu quả của giáo viên là trọng tâm của việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Vì các
giáo viên có thể phát triển được chuyên môn tốt nhất khi có điều kiện quan sát các hoạt
động thực hành trên lớp một cách hiệu quả, 6 Trung tâm phát triển kĩ năng sư phạm 13
sẽđược thành lập để cho phép các Trường/khoa ĐHSP bồi dưỡng các giáo viên tương lai
được hiệu quả hơn. Những lớp học giả định này sẽ là nơi thực hành nghiệp vụ giảng dạy
của các giảng viên tương lai thông qua việc làm cho học sinh tham gia vào hoạt động học
tập của mình và chỉ ra cách thức lập kế hoạch, quản lý và đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Đặc biệt, tiểu thành phần sẽ: (i) hỗ trợ cung cấp thiết bị hỗ trợ dạy học và các thiết bị
khác cho sáu phòng học giả định; (ii) hỗ trợ xây dựng hoặc nâng câp các phòng học giả
định nhằm tạo môi trường cho sinh viên và các giảng viên sư phạm thực hành kỹ năng sư
phạm; (iii) tổ chức hội thảo tập huấn trong nước về phát triển kỹ năng sư phạm (6
ngày/khóa cho 20 người/1 trung tâm); và (iv) tổ chức khóa bồi dưỡng nước ngoài 2 tuần
cho 6 giảng viên ĐHSP và 9 chuyên viên từ Bộ GD&ĐT để có thể lĩnh hội được kiến thức và
các kĩ năng về sư phạm có chất lượng cao, mang tính quốc tế.
20.
Thí điểm tăng cường chất lượng giảng dạy các môn học được
lựa chọn. Để nâng cao chất lượng và sự phù hợp của giáo dục THPT đối với các mục tiêu
quốc gia, 8 môn học chính đã được xác định để phục vụ mục tiêu cụ thể này 14. Đối với mỗi
một môn học, các phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả sẽ được phát triển. Tiểu thành
phần này sẽ: (i) hỗ trợ bồi dưỡng trong nước về phương pháp giảng dạy cho 5 giáo viên cốt
cán ở mỗi tỉnh; (ii) hỗ trợ tổ chức diễn đàn, trao đổi về nâng cao chất lượng dạy học của các
môn học bằng cách đăng bài trên 4 tạp chí/báo; (iii) tổ chức khóa bồi dưỡng ở nước ngoài

trong 10 ngày cho 15 giáo viên nhằm tăng cường kỹ năng giảng dạy thông qua việc tiếp thu
phương pháp giảng dạy mới của các nước tiên tiến; và (iv) tổ chức nghiên cứu trong 3 năm
về giảng dạy môn Toán ở 2 trường ở Hà Nội (1 ở thành phố, 1 ở nông thôn) nhằm đánh giá
hiệu quả hoạt động của trường và đo lường tác động của các sáng kiến về giảng dạy ở
trường học trong các môi trường khác nhau.
21.
Hỗ trợ học sinh yếu kém và học sinh gặp khó khăn trong học tập.
Nhằm đảm bảo tăng cường tiếp cận cho tất cả các học sinh và cải thiện kết quả học tập của
các học sinh có kết quả học tập yếu kém ngoài việc tiếp cận tới trường THPT, các hỗ trợ
khác cũng sẽ được đưa ra. Hỗ trợ sẽ ở dạng tăng cường năng lực cho các giáo viên nhằm
giúp đỡ các học sinh vùng sâu, vùng xa thông qua việc triển khai các chương trình bồi
dưỡng trong nước ở một số nơi để đảm bảo giáo viên sẽ được hỗ trợ về các tài liệu và
hướng dẫn15 về phương pháp tự học nhằm đảm bảo những học sinh không có điều kiện học
chính quy sẽ có cơ hội tiếp cận với các tài liệu và hỗ trợ phù hợp16.
Thành phần 2: Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi
22.
Phát triển cơ sở vật chất và thiết bị trường THPT cho các huyện
khó khăn. Nhằm tăng cường tiếp cận đối với các cơ sở vật chất có chất lượng cho học sinh
các huyện khó khăn, vùng sâu, xa, Dự án sẽ hỗ trợ xây mới và cung cấp thiết bị và đồ gỗ
cho khoảng 1.050 phòng học tại các trường THPT có sẵn. Những cơ sở vật chất này sẽ góp
phần cải thiện chất lượng các kết quả dạy và họccủa học sinh tham gia tại các trường THPT
ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

13

Trung tâm phát triển kĩ năng sư phạm sẽ được thành lập ở 6 Trường/Khoa ĐHSP như sau: Thái Nguyên, Hà
Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Cần Thơ.

14


Các môn khoa học xã hội, Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh học

15

1 giáo viên/1 mỗn x 14 môn x 63 tỉnh/thành

16

1 giáo viên/1 môn x 8 môn x 63 tỉnh/thành


6
23.
Hỗ trợ thiết bị cho các trường THPT dân tộc nội trú tỉnh. Nhằm
đảm bảo tăng cường tham gia học tập của các học sinh dân tộc thiểu số, dự án sẽ cải thiện
môi trường học tập ử các trường THPT dân tộc nội trú được lựa chọn. Đặc biệt, Dự án sẽ
cải thiện chất lượng và hiệu quả giáo dục THPT ở các tỉnh khó khăn thông qua hoạt động
cung cấp thiết bị17 cho 18 trường THPT dân tộc nội trú tỉnh.
24.
Thí điểm giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật. Nhằm đảm
bảo tăng cường tiếp cận cho các học sinh khuyết tật đối với giáo dục THPT và phát triển
một hướng tiếp cận bền vững và hiệu quả cho học sinh khuyết tật ở giáo dục trung học, một
chương trình hỗ trợ thí điểm tập trung vào phát triển các môi trường dạy và học phù hợp
cho các học sinh khuyết tật sẽ được triển khai. Dự án sẽ hỗ trợ: (i) biên soạn bộ công cụ
giao tiếp cho học sinh khiếm thính để hỗ trợ học sinh khiếm thính giao tiếp và mở rộng cơ
hội học tập; (ii) in và cung cấp bộ công cụ này cho các trung tâm giáo dục hòa nhập và cơ
sở đào tạo giáo viên tật học; và (iii) bồi dưỡng trong nước cho 600 giáo viên của các Trung
tâm tật học và cơ sở đào tạo giáo viên tật học để giúp hiểu rõ hơn về giáo dục hòa nhập và
về phương pháp giảng dạy cho các học sinh khuyết tật.
25.

Hỗ trợ phát triển bền vững cho các nhóm thiệt thòi. Để đảm bảo
các học sinh thiệt thòi có thể tiếp tục tham gia tốt hơn vào các chương trình đào tạo và giáo
dục sau khi đã tốt nghiệp THPT, Dự án sẽ giúp phát triển các kĩ năng sống cho học sinh
thiệt thòi. Tiểu thành phần này sẽ cung cấp các chương trình bồi dưỡng giáo viên trong
nước và tập trung vào: (i) phát triển các phương pháp dạy học tích cực và kỷ luật tích cực
nhằm khuyến khích học sinh học tập và tham gia tích cực trong lớp học; (ii) phát triển các kỹ
năng sống với chất lượng cao cùng với nhận thức được cải thiện vê các vấn đề môi trường
và xã hội; và (iii) bồi dưỡng về bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc thiểu số.
26.
Xây dựng mô hình hợp tác công tư trong giáo dục THPT. Nhằm
cải thiện tiếp cận giáo dục THPT cho các nhóm thiệt thòi, một số mô hình mới về tài chính
và quản lý cần được khai phá để các đơn vị tư nhân có thể tham gia đóng một vai trò quan
trọng trong việc tìm hiểu các cách thức mới và sáng tạo chỉ ra vấn đề còn khó khăn. Tiểu
thành phần sẽ cung cấp hỗ trợ cho các cơ quan nhà nước và của Bộ để triển khai một
nghiên cứu về phát triển mô hình về hợp tác Công-Tư để làm sao có thể áp dụng một cách
hiệu quả nhất đối với giáo dục THPT. Trong nghiên cứu này, một sáng kiến thí điểm về mô
hình hợp tác Công-Tư sẽ triển khai chương trình bồi dưỡng trong nước cho 600 giáo viên
của các trường THPT tư thục.
Thành phần 3: Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quản lý giáo dục THPT
27.
Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục trường
THPT.Chất lượng giáo dục THPT tăng cao gắn liền với sự phát triển của quốc gia, do vậy
rất cần có những cải thiện trong công tác quản lý ở tất cả các cấp. Tiểu thành phần này sẽ
cung cấp chương trình bồi dưỡng trong nước để cải thiện một số mặt chính của giáo dục
THPT bao gồm lập kế hoạch, quản lý và chỉ đạo đổi mới giáo dục. Ước tính sẽ có khoảng
2.700 hiệu trưởng các trường THPT và 600 giám đốc các TTGDTX và hiệu trưởng các
trường bổ túc văn hóa sẽ tham gia vào chương trình bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài để
học tập về các phương pháp quản lý hiệu quả mà các nước đã triển khai và đạt được đối
với giáo dục THPT. Tiểu thành phần cũng sẽ hỗ trợ phát triển phần mềm bản đồ trường học
đã được xây dựng từ Dự án (pha 1) để cải thiện năng lực lập kế hoạch giáo dục ở 33 tỉnh

khó khăn được lựa chọn.
28.
Hỗ trợ tăng cường quản lý giáo dục THPT theo yêu cầu của địa
phương (hoạt động phân cấp cho địa phương). Việc cấp vốn của các Sở ở địa phương
và việc sử dụng vốn một cách hiệu quả của mỗi Sở GD&ĐTđối với gói tài trợ từ lâu đã là
một vấn đề cần được quan tâm. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ: (i) tăng cường năng lực quản lý
17

Thiết bị này cho phòng máy tính và thư viện, phòng đa phương tiện và các phòng học bộ môn, và thiết bị văn
phòng


7
và lập kế hoạch của các Sở để đáp ứng các nhu cầu của địa phương; (ii) phát triển các giải
pháp đã được thống nhất đối với các vấn đề chính liên quan đến quản lý đối với từng Sở để
đáp ứng các yêu cầu đổi mới gắn với việc giới thiệu một chương trình cập nhật và sử dụng
các phương pháp giảng dạy mang tính chủ động hơn, và giới thiệu sách giáo khoa mới sau
năm 2015. Mỗi Sở GD&ĐT sẽ nhận được một gói Tài trợ bao gồm có sổ tay hướng dẫn sử
dụng gói tài trợ, các hội thảo tập huấn về định hướng, giám sát và đánh giá.
29.
Hỗ trợ nghiên cứu về quản lý giáo dục THPT. Tiểu thành phần sẽ
hỗ trợ thực hiện các nghiên cứu nhằm tăng cường công tác lập kế hoạch chiến lược và
quản lý giáo dục THPT. Dự án sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực của Bộ GD&ĐT/các Sở
GD&ĐT/các Viện nghiên cứu để đẩy mạnh và thực hiện chiến lược “Đổi mới giáo dục” của
Bộ đang diễn ra. Dự án sẽ hỗ trợ thực hiện 5 nghiên cứu tập trung về các vấn đề:(i) Mô hình
trường THPT tự chủ và chịu trách nhiệm xã hội; (ii) Phát triển giáo dục các kĩ năng sống cho
học sinh THPT ở các vùng khó khăn; (iii) Quản lý chương trình và phát triển tài liệu dạy học
bổ túc văn hóa THPT theo chương trình mới (sau 2015); (iv) Tham vấn học đường ở trường
THPT; (iv) Tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho giáo viên THPT.
30.

Hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu về quản lý giáo
dục. Tiểu thành phần sẽ giúp hỗ trợ tăng cường năng lực cho các trung tâm nghiên cứu và
bồi dưỡng về quản lý giáo dục bằng việc cung cấp thiết bị cho phòng đa năng tại Học viện
quản lý giáo dục, và chương trình bồi dưỡng trong nước để phát triển năng lực nghiên cứu
khoa học và giảng dạy cho giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục và Trường cán bộ
quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần 4: Hỗ trợ thực hiện dự án, giám sát và đảm bảo chất lượng
31.
Tăng cường năng lực cho Ban điều hành dự án trung ương, địa
phương và các đơn vị thực hiện. Đảm bảo các đơn vị có trách nhiệm thực hiện Dự án nói
trên đều được tập huấn đầy đủ. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho Ban
QLDA TƯ và các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện Dự án khác. Tiểu thành phần
sẽ tổ chức chương trình bồi dưỡng trong nước về quản lý mua sắm đấu thầu. Thêm nữa, về
dịch vụ tư vấn, tổng cộng 471 tháng người chuyên gia tư vấn sẽ được cung cấp để hỗ trợ
Ban QLDA TƯ thực hiện dự án.
32.
Cung cấp thiết bị phục vụ thực hiện Dự án. Dự án sẽ cung cấp các
thiết bị văn phòng cần thiết, đồ gỗ và cơ sở vật chất, cũng như phương tiện đi lại cho Ban
QLDA TƯ. Thiết bị cũng sẽ được cung cấp cho các Ban QLDA ĐP để đảm bảo thực hiện dự
án một cách kịp thời và hiệu quả.
33.
Hỗ trợ giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng dự án. Một
nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là công việc giám sát và đánh giá nhằm tối ưu hiệu quả và
hiệu suất của dự án phải được thực hiện liên tục. Tiểu thành phần sẽ hỗ trợ tăng cường
thực hiện dự án thông qua các kết quả giám sát và đánh giá trong khung giám sát đánh giá
đã thống nhất. Điều này sẽ đảm bảo việc đạt được các kết quả cũng như tác động kỳ vọng
đúng tiến độ. Thông qua việc cung cấp các hội thảo đánh giá dự án (Khởi động, giữa kỳ và
cuối kỳ), các đánh giá thành phần, và tuyển dụng tư vấn độc lập để chuẩn bị báo cáo hoàn
thành dự án, dự án sẽ được theo dõi sát sao và khi cần có thể đưa ra các biện pháp xử lý

cải thiện. Thêm vào đó, dịch vụ kiểm toán độc lập cũng sẽ được cung cấp trong suốt 7 năm
thực hiện dự án.


8
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
A.

Các hoạt động chuẩn bị Dự án
Tháng
2012

Các hoạt
chính

động

Bố trí tổ chức thực
hiện dự án
Đàm phán vốn vay
Ban Lãnh đạo ADB
phê duyệt
Ký kết khoản vay
Chính phủ góp ý về
mặt pháp lý
Khoản vay có hiệu
lực

07


08

09

2013
10

11

12

01

02

03



Đơn vị chịu trách
nhiệm

Bộ GD&ĐT
Chính phủ, ADB




ADB
Chính phủ, ADB





Bộ Tư pháp



Chính phủ, ADB

Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo; ADB: Ngân hàng phát triển châu Á.

34.
Ban QLDA TƯ sẽ được thành lập trước khi tiến hành thương thảo vốn
vay để chuẩn bị cho dự án. Hy vọng là dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ vì dự án hoàn
toàn hỗ trợ hoạt động phát triển và triển khai chương trình và sách giáo khoa mới theo dự
kiến sẽ được triển khai sau năm 2015 và các hoạt động ở Thành phần 1 và 2, các hoạt
động phát triển tài liệu và bồi dưỡng giáo viên của Thành phần 1 dự kiến sẽ được bắt đầu
triển khai vào Quý 2 tới quý 3 năm 2013.
35.
Các hoạt động trước và cơ chế hồi tố sẽ được áp dụng để tuyển dụng
các Chuyên gia tư vấn độc lập hỗ trợ thực hiện Dự án.


9
B. Kế hoạch thực hiện dự án
36.
lục 2.

Dự án sẽ được triển khai trong vòng 7 năm, từ năm 2013 đến năm 2019. Kế hoạch thực hiện chi tiết thể hiện trong Phụ



10


11


12


13

TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN
A. Tổ chức thực hiện dự án – Vai trò và trách nhiệm
Tổ chức thực hiện dự án

Vai trò và trách nhiệm

Cơ quan chủ quản

Bộ GD&ĐT là chủ quản dự án đồng thời là chủ dự án.
Bộ GD&ĐT sẽ đảm bảo rằng cán bộ thực hiện dự án
nhận thức đầy đủ và tuân thủ các quy định của Chính
phủ và ADB bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn các
quy định liên quan đến việc triển khai, mua sắm, sử
dụng tư vấn, giải ngân, báo cáo, giám sát và ngăn ngừa
gian lận và tham nhũng.

Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện dự

án

Các thành viên của BCĐ là đại diện của Bộ GD&ĐT
gồm Vụ Giáo dục trung học, Vụ Kế hoạch và Tài chính,
Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam và đại diện của Bộ
KH&ĐT, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Văn
phòng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì
BCĐ. BCĐ sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát, kiểm
tra toàn bộ hoạt động của dự án và hỗ trợ điều phối và
liên lạc với các cơ quan khác.

Ban Quản lý dự án trung ương
(BQLDA TƯ)

BQLDA TƯ sẽ được thành lập trước khi dự án có hiệu
lực. Đứng đầu BQLDA TƯ là Giám đốc dự án, giúp việc
cho Giám đốc dự án gồm một phó giám đốc dự án, 6
trợ lý gồm: (i) trợ lý phụ trách tài chính và hành chính,
(ii) trợ lý mua sắm đấu thầu, (iii) trợ lý XDCB, (iv) trợ lý
phát triển đội ngũ, (v) trợ lý Sách và Tài liệu (vi) trợ lý
giám sát đánh giá. BQLDA chịu trách nhiệm về việc
thực hiện dự án gồm: lập kế hoạch, mua sắm đấu thầu,
kế hoạch giải ngân, giám sát, điều phối các hoạt động
dự án, trình đơn rút vốn sang ADB, lập các báo cáo bao
gồm báo cáo kiểm toán hàng năm, thiết lập và duy trì tài
khoản tạm ứng, lưu trữ các hồ sơ tài liệu...

Sở GD & ĐT


Sở GD&ĐT là đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp chặt
chẽ giữa Ban QLDA TƯ và Ban QLDA ĐP để thực hiện
dự án. Đồng thời, Sở GD&ĐT cũng hỗ trợ Ban QLDA
ĐP trong các hoạt động triển khai và giám sát các
trường THPT mục tiêu vì Sở GD&ĐT thường có thẩm
quyền cao hơn đối với Hiệu trưởng các trường THPT.

Ban Quản lý dự án địa phương
(BQLDA ĐP)

BQLDA ĐP sẽ được thành lập ở 63 tỉnh/thành, Chủ tịch
UBND Tỉnh ra quyết định thành lập. Một đại diện lãnh
đạo Sở GD&ĐT sẽ làm giám đốc ban quản lý. Mỗi
BQDA ĐP sẽ chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát
các hoạt động dự án ở cấp tỉnh và sẽ phải chuẩn bị và
trình các báo cáo lên BQLDA TƯ để theo dõi và tổng
hợp, cũng như vận hành các tài khoản phụ và phối hợp
với Sở GD&ĐT trong hoạt động thực hiện Dự án.

Các đơn vị tham gia khác

Học viện QLDGD, TTGDTX, Khoa/Trường ĐHSP và các
trường chuyên là các đơn vị thụ hưởng dự án và thực
hiện các hoạt động trong các tiểu thành phần có liên


14
quan theo sự chỉ đạo của Ban QLDA TƯ. Lãnh đạo của
các đơn vị này sẽ phải chịu trách nhiệm trong các hoạt
động thực hiện và giám sát dự án, chuẩn bị và trình các

báo cáo, dữ liệu cần thiết lên Ban QLDA TƯ.
ADB

Tổ Dự án sẽ (i) giám sát quá trình thực hiện dự án; (ii)
đảm bảo tuân thủ theo Hiệp định vốn vay và Sổ tay
hướng dẫn thực hiện Dự án; (iii) đảm bảo dự án đạt
được các kết quả, đầu ra như kỳ vọng cũng như các
biện pháp về an sinh và chống tham nhũng; (iv) phê
duyệt các hoạt động mua sắm đấu thầu; các hồ sơ rút
vốn; (v) giải ngân vốn cho các khoản chi tiêu cho phép
và (vi) triển khai các phái đoàn khởi động, đánh giá
thường xuyên, đánh giá giữa kỳ và các phái đoàn đánh
giá cuối kỳ.

38. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là chủ quản dự án, đồng thời là chủ dự án. Bộ
trưởng thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) để giúp Bộ trưởng quản lý, thực hiện dự án.
BQLDA có chức năng nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 131/2006/NĐ-CP, ngày
9/11/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BXH, ngày 12/3/2007 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban
quản lý chương trình, dự án ODA.
39. Ban chỉ đạo liên bộ, bao gồm đại diện của các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc Bộ
GD&ĐT, và một số đại diện khác của các cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm cung
cấp các thông tin chỉ đạo chung đối với dự án, giám sát các hoạt động và đầu ra của Dự án,
hỗ trợ điều phối và trao đổi thông tin với các cơ quan thuộc chính phủ.
40. Ban Quản lý Dự án Trung ương (BQLDA TƯ) chịu trách nhiệm thực hiện Dự án, trong
đó có các hoạt động mua sắm đấu thầu, lập kế hoạch, lên ngân sách, giám sát, điều phối,
trình các hồ sơ xin rút vốn lên ADB, lưu trữ các hồ sơ dự án, trình các hồ sơ theo yêu cầu
trong đó có các báo cáo hàng năm, các sao kê tài chính, thành lập và vận hành các tài
khoản tạm ứng.
41. Sở GD&ĐT có trách nhiệm làm cầu nối giữa Ban QLDA ĐP và Ban QLDA TƯ để triển

khai thuận lợi dự án. Ngoài ra, Sở GD&ĐT cũng hỗ trợ Ban QLDA ĐP trong việc thực hiện
các hoạt động dự án ở những trường THPT mục tiêu.
42. Nhằm triển khai dự án một cách thuận lợi, Ban QLDA ĐP cũng sẽ được Ủy ban Nhân
dân tỉnh ra quyết định thành lập ở cả 63 Tỉnh/thành. Ban QLDA ĐP sẽ thực hiện và giám sát
các hoạt động dự án ở tỉnh của mình và phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT theo sự chỉ đạo
của Ban QLDA TƯ. Các Ban QLDA ĐP sẽ mở và vận hành tài khoản phụ của mình.
43. Các đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT được thụ hưởng dự án: Học viện Quản lý giáo dục
(HVQLGD), các trường/khoa Đại học sư phạm (ĐHSP) được lựa chọn. Những đơn vị tham
gia dự án sẽ triển khai các hoạt động liên quan của Dự án theo chỉ đạo của Ban QLDA TƯ
và lãnh đạo đơn vị sẽ phải có những sắp xếp cần thiết trong phạm vi của mình.
44. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)-Nhà tài trợ dự án, cùng với Bộ GD&ĐT chỉ đạo,
giám sát việc tổ chức, quản lý, thực hiện dự án và hỗ trợ, tăng cường năng lực quản lý dự
án cho BQLDA.


15
B. Một số cán bộ chủ chốt tham gia thực hiện Dự án
Cơ quan chủ quản
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ông Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng
ĐT: +84 4 3869 4075
Fax: +84 4 3869 4085
Địa chỉ: 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam

Đơn vị thực hiện dự án

Ông. Trần Ngọc Sơn
Giám đốc dự án

ĐT:
Fax:
Địa chỉ:

Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB)
Phòng phát triển Nguồn lực và Xã
hội (SEHS)

Leah C. Gutierrez
Giám đốc, SEHS
ĐT: +632 632 6009
Fax: +632 636 2228
Email:

Trưởng nhóm

Eiko Izawa
Chuyên viên giáo dục cao cấp, SEHS/VRM
ĐT: + 84 4 3933 1374
Fax: +84 4 3933 1373
Email:


16
C. Sơ đồ tổ chức thực hiện Dự án
Hình 1: Sơ đồ tổ chức thực hiện Dự án
Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB)


Bộ GD&ĐT
(MOET – Cơ quan chủ
quản)

Hội đồng chỉ đạo liên
Bộ

Ban QLDA TƯ
Sở GD&ĐT
ở 63 Tỉnh/Thành phố
Đơn vị Tham gia Dự án
(Học viện QLGD, TTGDTX,
Trường/Khoa ĐHSP/ Trường
chuyên)

Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ trao đổi thông
tin
Quan hệ thỉnh thị, báo
cáo

Ban QLDA ĐP
ở 63 tỉnh


17
DỰ TRÙ KINH PHÍ VÀ CẤP VỐN
45. Kinh phí đầu tư ước tính của dự là 105 triệu USD. Tổng kinh phí bao gồm dự phòng
vật chất và dự phòng trượt giá, và lãi trong quá trình thực hiện.
Bảng 1: Kế hoạch đầu tư Dự án (triệu USD)

Mục

Tổng

A. Chi đầu tư
1

Xây dựng cơ bản

44,25

1A

Xây lắp

38,50

1B

Kiến thiết cơ bản khác

5,75

2

Thiết bị

3

Phương tiện đi lại


0,15

4

Sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn

4,71

5

Phát triển đội ngũ

13,13

5A

Bồi dưỡng trong nước

12,03

5B

Tập huấn nước ngoài

1,10

6

Hội thảo, Nghiên cứu và Khảo sát


0,40

7

Dịch vụ tư vấn

3,37

8

Sáng kiến thí điểm Giáo dục THPT

2,18

8A

Gói tài trợ

1,94

8B

Sáng kiến thí điểm khác

0,24

9

Hỗ trợ thực hiện dự án


2,18

Tổng vốn cơ bản (A)

22,21

92,57

B. Dự phòng

9,43

C. Lãi trong quá trình thực hiện dự án

3,00

Tổng chi phí cần cho dự án (A+B+C)

105,00

46. Chính phủ Việt Nam yêu cầu khoản vay tương đương với 90 triệu đôla từ Quỹ đặc biệt
của ADB cho Dự án. Khoản vay sẽ có thời hạn vay là 32 năm, bao gồm 8 năm ân hạn với lãi
suất là 1%/năm và 1,5%/năm trong thời gian tiếp theo. Các điều khoản khác được quy định
trong Hiệp định vốn vay.


18
47. Kế hoạch cấp vốn được trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2: Kế hoạch cấp vốn

Nguồn vốn

Thành tiền (triệu USD)

Tỷ lệ (%)

Ngân hàng Phát triển châu
Á

90

85,7%

15

14,3%

105

100%

Chính phủ
Tổng


19

B.

Dự trù kinh phí chi tiết theo Hạng mục chi

Bảng 3: Dự trù kinh phí chi tiết theo Hạng mục chi
(Triệu đồng)
Hạng mục
A.
1
1A
1B

Ngoại tệ

Nội tệ

(Triệu USD)
Tổng

Ngoại tệ

Nội tệ

Tổng số

% Tổng chi
phí cơ bản

Chi phí đầu tư
Xây dựng cơ bản

-

922.565


922.565

-

44,2

44,2

47,8%

Xây lắp

-

802.725

802.725

-

38,5

38,5

41,6%

Kiến thiết cơ bản khác

-


119.840

119.840

-

5,7

5,7

6,2%

351.783

114.345

463.129

16,9

5,3

22,2

24,0%

2

Thiết bị


3

Phương tiện đi lại

-

3.906

3.906

-

0,1

0,1

0,2%

4

Sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn

-

98.102

98.102

-


4,7

4,7

5,1%

5

Phát triển đội ngũ

20.604

253.168

273.772

1,0

12,1

13,1

14,2%

5A

Trong nước

-


250.878

250.878

-

12,0

12,0

13,0%

5B

Nước ngoài

20.604

2.289

22.893

1,0

0,1

1,1

1,2%


-

8.340

8.340

-

0,4

0,4

0,4%

70.223

-

70.223

3,4

-

3,4

3,6%

-


45.453

45.453

-

2,2

2,2

2,4%

6

Hội thảo, Nghiên cứu và Khảo sát

7

Dịch vụ tư vấn

8

Sáng kiến thí điểm cho Giáo dục
THPT

8A

Gói tài trợ


-

40.449

40.449

-

1,9

1,9

2,1%

8B

Sáng kiến thí điểm khác

-

5.004

5.004

-

0,2

0,2


0,3%


×