Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Giáo án âm nhạc vnen tuần 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.47 KB, 19 trang )

Tuần 21
Khối 1
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 1C: 18/01/2016
Lớp 1B: 19/01/2016
Lớp 1A: 19/01/2016
Học hát bài: Tập tầm vông
Nhạc: Lê Hữu Lộc-Lời: Theo đồng dao
I. Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Tham gia trò chơi Tập tầm vông
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát "Tập tầm vông"
- Vài vật dụng nhỏ để tổ chức trò chơi. (Viên bi...)
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn .
2. Kiểm tra bài cũ: HS hát và thực hiện động tác vận động bài "Bầu trời xanh"
3. Bài mới : Học bài hát "Tập tầm vông

1


Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động cơ bản: Dạy bài hát "Tập tầm vông"

Hoạt động của học sinh

- Giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- HS lấy tài liệu và ghi bài vào
Tác giả Lê Hữu Lộc đã dựa trên câu đồng dao
vở


" Tập tầm vông tay không tay có,
tập tầm vó tay có tay không "
Trong dân gian để cho các em có thể vừa hát kết hợp
trò chơi thật vui.
- Gv: Đệm đàn và hát mẫu
- HS lắng nghe gv hát mẫu
- Gv: Bài hát gồm 4 câu, mỗi câu gồm 4 tiết nhịp
riêng câu cuối gồm 6 tiết nhịp.
- Câu 1: "Tập tầm vông... tay có"
- Câu 2: "Tập tầm vó... tay không "
- Câu 3: " Mời các bạn... cho trúng "
- Câu4: " Tập tàm vó ... không không "
- Gv: Đọc mẫu lời ca theo tiết tấu và bắt nhịp.
- HS lắng nghe và đọc lại lời ca
theo hướng dẫn của gv
- Gv: Cho học sinh khởi động giọng
- HS lắng nghe và thực hiện
- Gv: Đánh gam F-dur (Pha trưởng ) đọc mẫu một
khởi động giọng .
lần và bắt nhịp.
- Gv: Đàn hát mẫu câu 1 và bắt nhịp 2 lần .
- HS lắng nghe và thực hiện 2
- Gv: Đàn hát mẫu câu 2 và bắt nhịp 2 lần.
lần.
- Gv: Đàn hát mẫu nối câu 1+2 và bắt nhịp 2 lần .
- Gv: Yêu cầu 1 Hs thực hiện lại
- 1 HS thực hiện lại
- Gv: Nhận xét và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Gv: Đàn hát mẫu câu 3 và bắt nhịp.

- HS lắng nghe và thực hiện lại.
- Gv: Đàn và hát mẫu câu 4 và bắt nhịp.
- Gv: Nhắc nhở Hs những từ sai và tử " Tay" hát đảo
- HS lắng nghe và thực hiện lại
phách GV hát mẫu và bắt nhịp
đúng từ "Tay" đảo phách
- Gv: Mời 1 HS thực hiện lại
- 1 HS thực hiện lại
- Gv: Nhận xét và sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và sửa sai
- Gv: Chia lớp theo tổ, nhóm và thực hiện
* Hướng dẫn Hs gõ nhịp
Tập tầm vông tay không tay có
x
x
x
x
- Gv: Mời 2 HS thực hiện lại.
- 2 HS thực hiện lại
- Gv: Mời một HS nhận xét.
- Một HS nhận xét
- Gv: Nhận xét :
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Gv: Hướng dẫn Hs gõ theo phách của bài
Tập tầm vông tay không tay có
x x
x
x x
x xx
- Gv: Gõ mẫu

- Hs lắng nghe
- Gv: Chia lớp thành 2 dãy, một dãy gõ nhịp một dãy - Hs lắng nghe thực hiện theo
2
hát lời, và ngược lại.
nhóm tổ.
- Gv: Mời 2 học sinh thực hiện lại.
- 2 Hs thực hiện lại
- Gv: Mời một học sinh nhận xét.
- 1 Hs nhận xét.


Khối 2
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 2A, 2C: 18/01/2016
Lớp 2B: 20/01/2016
TIẾT 21
Học hát bài: Hoa lá mùa xuân
Nhạcvà lời: Hoàng Hà
I. Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát " Hoa lá mùa xuân "
- Nhạc cụ, gõ, máy nghe, băng hát mẫu.
- Tranh ảnh về mùa xuân
2. Chuẩn bị của HS
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn .

2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát học ở tiết trước,
3. Bài mới: Học bài hát: " Hoa lá mùa xuân"

3


Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động cơ bản: Học bài hát " Hoa lá mùa xuân"

- Gv: Giới thiệu bài hát:
+ Bài hát: Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lọc,
hoa lá tôt tươi, sự vật nhưng bừng tỉnh sau những ngày
đông lạnh giá. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác bài hát
Hoa lá mùa xuân để ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi
đẹp, các em cùng hát ca với mùa xuân
- Gv: Đệm đàn và hát mẫu.
- Gv: Cho HS khởi động giọng
- Gv: Đánh gam (C-dur) "Đô trưởng" đọc mẫu, bắt
nhịp.
- Gv chia bài thành 4 câu.
+ Câu 1:“Tôi là lá...mùa xuân”
+ Câu 2:“Tôi cùng múa...mừng xuân”
+ Câu 3:“Xuân vừa đến... đẹp tươi”
+ Câu 4:“Cho nhựa mới... nơi nơi ”
- Hướng dẫn HS đọc lời bài ca theo tiết tấu.

- Gv: Đàn hát mẫu câu 1 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Đàn hát mẫu câu 2 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu nối 2 câu 1+2 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Đàn hát mẫu câu 3 và bắt nhịp (2 lần)

- Gv: Đàn hát mẫu câu 4 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Cả lớp hát cả bài
- Gv: Nhận xét
- Gv: Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Gv: Gõ mẫu
Tôi là lá, tôi là hoa, tôi là hoa lá hoa mùa xuân
x
x
x
x
x
- Gv: Khi gõ nhịp thì Cô gõ vào các "Tiếng" nào ?
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp
- Gv: Hướng dẫn HS gõ theo phách.
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp.
Tôi là lá, tôi là hoa, tôi là hoa lá hoa mùa xuân
x
x
x
x
x
x
x
- Gv: Khi gõ phách thì Cô gõ vào các "Tiếng" nào? Và
so sánh 2 cách gõ
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp
- Gv: Yêu cầu Hs hát đồng thanh và gõ đệm
2. Hoạt động cơ bản

Hoạt động của học sinh


- HS lấy tài liệu và ghi bài vào
vở.
- HS: Lắng nghe
- HS: thực hiện khởi động giọng

- HS ngồi ngay ngắn lắng nghe
và ghi nhớ.
- HS đọc lời ca theo tiết tấu

- HS thực hiện 2 lần
- HS thực hiện
- HS thực hiện theo hướng dẫn
của Gv
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- Hs thực hiện cả bài.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hs thực hiện theo hướng dẫn
giáo viên
- Hs trả lời và thực hiện lại

- Hs lắng nghe và thực hiện lại

- Hs thực hiện

4


Khối 3
Ngày soạn: 17/01/2016

Ngày dạy: Lớp 3A; 3B; 3C: 21/01/2016
TIẾT 21
Học hát bài: Cùng múa hát dưới trăng
Nhạc và lời: Hoàng Lân
I. Mục Tiêu :
- HS biết bài hát " Cùng múa hát dưới trăng" do nhạc sĩ Hoàng Lân sáng tác
- Hát thuộc lời đúng giai điệu, đúng nhịp và tiết tấu. Thể hiện tính chất vui tươi nhịp
nhàng
* Giáo dục HS tình bạn bè thân mến
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát " Cùng múa hát dưới trăng "
- Nắm được vài nét về nhạc sĩ Hoàng Lân
- Nhạc cụ, gõ, máy nghe, băng hát mẫu.
2. Chuẩn bị của HS:
- Thanh phách, SGK
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn .
2. Kiểm tra bài cũ: HS hát lại bài hát " Em yêu trường em " võ tay theo nhịp, theo phách
3. Bài mới :
Học bài hát "Cùng múa hát dưới trăng "
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động cơ bản: Học hát "Cùng múa hát dưới
trăng"

- Gv: Giới thiệu bài hát. Với giai điệu nhịp nhàng,
vui tươi, nhạc sĩ Hoàng Lân đã vẽ lên một bức tranh
thật đẹp ề tình bạn bè thân ái của các loài vật sống
trong rừng. Qua bài hát, tác giả muốn giáo dục HS biết

sống thật êm ái, chan hòa với bạn bè và mọi người
- Gv: Đệm đàn và hát mẫu:
- Gv: Cho học sinh khởi động giọng
- Gv: Đánh gam ( F-dur ) "Pha trưởng", đọc mẫu và
bắt nhịp
- Gv: Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu?

- Hs: ngồi ngay ngắn lắng nghe

- Hs: Lắng nghe
- Hs: thực hiện khởi động giọng
- Dự kiến câu
trả lời:
3
Viết ở nhịp8
5


- Bài hát được chia thành mấy câu ?

- Gv: Nhận xét
- Hướng dẫn HS đọc lời bài ca theo tiết tấu.

- Gv: Đàn hát mẫu câu 1 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Đàn hát mẫu câu 2 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu nối 2 câu 1+2 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 3 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Đàn hát mẫu câu 4 và bắt nhịp (2 lần)
- Gv: Hướng dẫn HS các từ luyến " Tròn, tỏa, sáng,
thỏ, nắm, đến, xin, nhảy, dưới, dưới "

- Gv: Đàn hát mẫu cả bài và bắt nhịp
- Gv: Nhận xét:
Hát kết hợp gõ đệm
* Gv: Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay theo nhịp
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp.
Mặt trăng tròn nhô lên, tỏa sáng xanh khu rừng
x
x
x
x
* Gv: Hướng dẫn hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp.
Mặt trăng tròn nhô lên, tỏa sáng xanh khu rừng
x
x
x x x x x
x
x x
- Gv: Nhận xét và chốt ý.
2. Hoạt động thực hành

- Gv: Yêu cầu thực theo nhóm hát kết hợp gõ đệm
- Gv: Theo dõi và hướng dẫn từng nhóm
- Gv: Hỗ trợ và kiểm tra
- Gv: Nhận xét
- Gv: Yêu cầu 1 HS thực hiện trước lớp
- Gv: Nhận xét
* Yêu cầu Hs đánh giá về việc học hát của mình?

- Hs: Bài hát gồm 4 câu. Riêng câu

4 lặp lại
+ Câu 1:“Mặt trăng...khu rừng”
+ Câu 2:“Thỏ mẹ ... vui múa”
+ Câu 3:“Hươu, Nai..nhảy cùng ”
+ Câu 4:“La la lá...dưới trăng”
- Hs lắng nghe
- HS đọc lời ca theo tiết tấu

- HS thực hiện hát từng câu theo
hướng dẫn của gv
- HS thực hiện theo hướng dẫn của
Gv
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS thực hiện cả bài
- Hs lắng nghe và ghi nhớ
- Hs thực hiện tho hướng dẫn.

- Hs lắng nghe và thực hiện
- Hs lắng nghe và ghi nhớ

- Các nhóm thực hiện
- Hs nhờ gv hỗ trợ khi cần
- Các nhóm trưởng báo cáo
- Hs lắng nghe
- 1 HS thực trước lớp
- HS lắng nghe và ghi nhớ
6



Theo 4 mức độ.
Hát ở mức độ tốt

Hát ở mức độ trung
bình
Hát ở mức độ yếu kém

Hát ở mức đội
khá
3 Hoạt động ứng dụng: Các em về nhà hát lại bài
hát này cho bố mẹ, anh chị cùng nghe
Khối 4
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 4B; 4A: 21/01/2016
TIẾT 21
Học hát bài : Bàn tay mẹ
Nhạc: Bùi Đình Thảo
Lời : Tạ Hữu Yên
I. Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo theo nhịp
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe nhạc, băng nhạc
- Tập đàn giai điệu và hát chuẩn bài Bàn tay mẹ
* Giáo dục HS phải biết công ơn dưỡng dục của người sinh thành.
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ổn định tổ chức : nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn .
- Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu HS hát lại bài hát Chúc mừng kết hợp vỗ tay theo nhịp

HS đọc bài TĐN ghép lời gõ theo nhịp, theo phách
+ Gv: Nhận xét đánh giá
3. Bài mới : Học bài hát Bàn tay mẹ
+ Bài hát Bàn tay mẹ ra đời cách đây đã lâu và được rất nhiều thiếu nhi Việt Nam yêu
thích. Bài hát ca ngời công ơn chăn sóc, nuôi dưỡng của người mẹ. mẹ. Đã trãi qua bao gian
nan vất vả nuôi nấng các con nên người. Từ bài thơ của Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo
đã thành công trong việc phổ thơ, để có bài hát rất hay viết về mẹ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của Hs
1. Hoạt động cơ bản: Học bài hát: “Bàn tay mẹ"
Hoạt động lớp
2
- Gv: Bài hát Bàn tay mẹ được viết ở nhịp bao nhiêu?
- Dự kiến câu trả lời nhịp
4
- Gv: Trông bài hát các em thấy có dấu hiệu gì bất

- Dự kiến câu trả lời
7


thường?

ở ô nhịp thứ 7 và 20 sau vạch
nhịp có "2 dấu chấm"
- Hs lắng nghe và ghi nhớ

- Gv: Đó là dấu nhắc lại khi hát tới đó các em hát tới
dấu 2 chấm ở ô nhip 20 các em hát quay lại dấu 2 chấm
ở ô nhịp thứ 7

- Gv: Đệm đàn và hát mẫu
- HS lắng nghe
- Gv: Đánh gam F - dur ( Pha trưởng ) và bắt nhịp.
- HS thực hiện khởi động giọng
- Gv: Cho HS đọc lời ca theo tiết tấu
- HS đọc lời ca.
- Gv: Chia bài thành 5 câu
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động lớp
- Gv: Đệm đàn hát mẫu câu 1 “Bàn tay mẹ… chúng
- HS lắng nghe và nhẩm theo
con ” và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 2 “Cơm con ăn... tay mẹ đun”
- HS lắng nghe và thực hiện
và bắt nhịp.
- Gv: Đàn hát mẫu nối 2 câu 1+2
- HS lắng nghe và thực hiện
- Gv: Đàn hát mẫu câu 3 “ Trời nóng...ngủ ngon” và
- HS lắng nghe và thực hiện nối
bắt nhịp
câu 1+2
- Gv: Đàn hát mẫu câu 4 “Trời giá.... ủ ấm con ” và
bắt nhịp
- HS thực hiện
- Gv: Đàn hát mẫu câu 5 “Bàn tay mẹ.... con lớn khôn
” và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu cả bài và bắt nhịp
- HS thực hiện cả bài
* Hướng dẫn HS gõ đệm theo nhịp.
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con

x
x
x
x
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp
- Hs thực hiện thực hiện.
- Hướng dẫn HS gõ đệm theo phách
Bàn tay mẹ bế chúng con, bàn tay mẹ chăm chúng con
x
x x
x x
x
x
x
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp
- Hs thực hiện
Hoạt động nhóm
- Gv: Yêu cầu các nhóm tự ôn luyện
- Các nhóm tự thực hành
- Gv: Quan sát và hỗ trợ
- Nhóm trưởng điều hành nhóm
- Gv: Hỗ trợ và kiểm tra
- Các nhóm trưởng báo cáo
- Gv: Nhận xét
- Các nhóm lắng nghe.
Hoạt động cá nhân
- Mời một HS thực hiện lại cả bài
- 1 HS thực hiện lại cả bài
- Gv: Nhận xét sửa sai (nếu có)
- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Gv: Yêu cầu hs biểu diễn bài hát
- Hs thực hiện biểu diễn bài hát
- GV: Nhận xét
- HS lắng nghe và nghi nhớ
3. Hoạt động thực hành: Các em đã giúp được gì cho - Hs liên hệ bản thân và trả lời
8


Bố Mẹ khi ở nhà chưa?
Để đáp lại tình yêu thương và công lao nuôi dạy của mẹ
thid em phải làm gì?
Khối 5
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 5A: 19/01/2016
Lớp 5B: 21/01/2016
TIẾT 21
Học hát bài: Tre ngà bên lăng Bác
Nhạc và lời Hàn Ngọc Bích
I. Mục Tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo nhịp
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích
* Giáo dục học sinh lòng yêu kính và biết ơn Bác Hồ, người đã hi sinh cả cuộc đời
mình cho đất nước đọc lập, dân tộc tự do, hạnh phúc cho muôn nhà và tình yêu thương
vô bờ cho các cháu thiếu nhi
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
- Hát chuẩn xác bài hát “Tre ngà bên lăng Bác "
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
1. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

3. Bài mới :
Học bài hát "Tre ngà bên lăng Bác"
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Hoạt động cơ bản: Học hát bài Tre ngà bên lăng - HS ngồi ngay ngắn lắng nghe
Bác
Hoạt động lớp
Gv: Giới thiệu bài: Nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích là người
rất thành công với những sáng tác âm nhạc cho thiếu
- Hs lắng nghe
nhi . Ông có 4 bài được bình chọn trong 50 ca khúc
hay nhất thế kỷ 20 là. Đưa cơm cho mẹ đi cày, Em bay
trong đêm pháo hoa, tiếng chi trong vườn Bác. Tiếng
- HS lắng nghe
chi trong vườn Bác và Trè ngà bên lăng Bác.
Hôm nay các em học bài hát "Tre ngà bên lăng Bác".
Bài hát có giai điệu du dương, tha thiết, thể hiện cảm
xúc của các em thiếu nhi được đến thăm lăng Bác Hồ
- Gv: Đàn và hát mẫu
- Gv: Bài hát Tre ngà bên lăng Bác được viết ở nhịp
- Hs Thảo luận và trả lời:
bao nhiêu?
- Bài hát viết ở nhịp 3
8

9


- Gv: Chia bài thành 7 câu
+ Câu 1: Bên lăng.... tre ngà

+ Câu 2: Đón gió ...đu đưa
+ Câu 3: Đón nắng... thêu hoa
+ Câu 4: Rất trong ... ngây thơ
+ Câu 5: Rất xanh ...ngân nga
+ Câu 6: Một khoảng trời... bên Bác
+ Câu 7: Cho em ... tre ngà
- Gv: Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu
- Gv: Yêu cầu học sinh đứng lên khởi động giọng
- Gv: Đánh gam D- moll ( Rê thứ) đọc mẫu và bắt
nhịp
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động lớp
- Gv: Đàn hát mẫu từng câu và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 1 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 2 và bắt nhịp
- Gv: Đàn và bắt nhịp nối câu 1+2
- Gv: Đàn hát mẫu câu 3 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 4 và bắt nhịp
- Gv: Đàn và bắt nhịp nối câu 3+4
- Gv: Đàn hát mẫu câu 5 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 6 và bắt nhịp
- Gv: Đàn hát mẫu câu 7 và bắt nhịp
- Gv: Đàn và bắt nhịp cả bài
- Gv: Mời một Hs thực hiện lại
- Gv: Nhận xét:
- Gv: Hướng dẫn HS những chỗ lấy hơi. Sửa cho HS
những chỗ hát luyến.
Hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
* Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà.

x
x
x
x
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp.
- Gv: Bắt nhịp quan sát và sửa lỗi cho hs
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
* Bên lăng Bác Hồ có đôi khóm tre ngà.
x
x x xx x x xx
x
- Gv: Gõ mẫu và bắt nhịp.
- Gv: Bắt nhịp quan sát và sửa lỗi cho hs
Hoạt động nhóm

- Hs thực hiện đọc lời ca theo tiết
tấu
- Hs khởi động giọng

- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện nối

- Hs thực hiện lại cả bài
- 1 HS thực hiện lại
- HS lắng nghe và ghi nhớ
- Hs lắng nghe và ghi nhớ


- Hs thực hiện theo hướng dẫn
- Hs thực hiện

10


- Gv: Yêu cầu các nhóm tự ôn luyện
- Gv: Quan sát và hỗ trợ
- Gv: Hỗ trợ và kiểm tra
- Gv: Nhận xét
Hoạt động cá nhân
- Mời một HS thực hiện lại cả bài
* Liên hệ: Bác Hồ là một vị lãnh tụ của đất nước là
một vị cha già của nhân dân, là Bác của muôn vàng
thiếu nhi trên toàn thế giới, Bác luôn thương yêu và
chăm lo cho các em thiếu nhi. Để đáp lại tình thương
đó thì các em cần phải làm gì để xứng đáng tình yêu
thương của Người
3. Hoạt động ứng dụng
- Các em về nhà thực hiện lại bài hát và tìm thêm một
số bài hát về Bác Hồ để hát.

- Các nhóm tự thực hành
- Nhóm trưởng điều hành nhóm
- Các nhóm trưởng báo cáo
- Các nhóm lắng nghe.
- 1 HS thực hiện lại cả bài
- Hs liên hệ bản thân và trả lời.

Đạo đức khối 4

Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 4B: 19/01/2016
Lớp 4A: 21/01/2016
Lịch sự với mọi người ( t1 )
I .MỤC TIÊU :
1. Chuẩn KTKN
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người .
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người .
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh .
2 . KNS : - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác .
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người .
- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời nói phù hợp trong 1 số tình huống .
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết .
II .CHUẨN BỊ
Tranh trong SGK
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH

11


1 / Kiểm tra
- Vì sao phải kính trọng và biết ơn người lao động ?
- Thế nào biết ơn và kính trọng người lao động ?
GV nhận xét
II / Bài mới
* Hoạt dộng 1 : Phân tích truyện Chuyện ở tiệm may
- GV kể chuyện ( SGK trang 31 )
KNS : - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng

người khác.
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi cần thiết .
Các nhóm thảo luận.
1./ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của bạn Trang và
bạn Hà trong câu chuyện trên.
2./ Nếu em là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn đều gì?
Vì sao?
- Nếu là bạn của Hà em khuyên bạn điều gì ? vì sao ?
- Nếu là cô thợ may em sẽ thấy thế nào khi bạn Hà
không xin lỗi ? vì sao ?
GV kết luận.
Trang là người lịch sự vì đã biết chào hỏi mọi người,
ăn nói nhẹ nhàng, biết thông cảm với cô thợ may…
* Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm bài tập 1
- GV gọi HS trình bày lớp nhận xét

KNS : - Kĩ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng
người khác .
- Kĩ năng ứng xử lịch sự với mọi người .
- GV nhận xét và bổ xung
- Chúng ta biết cư xử lịch sự với mọi người lớn tuổi,
nhỏ tuổi .
Hoạt động 3 : bày tỏ ý kiến

- 2-3 HS thực hiện yêu cầu

- Lớp lắng nghe
- Em tán thành cách cư xử
bạn Trang vì bạn cư xử lễ
phép .

- ( Đúng , không ) giải thích
- ( HS khá , giỏi )
- Khuyên bạn bình tĩnh tìm
hiểu nguyên nhân .
- Em cảm thấy không vui vì
Hà là người nhỏ tuổi hơn lại có
thái độ không lịch sự .

- 2 HS thảo luận theo yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
a / Sai vì ông dù là người ăn
xin nhưng ông cũng là người
lớn tuổi
b / Sai vì người lên trước thì
dành ghế trước
Đúng vì người mang bầu
không thể đứng lâu
c / Sai không tôn trọng làm
ảnh hưởng đến xung quanh
d / Đúng vì cư xử lịch sự với
mọi người xung quanh
e / Sai vì không lịch sự .
- HS lắng nghe
12


KNS :- Kĩ năng ra quyết định lựa chọn hành vi và lời
nói phù hợp trong 1 số tình huống .
- Nêu yêu cầu: Cá nhân giơ thẻ (tán thành, không tán
thành, phân vân )

+ GV kết luận:- Các ý kiến c) d) là đúng.
- Các ý kiến a) b) đ) là sai.
GV nhận xét chốt ý đúng
- GV mời 1,2 học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Vài em đọc
IV. CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
- Sưu tầm ca dao tục ngữ, truyện tấm gương về cư xử lịch sự với bạn bè mọi người.
Đạo đức khối 5
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 5A; 5B: 23/01/2016
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1)
I- MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng
đồng.
- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa
phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã
(phường).
- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường).
- HS tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân dân xã
(phường) tổ chức.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Tranh ảnh về UBND phường, xã, bảng phụ, các băng giấy.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- 2 HS trả lời.

1- Kể một số việc làm của UBND phường mà em
biết.
2- Em làm gì để quê hương ngày càng phát triển ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
*- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn tìm hiểu bài
13


Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRUYỆN “ĐẾN ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG"
MT : HS biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan
trọng của UBND xã (phường).
- Yêu cầu 1 - 2 HS đọc truyện “Đến Ủy ban - HS đọc thầm.
nhân dân phường, xã” trang 31 SGK.
- Yêu cầu thảo luận, cả lớp trả lời câu hỏi : - HS thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
Câu hỏi thảo luận :
1- Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm 1- Làm giấy khai sinh.
gì ?
2- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND 2- Xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng
phường, xã còn làm những việc gì ?
trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3- Theo em, UBND phường, xã có vai trò 3- Vô cùng quan trọng vì UBND phường,
như thế nào ? Vì sao ?
xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho
Nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền
lợi của người dân địa phương.
4- Mọi người cần có thái độ như thế nào 4- Tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều
đối với UBND phường, xã ?
kiện và giúp đỡ để UBND phường, xã

hoàn thành nhiệm vụ.
- GV gọi lần lượt HS trả lời, có thể hỏi mỗi - HS trình bày, cả lớp theo dõi.
em 1 câu (nối tiếp nhau)
+ Treo tranh ảnh UBND 1 phường, xã nào + HS theo dõi, quan sát.
đó (tốt nhất là ảnh UBND địa phương mình
và giới thiệu với HS).
+ GV chốt ý.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND QUA BÀI TẬP SỐ 1
MT : HS biết một số việc làm của UBND xã (phường).
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi :
- HS làm việc nhóm như GV hướng dẫn.
+ Đọc bài tập 1 trang 32, 33 sau đó đánh
dấu Đ vào trước các ý nêu các việc cần đến
UBND để giải quyết.
- GV phát cho mỗi em thẻ Đ, S
- HS nhận thẻ.
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý - HS lắng nghe, giơ thẻ Đ, S.
kiến.
+ Mặt Đ ý : b, c, d, đ, e, h, i
+ Mặt S ý : a, g
- GV tóm ý.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 3: THẾ NÀO LÀ TÔN TRỌNG UBND PHƯỜNG XÃ ?
MT : HS biết được các hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường).
- Treo bảng phụ gắn băng giấy trong đó ghi - HS quan sát đọc các hành động.
các hành động, việc làm có thể có của - Tiếp tục làm việc cặp đôi, thảo luận để
người dân khi đến UBND xã, phường.
sắp xếp các hành động, việc làm vào đúng
nhóm.

14


- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi : thảo luận
và sắp xếp các hành động, việc làm sau
thành 2 nhóm : hành vi phù hợp và hành vi
không phù hợp.

Phù hợp
Các câu : 2, 4,
5, 7, 8, 9, 10

Không phù
hợp
Các câu : 1, 3,
6

- Yêu cầu HS kết luận :
+ Để tôn trọng UBND phường, xã, chúng + HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
ta cần làm gì ?
+ GV chốt ý.
Củng cố - Dặn dò :
- Gv nhắc lại những ý chính trong bài và
cho HS đọc lại ghi nhớ
- Dặn dò HS tôn trọng UBND xã (phường).
THỦ CÔNG KHỐI 2
Ngày soạn: 17/01/2015
Ngày dạy: Lớp 2B: 18/01/2016
Lớp 2A; 2C: 22/01/2016
Bài: Gấp, cắt, dán phong bì ( tiết 1)

I. MỤC TIÊU
Biết cách gấp , cắt , dán phong bì.
Gấp, cắt, dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng, thẳng. Phong
bì có thể chưa cân đối.
Thích làm phong bì để sử dụng.
* Với HS khéo tay :
Gấp, cắt, dán được phong bì .Nếp gấp, đường cắt, đường dán thẳng, phẳng. Phong bì cân
đối.
II. CHUẨN BỊ
•Phong bì mẫu. Mẫu thiệp chúc mừng.
Quy trình gấp, cắt, dán phong bì.
Giấy trắng hoặc giấy màu. Kéo, bút màu.
Giấy thủ công, vở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra
Kiểm tra đồ dùng học tập
2. Bài mới :
a)Giới thiệu bài. Gấp, cắt, dán phong bì
Nghe – nhắc lại
b)Hướng dẫn các hoạt động:
15


Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
Phong bì có hình gì ?
Mặt trước mặt sau của phong bì như thế
nào ?
Hoạt động 2 :

Hướng dẫn mẫu.
Bước 1 : Gấp phong bì.
Lấy tờ giấy gấp thành hai phần theo chiều
rộng như H1 sao cho mép dưới của tờ giấy
cách mép trên khoảng 2 ô, được H2.
Gấp hai bên H2, mỗi bên vào khoảng 1 ô
rưởi để lấy đường dấu gấp.
Mở hai đường mới gấp ra, gấp chéo bốn góc
như H3 để lấy đường dấu gấp.

Quan sát.
Hình chữ nhật.
Mặt trước ghi “người gửi”, “người nhận”;
Mặt sau dán theo 2 cạnh để đựng thư, thiệp
chúc mừng. Sau khi cho thư vào phong bì,
người ta dán nốt cạnh còn lại.
Theo dõi .

Bước 2 : Cắt phong bì.
Mở tờ giấy ra, cắt theo đường dấu gấp để bỏ
những phần gạch chéo ở H4 được H5.

Bước 3 : Dán thành phong bì.
Gấp lại theo các bước gấp ở hình 5, dán hai
mép bên và gấp mép trên theo đường dấu
gấp (H6) ta được chiếc phong bì.
Hoạt động 3 :
Tổ chức thực hành theo nhóm
Theo dõi giúp đỡ học sinh hoàn thành sản
phẩm.

Chọn những sản phẩm đẹp tuyên dương.
Đánh giá sản phẩm của học sinh.
3. Nhận xét – Dặn dò.
Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học
tập của HS.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau

Thực hành.
HS thực hành theo nhóm.

Đạo đức khối 3
16


Tôn trọng khách nước ngoài (Tiết 1)
Ngày soạn: 17/01/2016
Ngày dạy: Lớp 3A; 19/01/2016
1. Mục tiêu:
1. Học sinh hiểu:
- Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.
- Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch quyền
được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ, trang phục..)
2. Hs biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ, với khách nước ngoài.
3. Hs có thái độ tôn trọngkhi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài.
II. Tài liệu và phương tiện.
- Vở bài tập đạo đức 3
- Phiếu học tập cho hđ 3, tiết 1.
- Tranh ảnh dùng cho hd 1, tiết 1.
III. Phương pháp:

- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
HOẠT ĐỘNG GV
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
- Em có suy nghĩ gì về t/c giữa thiếu nhi VN
và thiếu nhi Quốc tế.
2. Bài mới:
a. Khởi động:
b. Hoạt đông 1: thảo luận nhóm
- Gv chia hs thành các nhóm y/c hs quan sát
tranh treo trên bảng và thảo luận, nhận xét về
cử chỉ, thái độ, nét mặt của các bạn nhỏ
trong các tranh khi gặp gỡ, tiếp xúc với
khách nước ngoài.
- GVKL: các bức tranh vẽ các bạn nhỏ đang

HOẠT ĐỘNG HS
- Hát

- Vì thiếu nhi VN và thiếu nhi Quốc tế có
khác nhau về màu da và ngôn ngữ nhưng đều
là anh em bạn bè nên phải đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau.

17


gặp gỡ, trò chuyện với khách nước ngoài.
thái độ cử chỉ của các bạn rất vui vẻ, tự

nhiên, tự tin. Điều đó biểu lộ lòng tự trọng,
mến khách của người VN chúng ta cần tôn
trọng khách nước ngoài
c. Hoạt động 2: Phân tích truyện.
- Gv đọc truyện Cậu bé tốt bụng
- Gv chia hs thành các nhóm và giao nhóm
thảo luận các câu hỏi.
- Bạn nhỏ đang làm gì?
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm gì
với người khách nước ngoài?
- Theo em người khác nước ngoài sẽ nghĩ
ntn? về cậu bé VN?
- Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn
nhỏ trong truyện.

- Em nên làm gì để thể hiện sự tôn trọng với
khách nước ngoài?
- GVKL: Khi gặp khách nước ngoài? em có
thể chào , cười thân thiện, chỉ đường nếu họ
nhờ giúp đỡ.
+ Các em nên giúp đỡ khách.
+ Việc đó thể hiện sự tôn trọng ngoài thêm
hiểu biết và có cảm
d. Hoạt động 3: Nhận xét hành vi
- Gv chia nhóm, phát phiếu HT cho các
nhóm và y/c hs thảo luận nhận xét việc làm
của bạn trong những tình huống dưới đây và
giải thích lý do (mỗi nhóm 1 tình huống)

- các nhóm trình bày kết quả công việc các

nhóm # trao đổi và bổ sung ý kiến.

.

- Hs thảo luận nhóm và trả lời các ch.
- Bạn nhỏ đang dẫn người khách nước ngoài
đến nhà nghỉ.
- Việc làm của bạn nhỏ là thể hiện tôn trọng
và lòng mến khách nước ngoài.
- Người khách nước ngoài sẽ rất yêu mến
cậu bé và yêu mến đất nước con người VN.
- Việc làm của bạn nhỏ thể hiện sự tôn trọng
đối với khách nước ngoài làm cho khách
nước ngoài yêu mến và hiểu biét hơn về con
người đất nước VN ta.
- Gặp họ em phải lễ phép chào hỏi và sẵn
sàng giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

18


- GVKL: chốt lại nhận xét của các bạn trong
2 tình huống trên.
4. Củng cố dặn dò:
- HD thực hành: sưu tầm những câu chuyện,
tranh vẽ nói về việc:
+ Cư xử niềm nở, lịch sự, tôn trọng khách
nước ngoài khi cần thiết.
+ Thực hiện cư xử niềm nở, lịch sự, tôn
trọng khi gặp gỡ, tiép xúc với khách nước

ngoài.

nước ngoài những việc phù hợp khi cần thiết
lòng mến khách của các em, giúp khách
nước
tình với đất nước VN.
- Hs các nhóm thảo luận theo các tình huống:
+ tình huống 1:
Nhìn thấy một nhóm khách nước ngoài đến
thăm khu di tích lịch sử, bạn tường vừa hỏi
họ vừa nói: Trông bà kia mặc quần áo buồn
cười chưa, dài lượt thượt lại còn kín mặt nữa,
còn đưa bé kia da đen sì. tóc lại xoăn tít, Bạn
Vân cùng phụ họa theo tiếng họ nói nghe
buồn cười nhỉ.
- Tình huống 2: một người nước ngoài đang
ngồi trên tàu nhìn qua cửa sổ. ông có vẻ
buồn vì không thể nói chuyện với vốn tiếng
anh ít ỏi của mình. cậu hỏi về đất nước ông,
về cuộc sống của những trẻ em ở đát nước
ông và kể cho ông nghe về ngôi trường bé
xinh của cậu . Hai người vui vẻ trò chuyện
dùng ngôn ngữ đôi lúc bất đồng phải dùng
điệu bộ cử chỉ để giải thích thêm.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm trình bày. các nhóm
khác nhận xét bổ sung.

19




×