Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
Thứ hai, ngày 04 tháng 10 năm 2010
ÂM NHẠC 4
Tiết 7 :- ÔN TẬP 2 BÀI HÁT
*EM YÊU HÒA BÌNH
*BẠN ƠI LẮNG NGHE
- ÔN TẬP TĐN số 1
MỤC TIÊU
- Hoc sinh hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát: Em yêu hòa bình
(Nguyễn Đức Toàn), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba-na & Lời: Tô Ngọc
Thanh).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo tiết tấu lời ca). Hát kết hợp vận động phụ họa và tập biểu diễn
bài hát.
- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La và thể hiện được
các hình tiết tấu có nốt trắng, nốt đen. Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài
TĐN số 1: Son La Son
- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc và yêu thích giai điệu thiếu nhi.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
Bài Em yêu hòa bình hát với tốc độ vừa phải, tình cảm tha thiết, đằm
thắm. Từ câu hát 5, 6 cần hát với sắc thái to hơn, khỏe, sáng. Đến câu 7, hát
nhẹ và dịu dàng để sang câu hát 8, chậm lại từ chỗ “có đàn cò trắng…” va
kết bài bằng chữ “xa” cần ngân dài và vuốt nhẹ dần, tạo cảm giác lắng đọng.
Giáo viên cũng có thể khai thác lối hát Canon (hát đuổi) ở 4 câu đầu. Bè 2
vào sau bè 1 một phách rưỡi (tính từ sau vạch nhịp đầu tiên).
Bài Bạn ơi lắng nghe thể hiện tính chất hồn nhiên, mạch lac, âm thanh
gọn, nẩy. Đặc biệt lưu ý ngắt thật rõ ở những chỗ có dấu lặng đơn (cuối mỗi
tiết). Bài có thể hát với 3 tốc độ: Lần 1 (vừa phải ), lần 2 (chậm), lần 3
(nhanh).
HOẠT ĐỘNG 1: Ôn tập bài hát Em yêu hòa bình
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát.
- Học sinh hát đồng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: hát + vỗ tay (gõ đệm).
- Tập hát kết hợp vận động phụ họa.
- Tập biểu diễn bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh nói cảm nhận của mình về bài hát Em yêu hòa bình.
Nguyễn Phước Thành () Trang
GHI CHÚ:
Để xem được đầy đủ
cần phải có Font chữ
Musqwik_musisync.
Các bạn có thể lên
mạng tải về.
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn tập bài hát Bạn ơi lắng nghe
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát.
- Học sinh hát đồng thanh kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: hát + vỗ tay (gõ đệm).
- Tập hát kết hợp vận động phụ họa.
- Tập biểu diễn bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Học sinh nói cảm nhận của mình về bài hát Bạn ơi lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3: Ôn tập TĐN số 1
- Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La
trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
&=======r========s=
=======t========v===
=====w======.
Đô Rê Mi Son La
- Ôn tập cao độ:
&===r===s===t===v===
w=="===w===v===t===s
===r=="
Đô Rê Mi Son La La Son Mi Rê Đô
Đồ Rê Mi thi hát. Hát vang lên cho đều.
&===r======t======v
======w======v====
==t=====r==="
Đô Mi Son La Son Mi Đô
Cùng nhau ta hát lên cho đều.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
- Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
- Tập ghép lời ca.
- Luyện tập tiết tấu:
@ q q ' h ' q q ' h "
Đen – Đen – Trắng – Đen – Đen – Trắng
- Ôn tập bài TĐN số 1:
SON LA SON
&==2==V-
=====W===!
=====f====!
====W=====W===!
===f==!
Son La Son hát véo von
&====T======V====!
=====d====!
====T======S===!
=====b=====.
Mi Son Mi trống vang rền.
- Hướng dẫn ôn tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 4.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
- Học sinh đọc TĐN số 1 trước lớp (HS khá).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Trên ngựa ta phi nhanh (Phong Nhã).
Thứ hai, ngày 04 tháng 10 năm 2010
MĨ THUẬT 5
Tiết 7 : VẼ TRANH
ĐỀ TÀI “AN TOÀN GIAO THÔNG”
MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu đề tài “An toàn giao thông”.
- Học sinh biết cách vẽ tranh đề tài :An toàn giao thông” (Sắp xếp hình vẽ
cân đối, biết chọn màu , vẽ màu phù hợp).
- Học sinh vẽ được tranh đề tài “An toàn giao thông”.
- Giáo dục: Học sinh có ý thức chấp hành Luật Giao thông.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông,gợi ý”
* Cách chọn nội dung đề tài.
* Những hình ảnh dặc trưng về đề tài: người đi bộ, xe đạp, xe máy,
cột tín hiệu, biển báo. . .
* Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối, đường sá . . .
Ví dụ: Vẽ đường phố, vẽ cảnh học sinh đi học trên vỉa hè,học sinh
qua đường . . .
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ tranh
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số tranh ảnh trong bộ ĐDDH hoặc ở
SGK gợi ý:
* Sắp xếp và vẽ các hình ảnh: người, phương tiện, cảnh vật . . .
* Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau.
* Điều chỉnh hình ảnh và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động.
* Vẽ màu theo ý thích.
- Giáo viên lưu ý học sinh:
* Tạo dáng hình ảnh người và các phương tiện giao thông trong
tranh thể hiện không khí tấp nập, nhộn nhịp…
* Trong tranh cần có các hình ảnh phụ để thể hiện không gian cụ thể
nhưng cũng không nên vẽ quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho tranh không rõ
trọng tâm.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
* Màu sắc trong tranh cần có độ đậm nhạt rõ ràng.
HOẠT ĐỘNG3: Thực hành
- Bài này có thể cho học sinh vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm.
- Giáo viên gợi ý học sinh tìm cách thể hiện đề tài, chọn và sắp xếp hình ảnh,
cách vẽ hình, cách vẽ màu …
- Giáo viên đến từng bàn giúp đỡ học sinh hoàn thành bài vẽ.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tập hoàn thành và chưa hoàn
thành để cả lớp cùng nhận xét và xếp loại.
- Giáo viên chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu trong từng bài tập để
giúp học sinh khắc phục những sai sót vừa mắc phải.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ theo mẩu: Mẫu vẽ
có dạng hình trụ và hình cầu.
GHI CHÚ: - Lớp 5A dạy chiều thứ hai: 04.10.2010
- Lớp 5B, 5C dạy sáng thứ năm: 07.10.2010
Thứ ba, ngày 05 tháng 10 năm 2010
ÂM NHẠC 1
Tiết 7 : HỌC HÁT BÀI TÌM BẠN THÂN “tiếp theo”
(Nhạc và lời: Việt Anh)
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của Bài Tìm bạn thân (Nhạc
và lời: Việt Anh).
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Gõ đệm theo
phách, theo nhịp).
- Học sinh biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
- Giáo dục: Tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè và hiểu được thế nào
mới gọi là bạn thân.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Tìm bạn thân
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Giáo viên nhắc lại đặc điểm, cấu trúc bài hát (Xem tiết 5).
- Học sinh hát đồng thanh theo nhạc.
Nguyễn Phước Thành () Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật Tuần 7: 04.10.2010 – 07.10.2010
- Đọc lời ca theo tiết tấu: Lời 2.
@ e e e e \ e e q |
Rồi tung tăng ta đi bên nhau . . .
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu:
- Ôn tập lời 1.
- Dạy tiếp lời 2.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Lời 1, lời 2, cả bài).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Hướng dẫn vỗ tay (gõ đệm) theo phách , theo nhịp.
@ é e é e \ é e Ú |
(Theo phách)
Rồi tung tăng ta đi bên nhau . . .
@ é e e e \ é e q |
(Theo nhịp)
Rồi tung tăng ta đi bên nhau . . .
- Hướng dẫn luyện tập:
- Luyện tập tiết tấu.
- Đọc lời ca kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hát kết hợp vận dộng phụ họa theo bài hát
- Giáo viên gợi ý một số động tác theo nội dung bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
- Học sinh tập biểu diễn bài hát trước lớp.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 4: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài hát kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Học sinh biểu diễn bài hát trước lớp.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học sinh chuẩn bị: Học hát Bài Lí cây xanh (Dân ca Nam Bộ).
Thứ tư, ngày 06 tháng 10 năm 2010
ÂM NHẠC 3
Nguyễn Phước Thành () Trang