Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm 2010
ÂM NHẠC 4
Tiết 6: - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 1
- GIỚI THIỆU: MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC
MỤC TIÊU
- Học sinh nắm vững cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La và thể hiện được
các hình tiết tấu có nốt đen, nốt trắng. Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài
TĐN số 1: Son La Son.
- Học sinh biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà.
- Giáo dục: Học sinh yêu thích âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Tập đọc nhạc TĐN số 1
- Luyện tập cao độ:
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các nốt: Đô, Rê, Mi, Son, La
trên khuông nhạc khóa son và tập đọc đúng cao độ (Keyboard).
&=======r========s=
=======t========v===
=====w=====.
Đô Rê Mi Son La
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc trên khuông theo tay chỉ của giáo viên.
- Giáo viên lần lượt chỉ các nốt nhạc trên khuông cho học sinh đọc
đúng cao độ.
- Luyện tập tiết tấu:
@ q q ' h ' q q ' h "
Đen – Đen – Trắng – Đen – Đen – Trắng
- Hướng dẫn vỗ tay hoặc gõ đệm theo hình tiết tấu:
Nguyễn Phước Thành ()
Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
@ Ú Ú ' xÚ ' Ú Ú ' xÚ "
Đen – Đen – Trắng – Đen – Đen – Trắng
- Hướng dẫn bài TĐN số 1:
SON LA SON
&==2==V-
=====W===!
=====f====!
====W=====W===!
===f==!
Son La Son hát véo von
&====T======V====!
=====d====!
====T======S===!
=====b=====.
Mi Son Mi trống vang rền.
- Hướng dẫn luyện tập:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Học sinh đọc tên nốt nhạc.
- Vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu.
- Đọc cả cao độ ghép với hình tiết tấu.
- Ghép lời ca kết hợp vỗ tay theo tiết tấu.
Lưu ý: Trong khi hướng dẫn giáo viên có thể dùng nhạc cụ để học
sinh có chỗ dựa đọc theo, nhưng khi đọc giáo viên tránh đọc cùng học sinh,
hãy lắng nghe để phát hiện chỗ sai, kịp thời sửa chữa.
- Luyện tập nhóm, cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc
Nguyễn Phước Thành ()
Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
- Giáo viên sử dụng tranh vẽ hoặc nhạc cụ thật (nếu có) giới thiệu cho học
sinh biết hình dáng từng nhac cụ: Đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà
(Tham khảo thêm trang 24, 25/ sách giáo viên).
- Học sinh nghe băng trích đoạn nhạc do từng loại nhạc cụ diễn tấu hoặc
giáo viên đàn (nếu có).
Lưu ý: Giáo viên giúp học sinh phân biệt âm sắc từng loại nhạc cụ.
HOẠT ĐỘNG 3: Kết thúc
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Học sinh đọc TĐN số 1 trước lớp (HS khá).
- Giáo viên nhận xét tiết học, hướng dẫn bài tập 1và 2 trang 11/SGK.
- Học sinh chuẩn bị: Ôn tập 2 bài hát Em yêu hòa bình (Nguyễn Đức Toàn),
Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba-na & Lời Tô Ngọc Thanh).
Thứ hai, ngày 27 tháng 9 năm
2010
MĨ THUẬT 5
Tiết 6 : VẼ TRANG TRÍ
VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
MỤC TIÊU
- Học sinh nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Học sinh biết cách vẽ họa tiết trang trí đối xứng qua trục (Họa tiết cân đối,
tô màu đều, phù hợp).
- Học sinh vẽ được họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Giáo dục:Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài
HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục
và gợi ý:
* Họa tiết này giống hình gì? (hoa, lá …)
* Họa tiết nằm trong khung hình nào? (vuông, tròn, chữ nhật …)
* So sánh các phần của họa tiết được chịa qua các đường trục (giống
nhau và bằng nhau).
Nguyễn Phước Thành ()
Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
- Giới thiệu kết luận:
* Các họa tiết này có cấu tạo đối xứng. Họa tiết đối xứng có các
phần được chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Họa tiết có
thể vẽ đối xứng qua trục dọc, trục ngang hay nhiều trục.
* Trong thiên nhiên cũng có rất nhiều hình đối xứng hoặc gần với
dạng đối xứng: bông hoa cúc, hoa sen, chiếc lá, con bướm …
* Hình đối xứng mang vẻ đẹp cân đối và thường đươc sử dụng để
làm họa tiết trang trí.
HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ
- Giáo viên vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình ảnh để gợi ý học sinh cách vẽ:
* Vẽ hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật …
* Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của họa tiết.
* Vẽ phác hình họa tiết dựa vào các đường trục.
* Vẽ chi tiết.
* Vẽ màu theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
- Giáo viên có thể cho học sinh thực hành một trong các dạng bài tập sau:
* Vẽ một họa tiết có dạng hình vuông hoặc hình tròn …
* Vẽ một họa tiết tự do đối xứng qua trục ngang hoặc trục dọc.
Nguyễn Phước Thành ()
Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
- Giáo viên đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ thể đối
với các em chưa nắm vững cách vẽ.
- Nhắc nhở các em chọn và vẽ họa tiết đơn giản để hoàn thành bài tập tại
lớp. Học sinh khá cần tạo họa tiết đẹp và phong phú hơn.
HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá
- Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài tập hoàn thành và chưa hoàn
thành để cả lớp cùng nhận xét và xếp loại.
- Giáo viên chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu trong từng bài tập để
giúp học sinh khắc phục những sai sót vừa mắc phải.
- Giáo viên tóm tắt nội dung bài học kết hợp giáo dục học sinh theo yêu cầu.
- Nhận xét chung tiết học và dặn học sinh chuẩn bị Bài Vẽ tranh “Đề tài An
toàn giao thông”.
Ghi chú: - Lớp 5A dạy chiều thứ hai 27.9.2010
- Lớp 5B và 5C dạy sáng thứ năm 30.9.2010
Thứ ba, ngày 28 tháng 9 năm 2010
ÂM NHẠC 1
Tiết 6 : HỌC HÁT BÀI TÌM BẠN THÂN
(Nhạc và lời: Việt Anh)
TÌM BẠN THÂN
(Nhạc và lời: Việt Anh)
&=è2F==I===I===I!
==I==I==Y=!
==F==G==G===G=!
===D====D===V=!
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi. Nào ai yêu những người bạn thân.
Rồi tung tăng ta đi bên nhau. Bạn thân yêu ta còn ở đâu.
&=è=D====G====V==!
===D====C====V===!
Nguyễn Phước Thành ()
Trang
Bài soạn Âm nhạc & Mĩ thuật
Tuần 6: 27.9.2010 – 01.10.2010
====W=V====T=S====!
====b===®
Tìm đến đây ta cầm tay múa vui nào.
Tìm đến đây ta cầm tay múa vui nào.
MỤC TIÊU
- Học sinh biết hát theo giai điệu đúng với lời 1 của bài Tìm bạn thân (Nhạc
và lời: Việt Anh)
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo lời 1 của bài hát (Gõ
đệm theo phách).
- Giáo dục: Tình đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè và hiểu được thế nào
mới gọi là bạn thân.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- Giới thiệu và ghi đầu bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Dạy hát Bài Tìm bạn thân
- Hát mẫu: CD Âm nhạc 1.
- Đọc lời ca theo tiết tấu:
@ e e e e \ e e q |
Nào ai ngoan ai xinh ai tươi . . .
- Hướng dẫn dạy hát:
Bài hát viết ở nhịp
4
2
. Vào bài ngay từ phách mạnh đầu tiên “Nào ai
ngoan ai xinh ai tươi . . .”. Giai điệu bài hát vui tươi, nhí nhảnh. Câu 1, 2 có
tiết tấu giống nhau. Trong bài có 2 dấu luyến xuống bằng 2 nốt móc đơn
“múa vui”.
Khi dạy hát giáo viên cần nhấn vào phách mạnh ở đầu nhịp
4
2
. Hai ô
nhịp cuối hát chậm, tiếng “nào” cuối bài ngân 2 phách hết bài.
- Giáo viên đàn và dạy hát từng câu nối tiếp nhau đến hết bài.
- Luyện tập nhóm, cá nhân (Học sinh hát theo nhạc).
HOẠT ĐỘNG 2: Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
Nguyễn Phước Thành ()
Trang