Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu tình hình ung thư thân tử cung và các yếu tố liên quan tại một số tỉnh Việt Nam (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
________________

________________

Trịnh Thị Hào

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH UNG THƢ
THÂN TỬ CUNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TẠI MỘT SỐ TỈNH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội – 2011

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 7
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UNG THƢ THÂN TỬ CUNG ............................7
1.1.1. Khái niệm về thân tử cung................................................................................. 7
1.1.2. Ung thƣ thân tử cung ......................................................................................... 8
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thƣ TTC .................................10
1.2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƢ THÂN TỬ CUNG .......................................15
1.2.1. Ung thƣ thân tử cung trên thế giới ..................................................................15
1.2.2. Ung thƣ thân tử cung ở Việt Nam ...................................................................17
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƢ THÂN TỬ CUNG ..............18
1.3.1. Yếu tố môi trƣờng liên quan đến ung thƣ thân tử cung .................................18


1.3.2. Một số yếu tố xã hội liên quan đến ung thƣ thân tử cung .............................19

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 23
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .......................23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................................25
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................25
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................25
2.2.2. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................26
2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu ...........................29
2.2.4. Công cụ thu thập số liệu và tổ chức nghiên cứu ............................................33
2.2.5. Các biện pháp khống chế sai số ......................................................................38
2.2.6. Xử lý số liệu .....................................................................................................39
2.2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu .............................................................40

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 41
3.1. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN BỐ UNG THƢ THÂN TỬ CUNG .......................41

2


3.1.1. Số lƣợng các ca bệnh đƣợc sàng lọc và phân tích..........................................41
3.1.2. Phân bố bệnh nhân ung thƣ TTC theo các tỉnh .............................................42
3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ UNG THƢ THÂN TỬ CUNG .........................43
3.2.1. Độ tuổi của phụ nữ ung thƣ TTC ....................................................................43
3.2.2. Trình độ học vấn của phụ nữ ung thƣ TTC ....................................................44
3.2.3. Nghề nghiệp của bệnh ung thƣ TTC .......................................................45
3.2.4. Tình trạng hôn nhân và việc làm .....................................................................46
3.2.5. Số con trung bình .............................................................................................47

3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI UNG THƢ CỔ TỬ CUNG .....................48
3.3.1. Liên quan giữa một số yếu tố kinh tế, xã hội với ung thƣ thân tử cung .......48
3.3.2. Liên quan giữa tiền sử sinh sản với ung thƣ cổ tử cung ................................52
3.3.3. Liên quan giữa tình trạng kinh nguyệt với ung thƣ TTC ..............................57
3.3.4. Liên quan giữa việc nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai với ung
thƣ thân tử cung ..........................................................................................................61
3.3.5. Liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thƣ thân tử cung .......................66

Chƣơng 4. KẾT LUẬN .................................................................................. 68
4.1. Phân loại và phân bố ung thƣ thân tử cung ....................................................68
4.2. Đặc điểm của phụ nữ ung thƣ TTC ................................................................68
4.3. Các yếu tố liên quan tới ung thƣ TTC ............................................................68

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 71

3


MỞ ĐẦU
Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới về mô hình bệnh tật thế kỷ 21 thì
bệnh không nhiễm trùng nói chung và bệnh ung thƣ nói riêng là nhóm bệnh chủ yếu
đe dọa sức khỏe con ngƣời. Bệnh ung thƣ đã và đang tạo ra gánh nặng bệnh tật
trong cộng đồng. Ung thƣ là nguyên nhân của 12% trong số 56 triệu trƣờng hợp tử
vong hàng năm trên thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau [45]. Tại Việt Nam,
ƣớc tính hàng năm có tới 100.000-150.000 trƣờng hợp mắc mới ung thƣ và khoảng
70.000 ngƣời chết vì căn bệnh này [15].
Ung thƣ thân tử cung (TTC) phần lớn là ung thƣ nội mạc tử cung NMTC
95% và ung thƣ cơ tử cung 1-3%). So với các ung thƣ ở phụ nữ thì ung thƣ nội
mạc tử cung đứng thứ tƣ sau ung thƣ vú, ung thƣ đại tràng và ung thƣ phổi. Ở Mỹ

năm 2001 có khoảng 38.300 trƣờng hợp, Pháp tần số mắc bệnh là 25/100.000
ngƣời. Tần suất ung thƣ khác nhau ở các châu lục, các nƣớc trong châu Á tần suất
thƣờng gặp thấp hơn so với châu Âu 4-5 lần [15]. Ung thƣ cơ tử cung ít gặp hơn so
với ung thƣ nội mạc tử cung chỉ chiếm khoảng 1-3% các trƣờng hợp ung thƣ thân tử
cung. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm, tái phát cao ngay cả khi bệnh ở giai đoạn đầu.
Tuy tỷ lệ phát hiện bệnh ung thƣ cơ tử cung ít nhƣng có tới 15% các trƣờng hợp tử
vong do loại ung thƣ này [7] [15].
Ở Việt Nam, phụ nữ hiện vẫn là lực lƣợng quan trọng trong cơ cấu lực lƣợng
lao động, nhất là trong lao động nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt, dệt, thủ công
nghiệp,… Đa số điều kiện lao động các ngành nghề này chịu nhiều tác động bất lợi
do ngành nghề lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó phải kể đến việc có một tỷ lệ lớn
phụ nữ hiện sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình nhƣ dùng thuốc tránh thai,
triệt sản bằng thắt vòi trứng và bằng thuốc Quinacrine đặt vào buồng tử cung.
Một câu hỏi lớn đặt ra hiện nay là liệu các yếu tố môi trƣờng và xã hội có tác
động đến sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thƣ thân tử cung ở phụ nữ Việt Nam hay không.
Tuy nhiên, vẫn chƣa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích tình hình ung thƣ thân tử
cung ở phụ nữ Việt Nam và các yếu tố liên quan. Mới chỉ có một số ít nghiên cứu

4


tập trung vào việc ghi nhận ung thƣ thân tử cung tại các bệnh viện hay tiến hành
nghiên cứu sàng lọc tiền ung thƣ thân tử cung ở cộng đồng trong địa bàn nhỏ.
Vì vậy, nghiên cứu bệnh ung thƣ phụ khoa nói chung, ung thƣ thân tử cung
nói riêng và những yếu tố liên quan đến nó nhằm tìm ra các giải pháp khả thi để hạn
chế các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ, phát hiện sớm và điều trị kịp thời kéo dài tuổi
thọ cho ngƣời bệnh. Để góp phần có đƣợc cơ sở khoa học giải quyết những vấn đề
nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình ung thư thân tử cung
và các yếu tố liên quan tại một số tỉnh Việt Nam”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đƣợc mong đợi giúp ngành Y tế có đƣợc các

phát hiện mới về mối liên quan với ung thƣ thân tử cung của một số yếu tố trƣớc
đây chƣa đƣợc nghiên cứu hoặc nghiên cứu chƣa đầy đủ ở Việt Nam. Địa bàn
nghiên cứu gồm 12 tỉnh là một yếu tố đảm bảo các phát hiện của đề tài có tính đại
diện vùng miền cao, là cơ sở khoa học góp phần cho các nhà hoạch định các chính
sách xây dựng các giải pháp can thiệp phù hợp, nâng cao chất lƣợng chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho ngƣời dân nói chung, phụ nữ nói riêng ở nƣớc ta.

5


MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định sự phân bố và một số đặc điểm phụ nữ ung thƣ thân tử cung tại
12 tỉnh ở Việt Nam, giai đoạn 2001-2010.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến ung thƣ thân tử cung ở phụ nữ trên địa
bàn nghiên cứu.

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UNG THƢ THÂN TỬ CUNG

1.1.1. Khái niệm về thân tử cung (TTC)
Tử cung là cơ quan sinh dục nữ nằm giữa chậu hông bé, sau bàng quang,
trƣớc trực tràng, trên âm đạo, dƣới các quai ruột non và có hình quả lê. Đây là nơi
làm tổ và phát triển của trứng đã thụ tinh cho tới khi thai trƣởng thành. Khối lƣợng
tử cung thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của ngƣời phụ nữ, theo chu kỳ kinh
nguyệt và tình trạng thai nghén. Tử cung của phụ nữ chƣa sinh đẻ có kích thƣớc vào
khoảng 7,5cm x 5cm x 2,5cm [5].

Tính từ trên xuống, tử cung gồm ba phần: thân, eo và cổ. TTC có dạng hình
thang, phần rộng ở trên gọi là đáy tử cung, hai góc bên là chỗ ống dẫn trứng thông
với buồng tử cung. Đây là nơi bám của hai dây chằng tròn và dây chằng tử cung buồng trứng gọi là sừng tử cung. Thân tử cung dài khoảng 4cm, rộng khoảng
4,5cm, trọng lƣợng trung bình 50 gam ở những ngƣời đẻ nhiều kích thƣớc tử cung
có thể lớn hơn một chút [4].
Cấu tạo mô học TTC: thành TTC đƣợc cấu tạo từ ngoài vào trong gồm ba lớp:
thanh mạc, cơ và nội mạc. Lớp thanh mạc là lớp phúc mạc phủ các mặt của tử cung,
lách xuống tận thành bên chậu hông và tạo nên dây chằng rộng [5]. Lớp cơ gồm ba
tầng: lớp ngoài gồm những sợi cơ dọc; Lớp giữa dày nhất, gồm những sợi cơ đan
chéo bao quanh các mạch máu. Sau khi đẻ, các sợi cơ này co rút lại, chèn ép vào các
mạch máu làm cho máu tự cầm; Lớp trong là cơ vòng. Các lớp cơ thân tử cung tạo
thành một hệ thống có tính chất vừa giãn vừa co. Trong cùng là nội mạc tử cung, đó
là lớp biểu mô tuyến gồm hai lớp: lớp đáy mỏng, ít thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt,
lớp nông thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và bong ra khi hành kinh [4].

7


Hình 1. Cấu tạo giải phẫu TTC
1.1.2. Ung thƣ thân tử cung
Ung thƣ TTC phát triển từ phần thân tử cung phổ biến gồm ung thƣ nội mạc
tử cung (NMTC), phát triển từ lớp nội mạc tử cung và hiếm hơn là ung thƣ cơ tử
cung. Trong nghiên cứu này chúng tôi đề cập 2 loại bao gồm ung thƣ nội mạc tử
cung và cơ tử cung.
Ung thƣ NMTC là bệnh ác tính đƣờng sinh dục hay gặp nhất ở các nƣớc
phát triển, hay gặp ở những phụ nữ từ 50 – 70 tuổi đã mãn kinh. Tuy nhiên, cũng có
tới 15 – 25% các trƣờng hợp ung thƣ NMTC gặp ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn
kinh, tiên lƣợng thƣờng tốt nếu đƣợc phát hiện sớm và điều trị sớm. Với triệu chứng
diễn ra một cách âm thầm nhƣng có khoảng 10% có cảm giác khó chịu ở vùng bụng
dƣới và có thể đau do cổ tử cung bị xâm nhiễm, chít hẹp khiến tử cung bị giãn căng

ra. Nếu các chất hoại tử trong tử cung bị nhiễm trùng và áp xe thì thậm chí bệnh
nhân có thể bị nhiễm trùng huyết.

8


Hình 2. Ung thư nội mạc tử cung
Phân giai đoạn lâm sàng ung thƣ NMTC của FIGO Federation International de
Genecologie et Obstetrique - Liên hiệp Quốc tế phụ khoa và sản khoa năm 1988 (36).
Giai đoạn Ia: Ung thƣ chỉ tại nội mạc tử cung
Ib: Khối u xâm lấn dƣới 1/2 lớp cơ tủ cung
Ic:Khối u xâm lấn trên ½ lớp cơ tử cung
Giai đoạn II: Ung thƣ lan tràn khắp thân và cổ tử cung
IIa: Chỉ xâm nhiễm tuyến cổ trong ống cổ tử cung
IIb: Xâm lấn mô đệm cổ tử cung
Giai đoạn III: Ung thƣ lan tràn ra ngoài tử cung nhƣng chƣa vào tiểu khung
IIIa: Lan ra thanh mạc hoặc phần phụ lan trực tiếp hoặc di căn hoặc tế
bào học màng bụng dƣơng tính
IIIb: Lan xuống âm đạo lan trực tiếp hoặc di căn
IIIc: Di căn vùng chậu hoặc di căn đến hạch cạnh động mạch chủ
Giai đoạn IV: Ung thƣ lan tràn ra ngoài tiểu khung hoặc lan tràn đến bàng quang,
trực tràng

9


IVa: Ung thƣ xâm lấn niêm mạc ruột, niêm mạc bàng quang
IVb: Ung thƣ di căn xa
Trong khi đó ung thƣ cơ tử cung thƣờng gặp ở những phụ nữ trẻ hơn, ở tuổi
tiền mãn kinh khoảng sau 40 tuổi, nhƣng vẫn gặp ở cả phụ nữ trẻ 20 – 30 tuổi. Các

triệu chứng lâm sàng thƣờng rất rầm rộ, nhanh chóng và khá điển hình, đó là ra máu
bất thƣờng ở âm đạo khoảng 60% các trƣờng hợp , bụng to nhanh lên vì kích thƣớc
của tử cung tăng lên nhanh tạo thành một khối ở vùng tiểu khung, kết quả là bệnh
nhân thấy đau vùng bụng dƣới do dãn và do chèn ép. Tiên lƣợng bệnh rất tồi và
nguyên nhân cũng không đƣợc rõ, nhƣng mối liên quan về nguy cơ của bệnh với
việc chụp vùng tiểu khung đã đƣợc một số nghiên cứu ghi nhân, với nguy cơ tăng
đến 5,38 lần với thời gian ủ bệnh tử 10 – 20 năm [21] [32] [46].
1.1.3. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thƣ TTC

1.1.3.1. Đặc điểm lâm sàng
Các dấu hiệu chỉ điểm
- Dấu hiệu thƣờng gặp là chảy máu nhƣng lƣợng máu không nhiều, không rõ
nguyên nhân, có trƣờng hợp chảy máu khi cố rặn đi tiểu hay đại tiện gây chèn ép
vào tử cung. Chỉ cần một dấu hiệu chảy máu sau mãn kinh cũng đủ để báo động vì
không hiếm các trƣờng hợp dấu hiệu này mất đi lại tái suất sau vài tuần hay vài
tháng, rồi trở nên thƣờng xuyên hơn.
- Ra khí hƣ lẫn mủ: thƣờng do nhiễm khuẩn, mủ lẫn máu tạo thành một chất
dịch màu nâu rất nặng mùi, giai đoạn đầu chƣa có nhiễm khuẩn có thể ra dịch trong.
- Đau: thƣờng xuất hiện muộn khi khối u lan tràn vào các bộ phận trong
hố chậu.
Khám lâm sàng
Nói chung, thăm khám lâm sàng sờ bụng và thăm âm đạo thấy hoàn toàn
bình thƣờng. Đặc biệt, tử cung có thể tích bình thƣờng hoặc có thể tích nhỏ, di động
và không đau. Các túi cùng âm đạo tự do, không có tổn thƣơng phần phụ. Khám
bằng mỏ vịt, cổ tử cung bình thƣờng, nhƣng nếu là đang trong thời kỳ chảy máu, thì

10


sẽ nhận thấy máu chảy ra từ nội cổ tử cung. Nếu rút nhẹ mỏ vịt đồng thời kẹp nhẹ

cổ tử cung giữa hai van của mỏ vịt và nếu động tác này làm rỉ ra một ít máu thì điều
đó báo hiệu nguồn gốc máu là từ nội mạc tử cung. Đôi khi tử cung tăng thể tích và
bệnh nhân mang u xơ rõ rệt.
Khám lâm sàng tử cung bình thƣờng hoặc có chảy máu sau mãn kinh, tử
cung nhỏ [2].
Đối với ung thƣ NMTC có nhiều nghiên cứu cho thấy triệu chứng âm đạo
gặp ở hầu hết các bệnh nhân.
Theo David Gal [37] triệu chứng ra máu gặp 93% các trƣờng hợp.
Theo Novak [48] gặp 85% các trƣờng hợp.
Theo Meyer 1999 [44] gặp 100% các trƣờng hợp ung thƣ NMTC.
Theo báo cáo tổng kết của Đào Thị Hợp 1986 [16] triệu chứng ra máu gặp
95,92% các trƣờng hợp, ra khí hƣ gặp 30,61%, triệu chứng đau gặp 20,41% các
trƣờng hợp.
Với các triệu chứng lâm sàng nhƣ vậy thì chƣa thể chẩn đoán xác định đƣợc
bệnh mà còn phải dựa vào các phƣơng pháp thăm dò cận lâm sàng.

1.1.3.2. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
1.1.3.2.1. Phương pháp tế bào bệnh học
Bao gồm tất cả các phƣơng pháp nhằm tìm ra các tế bào có nguồn gốc từ tử
cung nhƣ: lấy mẫu bệnh phẩm từ túi cùng sau âm đạo, từ ống cổ tử cung và lấy trực
tiếp từ buồng tử cung. Các nghiên cứu đều cho thấy muốn phát hiện ung thƣ thân tử
cung phải lấy mẫu trực tiếp từ buồng tử cung.
Phiến đồ Papanicolaou [39]: Mặc dù phiến đồ Papanicolaou có hiệu quả cao
trong phát hiện ung thƣ cổ tử cung xong nó không có hiệu quả trong phát hiện ung
thƣ nội mạc tử cung vì tế bào nội mạc tử cung khó bong và có thể thoái biến trong
buồng tử cung và ống cổ tử cung. Nên khi lấy bệnh phẩm ở túi cùng sau âm đạo số
lƣợng tế bào NMTC rất ít.

11



Khi lấy bệnh phẩm ở túi cùng sau âm đạo [39] theo Gusberg tỷ lệ chính xác
là 47%, theo David là 45%, theo Mc Govan tỷ lệ này thay đổi từ 50%-75%, theo
Averette H.E 1995 tỷ lệ chính sác là 60-83%, có quá nhiều âm tính giả. Theo tác
giả nếu mẫu tế bào dƣơng tính thì có giá trị chẩn đoán, mẫu tế bào âm tính thì vẫn
không thể loại trừ ung thƣ nội mạc tử cung.
Để khắc phục hạn chế của phƣơng pháp này các phƣơng pháp lấy mẫu bệnh
phẩm trực tiếp từ buồng tử cung đƣợc đề xuất và áp dụng.
+ Hút nội mạc: Do Carry 1943 đề xuất, dùng một canuyn đƣờng kính 23mm bằng kim loại hoặc bằng chất dẻo đƣa vào buồng tử cung và hút bằng 1 bơm
tiêm, bơm lên phiến kính cố định và nhuộm. Theo Aex Ferenczy [35] độ chính xác
cũng khoảng 88-89%. Theo Averette [35] việc hút nội mạc tử cung bằng canuyn
polyethylen tỷ lệ chính xác là 85%.
+ Rửa nội mạc tử cung: Dùng 2-6 ml nƣớc muối sinh lý bơm vào buồng tử cung
sau hút trực tiếp ra đem ly tâm và làm phiến đồ. Theo Aex Ferenczy [35] độ chính xác
chẩn đoán là 82%. Nhƣng chỉ định của phƣơng pháp này rất nghiêm ngặt, có thể
xảy ra tai biến.
+ Chải nội mạc tử cung đƣợc Ayre đƣa ra năm 1995 [30] ông dùng một bàn
chải nhỏ xoay tròn trong buồng tử cung để thu thập bệnh phẩm nhƣng phƣơng pháp
này thƣờng gây chảy máu nhiều.
+ Rửa thành tia đƣợc Dowling & Gravlee mô tả năm 1964 [39].
Phƣơng pháp này đòi hỏi nhiều phƣơng pháp phân tích tế bào phức tạp, tỷ lệ
thất bại do không đƣa đƣợc dụng cụ vào buồng tử cung cao, tỷ lệ bệnh phẩm không
đủ số lƣợng và chất lƣợng để chẩn đoán cao.
+ Phƣơng pháp chọc rửa ổ bụng làm tế bào xác định giai đoạn của bệnh để
có phƣơng pháp điều trị thích hợp.
Nói chung, các kỹ thuật trên phần lớn mới chỉ áp dụng trên thực nghiệm. Do
vậy, các kết quả đạt đƣợc chƣa đại diện cho việc đánh giá ở mức độ lớn.

12



Việc sàng lọc ung thƣ nội mạc tử cung bằng phƣơng pháp tế bào bệnh học
rất tốn thời gian. Việc đánh giá kết quả cũng rất khó khăn vì sự phức tạp của các
hình thái tế bào tuyến, tỷ lệ dƣơng tính giả cao [35].

1.1.3.2.2. Sinh thiết nội mạc tử cung:
Đây là một thủ thuật đơn giản, dễ làm và dễ đƣợc bệnh nhân chấp nhận,
thủ thuật này không cần nong cổ tử cung. Ngƣời ta dùng 1 thìa nhỏ đƣa vào
buồng tử cung nạo một mẩu nội mạc tử cung, Mẫu bệnh phẩm tuy nhỏ nhƣng
không những cho phép chẩn đoán bệnh mà còn xác định mức độ tổn thƣơng,
hƣớng tới một phƣơng pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, phƣơng pháp này dễ
bỏ sót tổn thƣơng nếu đƣợc kết hợp với 1 phƣơng pháp xác định vị trí tổn thƣơng
nhƣ soi buồng tử cung, chụp BTC, siêu âm bằng đầu dò âm đạo thì có giá trị
chẩn đoán và tiên lƣợng bệnh cao.
Theo Averette [38] độ chính xác của phƣơng pháp này đạt tới 90%. Nhƣng điều
bất cập lớn nhất của phƣơng pháp này là mẫu bệnh phẩm quá nhỏ, nếu tổn thƣơng còn
khu trú thì dễ bỏ sót nên ta có thể áp dụng phƣơng pháp nạo buồng tử cung.

1.1.3.2.3. Nạo buồng tử cung chẩn đoán giải phẫu bệnh lý
Cho tới nay đây vẫn là phƣơng pháp đáng tin cậy và chắc chắn nhất cho
chẩn đoán.
Ƣu điểm: Đây là phƣơng pháp đơn giản, rẻ tiền, có khả năng phổ cập rộng
rãi, các mẫu bệnh phẩm thu đƣợc có chất lƣợng tốt giúp cho việc phát hiện các tổn
thƣơng ung thƣ và tiền ung thƣ dễ dàng, ngoài ra nó còn có tác dụng cầm máu.
Tai biến: có thể gây thủng tử cung
Đôi khi cũng có những thất bại do cổ tử cung cứng, bệnh nhân đau. Cũng có
nhiều trƣờng hợp phải nạo lại vài 3 lần mới chẩn đoán đƣợc.
Năm 1925 lần đầu tiên Kelly đã áp dụng phƣơng pháp nạo sinh thiết không
cần gây mê từ đó đến nay đã có rất nhiều cải tiến.


13


Hofmeister[26] đã làm hơn 20.000 sinh thiết trong vòng 20 năm, với độ
chính xác chẩn đoán là 94%. Theo Kahl và cộng sự [38] độ chính xác là 96%. Theo
Hugent Hark có thể chẩn đoán sai 15-20%.
Theo Alex Ferenczy [35] độ chính xác của phƣơng pháp tới 97%.
Chụp buồng tử cung có thuốc cảm quang:
Chụp buồng tử cung đã đƣợc sử dụng từ lâu trong chẩn đoán ung thƣ tử
cung, dựa vào những hình ảnh gián tiếp trên phim nhƣ: hình khuyết bờ không đều,
bờ căng cƣa, hình lỗ rỗ ruột bánh mì để chẩn đoán ung thƣ NMTC.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tỷ lệ dƣơng tính cao, dựa vào vị trí tổn
thƣơng trên phim giúp lấy mẫu bệnh phẩm một cách chính xác.
Tai biến: có thể làm lan tràn các tế bào ung thƣ vào ổ bụng.
Theo Barry Anderson đã tiến hành chụp cho 1.500 trƣờng hợp thì chỉ có 2
trƣờng hợp dƣơng tính giả [26].

1.1.3.2.4. Siêu âm bằng đầu dò âm đạo
Đây là phƣơng pháp mới có thể áp dụng cả trong sàng lọc, chẩn đoán ung
thƣ và tiền ung thƣ NMTC. Ngƣời ta sử dụng đầu dò từ 5 đến 7 mHz đƣa vào trong
âm đạo. Qua siêu âm có thể xác định chính xác độ dày của niêm mạc tử cung. Siêu
âm còn xác định đƣợc các nguyên nhân lành tính gây chảy máu tử cung nhƣ: polip,
u xơ dƣới niêm mạc [29].
Qua siêu âm có thể xác định đƣợc kích thƣớc của buồng tử cung của khối u,
độ xâm lấn của khối u, độ xâm lấn của khối u vào cơ tử cung, nhờ đó xác định đƣợc
giai đoạn ung thƣ NMTC và tiến triển trong điều trị. Hạn chế của phƣơng pháp này là
không đặc hiệu, chẩn đoán xác định phải dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh.
Ngày nay, trên thế giới thƣờng sử dụng phƣơng pháp siêu âm bằng đầu dò
âm đạo dựa vào độ dày NMTC để hƣớng tới bệnh. Ở ngƣời đã mãn kinh nếu độ dày
NMTC dƣới hoặc bằng 4mm thì ít có nguy cơ bị ung thƣ NMTC. Nếu NMTC từ

5mm trở lên thì cần nạo sinh thiết NMTC để chẩn đoán.

14


Đối với ung thƣ NMTC theo Blumenfeid [37] độ nhạy của phƣơng pháp siêu
âm khoảng 80%, độ đặc hiệu khoảng 60%, giá trị chẩn đoán dƣơng tính là 26% và
giá trị chẩn đoán âm tính là 94,4%.

1.1.3.2.5. Chất chỉ điểm sinh học [48]
Một số tác giả đã nêu lên một số chất chỉ điểm sinh học nhƣ: CA-125
(Cancer Antigen – 125), CA 15-3,… có thể tăng lên trong ung thƣ NMTC. Nhƣng
thƣờng chỉ tăng trong giai đoạn IV của bệnh hoặc u tái phát, hầu nhƣ không tăng
trong giai đoạn sớm của bệnh.

1.1.3.2.6. Soi buồng tử cung [35]
Phƣơng pháp này đã đƣợc Bozzini mô tả lần đầu tiên năm 1905 từ đó đến
nay nó đã đƣợc cải tiến nhờ máy nội soi hiện đại Microhysteroscopy.
Phƣơng pháp này cho phép quan sát trực tiếp buồng tử cung, đánh giá tổn
thƣơng và sinh thiết đúng chỗ.
Kỹ thuật làm phồng buồng tử cung bằng nƣớc muối sinh lý, đƣa ống soi với
hệ thống thấu kính phóng đại. Qua soi có thể quan sát trực tiếp buồng tử cung đánh
giá bản chất bệnh lý trong buồng tử cung, các tổn thƣơng sùi, loét, chợt, các polip, u
xơ niêm mạc và tình trạng ủa niêm mạc tử cung.
1.2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƢ THÂN TỬ CUNG

1.2.1. Ung thƣ thân tử cung trên thế giới
Trong ung thƣ TTC khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyết của nội mạc
tử cung. Ung thƣ xuất phát từ biểu mô liên kết thân tử cung rất hiếm 1-3% , tiến
triển nhanh, tiên lƣợng xấu.

Ung thư nội mạc tử cung: là loại bệnh thƣờng gặp ở ngƣời lớn tuổi với 7580% sau mãn kinh, tuổi trung bình là 60 tuổi. Tuy nhiên, có khoảng 20% trƣờng
hợp gặp ở những phụ nữ tiền mãn kinh, 5% ở phụ nữ dƣới 40 tuổi; là bệnh ác tính
đƣờng sinh dục hay gặp nhất ở các nƣớc phát triển. Tại Mỹ nguy cơ ung thƣ nội
mạc tử cung ở phụ nữ da trắng là 2,4% so với 1,3% các phụ nữ da đen.

15


Tỷ lệ mắc ung thƣ NMTC rất khác nhau tùy theo từng quốc gia, từng chủng
tộc. Trên thế giới ung thƣ NMTC có tỷ lệ cao nhất ở Bắc Mỹ và Châu Âu, thấp hơn
ở Nam Mỹ, hiếm gặp ở Châu Á và Châu Phi [24].
Tại Mỹ tỷ lệ mắc bệnh này ngày càng tăng. Năm 1991 có 33.000 ca mới mắc
và có khoảng 4.000 ca chết. Năm 1996 có tới 34.000 ca mới mắc và 6.000 ca tử
vong [28]. Năm 1999 có tới 37.400 ca mới mắc và 6.400 ca chết [29].
Trong khi ung thƣ cổ tử cung (CTC) ngày càng giảm thì ung thƣ NMTC có
xu hƣớng gia tăng. Theo Averette H.E. [26] tỷ lệ ung thƣ cổ tử cung so với ung thƣ
NMTC giữa thập kỷ 40 là 5/1. Đến thập kỷ 60 là 2/1, năm 1996 tỷ lệ này là 23/71.
Theo hiệp hội phòng chống ung thƣ quốc tế năm 1988-1991 [40] tỷ lệ ung
thƣ NMTC nhƣ sau:
Cao nhất là Ecuado chiếm tỷ lệ 13,7/100.000 dân
Venezuela chiếm tỷ lệ 7,9/100.000 dân
Australia chiếm tỷ lệ 5,1/100.000 dân
Nga chiếm tỷ lệ 4,4/100.000 dân
Pháp chiếm tỷ lệ 4,0/100.000 dân
Mexico chiếm tỷ lệ 2,6/100.000 dân
Mỹ chiếm tỷ lệ 2,5/100.000 dân
Anh chiếm tỷ lệ 2,4/100.000 dân
Singapore chiếm tỷ lệ 1,8/100.000 dân
Hồng công chiếm tỷ lệ 1,4/100.000 dân
Ung thư cơ tủ cung: ung thƣ này thƣờng gặp ở phụ nữ trẻ hơn, ở tuổi tiền

mãn kinh khoảng sau 40 tuổi, các triệu chứng lâm sàng thƣờng rất rầm rộ và diễn ra
một cách nhanh chóng và khá điển hình, đó là ra máu âm đạo bất thƣờng 60% các
trƣờng hợp , bụng to lên nhanh vì kích thƣớc của tử cung tăng lên là bệnh nhân thấy
rất đau ở vùng bụng dƣới do giãn và do chèn ép. Tiên lƣợng bệnh rất tồi, và nguyên
nhân cũng không đƣợc biết rõ [7][4][5].

16


1.2.2. Ung thƣ thân tử cung ở Việt Nam
Ở Việt Nam ung thƣ nội mạc tử cung đứng sau ung thƣ cổ tử cung tỷ lệ 1/9 .
Tuổi bệnh nhân thƣờng lớn hơn ung thƣ cổ tử cung: 75% ung thƣ nội mạc tử cung ở
thời kỳ đã mãn kinh, chỉ có 4% tuổi trƣớc 40. Mặc dù chƣa tìm thấy gen gây ung
thƣ nhƣng từ 12-28% trƣờng hợp có tính chất gia đình, điều này tƣơng tự nhƣ trong
ung thƣ vú, ung thƣ buồng trứng [23].
Nghiên cứu về tình hình ung thƣ thân tử cung tại bệnh viện phụ sản trung
ƣng năm 2007-2008 cho thấy: trong số 95 bệnh nhân ung thƣ TTC thì có tới 90
bệnh nhân 94,7% ung thƣ nội mạc tử cung với độ tuổi trung bình là 57± 7,68%, đa
số các phụ nữ đã mãn kinh với 75/90 bệnh nhân 82,2% . Còn lại 5 5,3% bệnh
nhân ung thƣ cơ tử cung có tuổi trung bình 48,60± 16,41%. Nhƣ vậy có sự khác biệt
về tuổi trung bình giữa hai nhóm bệnh khoảng 10 tuổi [15].
Theo nghiên cứu so sánh đặc điểm giải phẫu bệnh - lâm sàng ung thƣ nội
mạc tử cung ở hai nhóm tuổi 45 tuổi hoặc trẻ hơn và trên 45 tuổi, năm 1998 cho
thấy: trong số 80 bệnh nhân ung thƣ nội mạc tử cung thì chủ yếu hay gặp ở những
bệnh nhân trên 45 tuổi với 68/80 bệnh nhân 85% , phụ nữ dƣới 45 tuổi bị bệnh
chiếm 15% trong tổng số các trƣờng hợp, trong đó đa số là các bệnh nhân vô sinh
với 9/12 chiếm 75%. Triệu chứng báo hiệu có ý nghĩa là rong kinh, rong huyết hoặc
ra máu bất thƣờng. Ung thƣ nội mạc tử cung ở những phụ nữ trẻ thƣờng là ung thƣ
biểu mô tuyến biệt hóa, có phối hợp quá sản nội mạc tử cung 10/12 (83%) và tiên
lƣợng tốt. Ở bệnh nhân trên 45 tuổi ung thƣ biểu mô kém biệt hóa, xâm nhập sâu

vào cơ tử cung do đó có tiên lƣợng xấu hơn [9].
Theo báo cáo của Phạm Thị Hoàng Anh [1] năm 1995-1996 tỷ lệ ung thƣ
NMTC ở Hà Nội là 1,6/100.000 dân và ở thành phố Hồ Chí Minh là 2,7/100.000.
Cả nƣớc ƣớc tính năm 2000 là 2,4/100.000 trƣờng hợp.
Theo Dƣơng Thị Cƣơng [11], ung thƣ NMTC chiếm tỷ lệ 6% các loại ung
thƣ sinh dục nữ ở bệnh viện Bà mẹ trẻ sơ sinh và đứng hàng thứ ba sau ung thƣ
buồng trứng và ung thƣ CTC.

17


Theo số liệu tổng kết của Đào Thị Hợp [16] năm 1986, ung thƣ NMTC
chiếm 5,27% so với ung thƣ sinh dục khác điều trị tại bệnh viện.
1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƢ THÂN TỬ CUNG

1.3.1. Yếu tố môi trƣờng liên quan đến ung thƣ thân tử cung
Một số nghiên cứu dịch tễ cho thấy rằng có trên 80% tác nhân gây ung thƣ bắt
nguồn từ môi trƣờng sống. Trong đó hai tác nhân lớn nhất là chế độ ăn uống 35% ,
uống rƣợu và hút thuốc lá 40% ; những tác nhân này có ảnh hƣởng xấu rất nhiều đối
với sức khỏe con ngƣời nói chung, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em [33], [42].
Các yếu tố môi trƣờng nhƣ sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nƣớc… là một
trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật của con ngƣời nói chung trong đó có ung
thƣ. Các số liệu về tình hình mắc ung thƣ ở tất cả các nƣớc trên thế giới cho thấy
ung thƣ ở vùng đô thị gặp nhiều hơn ở vùng nông thôn. Các nguồn ô nhiễm không
khí ở đô thị là do công nghiệp, giao thông và tiêu thụ những sản phẩm có chứa các
chất gây ung thƣ. Các mẫu không khí lấy từ các thành phố công nghiệp lớn cho thấy
thành phần một số loại hợp chất gây ung thƣ cao, các hydrocarbon thơm đa vòng,
Benren, Asen, SO2, Cadmium,... [3], [22].
Năm 1997, Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu Ung thƣ International Agency
for Research on Cancer – IARC thuộc WHO đã công bố 2,3,7,8-etrachlorodibenzop-Dioxin (2,3,7,8-TCDD là chất gây ung thƣ nhóm 1 nghĩa là nhóm đã đƣợc công

nhận gây ung thƣ . Đồng thời, tháng 1 năm 2001, chƣơng trình Độc học Quốc gia
Hoa Kỳ đã chuyển dioxin vào nhóm “các chất gây ung thƣ cho ngƣời”. Cuối cùng,
trong một nghiên cứu kiểm định năm 2003, các nhà khoa học cũng khẳng định
không có một liều lƣợng nào là an toàn hoặc ngƣỡng dioxin mà dƣới nó thì không
gây ung thƣ. Điều này có thể hiểu là nếu một ngƣời phơi nhiễm dioxin dù lƣợng
nhỏ nhất thì đã mang trong mình hiểm họa ung thƣ [34].
Chế độ ăn nhiều mỡ động vật và nhiều năng lƣợng toàn phần gây ung thƣ nội
mạc tử cung, ăn rau quả, chất xơ, làm giảm nguy cơ ung thƣ nội mạc tử cung [15].

18


1.3.2. Một số yếu tố xã hội liên quan đến ung thƣ thân tử cung
Một số yếu tố xã hội nhƣ: tuổi, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, dân tộc, nơi cƣ
trú, các yếu tố tiền căn sản phụ khoa tuổi lấy chồng, tuổi sinh con lần đầu, số lần
sinh con, số con, số lần quan hệ tình dục, tuổi quan hệ tình dục lần đầu ... là những
yếu tố nguy cơ cao gây ung thƣ nói chung và ung thƣ TTC nói riêng.
Phần dƣới đây trình bày kết quả nghiên cứu về một số yếu tố môi trƣờng xã
hội có nguy cơ gây ung thƣ TTC cao.

1.3.2.1. Yếu tố nhân khẩu học liên quan tới ung thư TTC
Các yếu tố liên quan ung thƣ nội mạc tử cung nhƣ nhân khẩu học: tình trạng
kinh tế, xã hội, bệnh sử của nội mạc tử cung, vú, những thành viên của gia đình có
ngƣời ung thƣ nội mạc tủ cung. Sinh lý học: mập phệ, đái đƣờng, cao huyết áp, vô
sinh và vô noãn, hội chứng Stein – Leventhal. Ngoại sinh, môi trường: chế độ ăn
nhiều mỡ, liệu pháp thay thế nội tiết với estrogen, không đối kháng [23].
Về tuổi: Đối với ung thƣ NMTC là loại ung thƣ thƣờng gặp ở ngƣời lớn tuổi,
có hơn 80% bệnh nhân ung thƣ NMTC gặp ở ngƣời mãn kinh [18].
Theo Novak [43] tuổi mắc bệnh trung bình là 57 tuổi muộn hơn so với ung
thƣ cổ tử cung khoảng 10 năm. 75% gặp ở phụ nữ mãn kinh, 15% ở ngƣời tiền mãn

kinh và 10% đang còn kinh nguyệt.
Theo Weyer 1999 [43] tuổi mắc bệnh trung bình là 58,8 từ 34-80 tuổi . Hầu
hết ở phụ nữ mãn kinh 80-85% [44].
Ở Việt Nam tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 55-57, phần lớn xảy ra ở ngƣời tiền
mãn kinh và mãn kinh 80-85% [25].
Yếu tố thể trạng: liên quan đến ung thƣ nội mạc tử cung bao gồm: đẻ ít, béo
phì, cao huyết áp, đái tháo đƣờng. Béo phì liên quan đến chuyển hoá
androstenedion thành estrogen trong mô mỡ. Sự kích thích của estrogen không đối
kháng cũng là yếu tố nguy cơ.

19


Yếu tố di truyền: cũng tƣơng tự ung thƣ vú, yếu tố di truyền gia đình đóng
vai trò quan trọng. Ung thƣ nội mạc tử cũng hay gặp ở những gia đình có mẹ, dì, em
gái bị ung thƣ nội mạc tử cung [17].
Yếu tố nội tiết: nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ sử dụng estrogen không
đối kháng trên 2 năm có nguy cơ ung thƣ nội mạc tử cung tăng gấp 2 – 3 lần [17].
Viên uống tránh thai có tỷ lệ estrogen cao cũng có nguy cơ gây ung thƣ [30].
Yếu tố kinh nguyệt: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy tuổi mãn kinh có
liên quan trực tiếp với nguy cơ phát sinh ung thƣ NMTC. Theo Mac Mahon [30]
[40], những ngƣời mãn kinh muộn sau tuổi 52 có nguy cơ cao gấp 2,4 lần so với
những ngƣời mãn kinh trƣớc tuổi, có kinh sớm khi còn ít tuổi cũng là một yếu tố
nguy cơ [30].

1.3.2.2. Yếu tố y tế liên quan tới ung thư thân tử cung
Yếu tố sinh sản: theo đa số các nghiên cứu thì nguy cơ mắc bệnh ở những
ngƣời không đẻ cao gấp 3 lần so với ngƣời đã sinh đẻ. William E. Lucas [40] cho
rằng vô sinh là yếu tố nguy cơ cho bệnh này.
Các thuyết của Richelot cho rằng ung thƣ tử cung thƣờng hay gặp trên u xơ tử

cung, của Ménétrier coi các u lành, u thịt thừa polype nhƣ những thƣơng tổn tiền
ung thƣ [13].
Một số yếu tố thuận lợi gây ung thƣ nội mạc tử cung nhƣ vai trò của estrogen
đƣợc xếp hàng đầu. Ung thƣ nội mạc tử cung liên quan trực tiếp và tỷ lệ thuận với
sự tăng nồng độ estrogen nội sinh cũng nhƣ ngoại sinh, cùng với thời gian kích
thích kéo dài, tỷ lệ ung thƣ nội mạc tử cung cao gấp 4 tới 8 lần ở những phụ nữ có
sử dụng estrogen thay thế và hội chứng buồng trứng đa nang [19].
Tamoxifen liên quan chặt chẽ đến sự phát triển ung thƣ nội mạc tử cung.
Tamoxifen là một hợp chất không steroid hoạt động bằng cách cạnh tranh với
estrogen tại các thụ thể. Tamoxifen là loại thuốc đƣợc sử dụng trong điều trị ung thƣ
vú hiệu quả cao. Nhƣng một số tác giả nhận thấy nếu dùng Tamoxifen thì có nguy
cơ ung thƣ nội mạc tủ cung từ 1,72 đến 3 lần [15].

20


Những phụ nữ cƣờng estrogen do chế tiết không đủ progesterone ở các chu
kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngắn, loạn dƣỡng buồng trứng, không phóng noãn
hay do phóng noãn không đều, dậy thì sớm hay mãn kinh muộn hoặc ở những phụ
nữ sử dụng estrogen ngoại lai không kèm theo sử dụng progestin, tăng tiết estrogen
do khối ung buồng trứng, suy giảm chức năng gan, giáng hoá estrogen, chính sự tồn
tại estrogen trong máu cao dẫn đến quá trính tăng sinh nội mạc tử cung, sự tăng sinh
này không xảy ra khi nồng độ progesterone trong máu bình thƣờng. Ngƣời ta tìm
thấy mối liên quan giữa estrogen và ung thƣ nội mạc tử cung rất rõ ràng, uống
estrogen làm tăng ung thƣ nội mạc tử cung từ 2-10 lần. Sự liên quan này biểu hiện
cả về liều lƣợng và thời gian sử dụng ngay cả khi giảm liều lƣợng và ngừng sử
dụng. Nhƣng ngƣợc lại nguy cơ này giảm khi sử dụng progestin ở 10 ngày sau của
chu kỳ kinh nguyệt. Do đó đối với bệnh nhân có sử dụng estrogen thay thế hay nghi
ngờ nồng độ estrogen tăng thì phải khám và theo dõi chặt chẽ. Phải sinh thiết nội
mạc tử cung để loại trừ ung thƣ xâm lấn hoặc siêu âm để đánh giá độ dày, mỏng của

nội mạc tử cung [15].

1.3.2.3. Một số yếu tố khác liên quan tới ung thư TTC
Béo phì là một nguy cơ dễ nhận thấy, có khoảng 25% các trƣờng hợp ung
thƣ NMTC có liên quan tới yếu tố này [30] [40].
Chế độ ăn có tỷ lệ mỡ động vật cao ở Tây Âu có nguy cơ mắc ung thƣ
NMTC cao hơn so với Phƣơng Đông [30, 40].
Theo Elwood và Cole nhận thấy ở những ngƣời có bệnh đái đƣờng có nguy
cơ mắc ung thƣ NMTC cao gấp 2,8 lần so với bình thƣờng. Ngƣời có tiền sử tăng
huyết áp co nguy cơ cao gấp 1,5 lần so với bình thƣờng [30, 44].

21


Kết luận về tổng quan:
Qua các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nƣớc đã đƣợc tập hợp và phân
tích trong phần tổng quan có thể đƣa ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ ung thƣ phụ khoa nói chung, ung thƣ TTC nói riêng trên thế giới hiện
nay đang ở mức cao, đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Có nhiều nghiên cứu về ung thƣ đã đƣợc thực hiện ở Việt Nam; tuy nhiên
nghiên cứu trên phạm vi đủ lớn về các loại ung thƣ phụ khoa thƣờng gặp, trong đó
có ung thƣ TTC, hiện còn chƣa đƣợc thực hiện.
Ở Việt Nam, còn rất thiếu những nghiên cứu chính thức về các yếu tố nguy
cơ phổ biến liên quan tới ung thƣ TTC và hiện chƣa có nghiên cứu chính thức nào
về mối quan hệ giữa ung thƣ TTC với triệt sản bằng Quinacrine ở phụ nữ.
Các kết luận trên cho thấy thêm tính cần thiết của việc thực hiện đề tài luận
án của chúng tôi về nghiên cứu một số yếu tố môi trƣờng và xã hội liên quan đến
ung thƣ TTC ở Việt Nam.

22



Chƣơng 2.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu gồm những phụ nữ thuộc nhóm tuổi từ 30-60 tuổi,
tức sinh vào giai đoạn đầu năm 1947 đến hết năm 1966.
- Cơ sở để xác định lứa tuổi của đối tƣợng nhƣ đã nêu ở trên để đƣa vào
nghiên cứu:
+ Những phụ nữ sinh vào thời kỳ trên là những ngƣời ngoài việc phơi
nhiễm chung với các yếu tố nguy cơ gây ung thƣ nhƣ bất kỳ đối tƣợng nào ở
những lứa tuổi khác, những phụ nữ này còn có những phơi nhiễm riêng đối với
các yếu tố có thể gây ung thƣ phụ khoa hiện đang đƣợc quan tâm nhiều hiện nay
đó là triệt sản bằng Quinacrine.
+ Cụ thể, vào thời kỳ 1989-1993 là thời kỳ thực hiện chƣơng trình triệt sản
bằng Quinacrine ở Việt Nam. Những phụ nữ này đang trong lứa tuổi sinh sản,
chính vì thế họ có thể áp dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình, trong đó có triệt
sản bằng Quinacrine, là một trong những yếu tố có nhiều ngƣời nghi ngờ có thể
liên quan tới ung thƣ phụ khoa.
Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chia thành 2 nhóm: Nhóm bệnh và nhóm chứng:
+ Nhóm bệnh: Là tất cả nhƣng trƣờng hợp phụ nữ trong độ tuổi nghiên cứu
trên địa bàn nghiên cứu, bị ung thƣ TTC nguyên phát, đƣợc xác định thông qua
chẩn đoán tế bào học, mô học hoặc lâm sàng.
+ Nhóm chứng: Là những phụ nữ không bị ung thƣ TTC đƣợc lựa chọn ngẫu
nhiên từ những ngƣời sống cùng thôn/bản, cùng nhóm tuổi với đối tƣợng ung thƣ.

23



2.1.2. a im nghiờn cu
Nghiờn cu c tin hnh ti 12 tnh Min Bc Vit Nam gm: Nam nh,
H Nam, Thỏi Bỡnh, Hi Dng, Hng Yờn, H Tõy, Bc Giang, Bc Ninh, Vnh
Phỳc, Phỳ Th, Ninh Bỡnh, Ngh An.
Hỡnh 3. BN 12 TNH TRONG NGHIấN CU

1

2

3
4
6

7
8

11

12

1. Phú Thọ
2. Vĩnh Phúc
3. Bắc Giang
4. Bắc Ninh
5. Hải D-ơng
6. Hà Tây
7. H-ng Yên
8. Hà Nam

9. Thái Bình
10. Nam Định
11. Ninh Bình
12. Nghệ An

24

5
9
10


Các tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu đƣợc lựa chọn có chủ định, tiêu chuẩn lựa
chọn các tỉnh nhƣ sau:
- Là các tỉnh có bệnh viện đa khoa tỉnh và/hoặc bệnh viện phụ sản có đủ khả
năng khám lâm sàng, cận lâm sàng, lấy mẫu và cố định bệnh phẩm ung thƣ phụ
khoa đạt tiêu chuẩn qui định của Bộ Y tế. Có 27 bệnh viện bao gồm: 12 bệnh viện
tại Hà Nội và 15 bệnh viện tại các tỉnh trong địa bàn nghiên cứu cụ thể:
+ Bệnh viện tại Hà Nội: Bệnh viện K, BV C, BV 108, BV 103, BV Bạch
Mai, BV Việt Đức, BV Bƣu Điện, BV Thanh Nhàn, BV U bƣớu Hà Nội, BV Phụ
sản Hà Nội, BV E và BV Giao thông vận tải.
+ Bệnh viện tại các tỉnh: BVĐK Hà Nam, BVPS Nam Định, BVĐK Ninh
Bình, BVĐK Hải Dƣơng, BVĐK Hƣng Yên, BVPS Thái Bình, BV Đại học Y Thái
Bình, BVĐK Hà Tây, BVĐK Sơn Tây, BVĐK Bắc Ninh, BVĐK Bắc Giang, BVĐK
Vĩnh Phúc, BVĐK Khu vực Phú Thọ, BV tỉnh Phú Thọ và BVĐK Nghệ An.
- Là các tỉnh có các bệnh viện sau khi đƣợc lựa chọn đã đồng ý tham gia vào
nghiên cứu khi đƣợc mời.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong thời gian từ tháng 9/2001 đến 12/2010
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
- Xác định các ca bệnh ung thƣ TTC theo quy trình khám, tiêu chuẩn chẩn
đoán của Bộ Y tế Việt Nam các đối tƣợng nghi ngờ ung thƣ TTC về lâm sàng đƣợc
chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm tổ chức mô bệnh học, tế bào học và lâm sàng.
Chẩn đoán mô bệnh học là quan trọng nhất vì nó không những có ý nghĩa xác chẩn
cho phát hiện tế bào học mà còn có thể kiểm tra mọi kết quả chẩn đoán của các
phƣơng pháp khác. Vì thế, Chẩn đoán mô bệnh học mang ý nghĩa khẳng định chẩn
đoán phát hiện.
- Thiết kế nghiên cứu bệnh - chứng, trong đó nhóm bệnh là những phụ nữ bị
ung thƣ TTC và nhóm chứng là những phụ nữ không bị ung thƣ TTC sống cùng

25


×