Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ tư TƯỞNG NHÂN NGHĨA của NGUYỄN TRÃI và ý NGHĨA TRONG sự NGHIỆP bảo vệ tổ QUỐC HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.88 KB, 98 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ

3

QUAN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
1.1.
1.2.

NHÂN NGHĨA CỦA NGUYỄN TRÃI
Xã hội Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV
Tiền đề lý luận hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa

11
11
16

1.3.

của Nguyễn Trãi
Truyền thống gia đình, trí tuệ, tài năng và đức độ của

Nguyễn Trãi
Chương 2 NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA CỦA

25
33

2.1.



NGUYỄN TRÃI
Yêu nước, thương dân, đề cao vị trí vai trò của nhân dân đối

33

2.2.

với vận mệnh quốc gia, dân tộc
Giải phóng dân tộc cứu nước, cứu dân với tấm lòng nhân đạo,

42

2.3

nhân văn cao cả
Khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng vua sáng, tôi

hiền vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân
Chương 3 Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA NGUYỄN

49

TRÃI TRONG SỰ NGHIỆP BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT
59

3.1

NAM HIỆN NAY
Đặc điểm tình hình và tính chất nhân đạo, nhân văn của sự


59

3.2

nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay
Vận dụng tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi trong sự nghiệp
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay

70
82
84
88

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


2
Cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV là giai đoạn lịch sử đặc biệt
với nhiều biến động thăng trầm có tính chất bước ngoặt. Trong bối cảnh lịch
sử đặc biệt đó, trên đất nước chúng ta đã ra đời một con người mà mỗi lần
nhắc đến, không ai không kính phục về tài năng, phẩm cách, về công lao cứu
nước và dựng nước. Đó là Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng
uyên bác, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, đã làm rạng rỡ non
sông đất nước Việt Nam. Nguyễn Trãi là người có công lao rất lớn trong việc
khái quát lên được những vấn đề mang tính quy luật của sự nghiệp dựng nước

và giữ nước, nêu được những vấn đề quan trọng về nhận thức lý luận trong
hoạt động thực tiễn. Do vậy, nghiên cứu một cách cơ bản về tư tưởng Nguyễn
Trãi có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển tư duy lý luận phục vụ
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Tư tưởng của Nguyễn Trãi phản ánh nhiều mặt của đời sống nước ta
trong chế độ phong kiến đương thời, nhưng nội dung cốt lõi, xuyên suốt nhất
vẫn là tư tưởng nhân nghĩa. Mặc dù sử dụng nguyên cụm từ nhân nghĩa của
Nho giáo, nhưng Nguyễn Trãi đã lồng vào trong đó những nội dung mới, làm
cho nhân nghĩa của ông khác với nhân nghĩa Nho giáo, đó là nhân nghĩa hành
động với tư tưởng chủ đạo là cứu nước, cứu dân đem lại cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trở thành đường lối
chính trị, sách lược cứu nước giải phóng dân tộc và là ngọn cờ tập hợp lực
lượng, là động lực tạo nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân
Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn trong điều kiện ta phải “lấy ít địch
nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Và đường lối nhân nghĩa này đã trở thành
phương pháp luận quan trọng cho dân tộc ta trong công cuộc dựng nước và
giữ nước nhiều thế kỷ qua.
Hiện nay, Việt Nam là nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, tiềm
lực vật chất còn hạn chế nhưng phải đứng trước bối cảnh quốc tế và trong


3
nước có nhiều nhân tố gây bất lợi cho độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc nhất là tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây. Đòi hỏi bức
thiết với nước ta là vừa bảo vệ được độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc nhưng phải giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát
triển kinh tế - xã hội trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trước tình hình đó, việc
nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa, phát huy tinh thần nhân nghĩa mà cốt lõi là
đánh giặc bằng nhân nghĩa, giữ nước trên cơ sở nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Sự nghiệp, cuộc đời của Nguyễn Trãi nói chung, tư tưởng của Nguyễn
Trãi nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía
cạnh khác nhau, qua các chủ đề phong phú và đa dạng. Có thể khái quát kết
quả các công trình nghiên cứu đó trong các chủ đề chính sau:
* Công trình nghiên cứu, sưu tập về các tác phẩm văn, thơ của
Nguyễn Trãi: Sau vụ án Lệ Chi Viên oan nghiệt các tác phẩm thơ, văn của
Nguyễn Trãi bị thất lạc rất nhiều, mãi đến năm 1467 sau ba năm giải oan cho
ông, Lê Thánh Tông xuống chiếu cho Trần Khắc Kiệm tìm di cảo thơ, văn
Nguyễn Trãi. Sau nhiều năm sưu tầm đến năm 1480 Trần Khắc Kiệm mới đề
tựa cuốn Ức trai thi tập, mãi đến năm 1868 bản in Ức trai di tập do Dương
Bá Cung sưu tập trong gần 50 năm được khắc in. Để cung cấp tài liệu cho
việc nghiên cứu về Nguyễn Trãi, Nxb Văn-Sử-Địa đã cho xuất bản các sách:
Năm 1956 xuất bản sách Nguyễn Trãi quốc âm thi tập do Phạm Trọng Điền
và Trần Văn Giáp phiên âm, chú giải; năm 1960 xuất bản sách Dư địa chí do
Phan Duy Tiếp dịch; năm 1961 xuất bản Quân trung từ mệnh tập do Phan
Duy Tiếp dịch. Năm 1962 Nxb Văn hóa xuất bản Thơ chữ hán của Nguyễn
Trãi do Phạm Võ, Lê Thước, Đào Phương Bình dịch.


4
Đặc biệt công trình: Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Sử học,
Nguyễn Trãi toàn tập [31] xuất bản năm 1969, in lần thứ hai (có sửa chữa bổ
sung) năm 1976 đã tập hợp khá đầy đủ các tác phẩm văn, thơ của Nguyễn
Trãi gồm: Lam Sơn thực lục, Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh, Dư địa chí,
Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh, Văn bia Vĩnh
lăng, Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập. Ngoài ra Nguyễn Trãi còn có các tác
phẩm: Ngọc đường di cảo, Luật thư, Giao tự đại lễ và Thạch khánh đồ cùng
nhiều thơ chữ hán khác đã thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên năm 1442. Nghiên

cứu các tác phẩm trên của Nguyễn Trãi chúng ta thấy ông không chỉ là nhà
văn, nhà thơ, nhà chính trị, nhà quân sự thiên tài mà ông còn là nhà tư tưởng
vĩ đại của dân tộc. Đa số các tác phẩm đều là mệnh lệnh viết trong quân thứ,
những nghị luận bàn bạc ở triều đình nhưng lời nào cũng bao hàm đầy ý nhân
nghĩa, đạo đức hàm chứa ý nghĩa giáo dục lớn không chỉ ở đương thời mà còn
cho mãi về sau. Đây là công trình quan trọng để tác giả nghiên cứu khái quát
khẳng định các nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
* Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi dưới khía cạnh lịch sử
có các công trình: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Đại việt sử ký toàn thư,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1993 [38]. Từ trang 261 đến trang 405 đã trình
bày khái lược toàn bộ biến cố lịch sử của Đại Việt từ cuối nhà Trần đến thời
nhà Lê và có đề cập nhiều đến hoạt động của Nguyễn Trãi và cuộc kháng
chiến 10 năm chống quân Minh của nghĩa quân Lê Lợi. Trong công trình này
tác giả đi sâu trình bày các sự kiện lịch sử, bình luận các sự kiện nổi bật dưới
nhãn quan riêng của các nhà sử học phong kiến, đây là công trình quan trọng
để tác giả khai thác các dữ liệu lịch sử về thực tiễn hoạt động của Nguyễn
Trãi phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Ngoài ra còn có các tác phẩm
Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi: cuộc đời và sự nghiệp, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội 2000 [15]. Vũ Khiêu, Người trí thức Việt nam qua những chặng đường


5
lịch sử, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1987 [13] trong các tác phẩm này đã trình bày
khá đầy đủ về thân thế, sự nghiệp, đặc biệt các tác giả nhấn mạnh Nguyễn Trãi
là người có tư chất thông minh từ nhỏ, lớn lên có tài kinh bang tế thế nhưng lại
có tấm lòng yêu thương nhân dân sâu sắc. Đây là những công trình quan trọng
để tác giả khai thác các dữ liệu lịch sử, cũng như nghiên cứu khái quát nhân tố
chủ quan hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
* Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Trãi dưới góc độ tư tưởng
chính trị - xã hội có các công trình tiêu biểu sau: Lê Đức Sơn, Đại cương

lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2005
[24]. Trong tác phẩm này, tác giả tập trung trình bày những nét chung, tiêu
biểu nhất về sự hình thành và phát triển của tư tưởng Việt Nam trong những
giai đoạn khác nhau của lịch sử, với những nhà tư tưởng tiêu biểu đại diện
cho các giai đoạn phát triển đó. Tuy nhiên, do lĩnh vực và phạm vi nghiên cứu
khá rộng, tác giả chỉ đề cập đến những tư tưởng cơ bản, chủ yếu nhất mang
tính khái quát, mà chưa đi sâu phân tích nội dung tư tưởng của từng tác giả.
Nguyễn Tài Thư, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 [30]. Tác giả không chỉ trình bày toàn bộ tiến
trình phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử với nhiều
nhà tư tưởng tiêu biểu mà dành một phần khá lớn nội dung của tác phẩm để
trình bày khái quát điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và tiền đề tư
tưởng hình thành và phát triển tư tưởng đó. Đối với tư tưởng Nguyễn Trãi tác
giả đi vào ba nội dung cơ bản là: quan niệm về quốc gia và quốc gia độc lập,
tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm về đạo làm người, riêng phần tư tưởng nhân
nghĩa tác giả đi sâu phân tích với tính cách là một đường lối chính trị cứu
nước, cứu dân và đánh giá nhân nghĩa trở thành động lực thúc đẩy xã hội
đương thời phát triển.
Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập VI và VII, Nhà
xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 1998 [27]. Tác giả không chỉ trình bày khái quát


6
nội dung tư tưởng Việt Nam thông qua các nhà tư tưởng tiêu biểu trong đó có
Nguyễn Trãi mà còn phân tích cơ sở lý luận hình thành các tư tưởng đó. Đối
với Nguyễn Trãi ngoài trình bày nội dung tác giả đi sâu phân tích để chứng
minh những tư tưởng đó có sự ảnh hưởng của nho, phật, đạo nhưng đã được
Việt Nam hóa một cách tài tình nên nó mang khí phách và hồn của dân tộc
Việt, nhưng tác giả tiếp cận thiên về màu sắc tôn giáo.
Đây là những công trình quan trọng để tác giả tiếp cận làm rõ cơ sở xã

hội và tiền đề lý luận cũng như cách thức khai thác các dữ liệu lịch sử phục vụ
quá trình nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
* Các công trình đánh giá về vai trò của Nguyễn Trãi trong tiến trình
lịch sử dân tộc Việt Nam tiêu biểu là: Nguyễn Trãi một tiêu biểu rất đẹp của
thiên tài Việt Nam, Ty văn hóa thông tin Hà Sơn Bình xuất bản năm 1980
[22] cuốn sách thể hiện sự đánh giá của các nhà chính trị, các nhà khoa học
trong nước và quốc tế về những đóng góp của Nguyễn Trãi trong lịch sử dân
tộc, tất cả đều coi ông là biểu tượng tiêu biểu của thiên tài Việt Nam cần được
nghiên cứu và học tập. Đặc biệt các tác giả nhấn mạnh công lao của Nguyễn
Trãi trong quy tụ toàn dân tộc xung quanh bộ tham mưu của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh đuổi giặc Minh xâm lược, cũng
như giá trị của các tư tưởng đó đối với xây dựng đất nước Việt Nam trong
thời đại Hồ Chí Minh.
Trần Huy Liệu, Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, Nxb Sử học, Hà Nội 1962 [14] trong tác phẩm này ngoài đề cập
đến thân thế, sự nghiệp, tác phong, chủ trương xây dựng đất nước của Nguyễn
Trãi, tác giả còn đề cập đến vấn đề đánh giá vai trò của Nguyễn Trãi với tư
cách là người khởi nguồn cho tư tưởng dân chủ tiến bộ vì dân, vì đại cục
trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Các công trình này đều đã đánh giá vai trò quan trọng của Nguyễn Trãi
không chỉ với đương thời mà còn có giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo


7
vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa. Đây là những tư liệu quan trọng để tác
giả đi sâu phân tích làm rõ ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
* Các công trình nghiên cứu về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa tiêu biểu là: Lê Đức Anh, Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo kế
sách tối ưu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1996 [1]; Viện Khoa học Xã hội

Nhân văn Quân sự, Khoa học xã hội và nhân văn với sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2002 [34];
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2003
[35] …. Đặc biệt công trình: Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Sự
phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010 [37]. Trong công trình này các tác giả đã
trình bày một cách toàn diện có hệ thống các quan điểm các quan điểm lý luận
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng đến nay, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm và dự báo những
nhân tố tác động đến sự phát triển quan điểm lý luận bảo vệ Tổ quốc của
Đảng ta trong những năm tiếp theo cũng như đưa ra nhưng nội dung cần tiếp
tục khẳng định, bổ sung và phát triển trong thời kỳ mới.
Nhìn lại, những công trình trên cho thấy, các tác giả tuỳ theo góc độ
nghiên cứu của mình đã nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Trãi khá toàn diện
trên phương diện lịch sử cũng như tư tưởng. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện, khoa học về “Tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi và ý nghĩa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện
nay”. Chính vì vậy, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu của đề tài


8
Nghiên cứu một số nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi,
từ đó rút ra ý nghĩa đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan hình thành, phát
triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

- Khái quát, phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi.
- Rút ra ý nghĩa của tư tưởng nhân nghĩa Nguyễn Trãi đối với sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu
những nội dung cơ bản tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi thông qua các
tác phẩm của ông và các dữ liệu lịch sử còn ghi lại về thực tiễn hoạt động của
Nguyễn Trãi.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và các công trình các tác giả trước đây đã
nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Trãi.
* Cơ sở thực tiễn của đề tài: Dựa vào thực tiễn hoạt động của Nguyễn
Trãi thông qua các dữ liệu lịch sử còn ghi lại.
* Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Ngoài phương pháp chung nhất
là phương pháp luận biện chứng duy vật, luận văn sử dụng tổng hợp các phương


9
pháp khác như: logic - lịch sử, so sánh, phân tích - tổng hợp, qui nạp - diễn dịch,
hệ thống-cấu trúc, khái quát hóa, phương pháp giá trị ...
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ
nghiên cứu, học tập về lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam.
7. Kết cấu của đề tài: Đề tài bao gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo.


Chương 1
ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN


10
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA
CỦA NGUYỄN TRÃI
1.1. Xã hội Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV
1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã hội Đại Việt chia rẽ, chứa chấp nhiều mâu thuẫn, nền kinh tế điền
trang, thái ấp không còn phù hợp, trở thành lực cản cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Cuối thế kỷ XIV đến nửa đầu thế kỷ XV xã hội Đại Việt rơi vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng. Triều đại nhà Trần sau những đóng góp quan trọng
của mình đã không còn nắm giữ vai trò tiến bộ như trước mà dần dần bước
vào giai đoạn tụt hậu nặng nề. Các điền trang, thái ấp tiếp tục được mở rộng
song sản xuất lại trở nên trì trệ, đình đốn đời sống của các nông nô bị bần
cùng hóa, nạn mất mùa đói kém triền miên khiến nông dân nổi dậy khắp nơi.
Kinh tế kiểu điền trang, thái ấp thật sự không còn phù hợp và đã thành lực cản
nặng nề với phát triển kinh tế. Nếu trước đây nhà Trần quan tâm tới dân,
chăm lo cho dân bao nhiêu thì bây giờ ngược lại chỉ biết hưởng lạc, vun vén
cho riêng mình bấy nhiêu. Tầng lớp quý tộc chỉ biết tăng cường bóc lột, vơ
vét, chiếm đoạt, mải mê ăn chơi mà không hoài ngóng tới dân tình đang sống
như thế nào dưới triều đại của mình. Sự khủng hoảng rơi vào cực độ ở thời
vua Trần Dụ Tông khi đem sự vui chơi xa hoa, trụy lạc lên tới đỉnh điểm
“Đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung, trong hồ xếp đá làm núi, bốn mạch đều
khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng thông, tre và các thứ hoa
thơm cỏ lạ, lại nuôi chim quý, thú lạ trong đó... Lại đào một hồ nhỏ khác sai
người hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi,
cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào đó.

Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ... Giáp Thìn, năm thứ 7 (1364), mùa
xuân, tháng 2, xây dãy khách lang ở Tây điện, thẳng đến cửa Hoàng Phúc.


11
Mùa hạ, tháng 4, gọi Cánh chưởng phụng cung Vĩnh An là Bùi Khoan cùng
uống rượu. Khoan lập mẹo uống vờ hết 100 thăng rượu, được thưởng tước 2
tư. Tháng 5, vua đi hóng gió chơi trăng, vì uống rượu quá say lại lội xuống
sông tắm nên bị ốm.... Tháng 6, vua ngự thuyền nhỏ đến chơi nhà Thiếu úy
Trần Ngô Lang ở hương Mễ Sở, đến canh ba mới về, khi tới sông Chử Gia bị
cướp mất ấn báu, gươm báu. Vua tự biết mình không sống lâu, càng thả sức
chơi bời” [38, tr.257-258]. Thực tế lịch sử đất nước những năm cuối thể kỷ
XIV cho thấy sự suy sụp không gì có thể vực dậy của nhà Trần cùng với nền
kinh tế điền trang, thái ấp.
Năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng là Hoàng Đế lấy
quốc hiệu là Đại Ngu lập nên triều Hồ (1400-1407). Trên tàn tích đổ nát, tiêu
điều cả chính trị , kinh tế, văn hóa, quân sự do nhà Trần để lại Hồ Quý Ly đã
nỗ lực cải cách nhiều mặt để vực dậy đất nước. Ông đưa ra chính sách hạn
điền, hạn nô, sa thải tăng lữ hướng tới hạn chế quyền lực của tầng lớp quý tộc
phong kiến và gia tăng lực lượng lao động xã hội, cho phát hành tiền giấy để
bớt phần khó khăn tài chính và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa… Với
những cố gắng ấy của Hồ Quý Ly, xã hội Đại Việt phần nào có những bước
tiến nhưng những cải cách của ông chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự phát
triển xã hội nên cuộc khủng hoảng kinh tế điền trang, thái ấp và chế độ nông
nô, nô tì vẫn chưa được giải quyết, những chính sách Hồ Quý Ly ban ra rất
mới mẻ nhưng chưa thật triệt để. Mặc dù ông có đủ nhạy bén để thấy những
mâu thuẫn cơ bản của xã hội, nhưng trở ngại lớn nhất là từ giai tầng xuất thân
của mình nên Hồ Quý Ly chỉ mới là thu hẹp quyền lợi của tầng lớp quý tộc
mà chưa tiến tới xóa bỏ tận gốc quyền lợi của giai cấp ấy, chưa quan tâm
nhiều đến quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Từ nguyên nhân đó mà

Hồ Quý Ly bị chống đối từ nhiều phía, khi dân chúng không ủng hộ, không
có được một cơ sở xã hội vững chắc. Nhà Hồ chưa kịp thiết lập quyền thống


12
trị bền vững, thiếu sự đồng thuận từ nhân dân thì phải chống đỡ với âm mưu
xâm lược của nhà Minh.
1.1.2. Đại Việt đứng trước nạn đô hộ của ngoại bang
Đất nước đứng trước nạn giặc ngoại xâm đô hộ, đòi hỏi bức thiết của dân
tộc lúc này là làm thế nào để tập hợp được toàn dân đứng lên đánh đuổi giặc
Minh xâm lược, giữ vững nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, nhưng
phải giải quyết được lợi ích của đa số nhân dân lao động đã bị đè nén, kìm kẹp
từ cuối triều đại nhà Trần.
Vào thời kỳ này, châu Âu bước vào thời kỳ phục hưng đang chuyển
mình mạnh mẽ. Ở châu Á cũng có nhiều biến động to lớn, điển hình là Trung
Quốc sau chiến tranh giải phóng nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo
năm 1368 đã lật đổ chế độ thống trị của nhà Nguyên lập nên triều Minh. Thời
kỳ nhà Minh thuộc dòng Hán tộc lên nắm giữ quyền thống trị, xây dựng chế
độ chuyên chế và phát triển đạt tới đỉnh cao cực thịnh. Bằng những chính
sách ban đầu rất tích cực như khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất,
giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho dân…đã đưa đất nước Trung Quốc trở thành
một quốc gia phong kiến hùng mạnh, thịnh vượng. Trung Quốc dù là triều đại
nào thì suốt lịch sử của đất nước ấy luôn diễn ra hai quá trình: một mặt đẩy
mạnh sản xuất, khai hoang trong nước mặt khác là tham vọng bành trướng,
mở rộng xâm chiếm ra bên ngoài lãnh thổ. “Lúc bấy giờ ở phương Đông chế
độ phong kiến đang ngự trị và nhiều thế lực bành trướng đang hoành hành dữ
dội trong đó đế chế Minh là lớn mạnh và nguy hiểm nhất” [38, tr. 375]. Triều
đại nhà Minh được lập nên nhờ kết quả của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
song cũng không phải là ngoại lệ khi vẫn mang mộng xâm lấn sang các nước
lân cận để thần phục và bắt nạp triều cống làm lợi cho nhà Minh. Triều Minh

nuôi ý định coi Trung Quốc là tâm điểm của thế giới, Hoàng Đế Trung Hoa là
con trời cai trị muôn dân, quyền uy của đế chế ấy bao trùm lên tất cả các nước


13
láng giềng. Vào đầu thế kỷ XV, hướng bành trướng chủ yếu của nhà Minh là
vùng Đông Nam Á bao gồm cả âm mưu xâm lược nước ta. Năm 1368, nhà
Minh bước đầu sai sứ đi giao bang với Việt Nam, đến năm 1384 thì nhà Minh
ngang nhiên lấn tới đòi Việt Nam phải cống nộp lương thực, hai năm sau ép
Việt Nam cho mượn đường để đánh Chăm Pa.
Năm 1407 lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Trương Phụ đã chỉ huy quân tiến
hành xâm lược nước ta. Nhà Hồ dù kiên quyết chống giặc tới cùng song
không có lực lượng nhân dân ủng hộ nên không đủ sức chống trả và cuối cùng
chịu thất bại đau đớn sau gần 6 tháng chiến đấu. Câu nói của con trai Hồ Quý
Ly là Hồ Nguyên Trừng là nhìn nhận rõ nhất về nguyên do của sự thất bại ấy
Thần không sợ đánh giặc chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi. Sự thất bại của
nhà Hồ một lần nữa đẩy nước Đại Việt rơi vào ách đô hộ của các thế lực
phong kiến phương Bắc. Nhà Minh thiết lập nền thống trị thuộc địa tàn bạo,
hà khắc đồng thời bóc lột, vơ vét của cải để mang về nước, chúng bắt dân ta
phải chịu hàng trăm thứ thuế má nặng nề cùng với âm mưu thâm độc là phá
hoại, thủ tiêu nền văn hóa của dân tộc nhằm đồng hóa dân ta về mặt phong
tục, tập quán.
Cuộc đấu tranh văn hóa và chính trị của dân tộc ta chống sự đô hộ,
đồng hóa không ngừng tiếp diễn. Lịch sử dân tộc ta đặt ra sự lựa chọn không
thể nào khác là phải đứng lên đập tan ách thống trị của nhà Minh, giải phóng đất
nước, giành độc lập, tự chủ. Những phong trào đấu tranh cứu nước do con cháu
nhà Trần lãnh đạo diễn ra liên tục khắp nơi từ 1407-1413 song cuối cùng vẫn bị
dập tắt, bị nhấn chìm trong biển máu nhưng vẫn giáng cho quân địch những đòn
nặng nề, thắp lên ý chí kiên cường của dân tộc không biết nhụt chí trước kẻ thù
tàn ác. Những phong trào ấy thất bại nguyên nhân chủ yếu đều do thiếu tính tổ

chức, thiếu sự liên minh, đặc biệt thiếu một lý tưởng hợp lòng dân để đoàn kết
được toàn dân tộc thành lực lượng đông đảo chống giặc ngoại xâm. Làm thế nào


14
để quy tụ, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để
đánh đuổi giặc ngoại xâm, vẫn là câu hỏi lớn chưa tìm được câu trả lời thích đáng.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đặc biệt đó cùng với
khát vọng cứu nước, cứu dân in sâu vào tâm khảm ông từ thời trẻ nên mặc dù
được đào tạo trong trường lớp Nho học phong kiến nhưng khi tiếp thu tư tưởng
nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lồng vào đó nội dung mới gắn với giải quyết những
bức xúc của xã hội Đại Việt đương thời. Nhân nghĩa của ông đi liền với cứu nước,
cứu dân nhưng tập trung vào việc đem lại lợi ích cho đại đa số nhân dân lao động,
lực lượng có tiềm năng to lớn, có khát vọng được giải phóng nhưng bị kìm kẹp
trong nhiều thế kỷ qua từ cuối triều đại nhà Trần. Vì thế, ngọn cờ nhân nghĩa cứu
nước, an dân quyết “Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược” của Nguyễn Trãi đã đáp
ứng đúng khát vọng và lòng mong mỏi của nhân dân muốn đứng lên đánh đuổi
giặc ngoại xâm giải phóng mình nhưng chưa có ngọn cờ phù hợp để quy tụ họ tạo
nên sức mạnh vô địch của toàn dân tộc. Ông đem đường lối cứu nước đó đến với
phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, phất cao lá cờ chính nghĩa kêu gọi nhân dân
chung lòng, góp sức giết giặc cứu nước. Đường lối cứu nước nhân nghĩa này
đã giúp Lê Lợi không chỉ thu nạp được đội quân đông đảo tham gia vào nghĩa
quân của mình cùng ra trận, mà còn có được sự hưởng ứng của các cuộc khởi
nghĩa địa phương, nhân dân các châu, các huyện cùng tham gia chiến đấu,
tiếp tế về nhiều mặt. Vì có sức cổ vũ mạnh mẽ ấy mà nghĩa quân cùng chủ
tướng của mình đã lần lượt đi qua những khó khăn trên chiến trận dù đói ăn
thiếu mặc, quân thù bao vây tứ phía. Sau 10 năm chung lưng đấu cật, chiến
đấu một cách oanh liệt, không mệt mỏi đội quân chiến đấu dưới ngọn cờ của
Lê Lợi đã giành chiến thắng lẫy lừng đập tan âm mưu, tham vọng bành
trướng, thống trị đất nước ta của giặc Minh. Thủ tiêu được ách đô hộ của giặc

Minh, quét sạch bóng xâm lăng ra khỏi bờ cõi Đại Việt, khôi phục nền độc lập,
tự chủ cho đất nước. Sự thắng lợi vĩ đại của khởi nghĩa Lam Sơn có phần đóng


15
góp không nhỏ, nếu không nói là quyết định của đường lối cứu nước nhân
nghĩa, an dân mà Nguyễn Trãi là người đề xuất trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo trong truyền thống văn hóa Lý - Trần gắn với
truyền thống nhân nghĩa của dân tộc cũng như phù hợp với bối cảnh tập hợp
quần chúng đánh đuổi giặc ngoại xâm của Đại Việt thời bấy giờ.
1.2. Tiền đề lý luận hình thành, phát triển tư tưởng nhân nghĩa của
Nguyễn Trãi
1.2.1. Truyền thống yêu nước và tư tưởng yêu thương con người của dân
tộc Việt Nam
Đối với mỗi người dân Việt Nam, yêu nước gắn liền với yêu quê hương
với đạo lý làm người, danh dự, nghĩa vụ đối với Tổ quốc, với nhân dân... Tư
tưởng yêu nước và sự phát triển tư tưởng yêu nước thành chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình lich sử dân tộc qua hàng
ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, ông cha ta kiên trì đấu tranh
chống sự đô hộ của quân xâm lược phương Bắc, đã khởi nghĩa hàng trăm lần,
trong đó có nhiều lần chiến thắng nhưng cũng không ít lần thất bại. Vì thù
nhà, nợ nước với lòng yêu nước, thương nòi sâu sắc Hai Bà Trưng đã gương
cao ngọn cờ giải phóng dân tộc cho cả nước noi theo làm rạng rỡ khí phách
anh hùng của Phụ nữ Việt Nam và tô thắm nên trang sử đầu của chủ nghĩa
yêu nước. Hai trăm năm sau, Bà Triệu lại vùng lên đánh cho giặc cướp nước
mất vía, kinh hồn khiến cho giặc đương thời đã phải than rằng:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan [44].
Tiếp theo Bà triệu nhiều thế hệ anh hùng khác vì lòng yêu nước,

thương nòi đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho nền độc lập của Tổ quốc, mà
tên tuổi họ còn ghi sâu trong tâm trí người Việt như: Lý Bí, Triệu Quang


16
Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Đình Nghệ... Trong nửa đầu thế
kỷ thứ X, Ngô Quyền đã nhấn chìm quân Nam hán xâm lược xuống lòng sông
bạch đằng, dựng nên nền độc lập lâu dài cho nước nhà từ đấy.
Dân tộc Việt Nam trong lịch sử đã trải qua hàng ngàn năm kiên trì đấu
tranh chống giặc ngoại bang xâm lược, đã nếm đủ mùi cay đắng và khổ nhục
của một dân tộc lầm than, mất nước nên nhiều lần đã phải vùng lên đấu tranh
tự giải phóng mình. Ở đó, yêu quê hương, đất nước không chỉ có lòng căm
thù giặc sâu sắc mà còn phải đứng lên, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh tuổi trẻ,
tính mạng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương. Chủ nghĩa yêu nước đã phát
triển thành các quan niệm về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với đồng bào, về cội
nguồn sức mạnh, quy tắc sống, hành động, sự cố kết cộng đồng trách nhiệm,
con đường, biện pháp đánh giặc cứu nước, giữ đất, giữ nhà và đã được đúc kết
thành nguyên lý: cùng một giống nòi, tổ tiên thì phải có nghĩa vụ thương yêu
nhau, đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau; nếu đoàn kết thì có sức mạnh, chung sức
chung lòng thì dời được non, lấp được biển, nếu tách rời lẻ loi, cô độc thì sẽ bị
tiêu diệt, v.v.. Tư tưởng yêu nước truyền thống dân tộc Việt Nam đã trở thành
cốt cách, phong cách sống, chiến đấu con người Việt Nam, được thử thách
thường xuyên, liên tục qua các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, gắn liền
với ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường.
Dân tộc ta luôn đề cao lòng tự hào dân tộc, bằng sức mạnh nội lực đã
đứng vững và phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Yêu nước trong truyền
thống dân tộc Việt Nam là một hệ tư tưởng có giá trị và là cách ứng xử có
nguyên tắc, chuẩn mực, đậm đà bản sắc, cốt cách con người Việt Nam, nhờ
đó, dân tộc Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, tồn tại trong danh dự với khí phách
quật cường, bất khuất. Những yếu tố đó đã tạo ra mạch sống trường tồn của

dân tộc Việt Nam. Yêu nước trong truyền thường dân tộc Việt Nam còn trở
thành một biểu tượng thiêng liêng, cao quý, có nhiều yếu tố duy vật, biện


17
chứng, là nguồn gốc xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ. Nhờ
đó giúp chúng ta có quan niệm đúng đắn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sống, cái
chết, về hạnh phúc, khổ đau.
Bên cạnh đó, tình yêu thương con người bao la với tư tưởng nổi trội
“Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” …không phân biệt
tầng lớp xã hội của dân tộc ta. Cùng với khí phách, nghĩa khí dân tộc đã tạo nên
tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.
Rõ ràng là, một trong những cội nguồn tạo nên sức mạnh chính trị tinh thần
của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước, thương người của ông cha ta. Có lẽ
yêu nước là mẫu số chung để mọi người dân chung sức chung lòng gánh vác
trách nhiệm dựng xây và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Sống trong một đất nước
mà chủ nghĩa yêu nước như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, đặt trong
bối cảnh Đại Việt cuối thể kỷ XIV đầu thế kỷ XV đã hun đúc trong con người
Nguyễn Trãi khát khao muốn cứu nước giải phóng dân tộc, cứu nhân dân
thoát khỏi cảnh khốn cùng của thời cuộc. Điều này tạo nên ở ông mọi suy
nghĩ và hành động đều gắn với cứu nước, cứu dân nên khi tiếp thu tư tưởng
nhân nghĩa, Nguyễn Trãi cũng gắn với hoạt động giải phóng dân tộc khỏi ách
đô hộ của ngoại bang.
Đây là tiền đề lý luận hang đầu của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi. Chính những nhân tố này đã tạo cho Nguyễn Trãi một tấm lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc, khi đất nước bị ngoại xâm truyền thống yêu nước
của dân tộc đã thôi thúc, hun đúc nên trong ông khát vọng cứu nước, cứu dân
giải phóng dân tộc đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Chính
truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam đã làm
cho tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi mặc dù có ảnh hưởng của Nho giáo

nhưng nội dung cốt lõi thoát khỏi truyền thống vong bản chính thống, trở


18
thành nhân nghĩa vì sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của ngoại
bang đem lại cuộc sống yên bình, hạnh phúc cho nhân dân.
1.2.2. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng nhân nghĩa và yêu
thương con người trong văn hóa phương Đông
* Nguyễn Trãi đã tiếp thu những yếu tố tích cực về nhân nghĩa KhổngMạnh, đó là lòng yêu thương con người và lẽ phải cần làm nhưng đã được
ông đẩy lên ở một tầm cao mới thoát khỏi tư tưởng bảo thủ, phân biệt đẳng
cấp trong quan niệm về nhân nghĩa của Nho giáo.
Khổng Tử (551 – 479 tr.CN) sống trong thời đại mà “vương đạo suy
vi”, “bá đạo” đang nổi lên lấn át “vương đạo” của nhà Chu. Đứng trong bối
cảnh đó ông chủ trương lập lại kỷ cương nhà Chu bằng học thuyết Nhân- LễChính danh. Nhân (仁) xét theo hình dáng văn tự tượng hình gồm hai thành tố
là chữ người và chữ nhị (nghĩa là hai) với cách hiểu này thì nhân là quan hệ
giữa người với người mà không có ý nghĩa bình luận và đánh giá nào cả.
Nhưng theo Khổng Tử thì nhân là mối quan hệ lý tưởng, tức mối quan hệ tốt
đẹp nhất giữa người với người. Nhân của Khổng Tử không nói riêng một đức
tính nào mà chỉ nói chung mọi đức tính của con người, người có nhân đồng
nghĩa với người hoàn thiện nhất, nên nhân là nghĩa rộng nhất của đạo làm
người. Học trò Khổng Tử là Phàm Trì hỏi thế nào là nhân, Khổng Tử trả lời
“Ái nhân” – thương người; có lúc Khổng Tử trả lời: Điều gì mà mình không
muốn thì cũng đừng đem áp dụng cho người khác đó là nhân (Kỷ sở bất dục,
vật thi ư nhân), hoặc: mình muốn lập thân thì cũng giúp người khác lập thân,
mình muốn thành đạt thì cũng giúp người khác thành đạt đó là nhân (Kỷ dục
lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân). Như vậy, theo Khổng Tử thì nhân
là bản chất, đức tính nhân ái, nhân đức của con người. Nhân còn là đạo làm
người nên nhân chính là cái đích của sự tu thân sửa mình của mỗi người trong
xã hội. Khổng Tử chủ trương dùng lễ để đưa mỗi người, đưa cả nước và cả



19
thiên hạ trở về hữu đạo. Trong học thuyết chính trị của mình, ông gắn chặt
nhân với lễ, coi nhân là nội dung của lễ, còn lễ là hình thức của nhân và chính
danh là con đường để đạt đến điều nhân.
Kế thừa và phát triển quan điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử (371- 289 tr.
CN) cho rằng bản tính con người là thiện từ đó theo ông: Người ta ai cũng có
lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng và lòng thị phi không có bốn lòng ấy thì
không phải là người. Trong đó, lòng trắc ẩn là đầu mối của nhân, lòng tu ố là
đầu mối của nghĩa. Như vậy, theo Mạnh tử thì nhân còn là lương tâm của con
người còn nghĩa là con đường chính đại, là làm việc theo lẽ phải, không lầm
đường, lạc lối; Nghĩa ( 義 ) xét về hình dáng và văn tự tượng hình gồm chữ
dương ở trên có nghĩa là dê, bầy dê, là muốn nói về cộng đồng, ở dưới là chữ
ngã có nghĩa là ta, bản thân mình. Vậy nghĩa ở đây là sự gắn bó giữa bản thân
mình với cộng đồng, là bổn phận của mình với cộng đồng. Với Mạnh Tử nghĩa
còn là điều nên nói, là việc nên làm, nói điều gì đó, làm việc gì đó mà lương
tâm không cắn rứt thì điều nói, việc làm đó là điều nghĩa, nhưng Mạnh Tử
dùng chữ nghĩa chủ yếu cho mối quan hệ giữa kẻ dưới với bề trên theo trật tự
đẳng cấp trong xã hội phong kiến. Từ đó, Mạnh Tử muốn dùng nghĩa để khôi
phục nhân, bởi theo ông nếu “mục đích duy nhất” của con người là tìm lại cái
lương tâm (nhân) đã thất lạc nên khi con người ta “theo con đường chính đại”
(nghĩa) cũng chính là nhằm thực hiện mục đích đó. Mạnh Tử đã đề cao nhân và
nghĩa kết hợp chúng thành phạm trù nhân nghĩa, ông nói: Tôi vì nhân nghĩa
mà thờ vua, con vì nhân nghĩa mà thờ cha, em vì nhân nghĩa mà thờ anh, quốc
gia như thế mà không có sự hưng thịnh thì chưa từng có. Ứng dụng điều này
vào chính trị ông đưa ra thuyết “Nhân chính” tức trị nước bằng nhân nghĩa,
chống lại việc dùng vũ lực thôn tính lẫn nhau giữa các nước.
Như vậy, nội dung chủ yếu quan niệm nhân nghĩa Khổng - Mạnh là
yêu thương con người và lẽ phải cần làm nhưng bảo thủ, tôn sùng quá khứ



20
với mục đích phục vụ giai cấp thống trị. Đạo nhân nghĩa chỉ là đạo của lớp
người quân tử không phải là đạo của người dân thường có thể vươn tới được.
Với tư cách là một nhà Nho được đào tạo trong nền Nho học Đại Việt, thông
qua các tác phẩm văn thơ của Nguyễn Trãi, chúng ta thấy, tư tưởng của ông
chịu ảnh hưởng của Nho giáo, trong đó có tư tưởng nhân nghĩa. Ông sử dụng
nguyên cụm từ nhân nghĩa (仁義)của Nho giáo trong các tác phẩm của mình
nghĩa là cái lõi bên trong của nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi vẫn là yêu thương
con người và lẽ phải cần làm. Nên có những chỗ nhân nghĩa được Nguyễn
Trãi dùng gần giống với quan niệm của Khổng, Mạnh như trong thư gửi cho
Đả Trung và Lương Nhữ Hốt có đoạn “Tôi cũng lấy đạo nhân nghĩa, hết lòng
kính thờ triều đình, phàm quan quân triều đình đều đưa về hết” [31, tr.109] ở
đây nhân nghĩa được hiểu là hết lòng kính thờ triều đình, hay trong Lam Sơn
thực lục cũng có câu “Trong khoảng vua tôi, lấy nghĩa lớn mà xử với nhau”
[31, tr.73] trường hợp này nghĩa được dùng để biểu hiện quan hệ vua tôi đúng
như nội dung nghĩa của Mạnh Tử. Tuy nhiên, đa số các trường hợp nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung tiến bộ vượt lên trên quan niệm Khổng
Mạnh, đó là nhân nghĩa gắn với nhân dân lao động, gắn với sự nghiệp cứu
nước, an dân.
* Cùng với Nho Giáo tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn chịu
ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang đó là đạo và đức, theo thời mà thuận,
ung dung, tự tại không màng danh lợi.
Tư tưởng của Lão Tử có nhiều nội dung nhưng ảnh hưởng sâu đậm
tới các nhà tư tưởng Việt Nam là quan niệm về đạo và đức. Theo Lão Tử
đạo là phạm trù quan trọng nhất, ông coi mọi sự sinh thành, biến hóa của
vạn vật đều từ đạo mà ra. Đạo được Lão Tử dùng để chỉ trật tự của tự
nhiên, về tính quy luật của vạn vật: Người theo quy luật của đất, đất theo
quy luật của trời, trời theo quy luật của đạo, đạo theo quy luật của tự nhiên;



21
Lão Tử cũng dùng đạo để hình dung vạn vật, có chỗ ông lại cho đạo có
trước vạn vật, có trước các hiện tượng đầu tiên: đạo sinh ra khí thống nhất,
khí thống nhất sinh ra hai thứ âm dương đối lập, hai thứ âm dương đối lập
sinh ra ba lực lượng trời, đất, người, ba lực lượng đó sinh ra vạn vật. Đạo
của lão Tử rất huyền bí không thể dùng ngôn ngữ, khái niệm để nói và
nhận thức về nó. Bên cạnh đạo còn có phạm trù đức, nếu như đạo là phạm
trù siêu tự nhiên, thần bí khó hiểu thì đức là thứ lý sâu sắc và phổ biến, là
hình dáng của vật. Đạo làm cho vạn vật sinh trưởng, đức làm cho vạn vật
tươi tốt, đạo quán triệt cả thiên hạ, đức của nó sẽ trở nên phổ biến...ta có
thể biết được thiên hạ là nhờ đã dựa vào điểm đó. Tuy nhiên, ông cho rằng
nếu con người đi sâu tìm hiểu định lý bên ngoài (tức quy luật của vạn vật
khách quan) thì sẽ thất đức, vì định lý bên ngoài thì có còn có mất, có sống
có chết bất thường, mà con người cứ đi tìm theo tính chất bất thường ấy sẽ
không thể trở về với đạo được. Từ quan niệm đó nên về luân lý xã hội ông
chủ trương con người cần phải trở về với trạng thái tự nhiên chất phác của
trẻ con, trở về với quy luật tự nhiên “vô vi mà thái bình”.
Phát triển quan điểm này Trang Tử (369- 286 tr.CN) quan niệm trước
hiện thực phức tạp con người có hai cách ứng xử: Thứ nhất, theo lý tưởng
“thoát tục”, “thuận theo tự nhiên” coi sống chết bằng nhau, trời đất với ta
là một, coi đời như một cuộc giải trí, một cõi mộng mà tỉnh dậy không còn
biết mình hóa bướm hay hóa người. Thứ hai, để “toàn sinh” phải “yêu theo
thời mà ở thuận”, “không chê trách phải trái, để ở cùng thế tục”. Theo ông
sự tồn tại nào cũng hợp lý cả nên hãy để cho nó tự lưu hành, không nên
khen tốt, chê xấu làm gì cho trái đạo tự nhiên.
Chính tư tưởng về đạo và đức này đã ảnh hưởng đến Nguyễn Trãi
nhưng được Nguyễn Trãi gắn với bối cảnh hiện thực cuộc sống nên ông đi
tìm cái triết lý tất yếu của các triều đại là thuận lòng dân thì tồn tại phát



22
triển, nghịch lòng dân thì sẽ suy tàn. Từ đó, khi tiếp thu tư tưởng nhân
nghĩa của Nho giáo, Nguyễn Trãi có một quan điểm mới về dân, tôn trọng,
đề cao vị trí vai trò nhân dân và mục đích thực hành nhân nghĩa cũng là vì
dân, an dân. Mặt khác, tư tưởng để “toàn sinh” phải “yêu theo thời mà ở
thuận” và không màng danh lợi, đã tạo nên một con người Nguyễn Trãi
không tham lam, không trung một cách mù quáng mà luôn biết “theo thời
mà thuận”, nên khi thấy Hồ Quý Ly bước đầu có những cải cách tiến bộ
ông đã mang nhân nghĩa của mình cống hiến, nhưng khi Hồ Quý Ly không
đáp ứng được nguyện vọng nhân dân dẫn đến thất bại cay đắng trước giặc
Minh xâm lược, nhìn thấy điều đó nên Nguyễn Trãi quay sang phò Lê Lợi
cùng với phong trào Lam Sơn để tiếp tục lý tưởng cứu nước, cứu dân của
mình. Những tư tưởng đó hoàn toàn không có trong các nhà Nho vong bản
thời phong kiến.
* Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn thấm nhuần triết lý nhân
sinh từ bi, bác ái và bình đẳng không phân biệt đẳng cấp của Phật giáo.
Triết lý nhân sinh là một trong những nét đặc sắc của Phật giáo với cốt
lõi là bốn chân lý huyền diệu gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế: khổ đế là
chân lý về những nỗi khổ mà chúng sinh đều phải gánh chịu; tập đế là chân lý
về các nguyên nhân gây ra nỗi khổ (thập nhị nhân duyên); diệt đế là chân lý
khẳng định có thể diệt được nỗi khổ, đạt tới trạng thái Niết bàn; đạo đế là
chân lý về con đường hữu hiệu để giải thoát, đó là chân lý về con đường “bát
chính đạo”, hoàn thiện đạo đức cá nhân. Những tư tưởng cơ bản về nhân sinh
của phật giáo tự nó vừa chứa đựng tính định hướng, vừa chứa đựng những
chất liệu quan trọng tạo dựng nên những giá trị đạo đức xã hội và đời sống
đạo đức cá nhân. Được xã hội hoá và xây dựng thành các quy tắc, chuẩn mực
quy định hành vi, hoạt động sống của con người trong xã hội Ấn Độ cổ, trung
đại. Với mục đích là “giải thoát”, Phật giáo đã hình thành những nguyên tắc,



23
chuẩn mực đạo đức theo quan điểm của riêng mình. Ý thức, hành vi và những
quan hệ của con người được coi là có đạo đức khi nó phục vụ cho giải thoát.
Triết lý nhân sinh của Phật giáo mang tính bình dân, bênh vực, bảo vệ
người nghèo nên tính tích cực của nó là tuyên truyền tư tưởng bình đẳng
không phân biệt đẳng cấp, không kỳ thị giữa người với người. Tư tưởng này
toát lên: con người là nơi hoà hợp của nhân duyên, nơi hội tụ của ngũ uẩn
trong trạng thái vô thường, vô ngã, mọi người đều bình đẳng, đều có thể thực
hiện giải thoát, hướng đến Niết bàn, nơi tĩnh mịch, thanh cao, chấm dứt vòng
luân hồi, khổ ải. Tư tưởng từ bi, bác ái của Phật giáo với lòng khoan dung,
nhân đạo đặc sắc với quan niệm nổi bật là sát hại một sinh linh không chỉ là
sát hại một thực thể mà còn là sát hại một Phật tính. Nội dung từ bi đặt ra cho
các phật tử đã phản ánh tính nhân bản về lòng khoan dung, nhân từ, độ lượng
của Phật giáo. Đồng thời, triết lý nhân sinh Phật giáo cũng khẳng định con
người sẽ phải chịu hậu quả hay sẽ được nhận thành quả mà thân nghiệp, ý
nghiệp của mình tạo ra. Mỗi người vừa là chủ nhân của nghiệp, vừa là thừa tự
của nghiệp. Phật giáo chủ trương con người phải bắt đầu từ chính mình, phải
tự cải tạo, tự hoàn thiện mình một cách bền bỉ, không mệt mỏi. Trong cuộc
sống, con người phải biết chiến đấu và chiến thắng những tiêu cực, hạn chế
dục vọng của chính bản thân mình và con người cũng phải chịu trách nhiệm
trước mỗi hành vi đạo đức hay phi đạo đức của mình đối với cộng đồng, đối
với xã hội. Với tính nhân bản sâu sắc, đáp ứng được khát vọng bình đẳng của
nhiều tầng lớp dân chúng, triết lý nhân sinh Phật giáo đã lan toả khắp Ấn Độ
và thâm nhập sâu sắc vào nhiều quốc gia lân cận.
Chính triết lý nhân sinh từ bi bác ái, bình đẳng, không phân biệt tầng
lớp trong xã hội, luôn hướng tới nhân dân lao động, giải phóng họ khỏi các
nỗi khổ đương thế đã ảnh hưởng lớn đến con người và xã hội Việt Nam.
Hòa quyện với Nho giáo, Đạo giáo tạo thành nét đặc sắc trong văn hóa Việt
Nam đó là tam giáo đồng nguyên. Sống trong bối cảnh hòa quyện văn hóa



24
đó nên tư tưởng từ bi bác ái, bình đẳng, yêu thương con người không phân
biệt đẳng cấp, từng lớp xã hội mà hướng tới giải thoát con người đã ảnh
hưởng lớn đến con người và tư tưởng Nguyễn Trãi, ngay cả với kẻ thù tư
tưởng của ông cũng hết sức nhân đạo:
Đến như thần võ không giết
Đức lớn hiếu sinh
Nghĩ về kế lâu dài của nhà nước
Tha kẻ hàng 10 vạn sĩ binh [31, tr.87]
Do vậy, khi tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của nho giáo Nguyễn Trãi đã có
những cải biến về nội dung làm cho nhân nghĩa của ông khác hẳn với nhân
nghĩa vong bản chính thống mà nổi bật là tư tưởng yêu thương nhân dân
lao động và khát vọng giành độc lập dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no tự
do cho nhân dân.
1.3. Truyền thống gia đình, trí tuệ, tài năng và đức độ của Nguyễn
Trãi
1.3.1. Truyền thống gia đình Nguyễn Trãi
Gia đình Nguyễn Trãi là gia đình Nho bảng, các thế hệ trước đều là
những tri thức uyên bác, có công lớn với triều đình nhưng lại có lòng yêu
thương nhân dân sâu sắc.
Ông tổ xa xưa của Nguyễn Trãi là Đinh quốc công Nguyễn Bặc, người
có công cùng Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất Tổ quốc. Sau
ông bị Lê Hoàn giết hại, trải qua hơn 440 năm đến Nguyễn Trãi. Cháu 9 đời
của Nguyễn Bặc là Nguyễn Minh Du giữ chức quản quân thiết hổ vào năm
1378, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng tộc, bảo vệ cấm thành. Nguyễn Minh Du
cùng gia tộc từ Chi Ngại, Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc chuyển đến lập nghiệp
ở Trại Ổi, thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín nay thuộc
xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ông sinh được ba người con trai,

Nguyễn Ứng Long sinh năm 1356 và là con trai thứ ba trong gia đình, lớn lên


25
học rộng hiểu biết nhiều được mời vào dinh quan tư đồ Trần Nguyên Đán để
dạy học. Năm Giáp Dần 1374 niên hiệu Long Khánh thứ hai vua Trần Duệ
Tông cho mở khoa thi ở Hành cung, Nguyễn Ứng Long đi thi và đỗ Thái học
sinh (tiến sỹ) sau đó được cử làm quan với chức Kiểm chính. Nguyễn Ứng
Long lấy bà Trần Thị Thái là con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán sinh được
7 người con 5 trai hai gái, Nguyễn Trãi là con trai đầu sinh năm 1380 tại quê
nhà làng Nhị Khê.
Ông ngoại Nguyễn Trãi là quan tư đồ Trần Nguyên Đán cháu 4 đời của
Thượng tướng quốc Trần Quang Khải và cháu 5 đời của Trần Thái Tông. Ông
là một danh tướng lừng lẫy, tên tuổi của ông gắn liền với với những chiến
thắng oanh liệt ở Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, Tây Kết trong cuộc
chống quân Mông – Nguyên cuối thế kỷ XIII. Mặc dù vậy nhưng ông lại có
lòng bao dung rộng lượng, sử ghi lại rằng: Trần Nguyên Đán giao cho
Nguyễn Ứng Long dạy dỗ cô con gái của mình là Trần Thị Thái, gần gũi
Nguyễn Ứng Long cô Thái đem lòng yêu quý và hai người đã trót có thai với
nhau, Nguyễn Ứng Long lo sợ quá tìm cách trốn đi. Khi biết đầu đuôi sự việc,
Trần Nguyên Đán cho tìm Nguyễn Ứng Long về và bảo rằng Người xưa cũng
đã có như thế, chắc anh cũng đã biết chuyện Trác Văn Quân và Tư Mã
Tương Như. Nếu anh làm được như Tương Như, lưu danh đến đời sau, thì đó
là nguyện vọng của ta. Cảm động trước tấm lòng độ lượng, bao dung của
Trần Nguyên Đán mà Nguyễn Ứng Long đã ra sức dùi mài king sử và đã thi
đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ) vào năm 1374 niên hiệu Long Khánh thứ hai của
vua Trần Duệ Tông.
Cha nguyễn Trãi lại có lòng yêu thương nhân dân sâu sắc với tư tưởng
mong muốn làm cho dân bớt khổ:
An đắc thử thân như thác thược

Hòa phòng xuy biến cửu châu tâm
(Chỉ ước thân ta làm ống bể


×