ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
NGUYỄN THỊ VỆ
Tên đề tài
NGHIÊN CỨU BỆNH VE CHÓ Ở HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp
: K43-Thú y
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2011-2016
Thái Nguyên - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------
NGUYỄN THỊ VỆ
Tên đề tài
NGHIÊN CỨU BỆNH VE CHÓ Ở HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp
: K43-Thú y
Khoa
: Chăn nuôi Thú y
Khóa học
: 2011-2016
Giảng viên hƣớng dẫn : TS.Phạm Diệu Thùy
Thái Nguyên - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và để hoàn thành khóa luâ ̣n này
em đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Chăn
nuôi thú y, trạm Thú y huyê ̣n Chi Lăng đã t ạo điều kiện cho em hoàn thành
khóa luận này.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học
TS. Phạm Diệu Thùy - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luâ ̣n này.
Em xin được cảm ơn cán bộ và nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí
nghiệm, xã Quang Lang , Quan Sơn, TT. Chi Lăng, Đồng Mỏ, cùng các bạn
bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, khuyến khích em trong
thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em dành tình cảm thân yêu nhất cho những người thân
trong gia đình đã chăm sóc, động viên, khích lệ em trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luâ ̣n.
Thái Nguyên, 25 tháng 11 năm 2015.
Sinh viên
Nguyễn Thị Vệ
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Kế t quả tiêm phòng vaccine cho lơ ̣n và gà ta ̣i huyê ̣n Chi Lăng .... 23
Bảng 4.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã của huyện Chi
Lăng, tỉnh Lạng Sơn .................................................................... 26
Bảng 4.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo tuổi .................................. 28
Bảng 4.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó…………………29
Bảng 4.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve chó theo giống chó ........................... 30
Bảng 4.6. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm ............... 31
Bảng 4.7. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo phương thức chăn nuôi . 32
Bảng 4.8. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở chó bị ve ký sinh... 34
Bảng 4.9 . So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố giữa
chó khỏe và chó bị ve ký sinh. ..................................................... 35
Bảng 4.10. Kết quả sử dụng thuốc Ivermectin trị ve cho chó tại một số địa
phương ......................................................................................... 36
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biể u đồ tỉ lê ̣ và cường đô ̣ nhiễm ve chó ta ̣i mô ̣t số điạ phương của
huyê ̣n Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. .................................................... 27
Hình 4.2. Biể u đồ tỉ lê ̣ và cường đô ̣ nhiễm ve chó theo đô ̣ tuổ i của chó ....... 28
Hình 4.3. Biể u đồ tỉ lê ̣ và cường đô ̣ nhiễm ve chó theo tiń h biê ̣t .................. 29
Hình 4.4. Biể u đồ tỷ lệ và cường độ nhiễm ve chó theo giống chó ............... 30
Hình 4.5. Biể u đồ tỉ lê ̣ nhiễm ve cho theo mùa vu ̣ ......................................... 31
Hình 4.7. Biể u đồ t ỷ lệ và cường độ nhiễm ve chó theo phương thức chăn
nuôi................................................................................................. 33
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Viết tắt
R.sanguinues
: Rhipicephalus sanguineus
NXB
: Nhà xuất bản
TT
: Thể tro ̣ng
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................... iv
MỤC LỤC ........................................................................................................ v
Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài .................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU .......................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh học của ve ký sinh ở chó .......................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó .......................................................... 8
2.1.3. Biê ̣n pháp phòng tri ̣bê ̣nh ve chó ................................................................... 12
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................. 16
Phần 3 : ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 18
3.2. Địa điểm thời gian tiến hành ............................................................................. 18
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.2.2. Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 18
vi
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại một số xã thuộc huyện Chi
Lăng, Tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................... 18
3.3.2. Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng ở chó bị ve ký sinh .............................. 18
3.3.3.Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh ve chó ................................................. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm và nghiên cứu ............................................... 19
3.4.2. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh 20
3.4.3. Bố trí và tiến hành thí nghiệm. ....................................................................... 20
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................. 21
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 22
4.1. Công tác phu ̣c vu ̣ sản xuấ t ................................................................................ 22
4.1.1. Nô ̣i dung ......................................................................................................... 22
4.1.2. Phương pháp tiế n hành ................................................................................... 22
4.1.3. Kế t quả công tác phu ̣c vu ̣ sản xuấ t ................................................................. 23
4.2. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 26
4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã của huyện Chi Lăng, tỉnh
Lạng Sơn .................................................................................................................. 26
4.2.2. Nghiên cứu về triệu chứng lâm sàng ở chó bị ve ký sinh .............................. 34
4.2.3. Kết quả điều trị bằng thuốc ............................................................................ 36
4.2.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh ve chó ................................................ 36
Phần 5 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 37
5.1. Kết luận ............................................................................................................. 37
5.2. Tồ n ta ̣i và đề nghi ...............................................................................................
28
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 39
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chó là một loài vật nuôi quen thuộc với con người , chúng đươ ̣c nuôi với
nhiề u mu ̣c đích khác nhau như bảo vê ̣ nhà cửa , nghiê ̣p vu ̣ an ninh , làm cảnh
và để giết thịt, chính vì vậy số lượng chó đã tăng lên đáng kể không chỉ có các
giố ng chó điạ phương mà ngày càng có nhiều giống chó ngoại đượ c nhập vào
Việt Nam như: Berger, Boxer, Rottweiler, Doberman....
Chó được nuôi nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó ngày càng phát
triển, khó kiểm soát, không những gây ảnh hưởng trực tiếp tới chó nuôi mà
còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, các bệnh thường gặp ở chó
đang là vấn đề được người nuôi chó và các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như bệnh dại, bệnh viêm dạ
dày và ruột truyền nhiễm, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… thì phải kể đến
bệnh do ký sinh trùng gây ra. Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh do ngoại ký
sinh trùng nói riêng (còn gọi là động vật tiết túc kí sinh, thuộc ngành
Arthropoda) tuy ít gây chết cho vật nuôi nhưng lại gây tổn thất nhiều về kinh
tế và khó kiểm soát vì người chăn nuôi ít quan tâm đến. Bệnh ve ở chó là một
trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây tổn
thương thực thể tổ chức da mà còn làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng
sinh trưởng và phát triển của chó…. Latrofa M. S. và cs. (2014) cho biết, các
loài ve đóng vai trò là vật môi giới truyền bệnh của một số bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm ở chó như: Anaplasma platys, Cercopithifilaria spp., Ehrlichia
canis và Hepatozoon canis. Chính vì vậy, ve ký sinh là nhân tố trung gian
nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó truyền bệnh
sang người. Điều trị ve cho chó, hiện nay trên thị trường thuốc thú y có các
hóa trị liệu hiện đang lưu hành như: Bivermectin, Sevirmectin 0,25%. Tuy
2
nhiên ở địa phương em thực tập chỉ sử dụng 2 loại thuốc phổ biến đó là:
Invermectin và Bivermectin.
Những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Lạng Sơn khá phát
triển. Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do
ve ký sinh ở chó còn ít được chú ý. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
‘‘Nghiên cứu bệnh ve chó ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, và biện pháp
điều trị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xác định được các đặc điểm của bệnh ve chó nuôi ở một số xã thuộc
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất biện pháp điều trị.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu bệnh ve chó ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
- Điều trị diệt ve ký sinh trên chó trên địa bàn huyện Chi lăng
, tỉnh
Lạng Sơn
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó, đề xuất biện pháp
điều trị.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn của đề tài
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình
nuôi chó tại tỉnh Lạng Sơn và các địa phương khác trong việc phòng trị bệnh
do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt
hại do ve chó gây ra.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh học của ve ký sinh ở chó
2.1.1.1. Vị trí của ve ký sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ ve cứng Ixodidae và kết luận có
nhiều loài ve ký sinh trên chó nhưng thường gặp và nhiều nhất là loài
Rhipicephalus sanguineus (R. sanguineus). Loài ve R. sanguineus có phân bố
rộng ở hầu khắp các nước trên thế giới, ở Việt Nam có phân bố trên toàn
quốc. Đây là loài ngoại ký sinh hút máu động vật, vật chủ chính là chó và một
số động vật nuôi khác như mèo, cừu, bò, ngựa, lạc đà, ngoài ra còn thấy ký
sinh trên một số động vật hoang dã như thỏ rừng, tê tê, báo, sơn dương, lợn
rừng.Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu và làm thí nghiệm với
loài ve R. sanguineus.
Theo tác giả Trịnh Văn Thịnh (1963) [19], Phan Trọng Cung (1977) [2],
Phan Trọng Cung , và cs . (1977) [3], Phạm Văn Khuê , Phan Lục (1996) [9],
Nguyễn Thị Kim Lan , và cs . (1999) [10], vị trí của ve Rhipicephalus
sanguineus trong bảng phân loại động vật như sau:
- Ngành: Chân khớp (Athropoda).
- Lớp: Hình nhện (Arachnida).
- Bộ: Ve bét (Acarina).
- Phân bộ: Ve (Ixodoidea).
- Họ: Ve cứng (Ixodidae).
- Giống: Rhipicephalus.
- Loài: Rhipicephalus sanguineus.
4
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ve R. Sanguineus
Trong các động vật tiết túc ký sinh thì ve có thể nói là động vật nguy
hiểm cho người và vật nuôi. Ve là vectơ truyền bệnh ký sinh trùng đường
máu và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài ra ve còn gây tổn thương da cho
vật nuôi. Do vậy, việc nắm vững được hình thái, cấu tạo và vòng đời của
chúng là vô cùng quan trọng, đó là chìa khóa để phòng và trị ve.
Ve R. sanguineus là động vật tiết túc ký sinh không xương sống, thuộc
bộ ve bét (Acarina), lớp hình nhện, ngành chân khớp (Athropoda). Thân hình
quả lê, màu nâu đen. Kích thước khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực. Ve cái to hơn
nhiều, kích thước 11 x 7 mm màu nâu xẫm, vàng hay xám. Chân bám nhọn
sắc, phía đuôi có nhiều rua xòe ra hình quạt (Rhipicephalus -Tiếng latin có
nghĩa là “hình quạt”). Khi hút máu no, trọng lượng và kích thước của ve tăng
lên rất nhiều. Luôn luôn có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve
trưởng thành, ấu trùng, thiếu trùng, nó như bộ khung bảo vệ, giúp cho quá
trình di chuyển và hoạt động.
Cơ thể được phân đốt nhưng không rõ, được phân thành hai phần chính:
đầu giả (Capililum) và thân (Idiosoma).
a. Đầu giả (Capililum)
Đầu giả ngắn gồm 2 phần chính: gốc đầu giả hay gốc đầu (Basiscapituli)
và vòi (Gnathosoma)
Gốc đầu: là một bao kitin đầu chắc, nơi gắn những cơ vận động xúc biện
và các phụ miệng. Gốc đầu hình sáu cạnh, hai góc bên nhọn và nhô ra ngoài.
Trên lưng gốc đầu ve cái có một đôi hõm đầu - cơ quan cảm giác có liên hệ
với ống sản trứng.
Vòi: gồm có một đôi kìm (Chelicera), tấm dưới miệng (Hypostoma) có
nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện.
5
+ Xúc biện ngắn và không lồi cạnh, có bốn đốt có cấu tạo khác nhau,
đánh số từ I đến IV bắt đầu từ đốt gốc, ba đốt nhìn rõ mặt lưng, đốt IV nằm ở
mặt bụng của đốt III. Xúc biện của ve là cơ quan cảm giác giúp phát hiện ra
những nơi có da mỏng, nơi có mạch máu.
+ Đôi kìm hay hàm miệng: nằm giữa hai xúc biện được bao bọc bên
ngoài bởi bao kìm. Đôi kìm này có tác dụng rạch da vật chủ.
+ Tấm dưới miệng: ngắn và không lồi cạnh, là một tấm lẻ, hình thoi gắn
vào gốc vòi giữa hai xúc biện, trên đó phủ kín răng hướng về sau. Răng trên
tấm dưới miệng thường phân bố theo hàng dọc, công thức răng 3/3. Tấm dưới
miệng có tác dụng móc vào da vật chủ. Đầu cuối của tấm này nhọn, sắc, cũng
tham gia vào động tác dùi vào da vật chủ.
b. Thân (Idiosoma)
Gồm có mặt lưng và mặt bụng:
- Mặt lưng: có mai lưng bằng kitin cứng rắn nên khi hút máu vật chủ,
mai này vẫn không thay đổi, chỉ có những phần da mềm thì mới phình rộng
ra. Mai lưng của ve đực phủ toàn lưng. Mai lưng của ve cái, thiếu trùng, ấu
trùng chỉ phủ một phần ba phía trước lưng, phần còn lại là miền lưng. Trên
mai lưng có mắt, rãnh cổ, rãnh cạnh, rãnh giữa sau và mấu đuôi. Ve cái có
mai lưng hình bầu dục dài hơn rộng.
+ Mắt: Nằm ở hai bên bờ trước mai. Mắt có cấu tạo đơn giản.
+ Hai rãnh cổ bắt đầu từ hai hõm bờ trước chạy song song với trục giữa
xuống phía sau.
+ Rãnh cạnh: Nằm giới hạn giữa miền vai và hõm cổ.
+ Rãnh giữa sau: Nằm ở miền giữa theo trục thân.
+ Mấu đuôi ngắn và tầy (khi ve hút no máu).
Rua (feston): là những ô viền ở bờ sau thân.
6
- Mặt bụng gồm có:
Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước mặt bụng, chỉ có ở ve trưởng thành. Ở
ve đực thường có hình móng ngựa, ở ve cái thường có hình bầu dục.
Lỗ hậu môn nằm ở 1/3 phía sau thân. Lỗ này gồm những tấm van trên bề
mặt có nhiều tơ gọi là tơ hậu môn.
Rãnh sinh dục thường có hình parabol vòng trước lỗ sinh dục xuống phía
đuôi đến tận cùng rua III và rua IV.
Ve R. sanguineus có rãnh hậu môn vòng sau, rãnh hậu môn vòng quanh
lỗ hậu môn. Rãnh sau hậu môn bắt đầu từ giữa sau hậu môn đến bờ sau thân.
Tấm thở nằm hai bên hông, sau gốc háng IV, là tấm kitin hẹp, dày. Tấm
thở hình dấu phẩy, ở ve đực dài, ở ve cái ngắn. Trên tấm thở có lỗ thở.
Chân ve đực, ve cái và thiếu trùng có bốn đôi chân, đánh số thứ tự từ I IV, từ đôi chân trước đến đôi chân sau cùng, còn ấu trùng thỉ chỉ có ba đôi
chân. Mỗi đôi chân gồm có sáu đốt: háng, chuyển, đùi, ống, chày và bàn chân.
Chân có cựa hay gai dùng để áp chặt vào lông của vật chủ. Trên mặt lưng bàn
chân I, ở phía cuối có cơ quan cảm giác Haller với nhiều chức năng khác
nhau: thính giác, định hướng hoặc thăng bằng.
2.1.1.3 Vòng đời phát triển của ve R. sanguineus
Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [9], vòng đời phát triển của ve
R. sanguineus trải qua ba giai đoạn: ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành.
Đây là loài ve 3 ký chủ, mỗi giai đoạn phát triển của ve R. sanguineus sau khi
hút no máu đều rơi xuống đất, biến thái rồi lại bám vào ký chủ mới.
- Ấu trùng: Ve đực và ve cái ký sinh ở ký chủ, giao cấu, sau khi hút máu
no rơi xuống đất, đẻ trứng có lớp màng nhầy bảo vệ . Sau quá trình phát triển
của phôi, trứng nở thành ấu trùng đói . Theo Lê Quốc Thái (1981) [17], Trịnh
Văn Thịnh, và cs. (1982) [19], ve R. sanguineus có thời gian ủ trứng 17 - 25
ngày trong điều kiện 21 oC – 35 oC, độ ẩm là 60% - 90%. Sau khoảng thời
7
gian này trứng nở ra ấu trùng đói. Sau khi trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bò lên
cây cỏ, ẩn dưới lá cây, tiếp xúc với vật chủ, đồng thời tránh gió và ánh sáng mặt
trời. Thời gian nhịn đói của ấu trùng có thể lên đến trên 8 tháng rưỡi.
Khi bám được vào vật chủ ấu trùng sẽ đi tìm nơi ký sinh thích hợp và
thực hiện quá trình dinh dưỡng. Thời gian bám và hút máu no gọi là bữa ăn.
Thời gian này ở ấu trùng R. sanguineus là 2 - 6 ngày.
Theo Phan Trọng Cung , và cs . (1977) [3], Phan Trọng Cung, Lê Quốc
Thái (1979) [4], sau khi no máu, ấu trùng dời vật chủ xuống dưới đất rồi mới
lột xác thành thiếu trùng đói. Thời gian lột xác của ấu trùng R. sanguineus là
6 - 12 ngày ở điều kiện nhiệt độ 21 – 33 oC, độ ẩm 60 - 90%.
- Thiếu trùng:
Thiếu trùng vừa lột xác không cử động, sau một thời gian nó hoạt động
bám vào vật chủ hút máu. Thiếu trùng đói có thể nhịn đói trên 6 tháng đến khi
có thể bám vào vật chủ hút no máu. Theo Lê Quốc Thái (1981) [17], Trịnh
Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1996) [21], sau khi no máu thiếu trùng biến
thái và lột xác thành ve trưởng thành đói ở môi trường ngoài. Thời gian của
quá trình này kéo dài khoảng 12 - 17 ngày (tháng 4 - 8).
- Ve trưởng thành:
Ve trưởng thành đói có thể nhịn đói trên 19 tháng đến khi bám được vào
vật chủ hút máu, ve cái có thể hút no sau khi giao cấu theo Phạm Văn Khuê,
Phan Lục, 1996) [9]. Bữa ăn của ve cái R. sanguineus là 4 - 8 ngày (theo Phan
Trọng Cung, và cs) (1971) [1].
Ve cái ăn no máu rơi xuống đất đẻ trứng gọi là thời kỳ có chửa. Theo
nghiên cứu của Phan Trọng Cung và Lê Quốc Thái (1979) [4], ở miền Bắc
Việt Nam thời kỳ có chửa của ve R. sanguineus là 4 - 7 ngày (tháng 6 - 8).
8
Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất và có màng nhày bảo vệ. Thời gian
đẻ trứng của ve cái là 10 ngày, mỗi lần đẻ trung bình 1387 trứng (1301 - 2433
trứng) (theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục) (1996) [9].
2.1.2. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó
Khi ve ký sinh trên ký chủ, chúng gây ra những tổn thương thực thể cho
ký chủ. Những tác động cơ giới của ve làm cho da bị hình thành sẹo hay
thủng da làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm tăng trưởng, còi cọc, chậm
lớn…Trường hợp nhiễm ve nhẹ, thấy ve bám ở trong và ngoài vành tai, vùng
cổ, kẽ ngón chân. Khi chó nhiễm ve nặng thì ve bám đầy cơ thể, chó bỏ ăn,
chó trong tình trạng mất máu, da tái nhợt, cơ thể gầy, da lông xù xì, dầy lên,
chó gậm, liếm cào cấu thường xuyên.Ve đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu
làm chó, cào và liếm thường xuyên, liên tục. Chó bị đốt nhiều có thể dẫn dến
dị ứng và viêm da.
Song tác hại to lớn nhất của ve R. sanguineus là trung gian truyền bệnh
nguy hiểm cho người và vật nuôi. Ký chủ chính là chó và một số gia súc khác
như mèo, cừu, bò, trâu, ngựa, lạc đà một bướu và ký sinh trên cả động vật
hoang dại như nhím, cầy bạc má.
Ve R. sanguineus truyền các bệnh do Richkettsia, bệnh xoắn trùng cho
người, truyền cho chó các mầm bệnh: Piroplasma canis, Babesia canis,
B.gibsoni, Hepatpzoon canis, Richkettsia canis, Leucocylogragarina canis.
Ngoài ra, nó còn là ký chủ trung gian của giun chỉ Dipetalonema grassii,
D.reconditum, Dirofilaria inumitis ở chó.
Ve đói hút máu lấy chất dinh dưỡng của chó gây thiệt hại về kinh tế cho
các chủ gia súc. Những nơi ve đốt thường để lại sẹo hay lỗ thủng làm giảm
chất lượng da. Heopple và Feny (1933) [28], khi nghiên cứu vết đốt của ve
trên các súc vật thí nghiệm đã nhận thấy tất cả các vị trí của cơ thể bị các loài
ve đốt đều bị viêm, thâm. Những nơi ve bám đều có hiện tượng tăng eosin
9
cục bộ. Inokuma và cs. (1998) [29], cho biết nước bọt của ve R. sanguineus
pha loãng 20 lần làm ức chế yếu tố phân bào lectin (83%) và hạn chế tăng
trưởng của tế bào limpho T cảm ứng (69%) dẫn đến giảm sản xuất interleukin
2 (IL 2) làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch.dịch lần hai.
* Mô ̣t số bê ̣nh nguy hiể m gây ra bởi ve chó:
-Bê ̣nh suy giảm ba ̣ch cầ u ở chó:
Bệnh suy giảm bạch cầu ở chó (canine moocytotropic – CME) là do
ehrlichia gây ra. Đây là loại vi khuẩn G – đa hình sống trong tế bào chất của
bạch cầu đơn nhân và dại thực bào. Được phát hiện đầu tiên ở Algeria bởi
Donetein và Lestoquard vào năm 1935. Năm 1991, người ta phát hiện ra một
loài Ehrlichia – E Chafeensis là nguyên nhân gây bệnh giảm bạch cầu đơn
nhân ở người.
Ehrlichia được xem là nguyên nhân lớn của tỉ lệ bệnh và tử vong ở chó.
Bệnh xảy ra trên toàn thế giới như Châu Á, Châu Âu. Châu Phi.
Ký chủ của Ehrlichia là chó sói, chó rừng, chó nhà, kí chủ mang trùng
Ehrlichia có thể lây nhiễm cho mèo. Động vật chân đốt làm lây nhiễm bệnh
Ehrlichia là loài ve chó màu nâu – Rhipicephalus sanguineus.
Phương thức lây truyền diễn ra từ gi ai đoạn này sang giai đoa ̣n khác
trong vòng đời của ve nhưng không truyền sang cho trứng của thế hệ tiếp theo
của ve. Khi ấu trùng hoặc nhộng của ve hút những chó bị bệnh Ehrlichia và
sẽ truyền cho chó nhạy cảm sau đó ít nhất 155 ngày. Bệnh xảy ra suốt mùa ấm
áp, tuy nhiên bệnh này có thể xảy ra quanh năm trong những con vật bị nhiễm
trùng mãn tính. Những chó sống hay tiế p xúc với vùng có b ệnh là đối tượng
dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Thời gian ủ bệnh của CME là 8-20 ngày. Ehrlichia nhân lên trong các
đại thực bào của hệ thống thực bào đơn nhân và khoảng không bào bằng sự
10
đồng phân và gây nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể do sự vỡ màng tế bào của
vật chủ ở giai đoạn cuối cùng của sự hình thành phôi dâu.
Thời kỳ ủ bệnh gồm ba giai đoạn liên tiếp nhau: cấp tính, tiềm ẩn và mãn
tính. Giai đoạn cấp tính có thể kéo dài 1-4 tuần và có thể phục hồi nếu được
điều trị đầy đủ. Còn những con không được điều trị hay được điều trị không
thích hợp có thể phục hồi về mặt lâm sàng và chuy ển sang giai đoa ̣n ti ềm ẩn,
có số lượng tiểu cầu có thể ở dưới mức bình thường và có thể chuyển sang
bệnh ở thể mãn tính với các biểu hiện chó bị suy kiệt, ốm yếu, thiếu máu nặng
do tủy xương giảm sản xuất và chó có thể chết do xuất huyết hoặc nhiễm
trùng thứ phát. Sự rối loạn chức năng tiểu cầu, kết hợp với số lượng tiểu cầu
thấp làm xuất huyết một số nơi thấy trong CME (xuất huyết dưới kết mạc và
bong võng mạc dẫn đến mù lòa cấp tính).
Triệu chứng: chó yếu ớt, lờ đờ, chán ăn, giảm trọng lượng và có xu
hướng xuất huyết. Sự xuất huyết biểu hiện dưới dạng đốm hay vết bầm trên
da hoặc là cả hai. Mắt chó bị đổi màu hay giảm sự nhìn hay có thể bị mù vì
xuấ t huyế t, tăng huyết áp, xuất huyết dưới võng mạc và sự tách rời võng. Chó
lờ đờ, mất thăng bằ ng , run rẩy do viêm màng não. Có sự nhiễm trùng toàn
thân do sự đồng nhiễm nhiều bệnh do vi trùng, nấm hay nguyên bào cơ hội.
Trường hợp chó bị cấp tính sẽ gây tổn thương mô cơ tim, kiểm tra có sự thay
đổi điện tâm đồ rõ ràng. Triệu chứng đặc trưng là sự chảy máu cam và sự tách
rời võng mạc.
- Bệnh tích: Xuất huyết trên màng thanh dịch và bề mặt niêm mạc của
hầ u h ết các cơ quan như xuất huyết ở khoang mũi, phổi, thận, bọng đái,
đường dạ dày – ruột, và mô dưới da. Hạch bạch huyết, lách, gan to (cấp tính).
Tủy xương tăng sinh tế bào và đỏ ở thể cấp tính. Tủy xương giảm sản và nhợt
nhạt ở thẻ mãn tính. Có hiện tượng xâm nhập tương vào các mô phổi, não,
11
màng não, thận, hạc bạch huyết, tủy xương , lách. Viêm cuống não, não giữa
và vỏ não.
- Chẩ n đoán : giảm tiểu cầu từ nhẹ đến nặng, thiếu máu và giảm
bạch cầu. Các bất thường hóa học huyết thanh là tăng protein và globulin
máu, giảm albumin máu và tăng alanine aminotransferase (ALT) và
phospatase kiềm.
+ Test FA gián tiếp:
Tìm kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và được sử dụng rộng rãi
nhất được xem là thử nghiệm huyết thanh tiêu chuẩn vàng cho thấy có nhiễm
E. canis do việc tiếp xúc hay đã bị từ quá khứ. Nên lặp lại test FA sau 1, 2
tuần kiểm tra hoặc thử lại bằng PCR để khẳng định chắc chắn.
+ Test ELISA
Tìm kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh, có độ nhạy và đặc hiệu cao
nhưng có thể cho kết quả dương tính giả khi có sự nhiễm chéo Riskettsia
khác. Giống như test FA, test ELISA được sử dụng để nhận định là đã có
sự tiếp xúc hay nhiễm trùng Elhrichia trước để giúp ích cho chẩn đoán và
điều trị sớm.
Điều trị: Kết hợp diệt khuẩn và chăm sóc truyền dịch và truyền máu (với
con thiếu máu nặng).
Doxycycline có hiê ̣u qu ả trong điều trị chó có biểu hiện lâm sàng và c ấp
tính nhưng không có hiệu quả trong chó bị mãn tính. Tetracycline được dùng
ở giai đoạn cấp tính và mãn tính giúp cho giảm thiểu biểu hiện lâm sàng trong
vòng 24 -48 giờ sau khi sử dụng, số lượng tiểu cầu bắt đầu gia tăng trong suốt
thời gian này và thường ổn định sau 10-14 giờ điều trị. Oxytetracylin tồn dư
trong cơ thể và có thể ảnh hương tới thần kinh Enfloxacin được khuyến cáo
nên dùng ở chó con 5 tháng tuổi. Enfloxacin nên dùng điều trị cho chó bị
nhiễm dai dẳng mặc dù liệu pháp điều trị đã dùng tetracyclines.
12
Khi hồi phục không có khả năng tạo miễn dịch suốt đời và chó vẫn
có thể bị nhiễm lại nên việc phòng và ngăn ngừa bệnh đóng vai trò rất
quan trọng.
Phòng bệnh: hiện không có vaccine phòng bệnh vì vậy biện pháp ngăn
ngừa tốt nhất là kiểm soát ve và phòng bệnh bằng thuốc. Đối với vùng có chó
bệnh thì nên diệt ve ở chó, kiểm tra máu ở những con chưa có biểu hiện và
điều trị bằng tetracycline cho tất cả những chó bị nhiễm. Đối với chó mới đưa
về nuôi thì nên cách ly, diệt ve và kiểm tra máu trước khi nhập bầy, uống
tetracycline phòng bệnh 6,6mg/kg/ngày.
2.1.3. Biê ̣n pháp phòng tri ̣bê ̣nh ve chó
Dựa vào đặc điểm hình thái, vòng đời, mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi
sống và đẻ trứng của ve, muốn diệt tận gốc được ve R. sanguineus thì chúng
ta phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:
a. Diệt ve trên cơ thể gia súc
Tùy vào số lượng, cơ cấu đàn gia súc mà áp dụng biện pháp phù hợp sau:
- Biện pháp cơ học:
Áp dụng với trường hợp số lượng gia súc ít. Lấy que quấn bông tẩm dầu
hỏa bôi vào nơi có nhiều ve (háng, nách, kẽ chân, vú, tai). Dầu hỏa có tác
dụng bịt lỗ thở của ve (ở vị trí sau đốt háng của đôi chân thứ IV) làm ve nhả
kìm ra. Sau đó dùng kẹp bắt ve ra, điều này giúp làm giảm tổn thương cơ giới
cho da của gia súc.
- Biện pháp hóa học:
Áp dụng cho những đàn gia súc có số lượng lớn, có thể dùng bình xịt,
dùng thuốc bôi hoặc sát lên da, xây bể tắm cho gia súc tắm … Theo Nguyễn
Thị Nguyệt (1999) [14], bôi và sát thuốc tập trung cả vào những nơi ấu trùng
và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng vào chỗ bám của ve
trưởng thành. Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng sẽ làm giảm
13
lượng máu vật chủ bị mất do ve hút. Hơn nữa, một số mầm bệnh truyền được
từ giai đoạn ấu trùng như loài Ablyomma variegatum, nếu ve cái mang mầm
bệnh, mầm bệnh được di truyền qua trứng. Ấu trùng đói chứa mầm bệnh đã
trưởng thành. Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ nhất, đồng thời lan
truyền mầm bệnh đó cho vật chủ. Sau lần lột xác thứ nhất do thiếu trùng đói
đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ hai sẽ truyền mầm
bệnh cho vật chủ thứ hai. Sau lần lột xác thứ hai ve trưởng thành đói cũng đã
chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền mầm bệnh cho vật
chủ thứ ba.
Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [7], những thuốc trị
ngoại ký sinh trùng gồm 3 nhóm:
- Nhóm dẫn xuất chứa Clo
- Nhóm các estephospho hữu cơ
- Nhóm Carbamat
Sử dụng thuốc Ivermectin:
Ivermectin là một hỗn hợp của avermectin H 2 B 1a (90%) và
avermectin H 2 B 1b (10%) được lấy trực tiếp từ chiết xuất lên men của
Streptomyces avermitilis, có phổ diệt kí sinh trùng rộng gồm các loại giun
tròn, ve, giâ ̣n kí sinh.
Như tất cả lactones macrocyclic, Ivermectin hoạt động như chất đồng
vận của GABA (acid gamma-aminobutyric) dẫn truyền thần kinh trong các tế
bào thần kinh và cũng liên kết với các kênh chloride glutamate-gated trong
dây thần kinh và cơ bắp tế bào của động vật. Trong cả hai trường hợp, nó
ngăn chặn sự truyền tín hiệu thần kinh của các ký sinh trùng khi kí sinh trùng
hút máu vật chủ có chứa Ivermectin , làm kí sinh trùng b ị liệt và bị loại bỏ ra
khỏi cơ thể, hoặc bi ̣ch ết đói, do kić h thước phân tử lớn nên đố i với hê ̣ thầ n
kinh của đô ̣ng vâ ̣t có vú không ảnh hưởng.
14
Có thể dùng thuốc thảo mộc để trị ve, theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị
Tho (1994) [6], có nhiều loại thảo mộc có thể dùng để trị ve:
+ Dùng hạt thàn mát: Dùng hạt cho vào nước nóng cho mềm rồi giã nát,
ngâm tiếp vào nước ấm để nguội 37 oC rồi tắm cho gia súc.
+ Rễ cây thuốc cá 3 phần cộng với 100 phần nước, 4 phần xà
phòng dùng
xát cho chó, mèo, bê, nghé.
+ Nấu nước sắc bách bộ tắm cho gia súc.
+ Dùng thuốc lào khô, thuốc lá ngâm trong axit acetic 5% phun hoặc bôi
trị ve, ghẻ.
+ Dùng hạt Củ đậu giã nát, dầu sở để diệt ve.
- Biện pháp sinh học:
Đây là biện pháp lợi dụng các thiên địch của ve (như gà, sáo sậu, những
loài nấm gây bệnh cho ve…) tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển để
diệt ve. Estrada - Peña . A và cs. (1990) [27], đã phân lập được nấm
aspergillus ocharceus từ ve Rhipicephalus sanguineus là tác nhân gây bệnh
làm cho ve không đẻ trứng, cơ thể khô lại và chết. Cũng có thể trồng cây làm
ve sợ để xua ve trên đồng cỏ (Thuốc cá, Mần tưới, Hương nhu…).
b. Diệt ve ở chuồng trại
Sau khi ve hút máu no trên vật chủ sẽ rơi xuống đất, chúng tìm đến khe
tường, vách tường, nơi nham nhở của tường chuồng để sống và đẻ trứng. Mặt
khác, ấu trùng và thiếu trùng sẽ theo cỏ cây vào chuồng. Vì vậy, chúng ta phải
làm nhẵn tường chuồng, định kỳ phun thuốc diệt ve ở chuồng trại, không
dùng lá cây, cỏ tươi làm chất độn chuồng, cỏ tươi khi thu về phải phơi tái.
Khi gia súc mới nhập đàn cần phải nuôi cách ly và diệt ve xong mới cho
nhập đàn.
15
c. Diệt ve ngoài thiên nhiên
Cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Làm thay đổi môi trường, điều kiện sống của ve: phát quang các bụi
rậm quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ. Dùng biện pháp canh tác như cày,
bừa, làm khô bãi chăn ẩm ướt.
+ Chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói.
+ Dùng thuốc hóa học phun diệt ve trên đồng cỏ, bãi chăn.
d. Tạo ra các giống gia súc có sức đề kháng tự nhiên với ve
Theo Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [15], một số giống bò có
sức đề kháng tự nhiên đối với ve bò và các bệnh do ve truyền, ví dụ bò Zebu
(Bos indicus). Một số công trình gần đây ở Australia cho thấy chi phí có hiệu
quả hơn khi nuôi bò Zebu, mặc dù sức sinh sản kém bò Bos taurus của Châu
Âu, nhưng đòi hỏi mức khống chế thấp hơn nhiều với ve Boophilus và các
bệnh do ve truyền.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Nghiên cứu trong nước
Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [9], ve R. sanguineus là động vật tiết
túc ký sinh không xương sống, thuộc bộ ve bét (Acarina), lớp hình nhện,
ngành chân khớp (Athropoda). Thân hình quả lê, màu nâu đen. Kích thước
khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực. Ve cái to hơn nhiều, kích thước 11 x 7 mm
màu nâu xẫm, vàng hay xám bẩn. Chân bám nhọn sắc, phía đuôi có nhiều rua
xòe ra hình quạt (Rhipicephalus -Tiếng latin có nghĩa là “hình quạt”). Khi đói
cơ thể hướng theo hướng lưng - bụng. Khi hút máu no, trọng lượng và kích
thước của ve tăng lên rất nhiều. Luôn luôn có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở
mặt lưng ve trưởng thành, ấu trùng, thiếu trùng, nó như bộ khung bảo vệ,
giúp cho quá trình di chuyển và hoạt động.
Phan Trọng Cung và cs . (1977) [3], vòng đời phát triển của ve R.
sanguineus trải qua ba giai đoạn: ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành. Đây
16
là loài ve 3 ký chủ, mỗi giai đoạn phát triển của ve R. sanguineus sau khi hút
no máu đều rơi xuống đất, biến thái rồi lại bám vào ký chủ mới.
Lê Quốc Thái (1981) [17], khi ve ký sinh trên ký chủ, chúng gây ra
những tổn thương thực thể cho ký chủ. Những tác động cơ giới của ve làm
cho da bị hình thành sẹo hay thủng da làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm
tăng trưởng, còi cọc, chậm lớn… Song tác hại to lớn nhất của ve R.
sanguineus là trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi. Ký
chủ chính là chó và một số gia súc khác như mèo, cừu, bò, trâu, ngựa, lạc đà
một bướu và ký sinh trên cả động vật hoang dại như nhím, cầy bạc má.
Theo Nguyễn Thị Nguyệt (1999) [14], bôi và sát thuốc tập trung cả vào
những nơi ấu trùng và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng
vào chỗ bám của ve trưởng thành. Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu
trùng sẽ làm giảm lượng máu vật chủ bị mất do ve hút. Hơn nữa, một số mầm
bệnh truyền được từ giai đoạn ấu trùng như loài Ablyomma variegatum, nếu
ve cái mang mầm bệnh, mầm bệnh được di truyền qua trứng. Ấu trùng đói
chứa mầm bệnh đã trưởng thành. Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ
nhất, đồng thời lan truyền mầm bệnh đó cho vật chủ. Sau lần lột xác thứ nhất
do thiếu trùng đói đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ
hai sẽ truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ hai. Sau lần lột xác thứ hai ve trưởng
thành đói cũng đã chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền
mầm bệnh cho vật chủ thứ ba.
2.2.2. Nghiên cứu ngoài nước
Theo Inokuma H., và cs. (1998) [29], ve R. sanguineus truyền các bệnh
do Richkettsia, bệnh xoắn trùng cho người, truyền cho chó các mầm bệnh:
Piroplasma canis, Babesia canis, B.gibsoni, Hepatpzoon canis, Richkettsia
canis, Leucocylogragarina canis. Ngoài ra, nó còn là ký chủ trung gian của
giun chỉ Dipetalonema grassii, D.reconditum, Dirofilaria inumitis ở chó.
17
Theo Heopple và Feny (1933) [28], khi nghiên cứu vết đốt của ve
trên các súc vật thí nghiệm đã nhận thấy tất cả các vị trí của cơ thể bị các
loài ve đốt đều bị viêm, thâm. Những nơi ve bám đều có hiện tượng
tăng eosin cục bộ.
Theo Inokuma và cs. (1998) [29] cho biết nước bọt của ve R. sanguineus
pha loãng 20 lần làm ức chế yếu tố phân bào lectin (83%) và hạn chế tăng
trưởng của tế bào limpho T cảm ứng (69%) dẫn đến giảm sản xuất interleukin
2 (IL 2) làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch.
Theo Dahivya B . và cs . ( 2014) [ 25], đã kế t hơ ̣p pheramone với
deltamethrin thành hỗn hơ ̣p để thử nghiê ̣m tác du ̣ng diê ̣t các giai đoa ̣n của ve
R. sanguineus. Kế t quả c ho thấ y , có 79% ấu trùng, 88% thiế u trùng và 61%
ve trưởng thành chế t trong vòng 24h sau khi dùng thuố c.
Theo Maia C . và cs . ( 2014) [ 31], đã thu thâ ̣p 925 cá thể ve ở các giai
đoa ̣n khác nhau từ chó , mèo, thảm thực vật tại 4 điạ phương ở Bồ Đào Nha .
Kế t quả cho thấ y tấ t cả các con ve đề u là R. sanguineus, chỉ có 6 cá thể thu từ
mèo là loài Ixodes rcinus.