Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỔI mới PHƯƠNG PHÁP LĨNH vực PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (NHẬN BIẾT tập nói)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.84 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Lương, ngày … tháng … năm 2013

ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN MỘT ĐỔI MỚI
ĐỀ TÀI
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(NHẬN BIẾT TẬP NÓI)
Năm học 2013 – 2014
Họ và tên: Phạm Thị Tuyên
Ngày tháng năm sinh: 01/3/1981
Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non
Chức vụ: Giáo viên.
Được phân công giảng dạy: Lớp nhà trẻ đội 2 Gia lập.
Đơn vị: Trường mầm non Phú Lương – Sơn Dương – Tuyên Quang.
1. Tên nội dung đề tài đổi mới.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
(NHẬN BIẾT TẬP NÓI)
(Lứa tuổi 24 – 26 tháng)
2. Lý do chọn đổi mới hoạt động nhận biết tập nói:
Dạy trẻ phương pháp giáo dục phát triển nhận thức “Hoạt động nhận biết
tập nói” là một trong những nội dung quan trọng cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ giúp trẻ
mở rộng sự nhận biết của trẻ về thế giới xung quanh về sự vật, cây trồng, vật nuôi,
các hiện tượng thiên nhiên con người…
Cho trẻ tiếp xúc quan sát tìm hiểu thực tế để luyện tập các giác quan, phát
triển khả năng quan sát quan trọng nhất là trí tuệ và luyện phát âm cho trẻ vì trẻ
tuổi này còn hiểu lệch lạc về thế giới xung quanh và còn nói ngọng.
Trong thực tế nhiều bậc phụ huynh thường xem nhẹ chưa uốn nắn từ ngữ
cho trẻ hay còn nhại theo, từ đó trẻ càng hiểu lệch lạc. Vì vậy tôi chọn thực hiện
đổi mới phương pháp phát triển nhận thức “Nhận biết tập nói”.
Trên thực tế dạy trẻ làm quen với phương pháp nhận biết tập nói tôi còn hạn


chế do đồ dùng tự túc tự sáng tạo nên chưa được đẹp, chưa hấp dẫn kích thích trẻ
sôi nổi khi học.
Hiện tại năm học 2013-2014 trường mầm non Phú Lương nói chung và bản
thân tôi nói riêng đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo chỉ đạo
của Sở giáo dục và đào tạo qua một năm nghiên cứu thực hiện tôi đã nhậ thức về
tầm quan trọng của lĩnh vực GDPTNT, Qua năm học trước bản thân tôi đã mạnh


dặn chọ đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục PTNT” với mục đích đem đến cho
trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh và tập nói tiếng việt một cách mạch lạc hơn.
3. Nội dung công việc.
Phối kết hợp giữa giáo vên và phụ huynh học sinh và nhà trường để có
những đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học giúp trẻ nhận thức tốt hơn.
a. Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên về chuyên
môn, đồ dùng, trang thiết bị dạy học. Động viên sự sáng tạo của giáo viên ứng
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên nắm
vững phương pháp, sớm tiếp cận được hoạt động giáo dục mầm non mới, luôn
tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn chuyên đề do tổ chuyên môn và nhà
trường tổ chức. Sáng tạo trong cách dạy và làm đồ dùng, đồ chơi.
Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình khi giáo viên tuyên truyền vận động.
b. Khó khăn.
Đối với lứa tuổi nhà trẻ trẻ còn nhỏ nên việc tiếp thu bài học còn hạn chế,
phát âm chưa chuẩn, nói còn ngọng, phát âm chưa rõ lời, bên cạnh đó đồ dùng còn
chưa hấp dẫn.
4. Triển khai thực hiện:
Cách thực hiện:
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần nắm được các bước tiến hành
sau:
Bước 1: Khảo sát sự nhận biết và khả năng phát âm của trẻ là bước đầu tiên

xác định tình hình của trẻ để giáo viên năm được khả năng của từng trẻ từ đó có
biện pháp thay đổi cụ thể ngày từ đầu năm lớp tôi đã tiến hành sự khảo sát khả
năng phát âm của trẻ từ đó có những tác động phù hợp với trẻ.
Bước 2: Dạy trẻ nhận biết.
Quan sát
Luyện tập: Đàm thoại cùng cô để tìm hiểu nội dung và ý nghĩa giáo dục.
Bước 3: Để trẻ hứng thú hơn và yêu thích môn học tôi xen kẽ và lồng luồn
trò chơi hoặc áp dụng sự vật hiện tượng thực tế tạo động lực cho trẻ cố gắng và
tích cực học, tôi tích cực theo dõi trẻ thật sát sao uốn nắn cho trẻ những phụ âm
khó, những câu trẻ phát âm chưa chuẩn.
5. Chú ý đến giáo dục cá nhân.
Việc giáo dục cá nhân có tác dụng tốt đến trẻ.
Công tác tuyên truyền với phụ huynh: Hàng ngày giáo viên thường trao đổi
với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để về nhà phụ huynh kết hợp rèn luyện
thêm cho trẻ, trẻ có khả năng phát triển nhiều hơn.
6. Kết quả mong đợi.


Trong một năm thực hiện soạn giảng đổi mới phương pháp lĩnh vực PTNT
(Nhận biết nói) bản thân tôi mong muốn sẽ thực hiện tốt đổi mới nhận biết tập nói.
+ Giai đoạn 1: Tốt 3/10; Khá 4/10; Trung bình 2/10; Yếu 1/10
+ Giai đoạn 2: Tốt 4/10; Khá 4/10; Trung bình 2/10; Yếu 0
Tồn tại: Đồ dùng chưa phong phú, cách sử dụng đồ dùng chưa linh hoạt
trong giờ dạy.
Nguyên nhân tồn tại: Chưa tận dụng và đưa sáng kiến làm đồ dùng dạy học,
còn lúng túng trong khi sử dụng.
7. Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm.
Luôn phát huy tính tự chủ và những gì đã làm được.
Nắm vững phương pháp dạy trẻ nhà trẻ từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện
chương trình giáo dục lĩnh vực PTNT (Nhận biết tập nói)

Giáo viên luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tìm ra những hình
thức đồ dùng đồ chơi đẹp hấp dẫn cuốn hút trẻ vào giờ học.
Học hỏi thêm kinh nghiệm kiến thức từ chị em đồng nghiệp, từ sách báo, tài
liệu và các phương tiện thông tin đại chúng.
Cô giáo cũng cần bồi dưỡng thêm về kỹ năng, và phương pháp truyền thụ
cho trẻ được tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nguyễn Thị Luyến

Phạm Thị Tuyên

XÁC NHẬ CỦA BAN GIÁM HIỆU

Hiệu trưởng

Nguyễn Thị Bỷ




×