Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của men bacifo đến khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn f1 từ 60 150 ngày tuổi tại trại chăn nuôi binh minh huyện mỹ đức hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.16 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN QUANG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG MEN BACIFO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƢỞNG, PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN F1
(YORKSHIRE X LANDRACE) TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN
NUÔI BINH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2016

Thái Nguyên – 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NGUYỄN VĂN QUANG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG MEN BACIFO ĐẾN KHẢ NĂNG SINH
TRƯỞNG, PHÒNG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN F1
(YORKSHIRE X LANDRACE) TỪ 60 - 150 NGÀY TUỔI TẠI TRẠI CHĂN
NUÔI BINH MINH, HUYỆN MỸ ĐỨC, HÀ NỘI”



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú Y
Lớp: K43 - TY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Ngô Nhâ ̣t Thắ ng
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đaị học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể
các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt những năm học vừa qua.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới T.S.Ngô Nhật Thắng đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Thú y, đặc biệt là
các thầy cô giáo trong bộ môn vi sinh vật và giải phẫu động vật đã giúp đỡ em hoàn
thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn công ty Cổ Phần CP chăn nuôi Bình Minh cùng toàn
thể anh em kỹ thuật, công nhân trong trang traị đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình, bạn bè đã giúp đỡ
và động viên em trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực tập

tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chỉ dựa vào kiến
thức đã học cùng với thời gian hạn hẹp nên báo cáo không tránh khỏi sai sót.
Kính mong được sự góp ý nhận xét của quý thầy cô để giúp cho kiến thức của
em ngày càng hoàn thiện và có nhiều kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Văn Quang


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3. 1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................19
Bảng 4. 1 Kết quả công tác phục vụ sản xuất ...........................................................31
Bảng 4. 2 Khối lượng cơ thể của đàn lợn qua các kỳ cân (kg/con). .........................32
Bảng 4. 3 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các thời kỳ cân (g/con/ngày) ..............34
Bảng 4. 4 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm và đối chứng qua các giai đoạn
(%) ...........................................................................................................35
Bảng 4. 5 Tiêu thụ thức ăn/con/ngày. .......................................................................37
Bảng 4. 6 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) .................................................37
Bảng 4. 7 Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi ..............................................38
Bảng 4. 8 Ảnh hưởng của men Bacifo đến tỷ lệ mắc tiêu chảy của đàn lợn ............39
Bảng 4. 9 Ảnh hưởng của men Bacifo đến kết quả điều trị bệnh tiêu chảy của đàn

lợn............................................................................................................40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4. 1 Biểu đồ sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm và đối chứng.................33
Hình 4. 2 Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn ................................................34
Hình 4. 3 Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm và đối chứng .............36


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

CS

Cộng Sự

NXB

Nhà xuất bản

KL

Khối lượng

STT


Số thứ tự

TA

Thức ăn

TT

Thể trọng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn


v

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2.Mục tiêu của đề tài ................................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀ I LIỆU .........................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học .....................................................................................................3
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ......................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn. ....................................................................4
2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn. ....................................................7

2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy. ...................................................................8
2.1.5.Những hiểu biết về men Bacifo .......................................................................13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................15
2.2.1. Tình hình bổ sung men trong nước .................................................................15
2.2.2. Tình hình bổ sung men trên thế giới ..................................................................16
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .....................................................................18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. ........................................................................18
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................18
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................18
3.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm. .......................................................................19
3.5.2. Phương pháp tính toán. ...................................................................................20
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu. ..............................................................................21
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................22
4.1. Công tác phục vụ sản xuất .................................................................................22


vi

4.1.1. Công tác vệ sinh chăn nuôi .............................................................................22
4.1.2. Công tác thú y .................................................................................................22
4.2. kết quả nghiên cứu .............................................................................................32
4.2.1. Ảnh hưởng của Bacifo đến khả năng sinh trưởng của lợn ..............................32
4.2.2. Ảnh hưởng của men Bacifo đến khả năng sử dụng thức ăn của lợn...............36
4.2.3. Ảnh hưởng của men Bacifo tới khả năng phòng chống bệnh tiêu chảy ...............38
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................42
5.1. Kết luận ..............................................................................................................42
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................43



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gầ n đây chăn nuôi lơ ̣n giữ mô ̣t vi ̣trí quan tro ̣ng trong
ngành nông nghiệp của Việt nam . Con lơ ̣n đươ ̣c xế p hàng đầ u trong số các vâ ̣t nuôi ,
cung cấ p phầ n lớn thực phẩ m cho người tiêu dùng và phân bón cho sản xuấ t nông
nghiê ̣p. Ngày nay chăn nuôi lợn có tầm quan trọng đặc biệt

, làm tăng kim ngạch

xuấ t khẩ u đây cũng là nguồ n thu ngoa ̣i tê ̣ đáng kể cho nề n kinh tế quố c dân

. Mặt

khác lợn là loài gia súc có vòng đời ngắn, tăng trọng nhanh, có thể tận dụng được
thức ăn sẵn có trong phụ phẩm nông nghiệp, góp phần giải quyết công ăn việc làm,
xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và là cơ hội làm giàu cho nông dân.
Nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều cũng như tiến bộ khoa
học kỹ thuật còn hạn chế, do vậy mà dịch bệnh vẫn phát sinh hàng loạt và lây lan
thành những ổ dịch lớn. Bên cạnh những dịch bệnh nguy hiểm đối với chăn nuôi
lợn như: Bệnh dịch tả, bệnh Tụ huyết trùng, bệnh Đóng dấu lợn, bệnh Lở mồm long
móng. Thì một vấn đề đáng lo ngại cho những người chăn nuôi ở đây là hội chứng
tiêu chảy ở lợn. Đây là hội chứng thường xuyên sảy ra ở cả lợn nội và lợn ngoại làm
cho lợn còi cọc, chậm phát triển hoặc tỷ lệ chết cao hơn.
Để nâng cao tốc độ tăng khối lượng của lợn và khắc phục những hậu quả do
tiêu chảy gây ra, nhiều nhà nghiên cứu đã chế tạo ra các chế phẩm sinh học từ các vi

khuẩn hữu ích, chủ yếu là từ vi khuẩn Lactobaccillus để đưa vào đường ruột nhằm
tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Các chế phẩm sinh học được dùng
trong gia súc có thể được đưa vào cơ thể dưới dạng nước cho uống, dạng bột hoặc
dạng hạt để trộn vào thức ăn. Việc sản xuất và sử dụng chế phẩm ngày nay đã phát
triển thành trình độ cao trong đó việc sử dụng men Bacifo được thử nghiệm ở các
cơ sở chăn nuôi bước đầu đã có kết quả. Sử dụng men Bacifo góp phần nâng cao
khả năng tiêu hóa, nâng cao giá trị dinh dưỡng của thức ăn, kìm hãm và tiêu diệt
một số vi khuẩn gây bện đường ruột, trong đó tác dụng chủ yếu là vào vi khuẩn
Clostridium perfringens.


2

Để đánh giá vai trò của men Bacifo đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của lợn thịt cũng như trong phòng bệnh tiêu chảy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của men Bacifo đến khả năng sinh trưởng, phòng hội
chứng tiêu chảy ở lợn F1 (Yorkshire x Landrace) từ 60 - 150 ngày tuổi tại trại chăn
nuôi Binh Minh huyện Mỹ Đức - Hà Nội”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá tình hình ảnh hưởng của việc bổ sung men (bacifo) đến khả năng
sinh trưởng và phòng bệnh của đàn lợn của công ty cổ phần chăn nuôi Bình Minh.
- Thử nghiệm sử dụng trộn men (bacifo) vào trong khẩu phần ăn của đàn lợn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đánh giá việc bổ sung men tiêu hóa
bacifo có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phòng hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn
tại trại lợn công ty CP Bình Minh, Mỹ Đức, Hà Nội.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở phục vụ cho nghiên cứu và học tập
của sinh viên các khóa tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Việc bổ sung men tiêu hóa bacifo để tăng khả năng sinh trưởng, phòng hội
chứng tiêu chảy trên đàn lợn thương phẩm, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ còi cọc,
nâng cao hiệu quả chăn nuôi.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀ I LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ cho đồng hóa và dị hóa, sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
của con vật trên cơ sở tinh di truyền của đời trước.
Về mặt sinh học: Sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein
nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh
trưởng, sự sinh trưởng thực sự là các tế bào của các mô cơ có sự tăng thêm về số
lượng, khối lượng và các chiều. Sự sinh trưởng của con vật được tính từ lúc trứng
được thụ tinh cho đến lúc cơ thể trưởng thành và được chia làm 2 giai đoạn: Giai
đoạn bào thai và giai đoạn ngoài bào thai. Các đặc tính của các bộ phận hình thành
quá trình sinh trưởng tuy là một sự tiếp tục, thừa ảnh hưởng các đặc tính di truyền
của bố mẹ, nhưng hoạt động mạnh hay yếu là do sự tác động của yếu tố môi trường.
Khi nghiên cứu về sinh trưởng ta không thể không đề cập tới quá trình phát
dục. Theo Lê Huy Liễu và cs (2004) [6], sự phát dục là một quá trình thay đổi về
chất lượng, sự hoàn chỉnh của các tính chất, chức năng của các bộ phận cơ thể vật
nuôi. Nhờ vậy mà vật nuôi hoàn thiện được các chức năng của cơ thể sống. Phát
dục trải qua nhiều giai đoạn bắt đầu từ lúc rụng trứng cho tơi khi cơ thể trưởng
thành. Theo Hà Thị Hảo và Trần Văn Phùng (2002) [3], lợn là loại gia súc có khả
năng sinh trưởng nhanh, cho năng xuất thịt cao và phẩm chất thịt, mỡ tốt. Ta thấy
nếu lấy khối lượng lúc sơ sinh là 1kg thì lúc 7-8 tháng tuổi lợn có thể đạt tới 100kg

tức là tăng trọng lên gấp 100 lần.
Tuy nhiên tăng theo từng giai đoạn, sau cai sữa tăng trung bình 400g/ngày, tiếp
theo là 500g/ngày, đến lúc khối lượng đạt 30kg là 600g/ngày…
Đặc biệt là trong giai đoạn bú sữa lợn sinh trưởng và phát triển rất nhanh.
Lợn con sau 8 ngày tuổi khối lượng tăng gấp 2 lần khối lượng sơ sinh, sau 20 ngày
tăng gấp 4 lần, sau 60 ngày tăng gấp 15-20 lần so với khối lượng sơ sinh. Do lợn có


4

tốc độ sinh trưởng và phát dục nhanh nên khả năng tích lũy dinh dưỡng rất mạnh.
Lợn ở 20 ngày tuổi có thể tích lũy được 9-14g protein/1kg khối lượng cơ thể, trong
khi đó lợn trưởng thành chỉ tích lũy được 0,3-0,4g protein. Qua đó chúng ta có thể
thấy được độ trao đổi chất của lợn con và lợn trưởng thành chênh lệch nhau rất
nhiều. Như vậy sự phát triển của các thành phần trong cơ thể cũng biến đổi theo
tuổi. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm theo tuổi, nước trong cơ thể lợn con chiếm
82% khối lượng thịt xẻ nhưng lúc trưởng thành chỉ còn 52%, hàm lượng Protein
giảm theo từng giai đoạn. Hàm lượng lipit tăng nhanh. Hàm lượng khoáng cũng có
sự thay đổi bởi nó liên quan tới quá trình tạo xương. Ở lợn con bú sữa thì tỷ lệ các
thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ ngày càng giảm nên phải chú ý cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của từng giai đoạn. Theo Trần Văn Phùng và
cs(2004) [11], đặc điểm của lợn sau cai sữa giai đoạn 2-3 tháng tuổi, tế bào cơ
xương phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu protein lúc này là cao nhất trong toàn bộ chu
trình sinh trưởng. Nhu cầu protein và chất khoáng phải đây đủ để đảm bảo cân
bằng trao đổi chất, vì ở trong giai đoạn này cường độ trao đổi chất khá cao, khả
năng tiêu hóa các loại thức ăn thô còn kém, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần ăn
cần chiếm 80-85 %. Vì vậy ngoài việc tìm hiểu nắm vững đặc điểm sinh lý tiêu
hóa của lợn để tác động các biện pháp chế biến thức ăn cho lợn.
2.1.2. Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn
Các vật chất dinh dưỡng của thức ăn mà động vật nói chung và lợn nói riêng

ăn vào, muốn được cơ thể sử dụng cho mục đích duy trì sự sống, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản trước tiên phải qua con đường tiêu hóa ở đó chúng được phân
giải thành những chất đơn giản nhất và được hấp thu qua niêm mạc ruột, đi vào
máu, cung cấp cho mô tế bào của các bộ phận trên cơ thể hoạt động, trong đó có cả
quá trình đồng hóa và dị hóa.
Cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển hơn các cơ quan khác theo tuổi một cách
rõ rệt, khi còn ở trong bào thai bộ máy tiêu hóa đã hình thành đầy đủ nhưng chưa
hoàn thiện, dung tích còn bé và trong 2-3 tháng đầu cơ quan tiêu hóa của chúng
phát triển nhanh chóng.


5

Hệ thống tiêu hóa của lợn gồm 4 bộ phận chính tham gia vào quá trình tiêu
hóa cơ học và hóa học là: Miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
Ở miệng có sự tham gia của các men tiêu hóa hóa học có chứa trong nước
bọt là men amylaza và men maltaza có tác dụng thủy phân tinh bột (gạo, ngô, bột
củ, sắn, khoai) thành đường glucoza. Ngoài ra, nước bọt còn chứa dịch nhày muxin,
các muối cacbonat, sulphat. Độ pH của nước bọt = 7,2. Trong nước bọt còn có chứa
chất diệt khuẩn lyzozym ở các tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi
tiết ra làm sạch và làm trung hòa các chất tránh gây độc hại cho cơ thể, tẩm ướt thức
ăn. Sau đó thức ăn được chuyển xuống dạ dày và tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Ở dạ dày tiết ra dịch vị, các men tiêu hóa. Khi thức ăn xuống tới dạ dày cơ
trơn nhào trộn thức ăn cùng với các men tiêu hóa Protein của dạ dày. Dưới sự tác
dụng của axitclohydric (HCl) men pepsin hoạt động. HCl làm trương nở Protein
làm tăng bề mặt tiếp xúc với men pepsin diệt khuẩn và giữ độ axit ở dạ dày pH =
1,5-2,5. Dịch tiêu hóa trong dạ dày lợn ở các giai đoạn là khác nhau. Theo A.V.K.
Vasnhixya (1951) [21], cho biết: Lợn con ở 20 ngày tuổi lượng dịch vị phân tiết ra
trong một ngày đêm là 150-300ml và lượng phân tiết dịch vị tăng theo lứa tuổi. Ở
lợn bú sữa tiết dịch vi ban ngày là 31%, ban đêm là 69%. Ở lợn sau cai sữa 60-90

ngày tuổi dịch vị tiêu hóa chỉ tiết ra khi thức ăn vào đến dạ dày. Ở lợn trưởng thành
dich vị tiết ra ban ngày tới 62%, ban đêm có 38%. Hàm lượng HCl tăng dần để đạt
tới mức ổn định. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [11], sự phân tiết HCl nhiều
hay ít có ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa ở lợn. Khi lợn còn nhỏ HCl chủ yếu ở
dạng liên kết, đến 60 ngày tuổi lượng HCl có khoảng 0,05-0,25%, lợn trưởng thành
có từ 0,35-0,40% so với tổng lượng liên kết. Theo Trương Lăng (2003) [7], số
lượng và chất lượng thức ăn khác nhau làm tăng tính ngon miệng, dịch vị tiết ra
nhiều, tiêu hóa cao. Thêm 3g pepsin và 500ml HCl 0,4% vào thức ăn cho lợn từ 3-4
tháng tuổi sẽ kích thích tiết dịch vị và làm tăng khả năng tiêu hóa. Thức ăn được
tiêu hóa ở dạ dày, một phần lớn được chuyển xuống ruột non và tiếp tục quá trình
tiêu hóa.
Ruột non là đoạn giữa và là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, ở lợn ruột non
dài gấp 7-8 lần cơ thể, được chia làm 3 đoạn chính. Đoạn đầu là tá tràng có ống dẫn
tụy wirsung và ống dẫn mật choledoque đổ vào đoạn đầu của tá tràng tiếp theo là


6

không tràng và đoạn cuối là hồi tràng. Thức ăn chuyển xuống ruột non được tiêu
hóa triệt để nhất, tất cả các chất dinh dưỡng được tiêu hóa và hấp thu với tỷ lệ lớn
nhất ở ruột non, nhờ tác động của các men dịch tụy, dịch ruột và dịch mật.
Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra có pH = 7,8-8,4, thành phần 98% là nước còn lại
là vật chất khô. Dịch tụy có tất cả các men phân giải các chất dinh dưỡng, men phân
giải các loại protit, axitnucreic, tinh bột, lipit để hấp thụ qua màng ruột vào máu.
Dịch mật do gan tiết ra nó được tích lũy ở túi mật và đổ vào ruột non ở đoạn tá
tràng qua ống dẫn choledoque. Dịch mật có pH = 6,7-7,1. Dịch mật trong ống mật loãng
nước chiếm 98% còn lại là 2% vật chất khô, dịch mật ở túi mật đặc hơn với 90% là nước,
10% vật chất khô (là các axit mật và sắc tố mật). Dịch mật có tác dụng nhũ hóa mỡ, sắc
tố mật tạo màu sắc tự nhiên của phân.
Dịch ruột do tuyến ruột tiết ra và thường trộn với thức ăn ở dạng tiêu hóa dở dang

thành các sản phẩm dưỡng chấp chứa trong ruột, độ pH = 8,2-8,7, co 98% là nước, 2% là
vật chất khô có tác dụng tiêu hóa gluxit, protit, lipit.
Sự phân tiết dịch vị ở các giai đoạn tuổi là khác nhau. Theo A.V.K.
Vasnhixkya (1951) [21], lợn con 20-30 ngày tuổi lượng phân tiết dịch vị trong một
ngày đêm là 150ml và sự phân tiết dịch vị tăng theo lứa tuổi, 3 tháng tuổi là 3,5 lít
và từ 7 tháng tuổi trở lên là 10 lít/ngày đêm. Sự biến đổi khả năng phân tiết dịch tụy
trái với sự biến đổi dịch vị, trong thời kỳ thiếu HCl hoạt tính của dịch tụy rất cao để
bù lại khả năng tiêu hóa kém của dạ dày.
Ở ruột non ngoài sự tiêu hóa nhờ các dịch trong xoang ruột. Theo Hoàn Toàn
Thắng, Cao Văn (2005) [7], tiêu hóa do dịch trong xoang ruột chỉ chiếm 20-50%,
còn chủ yếu tiêu hóa ở mang chiếm 50-80%. Tiêu hóa ở màng được tiến hành nhờ
cấu tạo của màng nhầy ruột non có lớp tế bào dung mao. Trên bề mặt của mỗi
nhung mao có riềm bàn chải được tạo thành từ vô số các vi nhung mao, làm cho
diện tích của ruột non tăng thêm 30 lần.
Phần cuối cùng của bộ máy tiêu hóa là ruột già dài khoảng 4-5m, bao gồm
manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở ruột già không tiết men tiêu hóa mà chỉ tiết
dịch nhầy, ruột già có tiêu hóa một ít nhờ men thức ăn theo từ ruột non với tỷ lệ rất
nhỏ như: Cellulose 14%, protein 12%. Ruột già chủ yếu là tiêu hóa chất xơ do vi
sinh vật ở màng phân tạo ra các sản phẩm chính là axit lactic, có tác dụng ức chế vi


7

khuẩn phát triển và vi khuẩn gây thối. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2003)
[10], trong điều kiện bình thường 1g chất chứa ruột già có từ 1- 10 tỷ vi sinh vật các
loại. Lượng protein thô và gluxit (tinh bột, đường) bị các vi sinh vật lên men “thối”
sinh hơi phân giải thành những sản phẩm có mùi hôi thối độc như: Indol, phenol và
các khí HS, CO, H và một phần lớn được thải qua đường hậu môn,còn lại chúng
được hấp thu qua màng ruột già và gan, ở gan chúng được khử độc thành các hợp
chất indical rồi thải qua đường nước tểu.

2.1.3. Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn
Hệ vi sinh vật trong dạ dày lợn con mới sinh chưa có vi khuẩn, sau một và
giờ mới thấy xuất hiện vài loài từ đó chúng bắt đầu sinh sôi dần. Hàng ngày có một
số vi khuẩn theo thức ăn vào ruột sinh trưởng và sinh sản, tại đó chúng bị biến
đổi đi nhiều nhưng chúng vẫn sống cho đến khi con vật chết.
Thành phần, số lượng và chất lượng của hệ vi sinh vật đường ruột và dạ dày
phụ thuộc vào tuổi, loài, cách nuôi dưỡng và điều kiện vật lý, hóa học của môi
trường đường ruột, dạ dày.
Có thể chia vi khuẩn đường ruột và dạ dày thành 2 loại đó là: “Vi sinh vật
tùy tiện” thay đổi theo điều kiện thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” loại này thích
nghi ngay với môi trường đường ruột, dạ dày và trở thành loại định cư vĩnh viễn.
Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: Streptococus lactic, Lactobacterium, Acidophilum,
trực khuẩn Lactic, E. coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường ruột.
Ở niêm mạc miệng, trong nước bọt có cầu khuẩn, một số vi khuẩn
(Micrococcus, streptococcus…), trực khuẩn gram (+) như trực khuẩn lactic, trực
khuẩn gram (-) như: (E. coli, Proteus, Vulgaris, Pasteurella), xoắn khuẩn
Leptospira, xạ khuẩn, nấm men, nước bọt, niêm mạc miệng bài tiết ra chất sát trùng
có tác dụng một số loại vi khuẩn.
* Hệ vi sinh vật ở dạ dày.
Hệ vi sinh vật có trong dạ dày rất ít do tác dụng diệt khuẩn của các loại axit
trong dạ dày bao gồm các loại vi khuẩn làm lên men (Odium lactic, Saccharomyces
minor), ngoài ra các trực khuẩn đường ruột và dạ dày như phó thương hàn đi qua dạ
dày xuống ruột.


8

* Hệ vi sinh vật ruột non.
Ruột non chiếm khoảng 2/3 chiều dài của toàn bộ ruột nhưng số lượng vi
khuẩn lại rất ít, nhất là ở tá tràng. Do nhiều nguyên nhân là khi dịch dạ dày vào ruột

non vẫn có tác dụng diệt khuẩn, dịch mật và dịch tụy tạng bài tiết ra qua tá tràng
cũng có tác dụng sát khuẩn. Ruột non chứa một số ít vi khuẩn của dạ dày xuống.
Trong ruột non chủ yếu có: E. coli, cầu khuẩn, trực khuẩn hiếu khí, yếm khí có nha
bào (Clostridium perfringens), ở gia súc non còn có thêm Streptococcus lactic, trực
khuẩn Lactic Lactobacterium bularium (Nguyễn Vĩnh Phước, 1980) [12].
* Hệ vi sinh vật ở ruột già.
Hệ vi sinh vật chủ yếu là E.coli, cầu khuẩn, trực khuẩn có nha bào
(Enterococcus, Clostridium perfringens ở ruột kết), gia súc trưởng thành E. coli
chiếm 75% trở lên, trong ruột già có hệ vi sinh vật chưa thực hiện được bằng triệu
chứng lâm sàng như: Phó thương hàn, sẩy thai truyền nhiễm, uốn ván (Nguyễn
Vĩnh Phước, 1980) [12].
Trong hệ tiêu hóa của động vật hệ vi sinh vật luôn luôn ổn định, đảm bảo cân
đối cho hoạt động tiêu hóa khi đó phần lớn những vi sinh vật có lợi là vi khuẩn
Lactic, vi khuẩn này chiếm 90% hoạt động hữu ích tạo sự cân bằng cho đường ruột.
Nếu sự cân bằng bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển gây rối
loạn đường tiêu hóa, gây tiêu chảy. Những loại vi khuẩn thường gặp nhất là: E. coli,
Samonella và Clostridium perfringens…
2.1.4. Những hiểu biết về bệnh tiêu chảy
Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, chúng sẽ xâm
nhập qua đường niêm mạc ruột, phát triển rất nhanh chóng trong tế bào biểu mô
ruột. Ở đó chúng gây viêm, sưng phù các tế bào, ngăn cản sự hấp thu các chất dinh
dưỡng ở ruột non của lợn dẫn đến tiêu chảy. Nếu cơ thể lợn còn yếu vi khuẩn sẽ vào
các hạch lympho gây viêm, sưng phù các hạch, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào máu
và tiết độc tố làm cơ thể nhiễm độc có thể dẫn tới trạng thái hôn mê và chết.
Theo Phạm Khắc Hiếu (1997) [4], gia súc sơ sinh ra đời ngay trong môi
trường luôn có vi khuẩn gây bệnh, ngay cả gia súc mạnh khỏe trong đường tiêu hóa
có chứa tới 10 vi khuẩn các loại, nguy hiểm nhất cho lợn con và bê nghé là các vi


9


khuẩn, nấm gây bệnh hô hấp và đường tiêu hóa. Tiêu chảy, viêm phổi là hai nhân tố
gây thiệt hại cho lợn và bê nghé.
Theo Tạ Thị Vịnh (1990) [19], ở động vật non hệ thống thần kinh chưa hoàn
chỉnh điều kiện thích nghi với ngoại cảnh yếu, cho nên sức đề kháng kém, đặc biệt khí
hậu thay đổi thường thấy hiện tượng sốt, ỉa chảy và viêm phổi.
Theo Archeri Hunter (2000) [20], trong cuốn “ Sổ tay dịch bệnh động vật”
được dịch từ cuốn dự án tăng cường công tác thú y Việt Nam, hợp tác giữa Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và cộng đồng Châu Âu cho rằng:
Ỉa chảy chỉ có thể phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời phân gia súc bình
thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [2], ở lợn cai sữa sớm vi khuẩn lactic biến
mất, sự tích axitclohydric phát triển vào tuần tuổi thứ 5, vi khuẩn sẽ đi qua dạ dày
vào ruột, việc cho ăn khẩu phần co protein cao thường xảy ra ở lợn con cai sữa sớm,
làm cho lợn con khi cai sữa bị tiêu chảy.
* Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Do thiếu dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại máng ăn máng uống kém…Một số
vi khuẩn như: Samonella, E. coli, Clostridium, Enterococcus xâm nhập vào gây rối
loạn tiêu hóa.
Do dùng lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng cường tính kháng sinh của hệ
vi sinh vật.
Theo Phan Thanh Phượng và cs (2004) [14], sai sót về chế độ dinh dưỡng, sự
thay đổi đột ngột về thức ăn, sự sai sót về sử dụng thuốc điều trị, dùng kháng sinh
điều trị quá dài hoặc bị một số đường tiêu hóa. Lúc đó vi sinh vật có hại sẽ phát
triển, áp đảo vi sinh vật có lợi, gây ra hội chứng tiêu chảy hay còn gọi là hội chứng
loạn khuẩn.
Ngoài những nguyên nhân trên thì thời tiết thay đổi đột ngột đang nắng
chuyển sang mưa cũng dẫn tới rối loạn tiêu hóa.
Theo Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2005) [1], đã đưa ra nhận xét: Các nguyên
nhân gây cho lợn con bị bệnh tiêu chảy là gió lùa, chuồng trại lạnh giá không đủ

ấm, nhiệt độ ban ngày và đêm biên đọ chênh lệch quá xa, ẩm độ chuồng cao, nuôi


10

dưỡng kém, do lây truyền từ con khác sang, tiêm phòng không đảm bảo, tiêu trùng
chuồng giữ hai lứa kém, cơ năng tiêu hóa của lợn còn yếu, hệ thần kinh hoạt động
chưa chưa hoàn chỉnh, sức chống đỡ bệnh tật của cơ thể kém.
* Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa.
Bệnh tiêu chảy ở lợn con được thể hiện ở 3 thể lâm sàng chủ yếu là: Thể
nhiễm trùng, thể ỉa chảy, thể phù.
Khi lợn con mắc bệnh tiêu chảy thì thường lợn ăn ít dần đi, bệnh kéo dài thì
bệnh tóp lại, lông xù hoặc trụi nhẵn, đuôi rũ, đít dính phân bê bết, 2 chân sau rúm
lại và run rẩy. Lợn bị bệnh hay khát nước thường tìm nước chuồng để uống, nếu
không đảm bảo nước đầy đủ đôi khi lợn nôn ra cám chưa tiêu hóa.
Bệnh nặng con vật mệt lử, bỏ ăn, chân và toàn thân run rẩy, đi lại không
được, nằm một chỗ, đặc biệt là 2 chân sau bị liệt, mắt lõm sâu lờ đờ màu trắng đục,
khô. Lợn khát nước nhiều. Bệnh ở giai đoạn này chủ yếu là do vi khuẩn Clostridium
Perfringens gây ra, tỷ lệ chết ít, khi khỏi thì còi cọc chậm lớn, nhưng nếu kế phát
với một số bệnh khác thì bệnh tiến triển 10-15 ngày lợn chết.
Bệnh tích: Xác chết gầy, bụng tóp lai, lông da xơ xác hoặc trụi nhẵn, thân
lạnh. Ruột viêm từng mảnh mầu đen, niêm mạc xung huyết hoặc xuất huyết, ruột
rỗng chứa đầy hơi viêm cata. Gan hơi sưng hoặc không, màu nâu vàng nhạt, túi mật
thường căng. Phổi ứ huyết, đôi khi có hiện tượng sưng nhẹ.
* Phòng bệnh
Đặc điểm bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng
chống đỡ bệnh tật của đường ruột và dạ dày còn yếu. Do đó cần chú ý vệ sinh
chuồng trại, máng ăn, máng uống áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh
đường tiêu hóa cho lợn.
Dùng men bacifo bổ sung vào khẩu phần ăn cho lợn nái trước và sau đẻ 2

tuần và bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn sau cai sữa liên tục, đúng liều lượng,
đúng tỷ lệ trộn.
Tránh sử dụng quá nhiều các loại thuốc kháng sinh, thay đổi thức ăn và các
thành phần thức ăn đột ngột.


11

Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại sạch sẽ, giữ khô, chống
ẩm, kín gió, giữ ấm vào mùa đông và đầu xuân, tránh quá nóng vào mùa hè.
* Điều trị
- Dùng một số loại kháng sinh sau đây thường dùng riêng rẽ hoặc phối hợp
điều trị:
+ CP tylogenta tiêm với liều lượng 1ml/10kg thể trọng.
+ CP nor 100 tiêm với liều lượng 1ml/8-10kg thể trọng.
Khi điề u tri ̣phải tuân theo nguyên tắ c : dùng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với
thuố c bổ trơ ̣ tăng sức đề kháng , mau hồ i phu ̣c bổ sung và chấ t điê ̣n giải như
vitamin ADE, glucose, vitamin C.

:

* Đặc điểm hình thái và đặc tính sinh thái của vi khuẩn Clostridium
perfringens.
Clostridium Perfringens được phân thành 6 serotyp A, B, C, D, E, F qua phát
hiện các độc tố do chúng sản sinh bằng phản ứng trung hòa đặc hiệu của các toxin
alpha, beta, lamda, epsilon, iota. Có 3 loài Clostridium perfringens A, B và C là mầm
bệnh gây bệnh đường ruột quan trọng đối với lợn.
Clostridium perfringens typ C chủ yếu gây viêm ruột hoại tử ác tính ở lợn
con dưới 1 tuần tuổi.
Clostridium perfringens typ A được tìm thấy nhiều trong phân lợn, chúng

gây bệnh cho cả lợn sơ sinh và lợn lớn sau cai sữa. Các chủng sinh độc tố có thể gây
ngộ độc thức ăn cho người.
Clostridium perfringens typ A là vi khuẩn gram (+), tạo nha bào, là vi khuẩn
yếm khí không di động có kích thước 1-5,5 4-8. Chúng tạo thành bào tử có hình
trứng cân xứng hoặc lệch tâm. Theo Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên
(2004) [9], cho rằng: Giống Clostridium có kích thước nha bào thường lớn hơn bề
ngang thân vi khuẩn, nên khi hình thành nha bào thân vi khuẩn bị biến dạng tùy
theo vị trí của nha bào thân vi khuẩn: nằm giữa thân, nằm ở gần đầu và nằm ở một
đầu mà vi khuẩn có hình thoi, hình dùi trống, hình cái vợt, nha bào có thể tồn tại
ngay trong tế bào vi khuẩn hoặc độc lập. Trên mặt thạch máu khuẩn lạc của typ A
có 2 vòng dung huyết bao quanh, vòng dung huyết ngoài do toxin alpha tạo ra, vòng
trong do toxin theta tạo ra. Vi khuẩn không sản sinh toxin beta và các toxin chủng
khác thường dùng trong định loại.


12

 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1995) [2], về đặc điểm dịch tễ học của bệnh do
Clostridium perfringens typ A ở lợn được nghiên cứu còn ít nên có nhiều điểm chưa
rõ, bình thường vi khuẩn tồn tại ở chất chứa trong đường ruột và đất, vi khuẩn được
phân lập thấy ở tất cả các trang trại chăn nuôi và kháng thể Clostridium perfringens
typ A được phát hiện rộng rãi ở lợn thịt và lợn nái.
 Đường nhiễm bệnh và quá trình phát sinh.
Đường lây nhiễm chủ yếu là từ thức ăn, nước uống và phân của những con
mắc bệnh. Ở lợn sơ sinh thì bệnh thường xảy ra ngay ở những giờ đầu tiên vi khuẩn
truyền từ mẹ sang con, 25% bệnh tiêu chảy trong 5 ngày đầu là do Clotridia, khi
nhiễm bệnh vi khuẩn phát triển nhanh chóng trong đường ruột, chúng giải phóng ra
các độc tố gây hoại tử và tan máu, con vật nhiễm độc và chết.



Quá trình sinh bệnh

Bệnh nhiễm khuẩn Clostridium perfringens typ A thường thấy ở lợn con sau
khi đẻ vài giờ vi khuẩn có thể tìm thấy ở ngay trong phân su, có khi tim thấy trong
1g chất chứa trong ruột hồi và ruột chay, có tới 10-10 vi khuẩn dạng dinh dưỡng sản
sinh ra độc tố alpha và có thể một số độc tố khác gây hoại tử biêu mô ruột ở lợn
bệnh. Dạng hình thành nha bào sinh ra độc tố ruột gây hoại tử nặng lông nhung và
hút nước vào trong lòng ruột. Độc tố cố định vào tế bào biểu mô của ruột kết là cho
mất khả năng tái hấp thụ nước.
Clostridium perfringens typ A cũng cư trú ở những nơi có bệnh tích đang tồn
tại và phát triển.
 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Bệnh do vi khuẩn dạng dinh dưỡng, lợn con đi phân nhão như kem hoặc bột
nhão trong vòng 48h sau khi đẻ, lợn không sốt, da bụng chương bị biến màu. Tiêu
chay kéo dài tới 5 ngày. Lợn bị chết ít nhưng sau khi khỏi lợn chậm phát triển.
Lợn bệnh biểu hiện mất nước, phân bám quanh vùng mông chậu. Thành ruột
non dày, trong ruột chất chứa như bột nhão, không có màu, niêm mạc bị viêm nhẹ
và có dính chút ít chất hoại tử. Khắp trong ruột già có chất chứa bột nhão màu
trắng, niêm mạc ruột thỉnh thoảng có mảnh vụn nhỏ hoại tử, trong ruột kết và ruột
tịt có thể có chất chứa lầy nhày.


13

 Chẩn đoán
Lợn bệnh phân có lẫn ít máu hoặc không có, lợn ít chết. Bệnh xảy ra thường
có các vi khuẩn cộng nhiễm nên việc xác chẩn do Clostridium perfringens typ A chỉ
có thể được công nhận khi phát hiện có số lượng vi khuẩn dạng hình thành nha bào.
 Phòng trị

Để giảm thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn này gây ra trong chăn nuôi thì việc
phòng bệnh là chủ yếu bằng cách:
+ Đối với lợn nái đẻ phải dọn phân thường xuyên khỏi khu vực lợn nái đẻ và
hạn chế lợn thải Clostridial bằng phương pháp bổ sung men bacifo vào thức ăn để
bảo vệ lợn con sơ sinh.
+ Đối với lợn thịt: Vệ sinh chuồng trại, thu dọn phân sạch sẽ, giữ nền chuồng
luôn khô ráo.
Bổ sung các loại men ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Dùng thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng như:
ampidexalone liều 1ml/10kg thể trọng, tiêm bắp 3-5 ngày liên tục.
2.1.5.Những hiểu biết về men Bacifo
Men Bacifo là sản phẩm của hãng Bayer.
* Nguồn gốc:
Bacifo là chất bổ xung co nguồn gốc Bacitracin.
+ Nguồn gốc Bacitracin.
Baccitracin có hoạt tính kháng sinh của polipeptit được triết xuất từ quá trình
lên men của loại vi khuẩn Bacillus lichenifomis, vi khuẩn này được phân lập vào
năm 1943 từ vết thương của một cô gái tên là Magaret Tracy.
Bacitracin


Bacillus



Tracy

Bacitracin có công thức hóa học là C 66 H 103 N 17 O 16 S



14

Bacitracin không bền trong thức ăn, khi gắn với gốc mentheylen disalicylate
làm cho Bacitraccin bền vững hơn, hiệu quả hơn.
* Thành phần: 1kg Bacifo chứa
Bafocid :

: 4000mg

Bacitracin Methylen Dissalisilate (BMD)

: 1200mg

* Công dụng :
- Kích thích thèm ăn, giảm tiêu tốn thức ăn, giúp lợn nhanh lớn hơn, giảm
giá thành nuôi, rút gọn thời gian nuôi.
- Thành phần BMD giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, cải tiện chất lượng
thân thịt, tăng tỷ lệ nạc lên 5%.
- Men Bacifo tạo môi trường ức chế vi khuẩn, vi rút hiệu quả.
- Làm giảm vi khuẩn có hại sinh độc tố trong đường tiêu hóa của heo,
ngăn ngừa tiêu chảy do Clotridiun, E.coli, Salmonella gây ra ở gia súc gia cầm.
* Cơ chế tác động.
- Chống lại vi khuẩn gram (+) như: Streptococci, Staphilococci, Clostridial.
Đôi khi còn có tác dụng với vi khuẩn gram (-).
- Bacifo hòa tan trong khoảng pH= 6-8, tác động chủ yếu là ở ruột non,
không hấp thu vào máu ở đường tiêu hóa. An toàn và không tồn dư.
- Bacifo đục thủng vách tế bào vi khuẩn, ngăn cản quá trình tổng hợp Protein
và chức năng của màng tế bào vi khuẩn, tạo điều kiện cho kháng sinh khác tấn công
vi khuẩn, hạn chế sự nhờn thuốc của một số loài khánh sinh phổ biến như:
Tetracyclines, penicillin, streptomycin, ampicillin,…

- Bacifo giảm stress hữu hiệu cho vật nuôi, ổn định hệ vi sinh vật trong
đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại, kích thích vi khuẩn
Lactobacillus có lợi phát triển và làm mỏng của vách ruột giúp hấp thu dinh dưỡng
tốt hơn. Nếu dùng thường xuyên men Bacifo bổ sung vào thức ăn cho lợn sẽ không
phải dùng khánh sinh để phòng bệnh tiêu chảy.
* Liều lượng và cách dùng.
- Heo các giai đoạn trộn 1kg Bacifo/250kg thức ăn.


15

Heo nái trộn 1kg Batifo/30-40kg thức ăn, cho ăn trong 2 tuần trước và 3 tuần sau
khi sinh để phòng bệnh viêm ruột hoại tử do Clostridium trên lợn con.
Chú ý Khi sử dụng men batifo: Thức ăn đã nấu chín chỉ được trộn khi đã để
nguội dưới 40  , phải đảm bảo việc đưa men tiêu hóa theo thức ăn, sử dụng đúng
hướng dẫn, chăm sóc quản lý tốt.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

2.2.1. Tình hình bổ sung men trong nước
Theo tài liệu hội thảo kỹ thuật Chăn nuôi heo và các sản phẩm sử dụng trong
chăn nuôi heo (2006) [16].
* Men Bacifo là tăng sự đồng đều
- Thí nghiệm trên 128 heo khối lượng ban đầu là (23kg) thấy:
Khối lượng trung bình:

Nhóm bổ sung men đạm: 107,2 kg/con.
Nhóm không bổ sung men đạm: 104,9kg/con.
Khác biệt là: 2,3kg

Độ sai lệch: Nhóm bổ sung men là 2,5.

Nhóm không bổ sung là men 2,6.
Khác biệt là: -4%.
- Thí nghiệm 127 heo khối lượng ban đầu là 22 kg thấy.
Khối lượng trung bình :

Nhóm bổ sung men 94,5kg.
Nhóm không bổ sung men 90,7kg.
Khác biệt là 3,8kg.

Độ sai lệch: Nhóm có bổ sung men 7,2.
Nhóm không bổ sung men 8,5.
Khác biệt là: -15% .
* Men Bacifo giúp tăng trọng nhanh và sử dụng thức ăn tốt hơn.
- Thí nghiệm trên 320 heo khối lượng ban đầu 24kg
Tăng trọng/ngày:

Nhóm bổ sung men 742g.
Nhóm không bổ sung men 688g.
Khác biệt là 54g.


16

Phan Thanh Phượng và cs (2004) [14], cho biết: chế phẩm vi sinh Lactovet
được chế tạo từ chủng vi sinh vật Lactobacillus acidophylus (LA) bằng công nghệ lên
men sục khí trong môi trường nuôi cấy thích hợp tạo ra các loại vitamin có tác dụng
giữ cân bằng hệ sinh vật đường ruột, khống chế sự sinh trưởng của các loại vi sinh
vật có hại, phòng chống một số bệnh tiêu chảy và kích thích tiêu hóa nâng cao tỷ lệ
chuyển hóa thức ăn, tăng sức đề kháng.
Lê Thị Tài và cs (2000) [15], nghiên cứu về chế phẩm sinh học để điều trị bệnh

tiêu chảy ở lợn con ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (Trimzon,
Berberin) có hiệu quả điều trị từ 89-95%, việc bổ sung điện giải vừa tăng hiệu quả điều
trị và tăng tỷ lệ khỏi bệnh từ 90-98,5%. Con vật mau hồi phục đảm bảo số lượng và
chất lượng con giống.
2.2.2. Tình hình bổ sung men trên thế giới

- Tác giả Lutter (1983) [21], thông báo: Dùng Ogamin (liều lượng 5g/con)
cho uống có tác dụng tốt đối với việc phòng bệnh đường tiêu hóa. Tác giả lưu ý
rằng khi sử dụng kháng sinh phải phối hợp một cách hợp lý.
Theo tài liệu hội thảo kỹ thuật Chăn nuôi heo và các sản phẩm sử dụng trong
chăn nuôi heo (2006) [16].
- Thí nghiệm năm 1981 tại Mỹ. Chia làm 4 nhóm thí nghiệm mỗi nhóm 6 con.
Khối lượng ban đầu là 23kg nuôi trong thời gian 90 ngày, kết quả như sau:
* Hiệu quả tăng trọng khi bổ sung men Bacifo .

+ Tăng trọng trung bình/ngày:

Nhóm không bổ sung men là 0,75kg.
Nhóm có bổ sung men là 0,81kg.
Chênh lệch là: 0,06kg/ngày.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình/ngày:
Nhóm không bổ sung men là 3,15kg.
Nhóm có bổ sung men là 3kg.
Chênh lệch là: 0,15kg/ngày.
- Hiệu quả sử dụng men Bacifo trong điều kiện nhiệt độ cao.


17


+ Tăng trọng trung bình/ngày:

Nhóm không bổ sung men là: 0,75kg.
Nhóm có bổ sung men là: 0,82kg.
Chênh lệch là 0,07kg/ngày.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình/ngày:
Nhóm không bổ sung men là: 3,04kg.
Nhóm bổ sung men là: 2,97kg.
Chênh lệch là 0,07kg.
- Hiệu quả sử dụng men Bacifo trong điều kiện chuồng trại chật hẹp diện tích
0,58m/con. Khối lượng ban đầu là 29kg.
+ Tăng trọng trung bình/ngày:

Nhóm không bổ sung men là 0,78kg.
Nhóm bổ sung men là 0,80kg.
Chênh lệch là 0,02kg/ngày.

+ Hiệu quả sử dụng thức ăn trung bình/ngày:
Nhóm không bổ sung men là 2,7kg.
Nhóm có bổ sung men là 2,66kg.
Chênh lệch là 0,04kg/ngày.


×