Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ sau cai sữa đến 4 tháng tuổi tại trại lợn bình minh mỹ đức hà nội và thử nghiệm một số phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOẢN
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN GIAI ĐOẠN TỪ
SAU CAI SỮA ĐẾN 4 THÁNG TUỔI TẠI TRẠI LỢN
BÌNH MINH - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOẢN
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN GIAI ĐOẠN TỪ
SAU CAI SỮA ĐẾN 4 THÁNG TUỔI TẠI TRẠI LỢN
BÌNH MINH - MỸ ĐỨC - HÀ NỘI VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2011 - 2015
Giảng viên HD: ThS. Đặng Thị Mai Lan

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua 4 năm học tập tại trường và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại
lợn Bình Minh - Mỹ Đức - Hà Nội đến nay em đã hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp này. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới cô giáo
ThS. Đặng Thị Mai Lan đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em để hoàn thành
bản đề tài tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trại chăn nuôi lợn Bình Minh
cùng toàn thể anh chị công nhân viên đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực
tập tại trại.
Một lần nữa em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường, các
bạn bè đồng nghiệp cùng gia đình lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe
cùng mọi điều may mắn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Văn Toản


ii

MỞ ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường, thực hiện
phương châm "Học đi đôi với hành", "Lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản
xuất", thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình
học tập của tất cả các trường Đại học và trường Đại học Nông Lâm nói riêng.
Giai đoạn thực tập chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với mỗi sinh
viên trước khi ra trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ
thống hóa toàn bộ kiến thức đã học đồng thời giúp sinh viên làm quen với môi
trường sản xuất từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương
hướng tổ chức và tiến hành công việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự đồng ý của Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được
sự phân công của thầy cô giáo hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến
hành thực hiện đề tài: “Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ
sau cai sữa đến 4 tháng tuổi tại trại lợn Bình Minh - Mỹ Đức - Hà Nội và
thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên trong bản khóa luận
này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em kính mong nhận
được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp để bản khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Sinh viên


Nguyễn Văn Toản


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thử nghiệm thuốc điều trị ......................... 29
Bảng 4.1. Lịch sát trùng của trại lợn thịt......................................................... 32
Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng vaccine cho lợn thịt của trại ................................ 33
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 36
Bảng 4.4. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo cá thể .................... 37
Bảng 4.5. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo dãy chuồng ........... 37
Bảng 4.6. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy lợn theo tháng theo dõi .......... 38
Bảng 4.7. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi lợn..................... 40
Bảng 4.8. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo tính biệt................. 41
Bảng 4.9. Các triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy.............. 41
Bảng 4.10. Kết quả mổ khám bệnh tích .......................................................... 42
Bảng 4.11. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy lợn theo 2 phác đồ.............. 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cs:

Cộng sự


KL:

Khối lượng

LMLM: Lở mồm long móng
LPS:

Liposome

Nxb:

Nhà xuất bản

TT:

Thể trọng

TĂ:

Thức ăn

CP:

Charoen Pockphand


v

MỤC LỤC


Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích của nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn giai đoạn sau cai sữa .................................... 3
2.1.2. Khái niệm hội chứng tiêu chảy ............................................................... 4
2.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy .................................................... 4
2.1.3.1. Do vi sinh vật ....................................................................................... 4
2.1.3.2. Do ký sinh trùng ................................................................................... 7
2.1.3.3. Do nấm mốc ......................................................................................... 8
2.1.3.4. Nguyên nhân khác ................................................................................ 8
2.1.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích hội chứng tiêu chảy ở lợn ............. 12
2.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................... 12
2.1.4.2. Bệnh tích ............................................................................................ 13
2.1.5. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ................................. 13
2.1.6. Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn..................................... 14


vi


2.1.6.1. Biện pháp phòng bệnh........................................................................ 14
2.1.6.2. Điều trị bệnh ....................................................................................... 18
2.1.7. Một số loại thuốc kháng sinh và trợ sức sử dụng điều trị hội chứng
tiêu chảy .......................................................................................................... 20
2.1.7.1. Thuốc kháng sinh ............................................................................... 20
2.1.7.2. Thuốc bổ trợ ....................................................................................... 23
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước ..................................... 24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước.......................................................... 24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ......................................................... 26
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 28
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 28
3.3. Nội dung và các chỉ tiêu theo dõi............................................................. 28
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 28
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
3.4.1. Phương pháp điều tra ............................................................................ 29
3.4.2. Phương pháp thử nghiệm hiệu lực của thuốc kháng sinh ..................... 29
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng ......................................................... 29
3.4.4. Phương pháp điều trị bệnh bằng một số loại thuốc kháng sinh và
hóa dược .......................................................................................................... 29
3.4.4.1. Thuốc kháng sinh ............................................................................... 29
3.4.4.2. Thuốc trợ sức trợ lực .......................................................................... 30
3.4.5. Xác định bệnh tích thông qua kết quả mổ khám tại chỗ ....................... 30
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 30
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31



vii

4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 31
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 31
4.1.2. Công tác thú y ....................................................................................... 32
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 35
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 36
4.2.1. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo cá thể ........................... 36
4.2.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn theo dãy chuồng .......... 37
4.2.3. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo tháng theo dõi ............. 38
4.2.4. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo
lứa tuổi............................................................................................................. 40
4.2.5. Kết quả điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn theo tính biệt .. 41
4.2.6. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy 41
4.2.7. Kết quả mổ khám bệnh tích lợn chết do mắc hội chứng tiêu chảy ....... 42
4.2.8. Kết quả thử nghiệm hiệu lực của một số phác đồ điều trị .................... 43
Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Tồn tại ...................................................................................................... 45
5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 47
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 51


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Nước ta là một nước nông nghiệp, bên cạnh trồng trọt, ngành chăn nuôi
nói chung và chăn lợn nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng cho con người,
ngoài ra còn cung cấp lượng lớn phân bón cho ngành trồng trọt và một số sản
phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Định hướng phát triển chăn nuôi lợn đến năm 2020: là phát triển nhanh
quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện
về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định
hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của
nông hộ và của một số vùng.
Hàng loạt vấn đề về quản lý, kỹ thuật chăn nuôi lợn ở nước ta đã và
đang được các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết nhằm đưa ngành chăn nuôi
ở nước ta tiến kịp trình độ trong khu vực và thế giới. Ngoài các yếu tố như:
giống, nuôi dưỡng, chăm sóc thì khâu công tác thú ý là rất quan trọng,
quyết định sự thành bại của ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn
nuôi lợn nói riêng.
Nước ta là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa
nhiều nên rất thích hợp cho dịch bệnh phát triển mạnh và lây lan nhanh, do đó
ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn. Đặc biệt,
các giống lợn ngoại chưa thích nghi được với điều kiện khí hậu. Một trong
các bệnh thường xảy ra khá phổ biến ở lợn có “Hội chứng tiêu chảy”, bệnh
làm cho lợn còi cọc, chậm lớn, tăng chi phí chăn nuôi… ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế.


2

Xuất phát từ yêu cầu thực tế sản xuất đó, chúng tôi đã tiến hành thực
hiện đề tài với nội dung: “Tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn giai đoạn từ
sau cai sữa đến 4 tháng tuổi tại trại lợn Bình Minh - Mỹ Đức - Hà Nội và

thử nghiệm một số phác đồ điều trị”.
1.2. Mục đích của nghiên cứu
- Đánh giá tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn tại trại và xác định
các yếu tố ảnh hưởng.
- Xác định được tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do hội chứng tiêu chảy trên đàn
lợn nuôi tại cơ sở.
- Thử nghiệm một số phác đồ điều trị cho lợn mắc bệnh.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của nghiên cứu là cơ sở để đánh giá tình hình mắc hội chứng
tiêu chảy ở lợn tại trại Bình Minh - Mỹ Đức - Hà Nội.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và
biện pháp phòng trị.
- Xác định hiệu quả của một số thuốc kháng sinh và hóa dược sử
dụng trong điều trị bệnh.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin về tình hình mắc hội chứng
tiêu chảy trên đàn lợn, tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết tại trại lợn Bình Minh - Mỹ Đức
- Hà Nội, đây là cơ sở để đưa ra biện pháp phòng và trị bệnh hợp lý. Nhờ đó
làm giảm thiệt hại kinh tế và đem lại lợi nhuận cao hơn.
- Áp dụng một số phương pháp điều trị là cơ sở khoa học cho việc
xây dựng các phác đồ điều trị phù hợp và có hiệu quả đối với hội chứng
tiêu chảy ở đàn lợn, làm giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ còi cọc, nâng cao hiệu
quả chăn nuôi.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm tiêu hóa của lợn giai đoạn sau cai sữa
Sau cai sữa, thức ăn của lợn con chuyển chủ yếu là từ sữa mẹ sang ăn
cám do đó mà hệ tiêu hóa của lợn cũng có sự thay đổi để thích ứng với điều này.
Lợn là loài ăn tạp, bất cứ loại thực phẩm nào dù sống hay chín đều có
thể ăn được. Lợn nặng 90 - 100kg có dung tích dạ dày 5 - 6 lít và có chiều dài
ruột non dài gấp 14 lần thân của nó, vì thế lợn tiêu hoá và đồng hoá thức thức
ăn tốt. Tuy nhiên, lợn con có bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, nhưng tốc độ
sinh trưởng cao, do đó ta cần có chế độ ăn uống thích hợp cho chúng.
Theo Đỗ Văn Chiến (2010) [2], bộ máy tiêu hóa của lợn có sự phát
triển ở tốc độ khác nhau và dần hoàn thiện, sau cai sữa 10 ngày dạ dày sẽ dần
phát triển, có dung tích lớn hơn, lượng men tiêu hóa tiết nhiều đặc biệt là men
pepsinogen và acid HCl. Để dạ dày lợn hoàn thiện sớm thì cần phải cho lợn
tập ăn càng sớm càng tốt. Sau cai sữa ruột non phát triển chậm lại, độ sâu của
khe bờ vi nhung mao thành ruột phải lớn hơn để thích nghi với sự thay đổi
thức ăn. Bù lại với sự phát triển chậm của ruột non thì ruột già ở lợn con phát
triển rất mạnh giúp cho lợn con sống độc lập sau cai sữa.
Lúc bú sữa, lợn con tiết ra dịch vị khoảng 31% (vào ban ngày) và 69%
(ban đêm), do đó chúng thường bú nhiều vào ban đêm. Lợn trưởng thành thì
ngược lại, vào ban ngày dịch vị của nó tiết ra 62%, lúc đêm chỉ còn 38%.
Đối với lợn chăn nuôi trang trại quy mô công nghiệp, lợn con sau 21
ngày tuổi bắt đầu chuyển sang nuôi thịt thương phẩm. Lợn từ 21 ngày tuổi
đến 60 ngày tuổi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện đầy đủ rất dễ mắc các bệnh
đường tiêu hóa. Để hạn chế lợn mắc bệnh trong giai đoạn này cần phải có
chuồng úm và chăm sóc lợn với chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế các
bệnh trong đó có bệnh về tiêu hóa.


4


2.1.2. Khái niệm hội chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là hội chứng bệnh lý đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi
ỉa nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu
hóa (tăng cường co bóp và tiết dịch), hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi
tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những
thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó
không phải là một bệnh đặc thù (Archie, 2000) [1].
2.1.3. Nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy
Trong lịch sử nghiên cứu hội chứng tiêu chảy, đã có rất nhiều tác giả
dày công nghiên cứu về nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy, kết quả cho
thấy nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất phức tạp. Tuy nhiên, hội chứng
tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa, có liên quan đến rất
nhiều yếu tố. Song dù bất kì yếu tố nào gây ra thì hậu quả của nó là viêm
nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa và cuối cùng là nhiễm trùng. Hội
chứng tiêu chảy thường do một số nguyên nhân sau đây:
2.1.3.1. Do vi sinh vật
- Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy nhiều tác giả kết luận rằng trong
bất kì trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò của vi khuẩn.
Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn nói riêng lúc nào
cũng tồn tại rất nhiều vi sinh vật sống. Vi sinh vật tồn tại dưới dạng hệ sinh
thái, luôn ở trạng thái cân bằng và phát triển theo hướng có lợi cho cơ thể vật
chủ. Hoạt động sinh lý của lợn chỉ diễn ra bình thường khi hệ vi sinh vật luôn
ở trạng thái cân bằng. Sự cân bằng này biểu hiện ở sự ổn định của môi trường
đường tiêu hóa của con vật và quan hệ giữa các nhóm vi sinh vật với nhau
trong hệ vi sinh vật đường ruột. Dưới tác động của yếu tố gây bệnh sự cân
bằng hệ vi sinh vật bị phá vỡ gây ra loạn khuẩn và hậu quả là lợn bị tiêu chảy.


5


Nhiều tác giả cũng nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh
rằng, khi gặp điều kiện thuận lợi các vi khuẩn ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc
tính, phát triển thành số lượng lớn gây bệnh.
Nguyễn Như Pho (2003) [25] cho biết: khả năng gây bệnh của vi
khuẩn với các lứa tuổi lợn là khác nhau. Ở lợn sau cai sữa hoặc đầu giai
đoạn nuôi thịt nhiễm Salmonella spp cao hơn; giai đoạn sơ sinh - cai sữa
thường do E. coli; 6 - 12 tuần tuổi thường do xoắn khuẩn Treponema
hyodysenteriae, còn vi khuẩn Cl. perfrigens thường gây bệnh cho lợn con
theo mẹ trong 1 tuần đầu đến sau cai sữa.
Theo Trần Thị Hạnh và cs (2004) [8], khi nguồn nước uống cho lợn bị
ô nhiễm do chất thải sẽ làm chất lượng và tính chất nguồn nước thay đổi, kèm
theo lượng oxy hòa tan suy giảm. Quá trình oxi hóa chất hữu cơ, vô cơ bị trở
ngại. Nước bị ô nhiễm chất hữu cơ và vô cơ là môi trường thuận lợi cho vi
sinh vật phát triển trong đó có vi sinh vật gây hội chứng tiêu chảy.
Trương Quang (2005) [27] cho rằng: một tác nhân nào đó, trạng thái
cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài vi
sinh vật nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây lên loạn khuẩn. Loạn khuẩn là
nguyên nhân chủ yếu gây lên bệnh đường tiêu hóa, chủ yếu là gây tiêu chảy.
Bình thường vi khuẩn E. coli cư trú ở cuối ruột non và ở ruột già,
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu tế
bào thành ruột, đi vào máu đến các tế bào. Trong máu nhờ cấu trúc kháng
nguyên O và khả năng gây dung huyết, vi khuẩn chống lại các yếu tố phòng
vệ không đặc hiệu và thực bào. Vi khuẩn này tiếp tục phát triển và nhân lên
gây cho con vật rơi vào tình trạng bệnh lý.
Hồ Đình Soái, Đinh Thị Bích Lân (2005) [29], khi tìm hiểu nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn đã nhận xét 100% mẫu phân lợn tiêu
chảy phân lập được E. coli. Lượng vi khuẩn E. coli có trong phân lợn tiêu



6

chảy cao gấp 2,37 lần (1 - 45 ngày tuổi); gấp 2,31 lần (45 - 60 ngày tuổi)
so với lợn bình thường.
Vi khuẩn E.coli có sẵn trong đường tiêu hóa của lợn, khi sức đề kháng
của con vật giảm sút do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay
đổi và các bệnh kế phát thì vi khuẩn sẽ phát triển nhanh, gây lên rối loạn hệ vi
sinh vật đường ruột gây ra tiêu chảy.
Nguyễn Thị Ngữ (2005) [23], khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella
trong phân lợn tiêu chảy và lợn không tiêu chảy cho biết: ở lợn không tiêu
chảy có 83,30 - 88,29% số mẫu có mặt E. coli; 61,00 - 70,50% số mẫu có mặt
Salmonella. Trong khi đó ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy thì có tới 93,70 96,40% số mẫu phân lập có E. coli, và 75,00 - 78,60% số mẫu phân lập có
Salmonella.
Lê Thị Hoài (2008) [12], kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và Cl.
perfringens từ phân lợn khoẻ và lợn tiêu chảy cho thấy: vi khuẩn E. coli phân
lập được từ 100% ở lợn tiêu chảy và 96,90% ở lợn bình thường, còn tỷ lệ
phân lập được vi khuẩn Cl. perfringens trong phân lợn tiêu chảy là 76,40%;
trong phân lợn bình thường là 12,50%.
- Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn như: Rotavirus, TGE, Enterovirus, Parvovirus, Adenovirus có
vai trò nhất định gây hội chứng tiêu chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm
tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và
gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
Trước tiên là virus TGE (Transmissible gastro enteritis) được chú ý
nhiều trong hội chứng tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viêm dạ dày - ruột
truyền nhiễm ở lợn, là một bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc
trưng là nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở
chăn nuôi tập trung khi thời tiết rét, lạnh. Virus chỉ gây bệnh cho lợn, lợn con



7

2 đến 3 ngày tuổi hay mắc nhất và thường có tỷ lệ chết cao. Ở lợn, virus nhân
lên mạnh nhất trong niêm mạc của không tràng và tá tràng rồi đến hồi tràng,
chúng không sinh sản trong dạ dày và kết tràng.
Rotavirus thường gây tiêu chảy cho lợn, bò và người. Lợn con từ 1 đến
6 tuần tuổi hay mắc với các biểu hiện lâm sàng như kém ăn hay bỏ ăn, tiêu
chảy nhiều lần trong ngày, gầy sút nhanh chóng do mất nước, nằm bẹp một
chỗ. Giai đoạn cuối, con bệnh biểu hiện thiếu máu, truỵ tim mạch và chết
trong vòng 2 đến 3 ngày. Lợn hậu bị thường mắc bệnh ở thể nhẹ, tỷ lệ chết ít
hơn nhưng để lại những biến chứng.
Nguyễn Như Pho (2003) [25] cũng đã cho rằng: Rotavirus và Coronavirus
gây bệnh tiêu chảy chủ yếu cho lợn con trong giai đoạn theo mẹ, với triệu chứng
tiêu chảy cấp tính, nôn mửa, mất nước với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
2.1.3.2. Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong đường tiêu hóa là một trong những
nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ngoài việc chúng cướp đoạt chất dinh
dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc cơ thể vật chủ, chúng còn gây tác động
cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho
một quá trình nhiễm trùng. Có rất nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác
động gây ra hội chứng tiêu chảy như sán lá ruột lợn (Fasciolopsis busky),
giun đũa lợn (Ascaris suum)…
Thân Thị Dung (2006) [6] chỉ ra rằng: Tỷ lệ mắc ký sinh trùng ở lợn bị tiêu
chảy cao hơn rõ rệt so với lợn bình thường. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng là 35,54%;
giun đũa 31,82%; giun lươn 41,32%; giun tóc 23,14%; sán lá ruột 18,18%.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [17], khi tiến hành xét nghiệm
624 mẫu phân lợn ở một số địa phương tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện có
trứng giun lươn trong phân của lợn bình thường và lợn tiêu chảy, tuy nhiên
lợn tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Trong 348 lợn tiêu chảy có 193 lợn



8

nhiễm giun lươn chiếm 55,46%; trong 326 lợn bình thường có 128 lợn nhiễm
chiếm 39,26%.
Theo Trương Thị Thu Trang (2010) [36], thì tỷ lệ lợn nhiễm giun đũa
tăng dần theo tuổi và cao nhất ở 2 - 6 tháng tuổi sau đó giảm giần. Lợn nuôi ở
điều kiện vệ sinh thú y tốt cường độ nhiễm giun đũa thấp (24,49%), tăng lên ở
lợn nuôi trong điều kiện vệ sinh thú y trung bình (32,13%) và cao nhất ở điều
kiện vệ sinh thú y kém (55,89%).
Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [18] cho biết: giun đũa, giun lươn, giun
tóc là nguyên nhân gây tiêu chảy cho lợn, đặc biệt là ở lợn con.
2.1.3.3. Do nấm mốc
Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không đúng kỹ thuật dễ bị nấm
mốc. Một số loài như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium... có khả năng
sản sinh nhiều độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin
(Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1, M2).
Theo Đậu Ngọc Hào (2006) [10], thì thức ăn cho lợn quá trình chế biến
và bảo quản không tốt rất dễ nhiễm một số loài nấm mốc như Aspergillus,
Penicillin phân bố trong tự nhiên, chúng có khả năng xâm nhập và phát triển
mạnh trong thức ăn và sản sinh nhiều độc tố gây hại cho lợn và là nguyên
nhân của nhiều bệnh: gây ung thư gan, hủy hoại gan, độc cho thận, sinh dục
và thần kinh. Lợn khi nhiễm độc tố nấm mốc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng
da, ỉa chảy, ỉa chảy ra máu.
2.1.3.4. Nguyên nhân khác
- Do thời tiết khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ
thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, quá nóng, quá
lạnh, mưa gió, ẩm độ, vệ sinh chuồng trại… đều là các yếu tố stress có hại

tác động đến tình trạng sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ.


9

Ở lợn con, do cấu tạo và chức năng sinh lý của các hệ cơ quan chưa ổn
định, hệ thống tiêu hoá, miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thống thần kinh
đều chưa hoàn thiện. Vì vậy, lợn con là đối tượng chịu tác động của điều kiện
ngoại cảnh mạnh nhất, bởi các phản ứng thích nghi và bảo vệ của cơ thể còn
rất yếu.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [7], thì các yếu tố nóng, lạnh, mưa,
nắng, hanh, ẩm thay đổi bất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh
hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn
chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu.
Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy điều kiện môi trường sống
lạnh, ẩm đã làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn, biến đổi
về chức năng và hình thái của hệ tuần hoàn, hệ nội tiết, liên quan đến phản
ứng điều hòa nội mô. Trong những trường hợp như thế, sức đề kháng của cơ
thể giảm đi là điều kiện để cho các vi khuẩn đường ruột tăng số lượng độc
tính và gây bệnh.
- Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng
Vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò hết sức quan trọng trong chăn
nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn
nuôi sẽ đem lại sức khỏe và tăng trưởng cho lợn. Khi thức ăn chăn nuôi không
đảm bảo, chuồng trại không hợp lý, kỹ thuật chăm sóc không phù hợp, là
nguyên nhân làm cho sức đề kháng của lợn giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh.
+ Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mốc là nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
Trong các loại độc tố nấm mốc thì Aflatoxin là loại độc tố được quan tâm
nhất hiện nay. Hàm lượng Aflatoxin trong các mẫu thức ăn chăn nuôi ở các
tỉnh phía Bắc biến động từ 10 đến 2800 g/1kg thức ăn. Có đến 10% các loại

thức ăn hiện dùng là không an toàn cho gia súc, gia cầm. Độc tố nấm mốc với


10

hàm lượng cao có thể gây chết hàng loạt gia súc với biểu hiện nhiễm độc
đường tiêu hóa và gây tiêu chảy dữ dội.
+ Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axitamin không cân đối dẫn đến
quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng,
hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng globulin huyết
thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm đi rõ rệt, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên
nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hoà
thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ
thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng
độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó
đảm bảo cho quá trình chuyển hoá trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu
một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường
tiêu hoá.
+ Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamin cần thiết cho cơ thể gia súc,
đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của
gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây hội chứng tiêu chảy.
+ Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều
là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn.
- Do stress
Sự thay đổi các yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận
chuyển đi xa đều là các tác nhân stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến
hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy

Theo Nguyễn Văn Tó và cs (2006) [34], nếu chuồng nuôi kém thoáng
khí, ẩm, tồn đọng nhiều phân, rác, nước tiểu khi nhiệt độ trong chuồng nuôi


11

lên cao sẽ sản sinh nhiều khí có hại NH3, H2S làm con vật bị trúng độc thần
kinh nặng, con vật bị stress - một nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy.
- Ảnh hƣởng của điều kiện chuồng trại
Phần lớn thời gian sống của lợn là ở trong chuồng, do vậy chuồng trại
có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng. Chuồng trại xây dựng đúng
kiểu, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, cao ráo, thoáng, độ thông khí tốt, kết hợp
với chăm sóc quản lý và vệ sinh chuồng trại tốt sẽ ảnh hưởng rất tốt đến khả
năng sinh trưởng và sức kháng bệnh tật của gia súc và ngược lại.
Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, về mùa Hè khí hậu
nóng, ẩm, về mùa Đông khí hậu lạnh, khô nên yêu cầu chuồng nuôi gia súc
luôn phải khô ráo, thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Do vậy
trong xây dựng chuồng trại ngoài việc đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cần chú
ý đến địa điểm xây dựng chuồng, hướng chuồng, vật liệu xây dựng để dễ
dàng khống chế các chỉ tiêu tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của lợn.
Theo Nguyễn Văn Tó và cs (2006) [34], nếu chuồng nuôi khô ráo
thoáng khí, sạch sẽ sẽ làm giảm lượng khí độc trong chuồng nuôi đồng thời
hơi nước thừa được thoát ra ngoài làm cho độ ẩm trong chuồng nuôi vừa phải,
góp phần làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh. Cũng theo các tác giả, trong cùng điều
kiện chăn nuôi, thời gian nào độ ẩm cao ở chuồng mà nền không thoát nước,
xây dựng ở chỗ đất trũng thì bệnh lợn con phân trắng phát triển mạnh.
Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Đăng Vang (2006) [35] cho biết: chuồng công
nghiệp (có sàn cao hơn mặt đất 40 - 70 cm) đã góp phần cải thiện đáng kể tiểu
khí hậu chuồng nuôi, hàm lượng các khí độc giảm 14,50 - 16,0%; ẩm độ giảm

2,50%; nhiệt độ mùa nóng giảm 1,80C; tốc độ gió tăng 62,22%; tổng số vi
khuẩn/m3 không khí giảm 1,8 triệu so với ở kiểu chuồng K64, là các yếu tố
làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn.


12

- Ảnh hƣởng của độ ẩm chuồng nuôi đến hội chứng tiêu chảy ở lợn
Độ ẩm trong chuồng nuôi 75% là do sản sinh ra từ cơ thể động vật, 20 25% từ mặt đất (ổ lót, tường ẩm) bốc ra và 10 - 15% từ không khí bên ngoài
chuồng đưa vào.
Trong chuồng nuôi nếu độ ẩm quá cao ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể gia
súc cho dù nhiệt độ không khí cao hay thấp. Độ ẩm trong chuồng nuôi từ 55 85% ảnh hưởng đến cơ thể gia súc chưa rõ rệt nhưng nếu độ ẩm chuồng nuôi
>90% sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gia súc. Nhiều thí nghiệm cho
thấy, lợn nuôi trong chuồng có độ ẩm cao trong thời gian dài không muốn ăn,
giảm sức tiêu hoá thức ăn, giảm sức đề kháng với bệnh tật trong đó có hội
chứng tiêu chảy.
Bất kỳ mùa nào độ ẩm chuồng nuôi cao cũng có hại. Về mùa nóng, nếu
độ ẩm chuồng nuôi cao thì hơi nước trong cơ thể khó thoát ra ngoài làm con
vật nóng thêm. Về mùa lạnh, nếu độ ẩm chuồng nuôi cao thì nhiệt độ cơ thể
lợn lạnh thêm do không khí ẩm dẫn nhiệt nhanh hơn không khí khô, cơ thể
lợn sẽ mất nhiệt nhiều hơn. Đặc biệt, với lợn sơ sinh khi chức năng điều tiết
thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, lợn con sống trong chuồng có nhiệt độ thấp, ẩm
độ cao sẽ làm cho thân nhiệt lợn con hạ xuống nhanh. Nếu nhiệt độ chuồng
nuôi thích hợp thì thân nhiệt lợn con phục hồi nhanh và ngược lại, nếu nhiệt
độ chuồng nuôi quá lạnh hoặc quá nóng sẽ kéo dài thời gian phục hồi thân
nhiệt sẽ làm cho con vật suy yếu rõ rệt. Con vật bị stress nhiệt dẫn đến ỉa
chảy. Độ ẩm thích hợp trong chuồng nuôi là 80 - 85%.
2.1.4. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích hội chứng tiêu chảy ở lợn
2.1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
Không có sự gia tăng thân nhiệt, phân có thể sệt, loãng màu vàng hoặc

trắng, mùi tanh khắm... Tùy theo mức độ tiêu chảy mà lợn bệnh gầy ít hay
nhiều do mất nước, mất chất điện giải, lợn tiêu chảy vài ngày có thể khỏi


13

không cần điều trị, đôi khi chết sau 3 - 5 ngày nếu không được điều trị, lợn
tiêu chảy nhiều lần trở nên gầy, lông dài và thô, mắt trũng, da đóng nhiều vảy
trắng sau này sinh trưởng rất kém. Ngoài ra, còn một số triệu chứng: Hạ huyết
ở lợn con dưới 7 ngày tuổi, lợn bỏ bú, sốt cao, bong da... Lợn chết dễ dàng, có
thể viêm phúc mạc làm bụng căng to, thành bụng xanh và nổi rõ mạch máu.
2.1.4.2. Bệnh tích
Bệnh tích được phát hiện thấy chủ yếu ở xoang bụng. Hạch màng treo
ruột sưng to. Ruột non bị viêm cata kèm xuất; dạ dày sưng phủ một lớp nhầy.
Gan bị thoái hoá màu đất sét, sưng, túi mật căng và bị dài ra do chứa đầy mật.
Lách không sưng, mềm, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết. Chất chứa trong ruột
lỏng, màu vàng. Xác lợn chết gầy, bụng hóp, những lợn chết qua đêm phần
bụng thường có màu đen do quá trình hoại tử gây ra.
2.1.5. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra như: tuổi
gia súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng trại, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng ... đều
có ảnh hưởng tới hội chứng tiêu chảy. Ở lợn, hội chứng tiêu chảy có thể xảy
ra ở mọi lứa tuổi.
Archie H. (2000) [1], cho rằng khi tiêu chảy xảy ra, thường gây
thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Bệnh thường xuất hiện ở 3 giai đoạn
phát triển của lợn:
- Giai đoạn sơ sinh (1 - 4 ngày tuổi)
- Giai đoạn lợn con theo mẹ (5 - 21 ngày tuổi)
- Giai đoan lợn sau cai sữa (> 21 ngày tuổi)


Khi nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ
sau cai sữa của các hộ chăn nuôi gia đình tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị
Kim Lan và cs (2006) [16] cho rằng: bệnh chịu ảnh hưởng rõ rệt của lứa
tuổi mắc bệnh, mùa vụ trong năm, các loại thức ăn, nền chuồng và tình trạng
vệ sinh thú y.


14

Về độ tuổi mắc bệnh, tỷ lệ lợn tiêu chảy giảm theo tuổi, cao nhất ở
giai đoạn sau cai sữa đến 2 tháng (13,90%), sau đó giảm dần và chỉ còn
5,55% ở lợn trên 6 tháng tuổi.
Về mùa vụ, hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm,
nhưng cao nhất là tháng 5 - 8. Trong năm, lợn nuôi ở mùa Xuân và mùa Hè
mắc tiêu chảy cao hơn (13,67 - 14,75%) so với 2 mùa còn lại (9,18 - 9,68%).
Điều kiện chuồng trại vệ sinh cũng có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ mắc
tiêu chảy ở lợn. Lợn nuôi trên nền lát gạch có tỷ lệ tiêu chảy là 9,49%; tăng lên ở
chuồng có nền láng xi măng (12,64%) và cao nhất ở chuồng nền đất (20,37%).
Ngoài các vấn đề nêu trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi
các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn... các tác nhân này thường làm tăng
tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết đối với lợn.
2.1.6. Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho lợn
2.1.6.1. Biện pháp phòng bệnh
Tiêu chảy là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, để phòng chống bệnh
đường tiêu hoá cho lợn phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tác động đến
nhiều khâu, nhiều yếu tố như tác động vào môi trường, thức ăn, nước uống…
Nên cho lợn bú sữa đầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập
ăn sớm cho lợn con.
- Chống ẩm, chống bẩn và chống lạnh.


* Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật
Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết,
chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng
chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại.
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn, nếu chuồng nuôi đảm bảo vệ
sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hoá.


15

Trần Thị Hạnh và cs (2011) [8] cho biết: để hạn chế sự tồn tại của
tác nhân gây bệnh như rotavirus và vi khuẩn E. coli là vệ sinh, tiêu độc sát
trùng chuồng trại định kỳ, tắm rửa nái trước khi sinh, cho heo con bú sữa
đầu và ủ ấm heo con theo mẹ trong tuần đầu sau khi sinh là điều cần thiết
để bảo vệ sức khỏe cho đàn heo con tránh được bệnh tiêu chảy.
Theo Dương Quốc Huy (2012) [13], thì chuồng chăn nuôi vệ sinh
kém có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 32,48 cao hơn so với chuồng trại vệ sinh
tốt 16,09%.
* Phòng bệnh bằng vaccine
Phòng bệnh bằng vaccine là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa
bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Vaccine là chế phẩm
sinh học, được bào chế từ các vi sinh vật gây bệnh, trong đó mầm bệnh đã bị
giết chết hay giảm độc không còn khả năng gây bệnh, khi đưa vào cơ thể có
khả năng kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể vật chủ sản sinh ra kháng thể.
Vaccine phòng tiêu chảy cho lợn đã được nghiên cứu khá lâu và đã được sử
dụng để phòng ngừa tiêu chảy nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn lợn
chống lại bệnh, các loại vaccine này đã và đang cho kết quả phòng bệnh một
cách khả quan, đạt được mục tiêu làm giảm tỷ lệ bệnh.
Trần Văn Hào (2012) [11], khi bổ sung kháng thể E. coli trên lợn con
theo mẹ có tác dụng trong việc làm giảm tỷ lệ tiêu chảy xuống còn 1,17% làm

tăng 8,01% trọng lượng heo con cai sữa, tăng tỷ lệ nuôi sống từ 93,44% lên
đến 96,26%.
Do E. coli có nhiều type kháng nguyên khác nhau nên việc bào chế
vaccine E. coli gặp những khó khăn nhất định và việc chế một loại vaccine
E. coli để phòng bệnh cho lợn ở nhiều địa phương thường đem lại hiệu quả
phòng bệnh không cao. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp chế tạo vaccin
phòng bệnh E. coli cho hiệu quả cao bằng cách lấy vi khuẩn E. coli có trong


16

chất chứa đường ruột của lợn bị tiêu chảy cấy vào sữa và cho lợn mẹ ăn canh
trùng đó trước khi đẻ 1 tháng cho kết quả phòng tiêu chảy ở lợn con sơ sinh
tốt, phương pháp này hiện nay vẫn được dùng tại Mỹ. Ở nước ta, các cơ sở
chăn nuôi, các cán bộ thú y đã thực hiện biện pháp vaccine chuồng cũng cho
hiệu quả tốt trong phòng bệnh.
Một số vaccine phòng E. coli như: vaccine Porcoli, vaccine Porcine
Pili, vaccine E. coli phù đầu, vaccine Neocolipor.
Bên cạnh các loại vaccine E. coli, các nhà khoa học cũng đã nghiên
cứu chế vaccine Salmonella. Hiện nay trên thế giới đã có nhiều loại
vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn. Mỹ sản xuất
vaccine đa giá thành phần gồm E. coli, Pasteurella mutocida, Salmonella
choleraesuis. Ở Đức chế vaccine Salmonella typimurium chủng ĐT104.
Hungari chế vaccine vi khuẩn Salmonella có bổ trợ glucoza.
* Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Trong đường ruột của động vật có rất nhiều loại vi sinh vật sinh sống
chúng tạo thành hệ vi sinh vật đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột ở
trạng thái cân bằng thì các chủng vi sinh vật có lợi như vi khuẩn lactic,
Bacillus subtilis phát triển mạnh, các vi khuẩn này có tác dụng tốt trong quá
trình tiêu hoá của vật chủ. Ngược lại, nếu trạng thái cân bằng bị phá vỡ thì các

vi sinh vật có hại sẽ phát triển gây rối loạn tiêu hoá và ỉa chảy.
Có thể thấy, nhân tố nào gây nên sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường
ruột đều là nguyên nhân dấn tới gia súc bị tiêu chảy. Để kìm chế loạn khuẩn
người ta sử dụng kháng sinh bổ sung trong quy trình chăm sóc nuôi dưỡng,
ngoài tác dụng kìm chế những vi khuẩn có hại cũng làm cho vi khuẩn có lợi
trong đường ruột giảm đi. Khi dùng thường xuyên kháng sinh sẽ làm cho vi
khuẩn trong đường ruột sinh kháng thuốc, tồn dư trong sản phẩm thịt ảnh
hưởng đến sức khỏe con người. Do vậy sử dụng chế phẩm sinh học để phòng


×