“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Là một căn bệnh xuất phát từ và gắn liền với quyền lực công, tham nhũng
xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người. Nó đặc biệt trở thành vấn nạn khi các
nhà nước ra đời.
Lịch sử nhân loại cho thấy không phải đợi đến thời kỳ hiện đại, tham nhũng
xuất hiện ngay trong các nhà nước chủ nô và phong kiến mà Việt Nam không phải
là ngoại lệ.
Ở Việt Nam, ngay từ thời phong kiến, cha ông ta đã sớm nhận biết được tác
hại của tham nhũng và đã có nhiều biện pháp phòng chống. Những biện pháp này
hiện vẫn còn là kinh nghiệm quý báu cho công cuộc phòng chống tham nhũng của
nước ta.
Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan, được người giỏi thì nước trị, dùng người
xấu thì nước loạn. Các bậc đế vương đời trước sở dĩ hưng được nghiệp là nhờ dùng
người quân tử, bị mất nước là vì dùng kẻ tiểu nhân. Thế cho nên “quan lại tham
nhũng là giặc, là sâu mọt của dân, mà trộm cướp nổi lên cũng vìđó vậy”. Nhận
thức được tham nhũng là “quốc nạn”, các triều đại phong kiến đã có cố gắng ít
nhiềuđể từng bước đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ nó. Tham nhũng, ngoài lòng tham của
con người còn có nguyên nhân khác là cơ chế có nhiều kẽ hở nên quan tham có cơ
hội để đục khoét. Để hạn chế tệ nạn này, nhiều triều vua đã có quy định cụ thể
nhưng đến đời vua Lê Thánh Tông thì được nâng lên thành luật (Luật Hồng Đức).
Đến triều Nguyễn cũng ban hành Luật Gia Long (hay còn gọi là Hoàng Việt luật
lệ). Luật Hồng Đức không chỉ có các điều xử quan tham mà còn có các điều về
tuyển người tài, chế độ lương bổng... Song dù có quy định chặt chẽ thế nào cũng
không thể bao quát hết được nên trước hết vua, quan phải là tấm gương.
1
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Lê Thánh Tông là vị vua sớm có ý thức kiến thiết, xây dựng đội ngũ quan
lại: “Nhân được thời mà ra trị nước, tất phải đặt quan, phân chức, xây dựng kỷ
cương, định rõ chếđộ cho một đời, mở nền thái bình cho muôn thuở”. Bởi vì, bối
cảnh hiện tại đã khác so với triều Thái Tổ, Thái Tông: “Của cải cung đốn cho
chiến tranh, đất đai bờ cõi so với ngày trước ngày càng lớn hơn nhiều lắm”. Trước
yêu cầu ổn định và phát triển xã hội dưới thời Lê Thánh Tông, đội ngũ quan lại
xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình” hay vốn bước ra từ ngọn cờ Lam Sơn tụ nghĩa
khi gia nhập chốn quan trường đã không còn nhận ra nghĩa vụ của người làm quan
“vị nước vị dân” mà đi vào con đường tha hóa, biến chất. Chính quyền nhà Lê,
đứng đầu là Lê Thánh Tông đã cố gắng cứu vãn sự suy yếu của hàng ngũ quan lại
bằng chủ trương chống tham ô, tham nhũng. Sự thành công của chính sách này đã
góp phần đưa triều đại Lê Thánh Tông trở thành giai đoạn thịnh trị nhất trong lịch
sử Việt Nam “khiến cho nước Nam ta bấy giờ văn minh thêm ra và lừng lẫy một
phương, kể từ xưa đến nay chưa bao giờ cường thịnh đến vậy”.
2
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
NỘI DUNG
I, Khái quát chung về bối cảnh lịch sử, nhũng chính sách và tư tưởng chính trị
pháp lý thời vua Lê Thánh Tông:
1, Tiểu sử vua Lê Thánh Tông:
Tên tuổi và sự nghiệp Lê Thánh Tông gắn chặt với một giai đoạn cường
thịnh của Việt Nam ở nửa sau thế kỷ 15. Lê Thánh Tông tên là Tư Thành, hiệu
Thiên Nam động chủ, con thứ tư Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Dao. Ông
sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442) tại nhà ông ngoại ở khu đất chùa Huy
Văn Hà Nội ngày nay, mất ngày 30 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1497).
Lê Thánh Tông lên làm vua năm 1460, hai lần đổi niên hiệu: Quang Thuận
(1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Trong gần 40 năm làm vua, ông đã đưa
triều Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng,
3
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
văn hóa. Sử gia Ngô Sĩ Liên khen Lê Thánh Tông là "vua sáng lập chế độ, mở
mang đất đai, bờ cõi khá rộng, văn vật tốt đẹp, thật là vua anh hùng, tài lược".
Về phương diện văn học, Lê Thánh Tông là một nhà thơ lớn, tác phẩm ông
để lại rất phong phú, vừa thơ, vừa văn xuôi, vừa Hán, vừa Nôm, hiện còn được sao
chép trong các tập: Thiên Nam dư hạ (trong đó có bài phú nổi tiếng Lam Sơn
Lương Thủy phú), Châu Cơ thắng thưởng Chinh Tây kỷ hành, Minh lương cẩm tú,
Văn minh cổ xúy, Quỳnh uyển cửu ca, Cổ tâm bách vịnh, Thập giới cô hồn quốc
ngữ văn...
Lê Thánh Tông được biết đến đầu tiên với tư cách là nhà cải tổ và xây dựng
đầy nhiệt huyết. Nhờ sự ủng hộ sáng suốt, quyết liệt của nhóm đại thần Nguyễn Xí,
Đinh Liệt..., Lê Thánh Tông đã bước lên ngai vàng giữa lúc triều chính nhà Lê
đang lục đục mâu thuẫn. Lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông nhanh chóng chấm
dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất nước
với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo. Về cơ cấu chính quyền các cấp, ông
đã tiến hành xóa bỏ hệ thống tổ chức hành chính cũ thời Lê Lợi từ 5 đạo đổi thành
12 đạo (tức 12 thừa tuyên). Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc
biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa,
khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất
hoang. Những nỗ lực nhằm xây dựng phát triển đất nước của Lê Thánh Tông đã
được phản ánh khá rõ qua các bài chiếu, chỉ dụ do ông ban bố, như Chiếu khuyến
nông, Chiếu lập đồn điền, Chiếu định quan chế... Dưới thời Lê Thánh Tông, lực
lượng quốc phòng bảo vệ đất nước được tăng cường hùng hậu. Trước kia, quân đội
chia làm 5 đạo vệ quân, nay đổi làm 5 phủ đô đốc. Mỗi phủ có vệ, sở. Bên cạnh
còn có 2 đạo nội, ngoại, gồm nhiều ti, vệ. Ngoài tổ chức quân thường trực, Lê
Thánh Tông còn chú ý lực lượng quân dự bị ở các địa phương. 43 điều quân chính
4
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Lê Thánh Tông ban hành cho thấy kỷ luật quân đội của ông rất nghiêm ngặt, có
sức chiến đấu cao.
Lê Thánh Tông đồng thời cũng là người khởi xướng bộ luật Hồng Đức. Bộ
luật Hồng Đức là một trong những thành tựu đáng tự hào nhất của sự nghiệp Lê
Thánh Tông và của cả thời đại ông. Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức được xem là
sự kiện đánh dấu trình độ văn minh cao của xã hội Việt Nam hồi thế kỷ 15. Lê
Thánh Tông, người khởi xướng luật Hồng Đức, là người thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật đã ban hành. Ông đã thu lại quyền chỉ huy của tổng quân đô đốc Lê Thiệt
vì con Lê Thiệt giữa ban ngày phóng ngựa trên đường phố và dung túng gia nô
đánh người. Lê Thánh Tông thường bảo với các quan rằng: "Pháp luật là phép tắc
chung của Nhà nước, ta và các người phải cùng tuân theo".
5
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Lê Thánh Tông cũng là người phát triển những giá trị văn hóa dân tộc. Về
phương diện văn hóa Lê Thánh Tông đã có công tạo lập cho thời đại một nền văn
hóa với một diện mạo riêng, khẳng định một giai đoạn phát triển mới của lịch sử
văn hóa dân tộc. Cùng với việc xây dựng thiết chế mới, Lê Thánh Tông đẩy mạnh
phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. ở Việt Nam thời phong kiến, chưa bao giờ nền
giáo dục, thi cử lại thịnh đạt cũng như vai trò của trí thức lại được đề cao như đời
Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử Giám
là những cơ quan văn hóa, giáo dục lớn. Lê Thánh Tông còn cho xây kho bí thư
chứa sách, đặc biệt đã sáng lập Hội Tao Đàn bao gồm những nhà văn hóa có tiếng
đương thời mà Lê Thánh Tông là Tao Đàn chủ soái.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Hồng Đức quốc âm thi tập, Hồng
Đức thiên hạ bản đồ, Thiên Nam dư hạ... là những giá trị văn hóa tiêu biểu của
triều đại Lê Thánh Tông.
Nói tới công lao của ông đối với nền văn hóa dân tộc, không thể không kể
đến một việc có ý nghĩa lịch sử mà ông đã làm. Đó là việc ông hủy án minh oan
cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn Nguyễn Trãi đã bị tiêu hủy sau vụ án "Lệ
Chi viên". Chính Lê Thánh Tông đã cho tạc bia về Nguyễn Trãi: "Ức Trai tâm
thượng quang khuê tảo" (Tấm lòng Ức Trai sáng tựa sao Khuê).
Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ hào tráng. Đứng đầu hội văn học Tao
Đàn, Lê Thánh Tông cũng dẫn đầu phong trào sáng tác. Thơ Lê Thánh Tông để lại
khá nhiều và có giá trị cao về nội dung tư tưởng. Qua thơ ông, chúng ta không chỉ
hiểu sâu hơn nhân cách, tâm hồn ông, một tâm hồn gắn bó mật thiết với non sông,
đất nước, với nhân dân, với những truyền thống anh hùng của dân tộc, của Tổ tông,
mà còn thấy được khí phách cả một thời đang vươn lên, đầy hào tráng:
“Nắng ấm nghìn trượng tỏa trên ngọn cờ,
6
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Khí thế ba quân át cày cáo.
Phương Đông Mặt trời mọc, áng mây nhẹ trôi,
Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm.”
(Buổi sớm từ sông Cấm đi tuần biển Đông)
Lê Thánh Tông làm vua lúc 19 tuổi. Một năm sau, khi trách lỗi cựu thần
Ngô Sĩ Liên, Nghiêm Nhân Thọ, vị hoàng đế 20 tuổi bảo họ: "Ta mới coi chính sự,
sửa mới đức tính, ngươi bảo nước ta là hàng phiên bang của Trung Quốc thời xưa,
thế là ngươi theo đường chết, mang lòng không vua". Đó là tiếng nói của một ý chí
tự cường dân tộc, động lực mãnh liệt đưa Lê Thánh Tông đạt tới vinh quang trong
sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hồi thế kỷ 15.
2, Bối cảnh lịch sử trước cải cách của Lê Thánh Tông:
Trước khi đi tìm hiểu cải cách Lê Thánh Tông, chúng ta cần xem xét bối
cảnh của công cuộc cải cách, qua đó mới nhìn nhận được hết các khía cạnh của nú.
Mới nhìn, tưởng rằng cuộc cải cách này chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân đơn giản
trước mắt là sự yếu kém của bộ máy hành chính đã được cải tổ từ Lê Thái Tổ đến
Lê Nhân Tông. Nhưng thực tế nú bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, mà từ Lê Thái
Tổ đến Lê Nhân Tông tuy cũng muốn làm nhưng chưa thực hiện được. Nguyên
nhân trước hết là do khủng hoảng thiết chế chính trị diễn ra từ cuối Trần: Cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính mang tính phân tán, quyền lực của
nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị hạn chế. Cuộc cải cách của
Hồ Quý Ly nhằm thay thế thiết chế quân chủ quý tộc bằng một thiết chế mới quân
chủ quan liêu là đúng đắn, cần thiết, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và
chủ quan, nú đã thất bại nhanh chóng. Dưới thời thuộc Minh (Trung Quốc), Đại
Việt trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của nhà Minh do ba ty quản lý.
7
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) thắng lợi. Năm 1428, Lê Lợi lên
ngôi hoàng đế, bắt tay xây dựng cường quốc mới theo thiết chế cũ của nhà Trần. Ở
trung ương, dưới vua là các chức Tả, Hữu tướng quốc, Bình chương, Đại hành
khiển, Tả hữu bộc xạ là những trọng thần giúp vua bàn bạc các “quyền quốc trọng
sự”. Dưới đó là các chức quan như: Trung thư sảnh, Môn hạ sảnh…
Ở địa phương, đất nước rộng lớn đã thống nhất, nhưng Lê Thái Tổ mới chia
làm ba đạo, rồi Lê Thái Tông chia làm 5 đạo. Lê Thái Tổ đã xác định xã là cấp cơ
sở và đặt xã quan. Nhưng các cấp trung gian lại còn quá nhiều và hỗn độn như:
Phủ, huyện, lỵ, trấn… ở thời Lê Thái Tổ. Đến thời Lê Thái Tông lại vẫn thấy: Phủ,
lộ, trấn, huyện…
Thiết chế chính trị như trên rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang
tính phân tán. Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đã
đặt ra yêu cầu cải cách. Giờ đây, trong hoàn cảnh mới nhưng vẫn duy trì thiết chế
chính trị đó rõ ràng không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu
thế thời đại. Yêu cầu đặt ra cần thiết lập một bộ máy hành chính mới phù hợp với
tình hình thực tiễn của đất nước.
Mặt khác, sau khi Lê Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi (10
tuổi và 2 tuổi). Mọi việc quyết đoán trong triều đình đều nằm trong tay các đại
thần. Nhưng mặc dù đã có với nhau gần 10 năm “nằm gai nếm mật”, họ vẫn không
thoát khỏi sự đố kị khi trở thành người nắm giữ vận mệnh quốc gia. Hàng loạt
“công thần khai quốc” như: Nguyễn Trói, Lưu Nhân Chú, Lê Sát, Lê Ngõn… lần
lượt bị giết. Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi sa đoạ khá phổ
biến, đến nỗi Lê Thái Tông phải ra lệnh chỉ, nêu: “Nay các khanh không kính giữ
phép công, người giữ tiền bạc, sổ sách nhà nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ.
Thuế đáng thu hay đáng miễn thì không chịu phê tâu dứt khoát để làm khổ dân.
Người coi quan thì không thương dân đau khổ, mượn đồ của dân vứt bỏ bừa bãi
8
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
đến nỗi hỏng, mất, đến khi có việc lại đến hạch sách. Còn kẻ coi dân thì chỉ vụ lợi
riêng, không lo nuôi dưỡng dân, hoặc tha cho người giàu, bắt tội người nghèo
mua gỗ làm nhà làm cửa, xử kiện không công bằng, chỉ gây bè phái, lo hối lộ…”.
Ngay trong bản Trung hưng kí, được viết sau khi Lê Thái Tông lên ngôi cũng đã
nêu như sau: “hối lộ công hành… phường dốt đặc nổi dậy như ong…Văn giai như
Đào Công Soạn tuổi gần 80, tế thần như Lê Ê không biết một chữ. Người trẻ
không biết nghĩ, tự ý làm càn; người già không chết đi, thành ra tai hại. Bán quan,
mua ngục, ưa giàu, ghét nghèo…kẻ xiểm nịnh được nghe theo, bọn dạn sát thì
được bổ dụng”.
Thực trạng đó cũng làm cho nhà nước tập quyền thêm suy yếu. Để xây dựng
một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỉ
cương phép nước, phải cải cách cả thiết chế chính trị, cả về cơ chế vận hành của bộ
máy hành chính từ trung ương đến địa phương, khắc phục tình trạng bất cập giữa
tập trung và phân tán. Tình hình trên đặt ra yêu cầu cần tiến hành một công cuộc
cải cách, đặc biệt là mặt hành chính nhằm chấn chỉnh bộ máy hành chính nhà
nước, xây dựng một nhà nước tập quyền có đủ khả năng ổn định lại tình hình, đưa
đất nước phát triển đi lên. Lê Thánh Tông - Vị vua hiền trong triều đại nhà Lê lên
ngôi đã đảm đương công việc này.
3, Phòng, chống tham nhũng - nhìn từ kinh nghiệm lịch sử dân tộc
Tham nhũng là một "căn bệnh" xuất hiện từ khá sớm trong xã hội loài
người, khi xã hội phân chia giai cấp và hình thành các tập đoàn quyền lực - "căn
bệnh" mà lực lượng cầm quyền rất dễ mắc phải. Nhìn lại lịch sử, suốt chiều dài
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, cha ông ta đã sớm nhận biết
được nguy cơ này và có những "phương thuốc đặc trị" với căn bệnh nguy hiểm:
tham nhũng.
9
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
3.1. Nhất quán quan điểm "phòng bệnh hơn chữa bệnh":
Mặc dù còn bị hạn chế bởi tư tưởng phong kiến trong quản lý và điều hành
xã hội, song các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây đều đã chủ động phòng,
chống tệ nạn tham nhũng, trong đó các biện pháp phòng ngừa luôn được coi trọng.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, nếu được thực hiện tốt thì các biện pháp phòng
ngừa sẽ có tác dụng lớn trong việc ngăn chặn ngay từ đầu những cơ hội, điều kiện
để tham nhũng nảy sinh. Phòng ngừa chính là việc ngăn chặn, tiêu diệt tham nhũng
từ trong "trứng nước", do đó những biện pháp này bao giờ cũng có hiệu quả to lớn,
dài lâu. Phòng ngừa tốt sẽ đẩy lùi những mầm mống của tham nhũng, qua đó góp
phần giữ vững ổn định xã hội.
Trước hết, các triều đại phong kiến Việt Nam luôn chú trọng cải cách bộ
máy hành chính, coi đây là một biện pháp quan trọng trong phòng ngừa tham
nhũng.
Pháp luật phong kiến Việt Nam quy định khá đầy đủ về xây dựng bộ máy
nhà nước phong kiến tập quyền. Tiêu biểu là Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều
luật thể hiện sự cải cách mạnh mẽ của nhà Lê. Thời vua Lê Thánh Tông đã định ra
chế độ giám sát lẫn nhau giữa các quan lại. Cụ thể, triều đình quy định rõ quyền
hạn, trách nhiệm của từng chức quan, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu quan lại tự
giám sát lẫn nhau. Mỗi bộ phận phụ trách một việc, các bộ chịu sự giám sát của các
khoa, công việc của các đạo do các hiến ty giám sát, các quan lại chịu sự giám sát
lẫn nhau, quan trên giám sát quan dưới. Nhờ những cải cách mạnh mẽ và có hiệu
quả nên bộ máy chính quyền thời Lê Thánh Tông được xem là bộ máy phong kiến
tập quyền vững mạnh.
Công tác tuyển chọn quan lại thời Lê được tiến hành thông qua nhiều con
đường như khoa cử, tiến cử, bảo cử… Đặc biệt, hàng năm triều đình thường xuyên
10
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
tổ chức các kỳ "khảo công" nhằm khảo xét việc hay, dở và đánh giá năng lực của
quan lại các cấp. Thời vua Lê Thánh Tông lần đầu tiên áp dụng chế độ thử việc đối
với quan lại. Sau một thời gian bổ nhiệm nhất định, triều đình sẽ căn cứ vào kết
quả công việc của quan lại để có hướng sử dụng tiếp theo. Thanh liêm, trung thực
luôn là những tiêu chí hàng đầu để tuyển chọn quan lại thời kỳ này.
Đến thời nhà Nguyễn, tuy việc tuyển chọn, sử dụng quan lại chưa được xây
dựng một cách bài bản nhưng cách lựa chọn quan lại luôn thể hiện sự chú trọng,
quan tâm, cất nhắc người tài đức. Đây là điểm nổi bật trong việc chọn người điều
hành, quản lý, duy trì trật tự xã hội của triều Nguyễn.
Một biện pháp được coi là kinh nghiệm của các triều đình phong kiến trong
sử dụng quan lại là thực hiện chế độ "hồi ty". Thực chất đây là quy định cụ thể về
việc bổ nhiệm và sử dụng quan lại. Theo đó, quan đứng đầu một địa hạt không
được nhậm chức tại quê mình, không được lấy vợ là người sở tại, không được có
nhà cửa, đất vườn… trên địa hạt đang cai quản và quan lại phải được dịch chuyển
địa hạt cai quản sau một thời gian nhất định. Với việc thường xuyên thực hiện có
hiệu quả chế độ này, nhà Lê đã hạn chế và ngăn chặn những nguy cơ nảy sinh các
hành vi tiêu cực trong đội ngũ quan lại. Dưới triều Nguyễn, kinh nghiệm trên đã
được nâng lên thành một phương châm sử dụng quan lại. Luật "hồi ty" được vua
Minh Mạng ban bố năm 1831 nhằm nghiêm cấm các hiện tượng tiêu cực trong
thanh tra, xử án, chấm thi… Đến thời vua Thiệu Trị, triều đình bổ sung thêm các
điều khoản trong xử án để tránh tình trạng vì nhận hối lộ, tham nhũng mà bao che,
nương nhẹ cho kẻ có tội. Những quy định này đã có tác dụng trong bảo đảm sự
công minh của pháp luật và ngăn chặn những hành vi tiêu cực của quan lại, chống
việc trù dập người tố cáo, cậy quyền, cậy thế nhũng nhiễu lương dân.
Các triều đại phong kiến đã quan tâm xây dựng một chế độ lương bổng công
bằng, hợp lý cho đội ngũ quan lại.
11
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Nhìn chung, các triều đại phong kiến đều căn cứ vào cấp chức và năng lực
của quan lại để quy định rõ chế độ bổng lộc. Năm 1455, vua Lê Nhân Tông định ra
lệ cấp tiền bổng hàng năm cho các quan văn, võ theo thứ bậc cụ thể. Năm 1477,
vua Lê Thánh Tông đã lập ra quan chế, lễ nghi, chế độ lộc điền, tiền tuế bổng cho
quan lại với những quy định cụ thể về chế độ lương bổng. Triều Nguyễn tiếp tục
thực hiện chặt chẽ chế độ lương bổng. Cùng với lương bổng theo quy định, quan
lại dưới triều Nguyễn còn được triều đình cấp thêm một khoản tiền khác gọi là
"Tiền dưỡng liêm". Đây là khoản cấp thêm để gìn giữ sự liêm khiết của quan lại.
Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà từng triều đại có mức độ tiền dưỡng liêm
khác nhau. Thời kỳ đầu theo quy định của vua Gia Long, tiền dưỡng liêm chỉ dành
cho quan lại cấp phủ, huyện bởi "phủ, huyện ở gần nhân dân, chức nhỏ nhưng
nhiều việc, ngoài bổng chính ra cấp thêm tiền gạo dưỡng liêm để tỏ đặc cách".
Đến thời vua Minh Mạng đã mở rộng đối tượng hưởng tiền dưỡng liêm, vì: "tiền
dưỡng liêm là để khuyến khích tiết tháo trong sạch". Các tài liệu lịch sử cho thấy,
giá trị thực tế của khoản tiền dưỡng liêm mà quan lại được nhận dưới triều các vua
Gia Long, Minh Mạng là khá lớn, tương đương với số tiền lương bổng mà họ thực
nhận hàng tháng. Điều này có ý nghĩa lớn về vật chất vì quan lại có thể dựa vào
tiền dưỡng liêm mà giữ gìn liêm khiết của bản thân để có thể làm việc một cách
công tâm. Do đó, tiền dưỡng liêm thực sự là một biện pháp góp phần quan trọng
trong việc ngăn ngừa tham nhũng dưới triều Nguyễn.
Các triều đại phong kiến đã thành lập và duy trì có hiệu quả hoạt động của
các cơ quan giám sát thực quyền.
Song song với việc cải cách, củng cố bộ máy nhà nước, các triều đình phong
kiến còn có cơ chế để giám sát hành vi của đội ngũ quan lại các cấp. Năm 1250,
vua Trần Thái Tông đã đặt ra "Ngự sử đài" là cơ quan có nhiệm vụ giám sát các
hoạt động của quan lại, giữ gìn kỷ cương trong triều đình. Dưới triều vua Lê Thánh
12
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Tông, vai trò của Ngự sử đài tiếp tục được phát huy. Triều đình đã lập ra "Lục
khoa" là cơ quan thanh tra ở sáu bộ, có trách nhiệm điều tra, phát hiện những việc
làm sai trái của quan lại ở các bộ. Đối với các địa phương, triều đình cho lập cơ
quan "Giám sát Ngự sử" để thường xuyên đi xem xét, kiểm tra công việc ở cấp đạo
trở xuống.
Sau khi lập ra nhà Nguyễn, năm 1804 vua Gia Long đã đặt các chức Đô ngự
sử và Phó đô ngự sử. Năm 1827, vua Minh Mạng đặt thêm các chức Cấp sự trung
và Giám sát ngự sử. Đến năm 1832, vua Minh Mạng chính thức lập ra Đô sát viện
với chức năng chính là phát hiện hành vi sai trái của quan lại trong triều, kể cả
hoàng thân quốc thích. Đồng thời, Đô sát viện cũng có trách nhiệm giám sát việc
thi cử tuyển chọn hiền tài cho triều đình. Hoạt động của cơ quan đặc biệt này đã
góp phần vào việc duy trì trật tự kỷ cương xã hội trong giai đoạn đầu của vương
triều nhà Nguyễn.
Các triều đại phong kiến trước đây đều có cơ chế khuyến khích, động viên
người tố cáo hành vi tham nhũng gắn với chính sách bảo vệ không để người tố cáo
bị trả thù, trù dập. Nhà Lý quy định những người tố cáo việc biển thủ tiền thuế của
13
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
các viên quan thu thuế sẽ được miễn lao dịch ba năm, người ở kinh thành cáo giác
thì sẽ được trọng thưởng. Đến nhà Lê, "Quốc triều Hình luật" có những quy định
rõ ràng về chế độ thưởng cho người dân tố cáo đúng sự thật các hành vi tham
nhũng của quan lại các cấp. Pháp luật triều Nguyễn cũng thể hiện rất rõ những
quan điểm này. Vua Gia Long quy định: nếu người coi kho và người bảo vệ biết
được hành vi thủ đoạn của người lấy trộm mà tố cáo thì được miễn tội.
Chăm lo, củng cố bộ máy hành chính; quan tâm chế độ lương bổng của quan
lại; phát huy tích cực vai trò của nhân dân trong tham gia phát hiện và tố cáo các
hiện tượng tham nhũng, tiêu cực… chính là những biện pháp có ý nghĩa quan trọng
trong ngăn ngừa tệ tham nhũng của các triều đại phong kiến Việt Nam.
3.2. "Chữa bệnh kiên quyết và dứt điểm":
Không chỉ chủ động phòng ngừa tham nhũng, mà các triều đại phong kiến
Việt Nam còn có những biện pháp xử lý kiên quyết, nghiêm minh, kịp thời các
quan lại có hành vi tham nhũng.
Trong tất cả các trường hợp, hành vi tham nhũng đều được xử lý một cách
nghiêm khắc, bất kể kẻ tham nhũng là quan lại hay hoàng thân quốc thích. Ngay từ
thời nhà Lý đã có những quy định cụ thể về việc trừng trị những hành vi tham ô, ăn
trộm của công. Nhà Lê, trong Bộ luật Hồng Đức đã xác định gần 30 điều khoản
quy định chế tài áp dụng cho các hành vi tham nhũng với những hình luật hết sức
nghiêm khắc tùy theo mức độ mà xử lý, nhẹ thì cách chức, bãi chức; nặng hơn thì
xử lưu (lưu đày đi xa), xử đồ (bắt làm các công việc khổ sai)… hình phạt nặng nhất
có thể là xử chém. Bên cạnh các hình phạt hình sự, tùy từng trường hợp, người có
hành vi tham nhũng còn bị áp dụng thêm một số hình phạt phụ như: phạt tiền, tịch
thu tài sản, biếm tước… Kế thừa những tư tưởng đó, "Luật Gia Long" về sau có 17
quyển quy định riêng về luật hình đối với tội nhận đút lót (hối lộ) và gần 20 điều
14
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
khoản quy định liên quan tới nội dung này. Điều 392 Luật Gia Long quy định:
"Người nào dùng các thủ đoạn biển thủ, lấy trộm tiền lương, vật tư kho cũng như
mạo phá vật liệu đem về nhà nếu tang vật thu được lên đến 40 lượng thì bị chém".
Đồng thời, các triều đại phong kiến đã quy định rõ cách thức xử lý tài sản có
được do tham nhũng. Quy định về xử lý tài sản tham nhũng trong Bộ luật Hồng
Đức dựa trên trên nguyên tắc chung nhất, đó là người có hành vi tham nhũng phải
có trách nhiệm bồi thường gấp đôi số tài sản tham nhũng để sung công hoặc trả lại
cho người dân. Đây cũng là nguyên tắc xử lý tài sản tham nhũng được quy định
trong Luật Gia Long của triều Nguyễn. Ví dụ, Điều 138: Quan ty làm trái pháp luật
mà ăn hối lộ, tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi, nộp vào kho; Điều 560: Lãng phí của
công thì phải bồi thường gấp đôi;… Những hình phạt đối với tội tham nhũng khá
đầy đủ, từ nhẹ đến nặng, phương pháp xử lý luôn hướng tới triệt tiêu tài sản có
được từ tham nhũng. Không những vậy, với nguyên tắc bồi thường gấp đôi số tài
sản tham nhũng được còn có ý nghĩa răn đe quan lại không dám tham nhũng. Nhờ
những biện pháp kiên quyết và phù hợp như trên mà nhiều triều đại phong kiến đã
duy trì tốt sự ổn định chính trị, xã hội.
Như vậy, có thể thấy dù ở những mức độ khác nhau nhưng các triều đại
phong kiến Việt Nam đã có nhiều biện pháp khá toàn diện và hiệu quả trong ngăn
ngừa và xử lý tệ tham nhũng trong đội ngũ quan lại. Hệ thống những biện pháp đó
đã góp phần quan trọng giúp các triều đại phong kiến phòng, chống tham nhũng có
hiệu quả, đặc biệt ở vào những giai đoạn thịnh trị.
II, Chính sách chống tham nhũng của vua Lê Thánh Tông:
Có những bậc minh quân thường cải trang vi hành trong dân để tìm hiểu thế
sự. Nhờ đó mà họ biết được nhiều sự thật về cuộc sống của dân, về đạo đức, tài
năng quan lại dưới quyền. Điều quan trọng nhất là nhân các cuộc vi hành, họ thấy
15
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
được những những điều chưa thích ứng với đời sống xã hội trong đường lối trị
nước, trị dân để có những sửa đổi, bổ sung, cách tân cần thiết nhằm làm cho chính
sách cai trị của họ ngày được hoàn thiện hơn.
Học tập cách vi hành của các bậc vĩ nhân xưa, âu cũng là cách làm cần thiết
để phục vụ sự nghiệp xây dựng nhả nước thật sự là nhà nước của dân, do dân và vì
dân từ gốc đến ngọn.
Từ câu chuyện của vua Lê Thánh Tông...
Thuở ấy tại kinh thành Thăng Long có tên trộm rất nổi tiếng. Hắn có tài xuất
qủy nhập thần. Hắn định trộm của ai thì nhà đó dù đã phòng bị, vẫn không thoát.
Là tên trộm lành nghề nhưng hắn được đông đảo nhân dân yêu mến. Bởi hắn
chuyên môn trộm của nhà giàu đem cho người nghèo. Nhân dân còn phong tuớc
hiệu cho hắn là Quận Gió! Hắn đi về, tới lui nhanh như gió. Thoắt ẩn, thoắt hiện. Ở
những nơi không ai ngờ, hắn ngang nhiên xuất hiện. Ở những chốn canh phòng cẩn
mật, không ai có thể lọt qua, hắn vẫn luồn qua được.
16
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Tiếng đồn về Quận Gió lọt đến tai vua Lê Thánh Tông (1460-1497). Nhà
vua quyết định cải trang vi hành để tìm hiểu sự thật.
Đã cận giờ giao thừa. Có một người đàn ông trạc 20 tuổi, tìm đến nơi Quận
Gió đang trú ngụ. Người đàn ông tự xưng là môn sinh trường Giám. Năm hết, tết
đến, muốn về quê Thanh Hóa cúng giỗ ông bà. Nhưng nhà nghèo không có tiền
nên đến phiền Quận Gió giúp cho một ít làm lộ phí. Nghe xưng danh là Giám sinh,
Quận Gió hồ hởi nói: - Giúp ai tôi cũng sẵn lòng. Giúp học trò nghèo thì tôi càng
không tiếc sức. Nhưng tôi không có sẳn tiền. Tôi là một đạo chích. Vậy anh muốn
tôi lấy của ai?
- Trộm của phú ông ở cửa Tây - người đàn ông nói.
- Không được! Phú ông ở cửa Tây giàu có là nhờ cày sâu, cuốc bẫm, lao
động vất vả quanh năm suốt tháng trên các cánh đồng các làng Nghi Tàm, Võng
Thị. Không nên lấy của ông ấy, Quận Gió đáp.
- Trộm của chủ cửa hiệu vàng bạc ở phố cửa Đông được không? - Người đàn
ông ướm lời.
- Không được! Ông chủ cửa hiệu chế tác và bán đồ dùng vàng bạc phố cửa
Đông là người ngay thẳng. Ông ta tích cóp được chút của ăn, của để là nhờ lăn lộn,
khó nhọc trên thương trường. Không nên lấy của ông ấy. Thôi để tôi đến nhà lão
quan coi kho bạc nhà vua ở phố cửa Bắc chôm cho ông vài nén bạc. Lão ấy có lắm
vàng ròng, bạc nén trong nhà. Đó là những thứ không phải của hắn.
Vừa dứt lời, Quận Gió băng mình vào bầu trời đen mịt mùng như mực của
đêm cuối năm. Chưa giập bã trầu đã thấy Quận Gió trở về với hai nén bạc trong
tay. Quận Gió nói: “Với hai nén bạc này, anh có đủ tiền làm lộ phí và còn để dùng
vào việc sôi kinh, nấu sử. Mong rằng sau này anh đỗ đại khoa làm rạng danh công
ơn sinh thành, dòng họ, tổ tiên”. Cầm hai nén bạc lên soi dưới ánh đèn dầu thấy đề
17
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
bốn chữ: “Quốc khố chi bảo”. Không nghi ngờ gì nữa, đây là bạc trong kho của
nhà nước.
Sáng mồng một Tết, nhà vua thiết đại triều. Khi tất cả các quan tề tựu đông
đủ, vua đem câu chuyện vi hành đêm 30 Tết kể lại cho mọi người nghe. Hai nén
bạc được chuyền tay cho tất cả các quan xem tận mắt. Viên quan coi kho cứng
họng trước những chứng cứ không thể chối cãi. Hắn bị lột bỏ hết mọi tước vị. Gia
sản bị tịch thu. Hắn bị lưu đày đi châu xa.
Vua Lê Thánh Tông chống tham nhũng như thế nào?
Câu chuyện vi hành đêm 30 Tết của nhà vua Lê Thánh Tông nhanh chóng
truyền đi khắp vương quốc. Dân chúng khấp khởi mừng thầm. Vận nước rối bời
dưới thời vua cha Lê Thái Tông và vua anh Lê Nhân Tông. Nay vua sáng đã xuất
hiện. Bọn quan lại sâu mọt thì cả sợ.
Riêng đối với vua Lê Thánh Tông, chuyến vi hành gặp Quận Gió càng làm
cho ông thêm lo lắng nhiều điều. Ông tại ngôi mới được hai năm. Trước mắt ông là
trăm công nghìn việc quốc gia đại sự phức tạp, khó khăn nhiều bề. Tất cả đều đòi
hỏi phải có cách xử lý nhanh chóng và có hiệu quả. Riêng đối với tệ tham nhũng là
điều làm ông có nhiều trăn trở nhất. Dưới triều vua cha, vua anh, thế nước nghiêng
lệch.
Theo ông, nguyên nhân chính là do nạn tham nhũng. Vào tháng 3 năm1463,
nghĩa là chỉ 3 năm sau khi lên ngôi, trong một buổi chầu ông nói với các quan
rằng: “Người quân tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn
đến họa loạn. Ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu
nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy !”.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng - căn bệnh kinh niên của quan lại, là
cuộc đấu tranh rất khó nhọc. Đó là những kẻ tội đồ trăm đầu, nghìn tay. Chém đầu
18
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
này, đầu khác lại mọc ra. Chặt tay này thì tay khác lại lòi ra. Trong các buổi thiết
triều, ông thường răn dạy các quan lại phải luôn giữ liêm chính.
Có lần vua nói với Thượng thư bộ Hộ Nguyễn Cư Đạo rằng: “Ta khi còn ít
tuổi làm bạn với nhà ngươi. Khi ta lên ngôi báu, ngươi làm quan kinh diên. Về mặt
thần hạ, ngươi với ta là bạn tri kỷ, là bạn học thức. Về mặt vua tôi, ngươi với ta là
duyên cá nước, là hội gió mây. Ngươi hãy hết lòng, gắng sức, gắng gỏi lo báo đền
nợ nước, chí công vô tư để cho dứt hẳn tệ hối lộ”.
Qua trải nghiệm, vua Lê Thánh Tông cho rằng chỉ giáo dục đạo đức thôi là
không đủ. Từ sau buổi vi hành gặp Quận Gió, nhà vua ngày đêm suy nghĩ tìm cách
diệt trừ quốc nạn tham nhũng. Trải qua một số năm tiếp theo, ở ông đã hình thành
các chủ trương, chính sách, biện pháp phòng chống tham nhũng mang tính hệ
thống. Các chủ trương, chính sách, biện pháp phòng chống tham nhũng của nhà
vua đã được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký toàn thư và cô động nhất, bao quát nhất
là ở trong Bộ Luật Hồng Đức.
Trong Bộ Luật Hồng Đức có những điều khá cụ thể về phòng ngừa tham
nhũng như: “ Những vị đại thần và bách quan trong kinh thành, nhà cửa vườn
tược chỉ được ba mẫu trở lại… Nếu người nào lạm chiếm quá phần đất đã định thì
bị tội xuy, đánh 50 roi, biếm một tư; người có vườn ao rồi mà lại chiếm đất nơi
khác, thì tội thêm một bậc. Nếu người nào có công được vua cấp thêm đất thì
không kể”(điều 226) hoặc: “Cấm quan, lại lấy vợ người địa phương nơi mình trị
nhậm; Cấm quan, lại mua ruộng vườn đất nhà nơi mình trị nhậm; Cấm quan, lại
kết làm thông gia với người địa phương nơi mình trị nhậm; Cấm đưa quan, lại về
trị nhậm tại quê hương bản quán” (điều 316).
Trong Bộ Luật Hồng Đức có khá nhiều điều quy định trừng trị nghiêm khắc
quan, lại tham nhũng như: “Quan Ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến
19
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
9 quan thì xử tội biếm hay bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20
quan trở lên thì xử tội chém… (điều 138). Những tội như: “Quan, lại ỷ thế chiếm
đoạt đất đai của lương dân” (điều 370); “Quan, lại lạm dụng chức quyền để chiếm
đoạt ruộng đất công, nuôi nô tỳ quá hạn định” (điều 372); “Quan, lại vay mượn
của dân hay cho dân vay để lấy lãi cao” (điều 638); “Quan phiên trấn sách nhiẽu
dân” (điều 163); “Tôi tớ nhà Công Hầu ỷ thế chiếm ruộng đất, cưỡng bức con
gái”(điều 336); “Quan, lại tự tiện xuống làng xã sách nhiễu nhân dân” (điều 632)
… đều bị nghiêm trị. Như tại điều 639 có quy định: “Các quan Ty tự tiện lấy của
cải, đồ vật của nhân dân dùng vào việc riêng thì xử như tội ăn hối lộ và bồi thường
gấp đôi trả cho nhân dân”...
Rất nhiều quan chức được cất nhắc nhờ nịnh bợ và quà cáp hối lộ, những kẻ
nịnh thần thăng quan nhờ quà cáp hối lộ chắc chắn là vì mình chứ chẳng vì dân,
đó là nguyên nhân chính khiến lòng dân oán thán.
Vào tháng 3 năm 1463, trong một buổi thiết triều, nhà Vua nói: “Người quân
tử là cội gốc để tiến lên trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm bậc dẫn đến họa loạn. Ta và
các ngươi đã thề với trời đất dùng người quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm
chăm không lơi. Các ngươi chớ có quên đấy !”
Sau vài năm chống tham nhũng, nhà Vua thấy rằng cần phải có một bộ luật
để rõ ràng để chống tham nhũng. Bộ Luật Hồng Đức được ra đời, định rõ tội danh
và hình phạt với các quan lại tham nhũng, từ đó, nạn tham nhũng dần dần bị đẩy
lùi.
Vua Lê Thánh Tông cũng ra các sắc chỉ nhấn mạnh chống tham nhũng:
– Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa
chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền.
20
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
– Năm 1478, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt,
người nào tham ô lười biếng thì tâu lệnh để định việc giáng chức.
– Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng
Nam.
– Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng
tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh
Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch. Những tội làm tổn hại
đến nền móng nhà nước phong kiến.
Chủ trương chống tham nhũng và chỉ trọng hiền thần được nhà vua ban
được thực hiện từ trên xuống dưới khiến các quan lại vốn chỉ lo tiến thân bằng nịnh
bợ và hối lộ cũng dần không còn đất dụng võ nữa. Và nạn tham nhũng được dẹp
bỏ.
21
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Thời kỳ vua Lê Thánh Tông trị vì cũng đánh dấu một thời kỳ toàn thịnh
trong lịch sử Việt Nam. Chính quyền nhà Lê, đứng đầu là Lê Thánh Tông đã cố
gắng cứu vãn sự suy yếu của hàng ngũ quan lại bằng chủ trương chống tham ô,
tham nhũng. Sự thành công của chính sách này đã góp phần đưa triều đại Lê Thánh
Tông trở thành giai đoạn thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam “khiến cho nước
Nam ta bấy giờ văn minh thêm ra và lừng lẫy một phương, kể từ xưa đến nay chưa
bao giờ cường thịnh đến vậy”.
Mặc dù còn bị hạn chế bởi tư tưởng phong kiến trong quản lý và điều hành
xã hội song nhìn chung các triều đại phong kiến Việt Nam trước đây đều đã chủ
động phòng, chống tệ nạn tham nhũng, trong đó các biện pháp phòng ngừa luôn
luôn được coi trọng. Cụ thể các biện pháp của vua Lê Thánh Tông như sau:
1. Thực hiện chế độ lương bổng và đãi ngộ hợp lý:
Đặt quan để làm việc “tất phải có lương bổng để nuôi, rồi sau mới bắt phải
thanh liêm được”. Bởi vì “người làm quan có đầy đủ thì mới bắt đầu làm điều
thiện”. Mặt khác, triều đình “có gia ơn cho người làm quan thì người làm quan
mới gia ơn cho dân”. Do đó, để cho người làm quan giữ được đức thanh liêm thì
lương bổng phải hậu và phải bảo đảm nuôi sống được họ. Ý thức được điều này,
năm 1473, Lê Thánh Tông định chế độ bổng lộc cho quan lại trong kinh, ngoài
trấn. Theo đó, việc phân cấp bổng lộc được thực hiện dựa theo nguyên tắc: “Những
nơi ít việc và nơi rất ít việc, những chức thong thả và những chức rất thong thả
tiền bổng có khác nhau”. Đối với các quan cùng phẩm hàm nhưng giữ các trọng
trách ở địa phương số tiền lương cũng không có sự khác biệt so với các quan trong
triều nhằm khuyến khích các quan làm việc ở lộ, phủ và để quan lại không vì lương
bổng quá thấp so với quan trong kinh mà sinh ra vơ vét của dân, sinh ra nhũng lạm.
22
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Ngoài lương bổng, để tăng nguồn thu cho quan lại, Lê Thánh Tông còn ban
cấp cho quan lại nhiều loại lộc như: Lộc điền, huệ lộc, dân lộc... và việc ban cấp
này rất hậu. Trong đó chủ yếu là lộc điền và coi đây là nguồn thu nhập chính. So
với các triều đại bổng lộc thời Lê Thánh Tông ít hơn nhưng lại “không để cho viên
quan nào có việc mà ăn không”. Quan trọng hơn cả, việc phân cấp bổng lộc đã
“cân nhắc được người khó nhọc, người tài năng mà quyết định được bổng lộc cho
đích đáng. Phép tắc, thể lệ thật là đầy đủ”. Do đó đã khuyến khích người làm quan
công tâm hết lòng vì công việc. Qua đó phần nào giảm bớt tệ tham ô, tham nhũng.
2. Xây dựng chế độ thanh tra, giám sát chặt chẽ:
Tuyển lựa được nhân tài có đủ phẩm chất và năng lực đã khó, nhưng để phát
huy được tài năng và đức độ của họ quả là điều không dễ. Vì mục đích đó, Lê
Thánh Tông đã xây dựng chế độ thanh tra, giám sát và khảo khóa đối với đội ngũ
quan lại như là một biện pháp hữu hiệu nhằm “khuyến khích và buộc quan lại
đương chức tiếp tục trau dồi năng lực, đạo đức và loại bỏ kịp thời những người
thái hóa, biến chất” thông qua đó làm trong sạch đội ngũ quan lại.
Năm 1471, Lê Thánh Tông bên cạnh đặt Lục bộ, Lục tự còn đặt thêm Lục
khoa, là cơ quan thanh tra, giám sát của 6 bộ, có trách nhiệm xem xét hành vi sai
trái của quan lại. Ngay cả bộ Lại cơ quan quyền hành cao nhất của triều đình trong
việc tuyển bổ, thăng giáng không đúng, Lại khoa có quyền tố cáo, giới thiệu người
khác. Việc thanh tra, giám sát của Lại khoa được thực hiện theo nguyên tắc: “Bộ
Lại thăng bổ không đúng tài thì Lại khoa có quyền bác bỏ”. Mục đích của việc
tăng cường giám sát đối với đối đội ngũ quan lại “để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc
nhau, khinh trọng cùng ràng buộc nhau, khinh trọng cùng kiềm chế nhau, uy
quyền không giả mà lẽ nước khó lay suy”. Thực hiện nguyên tắc thanh tra, giám sát
quan lại trước khi được bổ dụng chính thức, quan lại đều phải trải qua thời gian thử
việc, sau một thời gian nếu đạt thì được bổ dụng chính thức, ngược lại có thể hủy
23
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
bỏ kết quả tuyển dụng: “Phàm quan trong kinh sư và ngoài thừa tuyên, lúc bắt đầu
bổ dụng hãy cho thí nghiệm về công việc làm, người nào trong 3 năm làm đầy đủ
chức vụ không lỗi lầm mới được thực thụ; nếu người nào không làm đủ chức vụ sẽ
bị truất bãi”. Bên cạnh đó, nhà nước Lê Thánh Tông hàng năm còn cử người trong
Lục bộ, Lục tự, Lục khoa đi về các đạo dò xét phẩm cách quan lại các địa phương:
“Nhà vua hạ lệnh cho các quan trong Lục bộ, Lục tự, Lục khoa chọn những nha lại
biết chữ và có hạnh kiểm, mỗi bộ, mỗi tự, mỗi khoa đều chọn lấy hai người để
phân phái đi xét hỏi cặn kẽ về sự đau khổ ở dân gian và chính sự địa phương tốt
hay xấu”. Khi phát hiện trường hợp quan lại tham ô, tham nhũng, triều đình sẽ cử
quan lại có đủ năng lực và phẩm hạnh về địa phương điều tra, nếu quả là người có
lỗi thì chiếu theo luật mà định tội.
Đối với quan lại ở địa phương, chính quyền Lê Thánh Tông đặt cơ quan
giám sát ở 13 đạo có chức năng đàn hặc, kiểm tra, thanh tra quan lại: “Về chức
trách hiến sát sứ và hiến phó sứ ở 13 đạo, thì chuyên giữ các việc trình bày lời nói
phải trái, dò hỏi điều tra và đàn hặc những việc làm trái phép, thẩm cứu xét hỏi
việc ngục tung của quan lại, đi tuần hành”. Hàng năm hoặc bất thường ty Thừa,
Hiến tiến hành kiểm tra, dò xét kỹ tư cách quan lại sau đó tâu lên: “Thừa, Hiến các
xứ phải xét kỹ các quan trong bộ thuộc của mình, hạng liêm khiết, hạng tham ô,
hạng siêng năng, hạng lười biếng... hàng năm có kén chọn để tiến công hay không
tiến công, tiến công nhiều hay ít, đều phải kể tên những quan lại ấy tâu bày lên
cho vua biết, để định sự truất bãi hoặc cất nhắc”. Để bảo đảm tính công bằng,
khách quan cũng như tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào phòng chống tham
ô, tham nhũng, khi thanh tra quan lại địa phương phải dựa vào dư luận của nhân
dân, coi đó là một tiêu chí để đánh giá mức độ liêm khiết của quan lại: “Các quan
vệ sở, phủ, châu, huyện bên ngoài nếu có người đẽo khoét quân lính, mọi hại nhân
dân, chỉ chăm làm lợi cho mình, không lo nghĩ đến phép nước... thì hai ty Thừa,
24
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1
“CHÍNH SÁCH CỦA VUA LÊ THÁNH TÔNG
TRONG PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG”
Hiến đều phải công bằng xét xử tham khảo dư luận của mọi người, người nào
trước kia có nhũng lạm tuy không có chứng thực, nhưng mọi người đều biết, cùng
là người nào liêm khiết, không mắc thói tham ô, kê ra từng loại tâu lên cả, trao
cho Giám sát ngự sử ở đạo đó thẩm tra lại, làm bản tâu lên, sẽ khu xử để tỏ rõ sự
khuyến khích và trừng phạt”. Căn cứ trên việc thanh tra, giám sát đối với đội ngũ
quan lại của hai ty Thừa, Hiến cũng như dư luận của nhân dân mà định bãi, biếm
hay thăng chức cho quan lại. Chính vì thế mà quan lại luôn ra sức cố gắng, hết lòng
vì nước, vì dân.
Các biện pháp thanh tra, giám sát đối với đội ngũ quan lại dưới thời Lê
Thánh Tông ít nhiều tỏ ra công hiệu. Tuy nhiên để hạn chế triệt để tham ô, tham
nhũng thì cần phải có biện pháp nghiêm minh hơn.
3. Nghiêm trị tội tham nhũng:
Dưới triều Thái Tông, Nhân Tông và buổi đầu của triều đại Lê Thánh Tông,
tệ quan lại tham ô, tham nhũng khá phổ biến: “Trên từ tể tướng, dưới thì trăm
quan, thi nhau tranh giành tư lợi, ăn của đút và đưa đón một cách công khai”.
Trước thực trạng đó cần phải có biện pháp ngăn ngừa, trừng trị tội tham ô, tham
nhũng, giữ gìn kỷ cương, phép nước. Thời Lê Thánh Tông, việc trừng trị tội tham
ô, tham nhũng được thể chế hóa thành luật và thi hành trong thực tiễn những nội
dung đó như là biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham ô, tham nhũng.
Không chỉ bằng hành động cụ thể đối với hành vi tham nhũng, vua Lê Thánh
Tông còn đặt ra Bộ luật Hồng Đức là bộ luật chống tham nhũng mạnh mẽ nhất,
tích cực nhất ở nước ta thời phong kiến. Bộ luật Hồng Đức được ban hành bao
gồm 722 điều trong đó có gần 40 điều bao hàm nội dung chống tham ô, tham
nhũng, trừng trị hành vi đục khoét, lợi dụng chức vụ và quyền lực để sách nhiễu
dân lành... Đối với hành vi ăn hối lộ, một số điều luật quy định: “Quan ty làm trái
25
Bài thảo luận môn Luật Phòng chống tham nhũng
Lớp B3DS1