Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tiểu luận pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.33 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


Tiểu luận cuối khóa:
CHẾ ĐỊNH KẾT HÔN
TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Môn học: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
NHÓM 12 - THỨ 7, TIẾT 1-2
HỌC KỲ 1, NĂM HỌC 2016-2017
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA
Thành viên nhóm thực hiện:
1. LÊ MINH KHA
16126027
2. PHẠM MINH THỜI
16126082
3. NGUYỄN ĐỨC THANH
16126067
4. NGUYỄN ĐỨC TRÍ
16126094
5. PHẠM THANH MẪU
16126039

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 15/12/2016


Mục lục
Lời nói đầu ............................................................................................................. 1
Chương 1: Những qui định của nhà nước về hôn nhân trong luật hôn
nhân và gia đình - Lý luận và thực tiễn. ................................................................ 2


1.1 Khái niệm kết hôn: ........................................................................................... 2
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình .............................. 3
1.3 Điều kiện đăng kí kết hôn .................................................................................. 3
1.4 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật. ............................................................. 4
1.5 Đăng kí kết hôn .................................................................................................. 4
1.5.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn ....................................................................... 4
1.5.2 Giải quyết việc đăng ký kết hôn ................................................................... 5
1.5.3 Tổ chức đăng ký kết hôn. ............................................................................. 5
1.6 Hủy kết hôn ........................................................................................................ 6
1.6.1 Người có quyền hủy kết hôn ........................................................................ 6
1.6.2 Hủy kết hôn trái pháp luật ........................................................................... 6
1.6.3 Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật ............................................... 6
1.7 Bảo vệ luật Hôn nhân và gia đình ...................................................................... 6
1.7.1 Các hành vi nghiêm cấm trong luật Hôn nhân và gia đình .......................... 6

Chương 2 Thực trạng hôn nhân và gia đình tại Việt Nam .................................. 8
2.1 Thực trạng hôn nhân và gia đình tại Việt Nam ................................................. 8
2.1.1 Tảo hôn, vấn nạn hiện nay ........................................................................... 8
2.1.2 Hôn nhân cận huyết thống- Một tập tục xa xưa: ....................................... 10
2.2 Các tình huống cụ thể, phân tích. .................................................................... 12

KẾT LUẬN ............................................................................................................. 16


LỜI NÓI ĐẦU
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người.
“Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó quy luật tự nhiên của con người và của tạo
hóa. Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng đối với mỗi con người. Ngày nay
với sự du nhập văn hóa nước ngoài, thế hệ trẻ dường như dễ dãi hơn trong tình yêu
và hôn nhân. Qua đó việc tìm hiểu về “luật hôn nhân và gia đình” là việc bổ ích cho

mỗi chúng ta để tránh những quan niệm sai lầm mà còn tạo ra một cơ sở và một
kiến thức vững chắc trước khi bước vào cuộc sống.
Đề tài gồm 2 phần:
- Chương 1: Những qui định của nhà nước về hôn nhân trong luật hôn nhân
và gia đình - Lý luận và thực tiễn.
- Chương 2: Thực trạng hôn nhân và gia đình hiện nay tại Việt Nam.
Trong quá trình làm bài, không tránh khỏi nhiều thiếu sót do hạn chế về mặt
kiến thức và thực tế của nhóm chưa được phong phú. Rất mong sự đóng góp ý kiến
và nhận xét của quý thầy cô để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn.

1


Chương 1: Những qui định của nhà nước về hôn nhân trong luật
hôn nhân và gia đình - Lý luận và thực tiễn.
1.1 Khái niệm kết hôn:
Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn cảnh của một người đàn ông và
một người đàn bà, sự sống chung hoàn cảnh này tùy gồm những thành phần vật
chất: ở chúng dưới một mái nhà, ăn chung một mâm, hưởng chung những sung
sướng vật chất, cùng có đủ mọi nhu cầu trong cuộc sống,... Nhờ có những yêu
thương gắn bó nên những tiền của chồng hay những thắng lợi của chồng đều được
coi như là của vợ và ngược lại người chồng cũng luôn hiểu rằng “của chồng công
vợ”. Không có sự ghen tuông nào có thể chia rẽ họ. Do một sự ngẫu nhiên trong
hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp nhau và khi cảm thấy hợp nhau thì họ dẫn đến cái tất
nhiên là lấy nhau và cùng chúng sống với nhau.
Vậy hôn nhân có ý nghĩa gì và sự nhận thức của giới trẻ hiện nay về vấn đề
hôn nhân ra sao? Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ với các bạn trẻ về
vấn đề này thì đều nhận được hai kiểu câu trả lời: một là không biết, hai là hôn

nhân tức là cưới xin, thì trong cưới xin có các lễ như ăn hỏi vu quy, kết hôn rồi vợ
chồng chung sống, sinh con đẻ cái.... Đó là sự hiểu biết của các bạn trẻ về hôn nhân
và ý nghĩa của hôn nhân bởi lẽ các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo trong lớp ít giải
thích cho con cái hay học trò biết thế nào là hôn nhân, ý nghĩa của hôn nhân và
mục đích của hôn nhân. Và điều đó dẫn đến sự ngộ nhận trong giới trẻ hiện nay gây
ra nhiều trường hợp vô cùng đau lòng. Thường thì đến tuổi các biến đổi tâm sinh lý
trong mỗi người đều bị thay đổi. Họ mơ ước đến sống chung với một người khác
phái, có những kích thích ham muốn về tình dục, vật chất và những phút yếu lòng,
họ tự hủy hoại tương lai của mình bằng những điều lầm tưởng hộ nghĩ sinh ra là
của nhau.
2


1.2 Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định như sau:
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo
tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không
có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và
được pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ
tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ
thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về
hôn nhân và gia đình.

1.3 Điều kiện đăng kí kết hôn
- Nam, nữ kết kết hôn phải tuân thủ các điều kiện sau đây:

+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
+ Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện không bên nào ép buộc bên nào, không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở.
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trương hợp cấm kết hôn.
- Lưu ý: Nhà nước ta không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.

3


1.4 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật
- Kết hôn với người đang có vợ hoặc đang có chồng.
- Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự.
- Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực về hệ (là giữa ông bà với cháu nội
hoặc ngoại; cha, mẹ đẻ với con đẻ); giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
(là giữa Bác, chú, cô, cậu, dì với cháu ruột; giữa anh, chị em con chú con bác, con
cô với nhau; con cậu, con dì con dà với nhau).
- Kết hôn giữa những người có quan hệ cha, mẹ nuôi với con nuôi hoặc đã từng có
quan hệ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với nàng dâu, mẹ vợ với con rể,
bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
1.5 Đăng kí kết hôn
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (gọi là
cơ quan đăng kí kết hôn) thực hiện theo nghi thức quy định tại Luật hôn nhân và
gia đình. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định đều không có giá trị pháp lý.
Nam, nữ không đăng kí kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không
được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với
nhau cũng phải đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu ,vùng xa do
Chính phủ quyết định.
1.5.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn
- Công dân Việt Nam kết hôn với nhau, đăng ký ở Việt Nam thì được đăng ký ở
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên.

- Công dânViệt Nam kết hôn với nhau hoặc công dân Việt Nam kết hôn với người
nước ngoài, đăng ký ở nước ngoài thì được đăng ký ở Cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài.

4


- Công dân người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, thì được đăng ký ở Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) nơi cư trú của công
dân Việt Nam.
1.5.2 Giải quyết việc đăng ký kết hôn
Khi đăng kí kết hôn, các bên chỉ cần làm Tờ khai đăng kí kết hôn và xuất trình
Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế. Trong Tờ khai đăng kí kết
hôn, các bên ghi bổ sung ngày, tháng, năm xác lập mối quan hệ vợ chồng hoặc
chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế. Trong trường hợp vợ chồng không
cùng xác định được ngày, tháng xác lập quan hệ vợ chồng hoặc chung sống với
nhau như vợ chồng trên thực tế, thì cách tính ngày, tháng như sau: nếu xác định
được tháng mà không xác định được ngày 01 của tháng tiếp theo; nếu xác định
được năm nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 01 tháng 01 của
năm tiếp theo.
Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan
đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; nếu xét thấy hai bên nam nữ có
đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn. Trong
trường hợp một bên hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan đăng
ký kết hôn từ chối đăng ký và giải thích rõ lý do bằng văn bản; nếu người bị từ chối
không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
1.5.3 Tổ chức đăng ký kết hôn
Khi tổ chức đăng kí kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ
quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai
bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy chứng nhận kết

hôn cho hai bên.

5


1.6 Hủy kết hôn
1.6.1 Người có quyền hủy kết hôn
Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo qui định của pháp luật về tố tụng dân sự
có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy
việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại Luật hôn nhân và
gia đình. Việc kiểm sát theo qui định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu
cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
1.6.2 Hủy kết hôn trái pháp luật
Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Tòa án xem xét và quyết định hủy
kết hôn trái pháp luật và gửi ản sao quyết định cho cơ quan đã thực hiện vệc đăng
kí kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng kí kết hôn xóa đăng kí
kết hôn trong sổ đăng kí kết hôn.
1.6.3 Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật
Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ
như vợ chồng. Quyền lợi của con được giải thích như trường hợp của cha mẹ ly
hôn. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc
quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên;
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết, có tính đến công sức
đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

1.7 Bảo vệ luật Hôn nhân và gia đình
1.7.1 Các hành vi nghiêm cấm trong luật Hôn nhân và gia đình
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với

6


người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ
vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
- Yêu sách của cải trong kết hôn;
- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
- Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại,
mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
- Bạo lực gia đình;
- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc
lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

7


Chương 2 Thực trạng hôn nhân và gia dình tại Việt Nam
2.1 Thực trạng hôn nhân và gia đình tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam, vẫn còn tồn tài nhiều hủ tục hôn nhân vô cùng lạc hậu,
tồn tại chủ yếu ở những vùng miền núi nơi mà trình độ dân trí còn thấp, điều kiện
kinh tế, an sinh xã hội còn nhiều hạn chế. Những hủ tục này đã làm kiềm hãm sự
phát triển về nhiều mặt của xã hội như: kinh tế, trình độ dân trí, dân số, sức khỏe
con người,…
Để giảm thiểu tình trạng những hủ tục hôn nhân lạc hậu, Đảng và Nhà nước
cần phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu

rõ những hệ lụy nặng nề mà nó mang lại. Mặt khác Nhà nước cũng cần tích cực
quan tâm đến an sinh xã hội cũng như là giáo dục, bởi vì suy cho cùng thì cũng do
tình trạng trình độ dân trí thấp, hiểu biết của đồng bào còn chưa cao và điều kiện
sống còn vô cùng khó khăn thì những vấn đề về hôn nhân và những hủ tục còn khó
mà thay đổi được.
2.1.1 Tảo hôn, vấn nạn hiện nay
Xét ở góc độ xã hội, tảo hôn là việc hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định của pháp luật nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng và không đăng
ký kết hôn. Xét ở góc độ pháp lý, tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên
hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (K4, Đ8,
LHN&GĐ). Tảo hôn là một trường hợp của kết hôn trái pháp luật mà theo khoản 3
điều 8 luật hôn nhân và gia đình: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ
chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
luật.

8


Trên thực tế nạn tảo hôn vẫn xảy ra trong các tỉnh thành trên cả nước, theo số
liệu điều tra của Vụ gia đình (UBDS-GĐ&TE) cho thấy 15 tỉnh, thành phố cả nước
có trên 1% trẻ em ở độ tuổi từ 14-16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao
như Hà Giang:5,72%, Cao Bằng:5,1%, Lào Cai:2,7%, Sơn La:2,6%, Quảng
Trị:2,4%, Bạc Liêu:2,1%. Những địa phận trên 22% tỷ lệ kết hôn nhưng không
đăng ký kết hôn, vi phạm Luật Hôn Nhân và Gia Đình, phần lớn các cặp vợ chồng
kết hôn trước tuổi quy định. Theo kết quả điều tra có 30,7% đối tượng kết hôn ở độ
tuổi kết hôn dưới 19, 0,2% đối tượng kết hôn khi mới 9 tuổi, 0,3% đối tượng kết
hôn khi mới 14 tuổi, 1% đối tượng kết hôn khi 15 tuổi, 3,3% đối tượng két hôn khi
16 tuổi, 5,8% đối tượng kết hôn khi 17 tuổi, 15,6% đối tượng kết hôn khi 18 tuổi.
Ở các tỉnh miền núi phía Bắc nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ
tảo hôn khá cao so với cả nước. Điển hỉnh ở huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái có

tốc độ tăng dân số hằng năm trên 2% đây cũng là huyện có số vụ tảo hôn cao nhất
tỉnh Yên Bái. Hiện 13/4 xã và thị trấn của huyện Mù Căng Chải đều có những đôi
lứa tuổi học trò yêu nhau. Mỗi xã ít nhất là 3 trường hợp, xã nhiều nhất là 52
trường hợp.
Ở Sơn La tảo hôn đã trở thành một tục lệ cũ khó thay đổi. Do ở đây vẫn còn tồn
tại tục cướp vợ, 12 tuổi nhiều trẻ em đã được gia đình cưới vợ. Chính nạn tảo hôn
đã làm kìm hãm sự phát triển kinh tế ở những vùng rừng núi vốn heo hút này. Qua
khảo sát tỉnh Sơn La có 47,665 trường hợp các cặp vợ chồng sống với nhau mà
chưa đăng ký kết hôn, 101,036 trường hợp trẻ em ra đời nhưng chưa được khai
sinh.
Ở Kontum có trên 53% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, do đó nạn tảo hôn
cũng xuất hiện nhiều tại vùng đất này. Ví dụ: Một cô gái sinh năm 1991 tại xã Rời
Kơi (huyện Sa Thày Kontum) đã lấy chồng được mấy tháng. Còn chị của Ya là Y
Hăng sinh năm 1982 nhưng đã có con tám tuổi (tức lấy chồng lúc 16 tuổi). Chị
9


Yphung chủ tịch xã Rời Kơi cho hay (tính cả vợ chồng con cái nữa thì nhà Y hăng
có tới 10 miệng ăn trong khi nhà chỉ có 3 sào đất rẫy trồng mì nên cứ thiếu đói
quanh năm.
Không riêng gì các tỉnh miền núi, các tỉnh thành trong cả nước tình trạng tảo
hôn vẫn tiếp diễn. Tại các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ
Chi, huyện Cần Giờ tình trạng tảo hôn xảy ra thường xuyên và trở thành một tình
trạng nhức nhối. Các cặp vợ chồng trẻ đều ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới", do
đó khi lấy nhau về họ đều rơi vào tình cảnh túng quẩn, thiếu thốn và trở thành một
gánh nặng cho xã hội

2.1.2 Hôn nhân cận huyết thống- Một tập tục xa xưa:
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc hay nói cách khác là
hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ (có thể là hôn nhân anh chị

em họ chéo hoặc hôn nhân giữa anh chị em họ song song).
Hôn nhân cận huyết thống đã từng tồn tại trong mạch ngầm đời sống xã hội loài
người từ thuở sơ khai; thậm chí chế độ mẫu hệ và gần đây là chế độ phong kiến còn
mặc nhiên thừa nhận hôn nhân cận huyết thống là một sinh hoạt bình thường trong
đời sống xã hội. Với các Hoàng gia, hôn nhận cận huyết thống là giải pháp để giữ
gìn sự trong sạch của dòng máu hoàng tộc và duy trì vương quyền. Với dân thường,
hôn nhân cận huyết thống được coi là giải pháp để bảo toàn tài sản, không phải
mang của cải sang dòng họ khác; đồng thời duy trì sợi dây nối tình cảm bởi quan
niệm con của anh chị em lấy nhau sẽ gần gũi và cùng nhận được sự yêu thương,
đùm bọc của gia đình hai bên, vợ chồng không bỏ nhau, nuôi dưỡng, chăm sóc ông
bà, cha mẹ tốt hơn…
Điều 10, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Công dân các dân tộc
được hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện nhưng cấm kết hôn giữa những người có
10


cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”.
Luật quy định là vậy song ở nước ta, hôn nhân cận huyết thống đang là một
thực trạng đáng lo ngại với nhiều dân tộc thiểu số. Thống kê của Trung tâm nghiên
cứu và phát triển dân số (thuộc Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế)
đã chỉ ra: Các dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo,
Mông xanh, Rơ Măm, Brâu… có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống lên đến 10%, tức
là cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Điều
tra của Ban Dân tộc tỉnh Lai Châu công bố từ năm 2004-2011, tỉnh có trên 200
người kết hôn cận huyết thống, tập trung trong một số dân tộc rất ít người như:
Mảng, La Hủ, Cống. Ở các dân tộc này, tỷ lệ kết hôn giữa những người có quan hệ
họ hàng thân thích lên tới 20%.
Bác sĩ Dương Minh Hiền - Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa
gia đình tỉnh Cao Bằng cho biết: Tại địa phương này, tình trạng hôn nhân cận huyết
thống xảy ra nhiều nhất với dân tộc Dao (64%), Mông (61%), ít nhất là dân tộc Tày

thì cũng tới 23%. 3 huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông có tỷ lệ hôn
nhân cận huyết thống cao nhất, chiếm 45%.
Cũng theo khảo cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số, ước tính
trung bình mỗi năm ở nước ta có thêm ít nhất hơn 100 cặp vợ chồng kết hôn cận
huyết thống. Có vùng đồng bào dân tộc vẫn áp dụng triệt để hôn nhân cận huyết
thống bằng cách chỉ cho phép những người trong cùng họ hàng huyết thống lấy
nhau, nếu vi phạm sẽ bị phạt.
Hiện nay, hôn nhân cận huyết thống ở vùng dân tộc thiểu số nước ta phổ biến là
giữa con cô với con cậu, con dì với con già, con chú với con bác. Vùng miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên phổ biến nhất là kết hôn giữa con cô với con cậu, nghĩa là
hôn nhân giữa con của anh hoặc em trai với con của chị gái hoặc em gái.
Năm 2012, Tổng cục Dân số đã thực hiện khảo sát tình trạng hôn nhân cận
huyết thống ở 44 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Lào Cai và đã phát hiện 224 cặp hôn
11


nhân cận huyết thống, trong đó có 221 cặp là con dì lấy con già; trường hợp con
của chị gái lấy con của em trai, cháu lấy dì, chú lấy cháu cũng có xảy ra nhưng
mang tính cá biệt. Tuy nhiên cũng có trường hợp đáng “giật mình” do bà Hoàng
Thị Tráng-Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai đưa ra: “Có gia đình sinh ra 2 con,
một cháu cho đi làm con nuôi, khi lớn lên lại quay về kết hôn với em gái mình”.
Tại thôn Tả Phìn, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát có hàng chục cặp kết hôn cận
huyết thống, cá biệt có hộ gia đình có 2 cặp hôn nhân cận huyết trực hệ. Huyện
Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình - nơi có 90% dân số là người Mường, được coi là "điểm
nóng" của tình trạng hôn nhân cận huyết thống do người dân chỉ cần thấy "ưng cái
bụng" là nên vợ chồng, không cần biết giữa họ có quan hệ trực hệ. Tại Sơn La,
trong 3 năm từ 2007 - 2009, có 783 trường hợp kết hôn cận huyết thống, chiếm
2,7% tổng số cặp kết hôn trên địa bàn.
“Nóng” nhất phải kể đến bản Rào Tre, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh - địa
bàn cư trú của cộng đồng 32 hộ người Chứt. Nghiên cứu của Trung tâm Phát triển

truyền thông sức khỏe - Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam cho biết
một thực trạng đáng suy nghĩ: Việc tìm chồng, tìm vợ là người dân tộc khác với
người Chứt không dễ bởi chính quan niệm, phong tục, tập quán và suy nghĩ của dân
tộc này. Thanh niên các bản khác qua chơi, tìm hiểu trai, gái trong bản luôn bị
thanh niên bản Rào Tre đuổi đánh. Ngược lại, thanh niên bản Rào Tre qua các bản
khác tìm hiểu trai, gái cũng bị đối xử tương tự. Hậu quả là người Chứt chỉ có thể
lấy người Chứt. Thanh niên của 32 hộ gia đình lớn lên, rồi lấy nhau chính là môi
trường để diễn ra chủ yếu tình trạng hôn nhân cận huyết thống.

2.2 Các tình huống cụ thể, phân tích.
Tình huống 1:

Em Nguyễn Thị Kim Oanh, ngụ xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.
Em Oanh lấy chồng vào năm 2014, khi đó em Oanh chỉ mới 13 tuổi và chồng của
12


Oanh cũng chỉ mới 16 tuổi. Sở dĩ, cả hai kết hôn là theo ý cha mẹ, dù cho trước đó
họ chỉ gặp nhau đúng một lần. Cả hai vợ chồng đều còn quá trẻ để có thể tự nuôi
bản thân, nên cả hai phải sống dựa vào sự giúp đỡ từ gia đình chồng của Oanh.
Hiện tại vợ chồng Oanh đã có con 2 tuổi.
Theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có qui định rõ, tại điểm a khoản 2
điều 5: “ cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”, và tại
điểm a khoản 1 điều 8 về điều kiên kết hôn: “ nam phải từ 20 tuổi trở lên và nữ
phải từ 18 tuổi trở lên”. Như vậy trường hợp của vợ chồng em Oanh đã vi phạm
luật Hôn nhân và gia đình do nhà nước qui dịnh, cả hai em đều chưa đủ tuổi để đi
đến hôn nhân. Đây là hành vi, vi phạm pháp luật tại điều 47 Nghị định
110/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP đối với hành vi
tảo hôn, thì hai bên cha,mẹ có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi

kết hôn. Và nếu hai bên vẫn còn cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật đó
mặc cho Tòa án nhân dân đã có quyết định buộc chấm dứt quan hệ đó thì hai bên
cha mẹ của em Oanh và cha mẹ chồng của em Oanh có thể bị phạt từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, hủ tục tảo hôn của các đồng bào dân tộc thiểu
số là một tập tục lạc hậu, thuộc trong những điều khoản cấm kết do nhà nước qui
định và cần được xóa bỏ.

Tình huống 2:
Chị Thủy kết hôn cùng với anh Nam từ năm 2007, hai người chung sống cùng
với gia đình của anh Nam và đã có con với nhau. Đến năm 2015, anh Nam bị bệnh
và qua đời đột ngột. Theo phong tục của vùng chị Thủy thì chị ấy phải kết hôn “nối
dây” cùng anh Hoàng là em trai của anh Nam. Chị Thủy không đồng ý, song do gia

13


đình hai bên cưỡng ép nên chị Thủy và anh Nam đã phải sống chung với nhau như
vợ chồng.
Theo sự việc trên thì chị Thủy không đồng ý kết hôn cùng anh Hoàng, nhưng
gia đình hai bên ép buộc anh chị phải chung sống với nhau như vợ chồng. Như vậy
gia đình chị Thủy và gia đình anh Hoàng đã vi phạm tại điểm a khoản 2 điều 5:
“ cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn”. Mặt khác, chị
Thủy và anh Hoàng là quan hệ chị dâu em chồng nên việc lấy nhau và chung sống
với nhau như vợ chồng không chỉ vi phạm pháp luật mà còn trái với luân thường
đạo lý, trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Ngoài ra, kết hôn “nối dây” cũng là
một trong những phong tục lạc hậu mà bị pháp luật nghiêm cấm và cần được xóa
bỏ.
Tình huống 3:
Chị Lê Thị Sâm Huyền (ở phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) được người
quen bên Mỹ giới thiệu, chỉ mất 25.000 đôla lấy một Việt kiều Mỹ, cộng các chi

phí tổ chức cưới, phụ phí khác “tổng thiệt hại” gần 30.000 đôla, vẫn rẻ hơn phải bỏ
300.000-500.000 đôla để được làm công dân Mỹ. Sang đó, nghề làm nail dễ kiếm
sống, sau 5 năm, chị sẽ ly dị anh chồng Việt kiều và đón các con sang, bọn trẻ học
hành không mất tiền…
Tính toán thế, chị quyết định làm các thủ tục li dị người chồng Việt Nam, đợi cả
năm sau mới tiến hành các thủ tục sang Mỹ chơi, gặp gỡ, dàn dựng các bộ ảnh gặp
gỡ, hẹn hò, tình tứ với tay Việt kiều, rồi về cả TP.HCM ăn uống, du lịch… để
đường dây làm hộ chiếu có đủ các thủ tục làm đăng ký kết hôn tại Mỹ.
Sau khi tổ chức lễ cưới rất hoành tráng tại một nhà hàng lớn ở Tân Bình, chị
Huyền theo “chồng” sang Mỹ, đến giờ, sau 3 năm, cuộc sống vẫn khó khăn nên ý

14


định đón chồng con đoàn tụ chưa thực hiện được. “Đến tiền chuẩn bị về Việt Nam
thăm con khoảng 2.000 đôla mà còn chưa tích góp đủ”, chị Huyền chua xót tâm sự.
Theo điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “…Cấm kết hôn giả tạo, lừa
dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải
trong việc cưới hỏi…”. Điều 13 Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, các hành vi vi phạm quy
định về đăng ký kết hôn trong đó có các hành vi gian dối khi đăng ký kết hôn sẽ bị
phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng.

15


KẾT LUẬN
Kết hôn là một quyền là một quyền tự nhiên của con người được luật pháp
thừa nhận và bảo vệ, kết hôn nhằm hướng tới mục đích bảo vệ lợi ích của người kết
hôn cũng như lợi của gia đình và xã hội. Với ý nghĩa đó, việc điều chỉnh pháp luật

về kết hôn mang những giá trị tích cực đối với đời sống hôn nhân và gia đình. Việc
xác lập mối quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ dựa trên cơ sở của pháp luật sẽ
góp phần xây dựng gia đình Việt Nam phồn thịnh, góp phần xây dựng đất nước ấm
no hạnh phúc. Tuy nhiên, việc kết hôn ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập xảy ra,
đặc biệt ở những vùng điều kiện an sinh xã hội còn chưa tốt, điều đó làm ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng gia đình hạnh phúc ấm no của đất nước. Việc tuyên
truyền pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình là điều vô cùng cần thiết để xây
dựng gia đình Việt Nam ngày càng văn minh, tiến bộ, ấm no hạnh phúc hơn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Khotailieu.com
3. Ths. Nguyễn Quang Hải - Tổng biên tập tạp chí dân tộc, ths. Nguyễn Thị Tư Vụ trưởng Vụ dân tộc thiểu số
4. phaply24h.net. ( ( />5. Nld.com.vn.( />
17



×