Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CÁC TRƯỜNG HỢP VỠ ỐI NON, VỠ ỐI SỚM ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHÚ LƯƠNG NĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.39 KB, 21 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ối vỡ non, ối vỡ sớm là một tai biến thường gặp trong thai nghén và làm
tăng tỷ lệ chết chu sinh. Nếu vỡ ối khi thai gần đủ tháng hay vài giờ trước khi
chuyển dạ thì nguy cơ cho mẹ và cho con ít hơn. Ngược lại ối vỡ non, ối vỡ
sớm khi tuổi thai càng non thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, đẻ non tháng
và thiếu oxy càng nặng nề.
Quan điểm về ối vỡ sớm trước tuần 37 vẫn đang còn tranh cãi. Ở nhiều
nước trên thế giới quan niệm ối vỡ non hay ối vỡ sớm chỉ là một và được định
nghĩa: ối vỡ là rách màng ối (gồm nội sản mạc và trung sản mạc) ở cực dưới
của trứng trước khi chuyển dạ. Định nghĩa này dựa trên giải phẫu và diễn biến
thời gian.
Ở Việt Nam khái niệm này được chia ra làm hai loại: ối vỡ sớm là ối vỡ
khi đã có chuyển dạ và khi cổ tử cung chưa mở hết; còn ối vỡ non là ối vỡ khi
chưa có chuyển dạ. Nếu sau một giờ vỡ ối mà vẫn chưa có chuyển dạ thì gọi
là vỡ ối non.
Việc chẩn đoán xác định ối vỡ đa phần là dễ dựa vào hỏi bệnh sử, tính
chất ra nước, kết hợp với thăm khám và theo dõi tính chất ra nước của sản
phụ. Tuy nhiên việc chẩn đoán xác định vỡ ối không phải lúc nào cũng dễ như
trong trường hợp ối vỡ trên cao, ối vỡ mà cổ tử cung chưa mở, trong những
trường hợp này cần theo dõi sát và làm thêm một số nghiệm pháp để chẩn đoán
xác định. Vấn đề theo dõi và xử trí sau vỡ ối phải tùy thuộc vào từng tuổi thai,
thời gian ối vỡ, diễn biến của chuyển dạ, tình trạng thai nhi và sản phụ.
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, chú trọng của lãnh đạo
bệnh viện, đặc biệt là sự quan tâm đến năng lực chuyên môn, đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ Y tế nói chung, bác sỹ, nữ hộ sinh khoa Ngoại-Sản nói
riêng. Do vậy hàng năm thu hút được nhiều sản phụ đến sinh tại bệnh viện,
không kể các sản phụ cư trú trên địa bàn huyện mà ngay cả các huyện lân cận,



2

một số sản phụ cũng đã lựu chọn việc sinh đẻ của mình tại Bệnh viện Đa khoa
Phú Lương.
Hàng ngày khoa sản Bệnh viện Đa khoa Phú Lương tiếp nhận nhiều sản
phụ đến sinh tại Bệnh viện và cũng thường xuyên tiếp nhận nhiều sản phụ đến
sinh vì vỡ ối. Đa phần các trường hợp vỡ ối đã ảnh hưởng không tốt đến tâm lý
sản phụ và người nhà sản phụ. Sự lo lắng, căng thẳng tâm lý đó phần nào đã tác
động đến cán bộ Y tế trong quá trình theo dõi và điều trị. Trong thời gian vừa
qua cán bộ Bệnh viện đã quan tâm, chú trọng, theo dõi sát, xử trí kịp thời các
trường hợp vỡ ối non, vỡ ối sớm nhằm đem lại kết quả tốt cho mẹ và con.
Để nhìn nhận, tìm hiểu, đánh giá một cách khách quan về vấn đề này,
với hy vọng có thể rút ra phần nào những kinh nghiệm thực tế trong qúa trình
chẩn đoán, theo dõi chuyển dạ, thái độ xử trí, chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh
các trường hợp VON, VOS. Hơn nữa từ trước tới nay tại Bệnh viện Đa khoa
Phú Lương chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề này. Chính vì vậy, nhóm
nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực trạng các
trường hợp vỡ ối non, vỡ ối sớm đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Phú
Lương năm 2016”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ vỡ ối non, vỡ ối sớm tại Bệnh viện Đa khoa Phú
Lương năm 2016.
2. Tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố thuận lợi và những ảnh hưởng của
VON, VOS đến quá trình chuyển dạ tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương.
3. Mối liên quan giữa thời điểm vỡ ối của thai lần 1 hay thai lần >=2
đối với phương pháp đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương.



4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm
- OVS là ối vỡ xảy ra sau hoặc cùng lúc với chuyển dạ trước khi CTC
mở hết.
- OVN là vỡ tự nhiên của màng ối và màng đệm tại bất kỳ thời điểm nào
trước khi có chuyển dạ.
Màng thai cấu tạo gồm 3 lớp là màng ối, màng đệm và màng rụng. Trong
đó lớp màng ối dính sát với lớp màng đệm nhờ các mô liên kết giàu Collagen và
chất nền gian bào làm tăng độ bền của các màng thai. Sự thay đổi của chất nền
gian bào làm tăng độ bền của các màng thai. Sự thay đổi của chất nền gian bào
và các mô liên kết nói trên theo tuổi thai làm cho các màng thai giảm dần độ bền
vào chuyển dạ, đặc biệt là chuyển dạ hoạt động dưới tác động của cơn co và sức
dặn của người mẹ dẫn đến vỡ tự nhiên các màng thai. Như vậy trong thai kỳ, tất
cả các tác nhân làm thay đổi độ bền của các màng thai hoặc gia tăng áp lực
buồng ối sẽ vỡ ối trước khi chuyển dạ xảy ra [3] ,[4], [5].
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Do ngôi thai: trong ngôi vai hay ngôi dọc mà sự bình chỉnh ngôi
thai vào tiểu khung không tốt, làm đầu ối phồng dễ vỡ.
1.2.2. Tử cung quá căng: đa ối, đa thai, áp lực buồng ối tăng làm cho màng
ối dễ vỡ.
1.2.3. Hở eo tử cung đầu ối không được bảo vệ
1.2.4. Rau tiền đạo: màng ối dễ bị rách khi có những cơn co đầu tiên.
1.2.5. Nhiễm khuẩn niêm mạc tử cung khi có thai, viêm cổ tử cung,
âm hộ, âm đạo: màng ối mất tính chất chun giãn do thâm nhiễm của bạch
cầu trung tính, phá hủy tổ chức chun giãn của màng ối và ối dễ vỡ. Men vi
khuẩn kích tại chỗ tiết ra prostaglandin gây cơn co tử cung.

1.2.6. Nguyên nhân do chấn thương, sự thăm khám, can thiệp của thầy
thuốc [4], [5].


5

1.3. Diễn biến và hậu quả
Trong phần lớn các trường hợp sau khi vỡ ối sẽ có chuyển dạ tự nhiên.
Thời gian từ khi ối vỡ cho đến khi chuyển dạ gọi là thời gian tiềm tàng, đối
với trường hợp thai gần đủ tháng hay đủ tháng thì thời gian này <24 giờ, còn
trong trường hợp thai non tháng thì giai đoạn này lâu hơn [4].
Đôi khi có lợi như trong rau tiền đạo bám thấp, bám bên, ối vỡ hết co
kéo màng rau, ngôi tỳ vào bánh rau nên cầm máu [5].
Chủ yếu đem lại hậu quả xấu:
- Trong thai non tháng, OVN gây đẻ non.
- CTC mở chậm, do đó chuyển dạ kéo dài vì đầu ối là yếu tố thuận lợi
cho việc xóa mở CTC [5].
- Nhiễm trùng ối biểu hiện: nước ối xanh bẩn, có mùi hôi, mẹ sốt trên 38 độ C.
Do màng ối có tác dụng ngăn cản không cho vi khuẩn xâm nhập từ âm
đạo âm hộ âm hộ lên. Khi màng ối vỡ tác dụng bảo vệ này không còn nữa sẽ
dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng ối. Tỷ lệ nhiềm trùng ối càng cao khi thời
gian vỡ ối càng lâu. Nhiễm trùng ối gây nhiễm khuẩn cho mẹ trong và sau đẻ,
trong thời kỳ hậu sản dễ bị nhiễm trùng hậu sản ở các mức độ khác nhau, nếu
nặng có thể dẫn đến viêm phúc mạc hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Đối với con nhiễm trùng ối dẫn đến nhiễm trùng thai, suy thai, nhiễm
khuẩn hô hấp [4].
- Trong một số trường hợp ngôi thai không bình chỉnh tốt ối vỡ có thể bị
sa dây rau, ngoài ra ối vỡ làm cho ngôi thai không bình chỉnh tốt.
Tiên lượng cho mẹ tùy thuộc xem có bị nhiễm trùng ối hay không, tiên lượng
cho con thường xấu vì con non tháng, nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp [4] ,[5].

1.4. Chẩn đoán
1.4.1. Lâm sàng
- Xác định tuổi thai: Xác định tuổi thai dựa vào ngày kinh cuối cùng nếu
vòng kinh đều và sản phụ nhớ ngày kinh. Dựa vào siêu âm chẩn đoán tuần


6

thai lúc 3 tháng đầu với sản phụ kinh nguyệt không đều hay không nhớ ngày
kinh cuối cùng.
- Xác định ối vỡ, thời điểm và thời gian vỡ ối: Hỏi kỹ tiền sử ra nước âm
đạo đột ngột ra nước lượng nhiều, loãng, màu trong hoặc lợn cợn đục, thời
gian ra nước. Tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Đóng khố theo dõi.
- Đặt mỏ vịt thấy nước ối nhiều trong âm đạo, thấy nước ối chảy ra từ
CTC, theo dõi dịch ÂĐ, viêm nhiễm CTC-ÂĐ.
- Thăm âm đạo không có đầu ối. Khi CTC chưa xóa mở phát hiện đầu ối
khó nên phải theo dõi ra nước bằng đóng khố. Nước ối để khô thì có quầng [3].
1.4.2. Cận lâm sàng : Xác định nước ối:
- Nghiệm pháp Valsalva hoặc ho: khi đặt mỏ vịt, cho sản phụ rặn hoặc
ho sẽ quan sát thấy có nước ối chảy ra từ lỗ trong cổ tử cung.
- Nitrazine test:
+ Thực hiện khi quan sát không thấy rõ có nước ối chảy ra hay không
khi thực hiện nghiệm pháp nói trên.
+ Đặt mỏ vịt, lau sạch âm đạo, cho sản phụ rặn hoặc ho sau đó dùng tăm
bông vô trùng nhúng vào dịch đọng ở túi cùng sau âm đạo rồi phết lên giấy
thử Nitrazine.
+ pH của dịch âm đạo có tính acid (pH = 4,4 – 5,5) khác với pH nước ối
mang tính kiềm (pH = 7 – 7,5). Nếu có ối vỡ, nước ối chảy vào âm đạo sẽ làm
pH của dịch âm đạo trở nên kiềm hóa và sẽ làm đổi màu giấy thử từ màu vàng
sang màu xanh.

+(+) giả trong trường hợp có lẫn máu, tinh dịch, Trichomonas, dịch nhầy
ở cổ tử cung, các dung dịch sát khuẩn có tính kiềm và nước tiểu.
- Chứng nghiệm kết tinh hình lá dương xỉ:
+ Dùng que nhỏ quệt vào túi cùng sau âm đạo rồi phết lên một phiến
kính, để khô rồi quan sát dưới kính hiển vi.


7

+ Sự hiện diện của hình ảnh dương xỉ giúp chẩn đoán xác định ối vỡ non
với độ nhạy khoảng 96%.
+ (-) giả (+) giả: phết dịch nhầy ở cổ ngoài hoặc có lẫn tinh dịch.
- Siêu âm:
+ Chẩn đoán (+ ) theo dõi lượng ối thông qua chỉ số ối→ thiểu ối hoặc hết ối.
+Ước lượng cân nặng, xác định ngôi thai, vị trí dây rốn và những bất
thường [4], [3].
1.4.3. Chẩn đoán xác định: Chỉ cần hỏi bệnh sử, khám lâm sàng,
nghiệm pháp Valsalva, thử nghiệm Nitrazine, chứng nghiệm kết tinh lá dương
xỉ thì chẩn đoán chính xác lên đến 93,1%.
1.4.4. Chẩn đoán phân biệt
- Són tiểu: thường thì không ra nước nhiều và cũng không rỉ rả liên tục
như trong vỡ ối. Ngoài ra nước tiểu có mùi khai và có pH acid.
- Khí hư: đôi khi nhiều và loãng làm dễ lầm với vỡ ối. Phân biệt bằng
cách hỏi bệnh sử kỹ và khám lâm sàng cẩn thận.
- Chất nhầy cổ tử cung: ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc bắt đầu chuyển dạ,
cổ tử cung hé mở sẽ tống nút nhầy ở lỗ cổ tử cung ra ngoài: nhầy, dai và
thường có lẫn ít máu hồng [3], [4] ,[5].
1. 5. Thái độ xử trí
1.5.1. Thai 22 – 31 tuần: Cố gắng dưỡng thai
- Thuốc trưởng thành phổi thai: Tiêm bắp Betamethasone 12mg/24 giờ x

2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/12 giờ x 2 ngày. Sử dụng trên 2 đợt có thể
gây giảm cân nặng thai nhi, giảm chu vi vòng đầu và chiều dài cơ thể.
- Quản lý nhiễm khuẩn:
+ Hạn chế thăm khám bằng tay → có thể theo dõi bằng khám mỏ vịt.
+ Cấy dịch cổ tử cung, âm đạo, hậu môn.
+ Sử dụng kháng sinh phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và
thai, ngoài ra còn làm giảm tỉ lệ chuyển dạ do đó được khuyến cáo sử dụng


8

thường quy trong trường hợp cần kéo dài thai kì khi ối vỡ non để kích thích
trưởng thành phổi thai. Hiện nay các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng
kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng
sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết, mà còn làm tăng kháng thuốc của
vi khuẩn.
+ Theo dõi mẹ: Nghỉ ngơi, đóng băng vệ sinh sạch. Theo dõi dấu hiệu
sinh tồn 4 lần/ngày, công thức máu, công thức bạch cầu, CRP. Cấy dịch âm
đạo1 – 3 lần/tuần.
+Theo dõi thai: monitor sản khoa 3 lần/ngày. Siêu âm đánh giá thai, rau,
nước ối.
- Sử dụng thuốc giảm co [3].
1.5.2. Thai 32 – 33 tuần
- Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận.
Theo dõi monitor tim thai lúc nhập viện. Xác định thai chậm phát triển
trong tử cung.
- Corticoid trưởng thành phổi thai nhi.
- Quản lý nhiễm trùng. Hạn chế thăm khám bằng tay, nên khám bằng mỏ
vịt để tránh nhiễm trùng. Kháng sinh dự phòng.
- Thuốc giảm co.

- Khởi phát chuyển dạ khi có đủ bằng chứng trưởng thành phổi, nhiễm
khuẩn, thai suy [3].
1.5.3. Thai 34 – 36 tuần
- Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm tiếp nhận.
- Corticoid: không khuyến cáo.
- Chấm dứt thai kỳ: Hầu hết người bệnh (90%) sẽ chuyển dạ tự nhiên
trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.
Chờ chuyển dạ tự nhiên hay khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai
và nhiễm khuẩn. Nên tư vấn với người bệnh việc kéo dài thai kỳ có nguy cơ


9

nhiễm trùng tử cung và viêm màng ối, thiểu ối, nhau bong non, suy thai, thiểu
sản phổi, biến dạng chi. Nếu có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm
dứt thai kỳ ngay.
- Nếu giữ thai → quản lý nhiễm trùng (tương tự như trên).
- Thuốc giảm co: không có chỉ định đối với thai kỳ > 36 tuần [3].
1.5.4. Thai > 37 tuần
ACOG 2009 khuyến cáo chấm dứt thai kỳ đối với thai >37 tuần bị vỡ
ối sớm, không đợi 12 – 24 giờ nhằm giảm biến chứng cho mẹ và thai. Nên
khởi phát chuyển dạ ngay trong 6 – 12 giờ hoặc nếu thuận lợi thì nên chấm
dứt thai kỳ càng sớm càng tốt.
Chấm dứt thai kỳ tùy tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, tình trạng thai, có
nhiễm trùng hay không [3].
- Ngôi bất thường như: ngôi mặt, ngôi trán, ngôi ngang, ngôi ngược.
Hoặc có những bằng chứng cho thấy thai nhi không chịu nổi cuộc chuyển dạ
như: thai suy→ mổ lấy thai [1], [4], [5], [6], [7].
- Nếu có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng và không có chống chỉ
định đẻ đường âm đạo, cho kháng sinh và khởi phát chuyển dạ ngay lập tức.

+ Khi cổ tử cung thuận lợi → gây chuyển dạ bằng truyền oxytocin.
+ Khi cổ tử cung không thuận lợi → làm chín muồi cổ tử cung [1] ,[2].
- Đề phòng nhiễm trùng:
+ Chuyển lên tuyến có đơn vị chăm sóc trẻ non tháng nhẹ cân.
+ Kháng sinh thường quy khi ối vỡ ở những thai > 37 tuần: dùng kháng
sinh làm giảm có ý nghĩa tỉ lệ viêm màng ối và nhiễm trùng hậu sản ở mẹ
nhưng không hiệu quả cải thiện kết cục nhiễm trùng chu sinh.
=> Một số tác giả khuyến cáo chỉ sử dụng kháng sinh để phòng ngừa
tác nhân streptococcus nhóm B nếu có bằng chứng cấy (+) ở tuần 35 – 37 thai
kì, hoặc vỡ màng ối > 18 giờ ở những người bệnh không có kết quả cấy [3].
1.6. Tiến triển và biến chứng [3].


10

1.6.1. Chuyển dạ tự nhiên: thai càng non tháng càng kéo dài thời gian
tiềm tàng, phần lớn các thai trưởng thành sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24
giờ. 50% trường hợp vỡ ối sau 37 tuần sẽ tự chuyển dạ trong vòng 5 giờ.Vỡ
ối ở tuổi thai từ 32 – 34 tuần trung bình 4 ngày sau sẽ chuyển dạ và 93%
trường hợp đẻ trong vòng 1 tuần.
1.6.2. Nguy cơ của ối vỡ non kéo dài
+ Nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh, nhiễm
khuẩn sơ sinh.
+ Thiểu ối → thiểu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
+ Rau bong non, thai chết trong tử cung.
1.7. Phòng bệnh
- Nhanh chóng chuyển thai phụ lên tuyến có đơn vị chăm sóc trẻ non
tháng nhẹ cân.
- Sử dụng kháng sinh đúng chỉ định.
- Khởi phát chuyển dạ đúng thời điểm

-Xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi tại thời điểm.
1.8. Các giai đoạn của chuyển dạ, chuyển dạ được chia làm ba giai đoạn
1.8.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn xóa mở CTC tính từ khi bắt đầu chuyển
dạ đến khi CTC mở hết, giai đoạn này chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1a:Tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi CTC mở 4cm giai
đoạn này cho phép kéo dài 8 đến 12 giờ
- Giai đoạn 1b:Tính từ khi CTC mở >4cm đến hết giai đoạn này cho
phép kéo dài 7 giờ [3], [2].
1.8.2. Giai đoạn 2 : Giai đoạn sổ thai.
1.8.3.Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ rau.


11

1.9. Mối liên quan đến VON, VOS, hậu quả do VON, VOS gây ra cho
cuộc chuyển dạ và các biện pháp can thiệp, xử trí ở giai đoạn chuyển dạ
Tỷ lệ VON, VOS, thai lần 1, thai lần >=2 nguyên nhân, các yếu tố thuận
lợi, hậu quả VON, VOS, các biện pháp can thiệp và xử trí giai đoạn chuyển dạ.

Tỷ lệ
VON,VOS
Thai so, thai
dạ

Nguyên nhân và yếu thuận lợi:
-Ngôi bất thường
-Khung chậu hẹp
-Đa thai, đa ối
-Hở eo tử cung
-Tử cung dị dạng

-Viêm màng ối, viêm sinh dục
-Sau chấn thương

Thời điểm vỡ ối
-Vỡ ối trước
chuyển dạ
-Vỡ ối giai đoạn
1a
-Vỡ ối giai đoạn 1b

Hậu quả của VON, VOS, các biện pháp can thiêp, xử trí giai đoạn chuyển dạ
và mối liên quan giữa thai so, thai dạ, thời điểm vỡ ối với phương pháp đẻ:
-CTC không tiến triển, rối loạn cơn co, nhiễm khuẩn ối, suy thai.
-Truyền Oytocin, giảm co, điều trị kháng sinh
-Đẻ đường ÂĐ, MLT


12

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng: Gồm 131 trường hợp VON, VOS đẻ tại Bệnh viện đa
khoa Phú Lương.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các trường hợp thai >=37 tuần bị VON,
VOS đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương có hồ sơ bệnh án.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Các trường hợp vỡ ối do bấm ối hoặc VON,
VOS thai <37 tuần.
2.2. Thời gian và địa điểm: Từ 01 Tháng 01 đến 31 tháng 10 năm 2016
tại khoa Ngoại-Sản Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu.

- Thiết kế cắt ngang
2.4. Phương pháp thu thập số liệu: Hồi cứu từ hồ sơ bệnh án, khám
theo dõi và điều trị để điền vào phiếu có sẵn.
2.5. Các biến số nghiên cứu
- Tỷ lệ vỡ ối non, vỡ ối sớm /tổng số cas đẻ đủ tháng.
- Tỷ lệ vỡ ối non, vỡ ối sớm xảy ra đối với thai lần 1 và thai >=2.
- Nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của vỡ ối non, vỡ ối sớm.
- Thời điểm vỡ ối.
- Ảnh hưởng của vỡ ối non, vỡ ối sớm đến quá trình chuyển dạ.
- Theo dõi chuyển dạ và các biện pháp can thiệp giai đoạn chuyển dạ.
- Phương pháp đẻ.
- Tỷ lệ MLT ở thai lân1, thai >=2 do VON, VOS.
- Mối liên quan giữa thời điểm vỡ ối với phương pháp đẻ.
- Mối liên quan giữa thai lần 1, thai lần >=2 với phương pháp đẻ.
2.6. Phương pháp phân tích số liệu: bằng phương pháp thống kê y học
thông thường.


13

2.7. Đạo đức của nghiên cứu: Thông tin từ phiếu điều tra chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu và không nhằm gây tổn hại đến người được điều tra.
2.8. Hạn chế và phương pháp khắc phục
- Hạn chế: Các thông tin lấy từ hồ sơ bệnh án có thể có hồ sơ bệnh án
thiếu một số thông tin khi điền vào phiếu điều tra.
- Biện pháp khắc phục: Cán bộ điều tra lấy thông tin điền vào phiếu
trước khi Bệnh nhân ra viện, các trường hợp thiếu thông tin có thể khai thác
thêm thông tin từ Bệnh nhân để bổ xung vào phiếu điều tra.



14

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 3.1. Tỷ lệ vỡ ối non vỡ ối sớm/tổng số cas đẻ
Chỉ số nghiên cứu
VON, VOS
Tổng số cas đẻ
Nhận xét:

n
131
820

Tỷ lệ %
15,97
100

Tỷ lệ VON, VOS chiếm 15,97% trong tổng số cas đẻ tại Bệnh viện từ
tháng 1 đến tháng 10 năm 2016.
Bảng 3.2. Tỷ lệ VON,VOS đối với số lần có thai
Chỉ số nghiên cứu
Thai lần 1
Thai lần >=2
Tổng số

n
63
68
131


Tỷ lệ %
48,09
51,90
100

Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy số sản phụ VON, VOS xảy ra ở thai lần thứ
2 trở đi cao hơn (chiếm 51,90%), thai lần 1 (chiếm 48,09%).
Bảng 3.3. Nguyên nhân và các yếu tố thuận lợi của VON, VOS
Chỉ số nghiên cứu

n

Tỷ lệ %

Ngôi bất thường

10

7,63

Khung chậu hẹp

4

3,05

Đa thai, đa ối

5


3,81

Viêm màng ối, viêm sinh dục

23

17,55

Sau sang chấn

1

0,7

Không rõ nguyên nhân

88

67,17

Tông số
Nhận xét:

131

100

Qua bảng này cho thấy số sản phụ VON, VOS không rõ nguyên nhân
chiếm tỷ lệ cao (67,17%). Trong số nguyên nhân tìm thấy, nguyên nhân do



15

viêm màng ối, viêm sinh dục chiếm tỷ lệ cao nhất (17,55%), tiếp đến là do
ngôi bất thường (7,63%), khung chậu hẹp 3,05%, đa thai, đa ối (3,81%).
Bảng 3.4. Thời điểm vỡ ối
Chỉ số nghiên cứu
Vỡ ối trước chuyển dạ
Vỡ ối giai đoạn 1a
Vỡ ối giai đoạn 1b
Tổng số
Nhận xét:

n
37
79
15
131

Tỷ lệ %
28,24
60,30
11,45
100

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy vỡ ối ở giai đoạn 1a của quá trình chuyển dạ
chiếm tỷ lệ cao (60,30%), tiếp đến là vỡ ối trước chuyển dạ (28,24) vỡ ối ở
giai đoạn 1b (11,45%).
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của VON, VOS đến quá trình chuyển dạ

Chỉ số nghiên cứu
n
Tỷ lệ %
Cổ tử cung không tiến triển
31
19,62
Rối loạn cơn co
29
18,35
Nhiễm khuẩn ối
19
12,02
Suy thai
11
6,96
Không ảnh hưởng
68
43,03
Tổng số
158
100
(Lưu ý một Bệnh nhân có thể có 1-2 yếu tố ảnh hưởng)
Nhận xét:
Qua bảng này cho thấy các trường hợp VON, VOS không ảnh hưởng đến
quá trình chuyển dạ chiếm tỷ lệ cao nhất 43,03%, những ảnh hưởng thường
gặp là cổ tử cung không tiến triển 19,62%, rối loạn cơn co 18,35%, tỷ lệ
nhiễm khuẩn ối là 12,02%, suy thai 6,96%.
Bảng 3.6. Các biện pháp can thiệp
Chỉ số nghiên cứu
Biện pháp can thiệp

Theo dõi CD thường
Tổng số

Biện pháp
Truyền Oxytocin
Giảm co, mềm CTC
Điều trị kháng sinh

n
32
19
57
83
191

Tỷ lệ%
16,75
9,94
29,84
43,45
100


16

(Lưu ý: Một Bệnh nhân có thể có 1-3 biện pháp can thiệp)
Nhận xét:
Kết quả bảng 3.6 cho thấy có 43,45% các trường hợp VON, VOS không
cần phải can thiệp, 29,84% các trường hợp dung kháng sinh, 16,75% trường
hợp phải truyền Oxytocin, 9,94% dùng thuốc giảm co, mềm cổ tử cung.

Bảng 3.7. Phương pháp đẻ
Phương pháp đẻ
Đẻ đường Âm đạo
Mổ lấy thai do hậu quả VON,VOS
MLT do nguyên nhân khác
Tổng số
Nhận xét:

n
72
28
31
131

Tỷ lệ %
54,96
21,37
23,66
100

Kết quả bảng 3.7 cho thấy, trong số các trường hợp VON, VOS có
54,96% đẻ đường Âm đạo, 21,37% phải mổ lấy thai do hậu quả của VON,
VOS, 23,66% mổ lấy thai do nguyên nhân khác.
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa thời điểm vỡ ối với phương pháp đẻ
Chỉ số nghiên
cứu
VON
Vỡ ối giai
đoạn 1a
Vỡ ối giai

đoạn 1b
Tổng số
Nhận xét:

Phương pháp đẻ
Mổ lấy thai
Đẻ đường ÂĐ
n
%
n
%
10
35,7
18
64,30
18

29

44

71

0

0,0

10

100


28

Tỷ lệ
%
100
100

p
>0,05

100

72

Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai chủ yếu ở giai đoạn VON (35,7%),
vỡ ối giai đoạn 1a (64,3%), không có trường hợp nào vỡ ối ở giai đoạn 1b
phải mổ.
Không có mối liên quan giữa thời điểm vỡ ối với phương pháp đẻ với
p>0,05.


17

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa lần 1, thai lần >=2 với phương pháp đẻ
Chỉ số nghiên cứu
Thai lần 1
Thai lần >=2
Tổng số


Phương pháp đẻ
Mổ lấy thai
Đẻ đường ÂĐ
n
%
n
%
14
50,0
36
50,0
14
50,0
36
50,0
28
100,0
72
100,0

p

Nhận xét: Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường Âm đạo ở thai lần 1 và thai lần
thứ 2 trở lên là không có sự khác biệt (50%).


18

BÀN LUẬN
-


Qua nghiên cứu kết quả cho thấy có 131 trường hợp VON, VOS

trên tổng số 820 cas đẻ tại Bệnh viện (chiếm 15,97%), kết quả này cao hơn
kết quả trong tài liệu Bài giảng Sản phụ khoa dùng cho sau Đại học, tập I
2006 (4-5%), nhưng thấp hơn kết quả đề tài “Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy
thai và các yếu tố liên quan” tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2009.
-Bảng 3.3 các trường hợp VON, VOS không rõ nguyên nhân chiếm tỷ lệ
cao (67,17%). Vấn đề tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ ối có ý
nghĩa quan trọng góp phần vào việc tiên lượng cuộc đẻ lần này, đồng thời tư
vấn cho sản phụ có biện pháp dự phòng vỡ ối cho những lần có thai sau. Tuy
nhiên tỷ lệ vỡ ối không rõ nguyên nhân trong nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ
cao. Điều này có thể do vấn đề khai thác nguyên nhân khi làm hồ sơ bệnh án
của cán bộ y tế còn sơ sài, chưa đầy đủ, cho nên không phát hiện được các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng VON, VOS của sản phụ. Cũng có thể do
không tìm thấy nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ ối.
- Trong số các nguyên nhân khai thác được, viêm nhiễm đường sinh dục
là nguyên nhân hay gặp nhất chiếm tỷ lệ 17,55% (bảng 3.3).
- Bảng 3.4 trong các giai đoạn của quá trình chuyển dạ vỡ ối ở giai đoạn
1a chiếm tỷ lệ cao nhất. Vấn đề này cũng có thể do khi bắt đầu chuyển dạ,
dưới tác dụng của cơn co tử cung, làm cổ tử cung có sự thay đổi về mặt giải
phẫu, đầu ối được thành lập, tạo thuận lợi cho màng ối dễ rách, nếu như màng
ối có vấn đề từ trước.
- Qua bảng 3.5 cho thấy có 43,03% các trường hợp không bị tác động bất
lợi của vỡ ối đến quá trình chuyển dạ. Tỷ lệ không phải can thiệp là 43,45%
(bảng 6), và kết thúc là đẻ đường Âm đạo 54,96% (bảng 7). Như vậy, các
trường hợp VON, VOS thai đủ tháng nếu được theo dõi sát diễn biến của
cuộc chuyển dạ, có thái độ xử trí kịp thời. Mặt khác không có các yếu tố bất
lợi như: bất tương xứng giữa thai nhi và khung xương chậu; ngôi thế bất



19

thường…Gia đình và Sản phụ phối hợp tốt, có thể đẻ đường Âm đạo được.
Tuy nhiên cũng cần một số biện pháp can thiệp như: Truyền Oxytocin
(16,75%), dùng thuốc mềm cổ tử cung (9,94%).
- Bảng 3.5 các chỉ tiêu về nhiễm khuẩn ối (12,02%), suy thai (6,96%),
mặc dù tỷ lệ này không cao tuy nhiên đây là hậu quả nặng nề của vỡ ối đối
với sản phụ và thai nhi. Trong nhóm nghiên cứu cũng đã có 29,84% (bảng
3.6) số sản phụ vỡ ối non vỡ ối sớm được sử dụng kháng sinh để phòng,
chống nhiễm khuẩn.
- Bảng 3.8 tỷ lệ đẻ đường Âm đạo và mổ lấy thai ở các thời điểm vỡ ối
có khác nhau trong nhóm nghiên cứu, tuy nhiên không thấy có mối liên quan
giữa thời điểm vỡ ối với phương pháp đẻ.
- Tỷ lệ mổ lấy thai và đẻ đường Âm đạo, ở thai lần thứ nhất và thai lần
thứ 2 trở lên là ngang nhau trong nhóm nghiên cứu, không thấy có mối liên
quan giữa số lần có thai với phương pháp đẻ.


20

Chương 4: KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Qua nghiên cứu 131 trường hơp vỡ ối non, vỡ ối sớm từ 01 tháng 01 năm
2016 đến 31 tháng 10 năm 2016, chúng tôi có một số kết luận sau:
1. Tỷ lệ vỡ ối non, vỡ ối sớm đến sinh tại Bệnh viện Đa khoa Phú Lương
chiếm 15,97% trên tổng số các cas đẻ tại viện.
2. Các trường hợp vỡ ối non, vỡ ối sớm chủ yếu là không rõ nguyên. Các
nguyên nhân tìm thấy chủ yếu là do viêm màng ối, viêm sinh dục.
3.Trong các giai đoạn của vỡ ối, vỡ ối ở giai đoạn 1a là chủ yếu.

4. Hậu quả của vỡ ối thường gặp là cổ tử cung không tiến triển và rối loạn
cơn co.
5. Đa số các trường hợp vỡ ối vẫn có thể đẻ đường Âm đạo, nếu như
không có bất xứng giữa thai nhi và khung xương chậu, ngôi thế thuận lợi, thai
nhi có thể chịu đựng được cuộc chuyển dạ…
4.2. Khuyến nghị
Đề nghị các bác sỹ và nữ hộ sinh khi làm hồ sơ bệnh án cần khai thác tỷ mỉ hơn
nữa, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng vỡ ối non, vỡ ối sớm.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản phụ
khoa.
2. Bộ Y tế (2009), Hướng dân quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe sinh sản.
3. Bộ môn sản - Đại học Y Hà Nội (2007), Bài giảng Sản phụ khoa –
Tập I, Nhà xuất bản Y học.
4. Bộ môn sản - Đại học Y Hà Nội (2007), Bài giảng Sản phụ khoa –
Tập II Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ môn phụ sản - Đại học y Hà Nội (2006) Bài giảng Sản phụ khoa,
dùng cho sau đại học - Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ môn Phụ sản- Đại học Y Dược Thái Nguyên (2010) Tài liệu học
tập Sản phụ khoa-Chuyên khoa cấp I,.
7. Vũ Duy Minh (2009), Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu
tố liên quan, tại bệnh viện Từ Dũ. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II.
8. Nguyễn Thị Huệ (2013), Khảo sát tình hình mổ lấy thai, tại bệnh
viện Nhật Tân.




×