Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIN HỌC KHỐI 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.07 KB, 20 trang )

KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TIN HỌC KHỐI 8
Năm học 2016 – 2017
Giáo viên: Phạm văn Phương
Tổ chuyên môn: Toán – Lý – Tin – Công nghệ
I. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Các căn cứ
- Căn cứ vào thông tri về nhiệm vụ năm học 2016-2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 22 tháng 7 năm 2016.
- Căn cứ vào công văn số 500/ PGD&ĐT – THCS của Phòng giáo dục và đào tạo Thạnh Phú ngày 22 tháng 8 năm 2016 về việc
hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017.
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo chuyên môn bậc trung học và các văn bản hướng dẫn giảng dạy bộ môn tin học.
- Căn cứ vào sự phân công nhiệm vụ năm học 2016 – 2017 của Ban giám hiệu Trường THCS Mỹ An.
-Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị và kết quả chất lượng giáo dục năm học 2015-2016 của cá nhân. Nay tôi xây dựng kế
hoạch bộ môn Tin học 8 năm học 2016-2017 như sau:
2. Đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi:
- Giáo viên dạy đúng chuyên môn
- Đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ
- Học sinh có ý thức học tập, yêu thích môn học, tích cực phát biểu xây dựng bài.
- Có sự quan tâm của BGH, phụ huynh học sinh.

1


b. Khó khăn:
- Sự nhận thức của học sinh không đồng đều, một số học sinh nhận thức chậm.
- Tài liệu tham khảo còn ít.
- Một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh coi nhẹ môn học vì cho rằng đây là môn phụ, không có tính quyết định như
môn văn hay môn toán.
- Điều kiện thâm nhập thực tế chưa có.
- Đa số học sinh không có máy tính, điều kiện đi lại còn khó khăn nên thời gian đầu tư cho việc học tập còn ít


II. PHƯƠNG HƯỚNG- NHIỆM VỤ - CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU.
1.Phương hướng, nhiệm vụ.
*Giảng dạy lí thuyết
- Đảm bảo dạy đúng chương trình, đủ số tiết theo phân phối chương trình .
- Lấy kiến thức làm trọng tâm để soạn giảng phù hợp với đối tượng học sinh mà vẫn đúng phương pháp và đúng đặc trưng bộ
môn.
- Chuẩn bị đủ đồ dùng và thiết bị dạy học đầy đủ trước khi lên lớp
* Giờ thực hành:
- Thực hiện theo phân phối chương trình, theo từng bài và từng tiết quy định, cho học sinh thực hành hợp lý, khoa học.
* Tổ chức cho học sinh thăm quan ngoại khoá nếu có điều kiện.
*Giáo dục đạo đức, tinh thần thái độ và ý thức học tập cho học sinh qua các giờ học lí thuyết, thực hành.

2


III. CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH
1. Đảm bảo duy trì sĩ số học sinh
Thường xuyên kiểm tra đôn đốc học sinh đến lớp, giáo dục học sinh yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, đoàn kết với bạn bè,
động viên học sinh có ý định bỏ học.
2. Giáo viên tự học tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách dự giờ và tham khảo tài liệu. Tham gia
đầy đủ các buổi học chính trị, các lớp tập huấn nghiệp vụ.
3. Có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, học lý thuyết gắn liền với thực hành, hình thành khả năng sử dụng
máy tính phục vụ hoạt động học tập của bản thân và nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục đạo đức, liên hệ với thực tế cuộc sống.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng quy chế (lý thuyết và thực hành)
5. Phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường cùng giáo dục.
IV. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Có đầy đủ đồ dùng trang thiết bị dạy học, sách, tài liệu tham khảo cho các giờ học
2. Kịp thời xin bố trí kinh phí để tu bổ sửa chữa phục vụ cho hoạt động dạy học của bộ môn.
V. KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TỪNG CHƯƠNG, BÀI
-Học kỳ I: Tổng số tiết là: 38 tiết

-Học kỳ II: Tổng số tiết là: 36 tiết
*Tổng số tiết cả năm học là: 74 tiết

3


KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Tuần

BÀI DẠY

Tiết
PPCT

Phương tiện dạy

Bổ sung

học
- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc - SGK Tin Học
Quyển 3
thông qua lệnh.

kế hoạch

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy
tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.
- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn


- Phòng máy tính
- Bài giảng
- Giáo án

máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ
1

Bài 1. Máy tính và
chương trình máy tính

1, 2

thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là
ngôn ngữ lập trình.
- Biết vai trò của chương trình dịch.
Hs mô tả được 1 số lệnh đơn giản để rôbot trở lại đúng
vị trí có rác.

2

Bài 2. Làm quen với
Chương trình và Ngôn
ngữ lập trình

3, 4

- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là - SGK Tin Học
bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu Quyển 3

- Phòng máy tính

lệnh.
- Biết ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành

- Bài giảng
- Giáo án

4


riêng cho mục đích sử dụng nhất định.
- Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình
đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ
lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá.
- Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và
phần thân
- Nhận biết được chương trình, tên chương trình có hợp
lệ hay không và sửa lại cho đúng.
- Biết cách dịch, sửa lỗi trong chương trình, chạy chương - SGK Tin Học
Quyển 3
trình và xem kết quả.
-Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập
3

Bài thực hành 1. Làm
quen với Turbo Pascal

5, 6


- Phòng máy tính
- Giáo án

trình
- Thực hiện được thao tác khởi động/kết thúc TP, làm
quen với màn hình soạn thảo TP
- Thực hiện được mở các bảng chọn và chọn lệnh.
- Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản.

4

Bài 3. Chương trình
máy tính và dữ liệu

7, 8

- Biết khái niệm kiểu dữ liệu;
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số;
- Biết khái niệm điều khiển tương tác giữa người với máy
tính.

5

- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính
- Bài giảng


- Viết được các biểu thức toán học bằng ký hiệu trong


- Giáo án

Pascal và ngược lại.
- Nghiêm túc tiếp thu bài.
- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác - SGK Tin Học
Quyển 3
nhau.
- Hiểu phép toán div, mod
5

Bài thực hành 2. Viết
chương trình để tính
toán

9
10

- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm

- Phòng máy tính
- Giáo án

ngừng chương trình
- Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong
Pascal
- Thực hiện được việc nhập, dích, chỉnh sửa và chạy
chương trình.

6


Bài tập

11
12

-Viết các biểu thức toán học với dạng biểu thức trong - SGK Tin Học
Quyển 3
Pascal.
- Hiểu phép toán div, mod
- Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình và tạm
ngừng chương trình
- Cần phải hiểu được qui luật chơi.

7

- Phòng máy tính

Máy chiếu, máy

Luyện gõ phím nhanh

13

- Phải hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm và có thể tính,

với Finger Break Out

14


tự khởi động và thoát phần mềm Finger break out
- Luyện kĩ năng gõ phím nhanh và chính xác

6

phần

mềm

Finger Break Out


- Biết khái niệm biến, hằng;
- Hiểu cách khai báo, sử dụng biến, hằng;
8

Bài 4. Sử dụng biến

15

trong chương trình

16

- Biết vai trò của biến trong lập trình;
- Hiểu lệnh gán
- Tìm được các lỗi cơ bản trong chương trình và sửa lại
cho đúng.
- Hiểu về kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực


- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính
- Bài giảng
- Giáo án

- SGK Tin Học

- Hiểu và thực hiện được việc tráo đổi giá trị của hai biến Quyển 3
- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được - Phòng máy tính
kiểu dữ liệu phù hợp cho biến
9

Bài thực hành 3. Khai

17

báo và sử dụng biến

18

- Giáo án

- Kết hợp được giữa lệnh write(), writeln() với read().
readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn
phím
- Sử dụng được lệnh gán
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài thực hành
- Củng cố kiến thức về dữ liệu, kiểu dữ liệu, các phép - SGK Tin Học
toán…


10

Bài tập

19

Quyển 3

- Biết khai báo và sử dụng biến, hằng một cách chính - Phòng máy tính
xác.
- Hiểu và thực hiện được lệnh gán.

7


- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS từ bài 1 đến - Đề kiểm tra
10

Kiểm tra (1 tiết)

20

21
11

Bài 5. Từ bài toán đến

22


12

chương trình

23
24

bài 4

- Phòng máy tính

- Rèn luyện khả năng tự lực làm bài.
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán;

- SGK Tin Học

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;
- Biết một chương trình là mô tả của thuật toán trên một
ngôn ngữ cụ thể.

Quyển 3
- Phòng máy tính
- Bài giảng
- Giáo án

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm
số lớn nhất của một dãy số.
Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản;
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy - SGK Tin Học

tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện.

Quyển 3

- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng - Phòng máy tính
13

Bài 6. Câu lệnh điều

25

đủ.

- Bài giảng

kiện

26

- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện - Giáo án
cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cấu trúc, hoạt động câu lệnh điều kiện dạng thiếu
và dạng đủ trong Pascal.

14

Bài thực hành 4. Sử

27


- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
- Hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương - SGK Tin Học

8


Quyển 3

trình
- Viết được được câu lệnh điều kiện if...then trong chương
dụng lệnh điều kiện if ...

28

then

- Phòng máy tính
- Giáo án

trình;
- Rèn luyện kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn
giản
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài thực hành

Bài tập

29

- Củng cố kiến thức bài 6: Câu lệnh có điều kiện.
- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài tập


15
Kiểm tra thực hành (1
tiết)

30

- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS từ bài 5 đến
bài 6
- Biết khái niệm bài toán, thuật toán;
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;

16

Bài tập

31

- Biết một chương trình là mô tả của thuật toán trên một

32

ngôn ngữ cụ thể.

- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính
- Đề kiểm tra thực
hành
- Phòng máy tính

- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính

- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng
đủ.

17

Kiểm tra học kì I.

18

Ôn tập học kì I

33

-Viết các câu lệnh điều kiện đơn giản trong Pasccal
- Đánh giá kết quả học tập qua các bài đã học trong học

- Đề kiểm tra

34
35

kì I
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính;

- Phòng máy tính
- SGK Tin Học


9


36

Trả bài kiểm tra học

37

- Biết một chương trình là mô tả của thuật toán trên một Quyển 3
- Phòng máy tính
ngôn ngữ cụ thể.
-Rèn luyện khả năng nhận biết tính hợp lệ của các chương
trình.
- Trả và sửa bài kiểm tra học kì I

- Phòng máy tín

kì I
- Phòng máy tính

19
Ôn tập cuối học kì I

20

Bài 7. Câu lệnh lặp

38


39
40

Tổng hợp kiến thức học kì I

- SGK Tin học

quyển 3
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp trong ngôn ngữ lập - SGK Tin Học
Quyển 3
trình.
- Phòng máy tính
- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp để chỉ dẫn máy
- Bài giảng
tính thực hiện lặp đi lặp lại công việc nào đó một số lần.
- Giáo án
- Hiểu hoạt động của câu lệnh với số lần biết trước
for...do trong Pascal.
- Hiểu lệnh ghép trong Pascal
- Viết đúng được lệnh for...do trong một số tình huống đơn
giản.

21

Bài thực hành 5. Sử

41

dụng lệnh lặp for ... do


42

- Viết được chương trình có sử dụng vòng lặp for...do;
- Sử dụng được câu lệnh ghép;
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu chương trình có sử dụng

10

- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính


43
44

22
23

Học vẽ hình với phần

24

mềm Geogebra

45
46
47
48


vòng lặp for...do
- Học sinh hiểu được các đối tượng hình học cơ bản của - SGK Tin Học
phần mềm và quan hệ giữa chúng

Quyển 3

- Thông qua phần mềm, HS biết và hiểu được các ứng - Phòng máy tính
dụng của phần mềm trong việc vẽ và minh họa các đối - Giáo án
tượng hình học và thiết lập quan hệ toán học giữa các đối - Bài giảng
tượng này.

-

Phần

mềm

- Hs biết cách sử dụng phần mềm để vẽ được các hình Geogebra
hình học được học trong chương trình Toán 8.
- Biết nhu cầu cần có cấu trúc lặp với số lần chưa biết - SGK Tin Học
trước trong ngôn ngữ lập trình;

Quyển 3

- Biết ngôn ngữ lập trình dùng cấu trúc lặp với số lần chưa - Phòng máy tính
biết trước để chỉ dẫn máy tính thực hiện lặp đi lặp lại công - Bài giảng
việc đến khi một điều kiện nào đó được thoả mãn;
25


Bài 8. Lặp với số lần
chưa biết trước

49
50

- Giáo án

- Hiểu hoạt động của câu lệnh lặp với số lần chưa biết
trước while...do trong Pascal
- Viết được 1 số chương trình đơn giản từ các thuật toán
đã cho.
- “Chạy tay” được 1 số chương trình để xác định số vòng

26

Bài tập

51

lặp
-Viết được một chương trình Pascal đơn giảng thông qua - SGK Tin Học
thuật toán.

Quyển 3

11


-Rèn luyện khả năng đọc và hiểu chương trình.

- Phòng máy tính
- Hiểu câu lệnh lặp while...do trong chương trình TP có - SGK Tin Học
Bài thực hành 6:Sử
dụng lệnh lặp while…do

52

sẵn

Quyển 3

- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến

- Phòng máy tính

- Viết được một chương trình Pascal đơn giản
- Giáo án
- Biết lựa chọn câu lệnh lặp while...do hoặc for...do phù - SGK Tin Học
Bài thực hành 6. Sử
dụng lệnh lặp while...do

53

hợp với tình huống cụ thể.

Quyển 3

- Biết vai trò của việc kết hợp các cấu trúc điều khiển

- Phòng máy tính


- Rèn luyện khả năng viết chương trình.

27
Bài tập

54

- Củng cố kiến thức câu lệnh for … do, While …. do

- SGK Tin Học

- Phân biệt được 2 lệnh lặp , biết sử dụng lệnh for…khi nào?

Quyển 3

- Hợp tác với nhóm để thực hiện tốt bài tập

- Phòng máy tính
- SGK Tin Học

- Rèn luyện kĩ năng về khai báo, sử dụng biến
Bài tập(tt)

55

- Viết được một chương trình Pascal đơn giản có sử dụng
câu lệnh lặp.

28


Quyển 3
- Phòng máy tính
- Giáo án

- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS đối với các

29

Kiểm tra (1 tiết)

56

lệnh For … do, While …. do

- Phòng máy tính

Bài 9. Làm việc với dãy

57

- Rèn luyện khả năng tư duy phán đoán cho học sinh.
- Biết được khái niệm mảng một chiều

- Đề kiểm tra
- SGK Tin Học

số

58


- Biết cách khai báo mảng, nhập, in, truy cập các phần tử

Quyển 3
- Phòng máy tính

của mảng

12


- Hiểu thuật toán tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất của một dãy - Bài giảng
số

- Giáo án

- Viết được câu lệnh khai báo biến mảng
- Viết được 1 số chương trình đơn giản có sử dụng biến
mảng

Bài thực hành 7 Xử lí
30

dãy số trong chương
trình

59
60

- Ôn luyện cách sử dụng câu lệnh lặp if...then, for...do


- SGK Tin Học

- Thực hành khai báo và sử dụng các biến mảng ;

Quyển 3

- Củng cố kĩ năng đọc, hiểu và chỉnh sửa chương trình.

- Phòng máy tính

- Hiểu và viết được chương trình với thuật toán tìm giá trị
lớn nhất, nhỏ nhất của một dãy số, tính tổng dãy số

Bài tập

61

31
Kiểm tra thực hành (1
tiết)

62

- Củng cố kiến thức về dãy số.
- Vận dụng được các kiến thức về dãy số vào giải bài tập

Quan sát hình không

33


gian với phần mềm

34

Yenka

Quyển 3

- Kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức của HS về dãy số

- Phòng máy tính
- Máy tính

- Rèn luyện khả năng tự lực làm bài.

- Đề kiểm tra

63
32

- SGK Tin Học

- SGK Tin Học

64
65

- Hs hiểu được các tính năng chính của phần mềm


66

- Biết cách tạo ra các hình không gian cơ bản.

67

Quyển 3
- Phòng máy tính
- Bài giảng
- Giáo án

68

13


35

36

Kiểm tra học kì II

Ôn tập học kì II

Trả bài kiểm tra học
37

kì II
Ôn tập cuối học kì II


69
70

71
72

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua các bài đã
học trong học kì II

-Đề kiểm tra
-Phòng máy tính

- Củng cố toàn bộ kiến thức bài 7, 8, 9
-Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán trên máy tính với
ngôn ngữ lập trình Pascal.

73

-Trả và sửa bài kiểm tra học kì II

74

Tổng hợp kiến thức học kì II

14

- SGK Tin Học
Quyển 3
- Phòng máy tính
- Giáo án

-Phòng máy tính
-Phòng máy tính
-Sách giáo khoa


TRƯỜNG THCS MỸ AN
TỔ: TOÁN-LÍ-TIN-C.NGHỆ

KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN TIN HỌC KHỐI 8
*Bước 1: Xây dựng chủ đề
I. Tên chủ đề: Câu lệnh điều kiện
II. Mô tả chủ đề:
1.Tổng số tiết thực hiện chủ đề

+Tiết 1: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh; hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
+Tiết 2: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh; câu lệnh điều kiện
+Tiết 3: Thực hành với câu lệnh điều kiện
+Tiết 4: Thực hành với câu lệnh điều kiện  tổng kết
PPCT Cũ
Tiết

PPCT theo chủ đề

Tên bài dạy

Chủ đề:
Câu lệnh điều kiện


25, 26

Bài 6: Câu lệnh điều kiện

27, 28

Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện if … then

2.Mục tiêu của chủ đề
2.1.Mục tiêu tiết 1
a. Kiến thức
- Biết một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiên.
-Biết tính đúng hoặc sai của các điều kiện, điều kiện và các phép so sánh

15


b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
c. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic
2.2.Mục tiêu tiết 2
a. Kiến thức
- Biết sự cần thiết của câu trúc rẽ nhánh trong lập trình .
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
b. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal
c. Thái độ
-Tích cực, tư duy logic
2.3.Mục tiêu tiết 3

a. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với cách sử dụng câu lệnh if ... then trong chương trình
- Hiểu rõ hơn tính đúng hoặc sai của các điều kiện
b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản và hiểu được ý nghĩa của thuật toán sử dụng trong chương trình
c. Thái độ
-Chủ động, tích cực, phối hợp với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
2.4.Mục tiêu tiết 4
a. Kiến thức
- Luyện tập sử dụng câu lệnh If...then

16


b. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng ban đầu về đọc các chương trình đơn giản.
-Hiểu được ý nghĩa, cách sử dụng câu lệnh if ... then lồng nhau.
c. Thái độ
-Chủ động, tích cực, phối hợp với giáo viên trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3.Phương tiện
-Giáo án, bài giảng
-Phòng máy tính, máy chiếu.
-Phiếu học tập (nếu có)
4.Các nội dung chính của chủ đề theo từng tiết

+Tiết 1:
1.Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
2.Tính đúng hoặc sai của các điều kiện
3. Điều kiện và phép so sánh
+Tiết 2:

4. Cấu trúc rẽ nhánh
5. Câu lệnh điều kiện
+Tiết 3:
1.Mục đích, yêu cầu
2.Nội dung
*Bài tập 1
+Tiết 4:
17


2.Nội dung (tt)
*Bài tập 2
*Bài tập 3
*BƯỚC 2: Biên soạn câu hỏi/bài tập:
1.Biên soạn câu hỏi/ bài tập theo hướng:
- Xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao)
- Mỗi loại câu hỏi/bài tập sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.
2.Nội dung cụ thể
Tiết 1:
TT
Câu hỏi/ bài tập
Mức độ
Năng lực, phẩm chất
1
Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện là gì?
Nhận biết
Đọc, tìm hiểu SGK
2
Tìm thêm các hoạt động phụ thuộc vào điều kiện?
Vận dụng thấp

Tìm hiểu sgk, suy luận
3
Điều kiện thỏa mãn, không thỏa mãn?
Thông hiểu
Tìm hiểu, quan sát và giải thích
4
Kể tên các phép so sánh?
Nhận biết
Quan sát, tìm hiểu
5
Bài tập: Tính đúng hoặc sai của các phép so sánh
Vận dụng cao
Tìm hiểu, suy luận
Tiết 2:
TT
Câu hỏi/ bài tập
1
Máy tính thực hiện chương trình như thế nào?
2
Mô tả thuật toán cho ví dụ 2,3
3
Cấu trúc rẽ nhánh có mấy dạng?
4
Cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện
5
Bài tập về câu lệnh điều kiện

Mức độ
Nhận biết
Vận dụng

Thông hiểu
Thông hiểu
Vận dụng cao

Năng lực, phẩm chất
Tìm hiểu, quan sát và trả lời
Quan sát, tìm hiểu và suy luận
Tìm hiểu, quan sát và thực hiện
Tìm hiểu, quan sát và thực hiện
Tìm hiểu, suy luận và thực hiện

Tiết 3:
TT
Câu hỏi/ bài tập
1
Xác định mục đích, yêu cầu của bài thực hành?
2
Cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện

Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu

Năng lực, phẩm chất
Đọc, tìm hiểu SGK
Tìm hiểu sgk, suy luận

18



3

Bài tập: về câu lệnh điều kiện?

Tiết 4:
TT
Câu hỏi/ bài tập
1
Chạy chương trình với các bộ dữ liệu đã cho?
2
Bài tập: Ai cao hơn
3
Bài tập: Độ dài ba cạnh của tam giác

Vận dụng

Tìm hiểu, suy luận và thực hiện

Mức độ
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Năng lực, phẩm chất
Tìm hiểu, quan sát và thực hiện
Tìm hiểu, quan sát và thực hiện
Tìm hiểu, suy luận và thực hiện

*BƯỚC 3: Thiết kế tiến trình dạy học (Soạn giáo án)
*BƯỚC 4: Tổ chức dạy học và dự giờ

- Dự kiến thời gian dạy: Tháng 11/ 2016
+ Dự kiến người dạy mẫu: Phạm Văn Phương
+ Dự kiến đối tượng dạy: HS lớp 8
+ Dự kiến thành phần dự giờ: Tổ nhóm chuyên môn.
- Dự kiến dạy thử nghiệm:
+ Lớp: 82 Người dự: Tổ chuyên môn
- Dự kiến kiểm tra khảo sát HS (15 phút):
+ Mỗi lớp chọn 20 HS (ở các mức độ nhận thức khác nhau)
+ Dạng câu hỏi: nhận biết, thông hiểu và vận dụng:
Câu 1. Nêu cú pháp, hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ?
Câu 2. Xác định bài toán và mô tả thuật toán của 1 bài toán?
Câu 3. Viết chương trình và thực hiện với các bộ dữ liệu đã cho?

*BƯỚC 5: Phân tích, rút kinh nghiệm bài học (sau khi dạy và dự giờ).
( Phân tích giờ dạy theo quan điểm phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên.)

19


BỔ SUNG KẾ HOẠCH
*Tuần 13,14 dạy học theo chủ đề (Từ tiết 25  tiết 28)
Tên chủ đề: Câu lệnh điều kiện
Nội dung:
+Tiết 1: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh; hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
+Tiết 2: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh; câu lệnh điều kiện
+Tiết 3: Thực hành với câu lệnh điều kiện
+Tiết 4: Thực hành với câu lệnh điều kiện  tổng kết
Mỹ Hưng, ngày 27 tháng 08 năm 2016
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU

HIỆU TRƯỞNG

TỔ CHUYÊN MÔN

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

Phạm Văn Phương

Phạm Văn Phương

TRẦN THỊ NGUYỆT

20



×