Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)), tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ NGA

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA
PENTAPHYLLUM (THUNB.))
TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGÔ THỊ NGA

NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA
PENTAPHYLLUM (THUNB.))
TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG



Thái Nguyên - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện.
Số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Các kết luận khoa học của luận văn chƣa nhà khoa học nào công bố trong các nghiên
cứu khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Ngƣời làm cam đoan

Ngô Thị Nga


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS-TS. Lê Sỹ Trung đã tận tình
hƣớng dẫn với trách nhiệm cao, giúp tác giả nâng cao trình độ và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể cán bộ, giảng viên phụ trách
Đào tạo sau Đại học đã dành cho tác giả những điều kiện hết sức thuận lợi; nhiều
nhà khoa học trong Trƣờng và Khoa Lâm nghiệp đã nhiệt tình đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tác giả nâng cao trình độ và hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng, Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên,

đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tác giả có cơ hội phấn đấu trong công
tác cũng nhƣ trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, Thầy cô, bạn bè đã
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để thực hiện bản luận văn này.

Thái Nguyên, ngày tháng
Học viên

Ngô Thị Nga

năm 2016


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN ................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU TRONG KHÓA LUẬN ............................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học....................................................2
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................4
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................4

1.1.1. Nghiên cứu về Lâm sản ngoài gỗ ......................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ......................................................................4
1.1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ ...........................................................................5
1.1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ.....................6
1.1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ.............................................7
1.1.2. Nghiên cứu về Giảo cổ lam .............................................................................10
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc .................................................11
1.2.1. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ .....................................................................11
1.2.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ ....................................................................11
1.2.1.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ................................................12
1.2.1.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ ......................13
1.2.1.4. Tình hình quản lý Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam ........................................17
1.2.2. Nghiên cứu về Giảo cổ lam .............................................................................18


iv

1.2.2.1. Địa điểm phân bố .........................................................................................21
1.2.2.2. Phân loại .......................................................................................................21
1.2.2.3. Tính, vị .........................................................................................................21
1.2.2.4. Tác dụng .......................................................................................................22
1.2.2.5. Thành phần hóa học của Giảo cổ lam ..........................................................23
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................25
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................25
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................25
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................25
+ Công dụng của Giảo cổ lam ...................................................................................25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................26
2.3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu chung ......................................................................26

2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ......................................................................27
2.3.2.1. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ........................................................................27
2.3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................27
2.3.2.3. Phƣơng pháp đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng Giảo cổ lam ........29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................30
3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến bảo tồn và phát triển
Giảo cổ lam ...............................................................................................................30
3.1.1. Vị trí địa lí, giới hạn ........................................................................................30
3.1.2. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................30
3.1.2.1. Địa hình ........................................................................................................30
3.1.2.2. Địa chất, khoáng sản ....................................................................................31
3.1.2.3. Thổ nhƣỡng ..................................................................................................33
3.1.2.4. Khí hậu .........................................................................................................33
3.1.2.5. Thủy văn .......................................................................................................34
3.1.2.6. Sinh vật.........................................................................................................35
3.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội .................................................................................36


v

3.1.3.1. Các vấn đề xã hội .........................................................................................36
3.1.3.2. Kinh tế ..........................................................................................................37
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện cơ bản ...............................................................37
3.1.4.1. Những thuận lợi ...........................................................................................37
3.1.4.2. Khó khăn ......................................................................................................38
3.2. Hiện trạng phân bố Giảo cổ lam trong khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng ...........................................................................................................38
3.3. Đặc điểm sinh thái, kỹ thuật gây trồng và khai thác sử dụng Giảo cổ lam trong
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng ..................................................41
3.3.1. Đặc điểm hình thái cây Giảo cổ lam trong khu bảo thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng ...........................................................................................................41
3.3.1.1. Đặc điểm hình thái rễ ...................................................................................41

3.3.1.2. Đặc điểm hình thái thân ...............................................................................41
3.3.1.3. Đặc điểm hình thái lá ...................................................................................42
3.3.1.4. Đặc điểm hình thái hoa ................................................................................43
3.3.1.5. Hình thái quả và hạt .....................................................................................44
3.3.2. Hiện trạng gây trồng........................................................................................45
3.3.3. Kiến thức bản địa về chọn tạo giống, gây trồng cây Giảo cổ lam ..................49
3.3.3.1. Chọn tạo giống .............................................................................................49
3.3.3.2. Kỹ thuật gây trồng ........................................................................................49
3.3.3.3. Đánh giá chung về kiến thức bản địa của ngƣời dân 3 xã Thần Sa, Sảng
Mộc và Nghinh Tƣờng. .............................................................................................51
3.3.3.4. Tình hình khai thác và sử dụng ....................................................................51
3.4. Giá trị và thị trƣờng tiêu thụ Giảo cổ lam ..........................................................53
3.4.1. Giá trị của Giảo cổ lam ...................................................................................53
3.4.2. Thị trƣờng tiêu thụ Giảo cổ lam ......................................................................54
3.5. Phân tích những khó khăn và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển
Giảo cổ lam ...............................................................................................................56
3.5.1. Khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển Giảo cổ lam .................................56


vi

3.5.1.1. Khó khăn trong việc bảo tồn ........................................................................56
3.5.1.2. Khó khăn trong việc phát triển .....................................................................57
3.5.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển Giảo cổ lam...................................................57
3.5.2.1. Giải pháp bảo tồn loài ..................................................................................57
3.5.2.2. Giải pháp phát triển loài ...............................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KHIẾN NGHỊ .............................................................................61
1. Kết luận .................................................................................................................61
1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội ảnh hƣởng đến bảo tồn và phát triển
Giảo cổ lam

1.2. Hiện trạng phân bố của Giảo cổ lam tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phƣợng Hoàng ...........................................................................................................61
1.3. Đặc điểm hình thái, kỹ thuật gây trồng và khai thác sử dụng Giảo cổ lam trong
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng ..................................................61
1.4. Giá trị và thị trƣờng tiêu thụ cây Giảo cổ lam ...................................................62
1.5. Phân tích khó khăn và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển Giảo cổ lam .....62
2. Kiến nghị ...............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................................64
II. Tài liệu tiếng Anh .................................................................................................66


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVNN

Bảo vệ nghiêm ngặt

DC

Dân cƣ

DVHC

Dịch vụ hành chính

KBT

Khu bảo tồn


KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

HST

Hệ sinh thái

GCL

Giảo cổ lam

LSNG

Lân sản ngoài gỗ

NĐ 32

Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 20/3/2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm

NN

Nông nghiệp


NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

OTC

Ô Tiêu chuẩn

PHST

Phục hồi sinh thái

UBND

Ủy ban nhân dân

SĐVN

Sách đỏ việt nam


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Xuất nhập khẩu lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam (1999 - 2004) ..................16
Bảng 1.2. Xuất khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và Quế (2000-2007)...............................16
Bảng 3.1. Phân bố cá thể Giảo cổ lam theo hƣớng đi ...............................................39
Bảng 3.2. Phân bố Giảo cổ lam theo OTC ................................................................40
Bảng 3.3. Thực trạng cây Giảo cổ lam đƣợc trồng sau 01 tháng ..............................46
Bảng 3.4. Giảo cổ lam đƣợc trồng bổ sung và kết quả sau 2 tháng trồng ................47

Bảng 3.5. Xác định mật độ trồng và thời vụ trồng Giảo cổ lam ...............................50
Bảng 3.6. Thời điểm thu hái Giảo cổ lam ngoài tự nhiên .........................................52
Bảng 3.7. Giá bán Giảo cổ lam khô ..........................................................................53


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU TRONG KHÓA LUẬN
Hình 3.1. Điều tra GCL trên ô tiêu chuẩn ................................................................ 39
Hình 3.2. Hình thái thân và lá của Giảo cổ lam 7 lá chét ........................................ 42
Hình 3.3. Hình thái thân và lá loài GCL 5 lá chét.................................................... 43
Hình 3.4. Tỷ lệ sống của cây Giảo cổ lam đƣợc trồng sau 01 tháng ....................... 46
Hình 3.5. Tỷ lệ sống của GCL đƣợc trồng bổ sung sau 02 tháng ............................ 48
Hình 3.6. Giá bán Giảo cổ lam khô .......................................................................... 54


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nƣớc ta, với một vị trí tự nhiên hiếm có, một mặt gắn liền với lục địa,
mặt khác thông với đại dƣơng và nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, khí hậu có
nhiều nét độc đáo và đa dạng. Điều kiện tự nhiên đó đã thực sự ƣu đãi cho đất nƣớc
và con ngƣời Việt Nam một hệ sinh thái phong phú với tiềm năng to lớn về tài
nguyên cây thuốc. Việt Nam có nền y học dân tộc cổ truyền lâu đời với tri thức sử
dụng các loại dƣợc liệu, các bài thuốc có giá trị dùng để chữa các bệnh thông
thƣờng và nan y. Phƣơng châm “Nam dƣợc trị Nam nhân” đã giúp bảo vệ sức khỏe
cho dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nƣớc.
Giảo cổ lam là một loài thảo dƣợc thần kỳ có tác dụng tăng cƣờng sức khoẻ,
giúp bình ổn huyết áp, làm tan huyết khối, ngăn ngừa xơ vữa mạch, phòng chống

các tai biến về tim, mạch, não, chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon
miệng, ngăn ngừa ung thƣ não, tử cung, da, tuyến tiền liệt, hỗ trợ cho bệnh nhân sau
phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất, giúp ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực, làm
giảm đƣờng huyết ở bệnh nhân tiểu đƣờng, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu
đƣờng gây ra, làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất,
rƣợu, bia...
Với những nghiên cứu về giá trị trong y học đã đƣợc công bố, giảo cổ lam
ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến với giá tiêu dùng khá cao. Điều đó thúc đẩy việc
thu hái giảo cổ lam với số lƣợng lớn, dẫn đến trữ lƣợng trong tự nhiên suy giảm
nhanh chóng. Từ thực tiễn đó việc nghiên cứu bảo tồn và phát triển giảo cổ lam có ý
nghĩa lớn.
Ở Việt Nam, cây Giảo cổ lam đƣợc Phạm Thanh Kỳ (Nguyên hiệu trƣởng
trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội) tìm thấy đầu tiên trên dãy núi Phan-xi-păng vào năm
1997. Mẫu cây đƣa về Hà Nội đã đƣợc Vũ Văn Chuyên, Chủ nhiệm Bộ môn Thực
vật của Trƣờng đại học Dƣợc xác định có tên khoa học chính xác là Gynostemma
pentaphyllum (Thunb.) Makino, thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Sau đó loài cây


2

này đƣợc tìm thấy tại Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình,
Quảng Ninh và một số địa phƣơng khác thuộc vùng núi phía Bắc.
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng có tổng diện tích rừng đặc
dụng là 19.913,54 ha nằm trên địa bàn 7 xã và 1 thị trấn gồm: Cúc Đƣờng, Thần Sa,
Sảng Mộc, Thƣợng Nung, Nghinh Tƣờng, Vũ Trấn, Phú Thƣợng, Đình Cả. Ngƣời
dân sinh sống trong khu bảo tồn chủ yếu là dân tộc thiểu số, do trình độ canh tác
còn lạc hậu nên phần lớn ngƣời nông dân chƣa biết gây trồng, chế biến phát huy
đƣợc hết tiềm năng và chất lƣợng của cây Giảo cổ lam. Việc thu hái bừa bãi cây
Giảo cổ lam trên rừng đã làm cạn kiệt loài cây dƣợc liệu quý này.
Để góp phần bảo tồn và phát triển bền vững các loài dƣợc liệu nói chung và

cây Giảo cổ lam nói riêng, đồng thời nâng cao nhận thức cũng nhƣ đời sống cho
cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu bảo tồn và
phát triển cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)), tại vùng đệm
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên” là cần
thiết, có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra đƣợc thực trạng, bảo tồn và phát triển của cây Giảo cổ lam trong
Khu bảo tồn
- Đánh giá đƣợc những kiến thức bản địa về kỹ thuật nhân giống, gây trồng
và khai thác cây Giảo cổ lam trong Khu bảo tồn
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển Giảo cổ lam tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Thần Sa - Phƣợng Hoàng
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Học viên làm quen, tìm hiểu kiến thức ngoài thực tế giúp cho học viên hoàn
thiện hơn không những về mặt lý thuyết mà cả về thực hành, từ đó nâng cao hiệu
quả và chất lƣợng học tập.
- Là cơ hội tốt để học viên hoàn thiện bản thân cả về kiến thức, kỹ năng và
thái độ vững vàng trong công việc và cuộc sống sau này.


3

- Cung cấp, bổ sung những dẫn liệu khoa học về bảo tồn và phát triển cây
Giảo cổ lam.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Các giải pháp đề xuất bảo tồn và phát triển cây Giảo cổ lam là thông tin cơ
sở khoa học quan trọng giúp Ban quản lý Khu bảo tồn và ngƣời dân trong vùng
tham khảo, giúp ngƣời dân miền núi sản xuất cây Giảo cổ lam theo hƣớng hàng
hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình.



4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
1.1.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trƣớc đây những loài cây trong rừng không phải là gỗ thƣờng đƣợc gọi là
lâm sản phụ, một số loài có giá trị đặc biệt gọi là đặc sản. Ngày nay thống nhất gọi
các sản phẩm không phải là gỗ có ở trong rừng là lâm sản ngoài gỗ. Khái niệm về
Lâm sản ngoài gỗ là một khái niệm tƣơng đối mới so với gỗ. Đến nay, nhiều khái
niệm về Lâm sản ngoài gỗ đã đƣợc đề xuất, điển hình là các khái niệm sau đây:
Tháng 11/1991, hội thảo chuyên gia vùng về Lâm sản ngoài gỗ Châu Á Thái
Bình Dƣơng tổ chức ở Bangkok - Thái Lan đã đƣa ra khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ bao gồm tất cả các sản phẩm có thể tái sinh được của
sinh vật, trừ gỗ, củi và than củi, được thu hái từ rừng, đất rừng hoặc từ thực vật
thân gỗ. Như vậy, các sản phẩm như cát, đá, nước và du lịch sinh thái không phải
là Lâm sản ngoài gỗ”
Nhóm chuyên gia này nhấn mạnh rằng du lịch sinh thái không phải là Lâm
sản ngoài gỗ.
Năm 1992, FAO thì cho rằng “Lâm sản ngoài gỗ là tất cả các sản phẩm
không phải là gỗ phục vụ thương mại, công nghiệp và sinh kế, được cung cấp từ
rừng và sinh khối của rừng, chúng được khai thác ổn định, nghĩa là khai thác từ
một hệ sinh thái rừng với một khối lượng không ảnh hưởng tới chức năng tái sản
xuất cơ bản của rừng”.
Năm 1995, hội thảo chuyên gia đƣợc tổ chức ở Tanzania (Châu Phi), đã đƣa
ra khái niệm:
“Tất cả các sản phẩm động vật, thực vật được cung cấp từ rừng, đất rừng và

các cây rừng ở ngoài rừng; không kể gỗ tròn công nghiệp, gỗ dùng làm năng
lượng, sản phẩm từ vườn và chăn nuôi.


5

Năm 1995, FAO lại đƣa ra một khái niệm khác tổng quát hơn về Lâm sản
ngoài gỗ đó là: “Lâm sản ngoài gỗ bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật
cũng như các dịch vụ đƣợc cung cấp từ rừng hoặc các loại đất đƣợc sử dụng dƣới
dạng tƣơng tự, không kể gỗ và các dạng gỗ" [30].
Các khái niệm chủ yểu do FAO đƣa ra ở trên đều chƣa hoàn thiện, năm
1999, hội nghị của FAO lại đƣa ra một khái niệm ngắn gọn về Lâm sản ngoài gỗ:
“Lâm sản ngoài gỗ (non timber forest product - NTFP, hoặc Non wood
forest products - NWFP) bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ,
được khai thác từ rừng, và từ cây gỗ ở ngoài rừng” [32].
Khái niệm này đƣợc để ngỏ và trƣng cầu ý kiến đóng góp của các nhà khoa
học để hoàn thiện khái niệm về Lâm sản ngoài gỗ.
1.1.1.2. Phân loại Lâm sản ngoài gỗ
Lâm sản ngoài gỗ rất đa dạng, phong phú và đƣợc sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Do vậy, việc phân loại có nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan
điểm hiện nay, Lâm sản ngoài gỗ đƣợc phân làm hai dạng chủ yếu sau:
- Phƣơng pháp phân loại theo hệ thống sinh:

Theo phƣơng pháp phân loại này thì các loại LSNG đƣợc phân theo hệ thống
tiến hóa của sinh giới bao gồm hai nhóm chính: động vật và thực vật. Giới động vật
và giới thực vật tuy rất phong phú và đa dạng nhƣng đều có thể sắp xếp một cách
khách quan vào hệ thống các bậc phân loại từ lớn đến nhỏ:
Giới/Ngành/Lớp/Bộ/Họ/Chi/Loài. Có thể thấy phân loại theo phƣơng pháp
này đòi hỏi phải chú ý nhiều đến đặc điểm sinh học của loài và ngƣời sử dụng phải
có hiểu biết nhất định về phân loại động thực vật.

- Phƣơng pháp phân loại Lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng:

Theo phƣơng pháp này nhiều loài Lâm sản ngoài gỗ khác nhau không kể
nguồn gốc trong hệ thống sinh thái, nơi phân bố có cùng giá trị sử dụng đƣợc phân
vào cùng một nhóm.
Hội nghị Quốc tế tháng 11/1991 tại Bangkok đã chia LSNG làm 6 nhóm:
+ Nhóm 1. Các sản phẩm có sợi: bao gồm tre nứa, song mây, lá và thân có
sợi và các loại cỏ.


6

+ Nhóm 2. Sản phẩm làm thực phẩm: gồm các sản phẩm có nguồn gốc thực
vật nhƣ: thân, chồi, rễ, củ, lá, hoa,... Các sản phẩm có nguồn gốc động vật nhƣ: Mật
ong, thịt động vật rừng, trứng và côn trùng,...
+ Nhóm 3. Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật
+ Nhóm 4. Các sản phẩm chiết xuất: Nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, ta nanh, dầu
béo, tinh dầu
+ Nhóm 5. Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ,
động vật sống, chim, sừng, ngà, xƣơng và nhựa cánh kiến đỏ.
+ Nhóm 6. Các sản phẩm khác.
Theo FAO phân loại các sản phẩm này vào danh mục nhƣ là một bƣớc đầu
tiên quan trọng của sự hiểu biết ngành kinh doanh Lâm sản ngoài gỗ. Lâm sản
ngoài gỗ có thể đƣợc phân loại chung vào nhóm ăn đƣợc và không ăn đƣợc. Nhóm
ăn đƣợc bao gồm cây ăn đƣợc và động vật, mật ong, dầu, cá, gia vị... trong khi các
sản phẩm không ăn đƣợc bao gồm các loại cỏ, cây cảnh, dầu để sử dụng làm mỹ
phẩm, dƣợc phẩm, vv... [30].
1.1.1.3. Các nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Về công dụng và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Lâm sản ngoài gỗ một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu

của rừng, từ lâu đã giữ một vai trò to lớn và quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
của các cộng đồng dân tộc sống ở vùng rừng núi, là nguồn nguyên liệu chính không
thể thiếu đối với nhiều ngành công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, hoá mỹ phẩm, dƣợc
phẩm,... Ngày nay, nhiều loại LSNG đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá
trị. Đã từ lâu nhiều nƣớc trên thế giới, đặc biệt các nƣớc nhiệt đới đã đầu tƣ nghiên
cứu về LSNG nhằm định hƣớng quy hoạch phát triển.
Lâm sản ngoài gỗ cũng ngày càng đƣợc thừa nhận về vai trò của nó trong
phát triển bền vững và bảo tồn các hệ sinh thái. Có đến 80% dân số ở các nƣớc
đang phát triển sống phụ thuộc vào Lâm sản ngoài gỗ cho sinh hoạt, cả về kinh tế
và dinh dƣỡng Lâm sản ngoài gỗ đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ ở các nƣớc
đang phát triển từ châu Mỹ Latinh đến châu Á và châu Phi (Russel M và cộng sự,
1999) [36].


7

Hàng ngàn năm trƣớc đây, thu thập cây dƣợc liệu từ rừng ở Châu Á là một
thành phần quan trọng của hệ thống y học cổ truyền, điều này vẫn có giá trị cho đến
ngày nay. Hầu hết các nƣớc đã duy trì và hợp pháp hóa một hệ thống kép của việc
cung cấp cả thuốc tây và chăm sóc sức khỏe bằng cây dƣợc liệu của y học cổ truyền
(Adepoju và cộng sự, 2007) [27].
Nguồn tài nguyên dƣợc liệu đƣợc biết đến là rất phong phú và đa dạng, số
liệu của IUCN/TRAFFIC/WWF về cây thuốc và cây có chất thơm trên toàn thế giới
lên tới 40.000 - 50.000 loài, gần 2.500 loài đƣợc mua bán rộng rãi trên toàn thế
giới; ở Châu Âu có khoảng 2.000 loài cây thuốc đƣợc sử dụng vào mục đích thƣơng
mại. Thống kê của IUCN (2004) cũng cho thấy khoảng 4.000 loài cây thuốc và cây
có chất thơm trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt chủng và chỉ có một vài trăm loài
đang đƣợc gây trồng (Châu Âu 130-140 loài, trong khi đó đã có khoảng 2.000 loài
đƣợc sử dụng với mục đích thƣơng mại); khoảng 70% số loài có nguồn gốc từ các
loài hoang dã.

1.1.1.4. Về giá trị kinh tế, xã hội của Lâm sản ngoài gỗ
Ngày nay các tổ chức quốc tế, chính phủ của các Quốc gia cũng nhƣ ngƣời
dân vùng núi đã nhận thức đƣợc giá trị của các loài LSNG, chúng không chỉ có giá
trị về kinh tế mà còn có giá trị cả về văn hoá xã hội và môi trƣờng.
* Giá trị kinh tế
Theo báo cáo của Bert Jan Ottens (2005) [4] nhu cầu Lâm sản ngoài gỗ nhƣ sau:
- Nhu cầu của thế giới về thuốc có nguồn gốc từ thực vật tăng mạnh trong 10
năm qua, tăng nhanh hơn thuốc có nguồn gốc hóa học.
- Thƣơng mại thuốc có nguồn gốc từ thực vật ƣớc tính khoảng 10 tỉ Euro
hàng năm; tăng trƣởng hơn 10% mỗi năm.
- Nhu cầu về thuốc thiên nhiên tăng liên quan nhiều đến phong trào tiêu thụ
xanh (thay thế hoặc phụ trợ cho thuốc tân dƣợc).
- Nhu cầu về an toàn, chất lƣợng: Sản phẩm tiêu chuẩn hóa yêu cầu phải có
nguyên liệu thô chất lƣợng cao, nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ tăng cƣờng tính
hợp pháp của thuốc có nguồn gốc từ thực vật.


8

Ngành Lâm sản ngoài gỗ phát triển ngày càng tăng, có xu hƣớng tăng nhanh
hơn so với ngành công nghiệp gỗ và đƣợc dự kiến tăng thêm trong tƣơng lai. Theo
Mater, (FAO, 1996) [31] thị trƣờng cho các sản phẩm rừng khác nhƣ nấm chiếm
gần 20% hàng năm trong những năm qua. Ngoài ra, thị trƣờng thuốc thảo dƣợc của
Mỹ đã tăng trƣởng với một tốc độ hàng năm ƣớc tính khoảng 13-15% so với doanh
số bán hàng của thảo dƣợc.
Theo FAO (2002) [29] ở Trung Quốc và Ấn Độ là hai nƣớc lớn nhất thế giới
về sản xuất và tiêu dùng Lâm sản ngoài gỗ. Trung Quốc thống trị thƣơng mại thế
giới về LSNG (ƣớc tính khoảng 11 tỉ USD vào năm 1994), tiếp theo là Ấn Độ, và
sau đó Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Nghiên cứu của FAO (2002) [29] Trung Quốc là nƣớc sản xuất lớn và xuất

khẩu các loài nấm hoang dã, nấm Mộc nhĩ {Auricularia auricula) đƣợc xuất khẩu
hàng năm khoảng 1.000 tấn trị giá khoảng 8 triệu USD, nấm Tuyết nhĩ (Tremelia
fuciformis) đạt tới 1.000 tấn, 1/3 trong số đó là xuất khẩu, nấm Hƣơng (Lentinus
edodes) hàng năm ƣớc tính sản lƣợng khoảng 120.000 tấn, chiếm 38% sản lƣợng thế
giới trong đó xuất khẩu hàng năm 1.000 tấn nấm hƣơng khô, trị giá 20 triệu USD.
Theo FAO (2002) [29] Indonesia là nƣớc sản xuất lớn nhất thế giới về nhục
đậu khấu và vỏ của nó, chiếm khoảng 3/4 thế giới về sản xuất và xuất khẩu.
Indonesia sản xuất 15.800 tấn nhục đậu khấu trong năm 1990. Thƣơng mại Quế
trên thế giới đạt khoảng 20.000-25.000 tấn mỗi năm, trong đó Indonesia chiếm 2/3
và Trung Quốc chiếm phần còn lại. Sản xuất nhỏ bao gồm Việt Nam và Ấn Độ,
khoảng 2.000-3.000 tấn quế vỏ đƣợc xuất khẩu từ Việt Nam hàng năm. Chủ yếu
xuất khẩu sang các nƣớc châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đánh giá của FAO (1995) [30] tại Ấn Độ, LSNG đƣợc sản xuất rộng rãi và
đƣợc sử dụng ở Madhya Pradesh, Maharastra, Orissa, Bihar, Tây Bengal, Gujarat,
Andhra Pradesh và Đông Bắc Hoa Kỳ. Nhóm bộ lạc đã dần dần đẩy vào vùng biên,
nơi sản lƣợng nông nghiệp thấp và không chắc chắn, do đó ngành LSNG cung cấp
việc làm chủ yếu cho 5,7 triệu ngƣời/năm. Hầu nhƣ 50% doanh thu quốc gia về
rừng và 80% xuất khẩu ròng thu nhập từ rừng sản xuất từ LSNG.


9

Theo FAO (2002) [29] Bông gòn đƣợc sử dụng nhồi cho nệm, túi ngủ và
chất cách điện. Thái Lan và Indonesia là những nƣớc cung cấp chính trong thị
trƣờng thƣơng mại của thế giới. Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Hoa
Kỳ là thị trƣờng lớn. Trong năm 1992 tổng giá trị thƣơng mại thế giới về loại
LSNG này khoảng 11 triệu USD trong đó có khoảng 66% đƣợc đóng góp của Thái
Lan và 16% của Indonesia. Ngoài ra, Thái Lan và Ẩn Độ thống trị thƣơng mại thế
giới về cánh kiến đỏ, mỗi năm xuất khẩu trung bình khoảng 6.000 tấn/năm, Việt
Nam xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 300 tấn, Trung Quốc sản xuất khoảng

3.000 tấn.
* Giá trị xã hội
Ngoài giá trị kinh tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng LSNG đóng vai
trò quan trọng đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, giảm thiểu thất
nghiệp, xoá đói giảm nghèo hoặc nâng cao vai trò của giới trong cộng đồng điển
hình là một số nghiên cứu sau đây:
Nghiên cứu của Roderick p. Neumann và Eric Hirsch (2000) [35] chỉ ra rằng
lao động cho các hoạt động khác nhau liên quan trong việc khai thác đƣa LSNG từ
rừng ra thị trƣờng thƣờng đƣợc phân chia giới tính. Trong đó, phụ nữ thƣờng là
những ngƣời chủ yếu khai thác, xử lý và tiếp thị LSNG. Mặc dù vai trò tích cực của
phụ nữ trong thu hoạch và sử dụng nhƣng họ thƣờng không có kiểm soát trực tiếp
thu nhập có nguồn gốc từ LSNG, do đó có thể không trực tiếp hƣởng lợi từ thƣơng
mại hóa tăng lên. Nghiên cứu cũng cho thấy thƣơng mại hóa các dự án LSNG rõ
ràng tập trung vào sự tham gia của phụ nữ có thể có tác dụng gia tăng quyền lực
chính trị và kinh tế của họ.
Theo Tinde van Andel (2006) [37] tại Kodagu - Ấn Độ đã chỉ ra vai trò quan
trọng của LSNG trong sự hiểu biết của nền kinh tế bộ lạc. Tại đây, tỷ lệ phần trăm
chia sẻ (>70%) của LSNG đóng vai trò lớn trong kinh tế của các hộ gia đình thu
nhập thấp.
Nghiên cứu của quỹ nông nghiệp quốc tế (2006) [33] về giới cho thấy LSNG
đem lại nhiều hứa hẹn to lớn cho ngƣời sản xuất là phụ nữ trong nền kinh tế không
chính thức. Hiện nay có 150 loài LSNG có ý nghĩa quan trọng trong thƣơng mại


10

quốc tế. Cùng các LSNG liên quan đến hàng triệu công nhân và ngƣời sản xuất,
trong đó có nhiều phụ nữ và đàn ông bản địa ở các vùng xa xôi nhất của các nƣớc
đang phát triển. Ngƣời nghèo, nhất là phụ nữ đã tìm sự hấp dẫn từ các hoạt động
LSNG, hấp dẫn vì những yêu cầu đầu vào kỹ thuật và tài chính thấp. Nghiên cứu

gần đây ở Mexico và Bolivia cho thấy rằng Lâm sản ngoài gỗ có thể góp phần xoá
đói giảm nghèo bằng cách cung cấp “mạng lƣới an sinh”, trong đó làm giảm tính dễ
tổn thƣơng của các cộng đồng nghèo có sự rủi ro khi mất mùa hoặc đình công.
1.1.2. Nghiên cứu về Giảo cổ lam
Cây Giảo cổ lam là một loại LSNG có tên khoa học là Gynostemma
pentaphyllum (Thunb), thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Giảo cổ lam là loại cây
thảo, có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây mọc ở độ cao 200 đến
2000m so với mực nƣớc biển, trong các rừng thƣa và ẩm. Trên thế giới, cây Giảo cổ
lam thƣờng mọc ở phía nam Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonexia, Triều Tiên,
phía Bắc Việt Nam và một số nƣớc châu Á khác [26].
Năm 1976, Nhật Bản đã phát hiện ra cây Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ
lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân do ngƣời dân ở đó
thƣờng xuyên uống nƣớc sắc của cây này. Kể từ đó, Giảo cổ lam đƣợc chú ý nghiên
cứu kỹ lƣỡng tại nhiều quốc gia nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc. Thành
phần hóa học chính của cây Giảo cổ lam là Flavonoid và Saponin, có một số cấu
trúc hóa học giống nhƣ ở cây Nhân sâm (Ginsenozit). Một nghiên cứu gần đây của
tác giả Rehman Gauhar và cộng sự (năm 2012) đã khẳng định dịch chiết từ cây
Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa enzym AMPK, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa
chất béo và tăng chuyển hóa đƣờng trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì.
Thử nghiệm trên chuột cho thấy khi dùng dịch chiết Giảo cổ lam với mức liều 150,
300mg/kg cân nặng, sau 8 tuần thì trọng lƣợng cơ thể giảm đi 5,7% và 7,7% so với
thời điểm ban đầu. Nhóm tác giả này cũng khẳng định hai hoạt chất chính có cấu
trúc saponin trong Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa AMPK là damulin A và
damulin B. Hai hoạt chất này đã đƣợc tác giả Tae Lin Hul phát hiện ra đầu tiên vào


11

năm 2006 và đƣợc cấp bằng phát minh sáng chế tại Hoa Kỳ năm 2011. Trên thế
giới coi loài Giảo cổ lam là Nhân sâm phƣơng nam.

Các nghiên cứu trên cây Giảo cổ lam chủ yếu tập trung vào việc phân tích
các thành phần hoạt chất. Các công bố về vấn đề phân loại ở mức độ phân tử hay
nhân giống loài cây này còn nhiều hạn chế. Jiang và cộng sự, năm 2009 đã sử dụng
chỉ thị PAPD là WGS001, WGS004 để nhân đoạn AND đặc thù, nhân dòng đoạn
này, giải trình tự và so sánh với các dữ liệu có trên Genbank để xác định loài mới.
Liao và cộng sự, năm 2011 cũng đã sử dụng các chỉ thị SSR để phân nhóm các loài
Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum, 14 cặp mồi cho đa hình để phân ra 4 nhóm
Gynostemma. Nhóm tác giả đã kết luận các chỉ thị SSR này có ý nghĩa rất lớn, là dữ
liệu nghiên cứu quan trọng cho các nghiên cứu về cấu trúc di truyền và dòng chảy
gen trong quần thể Gynostemma pentaphyllum. Việc nhân giống in vitro loài này
đƣợc chỉ ra ở rất ít các nghiên cứu, Zhang và cộng sự, năm 1989 đã sử dụng các
chồi bất định và các đoạn chứa mắt ngủ làm mẫu cấy. Các mẫu cấy này đã tạo ra
đƣợc rất nhiều chồi trên môi trƣờng MS có bủ sung 1mg/l BA và 0,05mg/l IAA.
Các chồi đƣợc ra rễ trên môi trƣờng 1/2MS bổ sung 1mg/l IBA [34].
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ
1.2.1.1. Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ
Trƣớc năm 1991, sản phẩm chính của rừng đƣợc khai thác sử dụng chủ yếu
là gỗ, các lâm sản khác nhƣ: song, mây, tre, nứa, dầu nhựa, cây thuốc... còn ít đƣợc
quan tâm và quản lý nên gọi là lâm sản phụ (Minor forest product). Sau năm 1961,
một số loài lâm sản phụ có giá trị đặc biệt trong sử dụng và thƣơng mại nhƣ: hồi,
quế, thảo quả, nấm hƣơng... thì gọi là đặc sản rừng (Special forest product). Vài
thập kỷ gần đây, vai trò và chức năng cung cấp gỗ của rừng, nhất là rừng tự nhiên
nhiệt đới ngày càng hạn chế, vai trò và chức năng phòng hộ môi trƣờng của rừng
ngày càng đƣợc thể hiện rõ và đƣợc quan tâm nhiều hơn trong bối cảnh biến đổi khí
hậu toàn cầu hiện nay. Muốn phát triển rừng nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái kết
hợp với phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của ngƣời dân làm nghề rừng thì lâm


12


sản phụ hay đặc sản rừng lại có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó một thuật
ngữ mới đƣợc đề xuất và sử dụng là Lâm sản ngoài gỗ (LSNG).
Trong quá trình thực hiện Dự án pha II tại Việt Nam do chính phủ Hà Lan tài
trợ từ năm 2002-2007 thì nhóm chuyên gia Việt Nam chấp nhận định nghĩa của
FAO năm 1999 nhƣng giải thích thêm rằng “Những lợi ích gián tiếp từ rừng mang
lại nhƣ củi, than gỗ và những dịch vụ trong rừng nhƣ săn bắn, giải trí, du lịch sinh
thái, hấp thụ khí nhà kính, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo đất, không xếp vào
LSNG mà gọi là dịch vụ môi trƣờng”. Theo quan điểm này thì củi và than gỗ không
phải là gỗ và cũng không phải là LSNG mà là dịch vụ môi trƣờng.
1.2.1.2. Về phân loại Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam
Năm 1991, báo cáo của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn) về "Tình trạng và triển vọng phát triển các loại lâm đặc sản của
Việt Nam (Ministry of Forestry - Current Status of Perspective for Non - Wood/
(Special) Forest products Devlopment in S. R Vietnam) thì lâm đặc sản (hay Lâm
sản ngoài gỗ) của Việt Nam đƣợc chia thành 9 loại sau:
1. Sản phẩm tinh dầu chiết xuất: Hoàng đàn, Pơ mu, Trầm hƣơng, Quể, Hồi,
Bạc hà...
2. Cây sử dụng làm thuốc: Thảo quả, Sa nhân, Thảo quyết minh, Hoa hoè,
Mã tiền, Trân châu, Ba kích, Củ mài, Bình vôi, Giảo cổ lam, Sâm ngọc linh...
3. Cây thực phẩm: Nghệ, Gừng, Hạt điều, Hạt dẻ và các đồ gia vị
4. Sản phẩm dầu béo: Sở, Trẩu, các loại dầu ăn thực vật.
5. Sản phẩm dầu nhựa và keo gôm: Trám, Dầu rái chai cục, dầu Thông...
6. Chất tannin và thuốc nhuộm: Đƣớc, Chàm nhuộm...
7. Sản phẩm cho sợi: Thùa, Bông, Gạo, Gòn...
8. Sản phẩm thủ công từ tre nứa và song mây
9. Các sản phẩm khác: Nấm ăn đƣợc, tơ lụa, lá cọ, lá nón...., động vật và sản
phẩm từ động vật
Dự án Lâm sản ngoài gỗ pha II thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc
sản cũng đã dựa trên khung phân loại Lâm sản ngoài gỗ của FAO (2007) để phân



13

loại và giới thiệu các loài Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam theo công dụng [14].
Nhƣ đã đề cập trên, tuy khung phân loại ở Việt Nam đã gần giống với phân
loại của FAO, nhƣng việc điều tra và thống kê chúng chƣa đƣợc thống nhất. Ví dụ
nhƣ tre nứa đƣợc thống kê riêng chƣa đƣa vào rừng đặc sản, hoặc một số loại nhƣ
Cao su, Điều, Tiêu vẫn đƣợc thống kê là cây công nghiệp trong ngành nông nghiệp....
trong khi chúng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thành phần LSNG. Để thuận lợi cho
công tác quản lý, đề nghị đƣa các loài cây này trong hệ thống các loài LSNG.
Tóm lại, Lâm sản ngoài gỗ nếu hiểu theo các khái niệm và cách phân loại
trên thì chúng có thành phần đa dạng, bao gồm toàn bộ các loại lâm sản trừ gỗ. Để
nghiên cứu toàn diện về Lâm sản ngoài gỗ, cần phải có một chƣơng trình lớn, huy
động nhiều nguồn lực mới đánh giá đúng mức vai trò của Lâm sản ngoài gỗ.
1.2.1.3. Các nghiên cứu về vai trò, tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ
- Nghiên cứu về vai trò và tiềm năng của Lâm sản ngoài gỗ:
Theo Trần Văn Kỳ với tác phẩm "Dƣợc học cổ truyền" đã giới thiệu một loạt
thực vật có giá trị làm thuốc, tác giả tập trung mô tả về công dụng và nơi mọc của
các loài thực vật này. Theo Viện Dƣợc liệu (2004) [25] đã phát hiện đƣợc 1863 loài
cây làm thuốc ở Việt Nam thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực
vật. Theo Võ Văn Chi (1997) [9] con số này lên tới hơn 3.000 loài. Chúng đóng vai
trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe con ngƣời từ xƣa đến nay, đặc
biệt là đối với ngƣời dân tộc thiểu số.
Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam trong số
12.000 loài cây đƣợc thống kê có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài cho dầu, 600 loài
cho tanin, 260 loài cho tinh dầu, 93 loài cho chất màu, 1498 loài cho các dƣợc
phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới
20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê đƣợc 225 loài thú, 828 loài chim, 259
loài bò sát, 84 loài ếch nhái. Dần theo Triệu Văn Hùng và các cộng sự (2007) [14].

Theo Nguyễn Hữu Dũng (2005) [11] ở Việt Nam hiện nay đã xác định đƣợc
11.373 loài thực vật thuộc 2.524 chi và 378 họ. Về động vật có xƣơng sống có
khoảng 310 loài thú 840 loài chim, 286 loài bò sát và 162 loài lƣỡng cƣ (Đặng Huy


14

Huỳnh, 2005) và nhiều loài động vật không xƣơng sống khác. Trong đó có rất nhiều
loài là LSNG có giá trị.
Trong báo cáo hội thảo quốc gia về Lâm sản ngoài gỗ năm 2005 tại Hà Nội
[17] cho thấy tại Việt Nam đã có 28% các loài động vật, 10% các loài chim, 20%
các loài bò sát/ lƣỡng cƣ đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng; 350 loài thực vật
cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng. Báo cáo cũng cho thấy rằng về nguồn tài nguyên
cây thuốc có khoảng 4.000 loài (truyền thống và hiện đại) đƣợc sản xuất tại Việt
Nam đã đáp ứng đƣợc 30% tổng nhu cầu, còn 70% phải nhập khẩu. Trong đó, hơn
2000 loài cây gỗ (238 họ thực vật) có đặc tính thảo dƣợc; 300 loài cây đƣợc thu
hoạch phục vụ cho các mục đích trong nƣớc và thƣơng mại; cây thuốc Việt Nam ở
phía Bắc đƣợc nhập khẩu dƣới dạng phơi sấy khô và hoặc dạng chiết suất; chỉ 1020% đƣợc tiêu thụ hoặc chế biến trong nƣớc.
Phạm Hồng Ban và cộng sự (2009) [2] nghiên cứu về sự đa dạng cây thuốc ở
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên- Thanh Hóa đã xác định đƣợc 178
loài thuộc 142 chi và 75 họ. Ngành Mộc lan có đa dạng cao nhất chiếm 94,38%
tổng số loài. Có 6 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam
(Danh lục đỏ cây thuốc và nghị định 32/NĐ-CP/2006). Tác giả cũng cho thấy sự đa
dạng về dạng thân, bộ phận sử dụng của cây làm thuốc và đa dạng trong các bộ
phận đƣợc sử dụng. Với 16 nhóm bệnh đƣợc sử dụng nhƣ ngoài da, thận, xƣơng,
mắt, thần kinh...
Theo Đỗ Huy Bích và các tác giả (2004) [5] trong cuốn “cây thuốc và động
vật làm thuốc ở Việt Nam” đã giới thiệu danh mục nhiều loài cây thuốc và động vật
làm thuốc ở Việt Nam bao gồm tên họ, đặc điểm nhận biết, phân bố sinh thái, thành
phần hóa học, công dụng và cách nuôi trồng cho từng loài.

Tiếp theo công trình của Đỗ Tất Lợi (2004) [17] đã giới thiệu chi tiết danh
mục phân lớn nhiều loài cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam về tên gọi,
đặc điểm sinh thái hình thái, thành phần hóa học, công dụng và các bài thuốc liên
quan nhiều loại bệnh. Có thể nói đây là công trình chuyên sâu nhất về các vị thuốc
cổ truyền Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật.


×