Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

giáo án lớp 1 đẹp không cần chỉnh sửa download về sử dụng ngay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.81 KB, 30 trang )

TUẦN 1
Ngày soạn:/03/9/2016

Ngày giảng: T3/06/9/2016
HỌC VẦN:
TIẾT 1: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC

A. MỤC TIÊU:
- HS nắm được nhiệm vụ của hs tiểu học
- Học sinh biết cách chào hỏi thầy cô giáo, biết xin phép ra vào lớp, biết xếp
hàng, kiểm tra vệ sinh trước khi vào lớp.
- Biết giữ gìn bảo vệ của công, biết giữ vệ sinh khu vệ sinh.
- Sử dụng được các ký hiệu học tập: Ο
- Biết giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
- Giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập.
B. ĐỒ DỤNG DẠY HỌC:
- Bảng con, sách vở, đồ dùng học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: 1’ hát. Tiết 1)
2. Nội dung:
a, Nhiệm vụ của học sinhTiểu học:
- GV đọc 4 nhiệm vụ của học sinh tiểu học
- Gọi hs nhắc lại nội dung chính của 4 nhiệm vụ
b. Học sinh chào hỏi thầy cô giáo, học xin phép ra vào lớp.
- Khi các em muốn ra, vào lớp các con phải xin phép thầy cô giáo.
- Khi gặp các thầy cô giáo các em phải lễ phép chào hỏi.
- Khi muốn có ý kiến phát biểu phải giơ tay xin phát biểu ý kiến và được sự
nhất trí của giáo viên.
c. Tổ chức lớp:
* Chọn một em học sinh khoẻ có giọng hô tốt, bạo dạn tạm thời làm lớp trưởng,


một em làm lớp phó, một em làm quản ca.
* Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp:
- Lớp trưởng: Cho các bạn xếp hàng ra vào lớp.
Hô: “Nghiêm......nhìn trước… thẳng”.
Học sinh đưa tay trái lên vai bạn dãn cách một cánh tay.
- Học sinh thực hành xếp hàng ra vào lớp.
- Lớp phó kiểm tra vệ sinh tay của từng bạn.
Vào lớp chào GV:
+ Giáo viên hô mẫu: Các bạn đứng nghiêm – Các bạn chào: Chúng em chào
thầy ạ - Các bạn ngồi: Ngay ngắn.
+ Quản ca: Cho các bạn ôn lại một số bài hát đã được học từ lớp mẫu giáo.
3. Giáo viên nhắc nhở học sinh:
- Cần có ý thức giữ gìn trường lớp giữ vệ sinh sạch sẽ.
- Không vứt rác bừa bãi - đổ rác đúng nơi quy định.
- Không vẽ bẩn lên tường, bàn ghế....
* Hát chuyển tiết.
1


Tiết 2
1. Nề nếp ngồi học:
- Ngồi ngay ngắn 2 tay khoanh trước ngực đặt lên bàn mắt nhìn lên bảng,
không đùa nghịch nói chuyện trong giờ học.
- Giơ tay phát biểu bằng tay trái.
2. Làm quen với các ký hiệu học tập:
Ngồi khoanh tay giữ trật tự, mắt nhìn lên bảng lắng nghe thầy giảng bài.
Lấy que tính - Đặt chéo thước – cất que tính.
Lấy sách, vở - đặt chéo thước là cất sách vở.
Lấy bảng con – chéo thước cất bảng con.
3. Hiệu lệnh giơ bảng = tay trái).

- Thước 1 → giơ bảng
- Thước 2 → quay bảng
- Thước 3, 4 → đặt bảng và đọc
4. Quy định sách vở, đồ dùng HT.
- SGK, vở viết, hộp đồ dùng Toán + Tiếng Việt.
- Đồ dùng HT: Bảng con, thước, hộp bút, bút màu,...
* Học sinh ôn, tập một số bài hát múa.
5. Củng cố – dặn dò
- HS nhắc lại một số quy định vừa học.
- GV: Trước khi đi học các em phải chải đầu tóc gọn gàng, rửa mặt, chân tay
sạch sẽ, đi dép, mặc quần áo sạch đẹp…
_______________________________________________
TOÁN
TIẾT 1 : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A. MỤC TIÊU:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp
- HS tự giới thiệu về mình.
- Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập
trong giờ học toán.
B. ĐỒ DÙNG
- GV: Giáo án. SGK. Bộ đồ dùng học toán.
- HS: SGK: bộ đồ dùng học toán.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức 1’)
- Hát đầu giờ
II. Kiểm tra bài cũ 2’)
- Kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập

III. Bài mới 30’)
của HS
1. HD sử dụng sách toán 1.
- HD mở sách toán1 giới thiệu ngắn
- HS Lấy sách toán 1 xem ngoài bìa
gọn
- Về sách toán 1 sau tiết học có 1 phiếu - HS theo dõi nghe cách hướng dẫn của
thường có phần BT phần thực hành
HS.
2


Hoạt động dạy

Hoạt động học
- Thực hành mở sách. gấp sách nêu
cách giữ gìn sách, mở sách nhẹ nhàng.
không viết bẩn ra sách không làm quằn
2. HD HS: làm quen với 1 số hoạt
mép sách
động, học tập toán ở lớp 1. - Lớp 1
- Quan sát bài. tiết học đầu tiên).
thường có những hoạt động nào? Sử
- Thảo luận theo nhóm 2.
dụng những đồ dùng nào trong tiết học - Đại diện trả lời câu hỏi: trong tiết học
toán?
toán ở lớp 1. Thầy giáo thường phải
giới thiệu, phải giải thích HS học tập
với các đồ dùng như: que tính các hình
các số, các dấu. Thước kẻ có khi học

3. GV giới thiệu:
toán theo nhóm có khi học cá nhân.
- Cho hs những yêu cầu khi học toán
- Sau khi học toán 1 phải biết đọc số.
So sánh hai số và nêu được các ví dụ.
- Biết làm tính cộng, tính trừ
- Biết nhìn hình vẽ nêu được bài toán
rồi nêu phép tính giải bài toán. Biết giải
các bài toán.
*Nhắc nhở
- Biết đo độ dài, xem lịch, đồng hồ.
- Muốn học toán giỏi các em phải đi
học đều. Học bài và làm bài đầy đủ
chịu khó suy nghĩ tìm tòi.
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học toán
- HS lấy bộ đồ dùng lắng nghe ý kiến
của HS.
- Giới thiệu cho HS biết đồ dùng
- Thực hành bảo quản tốt sách vở đồ
thường dùng để làm gì?
dùng học tập.
GV: Cất đồ dùng vào đúng chỗ quy
định, nêu cách bảo quản hộp đồ dùng
học toán.
IV. Củng cố, Dặn dò 2’)
- Ngồi ngay ngắn nghe thầy giáo gi¶ng
? Trong giờ học các em cần phải làm
bµi .
gì?
___________________________________________________________

TẬP VIẾT
TIẾT 1: TÔ CÁC NÉT CƠ BẢN
I. MỤC TIÊU:
- Tô được các nét cơ bản theo vở Tập viết 1, tập một .
- Hs khá , giỏi có thể viết được các nét cơ bản .
- Biết ngồi viết, cầm bút... đúng quy định
- Có ý thức viết cận thận và sạch đẹp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các mẫu cơ bản
3


- Vở tập viết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở tập tập viết và đồ dùng
cho môn học
- Nêu nhận xét sau kiểm tra
2. Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Dạy các nét cơ bản
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận
xét:
- Treo bảng chữ mẫu
- Cho HS đọc các nét trên bảng phụ
- GV nhận xét về số lượng và kiểu nét
- 1 số HS đọc tên các nét
- GV viết mẫu từng nét và nêu quy
trình viết


Hoạt động học

- HS làm theo yêu cầu

HS quan sát chữ mẫu
- HS theo dõi
- Viết nét cong trên bảng con
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- HS theo dõi, tô chữ trên không và tập
viết trên bảng con
- HS chú ý nghe
- HS thực hiện như với nét cong

+ Cách viết nét cong:
- Nét cong phải
- Nét cong trái
Nét cong kín
- Tô chữ trên không
- Lưu ý: Viết nét cong kín không nhấc
bút,
. đưa bút ngược chiều,không xoay tờ
giấy.
- Hướng dẫn HS cách tô chữ trong vở
- GV theo dõi, chỉnh sửa
+ Cách viết nét móc
- Nét móc xuôi
- Nét móc ngược
-Nét móc hai đầu

- GV hướng dẫn, chỉnh sửa
+ Cách viết nét khuyết
- Nét khuyết trê

- HS chữa lỗi trong vở

4


Hoạt động dạy
- Nét khuyết dưới
- GV theo dõi, chỉnh sửa
b. Hướng dẫn Học sinh viết vào vở
HS tập tô trong vở theo hướng dẫn của
GV
- - Kiểm tra cách cầm bút, tư thế ngồi
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu
4- Chấm, chữa bài:
- GV chấm 1 số bài tại lớp
- Nêu và chữa lỗi sai phổ biến
- Thu vở còn lại về nhà chấm
5. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét và khen ngợi những HS
viết đúng .và đẹp
- Luyện viết tiếp

Hoạt động học

_______________________________________________________
Ngày soạn:/05/09/2016

Ngày giảng: T4/07/09/2016
TOÁN
TIẾT 2: NHIỀU HƠN - ÍT HƠN
A,MỤC TIÊU:
- HS: biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật
- Biết sử dụng các từ nhiều hơn ít hơn thì so sánh các nhóm đồ vật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: sgk tranh và 1số đồ dùng: cốc, thìa, bút, thước
- HS: Sgk, Vở ô ly, bộ đồ dùng học toán
C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
-Trực quan, dàm thoại, thực hành,
D CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức 2’)
- Hát đầu giờ
II. Kiểm tra bài cũ 2’)
- KT sự bảo quản sách vở. đồ dùng của
III. Bài mới. 30’)
HS
1. So sánh số cốc và thìa đặt lên bàn
- 6 cốc và 5 thìa
- HS lên đặt vào mỗi số cốc 1thìa
? Còn cốc nào chưa có thìa ?
- Chỉ vào cốc không có thìa
- Ta nói: số cốc nhiều hơn số thìa, số
- Còn 1 cốc không có thìa.
thìa ít hơn số cốc.
- 1 số HS nhắc lại số cốc nhiều hơn số
5



Hoạt động dạy

Hoạt động học
thìa.
- Nhắc lại: số thìa ít hơn số cốc
1 số HS nhắc lại cả 2 câu: số cốc nhiều
hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc.

2. Giới thiệu cách so sánh đồ trong
sgk.vật 2 nhóm:
- Ta nối 1 với 1.

- Mở sgk - quan sát
- Nêu tên các nhóm đối tượng: cốc và
thìa.
- Chai và nút chai. Thỏ và cà rốt
- Thực hành nối 1với 1.
VD: Có số chai ít hơn số nút chai
Với số bạn gái.
- Số học sinh với số quyển sách
- Thực hành so sánh: số bạn trai với số
bạn gái.
- Số học sinh với số quyển sách
- Số lượng: 3 viên phấn. 2 thước kẻ
- 2 mũ, 1 cặp
- 5 bút, 4 vở.

- Cho HS thực hành


* Kết luận: nhóm nào bị thừa ra thì
nhóm đó có số lượng nhiều hơn, nhóm
kia có số lượng ít hơn.
3. Trò chơi: 5’) nhiều hơn ít hơn.
- GV đưa 2 nhóm đối tượng có số
lượng khác nhau. 3 viên phấn. 2 thước
kẻ, 2 mũ, 1cặp, 5 bút, 4 vở.
IV. Củng cố - Dặn dò 2’).
- Làm bài trong vở BT
- Thực hành nói sau khi nối 1 với 1.

- Thi đua nêu nhanh xem nhóm nào có
số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số
lượng ít hơn.

________________________________________________________
TNXH
TIẾT 1: CƠ THỂ CHÚNG TA
A. MỤC TIÊU:
- Nhận ra 3 phần chính của cơ thể:đầu, mình, chân tay và một số bộ phận bên
ngoài
- Như tóc, tai, mắt, mũi, miệng, lưng, bụng.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các hình trong bài 1 SGK
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Trực quan, đàm thoại, thảo luận, thực hành...
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
6



Hoạt động dạy
I. Ổn định tổ chức: 1’)
- Hát
- Nhắc nhở học sinh
II. Kiểm tra bài cũ: 2’)
- Kiêm tra sự chuẩn bị của học sinh cho
môn học.
III. Bài mới: 1’)
Giới thiệu bài, ghi tên bài
* Hoạt động1: 10’)
- quan sát tranh gọi đúng các bộ phận
bên ngoài của cơ thể.
- yêu cầu thảo luận nhóm hai

Hoạt động học

- Cơ thể chúng ta
- nhắc lại
- Quan sát tranh t4)
- Thảo luận nhóm 2 chỉ và nói tên các
bộ phân bên ngoài của cơ thể trang 4
- Đại diện nhóm trình bày
Đại diện một số nhóm lên chỉ và nêu
lớp nhận xét.

Yêu cầu trình bày giáo viên chỉ và nêu
tên các bộ phân bên ngoài của cơ thể
* Hoạt động 2: 14’)
- Nêu mục tiêu


- Quan sát tranh t6)
- HS nghe: quan sát một số hoạt động
của một số bộ phân của cơ thể và nhận
biết được 3 bộ phận chính của cơ thể
người.
- Nhóm 4 quan sát và nói xem các bạn
trong từng tranh đang làm gì?
- 3 học sinh nêu:
- Ngửa cổ, cúi đầu quay đầu, ôm eo của
bạn

- Yêu cầu thảo luận nhóm 4
- Yêu cầu trình bày
- Yêu cầu HS biểu diễn lại các hoạt
động

- đại diện 3 nhóm lên biểu diễn các
hoạt động của đầu, mình chân tay như
các bạn trong hình.
NX bình chọn
- Cơ thể chúng ta gồm 3 phần chính,
đầu mình chân và tay
- Giúp ta khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn.

? Cơ thể chúng ta có mấy?
? Vì sao chúng ta cần tích cực vận
động?
* Hoạt động 3: 5’)
Nêu mục tiêu: gây hứng thú rèn luyện

thân thể
- HD HS học bài hát

- Tập thể dục
- Học bài hát từng câu theo giáo viên
“Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi”
-Tập theo lời hô của giáo viên vừa hát
vừa tập.

Làm mẫu từng động tác
- GV hô cho HS tự tập
7


Hoạt động dạy
IV.Củng cố dặn dò: 2’)
Chơi trò chơi, thi kể nhanh tên các bộ
phận biên ngoài của cơ thể người vận
động thường xuyên thể dục cho cơ thể
khoẻ mạnh.
- Nhận xét tiết học, nhắc nhở HS thực
hiện tốt theo bài học.

Hoạt động học

________________________________________________________
HỌC VẦN

TIẾT 1: CÁC NÉT CHỮ CƠ BẢN
A. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được các nét cơ bản, tên gọi các nét cơ bản: Nét ngang, thẳng đứng
nét xiên xiên trái, xiên phải), nét móc ngược, nét móc xuôi, nét móc hai đầu, nét
cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết trên, nét khuyết dưới.
- Biết tô các nét cơ bản theo đúng quy trình, không tô chờm ra ngoài
- Rèn cho HS tính cẩn thận nắn nót khi viết bài.
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng con, sách vở, đồ dùng học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: 1’)
Hát
2. Bài cũ: 2 ’)
- Kiểm tra sách vở - đồ dùng học tập
3 Bài mới: 30’)
a. Giới thiệu bài:
- Bài viết hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một số nét viết cơ bản.
b, Nhận biết các nét cơ bản
* GV treo bảng mẫu:
- Nét ngang -) nằm trên đường kẻ ngang kéo dài 1 đơn vị chữ
- Nét sổ thẳng ) cao 1 đơn vị
- Nét xiên trái ) cao 1 đơn vị
- Nét xiên phải ) cao 1 đơn vị
- Nét móc ngược
) cao 1 đơn vị : Bắt đầu từ dòng kẻ ngang 3 kéo gần đến dòng
kẻ ngang 1 thì lượn cong nét bút lên trên chạm đến dòng kẻ 2 thì dừng lại.
- Nét móc xuôi: ʃ ) Đặt bút từ dòng kẻ 2 lượn sang bên phải chạm dòng kẻ 3 rồi
kéo thẳng xuống chạm dòng kẻ 1 thì dừng lại .
- Nét móc 2 đầu ʅ ) cao 1 đơn vị chữ. Là sự phối hợp cách viết nét móc phải và
nét móc trái.

- Nét cong hở phải C ) cao 1 đơn vị chữ
- Nét cong hở trái Ɔ ) cao 1 đơn vị chữ
- Nét cong kín O ) cao 1 đơn vị chữ
8


- Nét khuyết trên
) cao 2,5 đơn vị chữ, điểm đặt bút từ dòng kẻ 2 đưa nét bút
sang bên phải lượn cong lên sát dòng kẻ ngang 6 rồi kéo thẳng xuống dòng kẻ 1 thì
dừng lại.
- Nét khuyết dưới
) cao 2,5 đơn vị chữ, điểm đặt bút ở dòng kẻ 3 kéo lượn
xuống qua 5 ô li thì lượn sang trái đưa tiếp nét bút sang phỉa về phía trên chạm đến
dòng 2 thì dừng lại.
* Học sinh tập gọi tên các nét cơ bản
- Học sinh đọc theo CN – nhóm – lớp đọc ĐT
* Hát chuyển tiết:
Tiết 2
1. Tô các nét cơ bản trong vở tập viết:
- GV hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng đầu hơi cúi,
mắt các vở từ 25 – 30 cm, vở đặt thẳng trên bàn, tay phải cầm bút viết bằng 3 ngón
tay, ngón trỏ đặt phía trên, ngón cái giữ bên trái, phía bên phải tựa vào đốt đầu của
ngón tay giữa, tay trái giữ vở.
- Yêu cầu học sinh tô từng dòng trong vở tập viết
- Gv theo dõi uốn nắt tư thế ngồi, cách cầm bút….
2. Chấm chữa bài :
- Chấm điểm 4 - 5 vở
- Nhận xét, tuyên dương bài viết của hs
3. Củng cố - dặn dò:
- Từng bàn đổi vở kiểm tra bài viết của bạn.

- Về nhà học thuộc tên gọi các nét cơ bản.
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________________________
_________________________________________________
MĨ THUẬT
TIẾT 1: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH THIẾU NHI VUI CHƠI

I. Mục tiêu:
- Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
* Học sinh khá giỏi:
- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của từng bức tranh.
II. Chuẩn bị:
*Giáo viên:
- Tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi
*Học sinh:
- Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi có nội dung vui chơi.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Ổn ®Þnh : (2 phót)
Bµi d¹y: - Giíi thiÖu bµi.
- Ghi tªn bµi.

Hoạt động của học sinh

9


1. Giới thiệu tranh về đề tài có nội
dung vui chơi :(5 - 7phút)
- Treo tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui

chơi,giới thiệu tranh:
Đây là loại tranh vẽ về các hoạt động
vui chơi của thiếu nhi ở trờng,ở nhà và
các nơi khác.Chủ đề vui chơi rất
rộng,các em có thể chọn một trong rất
nhiều các hoạt động vui chơi mà mình
thích để vẽ trành tranh.
? Các em trờng chơi những trò chơi gì?
Giáo viên nhận xét : Có nhiều trò
chơi với nhiều hoạt động khác nhau nh: Nhảy dây, chơi bi,chơi chuyền...Vào
những ngày hè có những trò chơi nh :
Thả diều...Đề tài vui chơi rất rộng
,phong phú và hấp dẫn ngời vẽ.Nhiều
bạn say mê đề tài này và vẽ đợc tranh
đẹp.
2. Hớng dẫn học sinh xem tranh:(13
-15phút)
- Yêu cầu h/s quan sát tranh trong vở
tập vẽ 1, hai bức tranh Đua thuyền;
Bể bơi ngày hè.
G/v đặt câu hỏi:
? Em quan sát bức tranh vẽ những gì?
?Trong tranh có những hình ảnh nào?
(nêu các hình ảnh mô tả hình dáng,
động tác)
?Hình ảnh nào là chính?
?Hình ảnh nào là phụ?
?Em cho biết hình ảnh trong tranh đang
diễn ra ở đâu?
?Tranh có những mầu nào? Mầu nào đợc vẽ nhiều hơn?

?Em thích nhất mầu nào trên bức tranh
của bạn?
?Em thích bức tranh nào hơn?
?Vì sao em thích bức tranh đó?
3. Tóm tắt kết luận: (5 phút)
G/v nhấn mạnh : Các em vừa đợc xem
các bức tranh đẹp, muốn thởng thức đợc cái hay, cái đẹp của tranh,các em
cần quan sát và trả lời các câu hỏi,
đồng thời đa ra những nhận xét riêng
của mình về bức tranh.
4. Nhận xét đánh giá:(2 phút)
-Nhận xét chung tiết học về nội dung
bài học , về ý thức học tập.
5. Dặn dò:
- Tập quan sát và nhận xét tranh
- Chuẩn bị bài học sau.

-H/s quan sát

- H/s trả lời

- H/s quan sát
H/s trả lời
+ Đua thuyền : Vẽ cảnh đua thuyền
+ Bể bơi ngày hè : Vẽ cảnh bể bơi
ngày hè

+ Đua thuyền Diễn ra trên sông
+ Bể bơi ngày hè Diễn ra trog bể bơi
- Quan sát tranh và trả lời.

H/s trả lời ý kiến cá nhân

H/s chú ý lắng nghe

H/s chú ý lắng nghe

________________________________________________________________
10


TOÁN TĂNG CƯỜNG
ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- HS: biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG:
- GV: sgk tranh và 1số đồ dùng: cốc, thìa, bút, thước
- HS: Sgk, Vở ô ly, bộ đồ dùng học toán
C. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Bài mới. 30’)
1. So sánh số cốc và thìa đặt lên bàn - HS lên đặt vào mỗi số cốc 1thìa
- 6 cốc và 5 thìa
- Chỉ vào cốc không có thìa
? Còn cốc nào chưa có thìa ?
- Còn 1 cốc không có thìa.
- Ta nói: số cốc nhiều hơn số thìa, số
- 1 số HS nhắc lại số cốc nhiều hơn số
thìa ít hơn số cốc.

thìa.
- Nhắc lại: số thìa ít hơn số cốc
1 số HS nhắc lại cả 2 câu: số cốc nhiều
hơn số thìa, số thìa ít hơn số cốc.
2. Giới thiệu cách so sánh đồ trong
sgk.vật 2 nhóm:
- Ta nối 1 với 1.

- Cho HS thực hành

II. Củng cố - Dặn dò 2’).
- Làm bài trong vở BT

- Mở sgk - quan sát
- Nêu tên các nhóm đối tượng: cốc và
thìa.
- Chai và nút chai. Thỏ và cà rốt
- Thực hành nối 1với 1.
VD: Có số chai ít hơn số nút chai
Với số bạn gái.
- Số học sinh với số quyển sách
- Thực hành so sánh: số bạn trai với số
bạn gái.
- Số học sinh với số quyển sách
- Số lượng: 3 viên phấn. 2 thước kẻ
- 2 mũ, 1 cặp
- 5 bút, 4 vở.

____________________________________________________
TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG

ÔN LUYỆN: CÁC NÉT CƠ BẢN
11


A . MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh ôn tập và củng cố lại các nét cơ bản đã học.
- Rèn luyện cho học sinh đọc thông, viết thạo các nét cơ bản.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: giáo án
- HS: SGK, vở viết
C. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát.
- Học sinh hát.
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 2’.
- Kiểm tra đồ dùng môn học.
-HS để đồ dùng lên bàn.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 29’.
a. Giới thiệu bài: 2’
Để các em nắm được cách đọc và viết
các nét cơ bản. Giờ học hôm nay thầy cùng
các em…
- GV ghi đầu bài lên bảng.
-1, 2 học sinh nhắc lại đầu bài.
b. Bài giảng. 27’

*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. 13’)
+ Thầy đã dạy các em những nét cơ bản - Học sinh nêu.
nào?
- Giáo viên ghi bảng
- Giáo viên cho học sinh đọc những nét cơ - Cá nhân, nhóm, dãy, lớp.
bản ở trên.
- Giáo viên chỉ thứ tự và không thứ tự cho
học sinh đọc.
- Giáo viên cho học sinh thi đọc nhanh, đúng - Học sinh thi đọc.
chính xác.
*Hoạt động 2: Luyện viết 14’)
* Viết bảng con:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết và viết
mẫu.
- Học sinh viết bảng con.
- Cho học sinh viết vào bảng con.

12


Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV quan sát, nhận xét và sửa sai cho học - HS nhận xét.
sinh.
*Viết vào vở.
- Cho học sinh viết vào vở tập viết ô li.
- Học sinh viết vở ô ly
+ Nét móc xuôi cao 2 dòng li gồm 1 nét - 1, 2 học sinh nhắc lại nội dung
móc.
bài.

+ Nét móc ngược cao 2 dòng li gồm 1 nét
móc.
+ Nét cong hở phải và hở trái cao 2 dòng li.
+ Nét khuyết trên, nét khuyết dưới cao 5
dòng li.
+ Nét thắt cao 5 dòng li.
- Giáo viên quan sát, nhắc nhở học sinh viết
cho đẹp.
- Giáo viên thu bài chấm và nhận xét, đánh
giá sửa lỗi sai cho hs.
4. Củng cố - dặn dò: 2’
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà luyện viết bài cho đẹp.
- Nhận xét tiết học.
___________________________________________________
Ngày soạn:/06/09/2016
Ngày giảng: T5/08/09/2016
HỌC VẦN:
BÀI 1 : E
A. MỤC TIÊU :
- Học sinh làm quen và nhận biết được chữ và âm e.
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
- Phát triển lời nói tự nhên theo nội dung: Trẻ em và loài vật đều có lớp học
của mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
1. Giáo viên :
- Chữ cái e in, sợi dây để minh họa viết cho chữ e
- Tranh minh họa + mẫu vật các tiếng : bé, me, xe, re và phần luyện nói.
2. Học sinh :
- Sách + vở BT Tiếng Việt 1, vở tập viết, bộ đồ dùng TV

C. PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan, đàm thoại, luyện tập…
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Tự giới thiệu : 2-3’)
- GV ổn định lớp học
13


Hoạt động dạy
Hoạt động học
- GV tự giới thiệu để học sinh làm quen
với Thầy giáo và các bạn )
- GV kiểm tra sách vở và đồ dùng học
tập của học sinh
II. Dạy bài mới 30’)
1. Giới thiệu bài: 5’)
- GV cho học sinh quan sát tranh, nêu
nội dung tranh và mẫu vật.
- HS quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1 : Em bé đang học vẽ
Tranh 2 : Chùm me
Tranh 3 : Em bé đi xe đạp
- GV chốt và giảng qua nội dung trong Tranh 4 : Con ve
tranh
- HS nghe
- Bốn tranh có 4 tiếng có điểm chung là
có âm chúng ta học hôm nay
- GV ghi bảng

- HS quan sát
2. Dạy chữ ghi âm :
a. Nhận diện âm và phát âm :
- GV đọc mẫu - nêu cách đọc
- HS quan sát : Miệng há nhỏ và dẹt
- GV gọi HS đọc
miệng
b. Nhận diện chữ :
- CN –N -CL
- GV đính chữ e viết lên bảng - cho HS - HS quan sát : Đều có nét cong hở
so sánh e in với e viết
phải, khác e viết có nét xiên hơi cong
- GV cho HS thảo luận về hình dáng
chữ e viết
- GV dùng sợi dây và thao tác cho HS - Giống hình sợi dây vắt chéo.
xem
c. Hướng dẫn viết chữ e :
- GV cho HS nêu cấu tạo của e in
- 1HS nêu
- GV hướng dẫn viết mẫu chữ e viết
- HS viết bằng ngón tay trỏ lên mặt
trên bảng lớp
bàn, viết bằng bảng con.
- GV cho HS nhận xét chiều cao, độ
- Cao 2 li , rộng 1,5 li
rộng của chữ
- GV cho HS viết chữ e viết
- GV quan sát sửa sai cho HS.
III. Củng cố : 5’)
- Thầy vừa dạy âm gì ?

- Trò chơi : Tìm chữ e trong bộ chữ
nhận dạng e

- Âm e
- Lớp tìm e và gài
- 1,2 HS chỉ - đọc- lớp nhận xét

Tiết 2
1. Luyện đọc bài trên bảng lớp: 10’)

- CN, bàn, tổ.
14


Hoạt động dạy
- GV ghi bảng - yêu cầu HS đọc
- GV xét - sửa sai
2. Luyện viết : 12)
- GV cho HS tô chữ e trong vở tập viết
- GV dẫn HS tư thế ngồi, cách giữ vở,
các cầm bút đúng tư thế.
3. Luyện đọc bài trong SGK: 7’)
- GV cho HS mở SGK - nêu nd tranh
vẽ ở trang chẵn
- GV đọc mẫu bài
- Luyện đọc :
- GV nhận xét - ghi điểm
4. Luyện nói: 6’)
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ ở
hần luyện nói - nêu nội dung.


Hoạt động học

- HS mở vở tập viết tô chữ e
- HS thực hiện ngồi viết đúng.
- Lớp mở sách - quan sát - nêu nội
dung các tranh
- CN - ĐT

- HS quan sát - nêu nội dung từng
tranh
- Tranh 1 : Cô giáo chim đang dạy các
bạn chim tập viết.
- Tranh 2 : Cô giáo ve dạy các bạn ve
cầm đàn vi ô lông.
- Tranh 3 : Các bạn ếch đang đọc bài
- Tranh 4 : Cô giáo gấu đang dạy các
bạn học chữ e .
- Tranh 5 : Các bạn đang học nhóm.
? Các bức tranh có điểm gì giống nhau? - Đều là hoạt động học tập
KL: Các tranh này có đặc điểm giống
nhau Là học, học là rất cần thiết - đi
học có vui không ? Ai cũng cần phải đi
học và phải học hành chăm chỉ
5. Củng cố - dặn dò 2’)
? Chúng ta vừa học âm gì ?
-Âm e
- GV chỉ bảng âm e cho HS đọc
CN - ĐT
- GV ghi bảng 1 số tiếng từ có e

- Hs tìm và chỉ âm e
- Tìm tiếng, từ có âm e
- Hs tìm + nêu - lớp nhận xét
- Tìm đọc âm e trong sách báo, đọc bài
- viết 5 dòng chữ e vào vở ô li
- Xem trước bài 2
____________________________________________________________
TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG
ÔN LUYỆN ÂM: E
A . MỤC TIÊU:
- Củng cố lại cách đọc và viết cho học sinh chữ e.
- Học sinh đọc, viết e.
- Giáo dục học sinh yêu môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: giáo án
- HS: SGK, vở viết
15


C. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
Hoạt động dạy
I. ổn định tổ chức: 2’.
- Cho học sinh hát.
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: 3’.
- Gọi học sinh đọc bảng:
E.
- Cho học sinh viết bảng con:
E.
- Gọi học sinh đọc bài1 và bài 2 SGK.

- GV nhận xét đánh giá.
III. Bài mới: 28’.
a. Giới thiệu bài: 2’
- Để các em nắm được cách đọc và viết e,
b…Bài hôm nay…
-GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Bài giảng: 26’
*Luyện đọc: 13’
+ Thầy đã dạy những âm nào?
+ Thầy đã dạy những dấu nào?
- Ghi: e.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài trên bảng.
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo
khoa.
*Luyện viết: 13’
*Viết bảng con:
- Giáo viên cho học sinh lấy bảng em tập
viết âm e.

Hoạt động học
- Học sinh hát.
- Học sinh đọc bảng
- Học sinh viết bảng con
- 3, 4 học sinh đọc SGK.

-1, 2 HS nhắc lại đầu bài.
- Học sinh nêu: âm e.
- Dấu sắc, nặng, hỏi.
- Cá nhân, nhóm, dãy, lớp.
- Học sinh viết bảng con.


- Giáo viên cho học sinh viết bảng con và
sửa sai cho học sinh.
*Viết vào vở:
- Giáo viên cho học sinh lấy vở ô ly ra viết - Học sinh viết bài.
bài.
- Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh viết - Cả lớp đọc toàn bài.
cẩn thận cho đẹp.
- Giáo viên thu chấm bài và nhận xét.
IV. Củng cố - dặn dò: 2’.
- Cho học sinh đọc lại bài 1 lần.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
16


Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Nhận xét tiết học.
________________________________________________________
TOÁN
TIẾT 3: HÌNH VUÔNG - HÌNH TRÒN
A. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được hình vuông, hình tròn, nói đúng tên hình.
- Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
B. ĐỒ DÙNG:
1.GV: SGK. 1số HT, có kích thước màu sắc khác nhau.
2.HS: SGK: vở ô ly, Bộ đồ dùng học toán.
C. PHƯƠNG PHÁP:
-Trực quan, đàm thoại, luyện tập…
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức 1’)
II.Kiểm tra bài cũ. 2’)
- Kiểm tra vở của HS.

- Hát đầu giờ
- HS nối các nhóm đối tượng trong vở
BT
-Thực hành nói so sánh

III. Bài mới. 30’)
1. Giới thiệu hình vuông: 7’)
- Giơ 1 số tấm bìa hình vuông có màu
sắc kích thước khác nhau.Nói: Đây là
hình vuông.

- HS quan sát các hình có màu sắc.
Kích thước khác nhau của GV
- Nhìn xem các tấm bìa hình vuông
có màu sắc. kích thước khác nhau và
nhắc lại:" Đây là hình vuông"
- Lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả.
các hình vuông và nói:" Đây là hình
vuông "
- Xem SGK. Thảo luận nhóm nêu. tên
những vật có hình vuông

- Yêu cầu HS lấy hình vuông


2. Giới thiệu hình tròn: 7’) tương tự
như giới thiệu hình vuông .
3. Thực hành: 10’)
- Cho học sinh làm bài trong SGK.
- Quan sát, hướng dẫn hs

- Bài 1: dùng chì đỏ để tô các hình
vuông
- Bài 2: dùng chì xanh để tô các hình
tròn
- Bài 3: dùng chì đỏ tô hình vuông.
Chì xanh tô hình tròn.
4. Hoạt động nối tiếp: 5’)
- Nêu tên các vật hình vuông, các vật có - VD: nắp hộp phấn. Miệng
chậu.Vành xe đạp …
hình tròn ?
IV. Củng cố, dặn dò 2’)
- Tìm Thêm các vật có mặt là HV, HT.
___________________________________________________________
17


TOÁN TĂNG CƯỜNG
ÔN LUYỆN VỀ NHIỀU HƠN – ÍT HƠN
I. MỤC TIẾU:
- HS biết so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật
- Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật.
- HSY: Biết sử đồ dùng để so sánh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Sgk tranh và 1số đồ dùng: cốc – Thìa – Bút - Thước

- HS: Sgk. Vở ô ly - Bộ đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
1. Nội dung
a. So sánh số cốc và thìa đặt lên
bàn
- 6 cốc và 5 thìa có 1
số cốc và 1số thìa
Còn cốc nào chưa có thìa ?
- Ta nói: số cốc nhiều hơn số
thìa.số thìa ít hơn số cốc.

Hoạt động học
- HS lên đặt với một số cốc 1 thìa
Chỉ vào cốc không có thìa
- Còn 1 cốc không có thìa.

- Vài HS nhắc lại số cốc nhiều hơn số thìa.
- Số thìa ít hơn số cốc
- HS nhắc lại cả 2 : số cốc nhiều hơn số thìa, số
thìa ít hơn số cốc.
- Mở SGK - quan sát
b. Giới thiệu cách so sánh 2 - Nêu tên các nhóm đối tượng : Cốc và thìa.
nhóm đồ vật trong SGK
Rồi nêu được ít hơn - nhiều hơn.
- Ta nối 1 với 1.
- Thực hành so sánh giữa: Số học sinh với số
- Cho HS thực hành
quyển sách.
- Thực hành so sánh: số bạn trai với số bạn gái

* Kết luận: nhóm nào bị thừa ra trong lớp.
thì nhóm đó có số lượng nhiều
- Lắng nghe.
hơn. nhòm kia cố số lượng ít - HS thi đua nêu nhanh, đúng: xem nhóm đồ
hơn.
vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm nào có số
lượng ít hơn
- Làm bài trong vở BT
IV. Củng cố - Dặn dò
- GV nhắc lại nội dung bài học
- Về tìm nhiều ví dụ về ít, nhiều .
__________________________________________________________
Ngày soạn:/07/09/2016
Ngày giảng: T6/09/09/2016
HỌC VẦN
BÀI 2 : B
A. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được chữ và âm b.
- Đọc được tiếng: be.
- Trả lời 2 - 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK.
18


- HS luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong
SGK.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1 Giáo viên :
- Chữ cái b, tranh minh hoạ, mẫu vật các tiếng : bé, bê, bang, bà, tranh minh
hoạ phần luyện nói.
2 Học sinh:

- Sách Tiếng Việt, bộ chữ cái, vở tập viết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, đàm thoại, luyện tập…
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC
Hoạt động dạy
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : 5’)
- Đọc bảng tay
- Đọc SGK
Viết bảng con
- Gv nhận xét
III. Dạy bài mới : 27’)
1. Giới thiệu bài :
- GV cho HS quan sát tranh + mẫu vật,
nêu nội dung
- GV chốt : qua nội dung từng tranh
bốn tranh có 4 tiếng : bé, bê, bang, bà,
có đặc điểm chung là có âm mới học
hôm nay
- GV ghi bảng : b
2. Dạy chữ ghi âm :
a. Nhân diện âm và phát âm :
? Âm b gồm mấy nét ? đó là nét nào ?
- GV đọc mẫu - nêu cách đọc
b. Nhận diện chữ
- GV dính chữ b lên bảng
- HS so sánh b in và b viết
c. Ghép chữ và phát âm
- Tiết trước học âm gì ?
- Tiết này ta học thêm âm b - ghép với

e cho ta tiếng be - GV ghi bảng
?Tiếng trên gồm mấy âm ? âm nào
đứng trước âm nào đứng sau ?
- GV cho HS ghép tiếng
- GV cho hs nêu cấu tạo của tiếng

TIẾT 1)
Hoạt động học
- Hát chuyển tiết
- CN - tổ : e + chỉ đọc e trong các tiếng
bé, me, xe, ve
- CN
- Lớp viết : e 2lần)
- HS quan sát + nêu nội dung
- HS nghe

- Hs quan sát
- Gồm 1 nét số thẳng dài và 1 nét cong
kín
- CN, tổ, nhóm
- Chữ b viết có nét khuyết tròn nối tiếp
liền với nét móc ngược và cuối nét móc
ngược có nét vòng nhỏ.
- Âm e
- Âm b đứng trước, âm e đứng sau
- HS lấy bộ chữ ghép tiếng be
- 1, 2 HS nêu
19



Hoạt động dạy
- Đọc tiếng : be
d. Hướng dẫn viết chữ :
- GV hướng dẫn - viết mẫu trên bảng
chữ b.
- GV cho HS nêu chiều cao, độ rộng
của chữ
- Gv hướng dẫn viết chữ be
- Nét vòng đưa đến li ngang giữa
- Gv cho hs viết bảng con.
- Nhận xét bảng con
3. Củng cố: 5’)
- Thầy dạy lớp âm gì ?
- Trò chơi : Tìm âm b và ghép tiếng be
nhận dạng b in, viết
Tiết 2
1. Luyện đọc bài trên bảng 10’)
2. Luyện viết 12’)
- Gv hướng dẫn viết chữ b, be trong vở
tập viết
- Gv quan sát sửa tư thế ngồi viết đúng
cho hs
3. Luyện đọc bài trong SGK : 7’)
- Gv cho hs mở SGK quan sát nêu nội
dung tranh vẽ ở trang 6
- Gv đọc mẫu
- Luyện đọc
4. Luyện nói : 6’)
- Gv cho hs quan sát tranh minh hoạ ở
phần luyện nói

- Gv chốt - giảng qua nội dung từng
tranh
? Các tranh này có đặc điểm gì giống,
khác nhau ?
IV. Củng cố - dặn dò 2’)
- Tìm tiếng từ có âm học hôm nay ?
+ Tìm đọc âm b trong sách báo.
+ Học bài và làm bài tập - xem trước
bài 3.

Hoạt động học
- CN - ĐT

- Hs nêu : cao 5 li rộng 1,5 li
- Hs viết bằng ngón tay trỏ trên mặt bàn
Viết bảng con :be 2lần)
- Dạy âm b
- Hs tìm - gài
- Hs lên bảng chỉ đọc - lớp nhận xét
- CN, tổ, lớp đọc
- Hs mở vở và viết bài

- Hs quan sát nêu nội dung
- Lớp quan sát
- Đọc CN - ĐT
- Hs quan sát - nêu nội dung
Tranh 1 : Chim non đang học bài .
Tranh 2 : Gấu đang tập viết chữ e.
Tranh 3 : Voi đang xem sách Tiếng
Việt .

Tranh 4 : Ban gái đang viết bài.
Tranh 5 : Hai bạn chơi xếp hình .
- Giống : Ai cũng tập trung vào việc
hoc tập
- Khác : Các loài khác nhau, các công
việc khác nhau .
- Hs nêu - lớp nhận xét

________________________________________________________
TOÁN
TIẾT 4: HÌNH TAM GIÁC
A. MỤC TIÊU:
20


- Giúp HS nhận biết được hình tam giác, nói đúng tên hình.
- Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. GV: SGK, 1 số HTG có kích thước màu sắc khác nhau, ê Ke. Mẫu biển
báo giao thông có HTG.
. HS: SGK, Vở ô ly- vở BTT, Bộ đồ dùng toán.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Quan, đàm thoại, luyện tập thực hành…
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức 1’)
- Hát đầu giờ.
II. Kiểm tra bài cũ. 3’)
- Yêu cầu

- HS dùng que tính xếp hình vuông.
- Nhận xét tuyên dương
- Kể tên 1số vật có dạng hình vuông.
III. Bài mới. 30’)
hình tròn.
1. Giới thiệu hình tam giác.
- Giơ lần lượt từng tấm bìa HTG
- Đây là hình tam giác.
- HS quan sát hình tam giác .
- Yêu cầu HS lấy HTG trong bộ đồ
- HS: đây là là hình tam giác.
dùng.
- Tìm HTG trong bộ đồ dùng học toán
để ra bàn. Cầm HTG lên và nói: " Đây
là hình tam giác"
- Mở SGK: chỉ vào hình và nói:Đây là
hình tam giác.
- Dùng các HTG và HV có màu sắc
khác nhau để xếp thành các hình
VD:Cái nhà, Cái thuyền, Cái chong
chóng, Nhà có cây, Con cá …
- Dùng que tính xếp HTG.
2. Thực hành xếp hình:
+ 3 HV. 3 HTG có màu sắc
3. Trò chơi: 5’)
kích thước khác nhau.
Thi chọn nhanh cái hình g¾n lªn b¶ng + 3 HS lên bảng: mỗi hs chọn 1loại
hình theo nhiệm vụ được giao.
IV. Củng cố - Dặn dò: 2’)
- HS nêu.

-Tìm các vật có HTG.
- Làm bài trong vở.
- Dùng que tính xếp HTG.
______________________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
TIẾT1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 1. ( TIẾT 1)
A. MỤC TIÊU
- Bước đầu biết trẻ em dưới 6 tuổi được đi học.
- Biết tên trường, lớp, tên thầy, thầy giáo, một số bạn bè trong lớp.
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình, những điều mình thích trước lớp.
- Đối với HS khá giỏi biết giới thiệu về bản thân mình một cách mạnh dạn.
21


- Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Điều 7, 28 trong thầyng ước Quốc tế về quyền trẻ em.
- HS : Vở TIẾT tập đạo đức 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Khởi động: (2’)
- Hát tập thể.
II. Kiểm tra TIẾT cũ: (3’)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. TIẾT mới: ( 29’)
1. Hoạt động1: Giới thiệu TIẾT( 3’)
- Năm học trước chúng ta đang còn là
HS lớp mẫu giáo. Năm nay các em đã là
HS lớp 1. Là HS lớp 1 các em sẽ biết

thêm được những gì. TIẾT học hôm nay
sẽ giúp chúng ta biết thêm được điều đó.
2.Hoạt động 2: TIẾT tập 1
* Vòng tròn giới thiệu tên.
+Mục tiêu : Giúp HS biết giới thiệu tên
mình với các bạn.
+Cách tiến hành: HS đứng thành vòng
- Đứng thành vòng tròn theo yêu cầu
tròn ( mỗi vòng khoảng 6 đến 10 em )
của GV
và điểm danh từ 1 đến hết. Đầu tiên em
thứ nhất giới thiệu tên mình sau đó đến - Giới thiệu tên mình với các bạn.
em thứ hai giới thiệu tên mình với các
bạn.
- Gv hỏi:
? Trò chơi giúp em điều gì?
- Hs trả lời câu hỏi của giáo viên
? Em có thấy sung sướng tự hào khi tự
giới thiệu tên với các bạn khi nghe các
bạn giới thiệu tên mình không?
* KL: Mỗi người đều có một cái tên trẻ
em cũng có quyền có họ tên.
3. Hoạt động 3: TIẾT tập 2 (7’)
+ Mục tiêu : Hãy giới thiệu với bạn bên
cạnh những điều mà em thích.
+Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS tự giới thiệu trong nhóm
hai người.
- Mời một số HS tự giới thiệu trước lớp. - HS tự g/t về sở thích của mình.
? Những điều bạn em thích có hoàn

- HS trả lời câu hỏi của GV
toàn giống như em không?
* KL : Mỗi người đều có những điều mà
mình thích và không thích những điều
đó có thể giống hoặc khác nhau giữa
22


người này và người khác. Chúng ta phải
tôn trọng những sở thích riêng của các
bạn khác.
4. Hoạt động 4:( 8): HS kể về ngày đầu
tiên đi học của mình
- Gv nêu yêu cầu
? Em đã mong chờ chuẩn bị cho ngày
- Em dậy từ sớm, chuẩn bị quần áo,
đầu tiên đi học của mình như thế nào?
giày dép,sách vở
? Bố mẹ và mọi người trong gia đình đã
quan tâm chuẩn bị cho ngày đi học đầu
tiên của em như thế nào?
? Em có thấy vui khi vào lớp một
không?
? Em có thích trường lớp mới của mình
không?
-Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm
- Kể chuyện theo nhóm
nhỏ(2 – 4 em )
- Gọi một số HS kể trước lớp.
* Gv kết luận

- GV nêu yêu cầu
? Em đã chuẩn bị những gì cho ngày
đầu tiên đi học của mình?
? Bố mẹ đã chuẩn bị cho em những gì?
? Em có thấy vui khi vào lớp một
không?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ.
- Gọi một số HS kể chuyện trước lớp.
* GV kết luận: Vào lớp một em sẽ có
thêm nhiều bạn mới thầy thầy giáo mới.
Em sẽ được học nhiều điều mới lạ, biết
đọc, biết viết, biết làm toán. Đi học là
niềm vui của mỗi người
IV. Củng cố - Dặn dò : 1’
+Củng cố: Gv nhận xét & tổng kết tiết
học.
+Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
______________________________________________________________
THỦ CÔNG
TIẾT 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY BÌA VÀ DỤNG CỤ THỦ CÔNG
A. MỤC TIÊU:

- Biết một số loại giấy bìa và dụng cụ ( thước kẻ, bút chì, kéo ,hồ dán) để học thủ công.
- HS khá giỏi biết một số vật liệu khác có thể thay thế giấy, bìa để làm thủ công
như: giấy báo, hoạ báo, giấy vở HS, lá cây
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
23


B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- GV: Các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công.
- HS: Dụng cụ để học thủ công.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. ổn định tổ chức(1’):
- Lớp hát
II. Kiểm tra bài cũ( 2’):
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học
tập của Hs.
- Nhận xét.
III.Bài mới:
1.Giới thiệu bài (1’) : Ghi đầu bài.
2. Hoạt động1(10’): Giới thiệu giấy,
bìa.
- Mục tiêu: Cho hs quan sát giấy, bìa.
- Cách tiến hành: GV cho hs quan sát
giấy, bìa.
+ Giới thiệu: Giấy, bìa được làm từ bột - Hs quan sát.
của nhiều loại cây: Tre, nứa, bồ đề...
+ Cho HS xem quyển vở mới, giới
thiệu giấy bên trong, bìa ở ngoài.
+ Giấy màu để học thủ công, mặt trước
là các màu: xanh, đỏ, tím, vàng... Mặt
sau có kẻ ô.
Kết luận: Gọi Hs phân biệt giấy, bìa.
- 2 Hs trả lời.
3.Hoạt động 2: (13’) Giới thiệu dụng

cụ để học thủ công
- Mục tiêu: Hs biết những dụng cụ để
học thủ công.
- Hs quan sát.
- Cách tiến hành: Gv giới thiệu thước
kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
- Kết luận: Gọi hs nêu những dụng cụ
- 2 Hs trả lời.
để học thủ công.
4.Hoạt động 3 (3’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu một số Hs nhắc lại nội dung
bài học.
- Giáo dục tư tưởng:
+Cẩn thận khi dùng kéo.
+Cất giữ đồ dùng học tập sử dụng
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị giấy trắng, giấy
màu, hồ dán để học bài “Xé, dán hình
chữ nhật, hình tam giác”
_______________________________________________________
24


TOÁN TĂNG CƯỜNG
ÔN LUYỆN.
A. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh nắm được hình dạng các hình tam giác, hình tròn, hình
vuông. Nhiều hơn, ít hơn.
- Rèn luyện cho học sinh tô màu đúng và nhanh.
- Giáo dục cho học sinh yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: vở viết, màu.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
I. Bài mới: 30’.
* Hoạt động 1: Làm cá nhân. 9’)
Bài 1: Nối và so sánh.
- Giáo viên đưa ra bảng phụ có vẽ sẵn hình -1, 2 hs nêu yêu cầu.
cho học sinh so sánh.
- Cá nhân nối tiếp trình bày và nối.
- Cho học sinh trả lời so sánh.
- Số bông hoa nhiều hơn số lọ.
- Số lọ ít hơn số bông hoa.
- Cho nhiều học sinh nói để khắc sâu kiến
thức.
* Hoạt động 2: Làm theo nhóm 4. 9’)
Bài 2: Tô màu.
-1, 2 hs nêu yêu cầu.
- Giáo viên đưa ra 1 số hình khác nhau vẽ - Học sinh hoạt động nhóm.
trên bảng phụ cho học sinh làm theo nhóm. - Các nhóm lên bảng trình bày.
- Tô màu đỏ vào hình vuông.
- Tô màu vàng vào hình tròn.
- Tô màu xanh vào hình tam giác.
- Giáo viên cho học sinh tô màu theo nhóm
và lên trình bày.
- HS nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương nhóm tô
màu đúng và đẹp.

* Hoạt động 3: Làm theo cặp. 9’)
Bài 3: Tạo hình.
- Giáo viên cho học sinh lấy hộp toán từ
hình tròn, hình vuông học sinh xếp tạo hình
khác nhau.
- Giáo viên quan sát khen ngợi, khuyến
khích những học sinh tạo hình đẹp.
II. Củng cố - dặn dò: 2’.
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài.
- Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
25

- Học sinh làm theo cặp.
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh tạo hình sáng tạo.

-1, 2 học sinh nhắc lại nội dung
bài.


×