Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thảo luận quản trị chuỗi cung ứng chuỗi cung ứng của công ty ASUS việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.42 KB, 19 trang )

Bài thảo luận: Quản trị chuỗi cung ứng.
A
B
1

Mở đầu
Nội dung
Cơ sở lý thuyết
1.1 Một số khái niệm cơ bản.
1.2 Cấu trúc chuỗi cung ứng.
1.3 Vai trò của chuỗi cung ứng
2. Liên hệ thực tiễn - ASUS Việt Nam
2.1. Tổng quan về thị trường máy tính và Giới thiệu về công ty ASUS Việt Nam.
2.1.1 Tổng quan về thị trường máy tính.
2.1.2 Giới thiệu về công ty ASUS Việt Nam.
2.2. Chuỗi cung ứng của công ty ASUS Việt Nam
2.2.1 Mô hình tổng quát chuỗi cung ứng
2.2.2 Thành phần cấu thành chuỗi cung ứng và vai trò của từng thành viên.
a. Nhà cung cấp
b. Nhà lắp ráp
c. Nhà phân phối
d. Bán lẻ
e. Khách hàng

3. Đánh giá chuỗi cung ứng của công ty máy tính ASUS
3.1 Thành công của chuỗi cung ứng
- Đạt được thành công gì?
- Phân tích yếu tố tạo nên sự thành công trong chuỗi cung ứng.
3.2 Những thách thức và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
A, Thách thức mà chuỗi cung ứng đang phải đối mặt



B, Giải pháp khắc phục để hoàn thiện chuỗi cung ứng
C

Kết luận.


A. Mở đầu
Ngày nay, hoạt động chuỗi cung ứng không còn là vấn đề xa lạ đối với các doanh

nghiệp trong và ngoài nước. Bởi lẽ, để cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi
trường kinh doanh nào hiện nay, đòi hỏi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia vào công
việc kinh doanh của nhà cung cấp, nhà sản xuất cũng như khách hàng của mình. Điều này
yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần, phải
quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thức thiết kế và đóng
gói sản phẩm-dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và những điều mà người
tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh
tranh khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ
sống ngày càng ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã
thúc đẩy doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của mình. Tuy
nhiên, hoạt động chuỗi cung ứng diễ ra như thế nào? Quản trị chuỗi cung ứng như thế
nào để đạt hiệu quả nhất?... Đó cũng là câu hỏi và lý do nhóm chọn đề tài “Phân tích
chuỗi cung ứng của công ty ASUS Việt Nam” để làm sáng tỏ những kiến thức được học
tại trường vào chuỗi cung ứng thực tế.


B. Nội dung
1. Cơ sở lý thuyết
1.1.
Một số khái niệm cơ bản

-

Chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm ba hay nhiều doanh nghiệp, kết nối
trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau bằng dòng chảy vật chất, thông tin, tài chính để đáp ứng

-

đúng yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò
đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các quy trình kinh doanh chính yếu bên
trong công ty và của các công ty với nhau, thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao
và kết dính.
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Một dây chuyền cung ứng sản xuất bao gồm tối thiểu ba yếu tố: Nhà cung cấp,

1.2.
-

bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa nhiều nhà cung ứng và khách hàng được kết nối với
nhau; trong đó, mỗi khách hàng đến lượt mình lại nhà cung ứng cho tổ chức tiếp
theo cho đến khi thành phẩm tới được tay người tiêu dùng.
Nói một cách khác, có thể xem chuỗi cung ứng là một mạng lưới bao gồm những đơn vị,
công đoạn có liên quan với nhau trong việc khai thác tài nguyên nhằm sản xuất ra
sản phẩm phục vụ cho người tiêu dùng, kể cả các công đoạn trung gian như vận
tải, kho bãi, bán buôn, bán lẻ và bản than khách hàng. Bản thân mỗi doanh
nghiệp cũng là một chuỗi cung ứng nội bộ thu nhỏ bao gồm các bộ phận sản
xuất, các bộ phận chức năng có liên quan đến thỏa mãn nhu cầu khách hàng như
tài chính, công nghệ thông tin, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, bán hàng, phân
phối và dịch vụ khách hàng.

Ba dòng luân chuyển sau được xem xét trong bất kì chuỗi cung ứng nào:
+ Dòng vật liệu: là dòng dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà bán lẻ trong đó nguyên vật
liệu được chuyển đổi thành sản phẩm và sau đó chuyển đến khách hàng.
+ Dòng thông tin: bao gồm dữ liệu được lưu trữ và truy xuất mỗi khi trạng thái hệ thống
thay đổi. Ví dụ như mỗi lần khách hàng đặt hàng, thông tin được khởi tao và lưu
trữ trong bảng “Customer Order”.
+ Dòng vật chất: bao gồm chi phí sản xuất, chi phí tồn kho, WIP.
1.3.
Vai trò của chuỗi cung ứng


Chuỗi cung ứng đóng vai trò to lớn đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như đối với nền
kinh tế:
-

Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Với các công ty, chuỗi cung ứng có vai trò rất to lớn, bởi nó giải quyết cả đầu ra lẫn đầu
vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu đầu
vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ mà chuỗi
cung ứng có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, quản trị chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tiếp thị, đặc biệt là
marketing hỗn hợp. Chính chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản

-

phẩm đến đúng nơi cần thiết và đúng vào thời điểm thích hợp.
Đối với nền kinh tế:
Khi nói đến chuỗi cung ứng, hầu hết chúng ta đều nghĩ đến nghĩ đến nó trong khuôn khổ
doanh nghiệp, nhưng thực tế là chúng ta đang sống trong một chuỗi cung ứng khổng lồ.
Những gì chúng ta tiêu dùng, sinh hoạt hàng ngày đều nằm trong một chuỗi cung ứng

nhất định, chẳng hạn như thực phẩm, xăng dầu hay mặt hàng nhựa đều có chuỗi cung ứng
riêng. Các chuỗi cung ứng khác nhau này lại có mối tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ như
chuỗi cung ứng xăng dầu có biến động sẽ dẫn đến nguồn cung xăng dầu bị ảnh hưởng và
tác động trực tiếp đến giao thông vận tải và các hoạt động có sử dụng đến xăng dầu. Qua
đó, biến động này gián tiếp gây nên ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác. Vì thế, vai
trò của chuỗi cung ứng trong nền kinh tế là rất quan trọng, nó giúp các nhà quản lý kinh
tế vĩ mô điều tiết các hoạt động kinh tế một cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm chi phí.
2.1. Tổng quan về thị trường máy tính và Giới thiệu về công ty ASUS Việt Nam.
Thị trường máy tính toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện đang trong giai
đoạn bão hoà.Trái ngược với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị thông minh cầm tay, thì
ngành công nghiệp máy tính (PC) đã ghi nhận giảm sút một cách "thảm hại" trong 2 năm trở lại
đây. Mặc dù PC, laptop vẫn là những thiết bị điện tử phổ biến xung quanh chúng ta, tuy nhiên
tình trạng của ngành công nghiệp máy tính trên thực tế đã tồi tệ hơn nhiều so với nhiều năm
trước đây.


Theo thống kê của IDC, doanh số PC trên toàn thế giới ước tính sụt giảm 10,6% xuống
71,9 triệu máy trong Q4/2015. IDC nhận định có riêng mình Apple và Asus có doanh số
tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2014.

Theo hãng phân tích Gartner, các lô hàng máy tính trên thế giới đã giảm 5,7% trong quý thứ 3
của năm 2016 với tổng cộng 69 triệu đơn vị được bán ra. Các nhà sản xuất PC đang cảm nhận rõ
được áp lực khi phải cạnh tranh với các đối thủ nhỏ hơn, linh hoạt hơn, và thông minh hơn. HP,
Dell, Asus vẫn tăng trưởng, nhưng ở mức vô cùng thấp so với trước đây. Acer, Apple, Lenovo
bắt đầu sụt giảm. Trong khi đó, phần còn lại của thị trường máy tính đều đang ở chung một "con
tàu đắm", ghi nhận giảm hơn 16%, kể cả những thương hiệu lớn.


ASUSTEK Computer Incorporated (ASUS) là một tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở tại Đài
Loan chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử như bo mạch chủ, máy tính xách tay, máy

chủ, điện thoại di động và các sản phẩm máy tính khác. Thường đươc gọi với tên thương
hiệu là ASUS, công ty niêm yết giá trên Sở giao dịch chứng khoán London ( LSE:
ASKD) và Sở giao dịch chứng khoánĐài Loan. ASUS bắt đầu là một công ty dịch vụ tư
vấn nhỏ trong một căn hộ Đài Bắc và năm 1989, giúp các nhà sản xuất bo mạch chủ Đài
Loan ngành công nghiệp linh kiện máy tính còn non trẻ. Và vào ngày 2/4/1990 tại Đài
Bắc, Đài Loan ASUS được ra đời. Với hai nhà đồng sang lập là ông TH Tung và Ted
Hsu cùng với hai thành viên chủ chốt của tập đoàn là chủ tịch Jonney Shih và CEO cao
cấp Jerry Shen.
Ngày nay, ASUS là một doanh nghiệp hàng đầu trong thời đại kỹ thuật số mới. ASUS
một trong ba hang máy tính xách tay có doanh số lớn nhất và nhà sản xuất những bo
mạch chủ bán chạy nhất và giành được nhiều giải thưởng nhất trên thế giới, được đánh
giá là doanh nghiệp đi đầu trong kỷ nguyên số. Thiết kế ASUS và sản xuất các sản phẩm
hoàn toàn đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số nhà, văn phòng và người ngày nay, với những
danh mục đầu tư đa dạng bao gồm bo mạch chủ, card đồ họa, ổ đĩa quang, màn hình, máy
tính để bàn, Eee Box và tất cả trong một máy tính các nhân, máy tính xách tay, netbook,
các thiết bị máy tính bảng, máy chủ, đa phương tiện và các giải pháp không dây, các thiết
bị mạng vàđiện thoại di động. Theo hướng đổi mới và cam kết chất lượng, ASUS giành
được giải thưởng 3.886 trong năm 2011, và được ghi nhận rộng rãi với cuôc cách mạng
công nghiệp máy tính với chiếc Eee PC. Với đội ngũ nhân viên toàn cầu với hưn 11.000
và một đẳng cấp thế giới R & D của 3.100 kỹ sư, doanh thu của công ty năm 2011 là
khoảng 11,9 tỷ USD. ASUS có một sự hiện diện toàn cầu mạnh mẽ, có văn phòng tại
Châu Á, Úc và New Zealand, Châu Âu, Châu Mỹ và Nam Phi. Công ty là hiện thân của
sức mạnh, sự tinh khiết và tinh thần sáng tạo đúng với cái tên ASUS của nó và tăng vọt
lên tầm cao mới với mỗi sản phẩm được tạo ra.
ASUS cam kết mang đến cho bạn một cuộc sống tốt đẹp hơn với cải tiến công nghệ mới
nhất.


“ Chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để tìm kiếm nhữngđiều vượt ngoài mong đợi. Đó là
hành trình tìm kiếm sự hoàn mỹ không bao giờ kết thúc.”

Trích lời ngài Jonney Shih - Chủ tịch HĐQT, ASUSTeK Computer Inc.
Vì thế để thâm nhập vào thị trường Việt Nam, ASUS đã sử dụng chiến lược chi phí thấp
để thu hút người tiêu dùng. Với lợi thế tự sản xuất hầu hết các linh kiện nên ASUS đã
phần nào chinh phục được người tiêu dùng Việt Nam.
-

THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ MÁY TÍNH ASUS TẠI VIÊT NAM

Ngày 21/11/2007, công ty ASUS mới công bố chính thức gia nhập mảng thị trường này
và nêu tham vọng đứng trong top 5 hãng máy tính có thị phần máy tính xách tay
( MTXT) VN trong năm 2008. Tai Việt Nam, thương hiệu ASUS trước nay vẫn được
biết đến với các sản phẩm như bo mạch chủ, ổ đĩa quang MTXT cũng là một lĩnh vực
sản phẩm mới, hiện chủ yếu chiếm thị phần tại các nước như: Nga, Châu ÂU, Trung
Quốc, Đài Loan. “ Còn Việt Nam chúng tôi sẽ phấn đấu giành thị phần bắt đầu từ hôm
nay.” – Giám đốc ASUS Việt Nam Leroy Liu khẳng định.
Ông Leroy Liu cho biết, các sản phẩm MTXT, bo mạch chủ, card đồ họa ASUS bán tại
Việt Nam sẽ được bảo hành trực tiếp từ ASUS, thông qua trung tâm bảo hành sản phẩm
của ASUS vừa được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, các sản phẩm của
ASUS tại Việt Nam cũng vừa được bảo hành và phân phối chính thức bởi các công ty :
Vĩnh Xuân tại Hà Nội, Minh Thông, Viễn Sơn tại Tp.HCM.
2.2. Chuỗi cung ứng của công ty ASUS Việt Nam
2.2.1 Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của máy tính ASUS tại Việt Nam
Với sự nhiên cứu kỹ lưỡng khi vào thị trường Việt Nam. ASUS đã quyết định lối đi riêng
cho mình, sử dụng kênh phân phối gián tiếp. Từ nhà máy lắp ráp hoàn chỉnh của hãng,
những chiếc máy tính được nhập khẩu nguyên chiếc đến các tổng đại lý phân phối ở từng


khu vực, sau đó chũng được chuyển đến hệ thống các chuỗi siêu thị điện máy và các cửa
hang bán lẻ trên toàn quốc.


IBM: cung
cấp các linh
kiện, phần
mềm quản lý
cho ASUS

ASUS: nhà sản
xuất bo mạch
chủ, card đồ
họa & một số
linh kiện khác
Nhà thiết kế &
lắp ráp ( bảo
hành)

Microft: đối
tác hệ điều
hành, phần
Intel(ADM):
mềm chính
nhà
cấp
của cung
ASUS

chủ yếu chip vi
xử lý trung
tâm cho bo
mạch chủ của
ASUS


4 nhà phân phối độc quyền:
Vĩnh Xuân ( Miền Bắc)
Viễn Sơn ( Miền Nam)
DGW ( toàn quốc)
Nam Á ( toàn quốc)

Hệ thống chuỗi siêu
thị điện máy 559 điểm
bán hàng toàn quốc

Các cửa hàng bán nhỏ
lẻ khắp cả nước.

Người tiêu dùng cuối cùng ( khách hàng cá nhân,
khách hàng tổ chức )


2.2.1Thành phần trong chuỗi cung ứng của máy tính ASUS
1

Nhà cung cấp

Đi lên từ một doanh nghiệp nhỏ chuyên sản xuất bo mạch chủ cho các công ty lớn ASUS
đã dần rút ra được kinh nghiệm và bắt tay với các nhà cung cấp các linh kiện sản phẩm
phần mềm như Intel, Microsoft, IBM…
a

IBM


IBM viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy
tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM là nhà sản xuất và bán cơ
sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến công
nghệ na nô.
IBM và hang máy tính ASUS công bố hợp tác trong việc phân phối, kinh doanh sản
phẩm và giải pháp công nghệ tại thị trường Việt Nam. Sự hợp tác này nhằm cung cấp
các gói giải pháp, dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Hai bên cam kết
không ngừng sang tạo, hoàn thiện giải ơháp dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm giá trị


và chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng cũng như chi phí phù hợp với
thị truờng Việt Nam
b

Intel

Intel là một tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm điện tử và linh kiện
điện tử như chip vi xử lí cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và các
thiết bị máy tính khác
Hiện trên các dòng máy tính của ASUS sử dụng hầu hết là các chip xử lí máy tính của
Intel như: Intel core i3, i5, i7, Intel Z77, Intel H87, H81, Intel X79…
Intel còn cung cấp cho ASUS bộ phận socket của máy tính
c

Microsolf- tập đoàn sản xuất phần mềm máy tính lớn nhất thế giứoi có trụ sở tại
Washington Hoa Kỳ

Các phần mềm sử dụng trên máy tính của ASUS bao gồm có phần mềm cơ bản (hệ
điều hành: DOS, Window 98/2000/XP…, các chưong trình dịch…), phần mềm ứng
dụng (soạn thảo văn bản, exel, các phần mềm chuyên về thiết kế, đồ họa hoặc quản

lý…) đều đuợc Asus mua bản quyền phân phối từ các nhà sản xuất lớn như Microsoft
Ngoài ra Asus thúc đẩy gia công ngoài một vài sản phẩm bo mạch chủ cùng card đồ
họa của họ nhằm gia tăng tỉ lệ lợi nhuận cũng như giảm bớt sự phụ thuộc vào đối tác
gia công chính của họ
1

Nhà lắp ráp

Asus mua các linh kiện, phần mềm mà mình không sản xuất được của các hang như
IBM, Intel, Microsoft… sau đó kết hợp với những linh phụ kiện mà mình sản xuất
được đưa vào dây chuyền lắp ráp của mình tại nhà máy sản xuất lớn ở Đài Loan. Asus
luôn sáng tạo để thiết kế đựoc những sản phẩm có mẫu mã đẹp, nhẹ rất tinh tế có thể
đáp ứng một cách hoàn hảo những yêu cầu của gia đình văn phòng và nguời tiêu dung
hiện đại.


Asus chỉ cung cấp cho các nhà phân phối các sản phẩm máy tính xách tay hoàn chỉnh,
còn quá trình lắp ráp vẫn do công ty Asus ở Đài Loan đảm nhiệm hoàn thành. Đây
chính là sự khác biệt với các hang sản xuất máy tính khác và tạo nên thành công của
Asus. Bên cạnh hoàn thiện máy tính xách tay tới nguời tiêu dung những mẫu máy tính
để bàn tiện ích hay những mẫu máy tính bảng tích hợp điện thoại do chính mình sản
xuất lắp ráp.
ASUS luôn chủ động trong mọi hoạt động từ nguồn linh kiện tới sản xuất lắp ráp
chnhs điều này đã giúp ASUS kiểm soát tốt mọi chuỗi cung, quá trình sản xuất, giao
hàng, hợp tác với các hãng khác và có đựợc quan hệ tốt với khách hàng
2

Nhà phân phối

Hiện nay ASUS có 4 nhà phân phối máy tính chính hang chính thức tại thị truờng

Việt Nam: Vĩnh Xuân, Viễn Sơn, Nam Á và DGW
a

Công ty máy tính Vĩnh Xuân

Công ty máy tính Vĩnh Xuân là nhà phân phối của Asus tại miền Bắc. Theo đó công ty
máy tính Vĩnh Xuân sẽ là nhà phân phối chính thức các sản phẩm bo mạch chủ, card đồ
họa của Asus
b

Công ty Viễn Sơn

Được thành lập vào đầu năm 2003, công ty Viễn Sơn đã trở thành nhà phân phối linh
kiện máy tính và laptop chính hang ASUS hàng đầu tại thị truờng Miền Nam. Viễn
Sơn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực tiếp thị, bán hàng và đặc biệt là dịch dụ hậu mãi
giúp cho Viễn Sơn có đựoc lòng tin từ khách hàng, đối tác và nguời tiêu dùng, Hợp
tác cùng có lợi đã trở thành thói quen trong kinh doanh giữa Viễn Sơn và các đối tác
giúp Asus củng cố được vị thế của mình
c

Công ty Nam Á


Từ tháng 6/2009 công ty Nam Á chính thức trở thành nhà phân phối laptop của hang
asus tại miền bắc. Nam Á xây dựng được chuỗi hệ thống laptop Plaza tại cả 3 miền
Bắc- Trung- Nam. Bên cạnh đó Nam Á đã tạo dựng được cho mình hệ thống gần 200
đại lý khắp miền Bắc. Với những kết quả đạt đựoc asus đã lựa chọn Nam Á là đại lý
phân phối chính thức cho dòng sản phẩm laptop Asus tại thị truờng miền Bắc bên
cạnh SPC với kỳ vọng đưa thương hiệu laptop Asus tới đông đảo khách hàng và tăng
thị phần tại Việt Nam

d

DGW

DGW là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với năng lực phân phối, bảo
hành, quản lý đầy uy tín và hiệu quả. Cùng với DGW các sản phẩm mới nhất nổi bật
nhất của Asus sẽ tiếp cận với khách hàng rộng rãi và nhanh chóng hơn. Đồng thời
DGW sẽ cùng Asus chăm sóc khách hàng để mạng đến cho khách hàng sự hài lòng và
sự phát triển chung cho thị trường công nghệ Việt Nam. Từ lợi thế tự thiết kế và lắp
ráp máy tính asus có chế độ bảo hành rất đáng chú ý là 24 tháng trên toàn quốc hơn
hẳn các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng phân khúc giá rẻ chỉ có 12 tháng. Bảo
hành trực tiếp tại các nhà phân phối chính thức của hãng.
Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của Asus nó sẽ nhanh
chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý, siêu thị điện máy và hệ
thống các cửa hàng bán lẻ từ đó giúp Asus kiểm soát tốt hơn hệ thống phân phối đồng
thời tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả trong kinh doanh
3

Bán lẻ

Máy tính Asus có sự nghiêm cứu kỹ lưỡng từ khâu phân phối đến hệ thống chuỗi cửa
hàng bán lẻ của hang. Máy tính được nhập khẩu đến các tổng đại lý phân phối của
Asus rồi được đưa đến 559 siêu thị điện máy, chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.
Bằng hệ thống quản lý chặt chẽ từ khâu phân phối các sản phẩm máy tính Asus có
mặt ở hầu hết các siêu thị điện máy lớn nhỏ. Thị trường miền nam có thế giới di động,
Nguyễn Kim,Anh Khang, Viettel, Kim thiên bảo, Thiên Vương… Thị trường miền


bắc có Trần Anh, Pico, Phúc Anh, topcace, media mart … Ngoài ra còn có hệ thống
cửa hàng dày đặc trên toàn quốc.Đặc biệt phải nói đến chuỗi các cửa hàng của thế

giới di động ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Tại đây khách hàng có thể lựa
chọn bất kỳ sản phẩm máy tính nào của Asus với nhiều kiểu dáng màu sắc đến mức
giá phù hợp với khách hàng.
4

Khách hàng

Nhóm khách hàng chủ yếu của Asus là cá nhân sử dụng cho gia đình và văn phòng:
- Các doanh nghiệp nhỏ dưới 200 nhân viên
- Các doanh nghiệp lớn trên 200 nhân viên
- Các cơ quan tổ chức phi chính phủ, giáo dục, y tế
Trong đó do chọn thị trường phân khúc tầm trung nên Asus tập trung vào lượng khách
hàng có thu nhập thấp và vừa. Tại thị trường Việt Namcacs sản phẩm của Asus được
bày bán tại các siêu thị điện máy ở các khu đô thị lớn do đó khách hàng có thể tìm
mua sản phẩm 1 cách dễ dàng mà không mất công tìm kiếm lâu.Sản phẩm máy tính
Asus mang tính sang tính sáng tạo cao, mẫu mã đẹp, bắt mắt giá thành phải chăng nên
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Asus ddaxvaf đang mở rộng danh mục sản
phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đổi mới và lắng
nghe những yêu cầu thực tế của khách hàng bắt kịp xu hướng chính là yếu tố then
chốt giúp Asus thành công.
3.1 Thành công của chuỗi cung ứng:


Thành công mà Asus đạt được từ chuỗi cung ứng của mình ASUS đã xây dựng
thành công CSR trong quản lý Nhà cung cấp CSR (CorporateSocial Responsibility
– Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp) của ASUS đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình, đó là xem xét tài liệu và kiểm toán tại chỗ để đảm bảo các nhà cung cấp
ASUS luôn thực hiện theo danh sách kiểm tra CSR của ASUS. Danh sách kiểm tra



CSR ASUS bao gồm 5 lĩnh vực: Tiêu chuẩn lao động, Y tế và các tiêu chuẩn an
toàn, Tiêu chuẩn môi trường, Hệ thống quản lý, Nền tảng đạo đức và quản lý bền
vững Doanh nghiệp. Khi không phù hợp xảy ra, ASUS yêu cầu các nhà cung cấp
điều chỉnh kế hoạch một cách kịp thời. Nhờ CSR, ASUS có thể theo dõi và đảm
bảo nhà cung cấp và nhà sản xuất OEM ( Original Equipment Manufacturer ) luôn
tuân thủ theo yêu cầu CSR của ASUS cũng như bất kỳ quy định quốc tế và địa
phương có liên quan, cam kết trách nhiệm xã hội với các đối tác kinh doanh.
ASUS đã bắt đầu công việc kiểm toán CSR vào các chuỗi EMS (Environmental
Management System – Hệ thống quản lý môi trường) kể từ năm 2011. ASUS đã
thiết lập được một quy trình kiểm toán nghiêm ngặt để quản lý các nhà cung cấp
và gia công. Cuối năm 2011, ASUS đã kiểm toán khoảng 93% của các nhà cung
cấp bao gồm khoảng 230.000 nhân viên. Kết quả cho thấy rằng trong số các nhà
cung cấp đã được kiểm toán , 60% nhận được "phê duyệt" , 34% nhận được " chấp
thuận có điều kiện " , và 6% nhận "Từ chối " . Đó sẽ là cơ sở khách quan giúp
ASUS đưa ra những chiến lược với các nhà cung cấp của mình trong hiện tại cũng
như trong tương lai. ASUS sáng suốt trong lựa chọn và kiểm soát các nguồn cung:
ASUS đã tiến hành một loạt các cuộc khảo sát Tính đầy đủ của và mức độ thực
hiện của hệ thống chất lượng (QSA), Tính nghiêm ngặt của kiểm soát chất lượng
của quá trình sản xuất (QPA), Mức độ đáp ứng các thiết lập theo tiêu chuẩn
Asustek GA của hệ thống chất lượng tổng thể (GA). Chỉ có các nhà cung cấp và
gia công mà đạt được yêu cầu mới được xem xét và được đưa vào Danh sách các
nhà cung cấp Đạt Tiêu Chuẩn ( QVL ) của ASUS, điều này có đóng góp rất lớn
cho ASUS trong thúc đẩy các chuỗi cung ứng tổng thể cải tiến liên tục, đáp ứng
yêu cầu phát triển của ASUS.
 Yếu tố tạo nên sự thành công của chuỗi cung ứng của Asus :
- Về kênh truyền thông chuỗi cung ứng, với chuỗi cung ứng toàn cầu (phục vụ như
một kênh thông tin liên lạc giữa các nhà cũng cấp của ASUS và ASUSTeK),
ASUSTeK luôn cung cấp thông tin cập nhật ngay lập tức liên quan đến chính
sách mua sắm của ASUS , các tiêu chuẩn kỹ thuật mới nhất và phương pháp tiếp



cận cho các nhà cung cấp của ASUS. Kênh truyền thông chuỗi cung ứng đã giúp
tăng cường mối quan hệ giữa ASUS với các nhà cung cấp trên nhiều mặt, tạo sự
liên kết trong chuỗi, đồng thời tạo sự tin tưởng giữa các bên trong chuỗi, góp
phần vào sự thành công của ASUS nói chung, của chuỗi cung ứng ASUS nói
-

riêng.
Hệ thống điều hành của Asus tại các hệ thống của mình rất sát xao, máy tính
được nhập khẩu về các tổng đại lý phân phối theo một tiêu chuẩn chất lượng
nghiêm ngặt.Hệ thống vận chuyển được rà soát và điều hành từ nhà phân phối
đến các điểm bán lẻ,siêu thị điện máy hay chuỗi cửa hàng bán lẻ nhỏ một cách ổn
định. Với 4 nhà phânphối độc quyền của mình trên các khu vực trọng điểm các
sản phẩm chính hãng của Asus nên khâu quản lý rất dễ dàng với sự rủi ro thấp.
Do tự lắp ráp và thiết kế nên cácsản phẩm máy tính của Asus được bảo hành 24
tháng trên toàn cầu ( khác biệt với tấtcả đối thủ cạnh tranh) một lợi thế rất lớn để
tạo nên thành công của Asus hiện tại.

3.2 Những thách thức và giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
3.2.1. Những thách thức đối với chuỗi cung ứng asus
Asus có chuỗi cung ứng khá hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần đối mặt:
Do tự sản xuất một số linh kiện và đảm nhiệm thiết kế và lắp ráp nên khâu quản lý và
điều hành gặp nhiều khó khăn và tốn kém chi phí. Tại khâu sản xuất linh kiện, thiết kế,
lắp ráp cũng cần các nhà quản lý riêng, sự không đồng nhất sẽ ảnh hưởng rất lớn tới
doanh số bán hàng.
Chưa tối thiểu được chi phí sản xuất do quản lý hơn 10 nghìn công nhân, trang thiết bị
máy móc tốn kém.
Chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: hiện nay asus đang có 4 nhà phân phối chính
thức là vĩnh Xuân, Viễn Sơn, DGW và Nam Á được phân thành các đại lý, các siêu thị
điện máy và điểm bán lẻ trên cả nước. asus chỉ tiếp cận được ở các thành phố lớn, các

khu đô thị và một phần nào đó ở thị xã chứ chưa xâm nhập được thị trường ở nông thôn.


Nhu cầu rõ rang ngày càng tang mạnh thỳ asus cần mở rộng mạng lưới phân phối để vừa
mở rộng tiếp cận với khách hàng vừa giúp họ tang trưởng thị phần.
3.2.2. Giải pháp
Từ những thách thức và hạn chế trên, sau đây là một số giải pháp khắc phục:
-

Đào tạo, tang trình độ chuyên môn cho nhân viên về kĩ năng ngành linh hoạt nhạy

-

bén.
Cần lien kết hợp tác với nhiều hang cung cấp phụ kiện máy tính và lắp ráp riêng

-

cho toàn hệ thống để giảm bớt gánh nặng điều hành và chi phí lắp ráp.
Chú trọng đầu tư kênh phân phối: thị trường nông thôn tuy ít nhưng hiện nay cũng
đang là thị trường tiềm năng và dễ dàng xâm nhập. vì vậy asus cần mở rộng kênh

-

phân phối xuống các tỉnh nông thôn.
Về việc lắp đặt sản phẩm: việc tận dụng thị trường lao động giá rẻ Việt Nam để
thực hiện việc gia công lắp đặt sản phẩm được doanh nghiệp áp dụng.

Quản trị tốt chuỗi cung ứng là hành trình phối hợp từ nhà cung cấp nguyên vật liệu
các nhà máy sản xuất, các đợi vị vận chuyển đến các trung tâm phân phối, các cửa

hiệu đến người tiêu dung trong sự nhịp nhàng.
hiện nay thỳ asus đang có một chuỗi cung ứng khá hoàn thiện với hệ thống kiểm
soát chặt chẽ từ cung cấp đến nhà phân phối, điều hành nhịp nhàng dây chuyền.
Nhưng để duy trì thành công lâu dài trên thị trường thỳ asus phải chủ động hơn nữa
về nguồn cung, điều tiết phân phối và nghiên cứu mở rộng nhà máy sản xuất và lắp
ráp đến các thị trường trọng điểm.


C Kết luận
Quản trị tốt chuỗi cung ứng là một hành trình phối hợp từ nhà cung cấp nguyên
vật liệu, các nhà máy sản xuất, các đơn vị vận chuyển đến các trung tâm phân
phối, các cửa hiệu đến người tiêu dùng trong sự vận hành nhịp nhàng và liên tiếp
của cả dòng vật chất và dòng thông tin, để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao
nhất với chi phí vận hành thấp nhất.
Hiện tại, ASUS đang có một chuỗi cung ứng khá hoàn thiện với hệ thống kiểm
soát chặt chẽ từ nhà cung cấp đến nhà phân phối, điều hành nhịp nhàng khâu sản
xuất dây chuyền, củng cố được thị trường đang chiếm giữ là các thành công mà
ASUS đang nắm giữ. Để duy trì được thành công này lâu dài trên thị trường máy
tính đang càng ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các hãng đang gay gắt, ASUS
không ngừng nỗ lực cải thiện chuỗi cung ứng hoàn chỉnh hơn, tìm cách chủ động
hơn nữa về nguồn cung, điều tiết nhà phân phối và nghiên cứu mở rộng nhà máy
sản xuất và lắp ráp đến các thị trường trọng điểm.


Phân công thảo luận
Họ tên
Lê Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Hà
Nguyễn Thu Hà
Vương Thị Thu Hạ

Lưu Thị Hồng
Nguyễn Thị Huế
Lê Thị Huệ
Phạm Thị Huyên
Nguyễn Thị Huyền

Nhiệm vụ
A, B1, C
Slide
Tổng hợp, sửa bài
Thuyết trình
2.1, 2.2.1
2.2.2
2.2.2
3.1
3.2

Ghi chú



×