TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
F7G
GIÁO TRÌNH
TIN HỌC I
NGUYỄN HỮU TÂN - 2004
MỤC LỤC
PHẦN 1 - GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
1. Dữ liệu và thông tin .........................................................................
• Dữ liệu .....................................................................................
• Thông tin .................................................................................
• Quá trình xử lý thông tin tổng quát ............................................
2. Máy tính và Tin học ..........................................................................
• Định nghĩa máy tính ..................................................................
• Đặc điểm xử lý của máy tính ......................................................
• Đặc điểm lưu trữ của máy tính ...................................................
• Mô hình làm việc của máy tính ...................................................
• Phân loại máy tính ....................................................................
• Định nghĩa Tin học ....................................................................
3. Các thành phần của máy tính ..........................................................
• Các thành phần của máy tính .....................................................
• Các thành phần phần cứng của máy tính ....................................
• Bộ xử lý (CPU) ..........................................................................
• Bộ nhớ (Memory) ......................................................................
• Thiết bị lưu trữ (Storage devices) ...............................................
• Thiết bị nhập (Input devices) .....................................................
• Thiết bị xuất (Output devices) ....................................................
• Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm ...............................
• Phần mềm Hệ điều hành ...........................................................
4. Mạng máy tính .................................................................................
• Sự hình thành mạng máy tính ....................................................
• Phân loại mạng máy tính ...........................................................
• Máy chủ (server) và máy khách (client) ......................................
• Hệ điều hành mạng ...................................................................
• Các dịch vụ trên mạng ...............................................................
5. Mạng Internet và tìm kiếm thông tin ..............................................
• Internet là gì? ...........................................................................
• Lịch sử hình thành Internet ........................................................
• Mạng toàn cầu Internet .............................................................
• Các nhà cung cấp liên quan đến Internet ....................................
• Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet ...............................
• Tìm kiếm thông tin trên Internet ................................................
• Trình duyệt Web .......................................................................
• Sử dụng các động cơ tìm kiếm ...................................................
• Kỹ năng tìm kiếm thông tin với Google .......................................
• Sử dụng trình duyệt Internet Explorer (IE) ..................................
• Thư điện tử (E-Mail) ..................................................................
5
5
5
5
6
6
6
6
7
7
8
8
8
9
10
10
11
12
13
14
15
15
15
15
17
17
17
20
20
20
20
20
21
21
23
24
25
29
31
PHẦN 2 - HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
1. Hệ điều hành Windows ....................................................................
• Giới thiệu Hệ điều hành .............................................................
• Giao diện cửa sổ .......................................................................
• Hộp thoại .................................................................................
• Các thao tác chuột ....................................................................
2. Tập tin và thư mục ...........................................................................
• Tập tin, thư mục, cây thư mục, đường dẫn .................................
• Dùng chuột thao tác kéo và thả với tập tin và thư mục ................
3. Sử dụng Hệ điều hành Windows 2000 ............................................
• Khởi động hệ điều hành ............................................................
• Đăng nhập hệ thống .................................................................
• Thoát khỏi hệ thống ..................................................................
• Thực đơn đối tượng ..................................................................
• Đối tượng My Computer ............................................................
• Thực đơn Start .........................................................................
• Công cụ cấu hình Control Panel ..................................................
4. Công cụ Windows Explorer ..............................................................
• Công cụ Windows Explorer ........................................................
• Xem và hiển thị thông tin ..........................................................
• Các thao tác đĩa ........................................................................
• Các thao tác tập tin ...................................................................
• Các thao tác thư mục ................................................................
5. Các công cụ khác trong Windows ...................................................
• Các công cụ khác ......................................................................
• Accessories ...............................................................................
32
32
32
36
38
38
38
41
41
41
41
42
43
45
46
48
51
51
52
53
57
62
65
65
66
PHẦN 3 - XỬ LÝ VĂN BẢN VỚI MS WORD
Chương 1 - Giới thiệu tổng quát ..........................................................
1. Phần mềm Word .......................................................................
2. Khởi động và thoát khỏi Word ....................................................
3. Cửa sổ ứng dụng Word .............................................................
4. Một phiên làm việc thông thường với Word .................................
5. Quản lý văn bản .......................................................................
• Tạo một văn bản mới ......................................................
• Lưu văn bản mới .............................................................
• Lưu văn bản dưới tên khác ..............................................
• Đóng văn bản .................................................................
• Mở một văn bản đã tồn tại ...............................................
• Làm việc với nhiều văn bản ..............................................
67
67
67
67
68
69
69
69
70
70
71
72
Chương 2 - Nhập và chỉnh sửa văn bản ..............................................
1. Nhập văn bản mới .....................................................................
• Ký tự, từ và đoạn trong văn bản .......................................
• Tính chất cuộn dòng ........................................................
• Tính chất xuống dòng ......................................................
• Tạo văn bản mới .............................................................
• Nhập văn bản tiếng Việt ..................................................
• Nhập văn bản tiếng Anh ..................................................
• Di chuyển dấu chèn trong văn bản ...................................
• Đánh dấu chọn văn bản ...................................................
• Xóa và sửa văn bản .........................................................
• Di chuyển và sao chép văn bản ........................................
• Lưu văn bản ...................................................................
2. Tìm kiếm và thay thế văn bản ....................................................
• Tìm kiếm văn bản ...........................................................
• Thay thế văn bản ............................................................
• Tìm trang .......................................................................
3. Văn bản tự động (AutoText) ......................................................
4. Sửa lỗi tự động (AutoCorrect) ....................................................
73
73
73
73
73
73
74
78
79
80
80
81
82
83
83
84
84
85
87
Chương 3 - Định dạng và in văn bản ................................................... 90
1. Định dạng ký tự ........................................................................ 90
• Trình bày ký tự đặc biệt ................................................... 90
• Trình bày phông chữ, cỡ chữ ........................................... 90
• Trình bày chữ đậm, chữ nghiêng, chữ gạch dưới ............... 91
• Các định dạng khác lên ký tự ........................................... 92
• Xác định khoảng cách giữa các ký tự ................................ 93
• Xác định vị trí của các ký tự ............................................. 93
• Tạo phông chữ mặc nhiên ............................................... 95
• Sao chép định dạng ký tự ................................................ 96
• Xóa định dạng ký tự ........................................................ 96
2. Định dạng đoạn ........................................................................ 96
• Hiển thị và tắt dấu ngắt đoạn ........................................... 96
• Canh dòng trong đoạn ..................................................... 97
• Canh lề trái cho đoạn ...................................................... 98
• Canh lề trái và lề phải cho đoạn bằng cách dùng thước ...... 98
• Dùng thực đơn định dạng cho đoạn văn bản ..................... 99
• Định dạng ký tự bắt đầu đoạn ......................................... 101
• Trang trí đoạn ................................................................ 102
• Định dạng danh sách các mục ......................................... 103
• Định dạng danh sách ...................................................... 104
• Dùng thực đơn để định dạng danh sách ........................... 104
• Tự động định dạng danh sách ......................................... 106
• Thay đổi định dạng danh sách ......................................... 107
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Sử dụng Tab ..................................................................
Phím Tab .......................................................................
Ấn định Tab trên thước ...................................................
Thay đổi, gỡ bỏ các ấn định Tab trên thước .....................
Ấn định Tab trên thước bằng thực đơn ............................
Xóa ấn định Tab trên thước bằng thực đơn ......................
Chọn cách thể hiện Tab ..................................................
Tạo đối tượng chứa văn bản ...........................................
Thanh công cụ Drawing ..................................................
Đối tượng chứa văn bản là gì? .........................................
Khung chứa văn bản ......................................................
Đối tượng chứa văn bản .................................................
Các loại đối tượng chứa văn bản .....................................
Trình bày trang in ..........................................................
Chọn khổ giấy, hướng giấy .............................................
Định lề cho trang in ........................................................
Xem trước khi in ............................................................
Tạo tiêu đề trang và đánh số trang ..................................
Hiệu chỉnh tiêu đề trang (header, footer) .........................
In văn bản .....................................................................
107
107
108
110
111
112
112
113
113
113
114
115
116
117
117
118
119
119
121
122
Chương 4 - Định cột, lập bảng biểu, đồ họa, biểu đồ và trộn thư .....
1. Định cột trong văn bản .............................................................
• Tạo cột chữ đơn giản .....................................................
• Chèn điểm ngắt cột ........................................................
2. Bảng biểu ................................................................................
• Tạo bảng .......................................................................
• Nhập nội dung cho bảng .................................................
• Chọn ô, chọn dòng, chọn cột, chọn bảng .........................
• Chèn dòng và cột, xóa dòng và cột, chèn và xóa ô, bảng ..
• Điều chỉnh chiều cao dòng và chiều rộng cột ....................
• Trộn ô, tách ô ................................................................
• Trình bày bảng, trang trí bảng .........................................
3. Đồ họa ....................................................................................
• Chèn hình ......................................................................
• Vẽ hình minh họa trong văn bản ......................................
• Trình bày phối hợp hình và văn bản .................................
• Tạo chữ nghệ thuật (WordArt) ........................................
4. Biểu đồ ...................................................................................
• Biểu đồ và các thành phần của biểu đồ ............................
• Tạo và hiệu chỉnh biểu đồ ...............................................
5. Trộn thư ..................................................................................
• Ví dụ về trộn thư ............................................................
• Các bước trộn thư ..........................................................
124
124
124
125
126
126
126
126
127
128
130
131
133
133
135
136
137
139
139
140
141
142
144
Tin học I
-5-
PHẦN 1
GIỚI THIỆU MÁY TÍNH VÀ ỨNG DỤNG
1. DỮ LIỆU VÀ THÔNG TIN
Dữ liệu
Dữ liệu có thể xem là những ký hiệu hoặc tín hiệu mang tính rời rạc và không có cấu
trúc, ý nghĩa rõ ràng. Khi dữ liệu được tổ chức lại có cấu trúc hơn, được xử lý và
mang đến cho con người những ý nghĩa, hiểu biết nào đó thì khi đó nó trở thành
thông tin. Nói khác đi, từ dữ liệu và xử lý dữ liệu con người có được thông tin.
Thông tin
Thông tin là những gì con người thu nhận được từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo
ra sự hiểu biết, tạo ra các tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội.
Nói cách khác, thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và trở nên có ý nghĩa đối
với người dùng.
Quá trình xử lý thông tin tổng quát
Hình 1.1: Mô hình quá trình xử lý thông tin.
Nhập
dữ liệu
Xử lý
dữ liệu
Xuất
dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu
Một cách tổng quát, việc xử lý thông tin bao gồm năm quá trình sau:
•
Quá trình thu nhận thông tin: Nạp, ghi nhớ thông tin vào vùng nhớ trong
não hoặc các vật lưu trữ trung gian (giấy, đĩa từ, …).
•
Quá trình tìm kiếm thông tin: Nhớ lại thông tin trong vùng nhớ não, hoặc
thu thập, truy tìm thông tin trong các vật lưu trữ thông tin.
•
Quá trình biến đổi thông tin: Các hoạt động xử lý, biến đổi thông tin dẫn
đến việc thay đổi thông tin, tạo ra thông tin mới.
•
Quá trình truyền thông tin: Truyền hoặc dẫn thông tin từ nơi này sang nơi
khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
•
-6Quá trình lý giải, suy luận thông tin: Các hoạt động mang tính trí tuệ và
sáng tạo như phân tích, so sánh, lý giải, suy luận, đối chiếu, đánh giá vai
trò, ý nghĩa của thông tin.
So sánh máy tính và con người trong việc xử lý thông tin.
-
Máy tính
Xử lý khối lượng lớn
Tính toán nhanh
Tính toán chính xác
Xử lý theo chương trình
Ít linh động
Ít sáng tạo
Ít thông minh
-
Con người
Xử lý khối lượng nhỏ
Tính toán chậm
Tính toán ít chính xác
Xử lý bởi bộ não
Khá linh động
Rất sáng tạo
Rất thông minh
2. MÁY TÍNH VÀ TIN HỌC
Định nghĩa máy tính
Máy tính là thiết bị cho phép lưu trữ, xử lý dữ liệu một cách tự động theo chương
trình đã được định trước và con người không cần phải can thiệp vào trong khi xử lý.
Thông qua các thiết bị nhập, máy tính sẽ thu nhận được những dữ liệu cần xử lý,
sau đó máy tính sẽ xử lý những dữ liệu này và lưu trữ nếu cần, và cuối cùng máy
tính có thể đưa ra những kết quả cho người sử dụng thông qua các thiết bị xuất.
Đặc điểm xử lý của máy tính
Máy tính có khả năng xử lý dữ liệu nhanh, chính xác với khối lượng lớn. Các dữ liệu
mà máy tính có thể xử lý được rất đa dạng. Chúng có thể là số, chữ, âm thanh, hình
ảnh tĩnh, hình ảnh động.
Đặc điểm lưu trữ của máy tính
Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng rất lớn các loại dữ liệu khác nhau. Các thiết
bị mà máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu có kích thước nhỏ, gọn và tiện dụng nhưng
khối lượng lưu trữ được lại rất lớn.
Đơn vị lưu trữ dữ liệu dùng trong máy tính:
• 1 Byte (có thể lưu trữ 1 ký tự).
• 1 KiloByte (1 KB) = 1024 Byte.
• 1 MegaByte (1 MB) = 1024 KB.
• 1 GigaByte (1 GB) = 1024 MB.
• 1 TetraByte (1 TB) = 1024 GB.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
-7-
Mô hình làm việc của máy tính
Người sử dụng điều khiển máy tính thông qua các chương trình được xây dựng sẳn.
Các hãng sản xuất máy tính và các nhà sản xuất phần mềm tạo ra các chương trình
này.
Có nhiều chương trình khác nhau được tạo ra nhằm phục vụ cho các nhu cầu, lĩnh
vực khác nhau. Chẳng hạn như:
• Chương trình nghe nhạc, xem phim phục vụ nhu cầu giải trí.
• Chương trình vẽ hình, tạo ảnh phục vụ công việc xuất bản.
• Chương trình tính toán dùng trong học tập và nghiên cứu.
So sánh mô hình làm việc của máy tính với các mô hình làm việc của các loại máy
khác.
Hình 1.2: So sánh hai mô hình làm việc.
Mô hình làm việc của máy tính
Mô hình làm việc của các loại máy khác
Người sử dụng
Người sử dụng
Các chương trình
ứng dụng
Các nút bấm, điều
khiển, cần gạt
Các linh kiện và
thiết bị
Các linh kiện và
thiết bị
Phân loại máy tính
Có rất nhiều loại máy tính khác nhau, và cũng có nhiều cách phân loại máy tính khác
nhau. Việc phân loại có thể dựa vào năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu của máy tính,
hoặc dựa vào chức năng của máy tính. Sau đây là một số phân loại:
•
Máy tính loại lớn (mainframe), siêu máy tính (super computer), máy tính
loại trung (minicomputer), máy tính cá nhân (personal computer).
•
Máy tính đa năng (multi-purpose computer), máy tính chuyên dụng
(special-purpose computer), máy tính hỗ trợ.
•
Máy tính để bàn, máy vi tính (desktop computer), máy tính xách tay
(portable computer, notebook, laptop), máy tính trạm (workstation).
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
-8-
Hình 1.3: Máy vi tính để bàn và máy vi tính xách tay.
Máy tính để bàn (Máy vi tính)
Máy tính xách tay (Laptop)
Định nghĩa Tin học
Tin học (Công nghệ thông tin) là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, công
nghệ, kỹ thuật lưu trữ, truyền và xử lý thông tin một cách tự động dựa trên công cụ
chủ yếu là máy tính và các thiết bị truyền tin.
Việc nghiên cứu chính của Tin học nhằm vào hai kỹ thuật chính được phát triển song
song. Đó là kỹ thuật phần cứng và kỹ thuật phần mềm:
•
Kỹ thuật phần cứng: Nghiên cứu chế tạo các linh kiện, thiết bị điện tử,
công nghệ vật liệu mới, ... nhằm làm cho máy tính và mạng máy tính ngày
càng tăng khả năng xử lý, truyền tải và chia sẻ dữ liệu.
•
Kỹ thuật phần mềm: Nghiên cứu các phương pháp, quy trình, công cụ giúp
cho việc phát triển các hệ thống chương trình điều hành sự hoạt động của
máy tính và mạng máy tính, các ngôn ngữ lập trình và các chương trình
ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng ở các lĩnh vực khác nhau.
3. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
Các thành phần của máy tính
Để có thể hoạt động được máy tính cần đến sự kết hợp của hai thành phần là phần
cứng (hardware) và phần mềm (software).
•
Phần cứng: Bao gồm những thiết bị điện tử và cơ khí mà chúng ta có thể
nhìn thấy sự tồn tại của chúng và sờ được.
•
Phần mềm: Bao gồm các chương trình chạy được trên máy tính. Những
chương trình này được xây dựng nhằm giúp người sử dụng điều khiển,
quản lý được máy tính, và sử dụng máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu công
việc của người sử dụng.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
-9-
Các thành phần phần cứng của máy tính
Mỗi loại máy tính có thể có hình dạng hoặc cấu trúc khác nhau tùy theo mục đích sử
dụng nhưng một cách tổng quát phần cứng của máy tính bao gồm 5 thành phần
chính là (Xem hình 1.4):
• Bộ xử lý (hay còn gọi là CPU – Central Processing Unit).
• Bộ nhớ (Memory).
• Thiết bị lưu trữ (Storage devices).
• Thiết bị nhập (Input devices).
• Thiết bị xuất (Output devices).
Các thiết bị nhập và xuất còn được gọi chung là thiết bị ngoại vi.
Hình 1.4: Năm thành phần chính của phần cứng máy tính.
Thiết bị lưu trữ
Bộ xử lý (CPU)
Thiết bị nhập
Thiết bị xuất
Bộ nhớ
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 10 -
Bộ xử lý (CPU)
Bộ xử lý (còn gọi là CPU – Central Processing Unit) chỉ huy các hoạt động của máy
tính theo các lệnh trong chương trình và thực hiện các phép tính. Một số bộ xử lý
thông dụng hiện nay là Intel Celeron - 1.3 GHz, Intel Pentium 4 - 1.8 GHz, Intel
Pentium 4 - 2.4 GHz. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học
và logic, và một số thanh ghi.
•
Khối điều khiển (Control Unit) được xem như là trung tâm điều hành mọi
hoạt động của máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh trong chương
trình, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của
máy tính theo yêu cầu.
•
Khối tính toán số học và logic (Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị
có khả năng thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các
phép tính logic (and, or, not, ...) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn
hơn, nhỏ hơn, bằng, ...).
•
Các thanh ghi (Registers) là các mạch nhớ được gắn vào CPU làm nhiệm
vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi được thiết kế nhằm giúp làm tăng tốc
độ trao đổi dữ liệu bên trong máy tính.
Hình 1.5: Bộ xử lý (CPU) và bộ nhớ RAM.
CPU Pentium hãng Intel
Bộ nhớ RAM
Bộ nhớ (Memory)
Trong quá trình máy tính làm việc, máy tính cần lưu lại dữ liệu và chương trình. Bộ
nhớ là các thiết bị cho phép lưu trữ dữ liệu và chương trình trong khi máy tính hoạt
động. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ ROM và bộ nhớ RAM:
•
ROM (Read Only Memory) là bộ nhớ chỉ đọc chứ không ghi được. Các
chương trình được nạp sẳn vào ROM thường là các chương trình hệ thống
khởi động và điều khiển máy tính làm việc. Khi máy tính khởi động hoặc
đang hoạt động thì những chương trình này được đọc và thi hành. Khi mất
điện nội dung lưu trong bộ nhớ ROM vẫn còn chứ không bị mất đi.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
•
- 11 RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên có thể đọc
và ghi. Bộ nhớ này được dùng để lưu trữ dữ liệu và chương trình trong
quá trình thực hiện. Các chương trình lưu trong RAM thường là các chương
trình ứng dụng được nạp vào để thực hiện một ứng dụng nào đó. Nội
dung lưu trong bộ nhớ RAM sẽ bị mất đi khi mất điện hoặc tắt máy.
Nhắc lại, để đo dung lượng lưu trữ của bộ nhớ máy tính (RAM, ROM) người ta dùng
các đơn vị là Byte, KiloByte (KB), MegaByte (MB), GigaByte (GB) và TetraByte (TB).
Dung lượng bộ nhớ RAM cho các máy vi tính hiện nay thông thường vào khoảng 128
MB, 256 MB hoặc 512 MB. Đối với những máy tính mạnh, dung lượng RAM có thể
nhiều hơn.
Thiết bị lưu trữ (Storage devices)
Để lưu trữ dữ liệu và có thể chuyển dữ liệu từ máy tính này qua máy tính khác,
người ta dùng các thiết bị lưu trữ như băng từ, đĩa từ, đĩa quang CD-ROM, ... Các
thiết bị lưu trữ này có dung lượng chứa rất lớn, và dữ liệu không bị mất đi khi không
có nguồn điện (Xem hình 1.6).
Những loại thiết bị lưu trữ được dùng phổ biến hiện nay bao gồm:
•
Đĩa cứng (Hard Disk). Dùng phổ biến là những đĩa cứng có dung lượng 20
GB, 30 GB, 40 GB, hoặc 60 GB.
•
Đĩa mềm (Floppy Disk). Loại đĩa này có đường kính 3,5 inch với dung
lượng thông dụng là 1,44 MB.
•
Đĩa quang (Compact Disk). Loại đĩa này có đường kính 4.72 inch, hiện là
thiết bị phổ biến dùng để lưu trữ các phần mềm, hình ảnh và âm thanh.
Có hai loại phổ biến là đĩa CD với dung lượng khoảng 700 MB và DVD với
dung lượng khoảng 4.7 GB.
•
Các loại thiết bị lưu trữ khác như thẻ nhớ (Memory Stick, Compact Flash
Card), USB Flash Drive thường có dung lượng khoảng 32 MB, 64 MB, 128
MB hoặc 256 MB.
Hình 1.6: Các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Đĩa cứng
Nguyễn Hữu Tân
Đĩa mềm
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 12 -
Đĩa quang (CD)
Thẻ nhớ (Compact Flash Card)
USB Flash Drive
Đĩa cứng rời
Thiết bị nhập (Input devices)
Thiết bị nhập được dùng để đưa dữ liệu vào máy tính. Các loại dữ liệu khác nhau có
thể được đưa vào máy tính nhờ nhiều loại thiết bị nhập khác nhau. Các loại thiết bị
nhập thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.7):
•
Chuột (Mouse). Chuột là thiết bị trỏ, có kích thước vừa nắm tay. Khi di
chuyển chuột trên một tấm phẳng theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi
tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó để có thể trỏ đến một biểu
tượng mong muốn trên màn hình. Một số máy tính có con chuột được gắn
ngay trên bàn phím.
•
Bàn phím (Keyboard). Đây là thiết bị nhập cho phép nhập dữ liệu văn bản
dạng chữ và số. Bàn phím máy vi tính phổ biến hiện nay là một bảng chứa
104 phím có các tác dụng khác nhau.
•
Máy quét hình (Scanner). Thiết bị này dùng để nhập văn bản hay hình vẽ
bằng cách quét hình chụp vào máy tính. Toàn bộ nội dung văn bản hay
hình vẽ sẽ được lưu trong máy tính dưới dạng dữ liệu hình ảnh.
Hình 1.7: Thiết bị chuột, bàn phím và máy quét hình (scanner).
Chuột (2 nút nhấn)
Nguyễn Hữu Tân
Chuột (3 nút nhấn)
Bàn phím
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 13 -
Máy quét cầm tay
Máy quét để bàn
Các phím trên bàn phím có thể chia làm 3 nhóm chính:
•
Nhóm phím đánh máy gồm các phím ký tự chữ, phím ký tự số và phím các
ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^, &, ?, ...).
•
Nhóm phím số (Numeric Keypad) nằm bên phải bàn phím, phím Num Lock
cho phép đánh vào số, phím Caps Lock cho phép đánh vào chữ in.
•
Nhóm phím chức năng (Function Key) gồm các phím từ F1 đến F12 và các
phím khác như phím di chuyển con trỏ ← ↑ → ↓, phím PgUp (đẩy trang
màn hình lên), phím PgDn (kéo trang màn hình xuống), phím Insert
(chèn), phím Delete (xóa tại điểm nháy), phím Backspace (xóa bên trái
điểm nháy), phím Home (về đầu dòng), phím End (về cuối dòng).
Thiết bị xuất (Output devices)
Thiết bị xuất được dùng đưa dữ liệu từ bên trong máy tính ra bên ngoài để người sử
dụng có thể cảm nhận được (nhìn được, đọc được, nghe được). Các loại thiết bị xuất
thông dụng hiện nay bao gồm (Xem hình 1.8):
•
Màn hình (Monitor). Là thiết bị xuất hiển thị dữ liệu trên màn hình cho
người sử dụng xem. Màn hình phổ biến hiện nay trên thị trường là màn
hình màu SVGA kích thước 15”, 17” hoặc 19”.
•
Máy in (Printer). Là thiết bị xuất in dữ liệu ra giấy. Máy in phổ biến hiện
nay là loại máy in kim, máy in phun mực, máy in laser trắng đen hoặc
màu.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 14 -
Hình 1.8: Thiết bị màn hình và máy in.
Màn hình
Máy in kim
Màn hình
Máy in phun mực
Màn hình LCD
Máy in laser
Phần mềm máy tính và phân loại phần mềm
Phần mềm máy tính nói chung rất phong phú và đa dạng. Tổng quát, phần mềm có
thể phân thành hai loại là phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng:
•
Phần mềm hệ thống (System Software): Là những chương trình có khả
năng tổ chức và điều hành sự hoạt động phối hợp của các thành phần
khác nhau trong máy tính. Các chương trình này được xây dựng bởi các
chuyên viên hệ thống. Phần mềm hệ thống thông dụng là các hệ điều
hành, chương trình dịch, ... Các hệ điều hành được dùng phổ biến là MSDOS, Windows, Linux.
•
Phần mềm ứng dụng (Application Software): Là những chương trình có
khả năng giải quyết một nhu cầu nào đó của người sử dụng. Các chương
trình này được xây dựng bởi các nhà lập trình ứng dụng. Phần mềm ứng
dụng nói chung rất phong phú và đa dạng nhằm phục nhiều loại nhu cầu
khác nhau của người sử dụng từ các nhu cầu về học tập, nghiên cứu, xử lý
công việc cho đến nhu cầu liên lạc và giải trí.
Các phần
•
•
•
•
•
•
mềm ứng dụng có thể được phân loại vào các lĩnh vực ứng dụng như sau:
Xử lý văn bản (MS Word, Word Perfect).
Xử lý bảng tính (MS Excel, Lotus).
Quản trị cơ sở dữ liệu (MS Access, FoxPro, SQL Server, Oracle).
Thuyết trình, trình diễn (MS PowerPoint).
Thư điện tử (MS OutLook Express).
Thống kê xử lý số liệu (SPSS, Minitab).
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
•
•
•
•
- 15 Xử lý toán học (Maple, Mathematica).
Xem thông tin trên mạng Internet (Internet Explorer, Netscape Navigator).
Xử lý bản đồ (MapInfo, ArcView).
Thiết kế đồ họa, xuất bản (CorelDraw, PhotoShop, …).
Phần mềm Hệ điều hành
Hệ điều hành là một phần mềm hệ thống vô cùng quan trọng, được xây dựng nhằm
giúp người sử dụng có thể dễ dàng điều khiển và quản lý máy tính.
Hệ điều hành có các chức năng chính sau:
• Quản lý tài nguyên của hệ thống.
• Quản lý hệ thống tập tin.
• Tạo môi trường giao tiếp giữa người và máy, giữa máy và máy.
• Quản lý sự thực hiện các chương trình ứng dụng.
Quá trình
•
•
•
phát triển hệ điều hành.
Hệ điều hành đơn nhiệm (MS DOS).
Hệ điều hành đa nhiệm (Windows, Unix, Linux).
Hệ điều hành mạng (Windows 2000 Server).
Một số hệ điều hành được dùng phổ biến ở Việt Nam hiện nay:
• Hệ điều hành MS DOS.
• Hệ điều hành Windows (phổ biến nhất).
• Hệ điều hành Linux (phổ biến trong tương lai).
4. MẠNG MÁY TÍNH
Sự hình thành mạng máy tính
Những người làm việc trên các máy tính riêng lẻ tại những vị trí phân tán trong quá
trình làm việc thường có nhu cầu chia sẻ dữ liệu và các tài nguyên máy tính (bộ nhớ,
máy in, khả năng xử lý tính toán, …) với nhau.
Để giải quyết nhu cầu này, các máy tính được ghép nối lại với nhau một cách hệ
thống. Sự ghép nối này hình thành nên mạng máy tính. Việc ghép nối có thể là “có
dây” (qua cáp) hoặc “không dây” (qua vệ tinh).
Phân loại mạng máy tính
Có nhiều cách phân loại mạng máy tính. Hai cách phân loại thông dụng là phân loại
theo khoảng cách và phân loại theo cách ghép nối.
Phân loại
•
•
•
•
theo khoảng cách.
Mạng máy tính cục bộ, còn gọi là mạng LAN (Local Area Network).
Mạng máy tính đô thị, còn gọi là mạng MAN (Metropolitan Area Network).
Mạng máy tính diện rộng, còn gọi là mạng WAN (Wide Area Network).
Mạng máy tính toàn cầu, còn gọi là mạng Internet.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
Phân loại
•
•
•
•
•
•
- 16 theo cách ghép nối (Xem hình 1.9).
Mạng tuyến tính.
Mạng vòng.
Mạng hình sao.
Mạng hình cây.
Mạng mắt lưới.
Mạng vệ tinh.
Hình 1.9: Một số cách ghép nối mạng.
Mạng tuyến tính
Đường dây cáp
Mạng vòng
Mạng hình sao
HUB
Thiết bị
nối mạng
HUB
Nguyễn Hữu Tân
Mạng hình cây
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 17 -
Máy chủ (server) và máy khách (client)
Trong một mạng máy tính người ta thường dùng một số ít các máy tính có năng xử
lý mạnh làm các máy tính trung tâm, gọi là các máy chủ (máy server). Còn đa số các
máy tính thông thường còn lại gọi là máy khách (máy client), và chúng được kết nối
với máy chủ (Xem hình 1.10).
Người sử dụng làm việc ở các máy khách có thể yêu cầu máy chủ cung cấp các dịch
vụ cần thiết. Dịch vụ ở đây có thể hiểu là các tài nguyên mà máy chủ có được và có
thể chia sẻ cho máy khách.
Hình 1.10: Máy chủ và các máy khách trong mạng máy tính.
Máy khách
Máy chủ
Máy in mạng
Hệ điều hành mạng
Để mạng máy tính hoạt động được cần có hệ điều hành mạng, phần mềm ứng dụng
trên mạng và người quản trị mạng.
Hệ điều hành mạng là phần mềm hệ thống giúp người sử dụng quản lý và điều hành
mạng máy tính thuận lợi và hiệu quả. Một số hệ điều hành mạng thông dụng là
Novell Netware, Windows NT Server, Windows 2000 Server, Linux (Xem hình 1.11).
Các dịch vụ trên mạng
Dịch vụ trên mạng là những tài nguyên mà máy chủ có được và có thể chia sẻ, phục
vụ theo các yêu do các máy khách trong mạng gởi đến (Xem hình 1.12). Có nhiều
dịch vụ trên mạng. Một số dịch vụ thông dụng trên mạng bao gồm:
• Dịch vụ tập tin.
• Dịch vụ in ấn.
• Dịch vụ thông báo.
• Dịch vụ thư mục.
• Dịch vụ ứng dụng.
• Dịch vụ cơ sở dữ liệu.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 18 -
Hình 1.11: Hệ điều hành máy chủ và các hệ điều hành máy khách.
HĐH Windows 2000
HĐH Windows
2000 Server
HĐH
Windows 98
HĐH
Windows XP
Hình 1.12: Yêu cầu dịch vụ và đáp ứng dịch vụ.
Máy chủ
Yêu cầu DV
Máy khách
Đáp ứng DV
Các dữ liệu lưu trữ trong máy tính dưới dạng các tập tin. Ví dụ một hình ảnh lưu trữ
thành một tập tin, một tài liệu lưu trữ thành một tập tin, một bài hát lưu trữ thành
một tập tin. Và hệ điều hành giúp người sử dụng quản lý dữ liệu thông qua việc
quản lý các tập tin. Trong một mạng máy tính, người sử dụng có thể có các nhu cầu
truyền tập tin, lưu trữ tập tin, sao lưu tập tin, … giữa các máy tính trong mạng với
nhau. Dịch vụ tập tin giúp thực hiện những việc này (Xem hình 1.13).
Hình 1.13: Dịch vụ tập tin.
Request
File
Client
Nguyễn Hữu Tân
Reply
File
Server
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 19 -
Khi một mạng máy tính có máy in mạng thì các máy tính trong mạng có thể cùng
nhau chia sẻ máy in này. Các máy tính có nhu cầu in sẽ gởi dữ liệu cần in đến dịch
vụ in ấn do máy chủ quản lý. Dịch vụ in ấn này sẽ điều khiển máy in mạng lần lượt
in dữ liệu theo các yêu cầu in ấn đã gởi đến (Xem hình 1.14).
Hình 1.14: Dịch vụ in ấn.
Khi người sử dụng làm việc trong một mạng máy tính có nhu cầu gởi e-mail (thư
điện tử) từ máy tính của mình đến một máy tính khác trong mạng, người sử dụng có
thể yêu cầu dịch vụ e-mail (là một loại dịch vụ thông báo) do máy chủ quản lý để
thực hiện yêu cầu này (Xem hình 1.15).
Hình 1.15: Dịch vụ e-mail.
E-Mail
E-Mail
Mạng Internet
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 20 -
5. MẠNG INTERNET VÀ TÌM KIẾM THÔNG TIN
Internet là gì?
Internet là hệ thống mạng rộng lớn bao gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau trên phạm vi toàn thế giới thông qua hệ thống kênh truyền thông. Mạng
Internet nối kết hàng nghìn mạng máy tính trên thế giới, bao gồm các mạng của các
trường đại học, các mạng của các viện nghiên cứu, các mạng của chính phủ, các tổ
chức, các doanh nghiệp thương mại và của các cá nhân khác nhau.
Có thể nói “Internet là mạng của các mạng”.
Lịch sử hình thành Internet
Giữa thập niên 60, Bộ Quốc phòng Mỹ giao một nhóm nghiên cứu hình thành mạng
máy tính gọi là mạng ARPANet nhằm phục vụ việc liên lạc, trao đổi dữ liệu, thông tin
trong quân sự. Năm 1973, mạng ARPANet mở rộng kết nối quốc tế lan rộng đến các
mạng máy tính của các trường đại học lớn trên nước Mỹ. Năm 1983, mạng ARPANet
mở rộng lần nữa nối kết hầu hết các trung tâm máy tính trên toàn nước Mỹ. Năm
1983 đến nay, mạng ARPANet phát triển rộng khắp trên toàn thế giới và được gọi là
mạng Internet.
Mạng toàn cầu Internet
Từ năm 1983 đến 1991, Internet trở thành mạng máy tính lớn nhất trên thế giới.
Năm 1991, một dịch vụ mới trên Internet ra đời gọi là dịch vụ World Wide Web
(WWW) làm cho Internet dễ sử dụng hơn.
Càng ngày mạng Internet càng phát triển:
• Nhiều máy tính kết nối vào Internet (phát triển số lượng).
• Khắp nơi trên thế giới kết nối vào Internet (phát triển phạm vi).
• Nhiều dịch vụ trên Internet (phát triển ứng dụng).
• Nhiều thông tin trên Internet (phát triển thông tin).
Các nhà cung cấp liên quan đến Internet
Có ba nhà cung cấp quan trọng liên quan đến việc cung cấp khả năng kết nối
Internet cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ trên Internet.
• Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet (IAP – Internet Access Provider).
• Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP – Internet Service Provider).
• Nhà cung cấp thông tin Internet (ICP – Internet Content Provider).
Nhà cung cấp khả năng truy cập Internet, gọi tắt là IAP, cung cấp cổng truy nhập
vào Internet cho các mạng. Ví dụ Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC được
xem là một IAP.
Nhà cung cấp dịch vụ Internet cung cấp quyền truy cập Internet qua mạng điện
thoại và các dịch vụ như dịch vụ WWW, E-Mail, Chat, … Ví dụ Công ty FPT, Công ty
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 21 -
Saigon Postel, Công ty VDC, … được xem là các ISP. Chú ý Công ty VDC vừa là một
IAP, đồng thời là ISP.
Các thông tin về văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế, kỹ thuật, giải trí, … có trên
Internet được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin trên Internet. Ví dụ Công ty
FPT vừa là một ISP đồng thời cũng là một ICP.
Kết nối Internet và các dịch vụ trên Internet
Hai cách kết nối Internet thông dụng ở Việt Nam là (Xem hình 1.16):
• Kết nối trực tiếp qua đường thuê bao dành riêng.
• Kết nối gián tiếp qua mạng điện thoại công cộng với sự hỗ trợ của modem.
Trên mạng Internet hiện nay có rất nhiều dịch vụ. Một số dịch vụ thông dụng trên
Internet bao gồm:
• Dịch vụ thông tin (Web).
• Dịch vụ thư điện tử (E-mail).
• Dịch vụ hội thoại trực tuyến (Chat).
• Dịch vụ truyền tập tin (FTP).
• Dịch vụ truy cập máy chủ (Telnet).
• Dịch vụ diễn đàn thông tin (News Group).
Hình 1.16: Kết nối Internet qua mạng điện thoại công cộng.
Máy chủ nhà
cung cấp ISP
Mạng Internet
Mạng điện thoại
công cộng
Modem
Tìm kiếm thông tin trên Internet
Nhờ dịch vụ Web, người sử dụng có thể xem và tìm kiếm thông tin trên Internet.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 22 -
Một số khái niệm:
•
Thông tin trên Internet được tổ chức trình bày dưới hình thức các trang
thông tin gọi là trang Web.
•
Tập hợp các trang Web có nội dung liên quan với nhau và thuộc một tổ
chức nào đó được kết nối lại với nhau gọi là Website.
•
Trang Web đầu tiên của một Website để từ đó kết nối với các trang Web
khác được gọi là trang chủ hay trang nhà (Home page).
•
Dịch vụ đáp ứng các yêu cầu về thông tin chứa trong các Website gọi là
dịch vụ Web (hay còn gọi là Web Server). Dịch vụ này được cài đặt trên
các máy chủ trong mạng Internet.
•
Mỗi Website trên Internet đều phải có một địa chỉ để người sử dụng có thể
truy cập đến (hay tham khảo đến). Địa chỉ này gọi là địa chỉ Web URL. Các
Website khác nhau phải có các địa chỉ Web URL khác nhau.
•
Ví dụ một địa chỉ Web URL là , trong đó http://
là ký hiệu giao thức còn www.vnexpress.net là địa chỉ Website. Giao thức
là cách thức đóng gói, mã hóa dữ liệu để truyền trên đường mạng, và các
qui tắc để thiết lập vá duy trì qua trình trao đổi dữ liệu trên mạng.
•
Phân tích địa chỉ Web URL:
Mã quốc gia
Giao thức http dùng
để tham khảo thông
tin trong website
Địa chỉ Website
Tính chất của tổ chức
chủ của Website
•
Ba ký tự thể hiện tính chất của tổ chức chủ của Website:
com: Các tổ chức, công ty thương mại.
org: Các tổ chức phi lợi nhuận.
net: Các trung tâm hỗ trợ về mạng.
edu: Các tổ chức giáo dục (trường đại học, trung tâm giáo dục, …).
gov: Các tổ chức thuộc chính phủ.
mil: Các tổ chức thuộc quân sự.
int: Các tổ chức được thành lập bởi các hiệp ước quốc tế.
•
Hai ký tự thể hiện mã quốc gia:
us: Mỹ (nếu không có 2 ký tự thể hiện quốc gia, mặc nhiên hiểu là Mỹ).
ca: Canada.
vn: Việt Nam.
th: Thái Lan.
jp: Nhật.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 23 -
Một số địa chỉ Web:
• www.microsoft.com (Website của hãng Microsoft, Mỹ).
• www.tintucvietnam.net (Website Tin tức Việt Nam).
• www.vnexpress.net ((Website Tin nhanh Việt Nam).
• www.tuoitre.com (Website Báo Tuổi Trẻ, TP. Hồ Chí Minh).
• www.sap-vn.org (Website Chương trình hỗ trợ xã hội cho Việt Nam).
• www.undp.org.vn (Website Chương trình phát triển của LHQ tại Việt Nam).
• www.search.asiaco.com/Vietnam/ (Website tìm địa chỉ Internet Việt Nam).
Để xem thông tin chứa trong một Website nào đó trên Internet, máy tính của người
sử dụng ngoài khả năng kết nối Internet còn cần phải có trình duyệt Web.
Trình duyệt Web
Trình duyệt Web là một phần mềm ứng dụng cho phép xem thông tin trên Internet
khi máy tính đã được kết nối mạng (mà ta thường hay gọi là vào mạng).
Hai trình duyệt Web thường dùng:
• Internet Explorer.
• Netscape Navigator.
Chạy trình duyệt Web (Xem hình 1.17 và 1.18).
• Chọn Start | Program | Internet Explorer.
• Hoặc nhấp đôi chuột biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
• Tại ô Address, vào địa chỉ Website của nơi cần tham khảo, ấn Enter.
Hình 1.17: Biểu tượng Internet Explorer trên màn hình nền.
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ
Tin học I
- 24 -
Thoát trình duyệt Web (Xem hình 1.19).
• Từ thanh thực đơn, chọn File | Close.
• Hoặc nhấp chuột tại nút đóng trên thanh tiêu đề.
Sử dụng các động cơ tìm kiếm
Thông thường khi tìm kiếm thông tin trên Internet người sử dụng rất khó nhớ các
địa chỉ của Website có chứa thông tin cần tìm, hoặc không biết có những Website
nào trong nước hoặc trên thế giới có chứa những thông tin cần tìm. Nhằm giúp
người sử dụng tìm những Website cần thiết, một số các công ty phần mềm trên thế
giới cung cấp những dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm. Các dịch vụ này thường được gọi là các
động cơ tìm kiếm, và chúng được thể hiện cũng ở dạng các Website.
Một số Website động cơ tìm kiếm nổi tiếng:
• www.google.com
www.excite.com
www.infoseek.com
• www.yahoo.com www.search.com www.altavista.com
Hình 1.18: Xem thông tin tại trang Web .
Nguyễn Hữu Tân
Khoa CTXH & PTCĐ