Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

báo cáo thực tập làng nghề dương liễu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 2
PHẦN II: NỘI DUNG - MỤC TIÊU ĐỢT THỰC TẬP ............................................................. 3
2.1 Nôi dung thực tập ..................................................................................................................... 3
2.2 Mục tiêu đợt thực tập ............................................................................................................... 3
2.3 Nhiệm vụ ................................................................................................................................... 3
PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI XÃ DƢƠNG LIỄU........................ 4
3.1 Điều kiện tự nhiên xã Dƣơng Liễu ......................................................................................... 4
3.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................................................. 4
3.1.2. Đất đai địa hình .................................................................................................................... 5
3.1.3. Khí hậu, Thủy văn. ............................................................................................................... 5
a. Khí hậu ........................................................................................................................................ 5
3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội........................................................................................................ 6
PHẦN IV: KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................................................... 8
4.1. Quy trình sản xuất và biện pháp xử lý chất thải hiện tại...................................................... 8
4.1.1. Quy trình sản xuất tại làng nghề Dƣơng Liễu .................................................................... 8
4.1.2. Nguồn phát sinh chất thải và biện pháp xử lý .................................................................. 14
4.2. Hiện trạng môi trƣờng ........................................................................................................... 18
4.2.1. Môi trƣờng nƣớc................................................................................................................. 18
4.2.2. Môi trƣờng không khí ........................................................................................................ 31
4.3. Đánh giá sự phát triển bền vững của khu vực (các chỉ số LSI và BSI) ............................. 33
4.3.1. Điều tra điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực ................................................................. 33
4.3.2. Xây dựng, lựa chọn chỉ thị và thiết lập chỉ số BSI và LSI .............................................. 37
4.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch môi trƣờng ........................................ 40
4.4.1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ................................................................................ 40
4.4.2. Đánh giá tác động môi trƣờng cho dự án phát triển làng nghề ..................................... 444
4.4.3. Quy hoạch môi trƣờng ....................................................................................................... 50
PHẦN V. KẾT LUẬN ............................................................................................................... 522



LỜI CẢM ƠN
Thực tập nghề nghiệp 3 của sinh viên là một khóa học có ý nghĩa thực tiễn, giúp sinh
viên củng cố, hoàn thiện kiến thức và ứng dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào thực tiễn,
áp dụng đƣợc việc “ Học đi đôi với hành”. Đồng thời góp phần tích lũy kiến thức thực tế
phục vụ cho việc công tác, làm việc sau này của sinh viên.
Thực tập nghề nghiệp là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hình thành, phát
triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiết của sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã đề
ra của nhà trƣờng. Thực tập nghề nghiệp có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sinh viên.
Đối với sinh viên, hoạt động thực tập nghề nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ với
quá trình học tập mà còn với cả sự nghiệp của sinh viên sau này. Kỳ thực tập này giúp sinh
viên đƣợc tiếp cận với nghề nghiệp mà các bạn đã lựa chọn khi bƣớc chân vào trƣờng đại
học.
Đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu, Khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng
Trƣờng ĐH Lâm Nghiệp chúng em đƣợc tiến hành thực tập nghề nghiệp 3 tại làng nghề sản
xuất miến dong Dƣơng Liễu Thuộc Huyện Hoài Đức Thành phố Hà Nội.
Trong quá trình thực tập nghề nghiệp 3, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của cả nhóm,
chúng em còn đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía chính quyền, ngƣời dân địa phƣơng và sự
hƣớng dẫn chu đáo, nhiệt tình của thầy cô trong bộ môn Quản lý môi trƣờng và Kỹ thuật môi
trƣờng.
Nhân dịp này chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, lãnh đạo khoa Quản lý Tài
nguyên rừng và môi trƣờng, Ủy ban nhân dân xã Dƣơng Liễu, cùng nhân dân địa phƣơng đã
tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập nghề nghiệp của chúng em.
Tuy đã cố gắng nhƣng vì thời gian, trình độ và khả năng chuyên môn còn hạn chế nên
bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận đƣợc những ý kiến
đóng góp chỉnh sửa, bổ sung của quý thầy cô và bạn bè để bài làm của em đƣợc hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

1



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của
đất nƣớc nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống
hiện nay đã đƣợc khôi phục, đầu tƣ phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa
không những phục vụ nhu cầu trong nƣớc mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn.
Dƣơng Liễu đƣợc công nhận làng nghề năm 2001 tạo nhiều cơ hội cho các cơ sở có
thể mở rộng sản xuất quảng bá thƣơng hiệu miến dong.
Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề
môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời lao động, của cộng đồng dân cƣ đang bị ảnh hƣởng
nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề.
Để củng cố kiến thức cho sinh viên thực tập 3 này đoàn thực tập có cơ hội đƣợc tham
quan, tìm hiểu quy trình sản xuất cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững
của làng nghề chế biến lƣơng thực - thực phẩm làng nghề Dƣơng Liễu, Hoài Đức, Hà Nội.
Bên cạnh việc phát triển làng nghề cũng cần quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi
trƣờng nói chung và bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề nói riêng, đặc biệt là các vấn đề về nƣớc
thải miến dong.
Để có thể phát triển làng nghề một cách bền vững và hiệu quả thì việc quy hoạch làng
nghề là rất cần thiết cho xã Dƣơng Liễu bây giờ. Chính vì vậy mà mục tiêu đợt thực tập lần
này là tìm hiểu hiện trạng sử dụng đất của xã và tiền hành quy hoạch làng nghề sản xuất làng
nghề Dƣơng Liễu.

2


PHẦN II: NỘI DUNG - MỤC TIÊU ĐỢT THỰC TẬP
2.1 Nôi dung thực tập
Nghiên cứu quy trình sản xuất của làng nghề sản xuất miến dong
Đánh giá tác động, đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và quy hoạch môi trƣờng làng

nghề
2.2 Mục tiêu đợt thực tập
a. Mục tiêu chung
Thực tập nghề nghiệp 3 (TTNN 3) đƣợc thực hiện nhằm hoàn thiện chƣơng trình đào
tạo hai môn học: Đánh giá môi trƣờng và Quy hoạch môi trƣờng; đồng thời củng cố kiến thức
và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp giúp sinh viên tiếp cận với điều kiện thực tế.
b. Mục tiêu cụ thể
Sử dụng đƣợc các phƣơng pháp đánh giá hiện trạng chất lƣợng các thành phần môi
trƣờng, những ảnh hƣởng từ các hoạt động sản xuất của làng nghề đến chất lƣợng môi
trƣờng, sự phát triển bền vững của làng nghề.
Vận dụng đƣợc các công cụ điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong
quá trình thiết kế và xây dựng các phƣơng án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của làng
nghề gắn liền với bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên khu vực.
Lập đƣợc báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho các dự án sản xuất mà sinh viên đề
xuất tại làng nghề.
2.3 Nhiệm vụ
Tìm hiểu về tình hình san xuất tại làng nghề, đồng thời xác định rõ nội dung chính của
đợt thực tập nghề nghiệp.
Thu thập, xử lý và phân tích các tài liệu về các đặc điểm cơ bản về tự nhiên cũng nhƣ
kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Tìm hiểu cụ thể hiện trạng sản xuất của làng nghề và xác định các nhân tố ảnh hƣởng
tới môi trƣờng làng nghề.
Tiến hành lấy mẫu và phân tích các mẫu nƣớc tại làng nghề và lập bảng kết quả.
Phân tích, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trƣờng (nƣớc thải, rác thải) làm cơ sở đề
xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện môi trƣờng theo hƣớng phát triển bền vững.

3


PHẦN III: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI XÃ DƢƠNG LIỄU

3.1 Điều kiện tự nhiên xã Dƣơng Liễu
3.1.1. Vị trí địa lí
Xã Dƣơng Liễu nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, cách trung tâm TP Hà Nội25 km
về phía Đông Bắc và có ranh giới địa lý cụ thể nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp với xã Minh Khai;
- Phía Nam giáp với xã Cát Quế;
- Phía Đông giáp với xã Đức Giang;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Phúc Thọ.
Giao thông ở đây chủ yếu là tuyến đƣờng dọc theo đê tả ngạn sông Đáy và thông với
quốc lộ 32 (Hà Nội- Sơn Tây).
Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sát nhập với Hà
Nội, làng nghề chế biến nông sản thành phẩm xã Dƣơng Liễu có rất nhiều lợi thế về thị
trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thu hút những chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về vốn,
công nghệ trong thời gian tới.

Hình 1. Bản đồ hành chính xã Dƣơng Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
4


3.1.2. Đất đai địa hình
a. Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên: 410,5ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 288,83 ha, chiếm 70,36% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chuyên dùng: 62,44 ha, chiến 15,21% diện tích đất tự nhiên.
- Đất ở: 55 ha, chiếm 13,39% diện tích đất tự nhiên.
- Đất chƣa sử dụng: 4,27 ha, chiếm 1,04% diện tích đất tự nhiên
b. Địa hình
Địa hình xã Dƣơng Liễu không bằng phẳng, thấp dần từ bờ đê (đê sông Đáy) xuống
cánh đồng với hƣớng chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, chia thành miền trong đê và ngoài
đê, nay đƣợc gọi là miền đồng và miền bãi. Địa hình bằng phẳng là điều kiện thuận lợi cho

việc xây dựng các cơ sở cho sản xuất, cƣ trú.
Đƣợc bồi đắp bởi phù sa của lƣu vực sông Đáy và sông Nhuệ nên khu vực rất thuận
lợi cho trồng lúa và các hoa màu, là các nguyên liệu chính của làng nghề. Song, nền đất này
lại dễ thấm nƣớc, làm cho nguồn nƣớc thải của làng nghề dễ thâm nhập vào nguồn nƣớc
ngầm hơn, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trƣờng làng nghề.
3.1.3. Khí hậu, Thủy văn.
a. Khí hậu
Dƣơng Liễu mang đặc điểm chung của khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ thể hiện tính chất
nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mƣa nhiều. Mùa mƣa trùng với thời kì gió Đông Nam kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô trùng với thời kì gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24°C. Các tháng có nắng, ít mƣa, thuận lợi cho
chế biến nông sản là tháng 5, 6, 10, 11, 12.
Biên độ dao động nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 13°- 14°. Tổng
lƣợng nhiệt đạt 8400- 8600°C. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1600- 1800mm.
Hai hƣớng gió chủ đạo là Đông Bắc và Đông Nam, thuận lợi cho chế biến nông sản
đặc biệt là công đoạn phơi và làm khô sản phẩm.
Đặc điển khí hậu này khá thuận lợi cho sản xuất chế biến nông sản và phát triển
trồng lúa, cây rau màu cũng nhƣ việc phơi sấy sản phẩm.
b. Thủy văn
Dƣơng Liễu nằm ven sông Đáy nên rất thuận lợi cho việc tƣới tiêu nông nghiệp và
điều hòa khí hậu địa phƣơng. Hệ thống ao hồ chiếm 10% diện tích đất tự nhiên và là nguồn
5


nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có hệ thống mƣơng kênh trong xã làm nhiệm
vụ cấp thoát nƣớc cho nông nghiệp.
3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội.
a. Dân số, Lao động và Mức sống.
Dân số của xã Dƣơng Liễu là 3466 hộ gia đình – 14307 ngƣời phân bố ở 14 cụm
dân cƣ gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng đồng.

Hàng năm ngành CN- TTCN, thƣơng mại và dịch vụ ở địa phƣơng đã tạo điều kiện
giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân và thu hút đáng kể lao động từ các địa phƣơng
khác tới tham gia. Toàn xã có khoảng 6500 lao động và khoảng 300- 500 lao động từ bên
ngoài đến làm thuê.
Nhờ sản xuất chế biến nông sản kết hợp với nông nghiệp, dịch vụ mức thu nhập bình
quân đầu ngƣời của xã ngày càng cao đạt 9,5 triệu đồng/ngƣời/ năm. Hiện nay xã chỉ còn 61
hộ nghèo chiếm 2,23%, giảm 14 hộ so với năm 2006 (theo báo cáo cả năm 2014). Đời sống
của nhân dân đƣợc cải thiện đáng kể. Các dịch vụ cho dân sinh ngày càng đƣợc tăng theo
mức sống.
b. Cơ cấu kinh tế.
Tổng thu nhập kinh tế năm 2014 đạt 120 tỷ đồng tăng 110% so với kế hoạch, tăng
trƣởng kinh tế đạt khoảng 11,7 % trong đó:
- Ngành nông nghiệp đạt 19,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,3%
- Ngành CN- TTCN đạt 68,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57%
- Ngành thƣơng mại- dịch vụ đạt 32 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,7%.
c. Văn hóa xã hội.
* Giáo dục:
Xã có một trƣờng trung học cơ sở, hai trƣờng tiểu học và một trƣờng mầm non
khang trang sạch đẹp tạo điều kiện tốt cho các em học tập.
Bảng 1. Số ngƣời đi học năm 2014

Cấp học
Số ngƣời đi học

Mầm non

Tiểu học

415


922

Tổng

Trung học
831

2168
Nguồn: UBND xã Dương Liễu năm 2014

Năm học 2014, học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học là 51 em, vào cao đẳng là 28
em.
6


* Y tế:
Xã có một trạm y tế với 3 y sỹ, 2 dãy nhà cấp 4 cung cấp đầy đủ giƣờng bệnh cho
bệnh nhân và trang thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh.
Năm 2007 trạm đã khám cho 13 652 lƣợt ngƣời, quản lý tốt mạng lƣới y tế thôn,
đảm bảo phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân.
Theo thẩm định 10- chuẩn quốc gia, trạm y tế Dƣơng Liễu đạt 93,7 điểm, đạt chuẩn
y tế quốc gia năm 2007.
* Văn hóa:
Đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND- UBND xã Dƣơng Liễu, ban chỉ
đạo nếp sống văn hóa, văn nghệ các đoàn thể đã đề ra phƣơng hƣớng hoạt động và thực hiện
các mục tiêu để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Có thể nói rằng, Dƣơng Liễu là xã nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về
kinh tế và xã hội trong những năm gần đây. Dù có lợi thế của vùng đồng bằng cho phát triển
nông nghiệp, nhƣng với diện tích không lớn (hơn 400 ha), dân số lên tới hơn 14 nghìn
ngƣời (2015), việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã Dƣơng Liễu sang hƣớng đẩy mạnh sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (mà nghề chính là CBNSTP) là một hƣớng đi đúng
đắn.
Dƣơng Liễu có lợi thế về lao động, về nguyên liệu, lại thuộc vùng đồng bằng sông
Hồng với lịch sử phát triển lâu đời về nghề tiểu thủ công nghiệp, hơn nữa lại có thị trƣờng
tiêu thụ lớn là Thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận. Các nghề CBNSTP đã có mặt khá lâu ở
Dƣơng Liễu và ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và sản phẩm cũng nhƣ thị
trƣờng tiêu thụ.

7


PHẦN IV: KẾT QUẢ THỰC TẬP
4.1. Quy trình sản xuất và biện pháp xử lý chất thải hiện tại
4.1.1. Quy trình sản xuất tại làng nghề Dƣơng Liễu
a. Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng
Qua khảo sát cho thấy, trong quy trình sản xuất tinh bột từ dong riềng, nhiều công
đoạn thủ công truyền thống đã đƣợc thay thế bằng máy móc nhƣ công nghệ sản xuất đƣợc
thay đổi ở một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (nhƣ máy
khuấy trộn, máy bóc tách vỏ nông sản, máy hấp tráng miến, máy cắt miến…). Quy trình công
nghệ sản xuất hiện nay đang sử áp dụng tại làng nghề nhƣ sau:

Củ dong riềng
Vỏ, tạp chất

Nƣớc sạch, điện

Rửa, bóc vỏ

Nƣớc thải
Nƣớc sạch, điện


Xay, nghiền

Nƣớc sạch, điện

Lọc, tách bã

Bã dong riềng

Lắng, tách bột

Bột đen (bột giả)

Rửa, ngâm bột

Nƣớc thải

Nƣớc sạch, điện

Làm khô (Phơi)

Bột thành phẩm
Hình 2. Quy trình sản xuất tinh bột dong riềng tại làng nghề Dƣơng Liễu
8


Hình 3. Sơ đồ mặt bằng sản xuất bột dong cơ sở anh Sơn
Thuyết minh quy trình:
Công đoạn rửa và bóc vỏ: Nguyên liệu đƣợc băng truyền xích đƣa vào thùng quay
hình trụ nằm ngang. Tại đây nguyên liệu va đập với nhau và vào thành lồng, nhờ đó đất cát

và vỏ lụa đƣợc loại bỏ. Đồng thời nƣớc đƣợc phun lên để rửa củ.
Hệ thống rửa gồm 2 ống hình trụ đặt nằm nghiêng có đƣờng kính khoảng 40 cm, có
vòng quay hình cách quạt ở đầu trên của ống, khi hệ thống chuyển động , cánh quạt quay
cùng với việc xối nƣớc bằng vòi làm sạch củ dong
Chất thải là Đất và nƣớc rửa đƣợc xả theo đƣờng cống ra ngoài
Công đoạn nghiền: Ở công đoạn này, củ dong riềng đƣợc chặt nhỏ và nghiền nhằm
loại bỏ bã xơ. Củ dong đã rửa đƣợc chứa trong thùng chứa có nối với 2 máy nghiền bằng hệ
thống băng truyền
9


Hệ thống băng truyền đƣa củ dong vào máy nghiền, băng truyền hoạt động 30s dừng
2 phút để máy nghiền có thời gian nghiền hết củ trong máy, sau 2 phút lại tiếp tục đƣa củ
dong vào.
Công đoạn lọc, tách bã: Qua hệ thống máy quay, tinh bột đƣợc tách và cho vào bể
lắng, Phần bã và nƣớc thải đƣợc thải trực tiếp vào cống đặt ngay dƣới máy nghiền.
Bên trên có hệ thống các ống nhựa có van dung để bơm bột từ bê chứa 1 sang bể chứa
2, khi bể chứa 2 đầy ta khóa van lại và mở van bể chứa 3, tiếp tục nhƣ thế ta chuyển bột vào
các bể chứa còn lại. tại các bể chƣá tinh bột đƣợc lắng xuống, cứ 1h xả nƣớc rửa bột 1 lần,
sau đó bơm tiếp bột vào bể, 1 ngày 1 bể xả 5 lần.
Công đoạn lắng lọc và tách bột: Quá trình lắng đối với bột sắn diễn ra từ 4 -6h vào
mùa hè, còn vào mùa đông thì có thể lắng dài hơn. Mục đích của quá trình này là làm cho bột
đƣợc mịn và trắng hơn. Phần bột đen theo nƣớc thải ra ngoài, còn lại là phần tinh bột trắng
lắng dƣới đáy bể. Dùng vải thô thấm khô nƣớc ở bột, cắt bột thành các khối hình chữ nhật để
dễ dàng vận chuyển tới các cơ sở sản xuất.
b. Quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng
Sau khi bột từ dong riềng đƣợc tạo ra, bột thành phẩm đƣợc sử dụng để sản xuất miến và các
sản phẩm khác. Quy trình sản xuất miến tại làng nghề đƣợc mô tả nhƣ sau
Quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng (Hình 4)
Thuyết minh sơ đồ sản xuất:

Nguyên liệu chủ yếu từ quá trình này là tinh bột ƣớt từ củ đót củ yếu là do hộ dân sản
xuất. Vào mùa vụ sản xuất, miến còn đƣợc sản xuất bằng tinh bột đƣợc tích trữ từ trƣớc hay
mua từ Trung Quốc.
Công đoạn ngâm và tẩy trắng:
Tinh bột thƣờng đƣợc rửa sạch bằng nƣớc sạch để ngâm bột. Những bụi bẩn có tỷ
trọng nhỏ hơn nƣớc sẽ đƣợc nổi lên trên và đƣợc gạt ra ngoài, còn những bụi bẩn có tỷ trọng
nặng hơn bột sẽ lắng xuống dƣới và đƣợc nạo vét.
Hồ hóa:
Giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị dịch tráng bánh. Để tráng bánh mỏng tốt không bị
vón trong quá trình tráng thì cần phải chuẩn bị dịch đồng nhất. Lấy khoảng 6-7kg bột hòa tan
trong 5 lít nƣớc lạnh sau đó cho vào 70 lít nƣớc sôi, khuấy đều ta thu đƣợc dung dịch sánh.
Đổ toàn bộ dung dịch này vào khối tinh bột ƣớt đánh đều lên cho thêm nƣớc lã sạch đến mức
cần thiết ta thu đƣợc dịch bột đồng nhất dạng sền sệt dùng để tráng bánh.

10


Bột dong riềng

Nƣớc

Ngâm

Nƣớc thải

Hóa chất

Ngâm tẩy màu, tẩy mùi

Nƣớc thải


Nƣớc

Ngâm

Nƣớc thải

Tráng

Phơi

Thái sợi

Phơi

Thành phẩm
Hình 4. Quy trình sản xuất miến từ bột dong riềng
Tráng bánh và hấp chín:

11


Sau khi chuẩn bị dịch tráng bánh tiến hành tráng bánh có độ mỏng khoảng 1,0-1,2
mm. Bánh đƣợc tráng chín bằng hơi nƣớc đun sôi trong nồi sau đó đƣợc đặt lên phên để
mang đi phơi nằng và làm khô sơ bộ.
Phơi sơ bộ và ủ:
Mục đích của quá trình này là tạo cho bánh tráng độ ẩm, thích hợp cho việc cắt tạo
hình. Bánh tráng ẩm quá không cắt thành sợi đƣợc, nếu khô quá cắt sẽ bị gãy vụn. Độ ẩm cho
bánh ở mức phù hợp là 20-22%. Sau khi phơi bánh khô thì cho bánh ra khỏi phên xếp bánh
và bọc kín trong túi nilon ủ trong 10-12h. Quá trình ủ sẽ làm cho độ ẩm của bánh đồng đều

khi cắt sợi sẽ không bị gẫy nát.
Cắt tạo sợi:
Bánh sau khi đƣợc phơi khô đem vào máy để cắt thành sợi miến đặt lên phên và tiếp
tục mang đi phơi ngoài nắng cho miến khô.
Phơi khô: Sau khi gien tạo hình, miến đƣợc đem ra phơi trên các dàn phên bằng tre
nứa. Kích thƣớc phên rộng 60cm, dài 2-3m, cao 40- 60cm.
Quá trình phơi khô bánh tùy thuộc vào thời tiết nếu nhƣ thời tiết nắng to vào vụ hè thì
khoảng 1 nắng 5 - 6h sáng đến 16 - 17h chiều thì có thể thu miến. Còn vào những vụ đông thì
có thể thời gian phơi lên đến 1 tuần mới thu đƣợc sản phẩm.
Trƣờng hợp sản xuất gặp mƣa cần mang đi sấy miến. Sau quá trình này thì ta thu đƣợc
miến thành phẩm.Cần phơi khô miến đến độ ẩm 8- 10%. Kết thúc phơi ta thu đƣợc miến
dong thành phẩm.

Hình 5. Phơi bánh tráng

Hình 6. Phơi miến đã thái sợi

Miến thành phẩm: Là miến sau khi đã đƣợc gien sợi và phơi khô tự nhiên bằng ánh
sáng mặt trời hoặc sấy khô bằng lò sấy. Miến này đƣợc chuyển về kho đóng gói thành các gói
có trọng lƣợng khác nhau theo yêu cầu của khách hàng chủ yếu là loại 0,5kg, 1 kg...

12


Thị trƣờng tiêu thụ của sản phẩm
Dƣơng Liễu là địa phƣơng có truyền thống lâu đời trong nghề chế biến các sản phẩm
nông sản, có lực lƣợng lao động dồi dào và có kinh nghiệm trong nhiều năm sản xuất. Sản
phẩm chính của làng nghề này là: tinh bột sắn, tinh bột dong, mạch nha phục vụ cho các
công ty dƣợc, sản xuất miến dong, bún khô, phở khô, công nghiệp nhẹ (hồ vải, keo dán,
giấy, bánh kẹo…). Cùng với sự phát triển của cả nƣớc, các sản phẩm của làng nghề nhƣ

miến dong, bún khô, đỗ xanh bóc tách… không chỉ có mặt ở các địa phƣơng trong cả nƣớc
mà còn xuất khẩu sang một số thị trƣờng khác nhƣ Lào, Campuchia, Trung Quốc, Nga, Ba
Lan…
Bảng 2. Sản lƣợng một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các sản phẩm chủ yếu
Tinh bột sắn
Tinh bột dong
Bánh kẹo các loại
Đỗ xanh bóc vỏ
Vừng lạc sơ chế
Miến dong
Bún phở khô
Mạch nha
Tổng

2008
60.000
17.000

4.000
4.500
1.000
4.500
2.000
15.000
108.000

2014
70.000
20.000
18.000
5.000
10.000
7.500
3.000
10.000
133.000

Nguồn: UBND xã Dương Liễu, 2014
Hiện nay, khối lƣợng sản phẩm đã lên hơn 130.000 tấn với giá trị gần 300 tỷ
đồng/năm. Tổng thu nhập hàng năm của xã hiện nay đạt gần 120 tỷ đồng, thu nhập bình
quân đầu ngƣời khoảng 9,5 triệu đồng/ngƣời/năm. Từ đó đời sống của ngƣời dân không
ngừng đƣợc cải thiện.
Hiệu quả kinh tế, xã hội
Bột dong riềng (nguyên liệu chính để làm miến) đƣợc mua với giá 23.000 đồng/kg. Cứ
mỗi 1kg bột đao sẽ cho ra thành phẩm là 5,8g miến.Mỗi ngày trung bình một hộ sản xuất 3 4 tấn bột/ngày. Giá miến bán buôn là 50.000 đồng/kg, giá miến đã đóng gói là 60.000
đồng/kg.Tính trung bình, trừ chi phí thuê nhân công, hao tổn máy móc, chị thu từ 3 – 4 triệu
tiền lời từ việc sản xuất miến, tức khoảng 100 triệu/tháng.
Thuận lợi trong quá trình sản xuất

Với vị trí là cửa ngõ của trung tâm thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sát nhập với Hà
Nội, làng nghề chế biến nông sản thành phẩm xã Dƣơng Liễu có rất nhiều lợi thế về thị

13


trƣờng tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ thu hút những chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc về vốn,
công nghệ trong thời gian tới.
Giao thông ở đây chủ yếu là tuyến đƣờng dọc theo đê tả ngạn sông Đáy và thông
với quốc lộ 32 (Hà Nội- Sơn Tây).
Với diện tích canh tác rộng, nguồn lao động tại địa phƣơng dồi dào, dân số của xã
đông nên thị trƣờng tại chỗ ổn định, trên cơ sở đó xã có điều kiện để phát triển nền kinh tế
nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung quy mô nhằm cung cấp nông sản cho xã, các địa
phƣơng lân cận và thâm nhập vào thị trƣờng chất lƣợng cao của thủ đô.
Về mặt xã hội do là một trong những xã trung bình khá của huyện nên điều kiện xã
hội của địa phƣơng cũng có những thuận lợi là cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm đã
bƣớc đầu đƣợc đầu tƣ, thuận tiện cho đi lại, giao lƣu văn hoá và phát triển kinh tế đặc biệt là
phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Khó khăn trong quá trình sản xuất
Vào những tháng mƣa nhiều việc sản xuất ứ đọng, quá trình phơi miến do chƣa có lò
sấy còn gặp nhiều khó khăn do chủ yếu dựa vào nhiệt độ mặt trời, khi mƣa nhiều phải mang
lên Dƣơng Liễu thuê sấy, thậm chí miến có thể hỏng.
Lực lƣợng lao động tuy nhiều nhƣng tỷ lệ lao động qua đào tạo có thể đáp ứng nhu
cầu xã hội chƣa cao, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm nhất là sau mùa vụ xảy ra thƣờng
xuyên.
Tuy có tiềm năng là thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ lớn nhƣng hiện tại ở địa
phƣơng chƣa sản xuất theo hƣớng hàng hóa mà vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chủ yếu vì
vậy nền kinh tế của xã cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ việc hình thành các
vùng sản xuất tập trung, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho nhân dân.
4.1.2. Nguồn phát sinh chất thải và biện pháp xử lý

a. Hiện trạng xử lý nƣớc thải
Các công đoạn phát sinh nƣớc thải:
Quá trình sản xuất tinh bột

14


Trong quá trình sản xuất bột thì chất thải phát sinh chủ yếu ở quá trình rửa nguyên
liệu và nghiền tách nguyên liệu (bã dong riềng), quá trình rửa nguyên liệu thải ra các vỏ đất
đá và các chất bẩn đƣợc rửa thải trực tiếp vào môi trƣờng.
Ở công đoạn lắng để tách bột, bột đƣợc cho vào các bể chứa có nƣớc, phần tinh bột để
trong thời gian khoảng 4 - 6h. Vào mùa hè, bột sẽ đƣợc lắng lại phần bột đen ở trên và nƣớc
thừa sẽ chảy ra khỏi bể và thải trực tiếp ra cống rãnh.
Trong quá trình sản xuất tinh bột thải ra môi một số lƣợng nƣớc thải rất lớn (ƣớc tính
của ngƣời dân sản xuất bột: để sản xuất 1 tấn bột dong riềng cần 3 - 4 m3 nƣớc sạch và lƣợng
nƣớc này hầu nhƣ là không đƣợc thu gom và xử lý mà thải trực tiếp ra môi trƣờng làm ô
nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân..
Tính chất nƣớc thải:
Nƣớc thải thì thƣờng có hàm lƣợng BOD, COD... rất cao, có màu xám, khi thải
ra ngoài môi trƣờng sẽ đƣợc phân hủy và gây mùi hôi thối
Lƣợng nƣớc thải chứa nhiều chất tẩy hóa học mang nhiều axit và kiềm ứ đọng lại các
ao, rãnh gây mùi khó chịu. Hệ thống chứa, dẫn nƣớc thải kém, thƣờng xuyên ứ đọng do các
loại rác thải rắn gây tắc nghẽn.
Quá trình sản xuất miến dong
Nguồn gốc nƣớc thải: nƣớc thải đƣợc tạo ra ở quy trình sản xuất miến chủ yếu là
Nƣớc thải lắng lọc bột, nƣớc thải từ quá trình ngâm bánh để gien sợi, ngoài ra còn nƣớc thải
và cặn bột vón cục từ công đoạn rây bột.
Trong công đoạn trộn bột sống và bột chín (giai đoàn hồ hóa) đƣợc cho vào nƣớc để
đánh, bột sau khi đánh nhuyễn đƣợc đem đi hấp còn nƣớc trong quá trình trộn và một số
lƣợng bột vón cục, bột nhỏ bị rơi vãi trong quá trình trộn xả thải theo nƣớc ra cống.

Tính chất nƣớc thải: Các loại nƣớc thải này có hàm lƣợng Cyanua, chất hữu cơ rất cao
và có thể gây hại cho động vật thủy sinh.... Nƣớc thải sau khi đƣợc thải ra mƣơng sẽ đƣợc
phân hủy gây mùi hôi thối, mất mỹ quan khu vực.
Hiện trạng xử lý nƣớc thải
Hiện tại xã Dƣơng Liễu có một nhà máy xử lý nƣớc thải sử dụng pin năng lƣợng mặt
trời ở quy mô lớn đầu tiên của TP Hà Nội. Nhà máy xử lý nƣớc thải có công suất thiết kế
20.000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, với các dây chuyền thiết bị
tự động hóa nhập khẩu từ châu Âu, do Công ty cổ phần Đầu tƣ Xây dựng và Thƣơng mại Phú
Điền đầu tƣ.

15


Công trình đi vào hoạt động sẽ thu gom và xử lý nƣớc thải khu vực làng nghề Cầu
Ngà, giảm tải trọng chất ô nhiễm ở lƣu vực, trong đó có sông Nhuệ, sông Đáy, đảm bảo sự
phát triển bền vững toàn diện cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Nƣớc thải thu gom về đều đƣợc xử lý triệt để ngay nên không phát sinh mùi hôi. Nhà
máy cũng áp dụng công nghệ phân bùn bể phốt, khử trùng bằng Clo đảm bảo vệ sinh môi
trƣờng.
Nƣớc thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCTĐHN 02:2014/BTNMT, có thể sử dụng tƣới
tiêu cho nông nghiệp.
b. Hiện trạng xử lý khí thải

Đối với không khí tại các làng nghề CBNSTP nói chung và tại làng nghề Dƣơng
Liễu nói riêng, nguồn gây ô nhiễm điển hình nhất là từ các chất hữu cơ dạng rắn và chất
hữu cơ tồn đọng trong nƣớc thải bị phân hủy yếm khí tạo ra các mùi hôi nồng nặc, khó
chịu. Các chất khí ô nhiễm chủ yếu gồm: H2S, CH4, NH3... Ngoài ra, các làng nghề này
cũng sử dụng một lƣợng không nhỏ các nhiên liệu chất đốt (chủ yếu là than, củi) cho các
công đoạn đun, nấu các sản phẩm (mạch nha, tráng miến, bún…) thải vào không khí các
chất nhƣ CO, CO2, SO2, NO2… Do khí thải đƣợc phát tán nên hầu hết các chỉ tiêu này tại

các làng nghề đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, song vẫn có ảnh hƣởng tới sức khỏe của
ngƣời dân trong khu vực và các vùng lân cận.
nhiễm không khí tại Dƣơng Liễu đáng nói nhất là vào thời vụ sản xuất chính
(cuối năm âm lịch), do tần suất qua lại của các phƣơng tiện giao thông quá nhiều, hàng
ngày có hàng trăm chuyến xe qua lại vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm…, hơn nữa thời
điểm này lại là mùa hanh khô nên nồng độ bụi thƣờng tăng cao.
c. Hiện trạng xử lý chất thải rắn
- Nguồn phát sinh chất thải rắn:: chủ yếu là bã dong riềng sau khi đƣợc nghiền tách
bột, cặn đất cát, trong quá trình rửa củ dong riềng,xỉ than từ quá trình đun nƣớc nồi hơi, cặn
đất cát trong quá trình lắng bột.
- Thành phần và tính chất chất thải rắn:
+ Bã dong có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, cặn đất cát trừ quá trình rửa.
+ Xỉ than trong quá trình đun đun nƣớc nồi hơi
- Khối lƣợng chất thải rắn:
16


Dong củ 1 tấn (100%)

0,1 tấn đất, vỏ (10%)

0,9 tấn bột nghiền (90%)

0,7 tấn bã thải (70%)

0,2 tấn bột (20%)

Hình 6. Cân bằng vật chất trong sản xuất bột dong
+ Trung bình, định mức thải cho 1 dong củ sản xuất thì thải ra 0,1 tấn đất cát, vỏ dong và 0,7
tấn bã dong. Chỉ có 0,2 tấn bột dong đƣợc tạo thành.

Bảng 3. Thông kê lƣợng rác thải ra trong 1 ngày tại xã Dƣơng Liễu
STT

Loại rác bã thải

Lƣu lƣợng

Số hộ tham

Lƣu lƣợng rác

(kg/ngày)

gia

(tấn/ngày)

1

Rác thải sinh hoạt

2

3000

6

2

Rác thải chăn nuôi


12

900

10,8

3

Rác thải chế biến tinh bột dong thô

800

400

320

4

Rác thải chế biến tinh bột sắn thô

1000

200

200

5

Rác thải từ chợ


3000

3 khu chợ

9

6

Rác thải sinh hoạt dịch vụ

23

1200

27,6

Tổng

573,4
Nguồn điều tra thực tập

17


- Công tác thu gom và xử lý chất thải

Các bãi rác công cộng của làng nằm giữa khu vực miền bãi, miền đồng có diện
tích khoảng 10.000 m2 ha và 4100 m2. Khoảng cách của bãi tập kết rác thải tới khu
dân cƣ gần nhất là 200m, còn lại cách từ 1 đến 2 km. Hàng năm xã có tiến hành đổ đất

cát để san lấp các bãi đổ chất thải, song hiện nay hầu hết các bãi thải đều đã quá tải.
Với tổng lƣợng rác thải trung bình năm khoảng 175 nghìn tấn, trong đó có
khoảng 159 nghìn tấn là bã sắn, khoảng 70 - 80 % bã sắn đƣợc tận thu để bán cho các
cơ sở sản xuất phân vi sinh và thức ăn gia súc, phần còn lại do chất lƣợng kém đƣợc
chất đống ven đƣờng đi, đổ ra bãi rác công cộng, thậm chí có thể theo cả dòng thải đổ
ra các kênh mƣơng chung của xã. Riêng bã thải từ sản xuất tinh bột dong với khối
lƣợng không nhỏ (40 - 50 nghìn tấn/năm) đƣợc thải trực tiếp cùng với dòng thải do đó
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng hơn, dễ bị tắc nghẽn các kênh mƣơng nhất là
vào mùa vụ chính. Đối với các sản xuất khác nhƣ miến, bún phở khô, mạch nha, bánh
kẹo, lọc tinh bột…, rác thải một phần gia đình tự thu gom, còn phần lớn thải thẳng ra
hệ thống cống rãnh.
4.2. Hiện trạng môi trƣờng
4.2.1. Môi trƣờng nƣớc
Quá trình khao sát thực tế đã xác định các vị trí điểm quan trắc và tiến hành lấy mẫu
phân tích chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt, nƣớc ngầm, nƣớc thải tại khu vực nhƣ sau:
 Quy trình lấy mẫu nƣớc tại khu vực thực tập
- Chọn vị trí lấy mẫu: nƣớc thải đƣợc lấy tại các hộ gia đình sản xuất tinh bột, sản xuất
miến dong riềng
- Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu:
+ Chai nhựa thể tích 500 ml, đƣợc vệ sinh bằng nƣớc xà phòng, tráng bằng nƣớc sạch và mẫu
nƣớc phân tích.
+ Dụng cụ khác: gang tay, bút bi, giấy trắng, băng keo (để ghi chú và kí hiệu mẫu).
- Phƣơng pháp lấy mẫu

18


+ Do đặc điểm của nguồn thải có lƣu lƣợng nhỏ và không liên tục nên nghiên cứu đã sử
dụng phƣơng pháp lấy mẫu đơn và lấy làm nhiều lần. Sử dụng chai nhựa thể tích 500 ml có
nắp kín để lấy mẫu.

+ Mẫu đƣợc lấy đầy chai và đƣợc vặn lắp dƣới nƣớc tránh sự xáo trộn oxy.
- Bảo quản mẫu
+ Đối với mẫu đo nhanh: Mẫu nƣớc sau khi lấy đƣợc vận chuyển ngay về phòng thí
nghiệm để phân tích các chỉ tiêu đo nhanh nhƣ: Nhiệt độ, DO, pH, Độ dẫn điện, Độ muối
+ Đối với mẫu phân tích sau cần bảo quản ở 2 - 5oC
 Quy trình đo nhanh
Sử dụng các thiết bị đo nhanh để tiến hành đo các chỉ tiêu sau: Nhiệt độ, DO, pH, Độ
dẫn điện, Độ muối.

+ Bật máy
+ Hiệu chỉnh máy
+ Tiến hành đo
+ Đọc kết quả

19


Bảng 4. Kết quả đo nhanh các mẫu nƣớc
Loại
mẫu

pH

Độ đục
(NTU)

Độ muối
(S)

Độ Dẫn

Điện
(µs)

4,1

6,9

0,24

0,9

471

24,2

2103’15”B
10504’37” Đ

237

Nhà chú Bái đội 11

SH2

4,1

6,9

0,06


0,4

205

23,9

2103’36” B
105040’44”Đ

101,6

Nhà ông Đức đội 3

3

SH3

4,5

7,1

0,13

1,1

563

24

2103’30” B

105040’33” Đ

283

Nhà bác Quý đội 5

4

SH4

3,5

7,5

0,78

0,3

138,5

23,6

21o3’36” B
105040’38” Đ

68,2

Nhà bác Lƣợng Đội 6

5


SH5

5,1

5,3

0

2,2

61,6

23,7

2103’35” B
105040’8” Đ

566

Đội 8

6

SH6

4,5

8,5


0,01

0,2

88,6

23,6

2103’14”B
105039’24”Đ

44,1

Đội 12B, nƣớc giếng khoan
đối diện đƣờng mƣơng

7

SH8

4

7

0,53

1,1

557


23,8

2103’35”B
105040’32”Đ

277

Đội 1

KH
Mẫu

DO

SH1

2

STT

1

8

9

Nƣớc
sinh
hoạt


Nƣớc
thải
sản
xuất

Nhiệt
Tọa độ
độ (oC)

TDS

Đặc điểm vị trí lấy mẫu

NT1

6,6

6,9

58,04

2,3

1176

24,1

2103’18”B
105040’19Đ


589

Nƣớc thải sản xuất, nƣớc
thải sinh hoạt,có chứa nhiều
rác, có mùi chua của miến,
nƣớc lấy gần ống xa thải
nhà làm mỳ

NT2

6,6

4,6

955,9

5,1

2382

24

21o3’18” B
105o40’36”

1306

Nƣớc thải tại vị trí sản xuất
tinh bột sắn


20


10

NT3

4,7

6,3

92,88

1,0

500

23,8

2103’36” B
105o40’30”Đ

249

Nƣớc thải lấy tại vị trí máy
nghiền dong

443

Nƣớc rửa bột tại nhà bác

Qúy đội 5

11

NT4

4,3

4,3

118,1

1,7

882

23,9

21o3’30”B
105o40’33” Đ

12

NT5

4,9

6,1

647,2


1,5

453

23,7

21o3’25”B
105o40’5”Đ

374

Nƣớc lấy tại cống lớn đội 5,
nƣớc thải tổng hợp của sx,
sinh hoạt..

13

NT6

5,1

5,6

344,1

2,2

1101


23,5

21o3’35” B
105040’8”Đ

555

Nƣớc thải chảy từ nhà sản
xuất tinh bột dong

14

NT7

6,2

4,6

174,6

1,4

708

24

2103’26”B
105o40’18”Đ

211


Nƣớc thải đƣuọc lấy tại các
khu sản xuất, nƣớc sinh hoạt

15

NT8

4,7

6,5

104,4

1,1

580

23,9

2103’32” B
105039’60” Đ

290

Nƣớc tahir của khu sản xuất
tinh bột sắn

16


NT9

5,3

5,3

460,4

2,2

1134

23,8

2103’27” B
105039’56” Đ

566

Nƣớc lấy tại cống xả thải tại
khu sản xuất tinh bột sắn

17

NT12

6,4

6,3


25,14

0,8

420

24

2103’24” B
105040’58” Đ

210

Đội 2

18

NM1

6,4

6,3

39,6

0,8

411

23,8


2103’15” B
10504’41”Đ

206

NM2

5,9

6,4

19,13

0,7

354

23,7

2103’16”B
105040’48” Đ

178

Nƣớc
mặt
19

21


Tại ao Đình Đầu, ao có bèo
mọc tốt, chăn nuôi vịt, chứa
nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc
thải sản xuất từ các hộ thải
ra, nƣớc lấy tại vị trí không
gần các ống xả thải
Nƣớc lấy tại mƣơng, nƣớc
chứa nƣớc thải sản xuất,
sinh hoạt nhƣng ít, bên cạnh
là vƣờn cây ăn quả và bãi


tha ma, nƣớc có mùi hôi
tanh
20

NM3

6,3

7,0

15,55

0,6

310

23,9


21o3’24” B
105040’48” Đ

157

Lấy tại ao đối diện mƣơng,
có trồng cây ăn quả và một
số loại rau ven, gần bãi rác

21

NM4

5,5

7,7

17,25

0,4

212,4

23,9

2103’30” B
105040’46” Đ

106,5


Lấy tại ao cạnh trạm biến áp
Dƣơng Liễu đội 3

22

NM5

5,0

7,1

3,66

0,5

246,7

24

2103’35”B
105040’30” Đ

123,2

Lấy nƣớc tại ao tƣởng niệm

23

NM6


4,9

6,8

37,2

0,8

422

24,4

21o3’16” B
105o40’37”Đ

211

Lấy tại ao cạnh ao Tƣởng
Niệm

24

NM7

6,5

7,6

1,27


1,0

509

23,7

21o3’14”B
105o39’24” Đ

255

Lấy nƣớc tại ao Ngã tƣ Cây
Đa

25

NM8

6

6,9

6,71

0,7

341

23,8


2103’18” B
105039’39” Đ

170

Nƣớc ao gần khu sản xuất
miến

26

NM9

5,2

6,4

2,01

0,5

272,3

23,6

2103’24” B
105040’00” Đ

136


Tại ao đội 7A

27

NM10

5,1

7,2

6,12

0,6

312

23,1

2103’45” B
105o39’53”Đ

163

Nƣớc Sồng Đáy

22


- Đối với nƣớc mặt
Kết quả phân tích so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt

QCVN 08 : 2008/BTNMT áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lƣợng của nguồn nƣớc, làm
căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nƣớc một cách phù hợp.
Giá trị giới hạn
TT

Đơn vị

Thông số

1

pH

3

Ôxy hòa tan (DO)

mg/l

A

B

A1

A2

B1

B2


6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

≥6

≥5

≥4

≥2

( Trích quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt qcvn 08 : 2008/btnmt)
- 4/10 mẫu nƣớc mặt đƣợc lấy và đo nhành đều có giá trị DO ≥ 6 mg/l
- 5/10 mẫu có giá trị DO ≥ 5 mg/l
- 1/10 mẫu có giá trị DO là 4,9 đạt tiêu chuẩn cột B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT
- Các mẫu nƣớc có giá trị pH từ 6,3 - 7,6.
- Các mẫu nƣớc có đọ đục trung bình, các ao hồ có chăn nuôi vịt, gần bãi rác có độ đục cao
hơn các ao khác.
- Đối với nƣớc dùng cho sinh hoạt
Kết quả phân tích so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt
QCVN 02 : 2009/BYT áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lƣợng của nguồn nƣớc, làm căn
cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nƣớc một cách phù hợp.
TT
1

2

Tên chỉ tiêu
Độ đục
pH

Đơn vị tính

Giới hạntối đa cho phép
I
II
5
5
Trong khoảng 6,0 Trong khoảng 6,0 8,5
8,5

NTU
-

- 6/7 mẫu nƣớc sinh hoạt có giá trị pH trong khoảng 6,9 - 8,5 nằm trong cho phép từ 6 - 8,5
- 7 mẫu nƣớc có độ đục thấp 0 - 0,78 NTU < tiêu chuẩn cho phép là 5 NTU.

23


- Đối với nƣớc thải sản xuất
Kết quả phân tích so sánh với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc thải
sinh hoạt QCVN 4 : 2011/BTNMT áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lƣợng của nguồn
nƣớc thải, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nƣớc một cách phù hợp.
TT


Đơn vị

Thông số

1

Nhiệt độ

2

pH

Giá trị C
A

B

Độ C

40

40

-

6-9

5,5 - 9


( Trích quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 40 : 2011/BTNMT)
- 10 mẫu nƣớc thải sản xuất có nhiệt độ nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
- 5/10 mẫu đều có giá trị pH đạt cột A từ 6,5 - 9 đạt tiêu chuẩn cột A
- có 4/10 mẫu có pH nhỏ hơn 5,5. Trong quá trình sản xuất có sử dụng các loại hóa chất có
tính axít do vậy nƣớc thải có pH thấp;
 Quy trình phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số COD, NH4+, PO43- Thông số COD
 Đối với mẫu trắng để đối chứng.
- Lấy chính xác 1 ml nƣớc cất vào ống nung COD, thêm tiếp 1,5 ml dd K 2CrO7 0,04
M và 3,5 ml dd H2SO4 + AgSO4 9,8%.
- Lau sạch và vặn chặt nút ống sau đó cho vào nung hồi lƣu 2h ở nhiệt độ 150oC.
 Đối với mẫu nƣớc thải.
- Đối với mẫu nƣớc nhiều chất hữu cơ tiến hành lọc nƣớc thải bằng phễu lọc và giấy
lọc cho vào bình tam giác, dùng pipet hút lấy 5 ml nƣớc thải đã qua lọc cho vào bình định
mức 50ml.
- Ta đƣợc hệ số pha loãng F = 50/5=10
- Lấy chính xác 1 ml nƣớc vừa pha loãng vào ống nung COD,thêm tiếp 1,5ml dd
K2CrO7 và 3,5ml dd H2SO4 + AgSO4.
- Lau sạch và vặn chặt ống sau đó cho vào nung hồi lƣu 2h ở nhiệt độ 150oC.
 Tiến hành chuẩn độ:
 Cho mẫu ra bình tam giác, rửa sạch mẫu trong ống và nắp ống, cho thêm 2 – 3 giọt
Feroin sau đó lắc đều, dung dịch có màu xanh lam.

24


×