Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.73 KB, 45 trang )

CHỦ THỐNG
ĐIỂM THÁNG
9:
TRUYỀN
NHÀ TRƯỜNG

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 1:
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP, CỦA TRƯỜNG
I. Mục Sau
tiêu:
hoạt động học sinh có khả năng
- Hiểu được truyền thống của lớp và của trường sau hai năm học tập và rèn luyện.
- Biết trân trọng truyền thống rèn luyện đạo đức theo gương Bác Hồ.
- Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân, của lớp để phát huy truyền thống tốt đẹp của
lớp, của trường.
- Biết cách xây dựng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của lớp của
trường.
- Tự hào về các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
Truyền thống rèn luyện đạo đức theo gương Bác Hồ : Cần, kiệm, giản dị, khiêm tốn, ý chí
vượt khó vươn lên, đoàn kết.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
Kĩ năng quản lý thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động xây dựng trường lớp.
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận .
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.


V. Tài liệu và phương tiện:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như :
+ Truyền thống học tập: Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các
giải thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học
tập tốt, rèn luyện tốt của lớp; ...
+ Các truyền thống tốt đẹp khác: Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập
thể vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; ...
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ;
thể dục thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đến ơn đáp nghĩa; ...
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
- Giấy A0, bút dạ.
- Các phiếu học tập.
- Hồ dán.
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
MC LPVTM
1. Khám phá:


ta”.

MC

MC

+ Phát
choviết

mỗi
tờ phiếu
sắcmột
khác
nhau,
yêu cầu một nửa
số HS
tênHS
cácmột
truyền
thốngnhỏ
của màu
trường,
nửa
viết
tên các truyền thống của lớp. Mỗi HS chỉ được viết tên 1 truyền thống
vào tờ phiếu của mình, viết to, rõ (Ví dụ : Truyền thống học giỏi; Truyền
thống đoàn kết; ...) .
+ HS lên dán vào xung quanh tâm điểm “Truyền thống của
trường” và “Truyền thống của lớp” các phiếu đã viết tên truyền thống.
+ Người điều khiển cho một, hai HS lần lượt lên đọc to các
phiếu ở mỗi bên sau khi đã loại bỏ đi những phiếu trùng nhau.
- Như vậy, chúng ta đã có một bức tranh khái quát về truyền thống
của lớp và của trường. Hoạt động tiếp theo sẽ giúp chúng ta tìm hiểu kỹ
hơn các truyền thống và tiếp tục bổ sung thêm các truyền thống của
trường và của lớp.
2. Kết nối:
Họat động 1: Thảo luận nhóm
- Người điều khiển chia mỗi tổ thành một nhóm, phát cho mỗi
nhóm một tờ giấy A0 và bút dạ.

- Mỗi nhóm làm việc với 1 hoặc 2 câu hỏi. Câu hỏi được biết sẵn
vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận của nhóm (với các hình thức do các nhóm sáng tạo).
- Khi một nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và
có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó; có thể tranh
luận khi cần thiết.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc
mời GV cho ý kiến.

5’

10’

- Tiếp tục, người điều khiển nêu câu hỏi chung cho cả lớp thảo
luận.

LPVTM

Câu hỏi :

+ Theo bạn, HS chúng ta phải làm thế nào để giữ gìn, phát
huy được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của lớp? (Cần nêu
rõ các ý tưởng/biện pháp).
+ Để học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác
Hồ, bạn phải làm gì?
- Cho HS suy nghĩ và động viên các em xung phong biểu đạt ý

kiến của mình.
- Cuối cùng người điều khiện kết luận.
Hoạt động 3: Văn nghệ ca ngợi truyền thống của lớp, của
trường.
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu
phẩm, ...
- Cán bộ văn nghệ điều khiển lớp trình diễn một số tiết mục văn
nghệ.

- Các tiết mục văn nghệ cần đa dạng về hình thức, biểu đạt sáng

10’

10’


MC

GVCN

tạo xoay quanh nội dung ca ngợi vẻ đẹp tuổi học trò, vẻ đẹp nhà trường,
truyền thống tốt đẹp của nhà trường ...
3. Thực hành – Luyện tập: (Củng cố)
Họat động 4: Xây dựng kế hoạch phát huy truyền thống của lớp,
của trường
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế
hoạch phấn đấu của tổ. Bản kế hoạch được trình bày trên giấy khổ to A0.
- Các tổ tổ chức thảo luận để ra được bản kế hoạch của tổ.
- Các bản kế hoach các tổ được treo lên trên bảng.
- Mời đại diện của các tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để

xây dựng, phát huy các truyền thống tốt dẹp.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến bổ sung hoặc góp ý
cho kế hoạch của tổ bạn.
- Người điều khiển mời GVCN nhận xét, kết luận về kế hoạch
phấn đấu của các tổ. Sau đó GV nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thể hiện
ý chí của mọi HS, của cả lớp để xây dựng, giữ gìn và phát huy các truyền
thống tốt đẹp của lớp ta, của trường ta.
4. Vận dụng: (Hoạt động tiếp nối)
GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ mình.
Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tuỳ thuộc vào điểm mạnh
và khả năng của bản thân (ví dụ như khả năng học toán, ngoại ngữ, thể
thao, văn nghệ, ...) phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh
đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp,
của trường.

5’

VII. Tư liệu:
Một số câu hỏi tham khảo dùng cho Hoạt động 1
- Bạn hãy nêu các truyền thống tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn và phát
huy?
- Theo bạn, lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
- Bạn hãy kể chuyện về một gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học
tập?
- Theo bạn, do đâu mà trường ta có được những truyền thống tốt đẹp đó?
- Bạn hãy kể những tấm gương tiêu biểu mà bạn biết về những HS hoặc thầy cô giáo đã có
công xây dựng, vun đắp cho truyền thống tốt đẹp của nhà trường?
- Bạn đã thực hiện 5 lời dạy của Bác Hồ như thế nào? Điều nào bạn đã làm được? Điều nào
bạn chưa làm được? Vì sao?
Gợi ý mẫu kế hoạch của tổ dùng cho hoạt động 4

TT

Các truyền thống

Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ)
Mục tiêu
Biện pháp

Kết quả

VIII. Rút kinh nghiệm:
- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................


CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:

TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 2
KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động học sinh có khả năng:
Tiếp tục xây dựng ở học sinh thái độ tích cực trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống của
lớp của trường.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kĩ năng quản lý thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động xây dựng trường lớp.
- Tư duy sáng tạo
- Hợp tác
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận .
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
V. Tài liệu và phương tiện:
- Những tư liệu về truyền thống nhà trường mà HS cần học tập, giữ gìn và phát huy như :
+ Truyền thống học tập: Những gương HS giỏi; HS vượt khó vươn lên; HS đạt các
giải thưởng trong các kì thi HS giỏi các cấp; HS đã ra trường thành đạt; những gương học
tập tốt, rèn luyện tốt của lớp; ...
+ Các truyền thống tốt đẹp khác: Đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau; xây dựng tập
thể vững mạnh; rèn luyện đạo đức; tôn sư trọng đạo; ...
+ Truyền thống trong các lĩnh vực hoạt động giáo dục của trường, của lớp : văn nghệ;
thể dục thể thao; rèn luyện sức khoẻ; đến ơn đáp nghĩa; ...
- Một số câu hỏi thảo luận.
- Các tiết mục văn nghệ.
VI. Tiến trình hoạt động
Dẫn
Thời
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
chương trình
lượng
1. Khám phá:
- Lớp phó văn thẩm mỹ bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Mái trường mến
LPVTM
yêu ( Lê Quốc Thắng )
MC

- Người dẫn chương trình: Giới thiệu chủ đề tiết Hoạt động
2. Kết nối
5 Phút
Hoạt động 1 : Cuộc thi sáng tác với chủ đề “Khám phá vẻ đẹp: Mái
trường mến yêu”
Người dẫn chương trình: Nêu nội dung và thể lệ cuộc thi:
MC
- Mỗi đội thi sẽ trưng bày và thuyết trình về tác phẩm đã chuẩn bị như


MC

GVCN

TV

GVCN

tranh, ảnh, thơ, clip, mô hình... về mái trường.
- Ban giám khảo đánh giá cao những tác phẩm có ý tưởng sáng tạo, độc
đáo ghi lại được những hình ảnh ấn tượng, khoảnh khắc đáng nhớ hay
đơn giản chỉ là một góc nhìn gần gũi mà mới lạ, sâu sắc về mái trường
thân yêu.
- Bài thuyết trình cho tác phẩm dự thi có nội dung ngắn gọn, đúng chủ đề,
trình bày rõ ràng, cảm xúc chân thành.
Hoạt động 2 : Báo cáo kết quả thuyết trình trước lớp
Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận của nhóm
Mỗi đội thi: lần lượt lên giới thiệu tác phẩm và thuyết trình về ý tưởng
của đội mình.

Người điều khiển mời GVCN nhận xét kế hoạch phấn đấu của các tổ .
Sau đó GVCN nhấn mạnh các bản kế hoạch đã thực hiện và phát huy các
truyền thống tốt đẹp của lớp , của trường
Hoạt động 3 : Đưa ra một số câu hỏi để trao đổi, thảo luận
1. Là một Đội viên, em cần làm gì để tạo một môi trường thân thiện trong
lớp?.
2. Em có biện pháp nào để xây dựng phong trào Đội ngày càng vững
mạnh?
3. Hiện tượng nói tục chửi bậy hiện nay đang là vấn đề đáng lo ngại trong
học đường, là một học sinh em đề xuất biện pháp nào để ngăn chặn tình
trạng này?
3. Thực hành – luyện tập
Hoạt động 4 : Trình diễn văn nghệ
Các tiết mục đơn ca , múa do tổ 3 đã chuẩn bị
4. Vận dụng
GVCN yêu cầu mỗi học sinh về nhà suy nghĩ về bản kế hoạch của tổ
mình Từ đó mỗi HS sẽ xây dựng kế hoạch cá nhân ( ví dụ như có khả
năng học môn toán , ngoại ngữ , lý , hóa học , thể thao , văn nghệ ... )
phấn đấu học tập để phát huy các điểm mạnh góp phần xây dựng , giữ gìn
các truyền thống tốt đẹp của lớp của trường

VII. Tư liệu
Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. Việc bảo
tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, khuyến khích. Do đó, các
chương trình văn nghệ ngoài những bài hát mới, cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp với
học sinh THCS.
Ngoài các bài hát quy định trong chương trình môn Âm nhạc lớp 8, của Chương trình Hoạt
động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 8, có thể lựa chọn một số bài hát khác để tập theo chủ điểm Chào



năm học mới như: Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ Trọng Tường), Hát trong ngôi trường
thân thiện (Sáng tác: Hoàng Long).Tập các bài hát viết về chính ngôi trường của mình (nếu có).
Bản kế hoạch phấn đấu của tổ : (tên tổ)
TT

Các truyền thống

Mục tiêu

Biện pháp

Ký duyệt của ban giám hiệu

Kết quả


CHỦ ĐIỂM THÁNG 10

CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 1: HỘI
VUI HỌC TẬP
I.
Mục
u: cố và mở rộng kiến thức đã được học trên lớp.
- Ôn
tập,tiêcủng

- Rèn luyện trí thông minh, ứng dụng phương pháp học tập mới ( bản đồ tư duy) để nâng cao kết
quả học tập.
- Tạo được hứng thú, niềm vui, sự say mê và sáng tạo trong học tập
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
Phong cách làm việc và ý chí tự học, tinh thần rèn luyện không biết mệt mỏi của Bác.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Trò chơi “Đối mặt”.
- Thi thiết kế “Bản đồ tư duy”.
V. Tài liệu và phương tiện:
Một số ví dụ về bản đồ tư duy
Câu hỏi để học sinh trả lời
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
LPVTM MC
MC

TV
1. Khám phá
Lớp phó văn thẩm mỹ bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Lớp chúng mình


Hoạt động 2 : Tìm hiểu bản đồ tư duy
TV

MC

TV


3. Thực hành - luyện tập
Hoạt động 3 : Trình diễn văn nghệ
Các tiết mục đơn ca , song ca của lớp đã chuẩn bị với chủ đề chăm ngoan
học giỏi
4. Vận dụng
Mỗi học sinh tự thiết lập bản đồ tư duy với là một bài học hay một
chương trong các môn toán , văn , lý , hóa , sinh … tô màu giống nhau ở
mỗi cấp độ

VII. Tư liệu
“Bản đồ tư duy” là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu
các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Bản đồ tư duy là mô hình hóa kiến thức theo cấu trúc tầng bậc lôgic bằng những hình ảnh
sáng tạo tùy vào sở thích, trí tưởng tượng của học sinh. Có thể ví nó có cấu tạo như một cái cây có
nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một ý tưởng chính hay hình ảnh
trung tâm. Nối với nó là các nhánh lớn thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh
lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhằm thể hiện chủ đề ở mức độ sâu
hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Sự liên
kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng.
HS có thể vẽ “Bản đồ tư duy” bằng tay hoặc vẽ trên máy vi tính. Nói nôm na, nó như một
bức họa thể hiện kiến thức về một vấn đề nào đó. Các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím,
…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong…), tự “sáng tác” hình ảnh thể hiện rõ cách hiểu kiến thức
của từng HS. Vì vậy, BĐTD tự thiết kế sẽ được các em yêu quí, trân trọng và việc học trở nên
nhanh hơn, hiệu quả hơn.


Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD như sau: 1)
Dùng từ khóa và ý chính; 2) Viết cụm từ, không viết thành câu; 3) Dùng các từ viết tắt. 4) Có tiêu
đề. 5) Đánh số các ý; 6) Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,… 7) Ghi chép nguồn

gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8) Sử dụng màu sắc để ghi.
Gợi ý mẫu thời khóa biểu tự học
Thời gian

Bản kế hoạch phấn đấu của học sinh
Môn học
Phương pháp

Thứ
Giờ
2
3
4
5
6
7
VIII. Rút kinh nghiệm:
- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................


CHỦ ĐIỂM THÁNG 10

CHĂM NGOAN HỌC GIỎI

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 2:
TRÒ NGOAN – TRÒ GIỎI

I.
Mụcsinh
tiêu:
- Học
nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
- Có ý thức rèn luyện và hoàn thiện bản thân cả về đạo đức và học tập
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
Những gương sáng học sinh noi theo lời dạy của Bác để vươn lên học tập tốt.
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
Kĩ năng quản lí thời gian tiết kiệm nhất để tự học , kỹ năng phân bố thời gian để học tập có hiệu quả
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thi kiến thức , Thi tài năng , Thi thuyết trình - xử lý tình huống.
V. Tài liệu và phương tiện:
Một số câu hỏi để thảo luận
Sách toán , sách văn 8 , sách lịch sử 8 , sách địa lý 8 , sách vật lí 8
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
LPVTM MC

MC

Các tổ
1. Khám phá
Lớp phó văn thẩm mỹ bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Tuổi Hồng ( Sáng
tác Trương Quang Lục )
Người dẫn chương trình: Giới thiệu chủ đề tiết Hoạt động



Các tổ

Các tổ

BGK
TK

GVCN

TNCS Hồ Chí Minh? (16 tuổi)
- Chiếc khăn quàng của người Đội viên có hình gì? (Tam giác cân)
- Bóng đèn dây tóc là phát minh của nhà bác học nào? (Ê-đi-xơn)
- Trong cơ thể người, xương nào dài nhất? (Xương đùi)
- Đỉnh núi nào của Việt Nam được mệnh danh “Nóc nhà của Đông
Dương”? (Phan-xi-păng)
- Điền từ vào chỗ trống: “Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người
xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người ..., còn
bạn...” (mọi người khóc – còn bạn cười)
- Đố vui: Có một người suốt đời nói dối mà không khi nào nói thật. Một
hôm, anh ta đứng trước mọi người và nói: “Tôi đang nói dối”. Theo bạn,
người đó nói thật hay nói dối? (Anh ta nói dối là đang nói dối, nghĩa là
anh ta đang nói thật)
- Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia
đình đó có bao nhiêu người? (9 người: bố, mẹ, sáu anh trai và một em gái
út).
- Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi bạn dùng nó và xám xịt khi bạn vứt
nó? (Than).
- Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên của thứ hai, thứ năm,
chủ nhật? (Hôm qua, hôm nay, ngày mai).
Hoạt động 2 : Xử lý tình huống ( bốc thăm câu hỏi)

Câu 1: Tình huống: Bạn thân của em quay cóp trong giờ kiểm tra. Là một
lớp trưởng, nhìn thấy bạn làm như vậy, em sẽ có cách ứng xử như thế
nào?
- Câu 2: Suy nghĩ của em về hiện tượng nói tục chửi bậy trong giới học
đường.
- Câu 3: Nêu Phương pháp học mà em cho là hiệu quả?
- Câu 4: Nên hay không nên có một tình yêu tuổi học trò?
(Nếu không muốn hỏi câu 4, có thể làm hai cái thăm để hai đội cùng trả
lời về phương pháp học để bổ sung lẫn nhau những phương pháp học tốt)
* Ban giám khảo đánh giá, cho điểm các phần thi.
* Thư kí tổng hợp kết quả.
3. Thực hành luyện tập
Hoạt động 3 : Trình diễn văn nghệ
Tổ 2 ( Hát , múa , đóng kịch , kể chuyện , đọc thơ .. )
4. Vận dụng
Mỗi học sinh tự đề ra cho mình một thời khóa biểu tự học ở nhà và ghi lại
kết quả mình sau một tuần đã tự học

VII. Tư liệu
Một số câu ca dao , tục ngữ , truyện dân gian nói về tấm gương học giỏi , chăm ngoan
Gợi ý mẫu thời khóa biểu tự học


Thời gian
Thứ
2

Bản kế hoạch phấn đấu của học sinh
Môn học
Phương pháp

Giờ

3
4
5
6
7
VIII. Rút kinh nghiệm:
- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................
Ký duyệt của ban giám hiệu


CHỦSƯ
ĐIỂM
THÁNGĐẠO
11
TÔN
TRỌNG

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 1: TRI
ÂN THẦY CÔ
I. Mục tiêu:
- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò và công ơn đối với thầy cô giáo.
- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
- Yêu quý, tin tưởng, phấn đấu học tập tốt để không phụ công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :

III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Các nội dung thi đua “Hoa điểm 10”.
Làm báo tường
Thi thiết kế bưu thiếp
V. Tài liệu và phương tiện:
- Phát động phong trào thi đua học tập.
- Hướng dẫn học sinh thiết kế bưu thiếp
Lập kế hoạch học tập hưởng ứng phong trào thi đua.
- Chuẩn bị: bìa cứng, giấy màu, bút dạ, kéo, hồ dán... (những vật liệu, đồ dùng cần thiết để làm
bưu thiếp)
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
1. Khám phá
Lớp phó văn thẩm mỹ bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát Bụi Phấn
Người dẫn chương trình: Giới thiệu chủ đề tiết Hoạt động
2. Kết nối
Hoạt động 1 : Hoa điểm 10 dâng lên thầy cô
Mỗi em tự giác học tập để có nhiều bông hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô
Mỗi tổ lập ra kế hoạch phấn đấu trong học tập
Hoạt động 2 : Lập danh sách các đội thi
+ Vở sạch chữ đẹp : Trịnh Thị Ngọc Trâm
+ Bông Hoa điểm 10 : Trịnh Thị Ngọc Trâm , Phạm Ngọc Minh Anh
+ Thi thuyết trình : Vũ Hồng Ngọc Châu


+ Danh sách thi trò chơi dân gian : Nguyễn Minh Dũng
Hoạt động 3 : Làm báo tường

Mỗi em trong lớp viết bài thơ , bài văn , nhạc , kể truyện về nhớ ơn các
thầy cô
Sau đó GVCN duyệt bài và Phân công một số em làm bào tường
Hoạt động 4 : Thi làm bưu thiếp
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do tổ chức cuộc thi.
- Đưa ra tiêu chí để chấm điểm và trao phần thưởng. Về nội dung: lời
chúc yêu cầu cần sâu sắc, tình cảm và chân thành. Về hình thức: tấm
thiệp cần trang trí đẹp, sáng tạo và độc đáo.
- Sau đó mời một số HS kể lại những kỉ niệm sâu sắc và nói lên những
cảm nghĩ về các thầy cô giáo.
- HS tiến hành làm bưu thiếp - viết những suy nghĩ, tình cảm thế hiện
lòng yêu quý, biết ơn và những lời chúc tốt đẹp dành tặng các thầy cô
giáo.
- Trưng bày sản phẩm.
- GV cùng BGK chọn ra những tấm bưu thiếp đẹp nhất, sáng tạo nhất, có
lời chúc hay, cảm động nhất để trao giải.
3. Thực hành – luyện tập
Hoạt động 5 : Trình diễn văn nghệ
Lớp đăng kí 3 tiết mục văng nghệ gồm các thể loại sau : Đơn ca , song ca
, tốp ca
4. Vận dụng
Mỗi học sinh trong lớp tự cố gắng học tập để có nhiều điểm 10 dâng tặng
thầy cô
VII.
Tư liệu
Kế hoạch
của nhà trường đưa ra
VIII. Rút kinh nghiệm:
- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................



CHỦSƯ
ĐIỂTRỌNG
M THÁNGĐẠO
11
TÔN

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 2:
TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Hiểu được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Có thái độ kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo.
- Biết lễ phép và nghe lời thầy cô giáo.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Ý nghĩa truyền thống của ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Các bài ca dao, tục ngữ , bài hát...về công ơn thầy cô giáo và tình nghĩa thầy trò.
V. Tài liệu và phương tiện:
- Thi tìm hiểu ca dao, tục ngữ.
- Thi ô chữ hoặc đố vui.
- Thi tài năng: hát múa, kể chuyện hoặc đọc thơ...
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng

LPVTM MC

MC


Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
- Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang cấm chèo,
Muốn sang phải bắc cầu Kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
- Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu..
b. Phần 2: Thi ô chữ hoặc đố vui:
- Vị Hoàng đế đánh bại quân Thanh, ban Chiếu lập học ?
MC

TV

- Là người dâng sớ xin chém đầu 7 vị quan lại hại nước hại dân, và cũng
là một người thầy rất nổi tiếng?
- Nhà thơ – nhà giáo – thầy thuốc nổi tiếng ở Nam Bộ?
- Nhà giáo – nhà quân sự - vị tướng kiệt xuất của dân tộc?
- Ông là người dâng sớ xin vua nhà Mạc xử chém 18 công thần, nhưng
không được vua chấp nhận phải thác bệnh xin về mở trường dạy học?
- Ông đã từng có thời gian dạy học ở trường Dục Thanh trước khi bôn ba
ra nước ngoài để tìm đường cứu nước.
- Vào năm nào thì Chính Phủ quyết định chọn ngày 20-11 là ngày nhà
giáo Việt Nam?
(Đáp án: Quang Trung, Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu, Võ Nguyên
Giáp, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Tất Thành, 1982).

c. Phần 3: Thi tài năng: HS có thể lựa chọn hình thức hát múa, kể chuyện,

TV

đọc thơ chủ đề ngày Nhà giáo Việt Nam.
Hoạt động 3 : Tặng hoa chúc mừng các thầy cô giáo.
3. Thực hành - Luyện tập
Các tiết mục lớp đăng kí với chủ đề tôn sư trọng đạo
4. Vận dụng
Mỗi học sinh trong lớp có lời chúc đến các thầy cô

VII. Tư liệu
Một số bài thơ hay viết về thầy cô
Trò văn và Thầy toán
Giá con số biến thành thơ thầy nhỉ
thì trò văn có lẽ chẳng nhức đầu
và thầy toán chẳng phải cầm thước kẻ
khi cô trò cứ mãi ngó đi đâu


Câu hỏi ấy dẫu không là vô nghiệm
đừng trách em ấp úng chẳng nên lời
sao thầy cứ nghiêm như là định lí
vì tất cả chỉ tương đối thầy ơi
Thầy lắc đầu chắc các em quậy lắm
phút lặng yên trên bục giảng thầy buồn
chắc môn toán và trò văn trái dấu
trò học hoài nhớ mỗi thước thầy thôi.....
VIII.
Rút kinh nghiệm:

- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................

Ký duyệt của ban giám hiệu


CHNƯỚC
Ủ ĐIỂM NHỚ
THÁNGNGUỒN
12
UỐNG

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 1:
NGƯỢC DÒNG LỊCH SỬ - HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI
I. Mục
u: có hiểu biết về truyền thống cách mạng của dân tộc và ý nghĩa của truyền thống đối
-Họctiêsinh
với sự phát triển của đất nước và bản thân.
- Tự hào, biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương.
- Tự giác học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, góp phần bảo
vệ và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
Kĩ năng tự nhận thức được công lao to lớn của quân đội nhân dân
Kĩ năng hớp tác , kĩ năng quản lí thời gian trong phong trào đền ơn đáp nghĩa do trường phát
động
Thăm hỏi các chú bộ đội nhân ngày QĐND

IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
Thảo luận
Hỏi và trả lời
Tổ chức buổi nói chuyện
V. Tài liệu và phương tiện:
Sưu tầm các bài hát ,tranh ảnh , câu đố về quê hương đất nước
Tư liệu sưu tầm về truyền thống quê hương , một số câu hỏi
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
LPVTM MC

MC
1. Khám phá
Lớp phó văn thẩm mỹ bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát lớp chúng mình
Người dẫn chương trình: Giới thiệu chủ đề tiết Hoạt động
2. Kết nối
Hoạt động 1 : Tuyên bố lý do
Hoạt động 2 : Thi tìm hiểu


là?
(Đà Nẵng)
- Vị quan nhà Nguyễn được cử làm Tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam
chống Pháp là ai? ( Nguyễn Tri Phương)
- “Bình Tây Đại nguyên soái” là cách gọi nhân dân dành cho ai? ( Trương
Định)
- “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
Tây”. Đây là câu nói của ai? ( Nguyễn Trung Trực)

- Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực là trận đốt tàu
Hy vọng (Espérance) của Pháp trên sông Nhật Tảo. Trận đán này diễn ra
vào ngày tháng năm nào? (10/12/1861)
- Người treo cổ tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc
Pháp trong lần chúng đánh thành Hà Nội lần thứ hai là ai? (Hoàng Diệu)
- Sau khi bị trục xuất khỏi Nhật Bản (3/1909), Phan Bội Châu sang Trung
Quốc và tiếp tục các hoạt động cách mạng. Ở Trung Quốc, ông đã lập ra
tổ chức nào? (Việt Nam Quang phục hội).
- Trong chiến dịch nào, chiến sĩ La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị
thương để tiếp tục làm nhiệm vụ? (Chiến dịch biên giới).
- Anh Cù Chính Lan hi sinh trong trường hợp nào? (Trong một trận đánh
đồn năm 1951).
- Phong trào thi đua tiêu biểu nhất của tuổi trẻ hai miền Nam Bắc trong
kháng chiến chống Mỹ những năm 60 là gì? (Ba sẵn sàng, Năm xung
phong).
- Nhằm huy động thanh niên nam – nữ lên đường và phục vụ chiến đấu,
tháng 6/1965 Thủ tướng Chính phủ ra nghị định phát động phong trào gì?
(Phong trào Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước)
- Đường Quyết thắng – con đường do lực lượng Thanh niên xung phong
và bộ đội công binh mở nhằm “chọc thủng Trường Sơn”, tăng cường sức
mạnh từ hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ, còn có tên là gì?
( Đường mòn Hồ Chí Minh )
- Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập vào ngày, tháng, năm nào?
(22/12/1944)
- Ai là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam? (Anh hùng
dân tộc Trần Phú (1904 - 1931) Quê xã Đức Sơn, huyện Đức Thọ, tỉnh
Hà Tĩnh)
- Một thiếu niên dũng cảm, dân tộc Tày, quê ở Cao Bằng? (Anh hùng
Kim Đồng – tên thật là Nông Văn Dền (1929-1943)
- Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào thời gian nào? Ở đâu? (Ngày

2-9-1945; tại quảng trường Ba Đình)
Hoạt động 3 : Thi văn nghệ


MC

Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ đề Uống nước nhớ nguồn với
các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có
những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội Việt Nam
Mổi tổ đã được chuẩn bị sẵn

TV

Lần lượt các tổ lên trình bày

VII. Tư liệu
Một số câu hỏi tham khảo
VIII. Rút kinh nghiệm:
- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................

Ký duyệt của ban giám hiệu


CHỦ ĐIỂM THÁNG 12

UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Hoạt động 2:
GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
-Hiểu được ý nghĩa thành lập QĐND Việt Nam cũng như vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ qua các
giai đoạn lịch sử.
- Giáo dục HS lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì quê hương đất
nước.
- Biết giữ gìn và bảo vệ các truyền thống tốt đẹp của quê hương học tập và rèn luyện theo gương
thế hệ các anh.
- Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ , đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập , rèn luyện tốt , quan tâm
các gia đình cựu chiến binh khó khăn
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh :
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng tự nhận thức được công lao to lớn của quân đội nhân dân
- Kĩ năng hớp tác , kĩ năng quản lí thời gian trong phong trào đền ơn đáp nghĩa do trường phát
động
- Thăm hỏi các chú bộ đội nhân ngày QĐND
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận
- Hỏi và trả lời
- Tổ chức buổi nói chuyện
V. Tài liệu và phương tiện:
- Sưu tầm các bài hát ,tranh ảnh , câu đố về quê hương đất nước
- Tư liệu sưu tầm về truyền thống quê hương , một số câu hỏi
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng


LPVTM MC


MC

TV

tôi”, ai đưa dang ngang là không đúng, trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh
các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ.
- Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc
hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn
nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy .
GV đếm 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5 HS nào còn động đậy thì coi như
địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi
thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu.
b. Phần 2: Nghe nhạc và gọi tên các ca khúc cách mạng.
- Lần lượt phát các đoạn nhạc cách mạng và yêu cầu 4 đội chơi trong thời
gian 1 phút phải gọi được tên ca khúc
c. Phần 3 : Một số câu hỏi tham khảo
Câu 1 : Bác Hồ gia đi tìm đường cứu nước năm nào ?
Câu 2 Đội thiếu niên tiền phong thành lập ngày tháng năm nào ?
Câu 3 : “ Các vua Hùng có công dựng nước . Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ nước “ Lời dạy của Bác Hồ đã căn dặn trước đại đoàn quân tiên
phong khi về tiếp quân thủ đô . Hãy cho biết nơi Bác Hồ đã nói câu đó
d. Phần 4 : Thi thuyết trình :
Ngày nay, nhiều bạn trẻ thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc. Kì thi Đại
học, có những điểm 1 trong bộ môn lịch sử. Nếu được phát biểu trong
một diễn đàn về giáo dục, bạn sẽ nói gì để các bạn không quay lưng lại

với quá khứ của dân tộc?
3. Thực hành – Luyện tập
Hoạt động 3 : Thi văn nghệ
Mổi tổ đã được phân công trước
Lần lượt các tổ lên trình diễn

VII. Tư liệu
Một số câu hỏi tham khảo

Ký duyệt của ban giám hiệu


CHỦ ĐIỂM THÁNG 1+ 2
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 1:
LỄ HỘI MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:
Sau hoạt động học sinh có khả năng
- Tạo niềm vui và không khí phấn khởi đón chào Xuân mới bằng những hoạt động cụ thể.
- Tăng thêm vốn hiểu biết, sự năng động sáng tạo và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân
tộc.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (nếu có):
III. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng quản lý thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động làm đẹp trường lớp.
IV. Các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận.

- Trình bày 1 phút
- Suy nghĩ – thảo luận cặp đôi – chia sẻ
V. Tài liệu và phương tiện:
- Bản dự thảo của lớp được viết trên giấy khổ to.
- Một số câu hỏi để thảo luận.
- Giấy khổ to, bút lông, bút dạ quang.
VI. Tiến trình hoạt động:
Dẫn chương trình
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Thời lượng
LT


LP – VTM
GVCN

những suy nghĩ, ý tưởng gì cho việc hòan thiện bản kế hoạch? Hãy nêu 1
vài ý tưởng để cả lớp cùng chia sẻ?
- Theo bạn những nội dung trong bản kế hoạch đã đầy đủ chưa? Cần
bổ sung gì không? Hãy nêu 1 vài nội dung cụ thể.
- Đối với mỗi HS, bản thân hãy suy nghĩ phải làm gì để góp phần
cùng lớp xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ và cụ thể?
3. Thực hành – Luyện tập:
Họat động 3: TRÌNH DIỄN VĂN NGHỆ
Là các tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca…về chủ đề
4. Vận dụng:
GVCN đề nghị cán bộ lớp hòan chỉnh bản kế hoạch để treo trước lớp,
đồng thời yêu cầu mọi thành viên trong lớp nhắc nhở nhau cùng thực hiện
những cam kết đã ghi trong bản kế họach chung.
NĐK nhận xét kết quả hoạt động, nêu rõ hôm nay lớp chúng ta đã có

1 bản kế hoạch xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp với sự nhất trí của
tòan lớp.
GVCN dặn dò và giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp điều hành thực hiện
bản kế họach này . . . . . . . . . . . .

10’
5’

VII.1.TưMliệ
ột u:
số câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước:
Thăng Long Hà nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.
Ai qua phố Nhổn, phố La
Dừng chân ăn miếng chả dài thơm ngon
Ngọt thay cái quả cam tròn
Vừa thơm vừa mát hãy còn ở Canh
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Có chùa Diệu đế bốn lầu hai chuông
Quảng Nam có núi Nghũ Hành
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương
Xứ Cần Thơ nam thanh nữ tú
Xứ Rạch Giá vượn hú, chim kêu
Đồng tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm.
2. Xanh hóa nhà trường phổ thông:
Xanh hóa nhà trường là một trong những nội dung quan trọng của công tác giáo dục môi
trường trong nhà trường phổ thông Việt Nam.

Vậy chúng ta phải làm gì để xanh hóa nhà trường phổ thông? Khi nói đến xanh hóa chắc
nhiều người sẽ nghĩ đến việc trồng cây trong nhà trường, đúng vậy, trồng cây là một trong
những nội dung xanh hóa vì trồng cây xanh là làm đẹp cho trường học, cây hấp thu khí
cacbonnic và thải ra khí ôxi, cây ngăn bụi, làm giảm tiếng ồn, làm không khí trong lành, chống ô
nhiễm.
Nhưng xanh hóa trường phổ thông không chỉ có trồng cây xanh mà còn là quản lý chất thải.
Làm sao để giáo dục học sinh có thói quen không vứt rác bừa bãi, phân loại rác để có thể tái sử dụng.

VIII. Rút kinh nghiệm:


- ...................................................................................................................................................
- ...................................................................................................................................................
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1+ 2

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Hoạt động 2:
MỪNG XUÂN MỚI- MỪNG ĐẢNG QUANG VINH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
Học sinh hiểu biết về truyền thống của dân tộc, biết thêm nhiều bài hát ca ngợi Đảng và mùa
xuân của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú
- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng ( 3–2 ); các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền
thống vẻ vang của Đảng.

3.Thái độ:
- Biết ơn và tự hào về Đảng, truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng.
- Thêm yêu Đảng, yêu quê hương đất nước.
II. Nội dung tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
III.Các kĩ năng sống giáo dục trong hoạt động:
- Kĩ năng quản lý thời gian tiết kiệm nhất để tham gia vào các hoạt động.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tổ chức Đảng về gương Đảng viên.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo.
IV. Các phương pháp kĩ thuật dạy học được sử dụng:
V.Tài liệu và phương tiện:
- Tài liệu: + Bản dự thảo của lớp được viết trên giấy khổ to.
+ Một số câu hỏi để thảo luận.
+ Giấy khổ to, bút lông, bút dạ quang.
+ Tìm hiểu tài liệu về Đảng, phong tục đón Tết qua nhiều kênh thông tin.
+ Phân công trang trí lớp, trang trí cây đào.
+ Các bài hát về Đảng, mùa xuân.
- Phương tiện: Chuẩn bị mâm ngũ quả, viết bài thuyết trình và phân công đại diện trình bày.
VI. Tiến hành họat động:
Người
thực
hiện
MC

Nội dung hoạt động

Thời
lượng

1.Khám phá:

5’
- Trước khi bước vào hoạt động, cả lớp chúng ta hát bài: “Đảng đã cho ta một
mùa xuân”.


×