Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và khả năng tích lũy các bon của rừng vầu đắng (indosasa angustata mc clure) thuần loài tại huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 76 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

PHẠM QUANG HẢI

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ
KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CÁC BON RỪNG VẦU ĐẮNG
(Indosasa angustata Mc. Clure) THUẦN LOÀI
TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hoàng Chung

THÁI NGUYÊN - 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào. Các thông tin, tài liệu tham khảo sử dụng trong luận văn này đều
đã được ghi rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện cho luận văn
này đã được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng
đào tạo và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài.
Thái Nguyên, ngày 03 tháng 10 năm 2016


Người viết cam đoan

Phạm Quang Hải


ii

LỜI CẢM ƠN
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên tác giả tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và
khả năng tích lũy các bon của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.
Clure) thuần loài tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”.
Sau một thời gian làm việc đến nay bản luận văn của tác giả đã hoàn
thành. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Hoàng
Chung là người tận tâm hướng dẫn tác giả trong thời gian thực hiện đề tài.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phòng Đào tạo, khoa
Lâm nghiệp những người đã truyền thụ cho tác giả những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu quý báu trong thời gian tác giả theo học tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Chợ Đồn, UBND các xã
….đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu.
Và cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình,
bạn bè và những người luôn quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ
trong thời gian tác giả học tập và nghiên cứu vừa qua.
Do lần đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, nên luận văn không
tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tác giả kính mong được sự đóng góp ý
kiến quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản luận văn
của tác giả thêm phong phú và hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Quang Hải


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ ii
MỤC LỤC ............................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 3
3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
4. Đóng góp mới của luận văn ................................................................. 4
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................... 5
1.1.1. Trên thế giới .................................................................................. 5
1.1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................... 5
1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng ................................. 6
1.1.1.3. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của rừng ................................ 7
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 9
1.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng ....................................................... 9
1.1.2.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng ............................... 11

1.1.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của rừng .............................. 14
1.1.2.4. Nghiên cứu về cây Vầu Đắng .................................................... 16
1.1.3. Nhận xét, đánh giá chung ............................................................. 20


iv

1.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................... 21
1.2.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên .................................................. 21
1.2.2. Các yếu tố kinh tế khu vực huyện Chợ Đồn .................................. 24
1.2.3. Các yếu tố xã hội huyện Chợ Đồn ................................................ 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 27
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 27
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 27
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 27
2.2. Nội dung ......................................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 28
2.3.1. Cách tiếp cận ............................................................................... 28
2.3.2. Phương pháp kế thừa ................................................................... 28
2.3.3. Phương pháp tham vấn ................................................................. 28
2.3.4. Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn ............................................... 28
2.3.4.1. Số lượng và vị trí các ô mẫu ...................................................... 28
2.3.4.2. Hình dạng và kích thước ô mẫu ................................................. 28
2.3.4.3. Các bể chứa các bon phần trên mặt đất cần đo đếm ................... 29
2.3.4.4. Đo đếm tại ô tiêu chuẩn ............................................................ 30
2.3.5. Tính toán xử lý số liệu ................................................................. 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 38
3.1. Đặc điểm cấu trúc rừng Vầu đắng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.......... 38
3.1.1. Quy luật phân bố N/D .................................................................. 38
3.1.2. Quy luật phân bố N/H .................................................................. 40

3.2. Sinh khối rừng Vầu đắng thuần loài huyện Chợ Đồn ....................... 41
3.2.1. Sinh khối tươi cây tiêu chuẩn Vầu đắng ....................................... 41
3.2.2. Sinh khối tươi lâm phần Vầu đắng thuần loài ............................... 42
3.2.2.1. Sinh khối tươi các cá thể cây Vầu đắng ..................................... 42


v

3.2.2.2. Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục .............................. 44
3.2.3. Đặc điểm sinh khối khô lâm phần Vầu đắng thuần loài ................ 45
3.2.3.1. Sinh khối khô cây tiêu chuẩn..................................................... 45
3.2.3.2. Đặc điểm sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng ...................... 46
3.2.3.3. Tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng thuần loài ............. 49
3.3. Lượng các bon tích lũy của rừng Vầu đắng ..................................... 50
3.3.1. Lượng các bon tích lũy của lâm phần Vầu đắng ........................... 50
3.3.2. Lượng các bon tích lũy trung bình theo thời gian ......................... 53
3.4. Lượng CO2 hấ p thu ̣ của lâm phần Vầu đắng thuần loài ................... 53
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 56
1. Kết luận ............................................................................................. 56
2. Tồn tại ............................................................................................... 57
3. Kiến nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 58
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 62


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nội dung

CDM

:

Cơ chế phát triển sạch

ICRAF

:

The World Agroforestry Centre (Tổ chức nông lâm thế giới)

OTC

:

Ô tiêu chuẩn

REDD+

:

Reducing Emissions from Deforestation and Forest
Degradation Plus

TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UN-REDD

:

The United Nations Programme on Reducing Emissions
from Deforestation and Forest Degradation (Chương trình
giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng của Liên
hiệp quốc)

USD

:

Đô la Mỹ



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng tổng hợp phân bố N/D rừng Vầu đắng tại xã Ngọc Phái ...... 38
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp phân bố N/D rừng Vầu đắng tại xã Phong Huân ... 39
Bảng 3.3. Bảng tổng hợp phân bố N/H rừng Vầu đắng tại xã Ngọc Phái ...... 40
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp phân bố N/H rừng Vầu đắng tại xã Phong Huân ... 41
Bảng 3.5. Sinh khối trung bình cây tiêu chuẩn ............................................... 42
Bảng 3.6. Sinh khối tươi các cá thể cây Vầu đắng tại xã Ngọc Phái ........... 43
Bảng 3.7. Sinh khối tươi các cá thể cây Vầu đắng tại xã Phong Huân ........ 43
Bảng 3.8. Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục trong rừng Vầu
đắng tại xã Ngọc Phái ..................................................................... 44
Bảng 3.9. Sinh khối tươi cây bụi thảm tươi, thảm mục trong rừng Vầu
đắng tại xã Phong Huân .................................................................. 45
Bảng 3.10. Sinh khối trung bình cây tiêu chuẩn ............................................. 46
Bảng 3.11. Sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng tại xã Ngọc Phái .......... 48
Bảng 3.12. Sinh khối khô các cá thể cây Vầu đắng tại xã Phong Huân ...... 48
Bảng 3.13. Sinh khối khô rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Ngọc Phái .......... 49
Bảng 3.14. Sinh khối khô rừng Vầu đắng thuần loài tại xã Phong Huân ....... 49
Bảng 3.15. Lượng các bon tích lũy trong rừng Vầu đắng tại Ngọc Phái........ 51
Bảng 3.16. Lượng các bon tích lũy trong rừng Vầu đắng tại Phong Huân .... 52
Bảng 3.17. Lượng C tích lũy trung bình theo thời gian (tấn C/ha) ................. 53
Bảng 3.18. Lượng CO2 hấ p thu ̣ của lâm phần Vầu đắng, xã Ngọc Phái ........ 54
Bảng 3.19. Lượng CO2 hấ p thu ̣ của lâm phần Vầu đắng, xã Phong Huân ..... 54


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Tỷ lệ sinh khối khô các hợp phần của cây Vầu. ............................. 47
Hình 3.2. Tỷ lệ trữ lượng các bon lâm phần Vầu đắng ................................... 52


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã
được ký tại Rio de Janeiro - Brazil năm 1992 với sự tham gia của gần 160
quốc gia trên toàn thế giới. Nghị định thư Kyoto ra đời nhằm đạt được sự thỏa
thuận về giảm phát thải khí nhà kính của các nước. Để nhằm chố ng la ̣i
biế n đổ i khí hâ ̣u toà n cầ u có hiệu quả hơn, chương trình “Giảm phát thải
thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) và tăng
cường đa dạng sinh học (REDD+) bở i cá c nhà khoa ho ̣c nhâ ̣n đi nh
̣ rằ ng
mấ t rừ ng và suy thoá i rừ ng tư ̣ nhiên đó ng gó p khoả ng 20% lươ ṇ g khí CO2
phá t thả i ra khí quyể n. [26]
Việt Nam là mô ̣t trong 47 quốc gia đầu tiên đươ ̣c Liên Hiệp Quố c lựa
chọn để thí điể m triể n khai chương trình hợp tác của Liên hiêp̣ quốc về giảm
phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (UNREDD) với tổng số vốn viêṇ trơ ̣ trong giai đoa ̣n I là 4,38 triêụ USD (giai đoa ̣n
2009 - 2011). Giai đoạn II của Chương trình UN-REDD triển khai trong vòng
3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 được thực hiện theo Kế hoạch hành động
Quốc gia REDD+ ở 6 tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm
Đồng, Cà Mau, với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 100 triệu
USD. [26]
Một loạt các văn bản pháp lý như Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày
28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp định giá các loại
rừng; Quyết định 380-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí
điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Ở Việt Nam hiện nay các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung
nghiên cứu sinh khối và khả năng lưu trữ các bon của một số dạng rừng trồng.
Rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng vầu, tre nứa là đối tượng có cấu trúc rất phức


2

tạp, do vậy việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh khối và khả năng lưu trữ
các bon cho đối tượng rừng này là rất khó khăn và cho tới nay chưa được tiến
hành hoặc tiến hành nhỏ lẻ thiếu hệ thống.
Vầu đắng là một loài lâm sản ngoài gỗ rất có giá trị hiện nay và được
phân bố rất phổ biến ở vùng Đông Bắc bộ. Giá trị kinh tế của vầu đắng không
chỉ thể hiện ở măng vầu đắng thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng,
thân cây khí sinh của vầu đắng được dùng nhiều trong xây dựng, làm đồ thủ
công mỹ nghệ,... vầu đắng còn góp phần quan trọng trong việc cảo tạo đất,
điều hòa tiểu khí hậu, chống xói mòn, rửa trôi, hạn chế lũ lụt,... Tuy nhiên,
thực tế hiện nay cho thấy, giá trị của rừng vầu đắng mới chỉ được thừa nhận ở
những giá trị kinh tế của nó mang lại, những giá trị về bảo vệ môi trường, hấp
thụ CO2 của rừng vầu đắng vẫn chưa được thừa nhận mặc dù về mặt nhận
thức chúng ta đều biết rừng nói chung trong đó có rừng vầu đắng nói riêng
đều góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu biến đổi khí hậu, có khả năng
hấp thụ và lưu giữ khí gây ra biến đổi khí hậu chủ yếu là CO 2 nhưng lại
không có đầy đủ cơ sở khoa học cũng như thực tiễn để lượng hóa chúng.
Vầu đắng mọc tự nhiên và có nhiều ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, cũng có và có
thể phát triển ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Sơn La, Hoà Bình,
Thanh Hoá [5].
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự
nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn huyện
có 64.731,22 ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên

toàn huyện. Trong đó rừng sản xuất có 47.444,31 ha, chiếm 52,07 % tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng phòng hộ có 15.498.91 ha, chiếm 17,01%
tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, rừng đặc dụng có 1.788,00 ha chiếm
1,96% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích rừng của huyện Chợ Đồn


3

khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn. Trong
đó rừng Vầu đắng của huyện Chợ Đồn cũng chỉ được thừa nhận về giá trị
kinh tế, phòng hộ... và giá trị môi trường, chưa có nghiên cứu đánh giá về cấu
trúc và khả năng hấp thụ CO2 để làm cơ sở cho phát triển và việc chi trả dịch
vụ môi trường rừng cũng như xác định giá trị đích thực của rừng Vầu đắng
đem lại để có các giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Vầu đắng trong
thời gian tới.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm cấu
trúc sinh khối của rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc. Clure) thuần
loài tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn” được đặt ra là thật sự cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm cấu trúc rừng Vầu đắng thuần loài tại huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định được sinh khối và lượng các bon tích lũy cây cá thể và lâm
phần rừng Vầu đắng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý rừng nhằm nâng cao lượng các
bon tích lũy trong rừng Vầu đắng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu về sinh khối và lượng các
bon tích lũy của rừng Vầu đắng tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần quản lý bền vững rừng Vầu đắng, tăng trữ lượng các bon
tích lũy trong rừng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho các
cấp, các nghành trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, cho chủ rừng


4

trong thực tiễn sản xuất rừng vầu đắng tại địa phương nói riêng và cho tất cả
các địa phương có rừng vầu đắng nói chung.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm cấu trúc, sinh
khối và lượng các bon tích lũy rừng Vầu đắng thuần loài tại huyện Chợ Đồn,
tỉnh Bắc Kạn.
- Đã xác định được sinh khối và lượng các bon tích lũy của cây cá lẻ và
lâm phần Vầu đắng thuần loài tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng được các mô hình dự báo và đề xuấ t đươ ̣c các ứng du ̣ng
xác đinh
̣ nhanh sinh khối, lượng các bon tích lũy cây cá thể và lâm phần rừng
Vầu đắng thuần loài tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng

Các nghiên cứu về cấu trúc sinh thái của rừng mưa nhiệt đới đã được
Richards P.W, Baur. G (1976), Odum (1971),... tiến hành. Các nghiên cứu
này đã đưa ra các quan điểm, khái niệm và mô tả định tính về tổ thành loài,
dạng sống và tầng phiến của rừng. Đây là những công trình nghiên cứu cơ sở
rất quan trọng và hệ thống giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cấu trúc của rừng,
đặc biệt là về cấu trúc hình thái và ngoại mạo.
Odum E. P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở
thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P năm 1935. Khái niệm về hệ
sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng liên
quan trên quan điểm sinh thái học (Dẫn theo Đặng Trung Tấn, 2001) [15].
Khác với xu hướng phân loại rừng theo cấu trúc ngoại mạo chủ yếu mô
tả rừng ở trạng thái tĩnh, trên cơ sở nghiên cứu rừng ở trạng thái động
Melekhov đã nhấn mạnh sự biến đổi của rừng theo thời gian, đặc biệt là sự
biến đổi của tổ thành loài cây trong lâm phần qua các giai đoạn khác nhau
trong quá trình phát sinh và phát triển của rừng. Nghiên cứu này đã chỉ rõ các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng cũng cần tiến hành theo các
giai đoạn khác nhau tùy theo sự biến đổi cấu trúc nội tại của rừng.
Richards P.W (1959, 1968, 1970) đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc rừng
mưa nhiệt đới về mặt hình thái. Theo tác giả này, một đặc điểm nổi bật của
rừng mưa nhiệt đới là tuyệt đại bộ phận thực vật đều thuộc thân gỗ. Rừng
mưa thường có nhiều tầng (thông thường nhất là có ba tầng, ngoại trừ tầng


6

cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới ngoài cây gỗ lớn, cây bụi
và các loài cây thân cỏ còn có nhiều loài dây leo đủ hình dáng và kích thước,
cùng nhiều thực vật phụ sinh bám trên thân cây, cành cây,... "Rừng mưa thực sự
là một quần lạc hoàn chỉnh và cầu kỳ nhất về mặt cấu tạo và cũng phong phú
nhất về mặt loài cây" học (Dẫn theo Đặng Trung Tấn, 2001) [15].

Khi nghiên cứu về cấu trúc rừng tự nhiên nhiệt đới, nhiều tác giả đã có
ý kiến khác nhau trong việc xác định tầng thứ, trong đó có ý kiến cho rằng,
kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi. Richards (1952) phân rừng ở
Nigeria thành 6 tầng với các giới hạn chiều cao là 6 - 12 m, 12 - 18 m, 18 - 24
m, 24 - 30 m, 30 - 36 m và 36 - 42 m. Thực chất việc phân tầng này chỉ là
phân chia rừng thành các lớp chiều cao khác nhau một cách cơ giới (mỗi tầng
cách nhau 6 m). Odum E. P (1971) chưa thống nhất với ý kiến cho rằng có sự
phân tầng rừng rậm nơi có độ cao dưới 600 m ở Puecto Rico và cho rằng
không có sự tập trung khối tán ở một tầng riêng biệt nào cả (Dẫn theo Hà Văn
Tuế, 1994) [19].
1.1.1.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng
Sinh khối và năng suất rừng là những vấn đề đã được rất nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu. "Sinh khối là tổng trọng lượng của sinh vật sống trong
sinh quyển hoặc số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích, thể tích
vùng”. Sinh khối là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện năng suất của rừng, sinh
khối được dùng để nghiên cứu một số chỉ tiêu khác như dinh dưỡng hoặc các
chỉ tiêu về môi trường rừng. Khi cơ chế phát triển sạch (CDM) xuất hiện,
nghiên cứu sinh khối giữ vai trò quan trọng hơn, được dùng để xác định lượng
carbon hấp thụ bởi thực vật rừng, góp phần định lượng giá trị môi trường do
rừng mang lại.
Từ những năm 1840 trở về trước, đã có những công trình nghiên cứu về
lĩnh vực sinh lý thực vật, đặc biệt là vai trò hoạt động của diệp lục trong quá


7

trình quang hợp để tạo nên các sản phẩm hữu cơ dưới tác động của các nhân
tố tự nhiên như: Đất, nước, không khí, và năng lượng ánh sáng mặt trời. sang
thế kỷ 19 nhờ áp dụng các thành tựu khoa học như hóa phân tích, hóa thực vật
và đặc biệt là vận dụng nguyên lý tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên, các

nhà khoa học đã thu được những thành tựu đáng kể. Tiêu biểu cho lĩnh
vực này có thể kể tới một số tác giả sau:
Liebig (1862) lần đầu tiên đã định lượng về sự tác động của thực vật tới
không khí và phát triển thành định luật tối thiểu, sau đó Mitscherlich (1954)
đã phát triển luật tối thiểu của Liebig thành luật "năng suất" [24] .
Duyiho cho biết hệ sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khô thuần từ
10-50 tấn/ha/năm, trung bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60-800
tấn/ha/năm, trung bình là 450 tấn/ha/năm (theo Lê Hồng Phúc, 1996) [13].
Dajoz (1971) đưa ra năng suất của một số hệ sinh thái rừng như sau:
Mía ở Châu Phi: 76 tấn/ha/năm.
Rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm.
Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5-15,5 tấn/ha/năm (dẫn theo Lê
Hồng Phúc, 1996) [13].
Canell (1982) đã cho ra đời cuốn sách “Sinh khối và năng suất sơ cấp
của rừng thế giới", cho đến nay nó vẫn là tác phẩm quy mô nhất. Tác phẩm đã
tổng hợp 600 công trình nghiên cứu được tóm tắt xuất bản về sinh khối khô,
thân, cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần
thuộc 46 nước trên thế giới [20].
1.1.1.3. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Trong bối cảnh toàn thế giới đang cùng bắt tay để ứng phó với các
tác động do biến đổi khí hậu gây ra, thì vai trò của rừng trong việc duy trì
và cải thiện các chức năng phòng hộ môi trường ngày càng được khẳng
định, trong đó vai trò hấp thụ khí C0 2 (tác nhân cơ bản gây ra hiệu ứng


8

nhà kính và biến đổi khí hậu toàn cầu) của rừng đang rất được các nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu, có thể tổng kết lại một số công trình
nghiên cứu chủ yếu như sau:

Kang Bing và cộng sự (2006) khi nghiên cứu về khả năng hấp thụ C02
của rừng trồng hỗn giao giữa P. massoniana và Cunninghamia lanceolata cho
thấy, đối với cả 2 loài, hàm lượng carbon tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ đạt
trung bình 51,1%, tiếp đến là vật rơi rụng chiếm 48,3%, cây bụi chiếm 44,1%
và thấp nhất là trong cỏ chỉ chiếm khoảng 33,0% so với tổng sinh khối khô
từng bộ phận tương ứng. Khả năng hấp thụ carbon của loài P. massoniana
lớn hơn lượng carbon của C. Lanceolata, trong đó hàm lượng carbon chứa
trong gỗ, rễ, cành, vỏ, lá của P. masoniana lần lượt là 58,6%, 56,3%, 51,2%,
49,8% và 46,8%, trong khi đó loài C. lanceolata có hàm lượng carbon lần
lượt là vỏ (52,2%), lá (51,8%), gỗ (50,2%), rễ (47,5%) và cành thấp nhất là
46,7%. [22]
Fang Yunting và cộng sự (2003) khi tiến hành nghiên cứu khả năng
hấp thụ carbon đối với rừng trồng hỗn loài giữa Pinus massoniana và Schima
superba tại Trung Quốc cho thấy, tổng lượng carbon hấp thụ biến động từ
146,35 - 215,30 tấn/ha, trong đó lượng carbon của cây trồng và thảm thực vật
dưới tán rừng chiếm 61,9% - 69,9%, lượng carbon trong đất chiếm từ 28,5 35,5% và lượng carbon trong vật rơi rụng chiếm từ 1,6 - 2,8% [25].
Các dự án về trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch
đang rất được quan tâm trong thời gian qua. Tính tới năm 2004, 16 dự án về
hấp thụ CO2 thông qua việc trồng mới và tái trồng mới rừng đã được thực
hiện, trong đó châu Mỹ Latin có 4 dự án, châu Phi có 7 dự án, châu Á có 5 dự
án và 1 dự án liên quốc gia được thực hiện tại các nước Ấn Độ, Brazil, Jordan
và Kenya (Dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2006) [12].


9

Năm 2004, dự án thực hiện trình diễn về hấp thụ CO 2 trong hệ thống
lâm nghiệp và sinh thái nông nghiệp trị giá 53,8 tỷ USD đã được ngân hàng
Thế giới huy động. Mục tiêu của chương trình này là hỗ trợ chi phí cho việc
giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học

cũng như giảm đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, cho tới cuối năm 2007,
mới chỉ 1 dự án được phê duyệt bằng quỹ này và 7 dự án khác đang chờ đợi
để được phê chuẩn. Dự án mới được duyệt sẽ thực hiện tại lưu vực đầu nguồn
sông Pearl, Quảng Tây, Trung Quốc với 4 mục tiêu: (i) Nâng cao khả năng
hấp thụ CO2 của rừng tại lưu vực đầu nguồn, (ii) Tăng cường bảo tồn đa dạng
sinh học rừng tự nhiên, (iii) Cải tạo đất và chống xói mòn và (iv) Nâng cao
thu nhập của người dân địa phương. Để đạt được mục tiêu trên, 4.000 ha rừng
đa tác dụng sẽ được trồng mới. Hiệu quả mong muốn của dự án là đem lại
việc làm cho 18.000 hộ gia đình trong vùng dự án với 110.000 ngày công,
đồng thời đến năm 2012 rừng trồng trên có thể hấp thụ được 320.000 tấn CO2.
Giá trị kinh tế thông qua việc hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên nhiệt đới
khoảng từ 500-2.000 USD/ha, trong khi đó giá trị này ở rừng ôn đới là từ 100300 USD/ha. Đối với rừng Amazon tại Brazin, giá trị kinh tế thông qua việc
cố định khí CO2 của rừng nguyên sinh là 4.000-4.400 USD/ha/năm, rừng thứ
sinh là 1.000-3.000 USD/ha/năm (Camille and Bruce, 1994).
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng
Theo Phùng Ngọc Lan (1986) thì cấu trúc rừng là một khái niệm dùng
để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực
vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh
thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi (Dẫn theo Hà Văn Tuế, 1994) [19].
Nghiên cứu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta, Thái
Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng thứ như: tầng


10

vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi
(B), tầng cỏ quyết (C). Ông đã vận dụng và cải tiến, bổ sung phương pháp
biểu đồ mặt cắt đứng của Davit - Risa để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam,
trong đó tầng cây bụi thảm tươi được phóng đại với tỷ lệ nhỏ hơn và ký hiệu

thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái và vật hậu
cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Bên cạnh đó tác giả này còn dựa
vào tiêu chuẩn để phân chia các kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là dạng
sống ưu thế của thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế
sinh thái, hình thái sinh thái của nó và trạng thái mùa của tán lá. Với những
quan điểm trên, Thái Văn Trừng đã phân chia các kiểu thảm thực vật rừng
Việt Nam thành 14 kiểu. Như vậy, các nhân tố cấu trúc rừng được vận dụng
triệt để trong phân loại rừng theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể (Dẫn
theo Hà Văn Tuế, 1994) [19].
Theo các nghiên cứu của Nguyễn Hồng Quân, Trương Hồ Tố, Hồ Viết
Sắc và sau này là Hồ Viết Sắc (1984) thì không có sự sai khác về tăng trưởng
giữa các loài chủ yếu của rừng khộp, sinh trưởng khác nhau chỉ xảy ra ở các lập
địa khác nhau. Hồ Viết Sắc đã dựa trên quan hệ H/D1,3 để phân ra 4 cấp năng
suất rừng khộp gồm: Cấp sinh trưởng tốt, cấp sinh trưởng khá, cấp sinh trưởng
trung bình và cấp sinh trưởng xấu (Dẫn theo Phạm Tuấn Anh, 2007) [1].
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã
phân tầng thứ theo hướng định lượng, phân theo cấp chiều cao một cách cơ
giới. Vũ Đình Phương (1987) cho rằng, việc xác định tầng thứ của rừng lá rộng
thường xanh là hoàn toàn hợp lý và cần thiết nhưng chỉ trong trường hợp rừng
có sự phân tầng rõ rệt (Dẫn theo Lê Hồng Phúc, 1996) [13].
Việc mô hình hóa cấu trúc đường kính D1,3 được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu và biểu diễn chúng theo các dạng phân bố xác suất khác nhau, nổi
bật là các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Đồng Sĩ Hiền (1974)


11

dùng hàm Meyer và hệ đường cong Poisson để nắn phân bố thực nghiệm số
cây theo cỡ kính cho rừng tự nhiên làm cơ sở cho việc lập biểu độ thon cây
đứng ở Việt Nam. Nguyễn Hải Tuất (1982, 1986) đã sử dụng hàm phân bố

giảm phân bố khoảng cách để biểu diễn cấu trúc rừng thứ sinh và áp dụng quá
trình Poisson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể rừng. Trần Văn Con (1990)
đã áp dụng hàm Weibull để mô phỏng cấu trúc đường kính cho rừng khộp ở
Đắk Lắk; Lê Sáu (1996) đã sử dụng hàm Weibull để mô phỏng các quy luật
phân bố đường kính, chiều cao tại khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên; Bùi
Văn Chúc (1996) đã nghiên cứu cấu trúc rừng phòng hộ ở đầu nguồn lâm
trường Sông Đà ở trạng thái rừng IIA1, IIIA1 và rừng trồng làm cơ sở cho
việc lựa chọn loài cây trồng,… (Dẫn theo Lê Hồng Phúc, 1996) [13].
Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trên cho thấy trong thời gian qua,
việc nghiên cứu cấu trúc rừng ở nước ta đã có những bước phát triển nhanh
chóng và có nhiều đóng góp nhằm nâng cao hiểu biết về rừng, nâng cao hiệu
quả trong nghiên cứu cũng như sản xuất kinh doanh rừng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu về cấu trúc rừng gần đây thường thiên về việc mô hình hoá các
quy luật kết cấu lâm phần và việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào
rừng thường thiếu yếu tố sinh thái nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu kinh
doanh rừng ổn định lâu dài.
1.1.2.2. Nghiên cứu về sinh khối và năng suất rừng
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sinh khối rừng được tiến hành khá
muộn, tuy nhiên bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cho
tới nay một số loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta như Keo tai tượng,
Mỡ, Thông mã vĩ, Thông nhựa và Keo lai,… đã được nhiều tác giả nghiên
cứu lập biểu cấp đất, biểu thể tích, quá trình sinh trưởng và sản lượng rừng.
Đây là những nghiên cứu ban đầu làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu
sinh khối và tính toán lượng hấp thụ CO 2 bởi các loại rừng trồng ở nước ta.
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:


12

Cũng sử dụng phương pháp “Cây mẫu” của Newboul D.J (1967), tác

giả Hà Văn Tuế (1994) đã nghiên cứu năng suất, sinh khối một số quần xã
rừng trồng nguyên liệu giấy tại vùng trung du Vĩnh Phúc [19].
Lê Hồng Phúc (1996) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối hoàn
chỉnh, đây được xem là tác phẩm mang tính chất đi đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu sinh khối ở nước ta. Với đối tượng nghiên cứu là Thông ba lá tại Đà Lạt.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã lập được một số phương trình tương quan giữa
sinh khối của các bộ phận của cây rừng với đường kính D1.3 [13].
Vũ Văn Thông (1997) với luận văn Thạc sỹ của mình đã xác lập
được mối quan hệ giữa sinh khối của các bộ phận với đường kính D1.3 cho
loài Keo lá tràm [17].
Hoàng Văn Dưỡng (2000) đã tìm ra quy luật quan hệ giữa các chỉ tiêu
sinh khối với các chi tiêu biểu thị kích thước của cây, quan hệ giữa sinh khối
tươi và sinh khối khô các bộ phận thân cây Keo lá tràm. Nghiên cứu cũng đã lập
được biểu tra sinh khối và ứng dụng biểu xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm
phần Keo lá tràm ) [4].
Đặng Trung Tấn (2001) khi nghiên cứu sinh khối rừng Đước, kết quả
đã xác định được tổng sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là 327 m3/ha, tăng
trưởng sinh khối bình quân hàng năm là 9.500 kg/ha [15].
Nguyễn Ngọc Lung (2004) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối
rừng Thông ba lá để tính toán thử khả năng cố định CO2 mà cây rừng hấp thụ.
Từ việc nghiên cứu này tác giả đã xác định được một số hàm tương quan
mang tích chất định lượng sinh khối [11].
Nguyễn Văn Dũng (2005), khi tiến hành nghiên cứu sinh khối lâm
phần Thông mã vĩ và lâm phần Keo lá tràm trồng thuần loài tại Hà Nội đã
cho thấy: Thông mã vĩ ở tuổi 20 có tổng sinh khối khô là 173,4 - 266,2 tấn
và rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối khô là
132,2- 223,4 tấn/ha [3].


13


Vũ Tấn Phương (2006) khi nghiên cứu về cây bụi, thảm tươi tại Hoà
Bình và Thanh Hoá, kết quả cho thấy sinh khối của lau lách khoảng 104
tấn/ha, trảng cây bụi cao 2-3m khoảng 61 tấn/ha, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ chỉ có
sinh khối từ 22-31 tấn/ha. Về sinh khối khô: Lau lách là 40 tấn/ha, cây bụi cao
2-3m là 27 tấn/ha, cây bụi cao dưới 2m và tế guột là 20 tấn/ha, cỏ lá tre 13
tấn/ha, cỏ tranh 10 tấn/ha [12].
Nguyễn Văn Tấn (2006) nghiên cứu về sinh khối rừng Bạch đàn
Urophylla ở Yên Bái cho kết quả cho thấy với sinh khối tươi ở tuổi 4 bằng
183,54 tấn/ha, ở tuổi 5 là 219,77 tấn/ha và ở tuổi 5 là 239,19 tấn/ha. Trong đó
sinh khối trên mặt đất chiếm từ 77,78% - 89,12%. Tương ứng sinh khối khô ở
tuổi 4 là 66,87 tấn/ha, tuổi 5 là 73,53 tấn/ha, tuổi 6 là 96,02 tấn/ha. Trong đó
sinh khối khô trên mặt đất chiếm từ 64,27% - 85,92% [16].
Nguyễn Duy Kiên (2007) khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng
trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Tuyên Quang đã cho thấy sinh khối
tươi trong các bộ phận lâm phần Keo tai tượng có tỷ lệ khá ổn định, sinh
khối tươi tầng cây cao chiếm tỷ trọng lớn nhất từ 75-79%; sinh khối cây
bụi thảm tươi chiếm tỷ trọng 17- 20 %; sinh khối vật rơi rụng chiếm tỷ
trọng 4-5% [10].
Võ Đại Hải và cộng sự (2009) trong đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu
khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng
trồng chủ yếu ở Việt Nam” đã tiến hành nghiên cứu năng suất sinh khối
của một số loài cây trồng rừng như: Mỡ, Thông đuôi ngựa, Thông nhựa,
Keo lai, Keo lá tràm,… Kết quả đã đánh giá được cấu trúc sinh khối cây
cá thể và cấu trúc sinh khối lâm phần rừng trồng, tìm hiểu rõ được mối
quan hệ giữa sinh khối cây cá thể và lâm phần với các nhân tố điều tra,…
Góp phần quan trọng trong nghiên cứu sinh khối rừng trồng và nghiên
cứu khả năng hấp thụ carbon của một số loài cây trồng rừng sản xuất chủ
yếu ở nước ta hiện nay [8].



14

1.1.2.3. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng
Hầu hết các dự án hiện nay đã và đang triển khai ở Việt Nam liên quan
đến cơ chế phát triển sạch (CDM). Việt Nam là nước đang phát triển không
nằm trong những nước nằm trong diện phải cắt giảm khí phát thải nhà kính,
mà Việt Nam là một trong những nước gánh chịu ảnh hưởng nặng nề của biến
đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều dự án trong đó có thể kể đến dự án trồng rừng
theo cơ chế phát triển sạch là một dự án lớn đã và đang góp phần trong việc
giảm thiểu khí phát thải hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Tiêu
biểu một số dự án như:
Dự án “Tái trồng rừng Cao Phong” bao gồm việc trồng khoảng 365 ha
rừng trên đất trảng cỏ và đất có cây bụi hiện đang bị suy thoái tại các xã Xuân
Phong và Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Tổng lượng phát thải
khí nhà kính dự kiến giảm được trong 16 năm (2008-2023) là 42.645 tấn CO2
tương đương (theo Bộ TNMT).
Các dự án về Lâm nghiệp còn rất ít, mới chỉ có một dự án “Trồng rừng
môi trường trên đất mới ở A Lưới - tỉnh Thừa Thiên - Huế” với lượng CO2 cắt
giảm được là 27.528 tấn/năm do Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, Hội nông
dân A Lưới, Lâm trường A Lưới và tổ chức phát triển Hà Lan thực hiện.
Từ những thành công bước đầu trong việc thực hiện nghiên cứu sinh khối
rừng, từ khi Cơ chế phát triển sạch được thông qua đã có khá nhiều các công trình
nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng được thực hiện, có thể kể tới một số
nghiên cứu sau:
Nguyễn Ngọc Lung (2004), công bố nghiên cứu sinh khối rừng
Thông ba lá để tính toán khả năng cố định CO2 mà cây rừng hấp thụ. Đây
là công trình nghiên cứu có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu
khả năng hấp thụ CO 2 của rừng, tạo tiền đề cho việc xây dựng dự án trồng
rừng CDM sau này [ 11].



15

Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng carbon theo các trạng
thái rừng cho biết: Rừng giàu có tổng trữ lượng CO2 là 694,9 - 733,9 tấn
CO2/ha; rừng trung bình là 539,6-577,8 tấn CO2/ha; rừng nghèo 387,0-478,9
tấn CO2/ha; rừng phục hồi 164,9 - 330,5 tấn CO2/ha; rừng tre nứa là 116,5 277,1 tấn CO2/ha [12].
Ngô Đình Quế (2005) khi nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam đã tiến hành đánh giá khả
năng hấp thụ CO2 thực tế của một số loại rừng trồng ở Việt Nam gồm: Thông
nhựa, keo lai, Mỡ, keo lá tràm và bạch đàn Uro ở các tuổi khác nhau. Kết quả
tính toán cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của các lâm phần khác nhau tuỳ
thuộc vào năng suất lâm phần đó ở các tuổi nhất định. Để tích luỹ khoảng 100
tấn CO2/ha Thông nhựa phải đến tuổi 16 - 17, Thông mã vĩ và Thông ba lá ở
tuổi 10, Keo lai 4 - 5 tuổi, Keo tai tượng 5 - 6 tuổi, Bạch đàn Uro 4 - 5 tuổi.
Kết quả này là rất quan trọng nhằm làm cơ sở cho việc quy hoạch vùng trồng,
xây dựng các dự án trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM). Tác giả đã
lập phương trình tương quan hồi quy - tuyến tính giữa các yếu tố lượng CO2
hấp thụ hàng năm với năng suất gỗ và năng suất sinh học. Từ đó tính ra được
khả năng hấp thụ CO2 thực tế ở nước ta đối với 5 loài cây trên[14] .
Phạm Tuấn Anh (2007) Nghiên cứu về năng lực hấp thụ CO2 của rừng
tự nhiên lá rộng thường xanh ở Đăk Nông cho kết quả: Lượng tích luỹ CO2
hàng năm từ 1,73 đến 5,18 tấn/ha/năm tuỳ theo trạng thái rừng [1].
Nguyễn Thanh Tiến (2012) khi nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của
trạng thái rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên sau khai thác kiệt, đã xác định được
tổng lượng CO2 hấp thụ của rừng IIb tại Thái Nguyên dao động từ 383,68 505,87 tấn CO2/ha, trung bình 460,69 tấn CO2/ha (trong đó lượng CO2 hấp thụ
tập trung chủ yếu ở tầng đất dưới tán rừng là 322,83 tấn/ha, tầng cây cao 106,91
tấn/ha, tầng cây dưới tán 15,6 tấn/ha và vật rơi rụng là 15,34 tấn/ha) [18].



16

Bên cạnh việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số trạng thái
rừng của Việt Nam thì vấn đề giá trị thương mại mang lại từ khả năng hấp thụ
CO2 của rừng cũng được rất nhiều các tác giả quan tâm nghiên cứu.
Võ Đại Hải và cộng sự (2009) đã nghiên cứu và xác định được cấu trúc
lượng carbon trong cây cá thể, trong lâm phần các loài Thông đuôi ngựa, Thông
nhựa, Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn Uro,… Bên cạnh đó, các tác giả còn xác
định được các mối quan hệ tương quan giữa lượng carbon hấp thụ với sinh khối
cây cá lẻ, sinh khối cây bụi, thảm tươi, thảm mục dưới tán rừng,… [8].
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 và cải tạo đất của rừng
trồng Keo lai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc” của Nguyễn Viết Khoa (2010)
đã xác định được cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể và lâm phần
Keo lai tính trung bình cho các tuổi và cấp đất như sau:
Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong cây cá thể Keo lai: Thân 54,31%,
rễ 16,4%, cành 15,16%, lá 8,58%, vỏ 5,54%.
Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Keo lai: Đất rừng chiếm
67,74%, tầng cây gỗ 27,58%, tầng cây bụi thảm tươi chiếm 1,48% và vật rơi
rụng chiếm 3,2% [9].
1.1.2.4. Nghiên cứu về cây Vầu Đắng
* Phân loại:
Theo Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2000) thì Vầu đắng có tên khoa
học là Indosasa sinica C.D. Chu & C.S. Chao thuộc họ Hòa Thảo Poaceae
Barnh, phân họ Tre Bambusoideae và thuộc chi Vầu đắng Indosasa [2].
Vũ Văn Dũng sau khi thu nhập mẫu mô tả, đối chiếu với tài liệu và trao
đổi với chuyên gia Trung Quốc đã đề nghị thống nhất và sửa lại tên là
Indosasa angustata McClure (2001) [5].



×