Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của trung quốc và bài học kinh cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 36 trang )

Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ sau đổi mới năm 1986, xuất khẩu đã mang về cho Việt Nam khơng ít
những thành tự đáng kể, đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững
của nền kinh tế nước nhà.Quy mô kinh tế năm 2011 gấp khoảng 5,5 lần năm 1985,
gấp trên 4,4 lần năm 1990 và gấp trên 2,1 lần năm 2000 (bình quân 1 năm thời kỳ
2001-2011 đạt 7,14%). Bên cạnh đó, cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi: tỷ trọng
trong GDP của nhóm ngành nơng, lâm nghiệp - thuỷ sản đã giảm từ 40,2% (1985)
xuống cịn 22,02% (2011), của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng từ
27,4% lên gần 40,79%, của nhóm ngành dịch vụ tăng từ 32,4% lên đạt 37,19%
trong thời gian tương ứng. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO năm 2007
đánh dấu bước ngoặt đáng kể trên con đường hội nhập toàn cầu.Điều này được
minh chứng qua thực tế từ năm 1986 đến 2011, số nước và vùng lãnh thổ mà Việt
Nam có quan hệ buôn bán đã tăng từ 43 nước lên đến trên 200 nước. Đặc biệt, tỷ lệ
kim ngạch xuất, nhập khẩu so với GDP năm 2011 đã đạt xấp xỉ 170%, đứng thứ 5
thế giới. Theo dự báo, với tốc độ phát triển như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu đến
hết năm 2012 của Việt Nam có thể vượt qua mốc 100 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường đã qua, xuất khẩu nước nhà vẫn còn những
mặt hạn chế mà nguyên nhân đến từ những chính sách của Nhà Nước. Ví dụ điển
hình như chưa được chính thức cơng nhận là nền kinh tế thị trường, chưa làm chủ
được thị trường trong nước và ngồi nước. Thêm vào đó là hàng loạt các vụ kiện
tụng về bán phá giá.Những vấn đề này đặt ra việc cần phải điều chỉnh chính sách
và đặc biệt là chính sách xuất khẩu của Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu điều
chỉnh phù hợp, chúng ta cần học tập kinh nghiệm lâu năm của các nước trên thế
giới, và trong nội dung bài nghiên cứu, chúng tơi đã phân tích Trung Quốc như
một quốc gia điển hình với nhiều nét tương đồng với Việt Nam lại là quốc gia có
nhiều tiến bộ trong việc thiết lập chính sách xuất khẩu.


1

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

Đề tài“Chính sáchkhuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”của nhóm 2 đề cập đến thực trạng xuất khẩu của Trung
Quốc từ sau đổi mới đến nay, đồng thời chỉ ra những chính sách đã được áp dụng
nhằm kích thích xuất khẩu tại quốc gia đứng thứ hai thế giới này. Cuối cùng, trên
thực tiễn chính sách điều chỉnh của Trung Quốc, chúng em rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các nhà chính sách Việt Nam nhằm hiệu quả hóa và hợp lý hóa
các biện pháp nhằm kích thích xuất khẩu.
Trong phạm vi nghiên cứu là những chính sách khuyến khích xuất khẩu của
Trung Quốc từ khi mở cửa và cải cách kinh tế năm 1979 đến nay, nhóm thực hiện
nghiên cứu dựa trên 3 phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử, tổng hợp và
phân tích và phương pháp so sánh. Phương pháp lịch sử dựa trên nghiên cứu bằng
cách đi tìm nguồn gốc phát sinh (thực trạng) và q trình phát triển của các chính
sách xuất khẩu của Trung Quốc để phát hiện ra bản chất và quy luật của các chính
sách này. Phương pháp tổnghợp và phân tích dựa trên các số liệu cùng các kết quả
mà Trung Quốc thu nhận được trong quá trình thực hiện chính sách xuất khẩu được
tổng hợp và phân tích điểm mạnh điểm yếu nhằm tiếp thu kinh nghiệm.Phương
pháp so sánh: Về chi tiết, các số liệu được so sánh qua từng thời kỳ (nằm rải rác ở
các phần đặc biệt là ở phần I và II). Về tổng thể, tồn bài đi đến mục đích lớn là từ
Trung Quốc, so sánh để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Do giới hạn về thời gian, kiến thức và nguồn lực nên chắc chắn bài nghiên cứu
của chúng em cịn rất nhiều thiếu sót. Vậy nên chúng em rất mong nhận được góp

ý của cơ để hồn thiện bài viết hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

NỘI DUNG
I.

Thực trạng tình hình xuất khẩu của Trung Quốc

1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 2010

(Đơn vị: tỷ USD,% )
Năm

Kim ngạch xuất khẩu

Tăng so với năm trước

1978

9,75


1985

27,35

4,6

1990

62,09

18,2

1995

148,78

23

2000

249,2

27,8

2005

762

28,4


2006

968,94

27,2

2007

1218,01

25,7

2008

1428,69

21,7

2009

1201,66

-16

2010

1577,93

31,3


2011

1898,59

20,3

T1-T10 2012

1670,9

(Nguồn: theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan Trung Quốc)

Cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1978 đã khuyến khích mạnh sự phát triển ngoại
thương, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc không ngừng tăng lên
qua các năm. Chỉ trong vịng 10 năm tính tới năm 2008, xuất khẩu Trung Quốc tăng
trưởng với tốc độ trung bình năm là khoảng 23%. Tính đến năm 2011, kim ngạch xuất
khẩu của nước này đã tăng 20,3% so với năm trước, đạt mức gần 1900 tỷ USD. Đến
đầu tháng 10 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của nước này đã đạt 1670 tỷ USD, tăng

3

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

7,8% so với cùng kì năm ngoái. Nếu cứ tiếp tục đà tăng trưởng này, trong vịng 10

năm tới, Trung Quốc có thể chiếm tới 1/4 trị giá hàng xuất khẩu toàn thế giới.
2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
Ngoại thương Trung Quốc đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu Trung Quốc đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:
giảm mạnh sản phẩm thô, sơ chế; tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo sử
dụng nhiều sức lao động; nâng tỷ trọng sản phẩm kỹ thuật cao tập trung nhiều vốn và
hàm lượng chất xám.
Cùng với việc gia tăng các hoạt động nâng cấp, cải tạo và đổi mới kỹ thuật công
nghiệp, đặc biệt trong những ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, cơ cấu hàng
xuất khẩu của Trung Quốc cũng thay đổi rất nhanh theo hướng ngày càng hạn chế
việc xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng dần tỷ trọng hàng tinh chế với mục đích tạo được
nhiều cơng ăn việc làm trong nước và tăng giá trị hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất
khẩu được cải thiện theo con đường nâng cấp dần từ sản phẩm có tính chất tài nguyên
là chủ yếu (từ năm 1985 trởvề trước) đến hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, giầy
dép...là chủ yếu (từ năm 1985 đến năm 1993) và sau đó vị trí này được thay thế bởi
sản phẩm điện máy (1993 trở về sau) cho đến nay thì các sản phẩm cơng nghệ thông
tin đang dần trở thành hướng phát triển chủ yếu của Trung Quốc.
Biểu đồ 1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc năm 2007.

(Nguồn starmass.com)
4

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu
u ccủa Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012


Cho tới nay, Trung Quốc đãã hình thành nhi
nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ yếu,
u, các
mặt hàng lại mang tính đa dạng vềề chủng loại, từ các sản phẩm cơng nghiệp
p có hàm
lượng lao động cao như: dệtt may (thư
(thường chiếm khoảng 20% cơ cấu trị giá hàng xu
xuất
khẩu), giầy dép, đồ chơi, sản phẩm
m điện
đi tử gia dụng lắp ráp, hàng nông thủy sản
n ch
chế
biến... cho tới các sản phẩm công ngh
ghệ thông tin tập trung nhiều vốn và hàm lượng
ng k
kỹ
thuật cao. Tiêu biểu
u như vào năm 2007, máy móc và thiết
thi bị vận chuyển chiếm
m 47% tỉ
t
trọng hàng xuất khẩu củaa Trung Qu
Quốc, dệt may chiếm 18%, các sản phẩm
m hóa ch
chất
chiếm 5%.
3. Một số thị trường xuất khẩẩu chính
3.1.


Thị trường
ng Liên minh Châu Âu (EU)
Biểu đồ 2: Biểu đồ các thịị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc

Nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu
phát triển nhanh chóng. Theo thống
ng k
kế, 35 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoạii giao
Trung Quốc – liên minh Châu Âu,, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc
và Liên
ên minh châu Âu tăng gấp hơn 150 lần, Liên minh châu Âu đã liên tục 6 năm là
bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc,
Quốc ngược lại Trung Quốc cũng vươn lên trở thành


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

bạn hàng lớn thứ hai của Liên minh châu Âu. Hầu như tới 90% sản phẩm bán sang các
nước thành viên của Liên minh Châu Âu EU là sản phẩm chế tạo như quần áo, giày
dép, dệt, túi xách hành lí và đồ chơi. Quần áo chiếm khoảng 12,3% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Trung Quốc sang EU trong năm 1996, với trị giá đạt được là 2,44 tỷ
USD. Năm 1996, xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử của Trung Quốc sang Liên
minh Châu Âu đạt trị giá 7,3 tỷ USD, tương đương 37% tổng xuất khẩu của Trung
Quốc sang thị trường này. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị
trường này đạt 181,98 tỷ USD, năm 2007 lên 245.19 tỷ USD, tương đương 20,1%
tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến hiện nay, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của
Trung Quốc với 356,1 tỉ USD vào năm 2011. Tuy nhiên, tính đến tháng 10 năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu sang EU của Trung Quốc đã sụt giảm 5,8% so với cùng kì năm

2011, chỉ khoảng 276,88 tỉ USD.
3.2.

Thị trường Mỹ

Sau khi thiết lập các mối quan hệ ngoại giao vào tháng 1-1979, Mỹ và Trung
Quốc đã kí kết Hiệp định Thương mại chung, tiếp theo là các hiệp định trong một số
lĩnh vực bao gồm hàng dệt, hàng khơng, quan hệ đường biển và bn bán thóc lúa.
Quan hệ song phương đã được mở rộng một cách nhanh chóng cả ngắn hạn và
dài hạn, bn bán song phương có tiềm năng lớn để phát triển hơn nữa. Trung Quốc
cần công nghệ, vốn và thị trường của Mỹ, Mỹ cần thị trường Trung Quốc và những
sản phẩm giá hợp lí của Trung Quốc. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng dần
qua các năm đối với các mặt hàng như quần áo, dệt, thóc gạo, dầu, hố chất, thép, máy
móc, đồ điện...Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ
đạt 203,47 tỷ USD, chiếm 21 % tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này, đến năm
2008, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt trên 215 tỷ USD, tăng 11,4%
so với năm 2007, và đến nay không ngừng tăng lên.
Năm 2011, Mỹ đã là bạn hàng lớn thứ hai của Trung Quốc với tổng kim ngạch
xuất khẩu năm 2011 là 324,5 tỉ USD. Ngược lại, Mỹ coi Trung Quốc là thị trường mới
nổi lên quan trọng bậc nhất có tiềm năng lớn nhất. Tính tháng 10 năm 2012, Mỹ đã
vươn lên trở thành bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu là
289,32 tỉ USD, tăng 9,5% so với cùng kì năm trước.
6

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012


Mỹ và Trung Quốc đều nhận thấy tầm quan trọng của nhau trong sự phát triển
kinh tế của mình. Vì vậy những mối quan hệ thương mại, kinh tế song phương bền
vững, tốt đẹp là điều rất quan trọng cho cả hai nước.
3.3.

Thị trường Hồng Kông

Trước khi trở về với Trung Quốc, trong 18 năm Trung Quốc tiến hành cải cách
mở cửa (1979 – 1997), Hồng Kơng chiếm vị trí đặc biệt trong tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc. Theo đánh giá của Trung Quốc, Hồng Kông là thị trường nhập khẩu số 1
và cũng là thị trường chuyển khẩu số 1 của Trung Quốc, là bạn hàng xuất khẩu thứ hai
của Trung Quốc (sau Nhật Bản). Nếu như năm 1979 kim ngạch mậu dịch hai bên mới
chỉ có 3,54 tỉ USD thì năm 1995 đã tăng lên 44,58 tỉ USD; kim ngạch hàng hoá xuất
nhập khẩu của Trung Quốc chuyển khẩu qua Hồng Kông chiếm 92% kim ngạch mậu
dịch chuyển khẩu của Hồng Kông, trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc là 57%.
Sau năm 1997, Hồng Kông trở lại với Trung Quốc, Trung Quốc chủ trương “Một
quốc gia hai chế độ”, Hồng Kông trở thành “trung tâm tài chính tồn cầu của Trung
Quốc”, cho đến nay vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu và trung chuyển
hàng hóa xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc. Năm 2010, Hồng Kông là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc, sau Mỹ với kim ngạch xuất khẩu của nước này
sang Hồng Kông là 218,32 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2011, thị trường Hồng Kơng
rơi xuống vị trí thứ 3 trong số những thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc với
kim ngạch là 268,02 tỉ USD. Tính đến tháng 10 năm 2012, Trung Quốc đã xuất sang
Hồng Kơng lượng hàng hóa có giá trị là 252,56 tỉ USD, tăng 17,3% so với cùng kì
năm trước.
3.4.

Thị trường ASEAN


Trong những năm gần đây, khu vực ASEAN thu hút sự chú ý của thế giới bởi sự
tăng trưởng mạnh mẽ và quá trình hội nhập tích cực vào nền kinh tế tồn cầu. Đây lại
là khu vực nằm liền kề Trung Quốc và là quê hương mới của khoảng 24 triệu người
Hoa. Với những đặc điểm đó, Trung Quốc rõ ràng có lợi thế thị trường ở khu vực này
và có những điều kiện để thiết lập ảnh hưởng của mình ở ASEAN. Kim ngạch song
phương giữa 2 bên không ngừng tăng, lợi thế xuất khẩu có phần nghiêng về Trung
7

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

Quốc. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN là 4,12 tỷ USD,
sau 10 năm con số này đã tăng gần 5 lần lên mức 19,05 tỷ USD, cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu cũng đa dạng hơn.
Đặc biệt là sau Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ký tháng 11 năm
2002 nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). Kim
ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN tăng vượt bậc qua các năm, trong đó,
xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAn cũng tăng trưởng không ngừng, hiện nay
ASEAN đã là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung Quốc.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc với ASEAN một số năm

(Đơn vị: tỷ USD, %)
Xuất khẩu
Kim ngạch

Tăng trưởng so với năm trước


2001

19,05

6,0

2003

30,93

31,1

2005

55,37

29,1

2007

94,18

32,1

2010

138,22

30,1


2011

170,083

23,1

T1-T10 năm 2012

163,9

(Nguồn: Bộ thương mại, tổng cục Hải quan Trung Quốc)

Các sản phẩm xuất khẩu chính của Trung Quốc sang ASEAN là các sản phẩm
điện tử và máy móc, khống sản, hóa chất, hàng dệt may, dầu tinh chế, ngũ cốc...
Ngồi ra, Trung Quốc còn xuất khẩu đến các thị trường như Châu Mỹ la tinh,
Liên bang Nga và các nước Đông Âu, một số nước khu vực Châu Á, Châu Phi….
3.5.

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản và Trung Quốc có mối quan hệ thương mại từ lâu đời. Các mối quan
hệ được cải thiện góp phần thúc đẩy bn bán hai chiều. Theo số liệu thống kê của
MOFTEC, các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc sang Nhật Bản năm 1990 là
8

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam


2012

dầu thô, hàng dệt, quần áo, thuỷ sản, sản phẩm dầu, ngũ cốc, than, rau, đồ thủ công mĩ
nghệ, sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ, dược liệu, gỗ. Năm 1995 buôn bán giữa
hai nước đạt tổng trị giá hơn 57,47 tỷ USD. Buôn bán tăng một cách ổn định từ năm
1996, đơi lúc có sự tăng giảm. Trong vòng nhiều năm liên tục, Nhật Bản luôn là bạn
hàng lớn nhất của Trung Quốc. Năm 1996, Trung Quốc xuất khẩu đạt trị giá 30,9 tỷ
USD sang Nhật Bản, năm 1997, giá trị này tăng 6,7%. Đến năm 2004, con số này lên
73,51 tỷ USD, năm 2005 là 83,99 tỷ USD, con số này tăng dần cho đến năm 2010,
tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã lên tới hơn 100 tỷ USD.
Tính đến tháng 10 năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên 125,3 tỉ USD, tăng
4,1% so với cùng kì năm 2011. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chính của Trung
Quốc sang Nhật bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa
chất, nguyên liệu dệt may, nguyên vật liệu cho các ngành cơng nghiệp...

II.

Thực trạng chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

Xuất phát từ kinh nghiệm của mậu dịch quốc tế và thực tế của mìnhnên từ khi cải
cách mở cửa 1978 đến nay, Trung quốc đã áp dụng rất nhiều chính sách để khuyến
khích, thúc đẩy xuất khẩu, và thực tế, các chính sách này đã thực sự phát huy được tác
dụng.
1. Chính sách khuyến khích đầu tư
Trung Quốc chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tối đa.
Trung Quốc đã áp dụng chính sách thu hút và khai thác có hiệu quả dịng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào các hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Các rào cản đối với FDI
như yêu cầu về chuyển giao công nghệ, cân đối ngoại tệ và tỷ lệ nội địa hoá được bãi
bỏ. Trong hơn 30 năm kể từ năm 1980 đến tới cuối năm 2006, Trung Quốc đã “hút”

FDI tới 685,4 tỉ USD với trên 590.000 hạng mục cơng trình, đứng đầu bảng các nước
đang phát triển và đứng thứ 5 thế giới. Năm 2008, con số này là 108,3 tỷ USD, năm
2010 là 105 tỷ USD và tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2011, thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Trung quốc đã tăng 27,1%, đạt 17,8 tỷ USD.
Chính sách cơ bản trong việc thu hút FDI của Trung Quốc là:

9

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu
u ccủa Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

1
2
3
4

2012

• Chính sách phát triển ngành sản xuất

• Chính sách phát triển vùng lãnh thổ

• Chính
hính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu
tư nước ngồi

• Ban

an hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngồi

Thứ nhất,
t, chính sách phát triển
tri ngành sản xuất: Trong từng giai đoạn,
n, Chính
phủ Trung Quốc ban hành những
ng quy định
đ
hướng dẫn đầu tư đối vớii thương nhân
nước ngoài và danh mục hướng dẫn
nv
về ngành sản xuất để thu hút FDI.
Thứ hai, chính sách phát triển
n vùng lãnh th
thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ
ủ yếu
thông qua các biện
n pháp như thành llập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển
n khoa h
học
kỹ thuật và mở cửa các thành phố ven bi
biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập
p trung thu hút
FDI vào đó.
Thứ ba, chính sách chi viện vềề tài chính đối với các xí nghiệp đầu tư nướcc ngồi.
Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốcc có nhu ccầu về vốn căn cứ theo quy định củaa pháp
luật được vay vốn củaa các ngân hàng ttại Trung Quốc. Thời hạn, lãi suấtt và phí vay v
về

cơ bản áp dụng như các xí nghiệp
p của
c Trung Quốc. Căn cứ theo nguyên tắc chủ động
và thoả đáng, Chính phủ Trung Qu
Quốc cung cấp sự đảm bảo về rủi ro chính trị,, b
bảo
hiểm về thực hiện hợp đồng, bảo
o hiểm
hi
về bảo lãnh đối với những hạng mục đầầu tư
trọng điểm trong các lĩnh vựcc mà chính phủ
ph khuyến khích đầu tư.
Thứ tư, ban hành các văn bảnn pháp luật
lu điều chỉnh hoạt động đầu tư trựcc ti
tiếp
nước ngoài. Trung Quốcc ban hành các văn bản
b pháp luật điều chỉnh hoạt động đầầu tư
nước ngồi như: Luật xí nghiệp
p do nư
nước ngồi đầu tư, các quy định và ưu đãi về thuế,
ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyềền sử dụng đất…Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫẫn áp


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

dụng chính sách can thiệp có lựa chọn để hướng FDI vào các lĩnh vực ưu tiên, từ đó
góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của Trung Quốc.
2. Chính sách tài chính

2.1.

Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp

Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp là hình thức trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt đối với
các xí nghiệp xuất khẩu nhằm hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu, nâng cao khả năng
cạnh tranh quốc tế. Trong giai đoạn trước năm 1994, Trung Quốc đã áp dụng các
chính sách khuyến khích xuất khẩu thu ngoại hối bằng việc trợ cấp xuất khẩu, Trung
Quốc đã cho phép các xí nghiệp xuất nhập khẩu được giữ lại một phần ngoại hối, nâng
đỡ tín dụng đối với các xí nghiệp xuất khẩu; cho vay ưu đãi về lãi suất đối với những
xí nghiệp mua hàng để xuất khẩu và những vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu, miễn
giảm thuế quan. Đến sau năm 1994, trước yêu cầu cấp bách của cải cách trong nước
và áp lực đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện
những biện pháp cải cách quan trọng nhất theo định hướng thị trường kể từ khi công
cuộc cải cách mở cửa được khởi xướng vào cuối thập kỷ 70. Trợ cấp xuất khẩu của
Nhà nước đã bị xố bỏ và từ đó các xí nghiệp ngoại thương phải chịu trách nhiệm về
lỗ - lãi của mình. Điều này buộc các công ty ngoại thương phải cải tiến cơng tác quản
lí và làm ăn có lãi. Hệ thống ngoại thương mới khuyến khích sự tự chịu trách nhiệm lỗ
- lãi trong điều kiện cạnh tranh.
2.2.

Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp

a. Hồn thuế xuất khẩu
Chính sách hồn thuế xuất khẩu hiểu một cách đơn giản, đó là hình thức nhà
nước bù đắp tài chính cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hố, chính phủ sẽ hồn lại
tồn bộ hay một phần thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và khoản thuế quốc nội mà
doanh nghiệp đã nộp trong quá trình sản xuất cũng như lưu chuyển sản phẩm xuất
khẩu trong nước.Từ năm 1983, Trung Quốc bắt đầu thực hiện thử đối với 17 loại đồng
hồ và các chi tiết linh kiện khác. Năm 1985 trở đi, phạm vi hồn thuế được mở rộng

sang sản phẩm dầu thơ, dầu thành phẩm, đến năm 1986 lại tiếp tục đi vào chiều sâu.
Trước đây, chỉ hoàn thuế sản phẩm ở khâu sản xuất trung gian. Ðến năm 1988, tiếp
11

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

tục tăng hoàn thuế doanh thu với một tỷ lệ nhất định. Ðến nay, các loại thuế sản phẩm
được hoàn lại bao gồm bốn loại: thuế sản phẩm, thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu
và đặc biệt là thuế tiêu dùng. Về mức hoàn thuế, từ tháng 8 năm 2008 đến nay, Trung
quốc đã 7 lần thay đổi mức hoàn thuế xuất khẩu, ban đầu tỷ lệ hoàn thuế xuất khẩu
được quy định là 9,8%,tăng lên 13,5% vào năm 2009. Đến cuối năm 2010, Trung
Quốc cũng tăng hoàn thuế xuất khẩu trên hàng trăm sản phẩm trong nỗ lực giúp đỡ
các nhà xuất khẩu chống chọi với sự sụt giảm kinh tế toàn cầu. Việc tăng hồn thuế
trên thêm 553 sản phẩm máy móc và điện tử có hiệu lực từ 1/1/2011.
b. Miễn giảm thuế xuất khẩu
Miễn giảm thuế đối với hàng xuất khẩu là Chính phủ tiến hành miễn hoặc giảm
các loại thuế quốc nội và thuế xuất khẩu trong quá trình sản xuất và kinh doanh các
sản phẩm xuất khẩu. Chính sách của Trung Quốc là khuyến khích các doanh nghiệp
trong và ngồi nước đầu tư vào các lĩnh vực cơng nghệ cao. Các doanh nghiệp có đầu
tư nước ngồi sản xuất một số loại hàng hố cơng nghệ cao, hoặc hàng hố định
hướng xuất khẩu khơng phải trả thuế cho những thiết bị nhập khẩu mà Trung Quốc
chưa sản xuất được, song cần thiết cho doanh nghiệp đó. Tổng cục Hải quan Trung
Quốc thỉnh thoảng cũng thông báo thuế ưu đãi cho những mặt hàng đem lại lợi ích
cho các lĩnh vực kinh tế then chốt, nhất là ngành ơtơ. Tính đến năm 2009, Trung Quốc
đã giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu cho khoảng 3.800 mặt hàng. Ví dụ mức giảm thuế

cho hàng dệt may lên tới 16%. Đặc biệt, mức giảm thuế xuất khẩu tivi CRT lên đến
17%. Các sản phẩm như da và quần áo da, đồ da….. được áp mức giảm thuế là 13%.
Ngồi ra chính phủ nước này đã giảm thuế hoặc miễn thuế đối với sản phẩm thép và
ngơ xuất khẩu.
3. Chính sách tỷ giá
3.1.

Thời kỳ chuyển từ chính sách tỷ giá cố định sang thả nổi theo sát với diễn
biến tỷ giá thị trường (1979 - 1993)

Trước năm 1979, Trung Quốc thực hiện chính sách tỷ giá cố định. Cơ chế này đã làm
cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, khơng gắn kết lợi ích
kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp khơng
12

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp
của nhà nước. Năm 1979, Trung quốc tiến hành cải cách kinh tế. Để phù hợp với sự
chuyển đổi của nền kinh tế, chế độ tỷ giá cũng có thay đổi, ngay từ đầu những năm 80,
Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng
sức mua của đồng NDT. Năm 1991, Trung quốc chuyển từ tỷ giá cố định sang chế độ
tỷ giá thả nổi có quản lý, duy trì hai loại tỷ giá. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã
tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái
giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng,

tỷ giá chính thức thường xuyên thay đổi, hầu hết là phá giá. Theo thống kê, đồng NDT
được điều chỉnh 23 lần trong năm 1981, 28 lần trong năm 1982, 56 lần trong năm 1984
ở các mức độ khác nhau để tiến tới tỷ giá thực của nó.
3.2.

Thời kỳ phá giá đồng NDT, thống nhất hai tỷ giá hướng tới một đồng NDT
có khả năng chuyển đổi (1994 – nay)
Từ ngày 1/1/1994, Trung quốc đã cho đồng NDT phá giá tới 35%, tỷ giá chính

thức được điều chỉnh từ mức 5,7 NDT/USD lên 8,7 NDT/USD và tỷ giá mới này
được giữ gần như cố định trong giai đoạn 1995 – 2005. Tiếp theo, đồng NDT được
điều chỉnh theo hướng định giá cao so với đồng USD. Vào tháng 7/2005, Trung Quốc
tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá đồng NDT và tỷ giá giữa đồng USD và
NDT vào thời điểm này là 1 USD = 8.27 NDT, sau đó Ngân hàng Trung ương tiến hành
cải cách tỷ giá, cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0.3% so với tỷ giá chính
thức của Ngân hàng Trung ương. Đồng NDT đã lên giá 3.12% kể từ khi cải cách tỷ
giá.
Hơn thế, nóđã góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Trung
quốc, khuyến khích xuất khẩu phát triển.Trước năm 1994, Trung quốc luôn bị thâm
hụt thương mại, cán cân vãng lai thiếu ổn định. Từ năm 2003 lại đây, cán cân thương
mại Trung quốc ln duy trì mức tăng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu, đến năm 2008,
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vượt lên đứng thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức. Đến
cuối năm 2009, Trung quốc đã thay thế Đức trở thành nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu
thế giới sau Mỹ. Theo số liệu công bố của Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày

13

Nhóm số 2



Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

10/1/2011, tổng kim ngạch XNK của Trung Quốc trong cả năm 2010 đạt 2.927,76 tỷ
USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2009.
4. Chính sách tín dụng
4.1.

Tín dụng xuất khẩu
"Tín dụng xuất khẩu" được hiểu là khoản tín dụng mà chính phủ nước xuất khẩu

cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu của nước mình, cho doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc
ngân hàng bên nhập khẩu (còn được cọi là tín dụng thương mại) hoặc khoản cho vay
trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp vốn cho hoạt động xuất
khẩu hàng hóa, để thúc đẩy xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
Có thể chia ra 2 loại là tín dụng người bán và tín dụng người mua, hiện nay, Trung
Quốc chủ yếu áp dụng chính sách tín dụng người mua. Đặc điểm của tín dụng xuất
khẩu: phải có liên hệ với hạng mục xuất khẩu; lãi suất thấp hơn lãi suất tín dụng của
thị trường tiền tệ quốc tế; giá trị tín dụng thơng thường chiếm khoảng 85% giá trị hợp
đồng.
Năm 1994, Trung Quốc đã thành lập một cơ cấu tín dụng xuất khẩu chun mơn
là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc.Từ năm 1994 đến năm 2006, trong hơn 10
năm hoạt động, Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 12,5 tỷ
USD tín dụng xuất khẩu cho người mua, cấp khoản tín dụng 5,04 tỷ USD. Ví dụ như
tháng 3 năm 1996, Trung Quốc đã cấp khoản tín dụng người mua trị giá 70 triệu USD
cho Peru, khoản tín dụng này chủ yếu dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp Trung Quốc
xuất khẩu thiết bị phục vụ đường sắt và ô tô sang Peru. Năm 2005 – 2006, tốc độ tăng
trưởng của nghiệp vụ tín dụng người mua tăng đáng kể. Tính đến hết năm 2009, Ngân
hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cấp các khoản tín dụng trị giá 10 tỷ USD, riêng

ngành chủ lực là đóng tàu đã chiếm 8,5 tỷ USD.
4.2.

Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
"Bảo hiểm quốc gia về tín dụng xuất khẩu" là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi

tổ chức tín dụng xuất khẩu (ECA). Nó đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường cho
người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ và bồi thường cho các
14

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung - dài hạn. Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn thất do khơng thanh tốn những khoản phải
thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản cho vay trung - dài hạn vì lý
do chính trị, thương mại.Từ năm 2002 đến 2010, Bảo hiểm tín dụng Trung quốc đã hỗ
trợ cho xuất khẩu và đầu tư tổng giá trị là hơn 170 tỷ USD, cung cấp nghiệp vụ tín
dụng xuất khẩu cho vài nghìn doanh nghiệp, vài trăm hạng mục trung và dài hạn, như
xuất khẩu các sản phẩm cơ điện cỡ lớn, thiết bị kỹ thuật cao, thiết bị đồng bộ cỡ lớn,
các dự án đấu thầu nước ngồi.
5. Chính sách cơ cấu sản phẩm và thị trường xuất khẩu
5.1.

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu


a. Cơ sở của lựa chọn sản phẩm
Thứ nhất, đó là nguồn nhân lực của Trung Quốc. Nguồn nhân lực này vừa là cơ
sở để Trung Quốc phát triển những mặt hàng dựa trên sức lao động là chính trong cơ
cấu hàng xuất khẩu, vừa là cơ sở cho việc lựa chọn các sản phẩm nhập khẩu đặc biệt
là những máy móc thiết bị sử dụng lao động tập trung.
Thứ hai, đó là tài nguyên thiên nhiên.Nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để
Trung Quốc có thể xuất khẩu một số loại khoáng sản, đồng thờilà căn cứ để tiến hành
nhập khẩu những loại còn thiếu phục vụ cho quá trình cơng nghiệp hóa đấtnưóc.
b.

Chính sách sản phẩm xuất khẩu

Có thể chia cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc thành 4 loại như sau:
• Các loại sản phẩm sơ cấp mà chủ yếu là nơng sản và khống sản
• Các sản phẩm cơng nghiệp nhẹ, bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động.
• Sản phẩm cơng nghiệp của các ngành sử dụng vốn tập trung (cơng nghiệp
nặng, hố chất)
• Các sản phẩm sử dụng kỹ thuật cao, cơng nghệ tiên tiến (điện tử, máy vi tính)
Trước kia, sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là nguyên liệu thô và các
thành phẩm sử dụng nhiều lao động (nhóm các mặt hàng truyền thống) như than, dầu
15

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

mỏ, đồ chơi trẻ em, hàng dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ. Trong tình hình

mới, Trung Quốc đang tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao
hơn và có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm
máy móc và linh kiện có hàm lượng kỹ thuật cao do chính nước mình sản xuất, để có
thể tạo ra được hiệu quả tối ưu của hoạt động mậu dịch đối ngoại, thúc đẩy kinh doanh
tăng trưởng với tốc độ cao và nhanh chóng hơn.
Về phương châm chiến lược, Trung Quốc chia chiến lược xuất khẩu của họ
thành 3 giai đoạn

Chuyển từ xuất khẩu
các sản phẩm thô, sơ
cấp sang xuất khẩu
các sản phẩm công
nghiệp nhẹ sử dụng
nhiều lao động.

Chuyển từ xuất khẩu
các sản phẩm các sản
phẩm công nghiệp nhẹ
và bán thành phẩm sử
dụng nhiều lao động
sang xuất khẩu các
thành
phẩm
công
nghiệp cần nhiều vốn
mà chủ yếu là các sản
phẩm
cơng nghiệp
nặng-hố chất.


Tập trung và coi trọng
xuất khẩu các sản
phẩm sử dụng kỹ thuật
cao, công nghệ tiên
tiến.

Hiện tại, Trung Quốc đang ở giai đoạn 2 và đang phấn đấu chuyển dần sang giai
đoạn 3. Hiện Trung Quốc coi trọng phát huy thế mạnh của từng địa phương, tăng xuất
khẩu những mặt hàng sử dụng kỹ thuật mới, cải tạo ngành nghề và các mặt hàng
truyền thống. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển các sản phẩm xuất khẩu sử dụng lao
động tập trung để tận dụng ưu thế lao động rẻ, tạo thêm việc làm, Trung Quốc rất coi
trọng tăng đầu tư có trọng điểm để mở rộng sản xuất, tăng xuất khẩu các sản phẩm sử
dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển các ngành nghề mới. Trước mắt,
16

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm xuất khẩu để chuyển từ
xuất khẩu các sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ - sử dụng vốn tập trung kết hợp từng
bước tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao. Thực hiện mục tiêu
này, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp như sau:
- Nâng cao trình độ gia công các sản phẩm sơ cấp, coi trọng xuất khẩu những
hàng hố có độ tinh xảo cao, sử dụng nhiều lao động, những đặc sản nông - lâm
nghiệp, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hố thành phẩm.
- Tích cực sử dụng kỹ thuật, tri thức, công nghệ mới, tăng xuất khẩu những hàng

hoá là sản phẩm của ngành cơng nghiệp nặng- hố chất sử dụng kỹ thuật cao và đổi
mới kỹ thuật của các ngành dệt, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm,
nâng cao chất lượng và trình độ kỹ thuật của các hàng hố xuất khẩu truyền thống.
-Tập trung các nguồn lực cho phát triển sản phẩm kỹ thuật cao, mà đặc biệt là
sản phẩm công nghệ thông tin.
5.2.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu

a. Cơ sở của lựa chọn thị trường
Theo ước tính, chỉ cần 8% dân số Trung Quốc (khoảng 100 triệu người) có thu
nhập 1000 USD/năm đã tạo ra sức mua 100 tỷ USD/năm. Đây là lí do giải thích tại
sao các nước lớn đều coi Trung Quốc là đối tác quan trọng, các công ty lớn nhất thế
giới đều muốn đến và chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.Hỗ trợ cho các chính sách về
thị trường và kinh doanh buôn bán đối ngoại, Trung Quốc cịn có một lực lượng đơng
đảo Hoa kiều với những thế mạnh về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý.Những thế
mạnh này sẽ là cơ sở cho lựa chọn thị trường cũng như các đối tác chính trong ngoại
thương giai đoạn đầu cơng nghiệp hố của Trung Quốc.
b. Chính sách thị trường xuất khẩu
Lựa chọn thị trường một cách hợp lí, đề xuất và thực thi chiến lược thị trường
xuất khẩu đúng đắn là một trong những khâu quan trọng làm tăng xuất khẩu của
Trung Quốc trong hơn hai thập kỷ qua. Quá trình đẩy mạnh xuất khẩu của Trung
Quốc trên thực tế là quá trình khai thác thị trường theo hai hướng: Tìm kiếm thị
17

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam


2012

trường mới và tăng mức xuất khẩu trên các thị trường hiện có. Trung Quốc cho
rằng hiện nay họ cần tăng mức xuất khẩu bằng mọi cách, nhưng tránh sự tập trung quá
mức vào một thị trường riêng nào đó (như Mỹ hay Nhật chẳng hạn) tức là Trung Quốc
phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu để đảm bảo xuất khẩu tăng nhanh và ổn định.
Các chính sách thị trường cơ bản mà Trung Quốc đã và đang thực hiện là:tăng
cường hợp tác kinh tế thương mại theo chiều sâu với các nước phát triển, giảm bớt sự
lệ thuộc vào từng nước riêng lẻ để phân tán các nhân tố rủi ro; đẩy mạnh phát triển
một cách ổn định các quan hệ thương mại với Hông Kông, Macao và Đài Loan;đẩy
mạnh khai thác thị trường các nước đang phát triển; mở rộng mậu dịch biên giới; tiếp
tục cải cách cơ chế quản lý ngoại thương, tăng cường sức cạnh tranh của hàng Trung
Quốc, đồng thời đẩy nhanh tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới.
6. Các chính sách về thể chế - tổ chức
6.1.

Xây dựng đặc khu kinh tế
Hệ thống đặc khu kinh tế (SEZ) là một trong những nhân tố quan trọng trong

tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc nhiều năm qua. Trung Quốc có chủ trương trao
tồn quyền tự chủ cho SEZ, cho phép các SEZ hoàn toàn độc lập về tài chính với
trung ương và có quyền đề ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư, miễn là
những ưu đãi đó nằm trong khn khổ pháp lý của nhà nước. Sau đó, chính phủ tạo ra
một mơi trường mà nhờ đó, các SEZ phải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các
nhà đầu tư. Cạnh tranh là cơ sở cho sự tồn tại của các SEZ. Sự ra đời và tồn tại của
SEZ đã tạo ra một môi trường thống nhất hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngồi. Ở
cấp độ khu vực, chính SEZ là thực thể kinh tế sở hữu những cơ chế thu hút và duy trì
đầu tư nước ngồi thành công nhất.
Trong các đặc khu kinh tế, khu công nghệ cao, mức thuế đánh vào lợi nhuận
doanh nghiệp là 15%, trong khi con số đó là 24% ở những vùng duyên hải và các

thành phố trực thuộc tỉnh. Các công ty nước ngồi có thể được miễn thuế trong 2 năm
đầu kể từ khi bắt đầu có lợi nhuận, và sau đó được giảm một nửa trong 3 năm tiếp
theo. Các công ty công nghệ cao được miễn thuế trong 2 năm đầu kể từ khi làm ăn có
lãi và được giảm một nửa trong 6 năm tiếp theo.Những doanh nghiệp xuất khẩu được
18

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

giảm một nửa thuế thu nhập nếu kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm hơn 70% tổng
doanh số bán hàng. Các công ty này sẽ được hưởng thêm nhiều ưu đãi khác nếu họ
mua những thiết bị được sản xuất trong nước. Các công ty nước ngoài được miễn thuế
hoàn toàn nếu họ chuyển giao công nghệ vào Trung Quốc.
6.2.

Đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế
Có thể nói đây là một biện pháp vĩ mô rất quan trọng mà Nhà nước Trung Quốc

đã và đang tiến hành nhằm mục tiêu thúc đẩy ngoại thương nói chung và xuất khẩu
nói riêng, mà cụ thể là tạo ra thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, tạo môi trường
thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với thị trường các nước.
Hơn thế nữa, khi gia nhập các liên kết kinh tế quốc tế, bên cạnh việc tạo ra những điều
kiện thuận lợi cho xuất khẩu cũng sẽ tạo ra sức ép, buộc chính nền ngoại thương
Trung Quốc phải chuyển mình, tăng tốc nhằm bắt kịp xu thế phát triển chung. Như
vậy là Trung Quốc có thể thực hiện “một mũi tên trúng nhiều đích”. Kể từ năm 1979
đến nay, Trung Quốc đã tích cực hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia, ký

kết hàng trăm hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt vào giai
đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc lại càng quan tâm nhiều hơn tới
vấn đề hội nhập và đa phương hóa quan hệ. Gia nhập APEC, WTO và xúc tiến thành
lập khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) là một loạt trong nhiều
cố gắng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng một số biện pháp khác như tổ chức các hội
chợ thương mại xúc tiến xuất khẩu, thành lập các tổ chức phát triển thương mại, cải
cách thủ tục hành chính để khuyến khích đầu tư vào các mặt hàng xuất khẩu, thực
hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp giá
thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của xí nghiệp, làm giảm khó khăn về nguồn vốn kinh
doanh, từ đó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu,thực hiện
chính sách thưởng xuất khẩu…
2. Đánh giá chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc

19

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

2.1 Hiệu quả của chính sách khuyến khích xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu
của Trung Quốc
Một trong những khâu then chốt quyết định sự tăng trưởng của xuất khẩu hàng
hố Trung Quốc chính là việc thực hiện và duy trì một chiến lược coi trọng hoạt động
xuất khẩu, chủ trương khuyến khích đầu tư cho xuất khẩu đến mức tối đa, chú trọng
thu hút và khai thác có hiệu quả dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các
hoạt động sản xuất để xuất khẩu. Nhờ đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi ồ ạt đổ

vào Trung Quốc có xu hướng ngày càng gia tăng vào những ngành xuất khẩu mà
Trung Quốc có lợi thế so sánh. Kết quả là Trung Quốc đã thành quốc gia đứng đầu thế
giới về thu hút FDI, năm 2011 đã chạm mức cao kỷ lục là 116 tỷ NDT (theo số liệu
của Việnnghiên cứu Trung Quốc.)
Bên cạnh đó, việc coi trọng đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được tiến hành
song song cùng với áp dụng chính sách can thiệp có lựa chọn để hướng FDI vào các
lĩnh vực ưu tiên đã góp phần làm cho ngoại thương của Trung Quốc phát triển một
cách trung lập,có hiệu quả.
Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc bổ sung việc đẩy mạnh thực hiện các chính
sách hỗ trợ xuất khẩu được áp dụng rộng rãi trên thế giới như: cung cấp tín dụng cho
người mua nước ngồi, cho vay ưu đãi theo hiệp định cấp chính phủ, bảo hiểm và bảo
lãnh tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã quyết định giảm mức thuế
quan nhập khẩu xuống mức 0% cho mặt hàng linh kiện điện tử.Nhờ đó, tạo điều kiện
để Trung Quốc mở rộng thị trường xuất khẩu nhất là với mặt hàng cơng nghệ cao.
2.2.

Một số vấn đề tồn tại trong chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung
Quốc
Trước hết, sự gia tăng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn dựa vào hình thức gia

cơng, vì vậy xuất khẩu tuy đạt quy mơ lớn nhưng hiệu quả vẫn thấp. Lý do là vì giá trị
gia tăng nội địa tạo ra từ hoạt động gia công xuất khẩu thấp, mối liên hệ giữa các
doanh nghiệp gia cơng với các doanh nghiệp trong nước cịn hạn chế, kỹ năng tay
nghề cho cơng nhân ít được cải thiện.
20

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam


2012

Hơn nữa, tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian qua của Trung Quốc đạt được
chủ yếu dựa vào khai thác theo chiều rộng các yếu tố tài nguyên, lao động và vốn đầu
tư. Trong khi GDP của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 4% GDP thế giới thì nước này
lại chiếm tới 7,4%, 31%, 30%, 27%, 25% và 40% tiêu dùng các mặt hàng tương ứng
là dầu thô, than đá, quặng sắt, thép cán, nhôm của toàn thế giới.Như vậy, mức tiêu hao
nguồn lực cho mỗi đơn vị sản phẩm ở Trung Quốc cao hơn nhiều so với các nước
cơng nghiệp phát triển khác, theo đó tăng trưởng đi liền với nguy cơ nguồn lực bị lãng
phí, tài ngun bị cạn kiệt và mơi trường bị huỷ hoại.
Chính sách tỷ giá hiện nay của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân gây
căng thẳng trong quan hệ thương mại với Mỹ và các nước công nghiệp chủ chốt khác
khi chính sách duy trì ổn định giá trị nhân dân tệ được xem là chủ ý nhằm định giá
thấp đồng nhân dân tệ để khuyến khích xuất khẩu.
Bên cạnh đó, chính sách hồn thuế của Trung Quốc giúp gia tăng xuất khẩu
nhưng lại làm tăng gánh nặng đối với Ngân sách nhà nước.Nó cịn hàm chứa nguy cơ
dẫn đến tranh chấp thương mại với các nước bạn hàng chủ yếu (như Mỹ hay EU).
Năm 2004, Trung Quốc đã bị Mỹ cáo buộc do sử dụng chính sách hồn thuế để trợ
cấp cho một số ngành cơng nghiệp bán dẫn và ngành phân bón hóa học khiến hàng
xuất khẩu của Trung Quốc tràn ngập thị trường Mỹ. Bên cạnh đó Trung Quốc làcũng
đối tượng của hàng trăm vụ kiện bán phá giá kể từ khi gia nhập WTO vào cuối năm
2001.
2.3 Điều chỉnh chính sách xuất khẩu trong thời gian tới
Trong chiến lược xuất khẩu đến năm 2020 do Bộ Thương mại Trung Quốc công
bố, Trung Quốc đã thể hiện một số động thái cơ bản trong việc điều chỉnh chính sách
thúc đẩy xuất khẩu của nước này trong thời gian tới.
Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải cách toàn diện hệ thống kinh
tế và luật pháp theo hướng tự do hóa, minh bạch hóa, phù hợp với thơng lệ quốc tế và
ngun tắc cơ bản của WTO. Trên cơ sở những cải cách tồn diện đó Trung Quốc sẽ


21

Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

thiết lập một hệ thống ngoại thương mở cửa, có tính trung lập cao, hoạt động có hiệu
quả cao và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
Để tăng hiệu quả xuất khẩu, Trung Quốc sẽ hạn chế dần những chính sách ưu
tiên đối với gia công xuất khẩu thông thường, tuy nhiên đây vẫn là lĩnh vực được ưu
tiên cao nhằm duy trì vị thế như một mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất
của các công ty đa quốc gia.
Việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tăng cường thu hút và
khai thác vốn FDI sẽ là những chính sách ưu tiên của Trung Quốc nhằm thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển các mặt hàng có hàm lượng vốn - cơng
nghệ cao.
Bên cạnh đó, Trung Quốc tiến tới quy định các mức hồn thuế không căn cứ vào
mặt hàng xuất khẩu mà xuất phát từ mức độ tiêu hao tài nguyên như đất đai, nước,
năng lượng, khống sản trong q trình sản xuất hàng xuất khẩu. Điều này giúp hạn
chế những tác động tiêu cực phát sinh, đồng thời tăng cường hiệu lực của chính sách
hồn thuế.
Trung Quốc sẽ điều chỉnh tỉ giá bằng cách nâng giá từng bước đồng NDT một
cách thận trọng, trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng những tác động có thể có đối với kinh tế
Trung Quốc và thị trường tài chính thế giới.
Cuối cùng với tư cách là thành viên của WTO, bên cạnh việc thực hiện các nghĩa
vụ đã cam kết, Trung Quốc sẽ khai thác triệt để những quyền lợi của mình trong

khn khổ hoạt động của tổ chức này để tiếp cận vững chắc các thị trường xuất khẩu
lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc tham gia các liên
kết kinh tế tiểu vùng và đàm phán ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương
với nhiều nước trên thế giới, kể cả nước công nghiệp phát triển để nâng cao vị thế của
mình.

III.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1. Những bài học Việt Nam cần học tập
1.1.
22

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu ở Trung Quốc
Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

Trung Quốc lựa chọn phương pháp cải cách tiệm tiến, chứ khơng chấp nhận
chương trình cải cách trọn gói theo kiểu liệu pháp sốc của Ngân hàng thế giới (WB)
và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Cải cách ở Trung Quốc được bắt đầu trong điều kiện có
sự ổn địa chính trị trong nước: mục tiêu cải cách ở Trung Quốc là củng cố vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, tiếp tục xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội, chứ không
phải phá vỡ nó như ở các nước thực hiện chuyển đổi kinh tế Đơng Âu.
Mặt khác do hồn cảnh cụ thể của Trung Quốc không phù hợp với cách tiếp cận
trong lý thuyết kinh tế của phương Tây, trong khi những lý thuyết kinh tế mới có tác
dụng định hướng cho cải cách ở những nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc chưa

ra đời nên việc nước này lựa chọn cách làm thực dụng, theo kiểu thử nghiệm là điều
dễ hiểu. Một lý do quan trọng nữa là cải cách ở Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh có
xung đột lợi ích giữa các tầng lớp nhất định trong xã hội. Trong khi những người chủ
trương, cải cách muốn đẩy mạnh mở cửa kinh tế, xóa bỏ những rào cản thương mại để
thúc đẩy xuất khẩu thì những người bảo thủ theo đường lối cứng rắn, những người
hưởng lợi từ chính sách bảo hộ lại phản đối quyết liệt. Trong tình thế như vậy, phương
pháp cải cách tiệm tiến tỏ ra thích hợp trong việc dung hịa lợi ích, giảm bớt sự chống
đối trong nước, và theo như lời của một nhà kinh tế thì nó đóng vai trị ''như một chiếc
neo giữ thăng bằng, đảm bảo độ an toàn cao, ổn định về chính trị - xã hội trong q
trình cải cách'' ở Trung Quốc.

1.2.

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc có sự thay đổi qua
từng giai đoạn, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

Thời kì
1985

Đặc điểm giai đoạn
Trung Quốc xin gia nhập
WTO

Đầu những
năm 1990

-

-


23

Trung Quốc quyết
tâm xây dựng nền
kinh tế tế thị trường
Chính phủ đầu tư
hàng trăm tỉ

Chính sách chính
-

-

Bên cạnh việc tiếp tục những biện pháp
hỗ trợ xuất khẩu, Trung Quốc bắt đầu
có những nỗ lực cải cách theo định
hướng thị trường và tự do hóa thương
mại
Giảm dần mức độ kiểm sốt hoạt động
xuất khẩu
Tạo động lực khuyến khích đối với
xuất khẩu thơng qua các biện pháp điều
chỉnh tỉ giá
Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

USD xây dựng hạ
tầng cơ sở


-

Từ 1994

Từ
11/12/2001

24

-

-Yêu cầu cấp bách
của cải cách trong
nước
- - Áp lực đẩy nhanh
q trình đàm phán
gia nhập WTO
Trung Quốc chính thức gia
nhập WTO sau tiến trình 14
năm.

-

2012

Ban hành chế độ giữ lại ngoại tệ, thiết
lập chế độ tỉ giá kép
Áp dụng chế độ khoán hợp đồng ngoại
thương

Một loạt các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu
khác, kể cả việc sử dụng ngân sách nhà
nước để bù lỗ xuất khẩu
Áp dụng các chính sách hồn thuế xuất
khẩu
Bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu
Đẩy mạnh q trình tự do hóa nhập
khẩu

8 biện pháp chính sách cụ thể:
1. Thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế phát
triển theo hướng thị trường; xây dựng
hệ thống quản lý theo các nguyên tắc
của WTO;
2. Điều chỉnh quy hoạch ngành, đặc biệt
là ngành nông nghiệp, theo hướng ưu
tiên những ngành có lợi thế và cho xuất
khẩu;
3. Thu hút nguồn vốn và cơng nghệ từ
bên ngồi; chú trọng cơng nghệ cao;
chuẩn hóa chỉ tiêu/thơng số kỹ thuật;
4. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với
một số ngành dễ bị tổn thương hoặc dễ
có tác động xấu đến đời sống của người
nông dân;
5. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ phát triển thơng qua quỹ
phát triển (khuyến khích các doanh
nghiệp lớn đầu tư ra nước ngoài, tạo
điều kiện giải quyết vấn đề liên quan

tới các vụ kiện chống bán phá giá,
khuyến khích giao dịch điện tử, hỗ trợ
đăng ký thương hiệu, phát triển kết cấu
hạ tầng…)
6. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tàu
(trong mắt xích phát triển), tạo điều
kiện thúc đẩy liên kết, hợp tác kinh
Nhóm số 2


Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh cho Việt Nam

2012

doanh;
7. Đào tạo nguồn nhân lực thơng qua các
khóa học bồi dưỡng, cơng tác truyền
thơng; phối hợp đạo tạo giữa viện,
trường, trung tâm, và bộ ngành;
8. Bảo vệ môi trường sinh thái thông qua
việc xây dựng các khu sinh thái nông
thôn, khu phát triển bền vững nông
thôn, khu nông nghiệp sạch, khu nông
sản sạch, khu nơng sản hữu cơ.
2008-2009
9/2012

Khủng hoảng tài chính tồn
cầu
-


-

-

1.3.

Tình hình nền kinh
tế thế giới sa sút
tổng thể.
- Trung Quốc: tổng
giá trị xuất nhập
khẩu tháng 8 gần
như là tăng trưởng
không
Thủ tướng Trung
Quốc Ôn Gia Bảo
chủ trì hội nghị
thường vụ Quốc Vụ
viện, thảo luận và
thông qua "Một số ý
kiến về thúc đẩy
ngoại thương tăng
trưởng ổn định"

Chính phủ Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào hạ tầng
cơ sở
8 chính sách và biện pháp trong đó quan trọng
nhất là 5 vấn đề sau:
1. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế xuất

khẩu
2. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu mở
rộng quy mô huy động vốn, giảm
giá thành huy động vốn
3. Tích cực tăng cường nhập khẩu,
trọng điểm tăng nhập khẩu thiết bị
kỹ thuật tiên tiến, linh phụ kiện then
chốt, hàng thiết yếu liên quan mật
thiết tới đời sống nhân dân
4. Ưu hóa bố cục thị trường thương
mại quốc tế và thị trường trong
nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng
thị trường mới nổi tại châu Phi, Mỹ
La-tinh, Đông Nam Á, Trung Đông
Âu
5. Đẩy mạnh mở cửa đối ngoại của
khu vực miền Trung và miền Tây,
thúc đẩy các tỉnh và khu tự trị phát
triển hợp tác kinh tế-thương mại với
các nước xung quanh

Áp dụng những chính sách thích hợp để khơi thơng nguồn lực của đất
nước, hình thành và phát triển các ngành xuất khẩu

25

Nhóm số 2



×