Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 2 chi tiết đầy đủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.78 KB, 42 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VẠN NINH
TRƯỜNG TIỂU HỌC VẠN HƯNG 3


THIẾT KẾ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
NĂM HỌC: 2014 - 2015

* Giáo viên: Nguyễn Thị Minh Châu
* Lớp: 2

1


Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn: 29/8/2014
Ngày dạy: 3/9/2014
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết được: truyền thống giảng dạy, học tập và các phong trào
thi đua; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao… của GV và HS nhà
trường.
2. Kĩ năng: - HS biết cách tìm hiểu, sưu tầm.
3. Thái độ: - Giáo dục HS niềm tự hào về những truyền thống tốt đẹp đó.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Tư liệu về truyền thống vẻ vang của nhà trường qua từng giai
đoạn phát triển.
- Tư liệu về truyền thống giảng dạy và học tập của các thế hệ


GV và HS nhà trường như: các danh hiệu GV dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, GV-Tổng phụ
trách Đội giỏi các cấp, những HS đạt giải thi HS giỏi các cấp ( quận/huyện, tỉnh/thành
phố…)
- Tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
dục-thể thao.
2. Học sinh: - Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh.
3. CMHS:
Giúp các em sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV đưa HS tham quan phòng truyền thống và giới thiệu:
+ Tên trường, ý nghĩa của cái tên đó.
+ Trường được thành lập ngày, tháng, năm nào.
- HS thứ nhất giới thiệu danh sách những GV đạt danh hiệu GV dạy giỏi trong năm
học vừa qua.
- HS thứ hai giới thiệu những HS của trường đã đạt thành tích nổi bật về học tập, văn
nghệ, thể thao… trong năm học vừa qua.
- HS thứ ba giới thiệu những danh hiệu trường đã đạt được trong những năm học
trước.
- GV đưa HS tham quan phòng truyền thống Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ HS thứ tư giới thiệu thành tích của Đội trong năm học vừa qua.
+ HS thứ năm giới thiệu các danh hiệu Đội đã đạt được trong những năm học trước.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

2


- Các nhóm cùng nhau thảo luận theo các câu hỏi:
+ Chúng ta vừa tham quan các phòng truyền thống của trường, các em có thấy tự hào

không? Vì sao?
+ Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS của trường?
Hướng dẫn đánh giá

- Kết thúc HĐTH, các nhóm cùng nhau trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm cũng nhau nhận xét các mặt nạ của các nhóm.
Gv nhận xét khen ngợi những đôi bàn tay khéo léo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý
nghĩa.
Cả lớp cùng hát bài “ chiếc đèn ông sao “, “ Rước đèn tháng tám “
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe về những thành tích mà trường, thầy cô giáo và các
bạn HS trong trường chúng ta đã đạt được.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 2
Tiết: 2
Ngày soạn: 6/9/2014
Ngày dạy: 9/9/2014
Hoạt động 2: TIỂU PHẨM “CÁI BÀN BIẾT ĐAU”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giáo dục HS biết giữ gìn bàn ghế và các đồ dùng học tập trong
lớp.
2. Kĩ năng: - HS biết cách giữ gìn, bảo quản tài sản của nhà trường và đồ
dùng học tập của cá nhân mình.
3. Thái độ: - HS hiểu giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường là nghĩa vụ của
HS, là thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

3


II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Kịch bản “ Cái bàn biết đau”.
- Nội quy nhà trường.
- Ảnh chụp quang cảnh lớp, trường…
2. Học sinh: - Tìm hiểu nội quy nhà trường, sưu tầm tranh ảnh trường lớp.
3. CMHS:
Giúp các em tìm hiểu nội quy nhà trường, sưu tầm tranh ảnh
trường lớp.
III. TIẾN TRÌNH
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV đưa kịch bản cho mỗi nhóm.
- GV khuyến khích các nhóm tiểu phẩm khi trình diễn cố gắng: nói rõ rảng, kết hợp
được cử chỉ, điệu bộ, khi trình diễn phù hợp với nhân vật.
- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm cùng nhau thảo luân vai, tiến hành luyện tập để trình diễn tiểu phẩm.
- Các nhóm tiến hành trình diễn tiểu phẩm.
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Cô giáo vào lớp thấy Vinh đang làm gì?
Câu 2. Vì sao cô giáo cho rằng, cái bàn biết đau?
Câu 3. Ai tán thành hành động của bạn Vinh vào cuối tiểu phẩm?
Hướng dẫn đánh giá

- HS chọn nhóm trình diễn tiểu phẩm mình thích nhất. Chọn bạn thể hiện nhân vật
mình thích nhất? Mình thích điều gì ở bạn?

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại tiểu phẩm “ Cái bàn biết đau”
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

4


Tuần: 3 Tiết: 3
Ngày soạn: 12/9/2014
Ngày dạy: 16/9/2014
Hoạt động 3: VUI TRUNG THU
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hiểu trong ngày Tết trung thu, mặt nạ là một trong những
món đồ chơi truyền thống được lứa tuổi trẻ yêu thích, nhất là trẻ em.
2. Kĩ năng: - HS biết cách làm mặt nạ để vui Trung thu.
3. Thái độ: - Rèn đôi tay khéo léo và thói quen tự làm đồ chơi cho mình, cho
em bé,…và ý thức tôn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền thống.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Đĩa nhạc có bài hát “ Chiếc đèn ông sao “ ( Phạm Tuyên),
“Rước đèn tháng tám “ ( Đồng Sơn) ( Nếu có điều kiện).
- Một số loại mặt nạ truyền thống, mặt nạ thời hiện đại.
2. Học sinh: - Các nguyên liệu để làm mặt nạ: giấy bìa cứng, bút, hộp màu;
dây chun loại nhỏ sợi, mềm dùng làm dây đeo; kéo, keo dán…
3. CMHS:
Giúp các em chuẩn bị nguyên liệu làm mặt nạ.
III. TIẾN TRÌNH

C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

GV hướng dẫn HS cách làm mặt nạ
- Làm khuôn hình mặt nạ:
+ Cách 1: Đo miếng bìa lên khuôn mặt của mặt nạ mẫu, vẽ theo kích cỡ: mặt, mắt,
mồm… Cắt theo hình đã vẽ, ta đã tạo được khuôn mặt nạ.
+ Cách 2: Nếu hok có mặt nạ mẫu, đặt miếng bìa lên khuôn mặt của mình, vẽ hình
khuôn mặt, mắt, mồm sao cho hình vừa vẽ to hơn khuôn mặt thật. Cắt rời hình ra khỏi
miếng bìa.
- Trang trí mặt nạ theo ý tưởng sáng tạo của mình.
+ Có thể cắt, dán thêm các bộ phận ( tai, mũi, râu, tóc, sừng,…) để mặt nạ thêm phần
sinh động, ngộ nghĩnh.
+ Sau khi hoàn thành phần trang trí, đục 2 lỗ tròn ở hai bên mang tai, luồn và buộc dây
chun vừa khít để khi đeo, mặt nạ không bị rơi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm cùng nhau thảo luận để thống nhất làm mặt nạ hình gì? Giao nhiệm vụ cho
từng cá nhân trong nhóm. Mỗi nhóm nên có các bạn vẽ đẹp, khéo tay để cùng giúp
nhau hoàn thành sản phẩm.
- Các nhóm bắt tay vào làm, gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ những nhóm còn gặp
khó khăn.
5


Hướng dẫn đánh giá

- Kết thúc HĐTH, các nhóm cùng nhau trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- Các nhóm cũng nhau nhận xét các mặt nạ của các nhóm.
Gv nhận xét khen ngợi những đôi bàn tay khéo léo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý
nghĩa.

Cả lớp cùng hát bài “ chiếc đèn ông sao “, “ Rước đèn tháng tám “
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe mình đã làm những gì trên trường, có thể cùng người
thân làm lại 1 cái mặt nạ khác.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 4
Tiết: 4
Ngày soạn: 19/9/2014
Ngày dạy: 23/9/2014
Hoạt động 4: TIỂU PHẨM “ PHẠT VI CẢNH”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Thông qua tiểu phẩm “ Phạt vi cảnh”, HS hiểu được sự cần thiết
của việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình và mọi người khi tham gia
giao thông.
2. Kĩ năng: - Biết đội mũ đúng cách để đảm bảo an toàn cho mình.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự giác và thói quen đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông. Vận động những người thân cùng thực hiện.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Kịch bản “ Phạt vi cảnh”.
- Tranh ảnh về tình trạng giao thông đường bộ…
- Những đoạn phim tư liệu về tai nạn giao thông do không đội
mũ bảo hiểm ( nếu có điều kiện).
6



2. Học sinh:
3. CMHS:
III. TIẾN TRÌNH

- Tranh ảnh về tình trạng tai nạn giao thông đường bộ…
Giúp các em chuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh.

D. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV cung cấp kịch bản cho mỗi tổ ( nếu không có điều kiện photo, GV viết lên bảng).
- Khuyến khích HS đọc giọng to, rõ ràng, phù hợp với nhận vật.
- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm phân vai đọc tiểu phẩm.
- Thi đọc trước lớp.
- HS chọn bạn có giọng đọc mình thích nhất.
- Thảo luận, trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung tiểu phẩm”
Câu 1. Vì sao người bố không tán thành khi bị chú cảnh sát yêu cầu dừng xe?
Câu 2. Em hãy nhận xét về thái độ của chú cảnh sát.
Câu 3. Theo bạn, nếu tai nạn giao thông xảy ra sẽ gây những thiệt hại gì?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe mình đã học được ở trường, vận động người thân
cùng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và
mọi người.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


7


Tuần: 5
Tiết: 5
Ngày soạn: 29/9/2014
Ngày dạy: 3/10/2014
Hoạt động 1: TRÒ CHƠI “ TÔI YÊU CÁC BẠN”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết thêm một trò chơi tập thể.
2. Kĩ năng: - Rèn cho HS khả năng quan sát nhanh, linh hoạt, tác phong
nhanh nhẹn.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự giác, đoàn kết với bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Phần thưởng cho người chiến thắng.
2. Học sinh: - Mỗi HS một chiếc ghế.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV hướng dẫn cách chơi:
+ HS ngồi ghế theo 1 vòng tròn. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn.
+ Bắt đầu chơi, quản trò quan sát và hô to một đặc điểm chung của 1 số bạn trong lớp.
Ví dụ:
+ Tôi yêu các bạn mặc áo hoa.
+ Tôi yêu các bạn mặc áo trắng.
....
- Khi đó, tất cả các bạn có đặc điểm được nêu phải đứng dậy, chạy đổi chỗ cho nhau.

Trong khi đó, quản trò sẽ nhanh chân chiếm lấy một ghế ngồi. Người bị mất ghế sẽ
thay quản trò đứng ở giữa vòng tròn và hô tiếp: “ Tôi yêu các bạn ...”. Cứ như vậy trò
chơi tiếp tục cho đến hết giờ.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Ghế đã có người ngồi thì không ai được vào tranh ghế nữa.
+ Ai có đặc điểm như bạn đã nêu mà không đứng dậy đổi chỗ là phạm luật.
+ Ai không có đặc điểm như bạn nêu mà vẫn chạy đổi chỗ cũng là người phạm luật.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.

8


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe mình đã học, được chơi ở trường. Tổ chức trò chơi
cùng các bạn ở cùng xóm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tuần: 6
Tiết: 6
Ngày soạn: 1/10/2014
Ngày dạy: 7/10/2014
Hoạt động 1: CÙNG HÁT VỚI BẠN BÈ
(Thời lượng : 1 tiết)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết hát một số bài hát có nội dung nói về tình bạn.
2. Kĩ năng: - Rèn và phát huy khả năng ca hát của HS.
3. Thái độ: - Giáo dục HS biết: thương yêu, đoàn kết, chan hòa với bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Tuyển tập các bài hát có chủ đề về nhà trường dành cho HS
tiểu học.
- Các băng, đĩa nhạc có bài hát về chủ đề bạn bè phù hợp với
lứa tuổi tiểu học.
2. Học sinh: - Sưu tầm các bài hát về nhà trường.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV phổ biến nội dung sinh hoạt cho HS.
+ Nội dung: Trình diễn từ 2-3 tiết mục văn nghệ có nội dung nói về tình bạn.
+ Hình thức: Mỗi tổ là 1 đội biểu diễn. Ăn mặc đẹp.
9


+ Thể loại: Hát tốp ca, song ca, đơn ca, đọc thơ.
- GV cung cấp 1 số lời bài hát cho HS, hướng dẫn, chọn MC.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm chọn bài hát, đăng kí tên tiết mục tham gia trong buổi liên hoan văn nghệ.
- Tiến hành trình diễn tiết mục.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà hát cho ba mẹ, người thân nghe lại những bài hát về mái trường mà các em
đã được học ở trường.

IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tuần: 7
Tiết: 7
Ngày soạn: 9/10/2014
Ngày dạy: 14/10/2014
Hoạt động 4: TIỂU PHẨM “CHÚ LỢN NHỰA BIẾT NÓI”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Thông qua tiểu phẩm “ Chú lợn nhựa biết nói”, giáo dục HS có
ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tiết kiệm và để dành tiền để giúp các bạn có
hoàn cảnh khó khăn.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Kịch bản “ Chú lợn nhựa biết nói”
- Hình ảnh về các hoạt động từ thiện của lớp, của trường…
2. Học sinh: - Mặt nạ lợn hoặc con lợn bằng nhựa.
3. CMHS:
Giúp các em chuẩn bị, sưu tầm tranh ảnh, mặt nạ, con lợn nhựa.
III. TIẾN TRÌNH
E. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
10


- GV cung cấp kịch bản cho mỗi tổ ( nếu không có điều kiện photo, GV viết lên bảng).
- Khuyến khích HS đọc giọng to, rõ ràng, phù hợp với nhận vật.

- GV hướng dẫn HS trao đổi nội dung tiểu phẩm.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm phân vai đọc tiểu phẩm.
- Thi đọc trước lớp.
- HS chọn bạn có giọng đọc mình thích nhất.
- Thảo luận, trả lời một số câu hỏi liên quan đến nội dung tiểu phẩm:
Câu 1. Bạn Sơn đã nuôi lợn nhựa bằng cách nào?
Câu 2. Sơn đã dùng tiền tiết kiệm nuôi lợn nhựa làm gì?
Câu 3. Bạn hãy chọn người trình diễn hay. Vì sao?
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại câu chuyện mình đã được nghe ở trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tuần: 8 Tiết: 8
Ngày soạn: 10/10/2014
Ngày dạy: 21/10/2014
Hoạt động 1: TRÒ CHƠI “ NHÌN HÌNH, VIẾT CHỮ”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hướng dẫn HS tham gia 1 số trò chơi tập thể.
2. Kĩ năng: - HS biết quan sát tranh ảnh, viết tên các hình ảnh có trong tranh
ảnh đó, phát huy khả năng quan sát, miêu tả hình ảnh qua tranh ảnh.
3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức tự giác, đoàn kết với bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
11



1. Giáo viên: : - Tranh ảnh về phong cảnh đất nước, các phương tiện phục vụ
trò chơi: bảng phụ hoặc giấy khổ A4, bút dạ,…
2. Học sinh: - Tranh ảnh về phong cảnh đất nước,…
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
C. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV hướng dẫn cách chơi:
+ Quản trò treo bức tranh thứ nhất, yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh đó có những
cảnh vật gì?
+ Quản trò hô: “ Viết nhanh! Viết nhanh!”, các đội quay tròn, chụm đầu vào thảo luận
và viết ( tránh để đội khác nghe thấy, nhìn thấy bài viết của đội mình).
+ Quản trò hô: “ Hết giờ! Hết giờ!”, các đội nhanh chóng gắn bài lên bảng.
- Luật chơi, bài viết nào có:
+ Chữ viết sai lỗi chính tả, hình ảnh đó bị loại.
+ Chữ viết quá xấu, không đọc được, hình ảnh đó bị loại.
+ Có lệnh hết giờ vẫn cố viết, hình ảnh đó bị loại.
- Quản trò treo tiếp bức tranh thứ 2, trò chơi được tiếp tục đến khi hết thời gian chơi.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Chơi trò chơi theo hướng dẫn của giáo viên.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe mình đã học, được chơi ở trường. Tổ chức trò chơi
cùng các bạn ở cùng xóm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


12


Tuần: 9 Tiết: 9
Ngày soạn: 20/10/2014
Ngày dạy: 28/10/2014
Hoạt động 1: GIAO LƯU VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “ THẦY, CÔ GIÁO EM”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hình thành ở học sinh tình cảm kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô
giáo, biết yêu trường, yêu lớp.
2. Kĩ năng: - Khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh.
- Hình thành và phát triển kĩ năng tự nhận thức, sự chia sẻ, hợp tác.
3. Thái độ: - Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong học sinh.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Micro, loa, ampli.
2. Học sinh: - Giá vẽ, giấy vẽ, bút chì, bút chì màu, bút sáp và các loại màu vẽ.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
D. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV phổ biến chương trình cuộc giao lưu vẽ tranh, thể lệ cuộc thi, nội dung vẽ tranh:
+ Điểm 10 tặng thầy, cô giáo.
+ Học tập tốt, rèn luyện tốt.
+ Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn.
+ Trường của em, lớp của em.
- Các giải thưởng: Nhất, Nhì, Ba, giải khuyến khích và các giải từng mặt.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH


- Các nhóm trao đổi và tiến hành vẽ.
- Ban Giám Khảo tiến hành chấm các tranh, họp thống nhất kết quả và báo cáo Trưởng
ban tổ chức.
- Công bố kết quả và trao giải.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe những gì mình đã học, được tham gia ở trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

13


Tuần: 10 Tiết: 10
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày dạy: 4/11/2014
Hoạt động 1: CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÁC THẦY, CÔ GIÁO
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn của học sinh đối với công
lao to lớn của thầy giáo, cô giáo.
2. Kĩ năng: - Rèn cho học sinh các kĩ năng sống: tự nhận thức, xác định mục
tiêu, bày tỏ, chia sẻ, hợp tác.
3. Thái độ: - Phát triển ở học sinh lòng yêu trường, yêu lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Micro, loa, ampli, hoa quả, bánh kẹo.
2. Học sinh: - Mỗi học sinh chuẩn bị một đoạn văn ngắn chúc mừng các thầy,
cô giáo.

- Các bài viết chúc mừng các thầy, cô giáo.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
E. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV hướng dẫn học sinh các hình thức tổ chức chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm trao đổi, chọn đại diện đọc lời chúc mừng các thầy, cô nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam.
- Đại diện học sinh lên tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo.
- Các học sinh lên tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo và các Đại biểu.

- Đại diện thầy, cô giáo phát biểu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe những gì mình đã học, được tham gia ở trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
14


Tuần: 11 Tiết: 11
Ngày soạn: 30/10/2014
Ngày dạy: 11/14/2014
Hoạt động 3: HỘI VUI HỌC TẬP
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Góp phần củng cố kiến thức, kĩ năng các môn học.

2. Kĩ năng: - Hình thành và phát triển vai trò chủ động , tích cực của học sinh.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho học sinh.
3. Thái độ: - Tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trò chơi và đáp án.
- Sân khấu. micro, loa, ampli, hoa, quả, bánh, kẹo.
2. Học sinh: - Các tiết mục văn nghệ.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các em cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV thông báo cho HS trong lớp về nội dung, kế hoạch tổ chức Hội vui học tập. Có
thể theo một trong các hình thức sau: Hái hoa dâng chủ, Thi hiểu biết kiến thức.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Tác nhóm trao đổi, chọn đại diện tham gia các phần thi do lớp tổ chức.

- Đại diện thầy, cô giáo phát biểu.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe những hoạt động mình đã học, đã tham gia ở trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

15


Tuần: 12 Tiết: 12

Ngày soạn: 10/11/2014
Ngày dạy: 18/11/2014
Hoạt động 1: EM LÀM KẾ HOẠCH NHỎ
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giáo dục HS ý thức tiết kiệm, thân thiện với môi trường.
- Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó vươn lên
trong học tập và hoạt động.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giao tiếp, ra quyết định cho HS.
3. Thái độ: - Tạo không khí thi đua nhẹ nhàng, phấn khởi.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên:
2. Học sinh: - Các bài hát về chủ đề.
- Bao tải, dây buộc.
3. CMHS: Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV phối hợp với Đội, nhà trường tổ chức vận động, tuyên truyền hàng ngày, hàng
tuần về ý nghĩa thiết thực của phong trào kế hoạch nhỏ, từ đó tạo cho các em có nhận
thức, động lực thực hiện tốt phong trào.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Tiến hành thực hiện kế hoạch đã đăng kí.

- GV hướng dẫn các e tiến hành cân những sản phẩm thu được, báo cáo về Tiểu ban
chỉ đạo của khối lớp. Tiểu ban chỉ đạo khối lớp báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo của
nhà trường.
- Tiến hành tổng kết.


16


C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại những hoạt động mình đã tham gia ở trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 13 Tiết: 13
Ngày soạn: 25/11/2014
Ngày dạy: 2/12/2014
Hoạt động 2: EM HỌC TẬP TÁC PHONG ANH BỘ ĐỘI
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giúp HS biết, học tập được tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng của
các anh bộ đội.
2. Kĩ năng: - HS được rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, gọn gàng,
ngăn nắp, kỉ luật như các anh bộ đội.
3. Thái độ: - Tự hào, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Mũ bộ đội, thắt lưng, giày thể thao.
- Ba lô, chăn màn.
2. Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh về anh bộ đội.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


- GV phổ biến kế hoạch và nội dung thi cho các em: tập hợp hàng dọc, hàng ngang, tư
thế đừng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái,... theo tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát,
gọn gàng, ngăn nắp, kỉ luật của anh bộ đội. Mỗi động tác hoàn hảo được 10 điểm.
17


- GV hướng dẫn các em thi 2 vòng:
+ Vòng 1: Thi trong tổ và chọn ra một đội gồm 3 HS khá nhất để vào vòng 2.
+ Vòng 2: Thi giữa các đội đại diện cho các tổ trong lớp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm thảo luận, bàn bạc tham gia các hoạt động.

- Công bố kết quả và trao thường cho nhóm xuất sắc.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại những hoạt động mà mình đã được tham gia ở
trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 14 Tiết: 14
Ngày soạn: 30/11/2014
Ngày dạy: 9/12/2014
Hoạt động 2: VIẾNG NGHĨA TRANG LIỆT SĨ Ở ĐỊA PHƯƠNG
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Giáo dục các em truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp
nghĩa của dân tộc ta.

18


- Giáo dục các em lòng biết ơn, tự hào, kính trọng anh bộ đội, gia
đình thương binh liệt sĩ.
2. Kĩ năng: - Biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp
đó.
3. Thái độ: - Tự hào, kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Các tư liệu, truyện kể về các anh hùng liệt sĩ tiêu biểu ở địa
phương.
- Ba lô, chăn màn.
2. Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh về anh bộ đội.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV hướng dẫn HS xếp thành hàng đôi trước đài tưởng niệm.
- Hướng dẫn HS đọc lời phát biểu cảm tưởng thể hiện lòng biết ơn về sự hi sinh to lớn
của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập tự do của quê hương, đất nước và lời
hứa quyết tâm học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm tiến hành làm vệ sinh: nhặt cỏ, quét dọn trong khuôn viên nghĩa trang.
- Giao lưu, kể chuyện về các anh hùng liệt sĩ người địa phương, tổ chức các trò chơi,
hát múa ca ngợi công ơn anh bộ đội và sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ.
- Thảo luận, chọn 1 đại diện HS cảm ơn cựu chiến binh và hứa chăm ngoan, học tập
tốt.


- GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi tham quan.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại những hoạt động mà mình đã được tham gia ở
trường.

19


IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 15
Ngày soạn: 5/12/2014
Ngày dạy: 9/12/2014
Hoạt động 1: TIỂU PHẨM “BÁNH CHƯNG KỂ CHUYỆN”
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hiểu: bánh chưng, bánh tét là món ăn cổ truyền được dâng
lên bàn thờ để cúng tổ tiên trong ngày Tết.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: - HS biết trân trọng truyền thống dân tộc.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Kịch bản “ Bánh chưng kể chuyện”
- Tranh ảnh: gói, luộc bánh chưng, bánh tét.
- Một cái bánh chưng thật ( nếu có điều kiện)
- Băng, đĩa nhạc có bài hát về Tết hay về mùa xuân phù hợp với
thiếu nhi.
2. Học sinh: - Sưu tầm các hình ảnh, thông tin về ngày Tết ở quê hương mình.

3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV phát kịch bản cho HS, hướng dẫn HS cách thức thực hiện và công bố tiêu chí
chấm thi:
20


+ Ăn mặc đẹp, lời nói rõ ràng, kết hợp được điệu bộ, cử chỉ: Loại A.
+ Ăn mặc chưa đẹp, lời nói chưa rõ ràng, chưa kết hợp điệu bộ, cử chỉ: Loại B.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- Các nhóm tiến hành tập diễn tiểu phẩm theo kịch bản được phát và chuẩn bị 1-2 tiết
mục văn nghệ có nội dung về Tết hay mùa xuân.
- HS tiến hành diễn tiểu phẩm.

- GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi tham quan.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại những hoạt động mà mình đã được tham gia ở
trường.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

21



Tuần: 16 Tiết: 16
Ngày soạn: 10/12/2014
Ngày dạy: 16/12/2014
Hoạt động 2: KỂ CHUYỆN PHONG TỤC NGÀY TẾT QUÊ EM
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS biết một số phong tục ngày Tết của địa phương nói riêng và
hiểu thêm một số phong tục trong ngày Tết ở các địa phương khác trong cả nước.
2. Kĩ năng:
3. Thái độ: - HS hiểu mỗi phong tục đều mang ý nghĩa văn hóa, giáo dục con
người.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Sách, báo, mạng Internet…giới thiệu về phong tục ngày Tết.
2. Học sinh: - Sưu tầm hình cảnh liên quan đến ngày Tết quê em.
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV hướng dẫn các em tìm hiểu về Tục tiễn ông Táo về Trời, Tục xông đất, Tục chúc
Tết, Tục mừng tuổi.
+ GV đặt một số câu hỏi về các phong tục.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- HS tham gia thảo luận nhóm, kể về các phong tục đó ( nếu có thể).

- GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi học.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại những hoạt động mà mình đã được tham gia ở
trường.

IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
22


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 17 Tiết: 17
Ngày soạn: 15/12/2014
Ngày dạy: 23/12/2014
Hoạt động 3: NẶN CÁC CON VẬT
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - HS hiểu: Tò te là đồ chơi dân gian độc đáo dành cho trẻ em.
2. Kĩ năng: - HS biết nặn các con vật theo trí tưởng tượng của mình.
3. Thái độ: - Có ý thức gìn giữ đồ chơi, đồ dùng xung quanh mình.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Hình ảnh về tò te.
2. Học sinh: - Sưu tầm hình ảnh về tò te, đất nặn, bột màu, bút vẽ,…
3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- GV giới thiệu về tò te ( xuất xứ, nguyên liệu, thường được nặn thành những hình
gì,..)
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- HS tham gia thảo luận nhóm, nặn các con vật theo ý thích và trí tưởng tượng của

mình.
23


Sau khi nặn xong, HS dùng màu vẽ, trang trí các con vật sao cho chúng ngộ nghĩnh,
sinh động.

- GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS trong buổi học. Bình chọn các sản
phẩm đẹp bày lên bàn GV.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân xem lại các sản phẩm mình đã làm ở trên lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Tuần: 18 Tiết: 18
Ngày soạn: 23/12/2014
Ngày dạy: 30/12/2014
Hoạt động 4: TRÒ CHƠI DÂN GIAN
(Thời lượng : 1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Hướng dẫn HS một số trò chơi dân gian vui, khỏe.
2. Kĩ năng: - HS biết vận dụng trò chơi dân gian trong giờ nghỉ, trong các hoạt
động tập thể.
3. Thái độ: - Tham gia vui chơi, đoàn kết, chia sẻ với bạn bè.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
1. Giáo viên: : - Tuyển tập về các trò chơi dân gian, các sách, báo, mạng
Internet về trò chơi dân gian.
2. Học sinh: - Sưu tầm các trò chơi dân gian mà em đã biết.

3. CMHS:
Hỗ trợ khi các e cần sự giúp đỡ trong khâu chuẩn bị.
III. TIẾN TRÌNH
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
24


- GV hướng dẫn HS cách chơi trò chơi “ Xỉa cá mè”.
- GV đưa ra luật chơi:
+ Người chơi đứng vòng tròn nếu chưa được xỉa cá vào tay đã rụt tay về trước là thua,
phải đổi vị trí cho người “ xỉa cá”.
+ Người ở vị trí cuối cùng của bài hát nếu chưa được hát đến từ “ sạch” đã rụt tay
trước là thua, phải đổi vị trí cho người “ xỉa cá”
+ Người chơi nào không hát đồng thanh là thua, phải đổi vị trí cho người “ xỉa cá”.
- Tổ chức cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS chơi thật.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

- HS tham gia chơi.

- GV nhận xét, đánh giá ý thức thái độ của HS trong việc tham gia trò chơi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Về nhà kể cho người thân nghe lại các hoạt động, trò chơi mà mình đã được tham gia
trên lớp.
IV. RÚT KINH NGHIỆM-CHIA SẺ
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

25



×