Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN phân luồng học sinh khối 12 nhằm nâng cao chất lượng điểm bình quân thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.95 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"PHÂN LUỒNG HỌC SINH KHỐI 12 NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐIỂM BÌNH QUÂN THI ĐẠI HỌC"

1


A. Đặt vấn đề:
Trường THPT Hoằng Hóa 4 - là ngôi trường công lập thứ 4 của huyện Hoằng Hóa được
thành lập theo QĐ số 884/TC- UBTH ngày 24/06/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh
Hóa. Địa bàn tuyển sinh của nhà trường là các xã vùng Đông Nam của huyện trong đó có
hai xã bãi ngang Hoằng Châu, Hoằng Phong được hưởng chương trình 135 - chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đến năm 2015. Có nhiều xã bên trong đê sông Mã là
rốn nước của huyện Hoằng Hóa - chưa mưa đã ngập, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn. Một bộ phận trẻ em, trung niên phải tha phương cầu thực ra Hà Nội bán báo,
làm thuê không còn tha thiết với việc học hành. Nhân dân trong vùng không biết tự bao
giờ đã lưu truyền câu ca: “Chữ nghĩa văn chương không bằng xương con cá rô, cá lẹp,
không bằng cật dọc của lá thuốc lào, không bằng đánh chao mớ ngao, mớ hến”. Song
trong vùng này vẫn còn có một số xã, số thôn có truyền thống hiếu học, lấy việc học làm
mưu sinh, bố mẹ ngồi dệt vải làm nghề thủ công, đan lát thâu canh để lấy tiền nuôi con ăn
học nên danh như Hoằng Lộc, Hoằng Quang, Hoằng Phong... và một vài thôn ở Hoằng
Thịnh. Chất lượng giáo dục đào tạo 10 năm trước đây của trường THPT Hoằng Hóa 4 ít
ai biết đến, kết quả thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh khối 12 thi đậu Đại học - Cao đẳng xếp
thứ tự hàng năm nằm tốp cuối của tỉnh, tên tuổi tiếng tăm của trường THPT Hoằng Hóa 4
trong phong trào thi đua hai tốt “dạy tốt - học tốt” của ngành mờ nhạt, ít trường THPT

2



trong tỉnh nhắc đến. Nhưng trong những năm gần đây với vai trò lãnh đạo của Ban giám
hiệu, cùng với sự nỗ lực hết mình của tập thể sư phạm nhà trường, bằng quyết tâm với
lòng yêu nghề say sưa với nghề, với tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chất
lượng, đội ngũ giáo viên nhà trường đã đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương
pháp giảng dạy, đáp ứng đòi hỏi mong muốn của người học, phụ huynh nhân dân trong
vùng. Cùng với chính sách khen thưởng, động viên kịp thời nên chất lượng đào tạo giáo
dục của nhà trường mà nhất là chất lượng mũi nhọn thi học sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia, học
sinh khối 12 thi đậu Đại học - Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước. Trong năm học
2011 - 2012 vừa qua, nhà trường đã đạt điểm bình quân thi Đại học - Cao đẳng là 13,48
điểm xếp thứ 231 cả nước và đứng thứ 7 toàn tỉnh.
Có được kết quả to lớn trên là nhờ sự nỗ lực của tập thể sư phạm nhà trường, đặc biệt là
sự trăn trở của người đứng đầu trong công tác quản lý giáo dục cần phải đưa ra những
giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Một trong những
biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường đó
là:“Phân luồng học sinh khối 12 nhằm nâng cao chất lượng điểm bình quân thi đại
học”. Với những trăn trở băn khoăn của một nhà giáo yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp
giáo dục của quê hương, cùng với vai trò của người lãnh đạo đứng đầu trong nhà trường
và được sự đồng thuận, ủng hộ của tập thể sư phạm nhà trường. Tôi đã từng bước thay
đổi phương thức quản lý giáo dục trong nhà trường và đã đưa chất lượng giáo dục của
3


nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần khẳng định vị thế của nhà trường trong huyện, trong
tỉnh, tạo được niềm tin sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh các xã vùng Đông Nam
của Huyên Hoằng Hóa. Từ thực tế và kinh nghiệm quản lý nhiều năm, tôi đưa vào sáng
kiến kinh nghiệm cả mình hy vọng các nhà trường có thể tham khảo và bổ sung hoàn
thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

B. Giải quyết vấn đề

I. Cơ sở lý luận của vấn đề
-Lâu nay Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở nói nhiều đến việc phân luồng học sinh, vấn đề
“thừa thầy, thiếu thợ” đang trở thành một “vấn nạn” mà cả xã hội đang quan tâm và tìm
biện pháp để giải quyết. Hàng năm, cứ đến mùa tuyển sinh đã có sự vào cuộc của rất
nhiều ngành, nhiều bộ và sự quan tâm của các báo, đài truyền hình trung ương và địa
phương. Các chương trình: “tư vấn mùa thi”, “hướng nghiệp cho học sinh khối 12”,“việc
chọn trường, khối thi ”... đã đề cập rất nhiều đến việc tuyển sinh và phân luồng cho học
sinh 12 nhằm giảm tải sức ép vào mùa thi, nhưng hiệu quả thực tế như thế nào thì chưa ai
có thể khẳng định được.

4


-Với đối tượng học sinh khối 12: Các em tốt nghiệp ra trường khi vừa tròn 18 tuổi nhận
thức cuộc sống, nhận thức xã hội hết sức hạn chế. Mỗi em có những mơ ước riêng của
mình mà không cần quan tâm đến khả năng, năng lực của mình có đáp ứng được hay
không? Trên thực tế nhiều nhiều em có lực học trung bình đã làm hồ sơ đăng ký thi vào
các trường ở tốp đầu của khối kinh tế, kỹ thuật rất khó đạt kết quả. Có nhiều em chỉ nên
đăng ký vào các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề nhưng các em
vẫn làm hồ sơ thi vào đại học và xem kỳ thi đại học như một lần thăm quan du lịch mà
không cần biết kết quả thi của mình như thế nào?
Đứng trước thực trạng xã hội trên tôi xác định đây là trách nhiệm của ba đối tượng: Bản
thân học sinh - thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy - phụ huynh. Để kết nối giữa ba đối tượng
trên đó chính là vai trò của người quản lý trong việc định hướng, chỉ đạo:
+ Người học (học sinh) năng lực tiếp thu và ý thức học tập:
Như chúng ta đã biết trong một lớp với sĩ số 45 học sinh, lớp có chất lượng có khoảng 30
– 40% học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức nâng cao, lớp trung bình có khoảng 15 –
20% học sinh có khả năng tiếp thu kiến thức nâng cao. Còn lại các em chỉ có thể tiếp thu
kiến thức cơ bản và không có khả năng tiếp thu kiến thức cơ bản. Do vậy, trong quá trình
giảng dạy giáo viên phải chú ý động viên ý thức tự học, tạo niềm tin cho học sinh ngay từ

khi giảng dạy ở lớp 10. Hơn nữa giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể giáo dục

5


trong nhà trường cần giáo dục và trang bị cho các em ý thức tự học vì ngày mai lập thân
lập nghiệp: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình”.
Học để được tuyên dương khen thưởng trước toàn trường, học để được ghi tên vào sổ
vàng truyền thống của nhà trường, làm rạng rỡ gia đình, dòng họ. Từ đó đã tác động tích
cực đến ý thức tự học, sự say mê trong học tập của học sinh: “Thua thầy một vạn không
bằng kém bạn một ly”.
+ Người dạy (giáo viên) trang bị kiến thức, phương pháp, trách nhiệm giảng dạy:
Cần phải đánh giá rút kinh nghiệm qua giảng dạy sau từng năm học, sau ba năm đối với
mỗi khóa học sinh được thể hiện qua điểm thi, điểm tổng kết xếp loại học lực, xếp loại thi
cử trong trường trong tỉnh mà đặc biệt thông qua kỳ thi tuyển sinh vào đại học - cao đẳng
hàng năm được phản ánh một cách trung thực, khách quan. Hiệu trưởng cần đánh giá,
khen thưởng đúng người thông qua chính sách kích cầu tăng lương sớm, thưởng hiện
vật, tạo ra những cú hích đánh vào lòng tự trọng, tự tôn của cán bộ giáo viên, thôi thúc
mỗi giáo viên lao động hết mình, không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm hết mình vì học sinh thân yêu. Như vậy kết quả giảng
dạy, thi cử đạt - vượt chỉ tiêu nhà trường giao cho.
+ Phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh của trường THPT Hoằng Hóa 4 đa số là nông
dân. Một bộ phận rất nhỏ phụ huynh định hướng nghề nghiệp cho con một cách rõ ràng,

6


còn đa số chỉ biết lao động kiếm tiền nuôi con ăn học. Không có thời gian theo dõi việc
học hàng ngày của con, càng không có thời gian đánh giá mức độ tiến bộ của con theo
từng năm học. Việc nhận thức xã hội, nhận thức thời cuộc, nhu cầu việc làm của xã hội

lại càng trở nên xa lạ. Cá biệt có một bộ phận phụ huynh đi làm ăn xa, đi xuất khẩu lao
động nước ngoài nên việc học của con là nhờ vào ông bà và phó mặc hoàn toàn cho các
em tự quyết định. Do đó khi các em học đến lớp 12, phần lớn các phụ huynh nghe theo sự
mong muốn của con và để con tự quyết định thi trường nào, khối nào. Phụ huynh không
đủ hiểu biết để có quyết định chính xác cho việc chọn trường thi của con em mình dẫn
đến kết quả thi đại học – cao đẳng không cao. Đứng trước thực trạng này vai trò định
hướng của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy môn khối là vô cùng quan trọng quyết
định đến tương lai của các em sau này.
Từ ba đối tượng trên vai trò của người ở giữa, đó chính là người quản lý (Ban giám hiệu)
cần đổi mới việc tổ chức chỉ đạo dạy và học để phân luồng học sinh khối 12 khi hướng
nghiệp làm hồ sơ thi đại học – cao đẳng.
II. Thực trạng của vấn đề:
- Chất lượng văn hóa của nhà trường trong 10 năm trước đây về xếp loại học lực: Học lực
trung bình chiếm khoảng 90%, học lực khá chỉ chiếm khoảng độ 10%, học lực giỏi chưa
năm nào vượt trên 1%; học sinh thi đậu tốt nghiệp khoảng 90% trong đó bằng khá, giỏi

7


khoảng 15%, học sinh giỏi Tỉnh chỉ đạt 10 – 20 giải xếp thứ hạng từ 35 đến 50 trong tỉnh.
Học sinh khối 12 thi đậu đại học từ 10 -> 15% trong khi đó mặt bằng chung của tỉnh học
sinh khối 12 thi đậu đại học từ 20 -> 25 %. Có thể khẳng định: Thực trạng chất lượng văn
hóa nhà trường nằm trong tốp trung bình của tỉnh. Sở dĩ chất lượng của nhà trường mới
đạt được như vậy là do những nguyên nhân sau :
+ Cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường còn thiếu thốn, nhà cấp 4, còn học 2 ca,
không có đủ phòng để dạy thêm, học thêm buổi chiều, thiết bị phục vụ cho dạy học còn
còn nghèo nàn, đơn điệu.
+ Đội ngũ: Chất lượng cán bộ giáo viên trung bình, nhiều thầy cô cao tuổi lại an phận
thủ thường không phát huy năng lực chuyên môn, công tác quản lý của Ban giám hiệu
chưa đổi mới lại dập khuôn theo sách vở.

+ Nhà trường chưa có uy tín, thương hiệu, niềm tin trong nhân dân và phụ huynh nên một
bộ phận học sinh học khá giỏi trong vùng đều đầu đơn ra thi học tại trường THPH Hoằng
Hóa I (nay là trường THPT Lương Đắc Bằng), số học sinh trong vùng học tại trường lại
chưa có động cơ học tập đúng đắn, nhà trường chưa xây dựng được phong trào học tập,
phụ huynh, nhân dân, lãnh đạo địa phương trong vùng còn thờ ơ với việc học tập của con
cái, chưa quan tâm đúng mức đến nhà trường.
- Chất lượng văn hóa của nhà trường trong 10 năm gần đây đã có nhiều thay đổi:

8


+ Đội ngũ cán bộ giáo viên có sự thay đổi về chất lượng: Các thầy trong Ban giám hiệu
cũ và các thầy cô cao tuổi đã về hưu, Ban giám hiệu mới và đội ngũ giáo viên trẻ tốt
nghiệp đại học sư phạm chính quy bằng khá, giỏi được bổ sung đã tạo nên luồng sinh khí
mới trong công tác quản lý, trong chất lượng đội ngũ, trong kỹ cương nề nếp dạy học và
các hoạt động toàn diện khác của nhà trường. Phong trào dạy tốt và học tốt ngày được
phát huy, thực trạng giáo dục nhà trường trong những năm gần đây đã có sự thay đổi kỳ
diệu.
+ Về cơ sở vật chất: Nhà trường đã được Tỉnh, Huyện đầu tư xây dựng các khu nhà học
cao tầng có đủ phòng học văn hóa chính khóa một ca, có đủ các phòng bộ môn, các khu
liên hợp, phòng sinh hoạt tổ chuyên môn, các thiết bị,đồ dùng học tập được cấp ngày
càng nhiều; các công trình phụ, sân trường, đường đi bằng xã hội hóa giá dục có sự đóng
góp của phụ huynh và nhân dân trong vùng, tri ân của học sinh lớp 12 khi ra trường và
tiết kiệm chi tiêu trong ngân sách của nhà trường nên khuôn viên trong nhà trường được
xây dựng cải tạo và đã từng bước tiếp cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường chuẩn
quốc gia.
Trên cơ sở đó chất lượng văn hóa của nhà trường mà đặc biệt là chất lượng mũi nhọn:
Thi học sinh giỏi Tỉnh, Quốc gia, học sinh khối 12 thi đậu đại học năm sau cao hơn năm
trước. Cụ thể:


9


Xếp loại học lực qua 2 năm:
Xếp loại học lực
Loại
Tổng
Năm

Loại khá

Loại giỏi

SL %

SL

SL %

kém
số

học
2010-

Loại yếu Loại TB
SL %

SL


%

%

HS
1495 0

0.00 18 1,2

1430 0

0.00 7

427 28,56 973 65,08 77 5,15

2011
20110,49 382 26,71 984 68,81 57 3,99

2012
Số giải thi học sinh giỏi tỉnh qua 2 năm:

Giải

Tổng

số

Năm học
giải
2010- 2011 119


2

22

48

47

2011- 2012 129

13

21

44

51

Điểm bình quân thi đậu đại học các bộ môn và thứ tự do Sở giáo dục xếp qua hai năm

10




KQ

m


môn

3 Môn

Môn Sử Môn

văn

Địa

Môn

Môn Lý Môn

Môn

Toán

Hóa

Sinh

học ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế ĐB Xế
Q

201 13.
0-

p


Q

p

Q

p

Q

p

Q

p

Q

p

Q

p

Q

p

th


th

th

th

th

th

th

th


















12 5.5 19 2.8 23 5.3 23 4.3

10 4.4 14 4.4

8

5.4 9

7

6

5

3.8 27

50

201
1
201 13.
1-

5.9 17 3.7 9

5.9 8

4.7

4


14 4.4

48

201
2
Thực trạng chất lượng giáo dục - chất lượng văn hóa của trường ngày một được cải thiện
theo chiều hướng đi lên trong những năm gần đây là do đổi mới về công tác quản lý;
“giao khoán chất lượng văn hóa”: xếp học lực - khá; thi tốt nghiệp lớp 12 - số lượng tốt
nghiệp, chất lượng tốt nghiệp; thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia - số lượng giải, chất lượng
giải; học sinh khối 12 thi đại học – tỉ lệ thi đại học, điểm bình quân của từng lớp, của

11


trường, của môn trong tỉnh. Chỉ tiêu giao khoán phải có cơ sở khoa học, khách quan, tính
khả thi, tính cách mạng kèm theo là chế độ khen thưởng, động viên, kích cầu thì mới tạo
nên sự yên tâm, tin tưởng cho cán bộ giáo viên giảng dạy, công tác, cống hiến hết mình
để làm nên chất lượng giáo dục cao và thương hiệu cho nhà trường. Mà đặc biệt trong đó
có vai trò của công tác hướng nghiệp phân luồng học sinh khối12 khi làm hồ sơ thi đại
học - cao đẳng đã phần nào làm giảm sức ép của thi cử đồng thời hạn chế được một phần
học sinh yếu kém không tham gia làm hô sơ thi đại học và lựa chọn việc học nghề sau khi
tốt nghiệp THPT.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Tổ chức dạy hướng nghiệp cho học sinh:
Công tác hướng nghiệp cho học sinh khối 12 là một vấn đề vô cùng quan trọng, liên
quan đến việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh, phù hợp với năng lực của
các em và được xem là một vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay. Giáo dục hướng
nghiệp đã trở thành một môn học trong trường phổ thông gắn liền với vai trò rất lớn của

giáo viên chủ nhiệm của. Hướng nghiệp co học sinh là khâu vô cùng quan trọng trang bị
kiến thức ban đầu cho học sinh ngay từ khi các em bước vào lớp 10, giúp các em định
hình:
- Nghề nghiệp là gì? Chọn nghề là gì ?

12


- Tại sao con người lại phải gắn bó với một nghề nhất định?
- Trang bị những kiến thức ban đầu về một số ngành nghề cụ thể: nghề giáo, nghề y, các
nghề giao thông vận tải, các nghề mang tính dịch vụ... Từ đó các em có thể hiểu mỗi một
nghề yêu cầu kiến thức và năng lực cá nhân là gì? Đó có phải là ngành các em yêu thích
không?
- Đến lớp 12 giáo trình hoạt động hướng nghiệp đi sâu vào trang bị kiến thức tổng thể về
hệ thống giáo dục chuyên nghiệp: trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, các em có
thể chính thức lựa chọn ngành nghề của mình.
Công tác hướng nghiệp cho học sinh được tiến hành theo quy định của Bộ giáo dục gắn
liền với vai trò của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể trong
nhà trường, được tiến hành thường xuyên . Trong quá trình hướng nghiệp, giáo viên định
hình cho học sinh thấy được con đường vào đời có nhiều cách thức khác nhau, không
nhất thiết là bằng con đường vào đại học. Từ đó học sinh trên cơ sở năng lực của mình để
lựa chọn nghành nghề phù hợp, những em không có khả năng thi đậu đại học thì phân
hóa theo hướng chọn nghề tự do phù hợp với khả năng thực tế.
2. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên theo hướng “dạy sát đối tượng” theo
tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và thực tiễn của nhà trường.

13


- Nhà trường xếp ban – khối – lớp ngay từ khi học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trên cơ sở

nguyện vọng và năng lực của học sinh, căn cứ vào năng lực giáo viên để phân bộ 3 giáo
viên dạy cho mỗi khối lớp sao cho đáp ứng nhu cầu người học và đảm bảo mục tiêu, chỉ
tiêu thi đại học sau này của nhà trường.
- Chỉ đạo dạy chính khóa theo chương trình sách giáo khoa nâng cao các môn khối A, B,
C, D và A1. Học thêm buổi chiều theo định hướng số buổi quy định trong một chu trình 4
tuần/tháng. Số buổi như sau:
Khối A: Toán: 6 ; Lý: 4; Hóa: 4.
Khối B: Toán: 6; Sinh: 4; Hóa: 4.
Khối C: Văn: 6; Sử: 4; Địa: 4.
Khối D: Anh: 6; Toán: 4; Văn: 4.
Ngoài ra còn để lại từ 2 đến 4 buổi/tháng để các lớp đăng ký học thêm các môn thi tốt
nghiệp hoặc những môn thi đại học cần tăng cường đối với từng lớp như lớp khối A học
thêm môn Sinh....
- Tổ chức thi tiến ích học kỳ tập trung 5 môn cho từng ban – khối – lớp trong đó có 3
môn thi đại học, 2 môn thi tốt nghiệp như lớp khối A thi học kỳ tập trung (Toán, Lý, Hóa,
Văn, Anh). Thi như vậy có tác dụng rèn luyện kỹ năng làm bài thi cho học sinh qua mỗi

14


lần thi. Đồng thời có thể kiểm tra kết quả giảng dạy của mỗi giáo viên ở trường trong
từng thời điểm cụ thể.
- Trong quá trình giảng dạy việc ra đề kiểm tra của giáo viên có sự đổi mới nhằm phân
luồng học sinh. Những em học sinh học khá trở lên, mức độ ra đề cao hơn để khi thi đại
học các em có thể đạt điểm 9 – 10, những em học mức trung bình cần nắm chắc kiến thức
cơ bản có thể làm bài có thể đạt điểm trung bình: 5 – 6 điểm.
3. Khảo sát kiểm tra kiến thức thi đại học cho học sinh khối 12.
Hàng năm nhà trường thường tổ chức kiểm tra kiến thức đại học 3 lần cho học sinh lớp
12 vào tháng 12, tháng 3, tháng 5 của năm. Qua việc kiểm tra để rút kinh nghiệm cho
việc dạy và học, ôn luyện và cách làm bài của học sinh và giáo viên.

Mỗi lần kiểm tra có kết quả là cơ sở để báo cáo kết quả điểm thi đại học của mỗi em để
các em nhận thấy được những thiếu sót trong quá trình làm bài và nỗ lực hơn trong quá
trình học tập.
Trên cơ sở điểm thi thử đại học, nhà trường lấy cơ sở để tính điểm bình quân của từng
học sinh, từng lớp và cả trường. Giáo viên chủ nhiệm có cơ sở định hướng, tư vấn cho
học sinh, phụ huynh trong việc quyết định cho các em nên thi đại học, cao đẳng hay trung
học chuyên nghiệp, học nghề ... để hạn chế học sinh yếu, kém làm hồ sơ thi đại học sẽ
ảnh hưởng đến kết quả điểm bình quân thi của lớp, của trường.
15


Hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới, cựu học sinh của nhà trường là các sinh viên đại
học các khóa trước thường tổ chức gặp mặt đầu xuân, giao lưu với học sinh và tư vấn
tuyển sinh, chia sẻ kinh nghiệm học và thi đại học, cung cấp điểm thi vào từng trường để
các em có cơ sở đăng ký dự thi. Đồng thời nhằm giáo dục động cơ học tập vì ngày mai
lập thân, lập nghiệp cho học sinh trong nhà trường.
4. Bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi Tỉnh, giỏi Quốc gia.
- Nhà trường căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm để giao cho giáo viên đứng đội tuyển họ
sinh giỏi tỉnh, quốc gia ngay từ lớp 10 và cho 3 năm sau. Giáo viên trong quá trình giảng
dạy lớp 10, lớp 11 để phát hiện những học sinh có khả năng học tốt các môn để từng
bước định hình đội tuyển và bồi dưỡng nâng cao ngay trong quá trình dạy.
- Cuối lớp 11 nhà trường tổ chức thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh các môn văn hóa,
giải toán bằng máy tính cá nhân để lập chính thức đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh, quốc
gia cho lớp 12 năm sau được dạy bồi dưỡng ngay từ hè lớp 11, còn đối với khối10 thi để
phát hiện tài năng đến lớp 11 lấy bổ sung vào đội tuyển lớp 12 nếu có, để các môn không
dẫm đạp, chồng chéo, lôi kéo học sinh vào đội tuyển trên cơ sở thỏa thuận của giáo viên,
năng lực và tự nguyện của học sinh với sự chỉ đạo của nhà trường. Nhà trường đã tạo ra
sức mạnh tổng hợp các giáo viên, các bộ phận tổ chức đoàn thể trong nhà trường tạo điều
kiện động viên các em học đội tuyển để sao cho thi đạt kết quả cao nhất. Năm học 2011 –


16


2012 nhà trường tăng cường giáo viên bồi dưỡng thi học sinh giỏi cho các môn Địa lý,
Giáo dục công dân, Sinh học, Hóa học và giải toán bằng máy tính cá nhân thi quốc gia.
Thời gian học bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi không được nhiều vì các em phải học
đều các môn để thi đại học, do vậy các thầy cô phải bồi dưỡng học sinh giỏi vào các môn
buổi chiều từ 16 giờ đến 17 giờ, 15 phút đầu giờ hoặc các giờ trống.
- Hiệu trưởng trực tiếp làm việc với các giáo viên dạy bồi dưỡng đội tuyển để yêu cầu
giáo viên phân loại chất lượng đội tuyển, dạy sát đối tượng, những em tiếp thu chậm,
chăm chỉ nhưng không thông minh thì giáo viên dạy bồi dưỡng những kiến thức trọng
tâm giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản để phấn đấu thi đạt các giải khuyến khích
hoặc giải ba. Những em học tốt ngoài việc nắm vững kiến thức trọng tâm, phải dạy cho
học sinh những kiến thức nâng cao, làm thêm những bài tập khó cung cấp các tài liệu, tập
san để họ sinh tự đọc, tự học, phấn đấu để các em đạt giải nhất, nhì và lọt vào đội tuyển
Quốc gia.
- Các giáo viên đứng đội tuyển phải lập kế hoạch dạy đội tuyển ngay từ đầu năm học và
lên nội dung chương trình giảng dạy đội tuyển trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của
đồng nghiệp.
5. Giao chỉ tiêu điểm bình quân thi đại học cho từng lớp ở khối 12 trên cơ sở chất
lượng đại trà, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi đại học

17


- Chất lượng đại trà năm học 2011 – 2012

Số

học Xếp loại học lực


sinh toàn Loại kém

Loại yếu

Loại TB

Loại khá

Loại giỏi
S

SL %

SL %

SL

%

SL

%

%
L

38
0


0.00

7

0.49

26.71

984 68.81

57 3.99

2

-

T

Học sinh khối 12 tốt nghiệp năm học 2011 – 2012

Lớp

T



S

T/L


Tính tỷ lệ

số L

toàn

XL

Tính tỷ lệ

XLH T

XLT XLH T

L



N

L



giỏi

lệ

khá


khá

lệ

XLT

XLH

N

L TB

19

0

TN
giỏ
i
12A
1

6
55 55 100

1

1

3


33 35

52
7

18


12A
2

7
55 55 100

1

2

50 28

38

2

4

12A

6


3

51 51 100

4

5

80 20

31

3

5

12A

7

4

52 52 100

0

3

0


24

32

4

5

12A

7

5

49 49 100

0

1

0

21

28

5

5


12A

8

6

51 51 100

1

2

50 39

44

6
10
49 49 100

3

3

7

27

34


0

28

17

28

20

11

5

19

12

40

28

33

20

34

20


1

1

9

0

0

0

14

26

8

4

12A

5
45 45 100

0

1


0

12

22

9

5

12A

4

10

15

5
54 54 100

9

27

7

12A
8


15

9

12A
7

26

44 44 100

0

0

0

10

24

10

2

TST
11

1


1

100

0

0

0

0

0

0

D
19


50 50
Cộng

6
100

6

10


10

6

Đậu tốt nghiệp đạt tỷ lệ 100% trong đó:

50 230

331

265

153

9

Tốt nghiệp loại giỏi: 10/ 506 em = 1,37 %

Tốt nghiệp loại khá: 230/ 506 em = 45,5 %
Trên cơ sở điểm thi, điểm tổng kết lớp 10, lớp 11 để làm cơ sở giao khoán điểm bình
quân thi đại học cho từng lớp 12 theo công thức: (Tổng điểm bình quân thi tuyển sinh
vào lớp 10 không nhân hệ số của lớp + điểm bình quân văn hóa lớp 11x3) / 2 – sai số ( từ
2 đến 3 điểm cho từng lớp, ban cụ thể).
Cụ thể trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã giao chỉ tiêu điểm bình quân thi đại học
cho các lớp 12 của nhà trường như sau:

20


Năm học 2010 - 2011:


Lớp

C1

C2

C3

C4

C5

C6

C7

C8

C9

C10

ĐBQ

19.0 19,0 17,0 15,0 14,0 14,0 13,5 10,0 10,0 10,5

Năm học 2011 - 2012:

Lớp


A1

A2

A3

A4

A5

A6

A7

A8

A9

A10

ĐBQ

19,74 18,24 18,52 14,57 14,59 14,79 13,0 13,27 11,4 10,78

- Chất lượng mũi nhọn
+ Học sinh giỏi tỉnh năm học 2011- 2012 đạt 129 giải, trong đó: 13 giải nhất; 21 giải
nhì; 44 giải ba; 51 giải khuyến khích. Riêng 10 môn văn hóa đạt 83 giải trong đó: 6 giải
nhất; 13 giải nhì; 30 giải ba; 34 giải khuyến khích, xếp thí nhì toàn tỉnh, chỉ sau THPT
chuyên Lam Sơn.


21


+ Hội thi tin học trẻ toàn tỉnh năm 2012 do Tỉnh đoàn phối hợp cùng liên Sở, Ban,
ngành tổ chức, nhà trường có em Nguyễn Thanh Hiếu họ sinh lớp 11B1 đạt giải khuyến
khích.
+ Học sinh giỏi quốc gia giải toán bằng máy tính đạt 02 giải trong đó có 01 giải nhất –
huy chương vàng môn hóa, 01 giải ba – Huy chương đồng môn Vật lý.
+ Học sinh lớp 12 thi đại học kết quả cụ thể của các lớp như sau:

T

Lớp

T



SL

SL

SL

SL

Chỉ

số


HS

HS

HS

HS

trường giao

thi

đậu thi

đậu

Điểm Tỷ lệ % tính bình giảm
TBC

tiêu

nhà Điểm thi Tăng
đại

họ (+),

đậu đại
học


1

12A

55

55

0

89

19,74 80

18,2

-1,54

54

41

11

85

18,24 65

15,62


-2,62

46

30

18

67

18,52 65

13,90

-4,62

44

25

21

69

14,57 50

13,28

-1,29


55
1
2

12A
55
2

3

12A
51
3

4

12A

52

22


4
5

12A

45


15

15

83

14,59 50

12,57

-2,02

47

24

12

54

14,79 50

15,08

+0,29

34

30


05

34

13,00 50

17,05

+4,05

46

22

10

58

13,27 50

12,04

-0,87

25

07

11


27

11,40 10

10,74

-0,66

29

06

09

31

10,78 10

9,53

-1,25

49
5
6

12A
51
6


7

12A
49
7

8

12A
54
8

9

12A
45
9

10 12A
44
10
Cộng

505 425 257 112

597

Học sinh khối 12 toàn trường đậu đại học đạt tỷ lệ 59%; Điểm bình quân đạt 13,48 điểm
xếp thứ 231 của cả nước và đứng thứ 7 toàn tỉnh sau THPT chuyên Lam Sơn; Hàm Rồng;
Bỉm Sơn; Lê Lợi; Hậu Lộc I; Đào Duy Từ (tăng 5 bậc so với năm 2010 – 2011). Nhiều

môn điểm bình quân xếp thứ hạng cao trong tỉnh: Môn Hóa học xếp thứ 5; Môn Toán xếp
thứ 6; Môn Địa lý xếp thứ 8; Môn Lịch sử xếp thứ 9.
6. Chính sách thi đua khen thưởng
23


Thông qua hội nghị công nhân – viên chức đầu năm, nhà trường đã xây dựng chế độ thi
đua khen thưởng.
- Đối với lớp đạt điểm bình quân thi đại học và tỷ lệ học sinh đậu đại học nhà trường
giao: thưởng 1.000.000 đ cho giáo viên dạy khối thi đại học và giáo viên chủ nhiệm
- Đối với lớp vượt chỉ tiêu: tăng 0,1 điểm (phần trăm điểm làm tròn thông thường lên
phần 10) thưởng 300.000 đ/lớp khối; 400.000 đ/lớp cơ bản cho giáo viên dạy môn học
sinh thi đại học và giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Học sinh thi đại học đạt điểm 10/10 thưởng cho giáo viên và học sinh mỗi người
200.000 đ, học sinh thi đậu thủ khoa quốc gia thưởng cho học sinh, giáo viên bộ môn
1.000.000 đ/người, thủ khoa trường đại học thưởng 500.000 đồng/ 1 người.
- Học sinh đạt giải Quốc gia
+ Giải nhất: thưởng cho học sinh và giáo viên 4.000.000 đ/người
+ Giải nhì: thưởng cho học sinh và giáo viên 3.000.000 đ/người
+ Giải ba: thưởng cho học sinh và giáo viên 2.000.000 đ/người
+ Giải khuyến khích: thưởng cho học sinh và giáo viên 1.000.000 đ/người
- Học sinh đạt giải tỉnh
+ Giải nhất: thưởng cho học sinh và giáo viên 400.000 đ/người

24


+ Giải nhì: thưởng cho học sinh và giáo viên 300.000 đ/người
+ Giải ba: thưởng cho học sinh và giáo viên 150.000 đ/người
+ Giải khuyến khích: thưởng cho học sinh và giáo viên 100.000 đ/người

- Tăng lương sớm cho giáo viên có thành tích xuất sắc trong dạy bồi dưỡng đội tuyển học
sinh giỏi tỉnh, quốc gia, học sinh thi đậu vào các trường đại học: Giáo viên có học sinh
đạt giải quốc gia, dạy bồi dưỡng họ sinh giỏi tỉnh thi 100% đạt giải trong đó có giải nhất
hoặc hai lần liên tục có 80% họ sinh đạt giải trong đó có giải nhì. Giáo viên Chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn mà có học sinh đậu thủ khoa quốc gia đại học 30/30, vượt chỉ tiêu điểm
bình quân thi đại học, tỷ lệ học sinh đỗ đại học mà nhà trường giao khoán ngay đầu năm
cho các lớp. Các giáo viên đều được xét tăng lương sớm một lần hay nhiều lần trong thời
gian công tác tại trường. Với chính sách động viên, khen thưởng, kích cầu kịp thời đã tạo
ra động lực để giáo viên làm việc hết mình, say sưa với chuyên môn, đầu tư thời gian
cho chuyên môn, không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà trường là nâng cao chất lượng giáo dục.
7. Tổ chức các cuộc họp, hội nghị với học sinh, phụ huynh khối 12.
Trên cơ sở năng lực học cụ thể của từng học sinh, sau khi có kết quả thi thử đại học lần 2
và qua các lần thi thử đại học là cơ sở để Ban giám hiệu chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm,
giáo viên bộ môn tổ chức các hội nghị, tiến hành họp phụ huynh theo đơn vị lớp và tư
25


×