Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học SINH TRONG GIẢNG dạy CHƯƠNG i vẽ kĩ THUẬT cơ sở môn CÔNG NGHỆ 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.75 KB, 29 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
TRONG GIẢNG DẠY CHƢƠNG I: VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ MÔN
CÔNG NGHỆ 11”


A. PHẦN MỞ ĐẦU

I- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI:
Phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học là rất cần thiết nhằm
nâng cao chất lượng dạy học. Để hiểu sâu và nắm chắc kiến thức kỹ thuật học sinh phải
tiếp thu kiến thức chủ động, tích cực. Việc cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới cách
kiểm tra đánh giá kiến thức với các bộ môn nói chung và môn công nghệ (Công nghiệp)
là rất cần thiết nhằm tăng hứng thú học tập với học sinh và giúp các em chủ động nắm
chắc kiến thức.
Trong Luật giáo dục, điều 28, mục 2 có ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc
điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Phần VẼ KĨ THUẬT CƠ SỞ là chương đầu tiên của môn Công nghệ lớp 11. Đây
là một nội dung khó, liên quan đến kiến thức tự nhiên, nhất là kiến thức hình học. Một số
nội dung học sinh đã được làm quen trong môn Công nghệ lớp 8, song do các em đã được
học khá lâu, hơn nữa giáo viên dạy Trung học cơ sở thường không đúng chuyên ngành


nên kiến thức các em đã được học rồi nhưng vẫn rất mơ hồ. Đối với các lớp học yếu thì
việc dạy và học chương này vô cùng khó khăn.


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
- Việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang trở thành vấn
đề bắt buộc đối với mọi giáo viên. Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy ở nhà trường gặp
không ít khó khăn về phương tiện, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất…do đó hiệu quả
giảng dạy vẫn còn hạn chế.
Mục đích: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc giảng dạy môn Công
nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.

III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: Chương trình môn Công nghệ, bậc Trung học phổ thông, khối 11.
- Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của
học sinh trong việc dạy chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở.

IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.


1. Thời gian nghiên cứu.
- Sáng kiến được tiến hành nghiên cứu từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 3 năm 2013.
2. Địa điểm nghiên cứu.
- Trường Trung học phổ thông Ân Thi- Huyện Ân Thi- Tỉnh Hưng Yên.
3. Đối tƣợng nghiên cứu.
- Hoạt động giảng dạy và học tập môn Công nghệ- Chương I: Vẽ kĩ thuật cơ sở tại lớp
11 A4; 11 A7.
+ Lớp thực nghiệm: 11A4.
+ Lớp đối chứng: 11 A7.
Hai lớp có số học sinh như nhau (45 học sinh), lực học môn Công nghệ năm lớp 10
tương đương nhau.


B. NỘI DUNG


I- PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC PHƢƠNG
PHÁP DẠY HỌC:
1- Phƣơng pháp đàm thoại (vấn đáp) trong dạy học:
Đàm thoại thực chất là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời, đồng
thời có thể trao đổi qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh nắm kiến thức
một cách chủ động, tích cực.
Trong thực tế, nhiều khi ta quan niệm rằng cứ đặt câu hỏi rồi học sinh trả lời là có
đàm thoại. Như vậy, ta đã hiểu chưa đúng về đàm thoại. Theo tôi, đàm thoại có nhiều
mục đích: Có thể đàm thoại để nắm lại, kiểm tra kiến thức cũ, đàm thoại để phát triển tư
duy tìm kiến thức mới, đàm thoại để chứng minh, giải thích một vấn đề, nội dung kiến
thức ...
Với bài dạy kỹ thuật khi kiểm tra kiến thức cũ, kiến thức có liên quan đến bài dạy
mới, giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức cũ đã học không cần suy
luận. Câu hỏi loại này dễ thực hiện, dễ ra câu hỏi, song cần rõ ràng.


Ví dụ 1: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật. Để dạy về khái niệm tỉ
lệ, kiến thức này học sinh đã gặp trong bản đồ địa lí và đồ thị trong toán học, giáo viên
chỉ cần hỏi: Tỉ lệ là gì? Có mấy loại tỉ lệ?
Ví dụ 2: Để dạy bài hình chiếu trục đo phải dùng kiến thức về hình chiếu song
song, dạy bài phương pháp hình chiếu vuông góc phải dùng kiến thức phép chiếu vuông
góc... Câu hỏi rất đơn giản: Thế nào là phép chiếu song song và ứng dụng? Hoặc thế nào
là phép chiếu vuông góc và ứng dụng?...
Cũng có thể dùng các câu hỏi để đặt vấn đề vào bài giảng mới dưới dạng "nêu vấn
đề" qua nội dung kiến thức cũ.
Trong khi giảng bài để làm sáng tỏ một vấn đề, một nội dung kiến thức ta phải sử
dụng đàm thoại kết hợp với trực quan hoặc các ví dụ minh hoạ để học sinh dễ học, dễ
nhớ. Cách đàm thoại này thường dùng một hệ thống câu hỏi nối tiếp nhau (kết hợp với
các phương tiện nghe, nhìn), thầy đàm thoại với một hoặc nhiều học sinh nhằm tiến tới

vấn đề cần bàn, cần nắm vững.
Ví dụ: Khi dạy bài 7: Hình chiếu phối cảnh, giáo viên dùng trực quan (tranh vẽ
hình 7.1. Hình chiếu phối cảnh hai điểm tụ của ngôi nhà) vừa cho học sinh quan sát, gợi
ý để các em trả lời câu hỏi.
GV: Hình vẽ biểu diễn nội dung gì?


HS: Biểu diễn ngôi nhà (GV chỉ ra trên hình).
GV: Có nhận xét gì về kích thước các bộ phận của ngôi nhà trên hình vẽ? (GV gợi
ý).
HS: Các viên gạch và cửa sổ càng ở xa càng nhỏ lại
GV: Có nhận xét gì về các đường thẳng trong thực tế song song với nhau? (Cho
học sinh quan sát tiếp tranh vẽ hình 7. 3. Hình chiếu phối cảnh một điểm tụ )
HS: Các đường thẳng trong thực tế song song với nhau có thể cắt nhau.
GV: Điểm cắt nhau này gọi là điểm tụ, hình biểu diễn này gọi là hình chiếu phối
cảnh.
GV: (Cho học sinh quan sát hình 7.2. Hệ thống xây dựng hình chiếu phối cảnh)
hỏi:
Trong phép chiếu này, đâu là tâm chiếu, mặt phẳng hình chiếu, mặt phẳng vật thể,
mặt phẳng tầm mắt, đường chân trời?
HS: -Tâm chiếu là mắt người quan sát (điểm nhìn).
- Mặt phẳng hình chiếu là một mặt phẳng thẳng đứng tưởng tượng gọi là mặt tranh.
- Mặt phẳng nằm ngang trên đó đặt các vật thể cần biểu diễn gọi là mặt phẳng vật thể.


- Mặt phẳng nằm ngang đi qua điểm nhìn gọi là mặt phẳng tầm mắt. Mổt phẳng này cắt
mặt tranh theo 1 đường thẳng gọi là đường chân trời (tt)
(GV: Phân tích, học sinh trả lời)
Cũng có thể giáo viên hỏi tập trung vào một học sinh hoặc hỏi nhiều học sinh để
không khí lớp sôi nổi hơn. Điều đáng lưu ý là giáo viên phải nắm vững khả năng của học

sinh nếu không sẽ mất nhiều thời gian.
Một kiểu đàm thoại khác kích thích cao tư duy của học sinh. Đặc điểm của đàm
thoại loại này là xây dựng, một hệ thống câu hỏi - trả lời theo dáng dấp nêu vấn đề. Cách
đàm thoại này có thể dùng để kiểm tra, khắc sâu kiến thức cũ hoặc dạy bài mới. Các câu
hỏi đặt ra không có ngay trong nội dung của bài mà đòi hỏi các em phải suy nghĩ, dựa
vào kiến thức cũ mới có thể trả lời được. Sau khi trả lời được các em sẽ nắm rất chắc kiến
thức đã tiếp thu được.
Một số ví dụ: Khi dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc. Để xây dựng được hình chiếu
vuông góc phải dựa vào phép chiếu xuyên tâm( đã học ở lớp 8), vật thể chiếu được tạo
thành từ các khối hình học( học sinh đã học ở lớp 8). Vì vậy khi dạy bài này học sinh
phải nắm chắc kiến thức Công nghệ lớp 8, có thể đưa ra câu hỏi:
- Hình chiếu vuông góc dựa trên cơ sở của phép chiếu nào? Nội dung của phép
chiếu đó như thế nào?


-Vật thể do các khối hình học nào tạo thành?
Sau khi trả lời được các em sẽ nắm rất chắc kiến thức đã tiếp thu được.
Phương pháp đàm thoại có nhiều ưu điểm, song cũng có nhiều hạn chế. Trong
một bài dạy ta không nên lạm dụng dễ gây nhàm chán mất thời gian.
Điều đáng lưu ý ở đây là để đàm thoại cho tốt giáo viên phải xác định rõ mục đích
đàm thoại để xây dựng, củng cố đơn vị kiến thức nào. Câu hỏi đặt ra phải được chọn lọc
sao cho dễ hiểu, dễ trả lời và phù hợp với trình độ học sinh. Cao hơn, câu hỏi phải mang
tính "gợi mở", "dẫn dắt" học sinh đi tìm kiến thức. Chính vì yêu cầu trên mà giáo viên khi
sử dụng đàm thoại phải tốn nhiều công sức để chuẩn bị câu hỏi. Yếu tố quan trọng quyết
định sự thành công của phương pháp này là nội dung và kỹ thuật đặt câu hỏi.
Một số yêu cầu khi đặt ra câu hỏi:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu nội dung cần hỏi.
- Dự kiến câu trả lời của học sinh (tuỳ theo trình độ học sinh) dự kiến câu hỏi, gợi ý
bổ sung.
- Đặt câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và phù hợp với trình độ của học sinh.

Phương pháp đàm thoại cần kết hợp tốt với các phương pháp khác (nhất là phương
pháp trực quan) bài giảng mới đạt kết quả cao. Có thể áp dụng phương pháp đàm thoại


cho toàn bài, thông thường ta nên áp dụng ở những nội dung cần thiết và có thể "đàm
thoại".
2- Dạy học nêu vấn đề trong bài dạy.
Dạy học nêu vấn đề đang được nhiều giáo viên sử dụng, đó là một phương pháp
hay nhưng khó áp dụng và phải tốn nhiều công sức. Trong một bài dạy kỹ thuật nếu được
áp dụng phương pháp này sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn và chất lượng bài giảng sẽ có kết
quả không ngờ.
Phương pháp dạy học nêu vấn đề có ưu điểm rất lớn kích thích tư duy, trí sáng tạo
khoa học của học sinh. Điểm mấu chốt của phương pháp này là giáo viên phải tạo ra
được các "tình huống có vấn đề". Tình huống có vấn đề là mâu thuẫn khách quan của
nhiệm vụ nhận thức (muốn hiểu biết) được học sinh chấp nhận như mâu thuẫn nội tại của
bản thân.
Tình huống có vấn đề phải đảm bảo 3 điều kiện:
- Phù hợp với mục đích dạy học tạo được sự ngạc nhiên hấp dẫn.
- Là kiến thức mới mà học sinh không thể giải thích được bằng kiến thức cũ hoặc
cảm thấy như "trái ngược" với kiến thức cũ.
- Phù hợp với trình độ học sinh.


Trong bài dạy kỹ thuật tình huống có vấn đề rất đa dạng. Để tạo ra được tình huống
có vấn đề giáo viên phải dựa vào nội dung của bài tìm ra những mâu thuẫn giữa nội dung
kiến thức mới với nội dung kiến thức cũ, giữa kiến thức lý thuyết với thực hành ... (nếu
có). Từ đó giáo viên đặt câu hỏi tạo ra tình huống có vấn đề cần giải quyết.
Có thể phân ra các loại tình huống sau trong bài dạy Công nghệ tôi đã sử dụng:
a. Tình huống có vấn đề thể hiện ở mâu thuẫn giữa tính đa dạng của tri thức với
sự cần thiết phải lựa chọn lấy một tri thức hợp lý nhất (nhiều giải pháp lựa chọn lấy

một).
Ví dụ 1: Để biểu diễn vật thể ta có thể dùng nhiều phương pháp biểu diễn như hình
chiếu, hình chiếu trục đo, hình phối cảnh... nhưng trong bản vẽ kỹ thuật phải chọn
phương pháp tối ưu nhất. Giáo viên nêu ra tình huống có vấn đề (nhiều phương pháp lựa
chọn lấy một).
GV: Tại sao hình chiếu trục đo có ưu điểm chỉ dùng một hình chiếu đã biểu diễn
được ba chiều vật thể lại không dùng làm phương pháp chính để biểu diễn vật thể.
HS: Trả lời.
GV: Chỉ rõ ưu nhược của phương pháp này và yêu cầu với việc biểu diễn vật thể là
phản ánh đúng hình dạng và kích thước thật của vật thể nên phải sử dụng hình chiếu


vuông góc. (Hình chiếu trục đó không phản ánh đúng hình dạng và kích thước thật của
vật thể).
Như vậy, các tình huống có vấn đề rất đa dạng, điều quan trọng nhất là phải tìm ra
được tình huống có vấn đề là những mâu thuẫn của kiến thức đã nêu trên.
Không phải bài dạy nào, phần nội dung nào cũng có tình huống có vấn đề. Vì vậy
tuỳ bài, tuỳ nội dung mà áp dụng một cách linh hoạt không gượng ép. Không nhất thiết
áp dụng phương pháp này cho toàn bài mà có thể áp dụng từng phần nội dung và kết hợp
với các phương pháp khác.
Để bài giảng được thành công tốt cần lưu ý giai đoạn tạo ra tình huống có vấn đề
mới chỉ là bước đầu làm nảy sinh điều muốn biết với học sinh kích thích tư duy cho học
sinh. Bước quan trọng hơn khi đã nảy sinh tình huống có vấn đề giáo viên phải hướng để
học sinh nghiên cứu và giải quyết vấn đề, củng cố và vận dụng tri thức. Đây mới là bước
cốt yếu quan trọng giúp học sinh nắm chắc tri thức.
b. Tình huống thể hiện mâu thuẫn kiến thức đã học với yêu cầu nảy sinh trong việc
tiếp thu kiến thức mới.
3. Sử dụng sơ đồ tƣ duy trong dạy học.



- Là kĩ thuật dạy học nhằm tổ chức và phát triển tư duy, giúp người học truyền tải
thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là
phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả:
+ Mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng.
+ Bao quát được các ý tưởng trên một phạm vi sâu rộng.
- Cách tiến hành:
+ Từ một chủ đề lớn, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan.
+ Từ mỗi chủ đề nhỏ lại tìm ra những yếu tố/ nội dung liên quan.
Sự phân nhánh cứ tiếp tục và các yếu tố/ nội dung luôn được kết nối với nhau. Sự liên
kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ và rõ
ràng.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản, và bài
6. Thực hành: Biểu diễn vật thể tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để trình bày các bước tiến
hành:
Ví dụ 2: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố,
khắc sâu nội dung bài học.
4. Sử dụng phiếu học tập trong dạy học.


Việc sử dụng phiếu học tập là một phương tiện để phát triển tích cực hoạt động của
học sinh. Phiếu học tập giúp học sinh làm quen với một cách kiểm tra trình độ kiểu mới.
Các câu hỏi thường không phức tạp, không khó nhưng đòi hỏi học sinh phải có phản xạ
nhanh, hiểu ý nhanh và lựa chọn ngay cách trả lời thích hợp nhất. Muốn vậy thiết kế
phiếu học tập theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học nói chung và môn công nghệ
11 nói riêng là hợp lí và khoa học nhất. Bởi vì: Phiếu học tập là một trong những công cụ
cho phép cá nhân hoạt động học tập, tiết kiệm thời gian trong việc tổ chức các hoạt động
học tập. Đồng thời là công cụ hữu hiệu trong việc thu thập và xử lí thông tin ngược.
Phiếu học tập gồm những tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hoặc làm theo nhóm
được phát cho học sinh để hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu
có thể giao cho học sinh vài câu hỏi, bài tập cụ thể nhằm dẫn dắt đến một kiến thức tập

dượt, một kĩ năng rèn luyện, một thao tác tư duy thăm dò một thái độ trước một vấn đề.
Tôi đã sử dụng một số dạng phiếu học tập như sau:
Dạng 1: PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM
NHIỀU LỰA CHỌN.
Ví dụ: Khi giảng dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc, tôi sử dụng phiếu học tập trên
lớp. Tìm hiểu vị trí đặt vật thể và vị trí các hình chiếu trên bản vẽ trong phương pháp
chiếu góc thứ nhất.


- Mỗi học sinh một phiếu.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát kết hợp hình vẽ trong sách giáo khoa để tìm hiểu.
PHIẾU HỌC TẬP
HÌNH CHIẾU VUÔNG GÓC
Họ và tên học sinh:……………………………..
Lớp:……………………………………………
Hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu mà em cho là đúng nhất.
1. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vật thể được đặt ở vị trí nào?
a. Trước mặt phẳng hình chiếu đứng.
b. Trên mặt phẳng hình chiếu bằng.
c. Bên trái mặt phẳng hình chiếu cạnh.
d. Cả a, b, c.
2. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu bằng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ.
c. Dưới hình chiếu đứng.

b. Góc bên phải bản vẽ.
d. Trên hình chiếu đứng.



3. Trong phương pháp chiếu góc thứ nhất vị trí hình chiếu đứng được đặt ở đâu?
a. Góc bên trái bản vẽ.
c. Bên trái hình chiếu cạnh.

b. Góc bên phải bản vẽ.
d. a, b và c.

Dạng 2: PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM
ĐIỀN KHUYẾT.
Ví dụ: Khi dạy bài 5. Hình chiếu trục đo, tôi đã sử dụng phiếu học tập để củng cố
kiến thức sau khi học xong bài.
- Mỗi học sinh làm một phiếu.
- Thời gian 8 phút.
- Giáo viên thu phiếu học tập để theo dõi học sinh, nhận xét kịp thời để học sinh rút kinh
nghiệm.
- Giáo viên đưa ra đáp án đúng để học sinh tự chấm kết quả.
PHIẾU HỌC TẬP
HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO
Họ và tên học sinh:………………………………………………………………….


Lớp:………………………………………………………………………………….
Điền vào chỗ trống để hoàn thiện các nội dung sau:
1. Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn ba chiều của vật thể được xây dựng bằng phép
chiếu ……………………….
2. Các trục O’X’, O’Y’, O’Z’ được gọi là…………………

3. Góc giữa các trục đo: X'O'Z', Y'O'Z', X'O'Z' gọi là………………….
4. Hệ số biến dạng theo trục O’X’ là……………
5. Hệ số biến dạng theo trục O’Y’ là……………

6. Hệ số biến dạng theo trục O’Z’ là……………
7. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có các góc trục đo bằng nhau và bằng………..
8. Hình chiếu trục đo vuông góc đều có hệ số biến dạng là ………………………...
9. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có các góc trục đo là …………………………...
8. Hình chiếu trục đo xiên góc cân có hệ số biến dạng là …………………………..
10. Trong hình chiếu trục đo vuông góc đều, những hình tròn nằm trong các mặt phẳng
song song với các mặt phẳng toạ độ biến dạng thành hình ………………….


Dạng 3. PHIẾU HỌC TẬP CÓ CÁC BÀI TẬP DẠNG TRẮC NGHIỆM GHÉP
ĐÔI.
Ví dụ: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, tôi đã sử dụng phiếu học
tập sau khi học xong bài để củng cố kiến thức.
- Thời gian hoàn thành 5 phút.
- Mỗi học sinh một phiếu.
- Cuối giờ giáo viên đưa ra phiếu trả lời đúng để học sinh tự chấm kết quả cho nhau.

PHIẾU HỌC TẬP
TIÊU CHUẨN TRÌNH BÀY BẢN VẼ KĨ THUẬT
Họ và tên học sinh:……………………………..
Lớp:……………………………………………
1. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để tạo thành kích thước
đúng của khổ giấy.


Cột 1

Cột 2

1 A0


a

297

2 A1

b

1189



841 mm

3 A2

c

420



297 mm

4 A3

d

841




594 mm

5 A4

e

594



420 mm



210 mm

2. Chọn cụm từ ở cột 1 ghép với cụm từ tương ứng ở cột 2 để nêu đúng ứng dụng của
các nét vẽ.
Cột 1

Cột 2

1 Nét liền đậm

a Vẽ đường giới hạn một phần hình cắt.

2 Nét liền mảnh


b Vẽ đường bao khuất, cạnh khuất.

3 Nét lượn sóng

c Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng.


4 Nét đứt mảnh
5 Nét

gạch

d Vẽ đường bao thấy, cạnh thấy.
chấm e Vẽ đường kích thước, đường gióng, đường

mảnh

gạch gạch trên mặt cắt.

3. Chọn cụm từ ở cột A ghép với cụm từ tương ứng ở cột B để nêu đúng tiêu chuẩn
ghi kích thước trên bản vẽ kĩ thuật.

A

B

1 Đường kích thước

a Được vẽ bằng nét liền mảnh, thường kẻ

vuông góc và vượt quá với đường kích
thước khoảng 2

2 Đường

gióng



4 mm.

kích b Chỉ trị số kích thước thực, không phụ thuộc

thước
3 Chữ số kích thước

vào tỉ lệ bản vẽ.
c Được vẽ bằng nét liền mảnh, song song với
phần tử được ghi kích thước, đầu mút có vẽ


mũi tên.

5. Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Bản chất của học tập theo nhóm là lớp học được chia thành nhóm nhỏ; trao đổi,
thảo luận những vấn đề đặt ra sau đó cử đại diện trình bày trước lớp để cả lớp thảo luận.
- Các nhóm được phân chia một cách ngẫu nhiên hoặc có chủ ý, ổn định trong cả
tiết học hay thay đổi trong từng phần của tiết học.
- Các nhóm có thể được giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau.
- Mỗi thành viên trong nhóm được phân công hoàn thành một phần việc. Mọi người

phải làm việc tích cực không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết rộng và năng động hơn.
- Kết quả làm việc của mỗi nhóm đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.
- Đây là phương pháp dạy học giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra
những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề đã
nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn
nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.


Ví dụ 1: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã chia học sinh làm 2 nhóm để tìm
hiểu mục II. Mặt cắt và mục III. Hình cắt.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 1. Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật, tôi đã chia học sinh
làm 3 nhóm để tìm hiểu mục I. Khổ giấy, mục II. Tỉ lệ và mục III. Nét vẽ.

II. PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CÁC
PHƢƠNG TIỆN TRỰC QUAN, THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Trong quá trình dạy học, việc minh hoạ nội dung kiến thức bằng các ví dụ, hình
ảnh cụ thể là rất cần thiết. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc nắm vững tri thức một
cách chắc chắn và sâu sắc của học sinh. Về vấn đề này, việc sử dụng máy vi tính có làm
phương tiện có nhiều lợi thế.
- Như chúng ta đã biết, khả năng mô phỏng đối tượng của máy vi tính là rất lớn,
kèm theo số lượng thông tin lưu trữ là không nhỏ. Rõ ràng trong trường hợp này, ta có
thể coi máy vi tính là một phượng tiện dạy học đa năng trong việc mô phỏng, giải thích,
cung cấp thông tin về một đối tượng nào đó, giúp cho giáo viên thực hiện được mục đích
sư phạm của mình.


Ví dụ 1: Khi dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc, tôi đã thiết kế bài giảng trên phần
mềm powpoint, kết hợp với mô hình vật thể để dạy cho học sinh nội dung của phương

pháp chiếu góc thứ nhất.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 3. Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn
giản, tôi đã thiết kế vẽ các đề bài trên phần mềm powpoint để học sinh dễ quan sát, đặc
biệt là kích thước của vật thể.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 4. Mặt cắt và hình cắt, tôi đã thiết kế bài giảng trên phần mềm
powpoint, kết hợp với vật thật, giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả
hơn.
Ví dụ 4: Khi dạy bài 5. Hình chiếu trục đo, tôi đã thiết kế bài giảng trên phần mềm
powpoint, để dạy phần phương pháp xây dựng hình chiếu trục đo, và mô tả được hình
chiếu trục đo vuông góc đều của cái ke góc, hình chiếu trục đo xiên góc cân của tấm đệm,
giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, giáo viên đỡ vất vả hơn.
Ví dụ 5: Khi dạy bài 7. Hình chiếu phối cảnh, tôi cũng đã thiết kế bài giảng trên
phần mềm powpoint để dạy, giúp học sinh nắm bài nhanh hơn, nhất là phần hệ thống xây
dựng hình chiếu phối cảnh
2. Sử dụng phƣơng tiện trực quan trong dạy học.


- Kiến thức chương I. Vẽ kĩ thuật cơ sở đòi hỏi học sinh phải tư duy cao, nắm chắc
kiến thức hình học và phải dựa vào tranh vẽ mới có thể giảng dạy được, trong khi đó
tranh vẽ của Bộ giáo dục lại không có phần này, hơn nữa không phải giờ lên lớp nào
cũng sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy được. Vì vậy, trong tất cả các bài giảng
chương Vẽ kĩ thuật cơ sở tôi đều vẽ tất cả các hình trong sách giáo khoa lên giấy khổ A1
để làm giáo cụ trực quan. Hơn thế nữa, khi dạy dạy bài 2. Hình chiếu vuông góc và bài 3.
Thực hành: Vẽ các hình chiếu của vật thể đơn giản hay bài 4. Mặt cắt và hình cắt tôi còn
cắt xốp thành các mô hình vật thể, giúp học sinh dễ hình dung hơn và bài học đạt hiệu
quả cao hơn. Riêng đối với bài 2. Hình chiếu vuông góc, tôi còn sử dụng bìa cứng làm hệ
thống 3 mặt phẳng vuông góc để dạy học sinh xoay các mặt phẳng hình chiếu bằng và
mặt phẳng hình chiếu cạnh một cách cụ thể hơn.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Qua thực tế giảng dạy ở các lớp 11 A4, vận dụng các phương pháp dạy học nói trên,
tôi nhận thấy học sinh có hứng thú trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng bài, hiểu
bài trên lớp. So với lớp 11 A7 , tôi không sử dụng hết các phương pháp dạy học nêu trên
thì kết quả cuối học kì I của lớp 11 A4 cao hơn đáng kể, cụ thể như sau:


Lớp

Sĩ số

Giỏi

Khá

Trung

Yếu

Kém

bình
11 A4

45

22

21

2


0

0

11 A7

45

15

25

5

0

0

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ.
Chương Vẽ kĩ thuật là một chương khó trong chương trình lớp 11, lại liên quan đến
một số kiến thức của một số môn học khác nên nếu áp dụng các phương pháp tôi trình
bày ở trên để dạy các lớp có lực học yếu thì hiệu quả cũng không cao.


×